Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

VẬN DỤNG các PHẠM TRÙ vận ĐỘNG và PHÁT TRIỂN của PHÉP BIỆN CHỨNG DUY vật vào PHÂN TÍCH CHU kỳ TRONG THỊ TRƯỜNG bất ĐỘNG sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.79 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
š&›

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:

VẬN DỤNG CÁC PHẠM TRÙ ”VẬN ĐỘNG” VÀ ”PHÁT TRIỂN”
CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
VÀO PHÂN TÍCH CHU KỲ TRONG THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN

Nhóm 21 - Lớp Đêm 1 Khóa K24 thực hiện
Nhóm trưởng
: Lê Đức Hiệp
Thành viên 1
: Nguyễn Thị Hiếu Hạnh
Thành viên 2
: Đặng Thị Kiều Hoa
Giảng viên phụ trách: TS.Bùi Văn Mưa
TP.Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2015

LỜI MỞ ĐẦU
Một trong những vấn đề cơ bản của triết học đó là sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới
này đứng im hay không ngừng vận động? Trong suốt quá trình phát triển của triết học và
khoa học, nhiều quan điểm lý giải đã được đưa ra, trong đó phải kể đến quan điểm về vận
động và phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Quan điểm này không chỉ có giá trị
trong triết học mà cịn có giá trị đóng góp đáng kể vào cơng cuộc nhận định, phân tích và
nghiên cứu thực tế về các sự vật, hiện tượng trong thế giới.


Trong lãnh vực kinh tế, chúng ta thường hay nhắc đến khái niệm chu kỳ với sự lặp đi lặp


lại theo thời gian. Vậy điều gì tạo nên chu kỳ kinh tế này? Liệu có thể vận dụng quan
điểm về vận động và phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào phân tích và lý giải
cho điều này khơng?
Để làm sáng tỏ câu hỏi trên, nhóm chúng tơi quyết định thực hiện đề tài tiểu luận triết học
với tên gọi: “Vận dung các phạm trù “vận động” và “phát triển” của chủ nghĩa duy vật
biện chứng vào phân tích chu kỳ trong thị trường bất động sản”. Kết cấu bài tiểu luận của
chúng tôi bao gồm 3 phần:
Phần 1: Trình bày nguyên lý về sự phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng
-

Nội dung nguyên lý
Khái niệm sự vận động và sự phát triển
Mối quan hệ giữa chúng

Phần 2: Vận dụng nội dung nguyên lý trên vào phân tích chu kỳ trong thị trường
bất động sản.
2.1. Hai mặt đối lập của thị trường – nguồn cung và lượng cầu
2.2. Cung – cầu gặp nhau và sự vận động phát triển của thị trường
2.3. Các giai đoạn của chu kỳ thị trường bất động sản.
Phẩn 3: Kết luận.
1. Nguyên lý về sự phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
“Quan điểm biện chứng cho rằng các sự vật, hiện tượng luôn vận động, phát triển. Phát
triển là một quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, thay đổi dần dần về lượng dẫn
đến sự thay đổi về chất, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Phát triển không
phải lúc nào cũng theo đường thẳng, mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có thể có những
bước lùi tạm thời; đó là q trình diễn ra theo đường xốy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp
lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn.” [1,118].
“Quan điểm duy vật biện chứng khẳng định nguồn gốc của sự vận động, phát triển là
nhũng mâu thuẫn nằm trong bản thân sự vật. Chính q trình liên tục giải quyết các mâu
2



