Sáng kiến kinh nghiệm
Ứng dụng công nghệ thông tin dạy phân môn Vẽ tranh đạt kết quả cao
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀO DẠY HỌC PHÂN MÔN VẼ
TRANH ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm
Ứng dụng công nghệ thông tin dạy phân môn Vẽ tranh đạt kết quả cao
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đứng trước tình hình mới của đất nước ta đang từng ngày, từng giờ đổi mới
và phát triển mạnh mẽ đặc biệt là trong cuộc sống công nghiệp hoá - hiện đại
hoá. Đòi hỏi xã hội phải có những thế hệ người lao động mới, sáng tạo, dám
nghĩ, dám làm, có trình độ nhận thức cao. Để đáp ứng nhu cầu cấp bách đó của
xã hội thì việc giáo dục con người phát triển toàn diện trên 5 mặt "Đức, trí, lao,
thể, mĩ" là mục tiêu hàng đầu. Trong đó Mĩ thuật đóng một vai trò không nhỏ
trong sự nghiệp lớn lao ấy - Sự nghiệp giáo dục.
Hiện nay ứng dụng CNTT là một yêu cầu quan trọng của đổi mới phương
pháp dạy học. Trường tôi cũng như các trường khác cần quan tâm đến việc
UDCNTT vào dạy tất cả các môn học trong đó có môn Mĩ thuật. Vì trong nội
dung dạy môn Mĩ thuật ở tiểu học có phần hình thành kiến thức mới (phần lý
thuyết) rất cần hình ảnh minh họa để các học sinh quan sát và nhận xét, nhất là
phân môn Vẽ tranh.
Là một giáo viên dạy Mĩ thuật ở trường Tiểu học đã lâu, tôi nhận thấy
những thuận lợi cũng như những hạn chế trong việc dạy và học không áp dụng
UDCNTT. Để hỗ trợ việc dạy phân môn này ở trường, SGK cũng cung cấp một
số hình ảnh, đồ dùng trực quan liên quan đến bài học cũng có nhưng còn hạn
chế. Trong lúc giảng giáo viên mất thời gian treo đồ dùng trực quan, phần hướng
dẫn cách vẽ minh họa bảng gv cũng mất khá nhiều thời gian nên ảnh hưởng đến
phần thực hành của các em , bài vẽ thiếu thời gian , học sinh không hứng thú với
môn học. Chính vì lí do trên tôi đã có giải pháp đưa chuyên đề “Ứng dụng công
nghệ thông tin vào dạy phân môn vẽ tranh đạt hiệu quả cao” để nghiên cứu và
đã thấy được kết quả rõ rệt, học sinh vẽ bài tốt hơn, hứng thú với môn học. Tôi
thấy đây là một đề tài có ý nghĩa rất thiết thực nhằm nâng cao chất lượng học
Mĩ thuật cho học sinh.
Trang 2
Sáng kiến kinh nghiệm
Ứng dụng công nghệ thông tin dạy phân môn Vẽ tranh đạt kết quả cao
GIỚI THIỆU
Dạy phân môn Vẽ tranh bằng CNTT sẽ giúp Gv đỡ vất vả với đống tranh
ảnh trực quan lỉnh kỉnh mà đôi khi không mang lại hiệu quả như tranh quá nhỏ,
tranh tự làm hoặc khó sưu tầm...
Hiện nay Internet rất thông dụng, gần như mọi thông tin đều lấy từ trên
mạng về. Để phục vụ cho bài dạy của mình giáo viên có thể download về từ trên
mạng thông tin cần thiết rồi đưa vào bài giảng của mình cho thêm sinh động .
Hay chỉ cần một máy ảnh kĩ thuật số, hoặc máy điện thoại di động có thẻ nhớ
chụp những bức tranh ảnh trong SGK hay sưu tầm được cho vào máy vi tính để
tích hợp vào bài giảng rất nhanh chóng.
CNTT với nhiều phần mềm Photoshop, Flash, Violet... Gv có thể phóng to
tranh ảnh hay thể hiện đặc trưng của màu sắc trong tác phẩm. Hoặc Gv có thể
đưa những đoạn Video vào bài giảng giới thiệu bài, tìm chọn nội dung đề tài vừa
gây hứng thú cho học sinh lại vừa thể hiện nội dung của bài hay có thể tạo hình
cùng Drawing chứa các lệnh đồ họa để thực hiện các bước vẽ tranh, tạo trò chơi
trắc nghiệm, ô chữ để củng cố bài cho học sinh. Có thể nói sự kết hợp giữa
CNTT và phân môn Vẽ tranh là sự kết hợp hoàn hảo mang lại hiệu quả cao
trong giờ học Mĩ thuật. Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật
trong trường và phù hợp với học sinh tiểu học.
