Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Báo cáo thực tập tại MobiFone chi nhánh Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.11 MB, 50 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Xuất phát từ mong muốn hoàn thiện bản thân và học hỏi thêm những kiến thức thực
tế bên ngoài để đáp ứng tốt cho công việc sau này, em xác định là cần phải hiểu biết cả về
lý thuyết và thực hành. Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu trên giảng đường về
cơ bản lý thuyết em đã được trang bị đầy đủ. Nhưnglý thuyết và thực hành có rất nhiều
điểm khác nhau, nếu chỉ nắm vững lý thuyết mà không có thực hành thì kết quả sẽ không
tốt làm cho chúng ta hiểu sai vấn đề khi tiếp thu với thực tế.
Bên cạnh đó, để có cái nhìn tổng quan hơn về việc làm sau này và học hỏi thêm
nhiều kinh nghiệm về ngành nghề sau này. Nhận thức được điều này, em thấy được tầm
quan trọng của quá trình đi thực tập trước khi bước vào làm đồ án tốt nghiệp để ra trường.
Trong thời gian thực tập tại công ty VMS đã giúp cho em trang bị thêm nhiều kiến thức
mới thực tế và thiết thực mà lúc trên giảng đường đại học em chưa hề biết đến. Đồng thời,
trong quá trình thực tập cũng giúp em trang bị thêm những kinh nghiệm chuyên môn quý
báu cho việc làm mai sau hay lúc phỏng vấn xin việc làm. Để từ đó có sự nhìn nhận rõ
hơn công việc mà mình phải làm sau này mà không hề bối rối.
Trong thời gian em được thực tập tại công ty VMS – Mobifone Bình Định, em nhận
thấy được rằng: để đảm bảo chất lượng tốt cho quá trình thực hiện cuộc gọi, tránh được
tắt nghẽn và có tốc độ truyền tải dữ liệu đạt được tốc độ cao để đáp ứng tốt cho người
dùng mọi lúc mọi nơi, thì thiết bị viễn thông và thiết bị truyền dẫn mà mỗi nhà mạng sử
dụng mang tính chất quyết định đến sự thành công của công ty. Nhận thấy được tầm quan
trọng của các thiết bị viễn thông được sử dụng trong mạng Mobifone nên em xin chọn đề
tài: “Tìm hiểu các thiết bị GSM, WCDMA, truyền dẫn tại trung tâm thông tin di
động khu vự III” để từ đó thấy được tầm quan trọng và nguyên lý hoạt động của các
thiết bị viễn thông này.
Bình Định, Tháng 09/2015
Sinh Viên Thực tập

1


CHƯƠNG 1


GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY VMS VÀ MOBIFONE BÌNH ĐỊNH
1.1. Lịch sử phát triển

Hình 1.1. Logo và câu slogan của công ty Mobifone
MobiFone được thành lập ngày 16/04/1993 với tên gọi ban đầu là Công ty thông
tin di động. Ngày 01/12/2014, Công ty được chuyển đổi thành Tổng công ty Viễn thông
MobiFone, trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, kinh doanh trong các lĩnh vực: dịch
vụ viễn thông truyền thống, VAS, Data, Internet & truyền hình IPTV/cable TV, sản phẩm
khách hàng doanh nghiệp, dịch vụ công nghệ thông tin, bán lẻ và phân phối và đầu tư
nước ngoài.
Tại Việt Nam, MobiFone là một trong ba mạng di động lớn nhất với hơn 30% thị
phần. Chúng tôi cũng là nhà cung cấp mạng thông tin di động đầu tiên và duy nhất tại
Việt Nam được bình chọn là thương hiệu được khách hàng yêu thích trong 6 năm
liền.Hiện nay, MobiFone có gần 50 triệu thuê bao với gần 30.000 trạm 2G và 20.000 trạm
3G. Tổng doanh thu năm 2014 của MobiFone đạt xấp xỉ 2 tỷ đô la Mỹ.Lịch sử hình thành
và phát triển của Mobifone từ năm 1993 đến nay được thể hiện như sau:
+ Năm 1993: Thành lập Công ty Thông tin di động. Giám đốc công ty Ông Đinh
Văn Phước.
+ Năm 1994: Thành lập Trung tâm Thông tin di động Khu vực I & II.
+ Năm 1995: Công ty Thông tin di động ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)
với Tập đoàn Kinnevik/Comvik (Thụy Điển), Thành lập Trung tâm Thông tin di động
Khu vực III.