thuẫn bên trong bản thân sự vật dẫn đến sự vận động, phát triển tự thân của mọi sự vật
trong thế giới.” [1,118]
Khi bàn về phát triển, V.I.Lênin đưa ra hai quan điểm về sự phát triển, trong đó ơng nhấn
mạnh quan điểm thứ hai: phát triển coi như sự thống nhất của các mặt đối lập. Ông cho
rằng chỉ có quan điểm này mới cho ta chìa khóa của sự tự vận động của tất thảy mọi cái
đang tồn tại.
Như vậy quan điểm duy vật biện chứng cho thấy rằng sự thống nhất của các mặt đối lập
chính là nguyên nhân của sự vận động và phát triển. Trong bản thân vật chất, các mặt đối
lập luôn thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa lẫn nhau, tác động lẫn nhau tạo ra nhiều
trạng thái khác nhau của vật chất. Như vậy để làm rõ sự vận động và phát triển của vật
chất phải làm rõ được các mặt đối lập tác động đến sự vận động và phát triển đó là gì.
Khái niệm sự vận động: “vận động là phương thức tồn tại, là thuộc tính cố hữu của vật
chất; vận động được hiểu như sự thay đổi nói chung; có nguồn gốc từ sự tương tác nội tại
trong thế giới vật chất gây ra” [3,519]
Sự vận động có nhiều tính chất khác nhau và có thể được chia thành các hình thức cơ bản
là: vận động cơ giới, vận động hóa học, vận động sinh học, vận động xã hội. Trong đó
vận động xã hội là phức tạp nhất.
Khái niệm phát triển: “phát triển là khuynh hướng vận động tiến lên từ thấp đến cao
(thay đổi về lượng), từ đơn giản đến phức tạp (thay đổi về chất), từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện (thay đổi về lượng – chất), do việc giải quyết mâu thuẫn trong bản thân sự vật
gây ra, được thực hiện thông qua bước nhảy về chất, và diễn ra theo xu hướng phủ định
của phủ định. Quá trình phát triển của các hệ thống – sự vật vật chất xảy ra trong thế giới
khơng chỉ là sự thay đổi tiến bộ mà cịn chứa trong mình những sự thay đổi thối bộ tạm
thời, khơng chỉ là sự thay đổi mà cịn chứa trong mình những sự ổn định tương đối nữa.
Trong hiện thực, phát triển diễn ra rất phức tạp, bao gồm cả những bước lùi, thoái bộ tạm
thời…” [1, 119-120].

3



Như vậy có thể nhận thấy vận động là nguồn gốc của phát triển. Trong mn vàn q
trình vận động xảy ra trong thế giới, có một xu hướng vận động tiến từ thấp lên cao, từ
đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện, do việc giải quyết mâu thuẫn
bên trong gây ra, được thực hiện thông qua bước nhảy về chất, và đi theo xu hướng phủ
định của phủ định; đó là phát triển.
2. Vận dụng nguyên lý về sự phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào phân
tích chu kỳ trong thị trường bất động sản.
2.1. Hai mặt đối lập của thị trường – nguồn cung và lượng cầu.
Trước khi vận dung nguyên lý phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào phân tích,
chúng ta phải hiểu rõ các mặt đối lập nào tạo nên sự vận động và phát triển của thị
trường.
Bất kỳ thị trường nào cũng được tạo nên bởi hai yếu tố cơ bản và bắt buộc phải có là
nguồn cung và lượng cầu. Hai yếu tố này mang tính trái ngược nhau nhưng phải ln tồn
tại, nếu chỉ có nguồn cung mà khơng có lượng cầu thì khơng thể hình thành được thị
trường và ngược lại. Hai yếu tố này gặp nhau, kết hợp với nhau tại điểm cân bằng của thị
trường. Đồng thời chúng cũng luôn tự vận động, thay đổi và tác động chuyển hóa lẫn
nhau tạo ra những điểm cân bằng mới của thị trường.

 Nguồn cung bất động sản
Nguồn cung bất động sản có thể được hiểu là khả năng cung ứng bất động sản cho thị
trường, bao gồm nhiều loại từ đồi núi đất hoang, đất nền dự án, nhà phố, căn hộ chung
cư, đến nhà xưởng, văn phòng cho thuê… Nguồn cung này được thể hiện và chịu ảnh
hưởng cụ thể bởi những chủ thể cung tham gia thị trường.
Nguồn cung thị trường không cố định mà luôn vận động và thay đổi. Nguyên nhân của sự
vận động này đến từ sự vận động của các chủ thể cung tham gia thị trường. Một căn nhà
đang xây, một dự án đang được tiến hành, một khu vực dân cư đang bị giải tỏa… mỗi
4



