Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Quá trình hình thành đạo đức và đời sống tình cảm của học sinh THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.19 KB, 12 trang )

TÂM LÝ LỨA TUỔI VÀ SƯ PHẠM
Nhóm 8: Sự hình thành đạo đức và đời sống tình cảm của học sinh
THCS
Nội dung chính
_ Sự hình thành đạo đức của học sinh THCS
+ Đặc điểm của sự hình thành đạo đức của học sinh THCS
+ Thực trạng vấn đề đạo đức của học sinh THCS hiện nay
+ Một số giải pháp cơ bản để giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
_ Sự hình thành đời sống tình cảm của học sinh THCS
+ Đặc điểm của sự hình thành đời sống tình cảm của học sinh THCS
+ Sự hình thành đời sống tinh cảm của học sinh THCS hiện nay
+ Một số biện pháp để xây dựng đời sống tình cảm tích cực cho học sinh
THCS
I. SỰ HÌNH THÀNH ĐẠO ĐỨC CỦA HỌC SINH THCS
1. Đặc điểm của sự hình thành đạo đức của học sinh THCS
Lứa tuổi tiểu học Lứa tuổi thiếu niên
_ Đạo đức bắt đầu được hình thành ~
Tiếp thu những quy tắc, những chuẩn
mực hành vi đạo đức một cách có hệ
thống
_ Đạo đức phát triển mạnh mẽ do sự
mở rộng các mối quan hệ xã hội, do
tự ý thức phát triển
_ Luôn nghe lời người lớn và giáo
viên
_ Đã biết sử dụng những nguyên tắc
riêng, những quan điểm riêng để chỉ
đạo hành vi (trí tuệ và tự ý thức đã
phát triển)
Ví dụ: Hồi còn nhỏ, người lớn nói điều gì dù đúng hay sai thì các em
vẫn răm rắp nghe theo. Nhưng đến tuổi thiếu niên, nếu những lời nói đó


khiến các em không thích hoặc không phù hợp với nhu cầu bản thân thì các
em sẽ tỏ thái độ hoặc không thực hiện lời nói đó. Cho nên người ta mới gọi
lứa tuổi này của các em là lứa tuổi “bất trị” hay lứa tuổi “phản kháng”…
_ Ngoài điểm khác biệt trên, lứa tuổi thiếu niên còn khác với lứa tuổi tiểu
học ở đặc điểm phẩm chất ý chí.
Lứa tuổi thiếu niên: Có nhu cầu khẳng định bản thân, muốn được người
khác thừa nhận  Phẩm chất ý chí phát triển mạnh mẽ  Coi việc giáo dục
ý chí như một nhiệm vụ quan trọng nhất của bản thân.
_ Trình độ nhận thức đã phát triển  Trình độ nhận thức đạo đức cao  Có
thể hiểu rõ những khái niệm đạo đức vừa sức với bản thân mình.
Tuy nhiên do tác động của các yếu tố bên ngoài nên quá trình phát triển
và hoàn thiện đạo đức ở mỗi em là không giống nhau.
 Ở một số em có những ngộ nhận, những hiểu biết phiến diện, không
chính xác về một số khái niệm đạo đức, dẫn đến việc hình thành những nét
tiêu cực trong nhân cách.
_ Các yếu tổ ảnh hưởng đến sự phát triển và hoàn thiện đạo đức bao gồm:
Thứ nhất, gia đình là cái nôi, là nền tảng hình thành nhân cách và
hoàn thiện đạo đức cho con cái .
_ Điều kiện kinh tế của gia đình là một trong những nguyên nhân làm ảnh
hưởng sâu sắc đến việc giáo dục đạo đức con cái
Chẳng hạn, đối với gia đình có điều kiện, cha mẹ sẽ có điều kiện và
thời gian để yêu thương, chăm sóc, quan tâm đến việc nuôi dạy con cái thì
trẻ sẽ có phẩm chất đạo đức tốt. Còn đối với những gia đình kinh tế khó
khăn, cha mẹ phải bôn ba lo toan cuộc sống thì việc giáo dục con cái sẽ bị
xao nhãng.
Nhà
trường

