TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Tiểu luận triết học
VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ
CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀO PHÂN TÍCH
THỰC TRẠNG NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.
Nhóm 11 Lớp 1 Khóa 24 thực hiện
Nhóm trưởng : Nguyễn Quốc Tân
Thành viên 1 : Khương Thị Phương Thảo
Thành viên 2 : Võ Thị Thu Thảo
Giảng viên phụ trách: TS.Bùi Văn Mưa
TP.Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2015
LỜI GIỚI THIỆU
Trong quá trình phát triển đất nước, bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng đều
có nợ công và chính phủ phải điều tiết , giải quyết sao cho tình hình nợ công của đất
nước mình nằm ở mức cho phép. Và Việt Nam cũng không ngoại lệ, tuy nhiên, nợ
công của Việt Nam hiện nay ngày càng tăng cao và có nguy cơ dẫn đến vỡ nợ.
Nguyên nhân đằng sau nó là gì và kết quả ra sao? Do đó, bằng cách “Vận dụng cặp
phạm trù nguyên nhân và kết quả của phép biện chứng duy vật để phân tích thực
trạng nợ công của Việt Nam hiện nay” sẽ giúp hiểu rõ hơn nguyên nhân và kết quả; từ
đó rút ra được những bài học và giải pháp cho tình hình nợ công của Việt Nam hiện
nay.
Bố cục bài tiểu luận gồm 2 phần chính như sau:
Chương I. Cơ sở lý luận.
1. Khái niệm cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả.
2. Tính chất của mối liên hệ nhân quả.
3. Mối quan hệ của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả.
4. Khái niệm nợ công và bản chất của nợ công.
Chương II. Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả vào phân tích thực trạng
nợ công của Việt Nam hiện nay.
1. Tình hình của nợ công Việt Nam hiện nay.
2. Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả vào phân tích tình trạng nợ
công của Việt Nam hiện nay.
NỘI DUNG
Chương I. Cơ sở lý luận.
1. Khái niệm cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả.
- Nguyên nhân là phạm trù dùng để chỉ sự tương tác giữa các sự vật hay giữa các
yếu tố, bộ phận của chúng mà có gây ra những những biến đổi nhất định kèm theo.
- Kết quả là phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi nhất định do sự tương
tác giữa các sự vật hay giữa các yếu tố, bộ phận của chúng gây ra.
2. Tính chất của mối liên hệ nhân quả.
Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả tồn tại khách quan,
phổ biến và tất yếu trong đó:
- Tính khách quan: Thế giới thống nhất ở tính vật chất. Không có sự vật hiện
tượng nào không có nguyên nhân mà chỉ có chúng ta chưa tìm ra nguyên nhân của
hiện tượng đó, và cũng không có một hiện tượng nào không sinh ra kết quả mà chỉ có
chúng ta chưa tìm ra được kết quả của nó.Mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản
thân sự vật, nó không phụ thuộc vào ý thức của con người. Do đó mối liên hệ nhân quả luôn mang tính khách quan.
- Tính phổ biến: Tính phổ biến của quan hệ nhân quả thể hiện ở chỗ mọi sự vật
và hiện tượng đều nảy sinh từ những sự vật hiện tượng khác. Trong đó cái sản sinh ra
cái khác được gọi là nguyên nhân và cái được sinh ra gọi là kết quả. Chúng ta có thể
nhận thấy mối liên hệ nhân quả tồn tại ở khắp mọi nơi, trong tự nhiên, xã hội và trong
cả tư duy của con người. Không có một hiện tượng nào không có nguyên nhân, chỉ trở
ngại ở chỗ nguyên nhân đóđãđược nhận thức hay chưa.