phút giây trơi qua đều có sự thay đổi, và từ đó góp phần tạo nên sự vận động của nguồn
cung thị trường.
Lý giải sâu xa hơn, sự vận động của các bộ phận này đến từ nhiều yếu tố tác động, cả từ
bên trong và bên ngoài bộ phận. Một căn nhà đang xây phụ thuộc vào tiến độ và ý định
gia chủ, một dự án đang triển khai phụ thuộc vào chủ dự án, đó là những yếu tố nội tại
bên trọng. Nhưng một sắc lệnh được ban hành, hoặc sự tham gia thị trường của một lực
lượng nước ngồi có thể là một tác động từ bên ngoài khiến những cá nhân, chủ thể tham
gia thị trường phải điều chỉnh hành vi và qua đó làm thay đổi nguồn cung bất động sản.
Nguồn cung thị trường bất động sản có độ trễ nhất định, do đặc thù của bất động sản cần
nhiều thời gian mới có thể thay đổi. Mặt khác nguồn cung bất động sản trên thực tế
thường chỉ có xu hướng tăng và giữ nguyên, ít có xu hướng giảm , nếu giảm cũng giảm
rất ít do đất đai là tài sản cố định, không mất đi theo thời gian.
 Lượng cầu bất động sản
Tương tự như nguồn cung, lượng cầu bất động sản có thể được hiểu là nhu cầu về sử
dụng bất động sản của thị trường, bao gồm nhiều loại và đến từ nhiều chủ thể như cá
nhân, doanh nghiệp, tổ chức, Chính phủ… Lượng cầu này cũng chịu ảnh hưởng cụ thể
bởi những chủ thể cầu tham gia thị trường.
Lượng cầu của thị trường không cố định mà luôn vận động và thay đổi. Nguyên nhân của
sự vận động này cũng đến từ sự vận động của các chủ thề cầu tham gia thị trường, dưới
tác động của các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài chủ thể. Một cặp vợ chồng chuyển ra ở
riêng, một doanh nghiệp mở rộng sản xuất, một sự di cư sang khu vực khác… đều góp
phần tạo nên sự vận động của lượng cầu.
Nói tóm lại, cung và cầu chính là hai mặt đối lập luôn tồn tại trong vật chất là thị trường.
Hai mặt đối lập này không thể tách rời nhau trong bản thể vật chất mà phải luôn tồn tại và
thống nhất với nhau tại một vị trí, thời điểm cụ thể tạo nên điểm cân bằng của thị trường.
Chúng cũng luôn vận động và phát triển; luôn đấu tranh, tác động và chuyển hóa lẫn
nhau, qua đó khiến thị trường ln vận động và phát triển.
5



2.2. Cung – cầu gặp nhau và sự vận động của thị trường.
Nguồn cung và lượng cầu luôn tồn tại, tuy đối lập nhưng lại rất thống nhất với nhau. Các
chủ thể cung luôn mong muốn bán được bất động sản với giá cao nhất, trong khi các chủ
thể cầu luôn mong muốn mua được bất động sản với giá thấp nhất, thể hiện sự mâu thuẫn
về mặt lợi ích. Tuy nhiên sự mâu thuẫn này đều xuất phát từ một mục tiêu là tối đa hóa
lợi ích nhận được và tối thiểu hóa chi phí bỏ ra. Và sự mâu thuẫn này cũng phải được giải
quyết và thống nhất với nhau tại điểm cân bằng thì giao dịch mới xảy ra, nếu không cả
chủ thể cung và chủ thể cầu đều khơng đạt được mục đích cuối cùng của mình.
Để có thể thống nhất, hai mặt đối lập này phải khơng ngừng đấu tranh, tác động và
chuyển hóa lẫn nhau. Sự đấu tranh tác động chuyển hóa lẫn nhau thể hiện bởi những lời
chào giá, những buổi gặp mặt, những thuyết phục, giảm giá và nhượng bộ… giúp hai bên
đạt đến thỏa thuận cuối cùng tại một mức giá xác định.
Trong bản thân mỗi chủ thể tham gia thị trường đều tồn tại hai mặt đối lập và thống nhất
là nguồn cung và lượng cầu. Ví dụ mỗi người sở hữu bất động sản đều tồn tại trong bản
thân nhu cầu sử dụng hoặc đầu tư bất động sản đó, và họ cũng có thể rao bán hoặc cho
thuê làm ảnh hưởng đến nguồn cung. Mức độ thống nhấ và chuyển hóa giữa hai mặt này
khác nhau sẽ tạo ra những quyết định khác nhau của chủ thể. Nếu yếu tố lượng cầu chiếm
ưu thế, người đó sẽ giữ bất động sản đó để sử dụng, thậm chí mở rộng thêm hoặc mua bất
động sản khác và tác động đến lượng cầu. Nếu yếu tố nguồn cung chiếm ưu thế, người đó
sẽ rao bán bất động sản và tác động đến nguồn cung.
Sự tác động chuyển hóa giữa hai mặt đối lập cịn thể hiện theo khía cạnh chuyển hóa
trong nội bộ nguồn cung hoặc trong nội bộ lượng cầu và chuyển hóa lẫn nhau. Một dự án
chung cư được xây dựng sẽ làm tăng nguồn cung về nhà ở chung cư nhưng ngược lại làm
giảm nguồn cung về đất trống (do phần đất trống trước đó đã được sử dụng để xây chung
cư). Đó chính là sự chuyển hóa trong nội bộ nguồn cung.
Nhưng nguồn gốc của nó vẫn xuất phát từ việc tác động chuyển hóa giữa hai mặt đối lập
là lượng cầu và nguồn cung: khi chủ thể cung nhận thấy nhu cầu về nhà ở chung cư cao
hơn nhu cầu về đất trống, họ mua hoặc sử dụng đất trống để tiến hành các dự án chung
6