2


+ Năm 2005: Công ty Thông tin di động ký thanh lý Hợp đồng hợp tác kinh doanh
(BCC) với Tập đoàn Kinnevik/Comvik.Nhà nước và Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ
Thông tin và Truyền thông) có quyết định chính thức về việc cổ phần hoá Công ty Thông
tin di động.Ông Lê Ngọc Minh lên làm Giám đốc Công ty Thông tin di động thay Ông

Đinh Văn Phước (về nghỉ hưu).
+ Năm 2006: Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực IV.
+ Năm 2008: Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực V. Kỷ niệm 15 năm
thành lập Công ty thông tin di động.Thành lập Trung tâm Dịch vụ Giá trị Gia tăng.Tính
đến tháng 04/2008, MobiFone đang chiếm lĩnh vị trí số 1 về thị phần thuê bao di động tại
Việt Nam.
+ Năm 2009: Nhận giải Mạng di động xuất sắc nhất năm 2008 do Bộ Thông tin và
Truyền thông trao tặng; VMS - MobiFone chính thức cung cấp dịch vụ 3G; Thành lập
Trung tâm Tính cước và Thanh khoản.
+ Năm 2010: Chuyển đổi thành Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ
sở hữu.
+ Năm 2013: Kỷ niệm 20 năm thành lập Công ty Thông tin di động và đón nhận
Huân chương Độc lập Hạng BaMobiFone là nhà cung cấp mạng thông tin di động đầu
tiên và duy nhất tại Việt Nam (2005-2008) được khách hàng yêu mến, bình chọn cho giải
thưởng mạng thông tin di động tốt nhất trong năm tại Lễ trao giải Vietnam Mobile
Awards do tạp chí Echip Mobile tổ chức. Đặc biệt trong năm 2009, MobiFone vinh dự
nhận giải thưởng Mạng di động xuất sắc nhất năm 2008 do Bộ thông tin và Truyền thông
Việt nam trao tặng.
+Năm 2014: Ngày 26/06: Ông Mai Văn Bình được bổ nhiệm phụ trách chức vụ
Chủ tịch Công ty Thông tin di động.Ngày 10/07: Bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu Nhà
nước tại Công ty VMS từ Tập đoàn VNPT về Bộ TT&TT.Ngày 13/08: Ông Lê Nam Trà
được bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Công ty Thông tin di động.Ngày 01/12: Nhận
quyết định thành lập Tổng công ty Viễn Thông MobiFone trên cơ sở tổ chức lại Công ty
TNHH một thành viên Thông tin di động.
3


+ Năm 2015:Ngày 21/04 Ông Lê Nam Trà được bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội
đồng thành viên. Ông Cao Duy Hải được bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Tổng công ty
Viễn thông MobiFone.


1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty viễn thông Mobifone
Hiện nay, Tổng công ty Viễn thông MobiFone có 20 Phòng, Ban chức năng và 20
đơn vị trực thuộc khác bao gồm 9 Công ty Dịch vụ MobiFone tại 9 khu vực, Trung tâm
Viễn thông quốc tế MobiFone, Trung tâm Dịch vụ đa phương tiện và giá trị gia tăng
MobiFone, Trung tâm Công nghệ thông tin MobiFone, Trung tâm Quản lý và điều hành
mạng (NOC), Trung tâm Mạng lưới MobiFone miền Bắc, Trung, Nam, Trung tâm Đo
kiểm và sửa chữa thiết bị viễn thông MobiFone, Trung tâm Tính cước và Thanh khoản,
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển, Trung tâm Tư vấn thiết kế MobiFone.
Ngoài ra, MobiFone có ba công ty con bao gồm Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật
MobiFone, Công ty cổ phần Công nghệ MobiFone toàn cầu và Công ty cổ phần Dịch vụ
gia tăng MobiFone.
Văn phòng Tổng Công ty viễn thông MobiFone: Tòa nhà MobiFone - Lô VP1,
Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
1.2.1. Khối kinh doanh
Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1:Có trụ sở chính tại Hà Nội.
Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 2: Có trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh.Công
ty Dịch vụ MobiFone khu vực 3: Có trụ sở chính tại Ðà Nẵng, chịu trách nhiệm quy
hoạch, quản lý và kế hoạch phát triển của Tổng Công ty trên khu vực miền Trung: Đà
Nẵng, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên.
Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực: Có trụ sở chính tại Vĩnh Phúc, chịu trách
nhiệm quy hoạch, quản lý và kế hoạch phát triển của Tổng Công ty trên khu vực địa bàn
4


các tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Nam,
Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc.
Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 5: Có trụ sở chính tại Hải Phòng, chịu trách
nhiệm quy hoạch, quản lý và kế hoạch phát triển của Tổng Công ty trên địa bàn các tỉnh:
Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng

Sơn, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Giang.
Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 6: Có trụ sở chính tại Nghệ An, chịu trách
nhiệm quy hoạch, quản lý và kế hoạch phát triển của Tổng Công ty trên địa bàn các tỉnh:
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 7: Có trụ sở chính tại Khánh Hòa, chịu trách
nhiệm quy hoạch, quản lý và kế hoạch phát triển của Tổng Công ty trên khu vực địa bàn
các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Khánh Hòa.
Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 8: Có trụ sở chính tại Bình Dươngchịu trách
nhiệm quy hoạch, quản lý và kế hoạch phát triển của Tổng Công ty trên khu vực địa bàn
các tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Bình Dương, Tây
Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An.
Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 9: Có trụ sở chính tại Cần Thơ, chịu trách
nhiệm quy hoạch, quản lý và kế hoạch phát triển của Tổng Công ty trên khu vực địa bàn
các tỉnh: Cần Thơ, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang,
Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.
1.2.2. Khối mạng lưới và khối chức năng
Các Trung tâm mạng lưới MobiFone miền Bắc, Trung, Nam.
Trung tâm Viễn thông Quốc tế.
Trung tâm Quản lý, điều hành mạng (NOC).
5


Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển MobiFone.
Trung tâm Dịch vụ đa phương tiện và giá trị gia tăng MobiFone.
Trung tâm Công nghệ Thông tin MobiFone.
Trung tâm Đo kiểm và sửa chữa thiết bị viễn thông MobiFone.
Trung tâm Tính cước và Thanh khoản MobiFone.
Trung tâm Tư vấn thiết kế MobiFone.

6



1.2.3. Các công ty do Mobifone nắm dữ trên 50% vốn điều lệ
Công ty cổ phần Công nghệ Mobifone toàn cầu (Mobifone Global).
Công ty cổ phần Dịch vụ và Gia tăng Mobifone (Mobifone Plus).
Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật Mobifone (Mobifone Service).
1.3. Giới thiệu về Trung tâm thông tin di động khu vực III chi nhánh Bình Định
Trung tâm mạng lưới Mobifone miền trung được thành lập theo quy định số 226 /
QĐ – Mobifone – HĐTV, ngày 10/02/2015 của hội đồng thành viên, tổng công ty viễn
thông Mobifone. Được phân cấp quản lý 12 tỉnh miền trung bao gồm: Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắk
Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông.
Đài viễn thông Bình Định trực thuộc mạng lưới Mobifone miền trung được giao
vận hành khai thác mạng tại 4 tỉnh bao gồm: Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh
Hòa.
Tổ viễn thông Bình Định trực thuộc Mobifone Bình Định, có nhiệm vụ quản lý và
khai thác 11 huyện trực thuộc tỉnh bao gồm: Quy Nhơn, Tuy Phước, Vân Canh, An Nhơn,
Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân, An Lão, Hoài Nhơn.
Cơ cấu tổ chức Mobifone Bình định bao gồm 3 nhóm chính, mỗi nhóm quản lý và
khai thác mạng trên các huyện, bao gồm:
+ Nhóm Quy Nhơn: quản lý 2 huyện và 1 thành phố đó là T.p Quy Nhơn, huyện
Tuy Phước, huyện Vân Canh.
+ Nhóm An Nhơn: quản lý thị xã An Nhơn, huyện Tây Sơn, Vĩnh Thạnh và huyện
Phù Cát.
+ Nhóm Hoài Nhơn: quản lý các huyện Phù Mỹ, Hoài Ân, An Lão và Hoài Nhơn.
Về nhân sực của trung tâm thông tin di động Khu vực III, gồm có:

7



+ 1 tổ trưởng quản lý nhóm Quy Nhơn và toàn tỉnh Bình Định.
+ 1 trưởng nhóm An nhơn, 1 trưởng nhóm Hoài Nhơn.
+ 12 nhân viên vận hành, quản lý và khai thác mạng.
+ 3 tài xế lái xe chuyên chở trang thiết bị viễn thông và cán bộ, nhân viên.