- Tính tất yếu: Một nguyên nhân nhất định trong hoàn cảnh nhất định chỉ có thể
gây ra kết quả nhất định. Ta biết rằng trong thiên nhiên không thể có những sự vật
hoàn toàn giống nhau. Vì vậy, khái niệm nguyên nhân như nhau trong những hoàn
cảnh hoàn toàn như nhau bao giờ cũng cho kết quả y hệt nhau ở mọi nơi, mọi lúc là
một khái niệm trừu tượng, có những sự vật, hiện tượng về cơ bản là giống nhau thì
trong hoàn cảnh tương đối giống nhau sẽ gây nên những kết quả giống nhau về cơ
bản. Do đó tính tất yếu của mối liên hệ nhân - quả trên thực tế phải được hiểu như sau:
Các nguyên nhân tác động trong những điều kiện và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao
nhiêu thì các kết quả do chúng gây nên cũng càng ít khác nhau bấy nhiêu.
3. Mối quan hệ của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả.
a. Nguyên nhân nào kết quả ấy
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả.
Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động. Trong
thực tế, nhiều nguyên nhân khác nhau cùng tác động để sinh ra nhiều kết quả khác
nhau. Tuy nhiên trong nhận thức con người thường trừu tượng hóa bỏ qua một số
nguyên nhân không cơ bản, thứ yếu…hay bỏ qua một số kết quả không quan trọng,
không cóý nghĩa với mình.
Khi các nguyên nhân tác động cùng một lúc lên sự vật thì hiệu quả tác động của
từng nguyên nhân tới sự hình thành kết quả sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào hướng tác
động của nó. Nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng một
hướng thì chúng sẽ gây ra nên ảnh hưởng cùng chiều với sự hình thành kết quả.
Ngược lại, nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác
nhau thì chúng sẽ làm suy yếu, thậm chí hoàn thành triệt tiêu các tác dụng của nhau.
b. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân
Kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng sau khi xuất hiện, kết quả lại có ảnh
hưởng trở lại với nguyên nhân. Sự ảnh hưởng đó có thể diễn ra theo hai hướng: hoặc
thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân hoặc cản trở sự hoạt động của nguyên nhân.
c. Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau
Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả còn thể hiện ở chỗ: một sự
vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân, nhưng trong mối quan
hệ khác lại là kết quả và ngược lại. Một hiện tượng nào đó với tính cách là kết quả do
một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt mình lại trở thành nguyên nhân sinh ra hiện
tượng thứ ba... và quá trình cứ thế tiếp tục mãi không bao giờ kết thúc, tạo nên một
chuỗi nhân quả vô cùng. Trong chuỗi đó không có khâu nào có thể trở thành khâu bắt
đầu hay khâu cuối cùng. Vì vậy, một hiện tượng nào đóđược coi là nguyên nhân hay
kết quả bao giờ cũng phải ở trong một quan hệ xác định, cụ thể.
4. Khái niệm nợ công và bản chất của nợ công.
Nợ công là một khái niệm tương đối phức tạp. Tuy nhiên, hầu hết những cách
tiếp cận hiện nay đều cho rằng, nợ công là khoản nợ mà Chính phủ của một quốc gia
phải chịu trách nhiệm trong việc chi trả khoản nợ đó.
Nợ công xuất phát từ nhu cầu chi tiêu công quá lớn của Chính phủ. Chi tiêu công
nhằm: Thứ nhất, phân bổ nguồn lực; Thứ hai, phân phối lại thu nhập; Thứ ba, ổn định
kinh tế vĩ mô.
Nợ công là do sự mất cân đối thu chi và dẫn tới thâm hụt ngân sách. Nhu cầu chi
tiêu quá nhiều trong khi các nguồn thu không đáp ứng nổi buộc chính phủ phải đi vay
tiền thông qua nhiều hình thức (như phát hành công trái, trái phiếu, hiệp định tín
dụng) và vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế tài chính quốc
tế…để bù vào khoản thâm hụt, từ đó dẫn đến tình trạng nợ.
Tùy thuộc vào thể chế kinh tế và chính trị, quan niệm về nợ công ở mỗi quốc gia
cũng có sự khác biệt. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nợ công được hiểu bao
gồm ba nhóm là: nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa
phương. Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, ngoài
nước, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân dân Chính phủ hoặc các
khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo quy định
của pháp luật. Nợ Chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Nợ được Chính
phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong
nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ
do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là UBND cấp
tỉnh) ký kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành.