cư. Như vậy phải có nguồn gốc từ lượng cầu mới tác động lên chủ thể làm nguồn cung
thay đổi. Đó chính là sự tương tác giữa các mặt đối lập trong mọi hồn cảnh. Sự chuyển
hóa trong nội bộ lượng cầu cũng diễn ra tương tự.
Chuyển hóa lẫn nhau thể hiện dưới hình thức nguồn cung trở thành lượng cầu và ngược
lại. Một cá nhân vừa bán xong một căn nhà sẽ làm nguồn cung bất động sản giảm, nhưng
anh ta sẽ cần mua một căn nhà khác để ở hoặc một mảnh đất khác để đầu tư, làm lượng
cầu về bất động sản tăng. Nguồn gốc của hoạt động cũng xuất phát từ sự tác động và
chuyển hóa liên tục giữa nguồn cung – lượng cầu.
Như vậy mỗi chủ thể tham gia hoặc tồn tại trong thị trường đều cho ta thấy rõ sự thống
nhất của các mặt đối lập là nguồn cung và lượng cầu, nhưng tùy những hoàn cảnh khác
nhau mà mặt đối lập nào chiếm ưu thế hơn và thể hiện ra bên ngoài nhiều hơn. Cứ như
thế, nguồn cung và lượng cầu luôn vận động và thay đổi liên tục, luôn thống nhất và tác
động lẫn nhau tạo ra một thị trường cụ thể luôn vận động.
Sự vận động này chịu tác động của rất nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị, xã hội… và có
hình thức là một sự vận động xã hội. Trong sự vận động này có một xu hướng phát triển
từ thấp đến cao, giải quyết các mâu thuẫn của nguồn cung – lượng cầu và tạo nên chu kỳ
của thị trường.
2.3. Các giai đoạn của chu kỳ thị trường bất động sản.
Chu kỳ của thị trường, đó là q trình đấu tranh và chuyển hóa lẫn nhau liên tục giữa các
mặt đối lập và có xu hướng lặp đi lặp lại theo thời gian. Một thị trường cấu tạo bởi hai
mặt đối lập là nguồn cung và lượng cầu, với sự biến động tăng giảm của cung và cầu có
thể tạo ra 4 dạng kết hợp: cung giữ nguyên (hoặc giảm ít) cầu giảm, cung giữ nguyên cầu
tăng, cung tăng cầu tăng, và cung tăng cầu giảm. 4 dạng kết hợp này thay phiên nhau tạo
nên 4 giai đoạn căn bản của thị trường tương ứng với suy thối, phục hồi, phát triển và
đình trệ. Để thấy rõ hơn điều này chúng ta hãy phân tích 4 giai đoạn của thị trường bất
động sản.
• Giai đoạn suy thối:
7



