Tải bản đầy đủ (.doc) (142 trang)

Nghiên cứu tính toán chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (972.48 KB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN CHI PHÍ ĐƠN VỊ
TRONG GIÁO DỤC TIỂU HỌC NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

MÃ SỐ: B2012-29.01

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài

Chủ nhiệm đề tài

PGS.TS. Đặng Thị Thanh Huyền


HÀ NỘI, 6-2014

2


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Danh sách thành viên tham gia nghiên cứu đề tài
TT


1

Đơn vị công tác và
lĩnh vực chuyên môn

Họ và tên

PGS.TS. Đặng Thị Thanh Huyền

2

PGS.TS. Nguyễn Công Giáp

3

TS. Bùi Hồng Quang

4

5

Viện trưởng Viện nghiên cứu
khoa học Quản lý giáo dục,
Học viện Quản lý giáo dục
Phó giám đốc Học viện Quản
lý giáo dục
Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạchtài chính, Bộ GD&ĐT

Nhiệm vụ
được giao


Chủ
nhiệm
Ủy viên

Ủy viên

ThS. Lương Thị Thanh Phượng

Phó Viện trưởng, Viện Nghiên
cứu khoa học Quản lý giáo dục,
Học viện Quản lý giáo dục

Ủy viên

ThS. Ngô Thị Thùy Dương

Nghiên cứu viên, Viện Nghiên
cứu khoa học Quản lý giáo dục,
Học viện Quản lý giáo dục

Thư ký

Đơn vị phối hợp chính
TT

1.
2.
3.


Tên đơn vị
trong và ngoài nước

Họ và tên
người đại diện đơn vị

Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ GD&ĐT
Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục
và đào tạo
Một số Sở GD&ĐT, Phòng Giáo dục
và Đào tạo, trường tiểu học đại diện
cho các vùng miền

1

TS. Bùi Hồng Quang
Phó vụ trưởng
Bà Trần Thị Thắm, Phó Vụ
trưởng
Giám đốc Sở GD&ĐT.
Trưởng phòng Giáo dục và
Đào tạo, Hiệu trưởng
trường tiểu học.


MỤC LỤC
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................7
MỞ ĐẦU....................................................................................................................15
CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TÍNH TOÁN
CHI PHÍ ĐƠN VỊ TRONG GIÁO DỤC TIỂU HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG GIÁO DỤC.................................................................................................20
1.1. KHÁI NIỆM .............................................................................................................................................20
1.2. MÔ HÌNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRƯỜNG HỌC THEO TIẾP CẬN TỔNG THỂ HƯỚNG TỚI CẢI THIỆN CHẤT
LƯỢNG GIÁO DỤC..........................................................................................................................................24
1.2.1. Khung đánh giá chất lượng giáo dục tổng thể .............................................................................24
1.2.2 Thang đo tự chủ và tự chịu trách nhiệm hướng tới cải thiện kết quả giáo dục..............................32
1.2.3. Cơ cấu chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu học. ............................................................................36
1.2.4. Mối quan hệ giữa chi phí đơn vị và kết quả giáo dục tiểu học......................................................40
1.3. CHI PHÍ GIÁO DỤC HƯỚNG ĐẾN CẢI THIỆN KẾT QUẢ GIÁO DỤC: THỰC TIỄN QUỐC TẾ...........................41
1.3.1. Tương quan chi phí và chất lượng giáo dục ở các nước Đông Á..................................................41
1.3.2. Một số bằng chứng khác về mối liên hệ giữa các yếu tố và kết quả học tập................................45
1.4. CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH GIÁO DỤC, CHI TIÊU CÔNG CHO GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ CÁC CHÍNH SÁCH
HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC XÃ HỘI ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TIỂU HỌC. .........................................................46
1.4.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục tiểu học ........................46
1.4.2. Các chính sách huy động nguồn lực xã hội để phát triển chất lượng GD tiểu học......................48
1.4.3. Cơ chế quản lý tài chính nhằm tăng cường tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập................52
1.4.4. Chế độ đối với đối tượng chính sách, học sinh, giáo viên vùng khó khăn....................................53

