Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Chỉ số BMI: công cụ hữu hiệu tầm soát tình trạng sức khoẻ của bạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.18 KB, 8 trang )

Chỉ số BMI: công cụ hữu hiệu tầm soát
tình trạng sức khoẻ của bạn
BMI (Body mass Index) là chỉ số được tính từ chiều cao và cân nặng, là
một chỉ số đáng tin cậy về sự mập ốm của một người.

BMI không đo lường trực tiếp mỡ của cơ thể nhưng các nghiên cứu đã
chứng minh rằng BMI tương quan với đo mỡ trực tiếp, như đo trọng lượng dưới
nước hoặc chụp x quang DXA – Dual energy x – ray absorptiometry. BMI là
phương pháp không tốn kém và dễ thực hiện để tầm soát vấn đề sức khoẻ.

1. Sử dụng BMI như thế nào?
BMI được sử dụng như là một công cụ tầm soát để xác định trọng lượng
thích hợp cho người lớn. Tuy nhiên, BMI không phải là công cụ chẩn đoán. Ví dụ,
một người có chỉ số BMI cao, để xác định trọng lượng có phải là một nguy cơ cho
sức khoẻ không thì các bác sĩ cần thực hiện thêm các đánh giá khác. Những đánh
giá này gồm đo độ dày nếp da, đánh giá chế độ ăn, hoạt động thể lực, tiền sử gia
đình và các sàng lọc sức khoẻ khác.

2. Tại sao Cơ quan kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ - CDC sử dụng BMI để
xác định sự thừa cân và béo phì?
Tính chỉ số BMI là một phương pháp tốt nhất để đánh giá thừa cân và béo
phì cho một quần thể dân chúng. Để tính chỉ số BMI, người ta chỉ yêu cầu đo
chiều cao và cân nặng, không tốn kém và dễ thực hiện. Sử dụng chỉ số BMI cho
phép người ta so sánh tình trạng cân nặng của họ với quần thể nói chung. Công
thức tính BMI theo đơn vị kilograms và mét (xem cách tính dưới đây)
- Cách tính và đánh giá chỉ số BMI như thế nào?

- Cách đánh giá chỉ số BMI
Đối với người lớn từ 20 tuổi trở lên, Sử dụng bảng phân loại chuẩn cho cả
nam và nữ để đánh giá thích chỉ số BMI.





- Một số phương pháp khác để xác định béo phì là gì? Tại sao CDC
không sử dụng các phương pháp đó để xác định thừa cân và béo phì trong
cộng đồng?
Các phương pháp khác để đo mỡ của cơ thể gồm đo độ dày nếp gấp da
(skinfold thickness), đo trọng lượng cơ thể dưới nước (underwater weighing), điện
sinh học (Bioelectrical impedance), chụp x quang DXA (Dual – energy x – ray
absorptiometry) và chụp cắt lớp điện toán (Computerized tomography). Tuy nhiên,
các phương pháp này không luôn sẵn có và mắc tiền hoặc nhân viên cần được
huấn luyện chuyên nghiệp cao.
3. Độ tin cậy của BMI như thế nào khi nó như là một chỉ số về mỡ của
cơ thể?
Sự tương quan giữa chỉ số BMI và mỡ của cơ thể là rất rõ ràng; tuy nhiên
sự tương quan về giới, tuổi và chủng tộc có khác nhau. Những sự tương quan này
gồm:
- Cùng chỉ số BMI, phụ nữ có xu hướng mập hơn nam giới.
- Cùng chỉ số BMI, người già có xu hướng mập hơn người trẻ.
- Những người luyện tập thể thao có chỉ số BMI cao vì có sự gia tăng khối
cơ hơn là do tăng mỡ cơ thể.

Một điều nên nhớ rằng BMI chỉ là một yếu tố liên quan tới nguy cơ về bệnh
tật. Để đánh giá khả năng của một người thừa cân hoặc béo phì liên có quan đến
bệnh tật thì hướng dẫn của Viện Tim - Phổi và Máu Quốc gia Hoa Kỳ (The
National Heart, Lung and Blood Institute) khuyên xem xét hai yếu tố sau:
1. Vòng eo của cá nhân, vì mỡ bụng là một tiên lượng nguy cơ bệnh liên
quan béo phì.
2. Các yếu tố nguy cơ khác của cá nhân như cao huyết áp hoặc thiếu hoạt
động thể lực.


4. Nếu người luyện tập thể dục hoặc một người khác có khối cơ lớn mà
chỉ số BMI lớn hơn 25, người đó có còn cần quan tâm đến thừa cân không?
Theo bảng xếp loại tình trạng trọng lượng BMI, bất kỳ người nào có BMI
trên 25 đều được xếp vào loại thừa cân và với BMI trên 30 đều xếp vào loại béo
phì. Tuy nhiên, điều cần nhớ là BMI không đo trực tiếp mỡ của cơ thể và BMI
được tính từ cân nặng của cá nhân mà nó bao gồm cả cơ và mỡ. Một vài cá nhân
có BMI cao nhưng không có phần trăm mỡ cao. Ví dụ, người luyện tập thể dục thể
thao với cường độ cao, họ có chỉ số BMI cao vì có sự gia tăng khối cơ hơn là tăng
mỡ của cơ thể. Mặc dù một vài người có BMI trong giới hạn thừa cân (từ 25.0 –
29.9) có thể không thừa mỡ cơ thể, hầu hết những người có chỉ số BMI trong giới
hạn béo phì (bằng hoặc lớn hơn 30) sẽ có sự gia tăng mỡ cơ thể.

×