Đây là giai đoạn nguồn cung giữ nguyên và cầu liên tục giảm. Giai đoạn này bắt đầu khi
các dự án đã xây dựng được tung hết ra thị trường, khơng có dự án mới được xây thêm
(do giá đã giảm trong một thời gian dài), như vậy nguồn cung bắt đầu ổn định và không
tăng nữa. Tuy nhiên lượng cầu liên tục giảm do các tác động từ bên ngồi như kinh tế
khó khăn… hay do tác động từ bên trong lượng cầu như các nhà đầu tư kỳ vọng mức giá
giảm xuống nữa. Yếu tố lượng cầu giảm liên tục tác động vào yếu tố nguồn cung giữ
nguyên làm mức giá cân bằng liên tục giảm. Mức giá cân bằng giảm lại tiếp tục khiến
nhà đầu tư không xây thêm dự án mới, củng cố cho nguồn cung giữ nguyên; đồng thời
gia tăng kỳ vọng của lượng cầu về việc giá giảm thêm, cũng cố lượng cầu giảm xuống.
Qua đó tạo ra một mức giá cân bằng mới thấp hơn mức giá cũ.
Hai
Mức

Điểm đỉnh thị

giá

trường

mặt

cân
bằng

GĐ phát

GĐ đình


triển:

trệ:

Nguồn cung

Nguồn cung

tăng

tăng

Lượng cầu tăng

Lượng cầu
giảm

GĐ phục
GĐ suy

hồi:

thoái:

Nguồn cung giữ

Nguồn cung giữ

nguyên


nguyên,

Lượng cầu tăng

Lượng cầu
giảm

Điểm đáy thị
trường

Thời
gian

đối lập nguồn cung và lượng cầu liên tục tác động và chuyển hóa lẫn nhau, tạo ra sự vận
động không ngừng giảm xuống của vật chất là thị trường bất động sản trong giai đoạn
này, trước khi bước sang giai đoạn mới.
8


• Giai đoạn phục hồi:
Sau một thời gian dài suy giảm, mức giá thị trường đã xuống đến điểm thấp nhất gọi là
đáy thị trường. Một tác động từ ngoại lực như nền kinh tế có tín hiệu hồi phục hoặc từ nội
lực lượng cầu như sự di dân… sẽ làm lượng cầu về bất động sản tăng. Thời điểm lượng
cầu chuyển từ giảm sang tăng chính là điểm nút mà ở đó thị trường bất động sản thực
hiện bước nhảy để chuyển từ giai đoạn suy thoái sang giai đoạn phục hồi.
Ở giai đoạn này, lượng cầu liên tục tăng tác động vào nguồn cung đang giữ nguyên (do
chưa có dự án mới hoặc các dự án mới chưa được tung ra thị trường) làm mức giá cân
bằng liên tục tăng, vật chất là thị trường bất động sản liên tục vận động thay đổi trạng
thái. Mức giá tăng cũng làm nhu cầu đầu tư hoặc sở hữu bất động sản tăng để tránh phải
chịu mức giá cao hơn, làm lượng cầu càng tăng thêm, dẫn tới mức giá càng tăng. Mức giá

càng tăng cũng dần thu hút nhiều nhà đầu tư để bổ sung nguồn cung, tuy nhiên nguồn
Hình 2.1: Các giai đoạn của chu kỳ thị trường bất động sản (Wyatt, 2007)
cung chưa thể tăng ngay. Cứ thế thị trường luôn vận động cho đến khi đạt đến một điểm
nút mới, mà ở đó thị trường chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
• Giai đoạn phát triển.
Đây là giai đoạn hưng thịnh nhất của thị trường bất động sản khi cả nguồn cung và lượng
cầu đều tăng. Điểm nút bắt đầu của giai đoạn này là khi các nhà cung cấp bắt đầu tung
các dự án mới ra thị trường, làm nguồn cung chuyển từ trạng thái giữ nguyên sang trạng
thái tăng. Lượng cầu vẫn tăng và tác động lên nguồn cung làm mức giá cân bằng tiếp tục
tăng. Sự tác động này làm thị trường liên tục vận động theo hướng đi lên trước khi
chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
• Giai đoạn đình trệ.
Sau một thời gian liên tục tăng, do các tác động từ ngoại lực như một chính sách hạn chế
giao dịch bất động sản được ban hành hoặc một tác động từ nội lực như kinh tế suy giảm
làm lượng cầu về bất động sản giảm. Ngay khi lượng cầu chuyển từ trạng thái tăng sang
9