* Thực trạng
Đứng trước tình hình thực tế của xã hội nói chung và xuất phát từ thực tế
học sinh trường tiểu học nói riêng tôi thấy môn Mĩ thuật thường coi là môn học
phụ. Học sinh thường học qua loa không chuyên sâu nên sự rèn luyện khả năng
của học sinh ngày càng mai một. Quan điểm chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của
phụ huynh coi môn học là môn phụ học cũng được, không học cũng được nên
việc chuẩn bị đồ dùng học cho con còn coi nhẹ. Đó là một trong những nguyên
nhân ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của học sinh. Mà nguyên nhân chủ
yếu lại nằm ngay trong ý nghĩ, quan niệm sai lệch chủ quan của con người. Mặt
khác điều kiện vật chất các thiết bị dạy học còn thiếu thốn…. cộng với sự hạn
chế về năng lực của giáo viên chỉ biết vận dụng các phương pháp dạy học một
Trang 3
Sáng kiến kinh nghiệm
Ứng dụng công nghệ thông tin dạy phân môn Vẽ tranh đạt kết quả cao
cách máy móc, dạy theo một mô tuýp đã hướng dẫn sẵn từ trước mà không cần
có cải tiến sáng tạo dẫn đến giờ dạy Mĩ thuật không cao. Đặc biệt là phân môn
Vẽ tranh đề tài, các em còn vẽ tranh chưa đẹp, bài vẽ còn cứng nhắc, không phát
huy óc sáng tạo của mình.
Tại các trường học trong huyện tôi hầu hết Gv mới chỉ biết sử dụng máy vi
tính để soạn giáo án. Số Gv biết thiết kế GAĐT, biết sử dụng phần mềm
PowerPoint còn rất ít, nhất là Gv Mĩ thuật còn hạn chế vì thiết kế giáo án môn
Mĩ thuật có phần khó hơn các môn khác.
Qua dự giờ một số tiết Mĩ thuật của một số giáo viên khác và từ kinh
nghiệm giảng dạy của tôi qua nhiều năm , tôi thấy phương pháp truyền thống gv
sử dụng đồ dùng dạy học hoặc đồ dùng tranh ảnh phiên bản Sgk treo trên bảng
quan sát và nhận xét (tìm, chọn nội dung đề tài), giáo viên đã cố gắng đưa ra câu
hỏi gợi mở dẫn dắt Hs tìm , chọn nội dung đề tài, Hs trả lời câu hỏi của Gv, Hs
chưa hiểu bài sâu, nhiều hs không chú ý, không hứng thú học. Phần hướng dẫn
cách vẽ, Gv minh họa bảng đôi khi còn chậm, hình chưa đẹp, mất nhiều thời
gian, Hs thực hành ít. Bài vẽ đạt hiệu quả chưa cao, các đối tượng học sinh
khuyết tật hòa nhập kém...
PHƯƠNG PHÁP
Để thay đổi hiện trạng trên tôi đã nghiên cứu đưa ƯDCNTT vào dạy phân
môn Vẽ tranh giúp Gv Mĩ thuật dạy học tốt hơn.
*Giải pháp thay thế: Giáo viên ƯDCNTT tự thiết kế bài giảng điện tử vào
dạy phân môn Vẽ tranh đạt hiệu quả cao.
*Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng ƯDCNTT vào dạy phân môn Vẽ tranh
có nâng cao kết quả học tập của học sinh tiểu học không?
*Giả thuyết nghiên cứu: Sử dụng ƯDCNTT dạy phân môn Vẽ tranh dạy học
sinh tiểu học sẽ đạt hiệu quả cao, nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật.
A. Khách thể nghiên cứu:
Trang 4
Sáng kiến kinh nghiệm
Ứng dụng công nghệ thông tin dạy phân môn Vẽ tranh đạt kết quả cao
Tôi đã chọn học sinh TH trường tôi để dạy thực nghiệm và nghiên cứu
ƯDCNTT vào dạy phân môn vẽ tranh.
Học sinh: Hai lớp chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng
nhau về tỉ lệ giới tính. Cụ thể như sau:
Bảng 1. Giới tính của HS hai lớp 5.
Lớp
Số HS các nhóm
Nam
8
13
Tổng số
18
21
Lớp 5A
Lớp 5B
Nữ
10
8
Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp này đều tích cực, chủ động.
Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về
điểm số của tất cả các môn học.
a. Thiết kế
Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 5B là nhóm thực nghiệm và 5A là nhóm đối
chứng. Chúng tôi dùng bài kiểm tra học kì I môn Mĩ thuật làm bài kiểm tra trước
tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy nhận xét A+ của hai nhóm có sự khác nhau,
do đó chúng tôi so sánh sự chênh lệch giữa nhận xét A+ (Hoàn thành tốt) của 2
nhóm trước khi tác động.
b. Kết quả:
Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Tiết
1
2
Bài
KT
ĐK
KT
ĐK
Sĩ
Lớp
số
5B
21
5A
18
SL
%
Kết quả
A
SL %
7
33
14
5
28
13
+
Tên bài dạy
A
Vẽ tranh
Đề tài tự chọn
Vẽ tranh
Đề tài tự chọn
B
SL
%
67
0
0
72
0
0
Lớp 5A đạt 28% điểm A+, Lớp 5B đạt 33% chênh lệch 5%, từ đó kết luận
sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm TN và ĐC là không có ý nghĩa,
hai nhóm được coi là tương đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm
tương đương (được mô tả ở bảng 2):
Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu
Trang 5
Sáng kiến kinh nghiệm
Ứng dụng công nghệ thông tin dạy phân môn Vẽ tranh đạt kết quả cao
Nhóm
Kiểm tra trước TĐ
Thực nghiệm
O1
Đối chứng
O2
Tác động
Dạy học Vẽ tranh đề tài
có ƯDCNTT
Dạy học theo phương
pháp truyền thống
KT sau TĐ
O3
O4
B. Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị bài của giáo viên:
- Tôi dạy lớp đối chứng lớp 5A: Thiết kế kế hoạch bài học dạy theo phương
pháp truyền thống Bài 23: Vẽ tranh Đề tài tự chọn, quy trình chuẩn bị bài như
bình thường.