Một cách khái quát nhất, có thể hiểu “nợ công (nợ Chính phủ hoặc nợ quốc gia)
là tổng giá trị các khoản tiền mà Chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa
phương đi vay nhằm bùđắp cho các khoản thâm hụt ngân sách”. Vì thế, nợ Chính phủ,
nói cách khác, là thâm hụt ngân sách lũy kế tính đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình
dung quy mô của nợ Chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao
nhiêu phần trăm so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Chương II. Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả vào phân tích
thực trạng nợ công của Việt Nam hiện nay.
1. Tình hình của nợ công Việt Nam hiện nay.
Theo báo cáo của Chính phủ, chỉ tiêu nợ công từ năm 2010-2013 so với GDP
phù hợp với mục tiêu nợ công và nợ nước ngoài của nước ta giai đoạn 2011 - 2020 và
trong giới hạn được Quốc hội cho phép (Nợ công đến năm 2015 không quá 65%
GDP). Nợ công cuối năm 2013 là 1.942.098 tỷ đồng, bằng 54,2% GDP.
Tổng số dư nợ của Chính phủ đến ngày 31-12-2013 là 1.515.968 tỷ đồng, bằng
42,3% GDP, vẫn nằm trong giới hạn cho phép không quá 50% GDP (giới hạn trần về
nợ Chính phủ đãđược Quốc hội cho phép đến năm 2015 không quá 50% GDP).
Cụ thể, tỷ trọng nợ trong nước tăng lên (từ 40,3% năm 2010 lên 49,7% năm
2013), nước ngoài giảm (từ 59,7% xuống 50,3%), giảm dần sự phụ thuộc vào nợ nước
ngoài. Điều này thể hiện sự tăng trưởng của thị trường trái phiếu Chính phủ trong
nước.
Chỉ tiêu trả nợ Chính phủ (không tính đảo nợ) so với thu Ngân sách Nhà nước
(NSNN)hàng năm trong giới hạn cho phép và nằm trong giới hạn an toàn theo thông
lệ quốc tế. Cụ thể, năm 2010 ở mức 14,7%; năm 2011 ở mức 15,5%; năm 2012 ở mức
14,6%; năm 2013 ở mức 15,2%.
Mặc khác, Chính phủ cũng nhận định rằng dư nợ công hiện đang tăng nhanh
(năm 2010/2009 tăng 27%; năm 2011/2010 tăng 24,8%; năm 2012/2011 tăng 18,4%;
năm 2013/2012 tăng 17,9%). Theo ước tính thì chỉ số nợ công ở mức 60,3% GDP và
dự kiến năm 2015 vào khoảng 64% GDP, sát với ngưỡng nợ công an toàn đãđược ban
hành. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là tác động của khủng hoảng kinh tế thế
giới làm kinh tế trong nước suy giảm nên việc thu NSNN gặp nhiều khó khăn (chỉ đạt
khoảng 95% mục tiêu phấn đấu 5 năm 2011-2015), Chính phủ phải thực hiện các gói
kích cầu từ năm 2009 và nhiều chương trình miễn giảm thuế nhằm khôi phục sản xuất
kinh doanh trong khi vẫn phải duy trì chi đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, nợ công tăng
nhanh là do sức ép về nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển rất lớn, thúc đẩy gia tăng huy
động vốn vay công; vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài cho các chương trình, dự án đầu
tư gia tăng đáng kể, bội chi NSNN luôn duy trì ở mức cao làm tăng vay của Chính
phủ… Do đó, vấn đề nợ công đang thu hút được sự quan tâm rất lớn của nhiều tầng
lớp trong xã hội.
2. Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả vào tình trạng nợ công của Việt Nam
hiện nay.
a.
Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu dẫn đến nợ công của Việt Nam.
- Nguyên nhân chủ yếu: Bất kỳ một quốc gia nào cũng cần có nguồn vốn để phát
triển đất nước. Và thực tế, các nước muốn phát triển nhanh đều phải đi vay. Những
nền kinh tế lớn nhất thế giới như Mỹ, Đức, Nhật Bản… lại cũng chính là những con
nợ lớn. Việt Nam đang trong quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa với mục tiêu xây
dựng Việt Nam, cơ bản là một nước công nghiệp vào năm 2020, do đóViệt Nam cần
tiền để chi ngân sách, xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ….