8


CHƯƠNG 2
TÌM HIỂU VỀ THIẾT BỊ VIỄN THÔNG ĐANG DÙNG TRONG MẠNG LƯỚI
MOBIFONE BÌNH ĐỊNH
2.1. Thiết bị 2G RBS 2216 – Ericsson:
2.1.1. Giới thiệu về RBS 2216 – Ericsson:
RBS 2216 là một phiên bản trong dòng RBS 2000 của Ericsson. Đây là tủ trong
nhà (Indoor) và hỗ trợ tối đa 12 bộ thu phát (TRx).
RBS 2216 là tủ có dung lượng cao (hỗ trợ tối đa tới 6 DRU). RBS 2216 được thiết
kế với toàn bộ thiết bị có thể thao tác ở mặt trước của tủ, thuận lợi trong việc vận chuyển
tủ cũng như có thể đặt tủ dựa vào tường.

Hình 2.1. Tủ RBS Indoor 2216 của hãng Ericson
Công ty viễn thông Mobifone sử dụng thiết bị RBS 2216 của hãng Ericson có hỗ
trợ GSM 900/1800. Thiết bị này có thể được lắp đặt trong nhà trạm (phòng lạnh), được
gọi là tủ Indoor, hoặc lắp ngoài môi trường và được gọi là tủ Outdoor.

9


2.1.2. Đặc điểm cơ bản của RBS 2216 – Ericsson
Trọng lượng tủ : 150 Kg.
Gồm có 6 Card thu phát, mỗi Card có trọng lượng : 70 Kg.

Kích thước : 90 x 60 x 40 cm, có thể xếp chồng.
Dải nhiệt độ : -330 C đến +500 C.
Sử dụng nguồn AC hoặc DC : VMS sử dụng nguồn DC -48V từ tủ nguồn Delta
(PSU -48V : +24V).
2.1.3 Đặc tính kỹ thuật của RBS 2216 – Ericssion
Hỗ trợ GSM 800/1900 MHz, dung lượng gấp đôi thế hệ trước vì sử dụng bộ thu
phát và kết hợp kép dTRU. Cụ thể :
Dải tần thu
Dải tần phát
Độ rộng băng tần sóng mang
Số kênh trên một sóng mang
Phương pháp điều chế
Khoảng cách giữa 2 tần số thuộc
cùng cặp tần số song công phát
và thu

824 - 849 MHz
869 - 894 MHz
200 KHz
8 kênh toàn tốc (full rate)
GMSK, EDGE-dTRU dùng cả
GMSK lẫn 8-PSK
45 MHz

Có khả năng hỗ trợ EDGE (công nghệ di động thế hệ 2,75G tiếp theo GPRS) đáp
ứng giải pháp giao tiếp số liệu với tốc độ cao, hỗ trợ EDGE trên cả 12 bộ thu phát.
RBS 2216 sử dụng 2 loại bộ kết hợp (combiner) mới rất linh hoạt, do đó 1 tủ
RBS2216 thể hoạt động với cấu hình 1 sector, 2 sector hoặc 3 sector, có thể sử dụng kết
hợp băng tần GSM900/1800, GSM800/1900 hay GSM800/1800.
Khi sử dụng bộ kết hợp lọc (filter combiner, ký hiệu: CDU-F) thì RBS2216 hỗ trợ

hoạt động một trong các cấu hình là 3x4 (4/4/4), 2x6 (6/6) và 1x12 (Omni12) sử dụng các
băng tần GSM900 và 1800.
CDU-G combiner có thể được cấu hình theo 2 chế độ: chế độ dung lượng và chế
độ vùng phủ. Khi hoạt động ở chế độ vùng phủ, công suất tại đầu ra của nó tăng lên 3,5
dB và rất hiệu quả với các site có vùng phủ sóng là nông thôn, ngoại ô hoặc khi bắt đầu

10


cung cấp dịch vụ cho một khu vực mới với chi phí thấp nhất. Để hoạt động với cấu hình
4/4/4 ta phải sử dụng 3 khối CDU-G.
 Cấu trúc RBS indoor 2216 :

Một (tủ) thiết bị RBS 2216 gồm có:
+ Đơn vị cấp nguồn PSU (Power Supply Unit)
+ Đơn vị chuyển mạch phân phối DXU (Distribution Switch Unit)
+ Mô-đun phân phối trong (Internal Distribution Module)
+ Bộ thu phát kép dTRU (Double Transceiver Unit)
+ Bộhoán chuyển cấu hình CXU (Configuration Switch Unit)
+ Bộ phân phối và kết hợp CDU (Combiner and Distribution Unit)
+ Đơn vị đấu nối điện xoay chiều và một chiều ACCU/DCCU (AC or DC
Connection Unit) và bộ lọc điện một chiều DCF (DC Filter)
+ Khối điều khiển quạt giải nhiệt FCU (Fan Control Unit)