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CHI TIÊU XÃ HỘI VÀ CÁ NHÂN CHO GIÁO
DỤC TIỂU HỌC TRONG MỐI TƯƠNG QUAN VỚI CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
.....................................................................................................................................55
2.1. THỰC TRẠNG CHI PHÍ ĐƠN VỊ CỦA GIÁO DỤC TIỂU HỌC........................................................................55
2.1.1. Chi phí đơn vị giáo dục Tiểu học phân theo nguồn kinh phí: Chia xẻ chi phí trong giáo dục Tiểu
học...........................................................................................................................................................55
2.1.2. Các khoản đóng góp từ gia đình cho giáo dục tiểu học................................................................62
2.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỰ CHỦ TRƯỜNG HỌC ............................................................................................70
2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG ................................75
2.4. KẾT QUẢ GIÁO DỤC TIỂU HỌC................................................................................................................81

CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN CHI PHÍ ĐƠN VỊ NHẰM ĐÁP ỨNG

YÊU CẦU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC .......................89
GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 ..........................................................................................89
3.1. PHÂN TÍCH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, NHU CẦU HỌC TẬP VÀ KHẢ NĂNG CHI TIÊU CHO GIÁO DỤC TIỂU
HỌC ...............................................................................................................................................................89
3.1.1. Phân tích tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2020................................................................89
3.1.2. Tính toán chi phí đơn vị giáo dục tiểu học giai đoạn 2015-2020.................................................92
3.2. ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GD TIỂU HỌC GIAI ĐOẠN 2015- 2020 VÀ GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN. .............................................................................................................................................................97
3.2.1. Đề xuất chính sách đầu tư.............................................................................................................97
3.2.2. Đề xuất các giải pháp thực hiện..................................................................................................102

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................112
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................115
PHỤ LỤC.....................................................................................................................1

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Khung đánh giá mức tự chủ và tự chịu trách nhiệm trường học.................34
Bảng 2. Ví dụ về bằng chứng tự chủ trong quản lý nhân sự trong nhà trường.........36
Bảng 3. Các mức đánh giá mức độ hoàn toàn tự chủ và tự chịu trách nhiệm...........36
Bảng 4. Các mức độ tự chủ trường học và quản lý giáo viên ở một số nước Đông Á
.....................................................................................................................................43
Bảng 5. Các mức độ tự chủ trường và ảnh hưởng của cha mẹ học sinh ở một số
nước Đông Á..............................................................................................................44
Bảng 6. Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyênngân sách nhà nước năm 2011
.....................................................................................................................................51
Bảng 8. Chi Ngân sách giáo dục và đào tạo giai đoạn 2001-2012............................56
Bảng 9. Chi ngân sách cho giáo dục tiểu học bình quân học sinh toàn quốc giai

đoạn 2006-2010..........................................................................................................57
Bảng 10. So sánh chi phí giáo dục tiểu học một số địa phương năm 2012..............58
Bảng 11. Chi ngân sách giáo dục Tiểu học Tp. Hồ Chí Minh và tỉnh Hòa Bình năm
2012............................................................................................................................59
Bảng 11b. So sánh Chi phí giáo dục cấp trường học ở một số trường Tiểu học tại
Lào Cai........................................................................................................................61
Bảng 11c. So sánh Chi phí giáo dục cấp trường học ở một số trường Tiểu học tại
huyện Kroong Ana, DăkLak......................................................................................61
Bảng 12. Chi giáo dục tiểu học bình quân 1 học sinh
trong 1 năm từ 2008-2012..........................................................................................62
Bảng 14. Tỷ trọng chi giáo dục, đào tạo trong chi tiêu cho đời sống của hộ gia đình
năm 2012 (% trong tổng thu nhập)............................................................................65
Bảng 15. Ý kiến của CBQL, GV về tự chủ của trường học trong lập và thông qua kế
hoạch ngân sách .........................................................................................................72
Bảng 16. Ý kiến của CBQL, GV trường tiểu học về tự chủ của trường học trong
quản lý nhân sự ..........................................................................................................73
Bảng 17. Ý kiến của CBQL, GV trường tiểu học về sự tham gia của Hội đồng
trường vào tài chính trường học.................................................................................73
Bảng 18. Ý kiến của CBQL, GV trường tiểu học về Đánh giá kết quả của nhà
trường và học sinh .....................................................................................................74
Bảng 19. Ý kiến của CBQL, GV trường tiểu học về tự chịu trách nhiệm trường học
.....................................................................................................................................75
Bảng 20. Ý kiến của CBQL, GV trường tiểu học về xây dựng quy chế, quy định nội
bộ.................................................................................................................................76
3