- Tôi nghiên cứu và thiết kế kế hoạch bài giảng điện tử lớp 5B dạy Bài 27:
Vẽ tranh Đề tài Môi trường sưu tầm, lựa chọn thông tin tại các website
baigiangdientubachkim.com, và tham khảo các bài giảng của đồng nghiệp...
1. Thiết kế bài giảng
a. Chuẩn bị cho bài giảng điện tử hoặc đồ dùng dạy học ƯDCNTT trong
phân môn Vẽ tranh
* Giáo viên: Để chuẩn bị tốt cho một tiết dạy bằng GAĐT hay đồ dùng
dạy học ƯDCNTT đòi hỏi người Gv phải tiến hành các bước sau:
- Bản thân phải tự làm quen và soạn giáo án trên máy vi tính, trên wort và
trên Powerpoint, biết cách sử dụng hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học
là phải khai thác triệt để các nội dung tư liệu, đặc biệt là các tư liệu multimedia
(âm thanh, hình ảnh, phim, Flash…) đạt theo chuẩn kiến thức kĩ năng của
từng tiết dạy.
- Lập kế hoạch cho từng hoạt động bám sát vào mục tiêu của bài dạy. Xác
định mục tiêu chuẩn kiến thức kĩ năng của bài dạy.
- Thiết kế nội dung cho từng hoạt động của bài dạy.
- Sưu tầm tranh thiếu nhi, ảnh, tư liệu có liên quan đến bài dạy.
- Tìm tư tưởng, chủ đề của bài học.
- Lựa chọn những đoạn phim video, bài hát... có nội dung phù hợp với bài
học, ảnh chụp hình gợi ý các bước vẽ tranh...vv
- Máy vi tính, máy chiếu, phòng học...
- Giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài (ở cuối tiết học trước)
- Tùy theo nội dung của từng hoạt động, giáo viên tìm tranh ảnh, hình ảnh
phù hợp với các câu hỏi tìm hiểu nội dung của bài. Biết tìm những tranh làm
hình ảnh nền cho trò chơi củng cố bài phù hợp với nội dung của bài học đó.
* Học sinh: Chuẩn bị kĩ nội dung theo yêu cầu bài học của Gv dặn, Vở Tập
vẽ, màu, bút chì, ...
Trang 6
Sáng kiến kinh nghiệm
Ứng dụng công nghệ thông tin dạy phân môn Vẽ tranh đạt kết quả cao
2. Dạy thực nghiệm cụ thể.
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà
trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể:
Bảng 4: Thời gian thực nghiệm
Thứ ngày
Năm
8/2/2011
Năm
10/3/2011
Môn/Lớp
Tên bài dạy
Mĩ thuật 5
Bài 23: Vẽ tranh - Đề tài tự chọn
Mĩ thuật 5
Bài 27: Vẽ tranh - Đề tài Môi trường
* Tiết 1:
- Bài 23: Vẽ tranh - Đề tài tự chọn, dạy theo phương pháp truyền thống dạy
ở lớp 5A (Thiết kế bài giảng ở phần phụ lục)
* Tiết 2:
- Bài 27: Vẽ tranh - Đề tài Môi trường (Mĩ thuật lớp 5) thiết kế BGĐT dạy
ở lớp 5B. (diễn giải ở phần phụ lục)
C. Đo lường
Bài kiểm tra trước tác động là bài thi học kì I môn Mĩ thuật, do trường tôi
ra đề thi.
Bài kiểm tra sau tác động là bài thực hành sau khi học xong các bài có nội
dung Vẽ tranh Đề tài.
Lớp 5A: Bài 23: Vẽ tranh - Đề tài tự chọn (Hs vẽ tự do theo ý thích vào
giấy A4)
Lớp 5B: Bài 27: Vẽ tranh - Đề tài Môi trường (Hs vẽ tranh về môi trường
theo ý thích vào khổ giấy A4)
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài
Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên,Hs thực hành, tôi tiến hành
chấm bài thực hành của Hs trên lớp.
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU KẾT QUẢ
Trang 7
Sáng kiến kinh nghiệm
Ứng dụng công nghệ thông tin dạy phân môn Vẽ tranh đạt kết quả cao
Bảng 5. So sánh nhận xét A+ của hai lớp TN và ĐC sau tác động
Tiết Bài
Lớp
Sĩ
số
1
27
5B
21
2
23
5A
18
%
Kết quả
A
B
SL %
SL
%
48
12
52
0
0
33
13
67
0
0
+
Tên bài dạy
A
SL
Vẽ tranh Đề tài
10
Môi trường
Vẽ tranh
6
Đề tài tự chọn
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương
đương. Sau tác động, lớp 5A đạt 33%, lớp 5B đạt 48%, so sánh chênh lệch nhận
xét A+ giữa lớp 5A và lớp 5B là 15%, cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả % A+
nhóm thực nghiệm cao hơn % A+ nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do
kết quả của tác động.