Hình 2.2. Cấu trúc phần cứng của RBS indoor 2216

11


 Khối DRU của RBS 2216


Hình 2.3. Khối DRU của RBS indoor 2216
Khối DRU có các thông số kỹ thuật sau:
+ Số lượng card trong một tủ là: từ 1 đến 6 card.
+ Công suất tiêu thụ tối đa: 500 W.
+ Công suất phát tối đa Tx: 47dBm.
+ Giao tiếp với Dxu qua Y-link
DRU gồm các khối chính sau:
+ Khối xử lý trung tâm (CPU): Điều khiển RBS.
+ Bộ xử lý tín hiệu số (PSP system).
+ Hệ thống vô tuyến (Radio system).
+ Hệ thống phân phối và kết hợp (Combiner and distribution system).
+ Hệ thống lọc (filer system).
Chức năng chính của khối DRU: Xử lý thu/phát sóng mang vô tuyến. Nó là giao
diện giữa các bộ thu phát và hệ thống antenna. DRU có thể được cấu hình ở chế độ
Combined hoặc Uncombined.
12


 Khối DXU của RBS 2216

Hình 2.4. Khối DXU của RBS indoor 2216
Khối DXU có các thông số kỹ thuật sau:
+ Là loại DXU 31.
+ Giao tiếp truyền dẫn :4 luồng E1/T1.
+ Hỗ trợ đồng bộ từ GPS.
+ Hỗ trợ LAPD Multiplexing và Concentration.
+ Hỗ trợ 16 External Alarm.
+ Các giao tiếp đều ở trước mặt Card.
+ Công suất tiêu thụ : 20 W.

Chức năng chính của khối DXU:
+ Cung cấp giao tiếp RBS với truyền dẫn thông qua 4 port E1/T1.
+ Điều khiển các tín hiệu đầu vào, điều khiển và giám sát thông tin, gởi các thông
tin đến các bộ phận xử lý trong RBS.
+ Cung cấp tín hiệu đồng bộ chuẩn cho các bộ phận xử lý trong RBS.
+ Lưu và thực thi phần mềm RBS trên Flash Card.
+ Điều khiển hệ thống làm mát và hệ thống nguồn.
+ Điều khiển các cảnh báo ngoài.

13


 Khối ACCU & DCCU của RBS 2216

Hình 2.5. Khối ACCU & DCCU của RBS indoor 2216
Phân phối nguồn đến PSU và các thiết bị ngoài.
ACCU sử dụng nguồn 220-250 V AC.
DCCU sử dụng nguồn -48V DC.
Chức năng chính : Chức năng: Kết nối/ngắt kết nối và phân bố nguồn AC/DC đến
PSU.
 Khối PSU của RBS 2216

Hình 2.6. Khối PSU của RBS indoor 2216

14


Số lượng : 1- 3 (RBS2216).
Có 2 loại Version: PSU-AC cho kết nối AC mains, PSU-DC cho kết nối đến -48
VDC. Cụ thể là:

+ PSU-AC: Chuyển đổi nguồn AC thành +24 VDC.
+ PSU-DC: Chuyển đổi nguồn -48 VDC thành +24 VDC.
Chuyển đổi nguồn đầu vào thành + 24V DC.
Công suất : 1500 W/ 1 PSU . Khối lượng : 4,5 Kg.
Chức năng chính: PSU biến đổi điện áp của nguồn cấp sang điện áp tiêu chuẩn của
hệ thống là 24VDC để cung cấp các khối còn lại của RBS hoạt động.
 Khối IDM của RBS 2216

Hình 2.7. Khối IDM của RBS indoor 2216
IDM gồm 2 chức năng:
+ Phân phối điện áp hệ thống 24VDC tới các bộ phận của tủ RBS và đóng vai trò
là 1 cầu chì với điện áp tải là 24VDC
+ Có 1 điểm kết nối trên IDM để kết nối vòng xuyến ESD với thiết bị tiếp đất về
điện.
Bảo vệ bằng CB (8 cái) và cầu chì.