Tuy nhiên, chi tiêu công quá lớn và sự quản lý kém hiệu quả gây ra những bất ổn cho
nền kinh tế Việt Nam. Nhu cầu chi tiêu quá nhiều (đặc biệt cho các khoản đầu tư
công) so với nguồn thu cóđược (từ thuế, phí, lệ phí thu được) dẫn đến thâm hụt ngân
sách buộc Chính phủ phải đi vay tiền (trong và ngoài nước) để trang trải thâm hụt
ngân sách dẫn đến nợ công. Thâm hụt ngân sách kéo dài làm cho nợ công gia tăng. Nợ
không trả sớm, để lâu thành “lãi mẹ đẻ lãi con” và ngày càng chồng chất thêm.
- Nguyên nhân thứ yếu: Việt Nam đang dần dần có sự già hóa dân số khiến cho
lực lượng lao động bị thu hẹp sẽ làm cho nguồn thu thuế của Chính phủ bị sụt giảm,
trong khi đó số người nghỉ hưu tăng lên sẽ gây áp lực cho việc tăng chi tiêu chính phủ
trong các khoản lương hưu và chăm sóc sức khỏe… dẫn đến thu không đủ chi, kết quả
là ngân sách bị thâm hụt.
b. Nguyên nhân nào kết quả nấy.
Việt Nam cần vốn để phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục, an ninh quốc phòng …
mà thu không đủ chi, phải đi vay mượn; kết quả là dẫn đến nợ công. Nếu như ngân
sách của Việt Nam thặng dư, thu vượt chi thì Việt Nam không cần đi vay mượn, nợ
công của Việt Nam sẽ không xảy ra. Tuy nhiên thực tế là Việt Nam đang thâm hụt
ngân sách, cần phải đi vay mượn và kết quả nợ công Việt Nam xuất hiện đó là điều tất
nhiên, bởi vì nguyên nhân đã xảy ra sẽ theo kết quả xảy ra sau nó. Và kết quả nợ công
của Việt Nam do nhiều nguyên nhân gây ra như:
Thứ nhất, do bội chi ngân sách lớn và kéo dài khiến vay nợ trở thành nguồn lực
chính để bùđắp vào thâm hụt ngân sách.
Đây là nguyên nhân khiến tình hình nợ công ngày càng trở thành gánh nặng cho
nền kinh tế. Chi tiêu công mở rộng gây sức ép lên thâm hụt ngân sách của Việt Nam.
Thâm hụt thương mại của Việt Nam luôn duy trì ở mức cao và kéo dài. Một tỷ lệ khá
lớn vốn tài trợ cho thâm hụt cũng đến từ bên ngoài, trong đó số tiền vay nợ (qua
ODA, vay thương mại, phát hành trái phiếu chính phủ quốc tế) ngày càng lớn. Áp lực
thâm hụt ngân sách càng nặng hơn khi Việt Nam đang có hàng loạt dự án quy mô rất
lớn như mở rộng thủ đô Hà Nội, xây dựng nhà máy điện hạt nhân, dự án đường cao
tốc Bắc Nam,… Đây là những dự án tiêu tốn chi phí cao và phần lớn số tiền không
phải là tiền tiết kiệm trong nước, màđến từ nguồn vốn vay từ nước ngoài.