Chênh lệch % A+ giữa hai lớp là 15% Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng
của dạy học có sử dụng ƯDCNTT vào dạy phân môn Vẽ tranh của nhóm thực
nghiệm là lớn.
50
Giả thuyết của đề tài “Ứng dụng
công nghệ thông tin vào dạy
phân môn vẽ tranh đạt hiệu quả
cao” đã được kiểm chứng.
40
Nhóm Đối chứng
30
Nhóm Thực
nghiệm
20
10
0
1st
Qtr
2nd
Qtr
Hình 1. Biểu đồ so sánh % nhận xét A+ trước tác động và sau tác động của
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
BÀN LUẬN
Kết quả của bài thực hành sau tác động của nhóm thực nghiệm là A+ = 48%,
kết quả bài thực hành tương ứng của nhóm đối chứng A+ = 33%. Độ chênh lệch
điểm số giữa hai nhóm là 15%; Điều đó cho thấy điểm % A+ của hai lớp đối chứng
và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm A+ % cao hơn
lớp đối chứng.
Trang 8
Sáng kiến kinh nghiệm
Ứng dụng công nghệ thông tin dạy phân môn Vẽ tranh đạt kết quả cao
Chênh lệch % điểm A+ của hai bài thực hành của hai lớp là 15%. Điều này
có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
So sánh % điểm A+ sau tác động của hai lớp chênh lệch là 15%. Kết quả
này khẳng định sự chênh lệch % A+ của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên
mà là do tác động.
* Hạn chế:
Nghiên cứu này sử dụng ƯDCNTT dạy phân môn Vẽ tranh ở tiểu học là
một giải pháp rất tốt nhưng để sử dụng có hiệu quả, người giáo viên cần phải có
trình độ về công nghệ thông tin, có kĩ năng thiết kế giáo án điện tử, biết khai
thác và sử dụng các nguồn thông tin trên mạng Internet, biết thiết kế kế hoạch
bài học hợp lí.
* Bài học kinh nghiệm
Trên cơ sở kết quả học tập của lớp tôi và thực tế giảng dạy bằng việc ứng
dụng công nghệ thông tin vào dạy tiết Vẽ tranh đề tài môn Mĩ thuật, bản thân tôi
đã rút ra được một số kinh nghiệm sau:
- Giáo viên phải chuẩn bị bài chu đáo, nghiên cứu kĩ nội dung bài để thiết
kế các hoạt động, các hình ảnh phù hợp với bài tập.
- Giáo viên phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài, đồ dùng đầy đủ trước khi
lên lớp.
- Áp dụng nhiều phương pháp trò chơi, phương pháp thích hợp, không áp
đặt đòi hỏi quá cao đối với học sinh để giúp các em yêu thích môn học và học
tốt hơn.
- Trong tiết học luôn tạo không khí vui vẻ thoải mái nhẹ nhàng, thu hút
lòng say mê của các em đối với tiết học, môn học.
- Hướng dẫn học sinh làm quen dần với công nghệ thông tin vì đây là phần
còn mới mẻ đối với các em.
- Phát huy tinh thần tự giác, sự ham tìm tòi học hỏi của học sinh.
- Giáo viên phải linh hoạt, kết hợp các phương pháp giảng dạy với việc
lồng ghép các hình ảnh để kích thích lòng ham hiểu biết của các em.
- Giáo viên phải quan tâm đến từng đối tượng học sinh đề ra phương pháp
phù hợp lôi cuốn tất cả các em tham gia học tập.
- Giáo viên cần động viên, tuyên dương kịp thời những HS có tinh thần, thái độ
học tập tốt để khơi dậy tính tự giác và tinh thần hăng say học tập ở từng em.
- Để góp phần tạo sự thành công trong mỗi tiết học đòi hỏi mỗi học sinh
phải : Không ngừng học tập và rèn luyện, luôn có ý thức học tập tốt, phải chuẩn
Trang 9
Sáng kiến kinh nghiệm
Ứng dụng công nghệ thông tin dạy phân môn Vẽ tranh đạt kết quả cao
bị bài, chuẩn bị đồ dùng học Mĩ thuật trước khi đến lớp. Tích cực luyện tập thực
hành, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài…
KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau một thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài này vào công tác giảng dạy ở
trường tôi, bước đầu đã có những kết quả nhất định tạo cho các em có thói quen
học tập. Trước hết giáo viên phải biết xây dựng được hình thức dạy học, các
hình ảnh, các trò chơi phù hợp theo từng nhóm đối tượng học sinh ở từng trình
độ khác nhau của mỗi học sinh có thể tiếp thu được, có như vậy các em mới
thích thú học tập. Vì vậy, việc giảng dạy muốn đạt hiệu quả, chất lượng làm cho
mọi trẻ em trong lớp đều được học tập thì giáo viên tập trung suy nghĩ, nghiên
cứu có như vậy hiệu quả mới tốt, học sinh mới ham thích học tập.
