Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu DUY TRÌ SỰ KHỎE MẠNH CỦA TIM MẠCH Ở TUỔI GIÀ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.12 KB, 2 trang )

DUY TRÌ SỰ KHỎE MẠNH CỦA TIM MẠCH Ở TUỔI GIÀ
Nguồn: www.suckhoedoisong.vn
Các bệnh lý tim mạch là mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe người cao
tuổi. Tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, vữa xơ động mạch... luôn gia tăng tỷ
lệ thuận với tuổi tác. Tuy nhiên, nếu chúng ta có một chế độ dinh dưỡng và tập
luyện hợp lý sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nói trên, giúp người cao tuổi sống
khỏe và có ích hơn.
Điều chỉnh hàm lượng cholesterol máu
từ thực phẩm
Hàm lượng cholesterol toàn phần trong
máu tăng là một trong các nguyên nhân gây ra
các bệnh lý tim mạch. Có thể điều chỉnh hàm
lượng này bằng cách lựa chọn những thực phNm
như:
Thực phNm giàu chất xơ hòa tan hoặc
không hòa tan đều có lợi cho sức khỏe tim
mạch. Sử dụng hằng ngày những thứ này có thể
giảm huyết áp, hạn chế quá trình xơ vữa động
mạch, giảm nguy cơ ung thư ruột già, là cách
hiệu quả giảm lượng chất béo trong chế độ ăn.
Bằng chứng khoa học về tác dụng làm giảm cholesterol của chất xơ mạnh đến nỗi nhiều
nước trên thế giới cho phép các hãng chế biến thức ăn chứa nhiều chất xơ hòa tan được
ghi lên sản phNm, như một khuyến cáo dành cho bệnh nhân có nguy cơ tim mạch hay đã
mắc bệnh. N guồn của các loại chất xơ hòa tan được có từ các loại đậu, lúa mạch, các trái
cây họ chanh, táo và ngô. Các chất xơ không hòa tan rất quan trọng để tạo khối phân và
đào thải nhiều chất có hại cho cơ thể, có lợi cho hệ tim mạch.
Cơ tim bị nhồi máu.
N guồn chất béo không bão hòa từ trái ôliu, cá, dầu vừng (mè), lạc, quả óc chó, quả
hồ đào... các loại dầu từ quả này khi tham gia vào quá trình tiêu hoá sẽ có lợi cho tim
mạch. Chất béo không bão hòa dạng đơn làm tăng cholesterol tốt mà không làm tăng
cholesterol toàn phần. Đậu nành từ lâu là một loại thực phNm quý cho bệnh tim mạch.


Không chỉ cung cấp chất béo không bão hoà mà nó còn chứa các chất chống ôxy hóa gọi
là isoflavones, đây là một chất rất quan trọng làm chậm quá trình vữa xơ động mạch, rối
loạn lipid, làm săn chắc và dẻo dai cơ tim. So với các loại protein từ động vật thì đậu
nành không chỉ đáp ứng đầy đủ protein mà còn chứa nhiều axit amin hơn các thực phNm
động vật. Do đó các người bệnh tim có thể sử dụng đậu nành và các sản phNm từ đậu
nành.
Các vitamin nhóm B có trong nhiều loại thức ăn, trong đó folate hay còn gọi là
axit folic (B9) và B6 quan trọng đến nỗi chúng được các chuyên gia tim mạch trên thế
giới xếp vào hàng "top ten" của các chất có lợi cho tim mạch. Vitamin B9 và B6 có thể
hạ nồng độ homocysteine máu, vì nồng độ chất này trong máu cao có thể gây ra những
cơn đau tim. Bởi vậy, ăn những thực phNm có chứa vitamin B9 và B6 là tốt cho tim
mạch. Các thức ăn có nhiều vitamin B9 này là những rau lá xanh, các loại đậu đỗ, nước
cam. Vitamin B6 có nhiều trong thịt gà, thịt bò.
Hạn chế ăn các loại thịt, cá xuống còn 150- 200 gam/ngày, ăn không quá 3 quả
trứng /tuần và phải ăn cách ngày. Không ăn thịt mỡ, phủ tạng động vật, da của các loại da
cầm, thay thế bằng đạm thực vật như đậu tương..., tăng cường ăn rau quả. Tránh các thức
ăn nhanh như bánh hamburger, bánh có nhân thịt băm, thịt rán, bánh gatô. Uống sữa đã
tách bơ, hạn chế ăn phomat, kem.
Tăng cường vận động
Các công trình nghiên cứu cho thấy, trái
tim của những người 60 tuổi nếu tập luyện
thường xuyên hoạt động như trái tim của người
40 tuổi mà không tập luyện gì. Các bài tập rèn
sức bền (đi bộ sức khỏe 5 - 7 buổi/tuần, 30 - 60
phút/buổi; chạy sức khỏe 2 - 3 buổi/tuần, 20 - 40
phút/buổi, tập bơi 3 buổi/tuần, tốc độ và thời
gian tập tùy sức) sẽ cải thiện tuần hoàn và
chuyển hóa của tim (phát triển hệ thống mao
mạch, tăng dự trữ glycogen của cơ tim...) giúp
bảo vệ tim trước các stress gây thiếu ôxy (căng

thẳng thần kinh, hoạt động thể lực căng
thẳng...); giảm nhịp tim, giảm huyết áp, tim hoạt
động tiết kiệm và hiệu quả trong trạng thái yên
tĩnh cùng như khi tập luyện; tăng cường chuyển hóa lipid, dẫn đến tăng khối lượng cơ
bắp, giảm khối lượng mỡ trong cơ thể, điều chỉnh cân nặng.
Xơ vữa động mạch.
Điều chỉnh hành vi: bỏ hút thuốc, hạn chế rượu bia, kiểm soát stress. Hút thuốc có
thể làm giảm lượng HDL (cholesterol có ích) tới 15%.
N ếu các biện pháp trên không giúp giảm đáng kể hàm lượng cholesterol máu, thì
bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm thuốc (statin) giảm mỡ máu như: lipitor, mevacor... các
thuốc này có tác dụng giảm sản xuất cholesterol ở gan. Ở những bệnh nhân có tăng cao
cholesterol máu, kết hợp tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành thì việc dùng loại
thuốc này là rất cần thiết để phòng ngừa các biến chứng tim mạch.
Tóm lại, cholesterol rất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên để phòng ngừa bệnh tim
mạch, tiểu đường, mỗi người phải biết kiểm soát hàm lượng cholesterol của cơ thể ở mức
an toàn bằng việc điều chỉnh chế độ ăn, tập luyện rèn sức bền thường xuyên và thay đổi
một số hành vi.

×