Tuy nhiên, nguyên nhân này không chỉ mang đến kết quả tiêu cực là thâm hụt
ngân sách, mà nó còn mang đến kết quả tích cực như: Thông qua các chương trình đầu
tư công, nợ công của Việt Nam được chuyển tải vào các dự án đầu tư nhằm cải thiện
cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế. Nhìn chung, việc sử dụng nợ
công của Việt Nam những năm qua đã mang lại một số hiệu quả tích cực. Kết quả này
lại trở thành nguyên nhân mới làm xuất hiện các kết quả mới, cụ thể như sau:Nợ công
đãđáp ứng được nhu cầu bổ sung vốn cho đầu tư phát triển và cân đối NSNN. Nợ
công giai đoạn 2006 – 2012 là 23% bùđắp bội chi NSNN khoảng 5% GDP. Ngoài ra,
nhiều dự án cơ sở hạ tầng, các chương trình xóa đói giảm nghèo, cải thiện môi trường,
giải quyết việc làm, an sinh xã hội, các dự án tăng trọng quốc gia …đều được đầu tư
bằng nguồn vốn vay công. Nhờ đó, thu nhập của quốc gia tăng, kết quả này ảnh
hưởng ngược lại nguyên nhân ban đầu. Thu ngân sách tăng lên giúp tỷ lệ nợ
công/GDP của Việt Nam giảm xuống, trả nợ được các khoản vay của Chính phủ .
Thứ hai, đồng tiền của Việt Nam mất giá khá nhiều so với tiền của những nước
mà Việt Nam vay vốn như Nhật Bản, EU…
Vay nước ngoài có những tác động nguy hại đến nền kinh tế. Thời gian đầu, một
dòng ngoại tệ lớn chảy vào trong nước sẽ làm giảm sức ép cân đối ngoại tệ. Tuy
nhiên, trong trung và dài hạn, việc Chính phủ phải cân đối nguồn ngoại tệ trả nợ gốc
và lãi sẽ đẩy nhu cầu ngoại tệ tăng cao, làm giá đồng nội tệ, tăng chi phí nhập khẩu
máy móc thiết bị và nguyên liệu, tăng chi phí đầu vào của nền kinh tế, dẫn tới nguy cơ
lạm phát. Tỷ giá tăng cao sẽ làm chi phí thanh toán nợ trở nên đắt đỏ hơn, càng làm
tăng nguy cơ vỡ nợ, nếu quy mô nợ vượt quá sức chịu đựng của ngân sách nhà nước.
Sự mất giá của tiền đồng Việt Nam đã tạo ra nhiều khó khăn hơn cho các doanh
nghiệp trong việc trả nợ, khiến nợ công ngày càng gia tăng.
Thứ ba, thâm hụt ngân sách đã trở thành căn bệnh kinh niên, đầu tư lại không
ngừng mở rộng kéo theo lạm phát và lãi suất cao khiến cho việc hoàn trả nợ công
ngày càng trở nên đắt đỏ.
Việc vay mượn để đầu tư công, giúp đất nước phát triển. Đây là một kết quả tích
cực, nhưng nó lại trở thành nguyên nhân mới sản sinh ra kết quả mới là nợ công tăng
cao, gây thâm hụt ngân sách. Kết quả thâm hụt ngân sách khi vượt mức chịu đựng
được của nền kinh tế Việt Nam, lúc này lượng đổi sẽ khiến chất đổi, làm cho nền kinh
tế Việt Nam khủng hoảng.
Thứ tư, đầu tư công cao và kém hiệu quả trong bối cảnh tiết kiệm của Việt Nam
giảm là một trong những nguyên nhân làm tăng nợ công.
Chi tiêu cho đầu tư công ở Việt Nam thời gian qua liên tục gia tăng khiến nợ
công tăng mạnh, gây hiệu ứng nghịch cho hiệu suất tăng trưởng. Nợ công Việt Nam
được coi là nguy cơ tiềm ẩn của khủng hoảng và bất ổn định, tạo gánh nặng cho nền
kinh tế, làm giảm hoặc trì hoãn đầu tư tư nhân. Do đầu tư công kém hiệu quả buộc
Chính phủ phải tăng thu ngân sách (qua thuế, phí hoặc vay mới) để trả nợ, khiến nền
kinh tế rơi vào bất ổn, trì trệ hoặc lạm phát gia tăng.