Việc ứng dụng CNTT vào dạy và học (bằng bài giảng điện tử) là cải tiến
đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS,
lúc bấy giờ giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động thông qua
hình ảnh trực quan sinh động, học sinh tư duy và tự phát hiện, tìm ra kiến thức
mới của bài học và thực hành đúng đề tài.
Tóm lại, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy (nhất là tiết Vẽ tranh Đề tài),
có những ưu điểm so với phương pháp truyền thống như sau:
- Nội dung, hình thức tiết dạy phong phú, đưa được nhiều hình ảnh động, từ
đó, tạo được sự kích thích hứng thú học tập của học sinh, tạo được không khí
vui tươi và thi đua trong học tập qua hoạt động thi đua giữa các nhóm, Hs vẽ
bài tốt, bài vẽ sáng tạo đạt hiệu quả cao.
- Do tính trực quan cao, nên giúp HS yếu kém dễ tham gia và tạo cảm hứng
ham mê môn học.
- Gv tiết kiệm được thời gian dán, treo đồ dùng trực quan và một số thao
tác khác để giành thời gian cho việc rèn luyện kĩ năng, theo dõi và quản lí lớp,
chú ý nhiều đối tượng yếu, học sinh khuyết tật hòa nhập.
Vì tương lai con em chúng ta mỗi một thầy cô giáo nói chung và bản thân
tôi nói riêng phải đem hết tinh thần, trách nhiệm, lương tâm và có tâm huyết với
công việc để giúp và trang bị cho các em những kiến thức nhằm xây dựng, đào
Trang 10
Sáng kiến kinh nghiệm
Ứng dụng công nghệ thông tin dạy phân môn Vẽ tranh đạt kết quả cao
tạo cho các em trở thành những công dân tốt cho đất nước, phát huy được năng
lực tư duy sáng tạo của mình, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu của giáo dục hiện
nay theo tinh thần cuộc vận động mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng về tự
học, tự rèn và sáng tạo.
Đổi mới nội dung chương trình phương pháp dạy Mĩ thuật hiện nay để phù
hợp với xu thế trên thế giới và phù hợp với điều kiện nước ta đang phát triển. Để
giờ học vẽ tranh đề tài đạt hiệu quả tôi đã nghiên cứu và thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học phân môn Vẽ tranh trong chương trình Mĩ thuật Tiểu học
dạy theo ƯDCNTT. Đó là một yêu cầu phù hợp với đặc điểm nhận thức của học
sinh, phù hợp với mục tiêu giáo dục trong thời đại mới. Đổi mới phương pháp
dạy học tạo không khí nhẹ nhàng, thoải mái. Học sinh đóng vai trò chủ đạo tích
cực trong hoạt động học tập. Kết quả học phân môn Vẽ tranh môn Mĩ thuật
được nâng cao. Học sinh có kĩ năng vẽ tranh có thể vận dụng vào các bài vẽ của
các phân môn khác trong môn Mĩ thuật. Các em có thể vận dụng kiến thức đã
học vào cuộc sống hàng ngày. Đây là phương pháp thiết thực để nâng cao chất
lượng học tập toàn diện cho học sinh.
2. Khuyến nghị
Để nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học môn Mĩ thuật:
Đối với các cấp lãnh đạo: cần quan tâm về cơ sở vật chất như trang thiết bị
máy tính, máy chiếu Projector hoặc màn hình ti vi màn hình rộng có bộ kết nối...
cho các nhà trường.
Đối với giáo viên: không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết về
CNTT, biết khai thác thông tin trên mạng Internet, có kĩ năng sử dụng thành
thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại.
- Nhà trường cần quan tâm đáp ứng đủ nhu cầu về cơ sở vật chất như:
Phòng học riêng, giá vẽ, bàn xếp mẫu, mẫu vẽ, sách tham khảo môn Mĩ thuật…
đồ dùng trực quan phù hợp với đặc trưng bộ môn Mĩ thuật.
- Với việc ứng dụng CNTT: Phòng, trường cần tổ chức nhiều Hội thi thiết
kế dạy học bằng CNTT, nhiều buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên môn với các
chuyên đề về ứng dụng CNTT
- Mở các lớp tập huấn về quy trình ứng dụng công nghệ thông tin, soạn giáo
án điện tử nhất là những vùng chưa có điều kiện.
Trang 11
Sáng kiến kinh nghiệm
Ứng dụng công nghệ thông tin dạy phân môn Vẽ tranh đạt kết quả cao
- Các trường nên trang bị thêm thiết bị trình chiếu và bố trí phòng học có
sẵn thiết bị trình chiếu, để đảm bảo thời gian lên lớp.Vì thiết bị trình chiếu mà di
chuyển từ phòng này sang phòng khác thì phải mất thời gian từ 10 đến 15 phút
(kể cả lắp ráp hiệu chỉnh). Hơn nữa thao tác lắp ráp nhiều lần thì thiết bị mau
hỏng, các cô giáo thì hoàn toàn không thể thực hiện được yêu cầu này.