15


 Hệ thống làm mát

Đối với RBS Indoor 2216 hệ thống làm mát bao gồm :
+ Quạt.
+ Hệ thống điều khiển quạt.
+ Bộ phận lọc khí trên cửa.
Hệ thống này sử dụng luồng không khí để làm mát thiết bị.
2.1.4. Công suất tiêu thụ của RBS Indoor 2216
Phụ thuộc vào Traffic hiện tại, số lượng TRX, tần số, nhiệt độ môi trường và có sử
dụng một số chức năng hạn chế nhiễu hay không (DTX).
RBS Indoor 2216 phát cấu hình 4/4/4, không sử dụng chức năng hạn chế nhiễu,

công suất tiêu thụ trung bình khoảng 1,8 KW (+24VDC) và 2,0 KW (220VAC,-48VDC)
RBS Indoor 2216 phát cấu hình 4/4/4, sử dụng chức năng hạn chế nhiễu, công suất
tiêu thụ trung bình khoảng 1,4 KW (+24VDC) hoặc 1,6 KW (220VAC, -48VDC).
2.1.5. Đấu nối cáp RBS 2216 Indoor theo cấu hình trạm
 Đấu nối cáp Rx
Cách đấu dây Rx khi mở rộng nhóm thu phát : Rx OUT1 của DRU1 được nối với
Rx IN1 của DRU2, Rx IN1 của DRU1 được nối với Rx OUT1 của DRU2.

Hình 2.8. Đấu nối cáp Rx khi mở rộng nhóm thu phát
 Đấu nối cáp Tx

Cách đấu dây Tx để mở rộng nhóm thu phát: Khi sử dụng 2 DRU để phát nhiều
hơn 2 nhóm trong 1 Cell, hai Jumper anten chỉ cần nối vào Tx/Rx1 của mỗi DRU.

16


Hình 2.9. Đấu nối cáp Tx khi mở rộng nhóm thu phát
2.1.6. Phần mềm cấu hình và giám sát RBS indoor 2216
RBS 2216 Ericson là thiết bị GSM có thể cấu hình được, và phần mềm giao tiếp
OTM R49H cho phép làm điều đó.
Sử dụng OMT R49H để cài đặt cấu hình trạm.

Hình 2.10. Giao diện phần mềm OMT R49H
Với OMT, chúng ta có thể kết nối đếu RBS 2216, xem (view) cấu hình – trạng thái
hiện tại của trạm; giám sát các bộ phận (monitor) như: nguồn, antenna, card thu phát, các
lỗi phát sinh, …; điều khiển (control) như: Bật/tắt card thu phát, định dạng tần số antenna,
reset card thu phát, … hỗ trợ cho việc vận hành, bảo dưỡng hệ thống và đảm bảo chất
lượng dịch vụ tốt nhất.


17


2.2. Thiết bị 3G Nokia Siemens
2.2.1. Giới thiệu về thiết bị Nokia Siemens
Trong UMTS trạm gốc được gọi là nút B và nhiệm vụ của nó là thực hiện kết nối
vô tuyến vật lý giữa thiết bị đầu cuối với nó. Nó nhận tín hiệu từ RNC và chuyển nó vào
tín hiệu vô tuyến. Nó cũng thực hiện một số thao tác quản lý tài nguyên vô tuyến cơ sở
như “điều khiển công suất vòng trong”. Tính năng này để phòng ngừa vấn đề gần xa;
nghĩa là nếu tất cả các đầu cuối đều phát cùng một công suất, thì các đầu cuối gần nút B
nhất sẽ che lấp tín hiệu từ các đầu cuối ở xa.
Nút B kiểm tra công suất thu từ các đầu cuối khác nhau và thông báo cho chúng
giảm công suất hoặc tăng công suất sao cho nút B luôn thu được công suất như nhau từ tất
cả các đầu cuối.

Hình 2.11. Trạm Node B của Thiết bị 3G Nokia Siemens.
Node B của Nokia Siemens Network có tên đầy đủ là Flexi WCDMA BTS, có cấu
trúc module (không có backplane), gồm có 2 module chính: SYSTEM MODULE (card
truyền dẫn gắn trên system module) và RF MODULE.
Flexi WCDMA BTS là trạm thu phát gốc của hãng Nokia Siemens dành cho mạng
3G. Về mặt cài đặt và phần cứng, Flexi WCDMA BTS có thể cài đặt chung với các trạm
đang sử dụng mà không cần phải thêm tủ chứa thiết bị đặc biệt nào, do kích thước nhỏ
gọn dưới dạng các module có vỏ bảo vệ tốt nên nó có thể dễ dàng được lắp đặt ở các vị trí
khác nhau.