trạng thái giảm, thị trường bất động sản thực hiện bước nhảy qua điểm nút này để sang
giai đoạn đình trệ. Ở giai đoạn này, tác động giữa nguồn cung vẫn đang tăng (do các dự
án xây dựng trước đó vẫn được đưa ra thị trường) và lượng cầu sụt giảm liên tục khiến
mmức giá cân bằng của thị trường liên tục giảm. Thị trường vận động theo hướng đi
xuống.
Sự vận động đi xuống này tiếp tục kéo dài cho đến khi các dự án đã được tung ra hết,
không có dự án mới được xây thêm vì giá đã giảm trong một thời gian dài làm cho lượng
cung không còn tăng nữa, cũng là lúc thị trường thực hiện bước nhảy tại điểm nút này để
quay trở lại giai đoạn suy thối.

3. Kết luận
Như vậy có thể thấy rõ chu kỳ của thị trường thực chất chỉ là quá trình vận động của thị

trường và phát triển từ giai đoạn này sang giai đoạn tiếp theo, bằng cách thực hiện bước
nhảy tại mỗi điểm nút. Mỗi lần thực hiên bước nhảy, thị trường đang tự điều chỉnh để
giải quyết mâu thuẫn giữa nguồn cung và lượng cầu. Và mỗi lần như vậy thị trường lại
thay đổi một chút theo hướng tiến bộ hơn, các yếu tố cung – cầu cũng thay đổi với nhiều
cải tiến hơn, dù đường xoắn ốc phát triển chưa được thể hiện rõ.
Khi thị trường thực hiện hết một chu kỳ và quay lại giai đoạn ban đầu, đường phát triển
xoắn ốc trở nên rõ ràng hơn và thị trường cũng đã phát triển thêm nhiều bước mới, đó
khơng cịn là giai đoạn suy thối (hoặc bất kỳ giai đoạn nào) giống như chu kỳ trước mà
là một giai đoạn suy thoái mới với những đặc điểm khác hẳn của nguồn cung và lượng
cầu.
Cùng với sự vận động của mình, tại một thời điểm cụ thể sẽ chỉ có một thị trường cụ thể
với các đặc điểm cụ thể. Thị trường sẽ luôn vận động và phát triển đi lên, hoặc đôi khi là
tạm thời thối bộ chứ khơng bao giờ quay lại với chính nó. Vì cho dù ở thời điểm khác
10


thị trường có thể thể hiện ở bên ngồi với các điểm cân bằng thị trường giống hệt, làm
chúng ta lầm tưởng rằng đó là hai thị trường giống hệt. Nhưng bên trong, do bản thân các
mặt đối lập (mà ở đây là nguồn cung và lượng cầu) luôn vận động phát triển nên đã có
những sự thay đổi, tạo nên một thị trường hoàn toàn khác với những mặt đối lập có lượng
và chất cụ thể hồn tồn khác so với trước kia.
Như vậy nói tóm lại, sự thống nhất và đấu tranh của nguồn cung và lượng cầu là nguyên
nhân gây ra sự vận động của thị trường. Trong nhiều hình thức vận động có một hình
thức vận động giúp thị trường giải quyết mâu thuẫn và thực hiện bước nhảy tại vị trí các
điểm nút, để phát triển từ một giai đoạn cũ sang một giai đoạn mới. Các giai đoạn cứ nối
tiếp nhau tạo ra chu kỳ của thị trường. Và dù ở các giai đoạn khác nhau của cùng một chu
kỳ hay ở các chu kỳ khác nhau thì thị trường đều ln phát triển tiến lên phía trước để
ngày càng tiến bộ và hồn thiện hơn.

11



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tiếng Việt:
1. Bùi Văn Mưa và cộng sự, 2014. Triết học. Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh.
2. Bùi Văn Mưa và cộng sự, 2014. Lịch sử triết học. Đại học kinh tế Thành Phố
Hồ Chí Minh.
3. C.Mác và Ph.Angghen, 1994. Toàn tập, tập 20. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính
Trị Quốc Gia.
Danh mục tài liệu tiếng Anh:
4. Cummings, J., 2008. Real Estate Finance & Investment Manual. Ninth Edition.
New Jensey: John Wiley & Sons, Inc.
5. Wyatt, P., 2007. Property valuation in an economic context.University of the
West of England Bristol.