- Nhà trường nên tạo điều kiện thuận lợi cho những giáo viên nòng cốt, để
triển khai công nghệ trình chiếu rộng rãi trong toàn trường.
- Nên có các lớp bồi dưỡng về chuyên môn Mĩ thuật trong hè cho các giáo
viên dạy Mĩ thuật để các giáo viên được học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, chuyên
môn nghiệp vụ được trau dồi hơn nữa.Trên đây là sự cố gắng của bản thân đã
đúc kết một vài kinh nghiệm nhỏ để vận dụng vào giảng dạy. Chắc chắn sẽ
không sao tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý của quí cấp lãnh đạo
và các bạn đồng nghiệp để đề tài kinh nghiệm sớm được hoàn thiện và có tính
khả thi hơn.
Ngày 19 tháng 3 năm 2011
Trang 12
Sáng kiến kinh nghiệm
Ứng dụng công nghệ thông tin dạy phân môn Vẽ tranh đạt kết quả cao
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu nghiên cứu KHSPƯD Dự án Việt Bỉ - Bộ GD&ĐT.
- Tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học: Ứng dụng công nghệ thông tin
trong việc dạy và học ở trường Tiểu học
- Sách GK, SGV Mĩ thuật lớp 5.
- Sách giáo trình Phương pháp dạy - học Mĩ thuật (Nhà xuất bản Đại học
Sư phạm). Nguyễn Quốc Toản chủ biên.
- Một số hình ảnh tìm kiếm trên mạng Internet (có thể vào những trang Website:
Chèn
hình ảnh (tranh ảnh, hình ảnh động của thực vật, động vật,…), chèn âm thanh
(ca khúc, tiếng vỗ tay …), chèn video clip và tạo hiệu ứng (những hiệu ứng đơn
giản, chính xác, không rườm rà,…)
- Tạp chí giáo dục & thời đại
- Mạng Internet: ; thuvientailieu.bachkim.com;
thuvienbaigiangdientu.bachkim.com; giaovien.net ....
Trang 13
Sáng kiến kinh nghiệm
Ứng dụng công nghệ thông tin dạy phân môn Vẽ tranh đạt kết quả cao
PHỤ LỤC I
Kế hoạch bài giảng dạy lớp 5A
Bài 23: Vẽ tranh - Đề tài tự chọn
I. Mục tiêu
- Hs nhận ra sự phong phú của đề tài tự chọn
- HS tự chọn được chủ đề và vẽ được tranh theo ý thích.
- Hs quan tâm đến cuộc sống xung quanh.
- HS Khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp,
rõ đề tài.
II. Chuẩn bị
* GV :
+ Một số tranh ảnh về những đề tài khác nhau
* HS :
+ Màu, giấy vẽ A4, vở thực hành
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Kiểm tra bài cũ.
- Gv kiểm tra đồ dùng Hs.
2.Bài mới
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh có nội dung về vẻ đẹp
của phong cảnh, con người những đồ vật quen
thuộc để lôi cuốn HS vào nội dung bài học.
* Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
GV : giới thiệu một số tranh ảnh về các đề tài
khác nhau và đặt câu hỏi cho HS trả lời
+ Các bức tranh đó vẽ về đề tài gì?
+ Trong tranh có những hình ảnh nào?
GV: gợi ý cho HS nhận xét được những hình ảnh
về đề tài Vui chơi trong ngày hè có thể vẽ hoạt
động nhảy dây, đá cầu, thả diều…
- GV kết luận: đề tài tự chọn rất phong phú, cần
suy nghĩ, tìm những nội dung yêu thích và phù
hợp để vẽ tranh.
* Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
GV hướng dẫn cách vẽ
+ Cho hs quan sát hình tham khảo ở SGK và gợi ý
cho HS cách vẽ theo các bước:
Trang 14
HS quan sát
HS quan sát
- Vui chơi trong ngày hè,
Nhà trường…
-Hs trả lời câu hỏi.
HS lắng nghe và thực hiện
Sáng kiến kinh nghiệm
Ứng dụng công nghệ thông tin dạy phân môn Vẽ tranh đạt kết quả cao
+ Sắp xếp và vẽ các hình ảnh vẽ rõ nội dung
+Vẽ hình ảnh chính trước hình ảnh phụ sau .
+ Điều chỉnh hình vẽ và vẽ thêm các chi tiết cho
tranh sinh động.
+ Vẽ màu theo ý thích.
+ Màu sắc cần có độ đậm nhạt thích hợp với tranh
và đẹp mắt.
- Gv cho hs quan sát một số bài vẽ đẹp của Hs
năm trước.
* Hoạt động 3: Thực hành
GV yêu cầu hs làm bài trên giấy vẽ hoặc bài thực hành
GV: đến từng bàn quan sát hs vẽ động viên khen
ngợi những em vẽ nhanh, vẽ đẹp,.. để tạo không
khí thi đua học tập trong lớp.
* Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
Chọn một số bài và gợi ý cách nhận xét, đánh giá:
cách chọ nội dung đề tài, cách thể hiện...