Đầu tư công chưa hiệu quả là nguồn gốc lớn nhất làm tăng nợ công. Ở Việt
Nam, bên cạnh những thành công vàđóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế
không thể phủ nhận, đầu tư công còn nhiều hạn chế, nhất là về hiệu quả đầu tư. Tốc
độ tăng đầu tư giai đoạn (2001 – 2011) luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Khu
vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chiếm tỷ lệ đầu tư công cao nhất nhưng hiệu quả
đầu tư lại thấp nhất. Nguyên nhân do quản lý kém, đầu tư không hợp lý, đầu tư nhiều
vào các ngành tư nhân sẵn sàng đầu tư; thiếu đầu tư tương xứng cho những ngành có
khả năng lan tỏa, dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu kinh tế vàđầu tư thiếu tập trung, không
dứt điểm cho các công trình trọng điểm… Kết quả là gây ra lãng phí và tốn kém, thậm
chí với mức độ ngày càng nặng nề, mức thất thoát lên đến 20 – 30%, không những thế
làm cho tình hình nợ công của Việt Nam ngày càng trầm trọng.
c. Tác động trở lại của nguyên nhân – kết quả và sự chuyển hóa của nguyên nhân – kết
quả
Nước ta cần một nguồn vốn rất lớn để phát triển là nguyên nhân chính dẫn đến
kết quả là Chính phủ phải huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau làm cho nợ
công tăng lên. Nợ gốc và lãi liên tục tăng gây ra sức ép rất lớn trong khi đóđầu tư
công và quản lýđầu tư công kém hiệu quả không chỉ khiến hiệu quả đầu tư xã hội bị
hạn chế, mà còn làm gia tăng nhiều hệ quả tiêu cực khác, như tăng sức ép lạm phát
trong nước; mất cân đối vĩ mô, hạn chế sức cạnh tranh và chất lượng phát triển của
nền kinh tế trong hội nhập. Đặc biệt, đầu tư công kém hiệu quả làm tăng gánh nặng và
tác động tiêu cực đến nợ công, do làm tăng nợ chính phủ, nhất là nợ nước ngoài. Điều
này lại trở thành nguyên nhân mới dẫn đến hậu quả Chính phủ lại phải tiếp tục vay nợ
để hoàn trả cho các khoản nợ trước đó. Có thể thấy kết quả nợ công đã thành nguyên
nhân mới làm xuất hiện các kết quả mới. Quá trình cứ như thế tiếp diễn tạo nên chuỗi
nhân quả vô tận.
KẾT LUẬN
1. Trong hoạt động nhận thức.
Muốn thấu hiểu sự vật phải phát hiện ra những nguyên nhân sản sinh ra nó; để
phát hiện ra nguyên nhân, phải phân tích sự vật ra thành các yếu tố, rồi khảo sát sự
tương tác giữa chúng để thấy được sự tương tác nào là nguyên nhân đã gây ra hiện
tượng nợ công tại Việt Nam. Cần phải phân loại các nguyên nhân, xác định chính xác
vai trò, tính chất tác động của từng nguyên nhân trong việc sản sinh ra kết quả. Phải
tìm hiểu sự tác động ngược lại của kết quả đến nguyên nhân, cũng như sự thay đổi vị
trí cho nhau của nguyên nhân và kết quả. Từ đó, có cách nhìn và hướng giải quyết để
khắc phục những nguyên nhân gây ra kết quả xấu, tiêu cực và tác động mạnh những
nguyên nhân tạo ra sự xuất hiện của kết quả tốt, tích cực.
2. Trong hoạt động thực tiễn.
Muốn loại bỏ hoàn toàn một hiện tượng hay kết quả nào đó phải loại bỏ nguyên
nhân tiềm ẩn sinh ra nó; nhưng nếu không thể loại bỏ được nguyên nhân tiềm ẩn sinh
ra nó thì không tạo ra nguyên cớ hay điều kiện thuận lợi cho nguyên nhân tiềm ẩn
biến thành nguyên nhân thực sự. Ngược lại, muốn một hiện tượng nào đó xuất hiện
nhanh và nhiều cần tạo ra nguyên nhân tác động cùng chiều, tạo ra nguyên cớ hay
điều kiện cần thiết. Có như vậy tình hình nợ công của Việt Nam sẽ phát triển theo
chiều hướng tốt, bớt đi những chiều hướng xấu, mang lại lợi ích cho đất nước ta, góp
phần phát triển Việt Nam ngày một “giàu đẹp, văn minh, hiện đại”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Văn Mưa, Trần Nguyên Ký, Bùi Bá Linh, Bùi Xuân Thanh, 2014. “Triết
học (Tài liệu tham khảo cho học viên cao học & nghiên cứu sinh không thuộc chuyên
ngành triết học)”. Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
Cổng thông tin điện tử Bộ Tài Chính, 2013 “Bản tin nợ công – số 03”
< [Ngày truy cập : 25
tháng 11 năm 2014].
Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,2009.
“Luật
quản
lý
nợ
công”.< />class_id=1&mode=detail&document_id=91027>.[Ngày truy cập : 25 tháng 11 năm
2014].
Đỗ Thị Thúy Nga, Bùi Hoàng Yến, Mai Thị Nhì. “Thực trạng nợ công và vấn
đề
tăng
trưởng
kinh
tế
ở
Việt
Nam”.
< .
[Ngày truy cập: 23 tháng 11 năm 2014].
Phạm Thị Thanh Bình. “Vấn đề nợ công ở một số nước trên thế giới và hàm ý
chính sách đối với Việt Nam.” Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia 2013.
Tạp chí Tài chính, 2013. “Xác định nợ công: những điểm khác biệt”.
< [Ngày truy cập: 23 tháng 11 năm 2014].
Trang thông tin cà phê sách, 2013. “Nguyên nhân và những rủi ro tiềm ẩn của
nợ công Việt Nam”. < . [Ngày truy cập: 23 tháng 11 năm
2014]
Trang thông tin Kiểm toán nhà nước, 2011. “Bàn về vấn đề nợ công ở Việt
Nam”. < .
[Ngày truy cập: 23 tháng 11 năm 2014]
MỤC LỤC
BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ CÔNG VIỆC
Thời gian
Tuần 4 – 5
Công việc
Chọn đề tài thực hiện, xác
định nội dung sơ bộ của tiểu
luận, phân chia công việc tìm
tài liệu viết bài
Nội dung cụ thể
Nguyễn Quốc Tân:
Soạn Lời giới thiệu, phần 2
của Chương II.
Võ Thị Thu Thảo:
Soạn chương I và phần 2 của
chương II.
Khương Thị Phương Thảo:
Soạn phần 1 và 2 của chương
II.
Tuần 6 – 7
Nguyễn Quốc Tân:
Tổng hợp ý kiến của các
thành viên, hoàn chỉnh phần 2
chương II. Viết Kết luận.
Các thành viên gửi bài cho
Võ Thị Thu Thảo:
nhóm trưởng tổng hợp, cùng
- Đưa ra ý kiến về phần 1
nhau thống nhất nội dung
Chương II, góp ý bổ sung cho
trong bài tiểu luận (đặc biệt là
phần 2 chương II
phần 2 chương II).
Khương Thị Phương Thảo:
- Đưa ra ý kiến về phần Cơ
sở lý thuyết , góp ý bổ sung
cho phần 2 chương II.
Nguyễn Quốc Tân:
Tổng hợp ý kiến và hoàn
thành bài tiểu luận.
Tuần 8 – 9
Tuần 10 – 11
Các thành viên đọc lại toàn
bộ nội dung trong bài tiểu
luận, kiểm tra lỗi chính tả,
Võ Thị Thu Thảo &
đóng góp thêm ý kiến để giúp
Khương Thị Phương Thảo:
bài tiểu luận hoàn chỉnh hơn.
Đóng góp ý kiến về nội dung
bài và chỉnh sửa lỗi chính tả.
Chỉnh sửa và hoàn thiện bài
tiểu luận.
Nguyễn Quốc Tân:
Gửi bài cho Lớp trưởng
BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA CÁC THÀNH VIÊN
Mức độ tham gia trong từng
giai đoạn
Họ tên
Đánh giá
chung
(%)
4-5
6-7
8-9
10-11
Nguyễn Quốc Tân
X
X
X
X
100
Khương Thị Phương Thảo
X
X
X
X
100
Võ Thị Thu Thảo
X
X
X
X
100
Ký tên