Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Làm gì khi bị ngộ độc rượu?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.2 KB, 1 trang )

Ngộ độc rượu có nhiều mức khác nhau. Trong trường hợp nhẹ, người uống có biểu hiện nhức đầu, buồn
nôn, mất khả năng vận động tự chủ,… Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể hôn mê, trụy tim mạch, có thể
nguy hiểm tới tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Trong trường hợp nhẹ, người uống có biểu hiện nhức đầu, buồn nôn hoặc nôn, không điều khiển được
hành vi, nói líu lưỡi, gọi nhầm tên người… có thể xử trí tại nhà như sau:
- Cho bệnh nhân nằm ở phòng ấm, thoáng, tránh gió lạnh. Sau đó, cởi khuy áo cổ, tháo thắt lưng và đặt
bệnh nhân nằm đầu thấp, nằm nghiêng để có thể nôn ra hết chất độc của rượu.
- Cho bệnh nhân uống nhiều nước lọc để pha loãng nồng độ cồn trong cơ thể và giúp cho quá trình đào
thải rượu được nhanh chóng. Không cho uống các loại nước giải khát hay nước tăng lực thông thường,
đặc biệt là các loại nước có gas, bởi loại nước này có thể cho ra lượng khí carbon dioxide trong dạ dày và
ruột non, đẩy nhanh tốc độ hấp thụ rượu làm tăng nguy cơ ngộ độc.

Ngộ độc rượu tưởng chừng đơn giản mà có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không biết cách chữa. (Ảnh
minh họa)
- Nếu bệnh nhân buồn nôn để cho nôn hết, có thể kích thích họng nhẹ để gây nôn, sau đó xát mạnh hai
bên má.
- Không tự ý cho uống các loại thuốc bổ gan, vitamin, thuốc chống nôn.
Có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian sau sau đây có tác dụng giải rượu rất tốt:
- Thái một củ gừng tươi khoảng 60g thành từng lát mỏng, sau đó đem sắc nước uống. Vị gừng nóng có
tác dụng chống say rượu, vì gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn
trong cơ thể.

Cho người say rượu uống nước sắc gừng tươi, nước ép cà chua, bưởi có tác dụng giải rượu hiệu quả.
(Ảnh minh họa)
- Uống nước ép mía, cà chua, bưởi hoặc nước sắc đậu đen cũng có tác dụng giải ngộ độc rượu tốt.
Cần lưu ý, khi chăm sóc người bị ngộ độc rượu không nên để bệnh nhân ngủ li bì suốt ngày hoặc suốt
đêm vì bệnh nhân có thể bị hạ đường huyết, hạ thân nhiệt hoặc có thể bị sặc do khi say rượu nằm ngủ,
dịch dạ dày nôn ra và bị hít vào phổi, rất nguy hiểm. Do đó, cứ khoảng 1 - 2 tiếng, người nhà nên đánh
thức bệnh nhân, cho ăn cháo loãng ấm nóng. Trường hợp bệnh nhân có biểu hiện quá mệt không thể dậy
được, gọi lâu không tỉnh, không ăn uống được hoặc cứ ăn vào là nôn thì cần đưa ngay bệnh nhân tới cơ sở
y tế gần nhất để các bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe và xử trí kịp thời, tránh diễn biến nặng có thể


nguy hiểm đến tính mạng.



×