hội
Gia

đình
Đạo
đức
<Hình minh họa>
_ Tấm gương đạo đức của cha mẹ cũng là ngọn đuốc soi sáng và giáo dục
đạo đức cho con cái.
+ Cha mẹ có lối sống lành mạnh, hòa nhập với cộng đồng,… thì con cái
cũng học tập và có những phẩm chất tốt đẹp của cha mẹ.
< Hình minh họa>
“Con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh”
“Giỏ nhà ai, quai nhà nấy.”
+ Cha mẹ hay cãi vã, đánh nhau, rượu chè cờ bạc, hút chích ma túy,… thì
cũng ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách và đạo đức của trẻ.
< Hình minh họa >
_ Cuộc sống hôn nhân của cha mẹ cũng quyết định quá trình hình thành đạo
đức của trẻ.
+ Cha mẹ có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc sẽ tạo ra niềm tin và định
hướng đúng đắn phát triển nhân cách cho con cái.
< Hình minh họa >
+ Cuộc sống hôn nhân của cha mẹ không hạnh phúc hay đổ vỡ sẽ tạo ra
áp lực lớn về tinh thần cho con cái, làm cho con cái chán nản, bi quan trong
cuộc sống, dễ rơi vào tệ nạn xã hội khiến đạo đức bị suy thoái.
< Hình minh họa >
 Do vậy, cha mẹ cần phải quan tâm giáo dục con cái trưởng thành và trở
thành công dân tốt cho xã hội.
Thứ hai, nền tảng giáo dục trong nhà trường góp phần hoàn thiện
đạo đức và nhân cách của học sinh
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
(Hồ Chí Minh)

 Do vậy, bên cạnh sự giáo dục đạo đức ở gia đình, việc giáo dục đạo
đức ở nhà trường cũng rất quan trọng.
Thực tế cho thấy, hiện nay, học sinh ở các cấp học trong đó có THCS
đều có những biểu hiện suy thoái về đạo đức. Nguyên nhân cơ bản là do có
một số giáo viên chỉ chú trọng dạy chữ mà chưa quan tâm đến việc dạy học
sinh cách làm người.
Thứ ba, sự giáo dục đạo đức của xã hội là quá trình hoàn thiện đạo
đức của học sinh
+ Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, việc giao lưu văn
hóa ngoại ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị đạo đức của học sinh. Bên cạnh
mặt tích cực, internet có nhiều điểm tiêu cực như có những hình ảnh, phim
ảnh không phù hợp với những giá trị đạo đức của con người Việt Nam.
<Hình minh họa>

+ Những mặt trái của sự phát triển nền kinh tế thị trường để lại hậu
quả suy thoái về đạo đức. Môi trường sống xung quanh cùng với những tệ
nạn xã hội đang diễn ra tràn lan và ngày càng xâm nhập sâu vào học đường
cũng là nguyên nhân gây ra sự suy thoái về đạo đức….
 Do vậy, cần phải tạo một môi trường xã hội thật sự trong sạch, lành
mạnh và phát triển để giáo dục đạo đức học sinh ngày càng tốt đẹp
hơn.
2. Thực trạng vấn đề đạo đức của học sinh THCS hiện nay
Dư luận xã hội đã bất bình và lên án về tình trạng bạo lực xảy ra trong
học đường, nhưng thời gian gần đây, hiện tượng này không hề thuyên giảm
mà thậm chí còn gia tăng với những hành vi và mức độ bạo lực nguy hiểm
hơn trước. Đó không chỉ là những biểu hiện lệch lạc trong hành vi, nhân
cách đạo đức như thiếu lễ phép với người lớn, nói tục chửi bậy, lười học,
ham chơi, sống đua đòi mà còn là nỗi nhức nhối bạo lực học đường và phạm
pháp hình sự của học sinh THCS.

×