18


Hệ thống Flexi WCDMA BTS hỗ trợ hai giải pháp lắp đặt: Feederless and
Distributed, giúp cho việc triển khai lắp đặt trở nên linh hoạt hơn so với các hệ thống

trước đây.
+ Feederless site: giải pháp này không sử dụng sợi feeder mà được thay thế bằng
sợi quang, do đó khoảng cách giữa khối System và khối RF hay RRH (Remote Radio
Head) lên tới 200 m.
+ Distributed site: Giải pháp này cho phép khoảng cách giữa khối System và RF
hay RRH lên tới 15 km thông qua hệ thống truyền dẫn quang. Khi đó các thành phần
truyền tải và bộ thu phát được sử dụng để kết nối khối System với các khối RF.
2.2.2. Đặc tính kỹ thuật của thiết bị Nokia Siemens

Hình 2.12. Cấu trúc các thành phần chính của Flexi WCDMA BTS
Flexi WCDMA BTS gồm có:
Một khối system FSMx (Flexi System Module) được lắp chung với khối truyền
dẫn phụ (Transmission sub-module).
Một khối system FSMx mở rộng (System Extension Module) không có khối truyền
dẫn phụ, giúp mở rộng cho việc xử lý tín hiệu băng gốc (baseband).
Một tới ba khối RF hoặc RRH.

19


Một khối cung cấp nguồn (FPMA), có thể chứa tối đa 4 khối phụ: 1 tới 3 bộ
chuyển đổi AC/DC (FPAA: Flexi Power AC/DC sub-module 200-240 V AC), 1 tới 3 bộ
nguồn ắc qui (FPBA: Flexi Power Battery sub-module).
Khối kết hợp đa sóng MRC (Multiradio Combiner): kết hợp tín hiệu GSM và
WCDMA, tuân theo chuẩn AISG/3GPP, cung cấp một đường DC giữa BTS và anten.
Ngoài ra khi các khối được lắp bên ngoài cabinet, cần có thêm các bộ phân: nắp
đậy bảo vệ phía trước/sau FMCA, FMCB (Flexi Mounting Cover for Back and Front) và
cabinet để lắp trên sàn, tường hoặc trên cột FMFA (Flexi Mounting Kit for Floor, Wall,
Plole).
 Khối system của thiết bị Nokia Siemens


Hình 2.13. Cấu trúc khối system

Khối system đảm nhiệm các chức năng: điều khiển, vận hành, duy trì hệ thống, xử
lý tín hiệu băng gốc, kết nối truyền dẫn, phân phối nguồn.
Gồm có 3 kiểu: FSMB (Rel. 1), FSMC (Rel. 2), FSMD (Rel. 2). Rel. 2 tăng cường
khả năng điều khiển, xử lý tín hiệu băng gốc hơn so với Rel. 1.
Ngoài ra nó có thể họat động như một khối system mở rộng. Khối system cũng
chứa bộ tạo xung clock để đồng bộ cho các khối khác của BTS, các khối quạt. Nó lấy
nguồn DC - 48 V và phân phối tới các khối RF, khối system mở rộng.
 Khối RF của thiết bị Nokia Siemens
20


Khối RF hoạt động độc lập như một máy thu phát có tích hợp các bộ lọc anten.
Mỗi khối RF khác nhau có thể hỗ trợ từ 1 tới 3 sector, có chức năng xử lý tín hiệu vô
tuyến, điều khiển và cấp nguồn cho anten.
Khối RF gồm có 3 loại:
+ Triple RF: 3 bộ thu phát.
+ Dual RF: 2 bộ thu phát.
+ Single RF: 1 bộ thu phát.

Hình 2.14. Cấu trúc khối RF
Khối RF bao gồm các thành phần:
+ Máy phát TX cho 2 carrier.
+ Máy thu phân tập RX cho 2 carrier.
+ Bộ khuếch đại tuyến tính.
+ Bộ lọc RF hướng chính và hướng phân tập.
+ Bộ cấp nguồn vào 48 V DC.
+ Khuếch đại và cấp nguồn cho anten.