GV nhận xét chung tiết học
* Dặn dò:
- GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau
Trang 15
- Hs vẽ tranh đề tài tự chọn
HS nhận xét chọn bài đẹp
theo cảm nhận
HS về nhà quan sát ấm tích,
cái bát,…
Sỏng kin kinh nghim
ng dng cụng ngh thụng tin dy phõn mụn V tranh t kt qu cao
Bi 27: V tranh - ti Mụi trng
Bi ging in t dy lp 5B
Thứ năm ngày 10 tháng 3 năm 2011
Mĩ thuật
Bài 27:Vẽ tranh-ề tài Môi trường
Môi trường chính là không gian sống
Môi trường
xung quanh chúng ta có đồi núi,ao
Tìm,chọn
là nội
gì
?dung đề tài
hồ,kênh rạch ,sông,biển,cây cối,đường
xá,nhà cửa,bầu trời...
Slide 1
Slide 3
Thứ năm ngày 10 tháng 3 năm 2011
Mĩ thuật
Bài 27:Vẽ tranh- éề tài Môi trường
Slide 2
Slide 4
1
3
Slide 5
Slide 8
Trang 16
2
4
Sỏng kin kinh nghim
ng dng cụng ngh thụng tin dy phõn mụn V tranh t kt qu cao
Hướng dẫn học sinh cách vẽ
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
Slide 6
Slide 9
Các bước vẽ tranh ề tài môi trường
Bước 1: Xác định đề tài , tìm bố cục , phác mảng chính , phụ.
Bước 2:Phác hình ảnh chính ,phụ bằng các nét thẳng
1
2
Bước 3:Vẽ chi tiết
Bước 4:Vẽ màu,vẽ có đậm nhạt
3
4
Slide 10
Slide 7
Qua bài học em cần làm gỡ để bảo vệ môi trường ?
Bài vẽ của học sinh năm trước
2
1
3
4
Slide 11
Slide 14
Trang 17
Sáng kiến kinh nghiệm
Ứng dụng cơng nghệ thơng tin dạy phân mơn Vẽ tranh đạt kết quả cao
Thø năm ngµy 10 th¸ng 3 năm 2011
TiÕt häc kÕt thóc
MÜ tht
VÏ tranh - ĐỊ tµi M«i trêng
Thùc hµnh
Chóc c¸c
b¹n ®¹t
®iĨm tèt
nhÐ!
Chóng ta h·y giữ gìn m«i trêng xanh, s¹ch, ®Đp
Slide 12
Slide 15
Nhận xét, đánh giá.
Các em nhận xét bài theo các u cầu sau:
1. Bốcục hình vẽ
(câ
n đố
i vớ
i tờgiấ
y)
2. Néi dung râ ®Ị tµi m«i trêng
3. Cá
c hình ả
nh, chÝnh, phụ( là
m chotranh sinh
độ
ng)
4. Mà
u sắ
c tươi sá
ng( cóđậ
m, cónhạt)
Cá
c em tìm bà
i đạt hoà
n thà
nh tố
t nhé
!
Slide 13
I. Mục tiêu
- Hiểu biết thêm về mơi trường, ý nghĩa của mơi trường với cuộc sống và
có ý thức BVMT.
- Biết cách vẽ và vẽ được tranh có nội dung về mơi trường.
Học sinh khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu và vẽ màu phù hợp
II. Chuẩn bị
* Giáo viên
- Giáo án điện tử, máy chiếu, máy chiếu đa vật thể,...
*Học sinh
- Sgk, giấy A4, màu , bút chì....
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1.Kiểm tra bài cũ.
- Gv kiểm tra đồ dùng Hs.
2.Bài mới
* Giới thiệu bài
- Gv cho hs xem video và nghe bài hát Em vẽ mơi trường màu xanh. (Slide 2)
+ Em hãy đốn xem hơm nay cơ sẽ dạy chúng ta bài gì?
Trang 18
Sáng kiến kinh nghiệm
Ứng dụng công nghệ thông tin dạy phân môn Vẽ tranh đạt kết quả cao
Hoạt động của giáo viên
*HĐ1. Tìm, chọn nội dung đề tài:
- Thế nào là môi trường? (slide 3)
- GV giới thiệu ảnh về môi trường và gợi ý
để HS nhận ra: (Slide 4)
+ Không gian sống quanh ta có đồi núi, ao
hồ, kênh rạch, sông biển, cây cối, nhà
cửa,...
+ Môi trường xanh-sạch - đẹp rất cần cho
cuộc sống.
- Nếu làm tổn hại đến môi trường, Gv cho
hs quan sát một số hình ảnh phá hoại môi
trường. (Slide 5)
Môi trường tác động ngược trở lại với con
người, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
(Slide 6)
- Vậy chúng ta có cần bảo vệ môi trường
không? Bảo vệ môi trường như thế nào?
+ Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của mọi
người. Có nhiều cách để bảo vệ môi trường.
