Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

“Núi đôi” tiết lộ gì về sức khỏe của bạn?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182 KB, 3 trang )

Hãy cùng xem vẻ ngoài của “bộ đôi năng động” tiết lộ điều gì nhé!
Kích thước tăng
Kích thước ngực tăng thường là do tăng cân (vì ngoài mô tuyến, ngực còn được cấu tạo từ phần lớn là tế
bào mỡ), mang thai (do các ống dẫn sữa lên để cho con bú), thuốc tránh thai và/hoặc thay đổi nội tiết tố
liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Bạn không cần lo lắng gì về hiện tượng này mà chỉ cần mua áo ngực
mới phù hợp hơn.
Kích thước giảm
Kích thước của “núi đôi” giảm có thể là do giảm cân hoặc nồng độ estrogen giảm, có thể là do sắp mãn
kinh hoặc ngưng dùng thuốc tránh thai. Tuy nhiên, nếu ngực nhỏ đi không phải do những nguyên nhân
trên, có hiện tượng rụng tóc, mụn và mọc lông mặt, hãy tiến hành xét nghiệm Hội chứng Buồng trứng đa
nang (PCOS), đây là hội chứng do nồng độ hormone testosterone và DHEA cao. Ngoài ra, nghiên cứu
của British Journal of Cancer cũng nhận thấy uống cà phê là một nguyên nhân khác làm giảm kích thước
ngực.

Áo ngực không đúng size là một trong những nguyên nhân gây tổn thương "núi đôi"
Ngực rộng
Khuôn ngực rộng là do yếu tố ADN. Mặc dù có một vài nghiên cứu cho rằng khuôn ngực càng rộng thì
nguy cơ mắc ung thư vú càng cao nhưng hiện vẫn chưa có đủ bằng chứng chứng mình điều này.
Hình dáng thay đổi
ADN định hình dáng ngực nhưng nó cũng sẽ thay đổi theo thời gian. Hình dạng và vẻ ngoài của “núi đôi”
phụ thuộc vào tuổi tác và quá trình sinh nở, cho con bú. Sau giai đoạn cho con bú và khi có tuổi, dây
chằng sẽ giãn ra, các mô liên kết bị phá vỡ và da mất đi độ đàn hồi khiến ngực có thể bị chảy xệ. Phụ nữ


nên dùng áo ngực tốt, tập các bài thể dục như chống đẩy và tập trung vào phần ngực để giúp “núi đôi” săn
chắc hơn.
Xuất hiện chỗ u lồi
Trong kỳ kinh nguyệt, ngực có thể xuất hiện những chỗ u lồi do thay đổi nội tiết tố. Ở phụ nữ có kinh
nguyệt, những thay đổi lành tính này là bình thường. Các khối u xuất hiện quanh vùng ngực dưới nách
và/hoặc trên núm vú có thể gây đau đớn, đặc biệt là trước kỳ kinh nguyệt nhưng không đáng lo ngại nếu
đối xứng. Nếu cảm thấy lo lắng, hãy khám bác sĩ để được tư vấn.


Mô ngực dày
Nếu bạn nằm trong số một nửa phụ nữ có mô ngực dày thì việc phát hiện khối u bằng phương pháp nhũ
ảnh sẽ khó hơn. Nguyên nhân là do mô ngực dày và khối u đều có màu trắng khi chụp X-quang. Phụ nữ
có mô ngực dày nên khám bác sĩ để được kiểm tra kỹ hơn bằng chụp cộng hưởng từ hoặc siêu âm.
Ngực đau nhức
Có nhiều nguyên nhân khiến ngực đau nhức và phần lớn đều lành tính. Đau hai bên ngực là thường là do
nội tiết tố hoặc hấp thu quá nhiều caffeine. Các tác nhân khác gồm có thay đổi do tiền kinh nguyệt, áo
ngực không phù hợp, chấn thương nhẹ ở lồng ngực (do va chạm hoặc các bài tập cường độ mạnh) và
thậm chí là do mang giỏ xách quá nặng trên vai trong thời gian dài.
Đau ngực cũng có thể là do thiếu hụt sắt - nhân tố quy định hormone tuyến giáp. Trong một nghiên cứu
năm 2004, một nửa số phụ nữ giảm được cơn đau ngực sau khi bổ sung 6 mg sắt vào chế độ ăn. Tuy
nhiên, bạn cần lưu ý nếu có triệu chứng đau một bên ngực, vì đây có thể là dấu hiệu của ung thư.
Núm vú ngược
Hiện tượng núm vú ngược cũng khá phổ biến và bình thường. Nhưng nếu nhũ hoa bỗng nhiên lõm vào
trong thì hãy đi khám bác sĩ ngay vì ung thư vú là một nguyên nhân gây co rút núm vú.

Phụ nữ mô ngực dày chụp nhũ ảnh khó hơn
Chất dịch
Trong một số trường hợp, núm vú có chất dịch có thể là dấu hiệu của ung thư, nhưng có nhiều nguyên


nhân khác gây ra hiện tượng này. Nhũ hoa có thể tiết dịch sau khi kích thích tình dục, hoặc là do vấn đề
nội tiết tố nếu tiết dịch ở cả hai bên. Còn các nguyên nhân khác như nồng độ Prolactin có trong thuốc
uống, tuyến giáp hoạt động kém, giãn ống tuyến vú hoặc trường hợp tệ nhất là do khối u tuyến yên. Có
một loại u lành tính là mụn cóc gây chảy dịch có máu ở núi đôi. “Núi đôi” có thể tiết dịch khi bạn mang
thai và ngực bắt đầu sản xuất sữa. Lưu ý nên tiến hành kiểm tra nếu dịch “núi đôi” có máu và chỉ ở một
bên ngực, xuất hiện cùng với thay đổi ở da và nghi ngờ ung thư vú.
Thay đổi màu sắc
Một số bệnh ung thư vú có thể khiến “núi đôi” có sự thay đổi về màu sắc. Nhưng phần lớn thay đổi màu
sắc của ngực có thể là dấu hiệu của việc mang thai, khi nhũ hoa và quầng vú rộng ra và tối màu đi. Nhũ

hoa có thể tối màu hơn hoặc phồng hơn khi bạn già đi.



×