+ Giao tiếp với khối system.
+ Hai quạt tích hợp.
+ Giao tiếp kết nối tới anten.
 Khối RRH của thiết bị Nokia Siemens
21


Cũng như khối RF, RRH hoạt động độc lập như một máy thu phát có tích hợp các
bộ lọc anten. Mỗi khối RRH có thể hỗ trợ 1sector, có chức năng xử lý tín hiệu vô tuyến,
điều khiển và cấp nguồn cho anten. Khác với RF, RRH không có tích hợp quạt nhưng có
tích hợp bộ bảo vệ quá áp. Mỗi RRH chỉ hỗ trợ 1 máy phát TX 2 carrier và 2 máy thu,
một cho hướng chính, một cho thu phân tập.

Hình 2.15. Cấu trúc khối RRH
 Khối cấp nguồn FPMA (Flexi Power Module)

Hình 2.16. Cấu trúc khối cấp nguồn FPMA
Khối biến đổi AC/DC FPAA (Flexi Power AC/DC): biến đổi điện áp AC 200-240
V (1 phase hoặc 3 phase) thành nguồn DC 48 V cung cấp cho BTS.
Khối ắc qui FPBA (Flexi Power Battery): cung cấp nguồn dự phòng cho BTS
trong thời gian ngắn.

22


2.2.3. Phần mềm quản lý cấu hình cho thiết bị Nokia Siemens
Thiết bị 3G của hãng Nokia Siemens được cấu hình và quản lý thông qua phần
mềm BTS Site Manager WN 7.0 của hãng cung cấp. Việc quản lý cấu hình bằng cách kết
nối PC với thiết bị thông qua cổng LAN (RJ45) bằng cáp thẳng.


Hình 2.17. Giao tiếp giữa PC và thiết bị 3G Nokia Siemens
Giao diện của phần mềm BTS siteManager trước khi đăng lock vào thiết bị

Hình 2.18. Giao diện của phần mềm BTS Site Manager

23


2.3. Thiết bị truyền dẫn Viba Pasolink V4 và Viba Pasolink Neo
2.3.1. Thiết bị truyền dẫn Viba Pasolink Neo
 Giới thiệu về Viba Pasolink Neo
Pasolink NEO là một thiết bị có chức năng điều chế và giải điều chế các tín hiệu
băng gốc từ các luồng truyền dẫn đến, với đầu vào là các luồng truyền dẫn và đầu ra là
các tín hiệu đã được điều chế và truyền lên ODU thông qua cáp RF.Giao diện của
Pasolink có thể là các giao diện về PDH (5/10/20E1 dùng điều chế QPSK; 48E1 dùng
điều

chế 32 QAM...), SDH (STM-1, điều chế 128 QAM...) và dùng giao diện

Enthemet(10Mbps/20Mbps/40Mbps,điều chế QPSK...). Đối với NEO sử dụng các băng
tần sau L6/U6/7/8/10.5/11/13/15/18/23/26/28/32/38/52Ghz. Một thiết bị Pasolink NEO về
cơ bản có các thành Port chính sau:
Nguồn cung cấp cho thiết bị là nguồn DC từ +/-20v đến +/-60v,bộ nguồn ta có thể
lấy chung bộ nguồn của 2G,3G hoặc của các thiết bị Mini-Link có ở trong phòng BTS
nhưng phải đúng theo yêu cầu của thiết bị đề ra.

Hình 2.19. Nguồn DC cung cấp cho Pasolink NEO
Các port luồng:các port luồng củaPasolink NEO có thể là luồng PDH,luồng SDH
hay luồng Ethemet hoặc là luồng quang. Tùy vào nhu cầu truyền tải thông tin mà ta có thể
cấu hình riêng cho từng luồng.


24


Hình.2.20. Các port giao tiếp của Pasolink NEO
Bộ điều khiển Module:

Hình 2.21. Bộ điều khiển module của Pasolink NEO
Protech: để loại bỏ các CTRL thì ta chọn ON(UP). Ngoài ra cần sao lưu hay chỉnh
sửa cấu hình thì ta chọn chế độ Linhk Down.
SC In/Out: các cổng giao tiếp ra/vào có thể sử dụng cấu hình RS232C 9600bps×2
hoặc sử dụng cổng SC LAN 64 hoặc 128/256 kbps.
AUX/Alm : EOW BB Connection HK Input / Cluster ALM Input CONT Output /
Cluster Output / ALM Output.
Maint: Đèn Maint sẽ nhấp nháy khi chúng ta điều chỉnh và tải chương trình về và
CTRL Thẻ Khởi động lại, CTRL thẻ thay thế.
Memory: Cũng như Maint đèn Memory cũng có chức năng tương tự
IDU:Đèn IDU luôn đỏ
Modem:

Hình 2.22. Modem của Pasolink NEO

25


×