12


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1

......................................................................................................................................... 11

13


LỊCH LÀM VIỆC NHÓM CHI TIẾT


STT

Nội dung làm việc

Ngày thực hiện

Địa điểm

Thành
viên

1

Chọn đề tài

8/11/2014

B415

Cả nhóm

2

Chuẩn bị tài liệu liên quan đến đề tài

9/11/201414/11/2014

Ở nhà

Cả nhóm


3

Thống nhất dàn bài và chia nội dung
thực hiện

15/11/2014

Thư viện
trường

Cả nhóm

4

Chuẩn bị nội dung Phần 1

16/1/201420/11/2014

Ở nhà

Cả nhóm,
Hoa nắm
chính

5

Thảo luận phần 1 và bổ sung

21/11/2014


Thư viện
trường

Cả nhóm

6

Chuẩn bị nội dung Phần 2

Ở nhà+ qua
mail

Hạnh+
Hiệp

7

Thảo luận Phần 2 và đưa ra nội dung
Phần 3

06/01/2015

Thư viện
trường

Cả nhóm

8


Gửi tài liệu tham khảo cho nhóm
trưởng

7/1/2015

Qua mail

Cả nhóm

9

Hồn thành phần 3, lời mở đầu

7/1/201509/01/2015

Thư viện
trường

Hạnh +
Hiệp

10

Tổng hợp, thống nhất định dạng bài
nghiên cứu

10/01/2015

Ở nhà


Hiệp

11

Kiểm tra nội dung và chỉnh sửa sai
sót

10/1/201512/01/2015

Qua mail

Cả nhóm

12

Nộp bài

15/01/2015

23/11/2014
04/01/2015

14


BẢNG PHÂN CÔNG CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG ĐỀ TÀI

Nội dung
thực hiện


Ng
ười
thự
c
hiệ
n
Chọn đề tài Cả
và tìm đọc tài nhó
liệu liên quan m
Thống nhất
Cả
dàn bài và
nhó
chia nội dung
m
thực hiện
Phần
1:
Trình bày
ngun lý về
sự phát triển
của
chủ
nghĩa duy
vật
biện
chứng
- Nội dung
nguyên
Ho


a
- Khái
niệm sự
vận động
và sự
phát triển
- Mối quan
hệ giữa
chúng
Phần 2:
dụng
dung
nguyên
trên
phân

Vận Hiệ
nội p+
Hạ
lý nh
vào
tích
15


chu kỳ trong
thị trường
bất
động

sản.
2.1. Hai mặt
đối lập của
thị trường –
nguồn cung
và lượng cầu
2.2. Cung –
cầu gặp nhau
và sự vận
động phát
triển của thị
trường
2.3. Các giai
đoạn của chu
kỳ thị trường
bất động sản.
Phần 3: Kết
luận
Cả
Tài liệu tham
nhó
khảo
m
Viết lời mở
đầu và tổng
hợp, thống Hiệ
nhất
định p
dạng
bài

nghiên cứu
Kiểm tra nội
Cả
dung

nhó
chỉnh sửa sai
m
sót
Hiệ
Nộp bài
p

Đánh giá của nhóm trưởng:
16


-

-

Nhóm làm việc có cố gắng, tích cực trao đổi thông tin và phối hợp với nhau. Mặc
dù nội dung chi tiết được chia cho từng người phụ trách chính nhưng các thành
viên khác cũng đọc tài liệu và trao đổi, đóng góp nội dung liên quan.
Các thành viên nhận thấy cần cố gắng tham khảo nhiều tài liệu hơn nữa, đặc biệt
là các tài liệu của các nhà triết học trên thế giới.

Đánh giá chung mức độ đóng góp:
STT


Thành viên

Mức độ đóng góp

1

Lê Đức Hiệp

100%

2

Nguyễn Thị Hiếu Hạnh

100%

3

Đặng Thị Kiều Hoa

100%

17



×