(Slide 7)
- HS tự chọn nôi dung để vẽ tranh, tìm tranh
vẽ đúng về đề tài môi trường. (Slide 8)
*HĐ2.Cách vẽ tranh:
- GV gợi ý cho HS tìm chọn các hình ảnh
chính, phụ làm rõ nội dung đề tài để vẽ
tranh. (Slide 9)
+ Bước 1: Xác định rõ đề tài, phác mảng
chính, phụ,bố cục phù hợp với trang giấy.
+ Bước 2: Vẽ các nét chính, vẽ hình bằng
nét thẳng.
+ Bước 3: Vẽ chi tiết, hình ảnh phụ cho
tranh thêm sinh động.
+ Bước 4:Vẽ màu theo ý thích.
- Gv cho học sinh nhắc lại cách vẽ tranh.
(Slide 10)
* Lưu ý HS: Không vẽ quá nhiều hình ảnh
- Gv cho hs xem một số tranh của các bạn
Hs rồi nhận xét. (Slide 11)
*HĐ3.Thực hành: (Slide 12)
- Trong khi HS vẽ GV theo dõi góp ý, gợi
mở. (Gv cho Hs nghe nhạc nhẹ)
- GV nhắc HS vẽ hình to, rõ ràng.
- Động viên, khen ngợi những em vẽ
nhanh, vẽ đẹp...để tạo không khí thi đua
Trang 19
Hoạt động của học sinh
HS đọc sgk thảo luận trả lời các
câu hỏi.
- Hs quan sát
- Hs trả lời câu hỏi.
- Nêu cách vẽ tranh.
- Quan sát ghi nhớ.
- Hs nhắc lại cách vẽ tranh
- Hs thực hành thi theo nhóm.
- HS thực hành.
Sáng kiến kinh nghiệm
Ứng dụng công nghệ thông tin dạy phân môn Vẽ tranh đạt kết quả cao
học trong lớp.
*HĐ4.Nhận xét, đánh giá:
- GV cùng HS chọn bài và gợi ý HS nhận - Nhận xét, xếp loại bài.
xét, đánh giá: (Slide 13)
- Trình chiếu bài của Hs trên máy chiếu đa - Quan sát, lắng nghe.
vật thể, cùng hs nhận xét.
- Xếp loại, khen ngợi. GV nhận xét chung
tiết học.
* Giáo dục BVMT: Qua bài các em làm gì
để bảo vệ môi trường? (Slide 14)
*Dặn dò
HS quan sát lọ, hoa, quả và chuẩn bị màu
cho bài sau (Slide 15)
Trang 20
Sáng kiến kinh nghiệm
Ứng dụng công nghệ thông tin dạy phân môn Vẽ tranh đạt kết quả cao
PHỤ LỤC 2
Bảng điểm
LỚP THỰC NGHIỆM
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
Họ và tên
Nguyễn Thị Ngọc Anh
Nguyễn Văn Cảnh
Trần Ngọc Hải
Nguyễn Văn Hảo
Nguyễn Thị Hằng
Nguyễn Văn Hậu
Nguyễn Thị Hiền
Vũ Thị Hiền
Nguyễn Thị Hoàn
Đỗ Sơn Hùng
Nguyễn Văn Huy
Phạm Sơn Lâm
Vũ Văn Long
Nguyễn Văn Nam
Phạm Thị Thu Ngân
Nguyễn Đức Quỳnh
Nguyễn Thị Như Quỳnh
Nguyễn Văn Tâm
Trịnh Đức Thắng
Nguyễn Văn Trung
Trần Thị Cẩm Vân
Điểm kiểm tra
trước tác động
A+
A
A+
A
A
A
A
A+
A
A+
A
A
A
A
A+
A
A+
A
A
A
A+
Trang 21
Điểm kiểm tra sau
tác động
A+
A
A+
A
A+
A
A
A+
A
A+
A
A
A
A
A+
A+
A+
A+
A
A
A+
Sáng kiến kinh nghiệm
Ứng dụng công nghệ thông tin dạy phân môn Vẽ tranh đạt kết quả cao
LỚP ĐỐI CHỨNG
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
Họ và tên
Phạm Thị Lan Anh
Nguyễn Ngọc Ánh
Nguyễn Thị Nguyệt Ánh
Đỗ Minh Bằng
Phạm Thị Hằng
Trần Văn Hiến
Nguyễn Văn Khá
Phạm Thị Lan
Nguyễn Văn Linh
Phạm Văn Long
Phạm Thị Như Mai
Phạm Văn Minh
Phạm Thị Nhung
Phạm Thị Như Quỳnh
Phạm Văn Thắng
Nguyễn Thị Thìn
Nguyễn Văn Toàn
Nguyễn Thị Tuyền
Điểm kiểm tra trước
tác động
A+
A
A+
A
A
A
A
A+
A
A
A
A
A
A+
A
A
A
A+
Trang 22
Điểm kiểm tra sau
tác động
A+
A
A+
A+
A
A
A
A+
A
A
A
A
A
A+
A
A
A
A+
Sáng kiến kinh nghiệm
Ứng dụng công nghệ thông tin dạy phân môn Vẽ tranh đạt kết quả cao
PHỤ LỤC 3
Sản phẩm tranh vẽ của học sinh Bài 27: Vẽ tranh - Đề tài
Môi trường
Trang 23