Bảng 21. Ý kiến của CBQL, GV trường tiểu học về năng lực lập dự toán tài chính
của Hiệu trưởng trường tiểu học................................................................................76
Bảng 22. Ý kiến của CBQL, GV trường tiểu học về năng lực tự kiểm tra tài chính,

kế toán trường tiểu học...............................................................................................77
Bảng 23. Ý kiến của CBQL, GV trường tiểu học về công khai tài chính của Hiệu
trưởng tiểu học............................................................................................................78
Bảng 24. Thông báo công khai dự toán thu – chi năm 2013, ...................................80
trường tiểu học T.S. Hà Nội.......................................................................................80
Bảng 25. Báo cáo tự kiểm tra tình hình chi tại trường Tiểu học T.S.
năm 2012....................................................................................................................80
Bảng 27. So sánh quốc tế về các chỉ số phát triển giáo dục cho mọi người ............84
Bảng 28. Xu hướng trường, lớp, giáo viên tiểu học giai đoạn 2007-2010................85
Bảng 29. Các điều kiện phát triển giáo dục tiểu học: giáo viên, CSVC ở Tp Hồ Chí
Minh và Hòa Bình......................................................................................................86
Bảng 30. Đầu tư của Nhà nước và của người dân cho giáo dục và đào tạo giai đoạn
2000-2008...................................................................................................................89
Bảng 31. Xu hướng phát triển giáo dục tiểu học giai đoạn 2017-2012....................92
Bảng 32. Dự báo dân số học đường, quy mô học sinh giai đoạn 2015-2020...........93
Bảng 33. Tính toán chi ngân sách nhà nước cho giáo dục tiểu học giai đoạn 20152020............................................................................................................................93
Bảng 34. Tính toán chi phí đơn vị từ NSNN cho giáo dục tiểu học giai đoạn 20152020 ...........................................................................................................................94
Bảng 35. Giả định Tỷ lệ chi từ gia đình cho học sinh tiểu học theo các nhóm thu
nhập ............................................................................................................................95
Bảng 36. Dự báo thu nhập bình quân đầu người theo nhóm thu nhập......................95
giai đoạn 2015-2020 ..................................................................................................95
Bảng 37. Tính toán chi phí đơn vị cho giáo dục tiểu học cho giáo dục từ gia đình
giai đoạn 2015-2020...................................................................................................95
Bảng 38. Tính toán chi phí đơn vị (NSNN và gia đình) theo các nhóm thu nhập giai
đoạn 2015-2020..........................................................................................................96
Bảng 39. Đề xuất định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước
năm 2011....................................................................................................................98
Bảng 40. Ý kiến của CBQL, GV, cha mẹ học sinh về các điều kiện học tập học sinh
tiểu học (%)..............................................................................................................103


4


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. Các yếu tố của tài chính trường học theo tiếp cận tổng thể hướng tới cải
thiện kết quả giáo dục.................................................................................................27
Hình 2. Nguyên tắc cơ bản của hệ thống tài chính giáo dục ....................................28
Hình 3. Các chỉ số yếu tố của tài chính trường học...................................................30
Hình 4. Mô hình Tự chủ - tự chịu trách nhiệm trường học.......................................33
Hình 5. Chi Ngân sách giáo dục các cấp (% GDP) một số nước Đông Á năm 2005
.....................................................................................................................................42
Hình 6. Chi ngân sách chi cho giáo dục ở một số quốc gia (% GDP)......................56
Hình 7. Chi Ngân sách giáo dục và đào tạo giai đoạn 2001-2012............................56
Hình 8. Chi Ngân sách GD&ĐT giai đoạn 2008-2012.............................................57
Hình 9. Chi giáo dục tiểu học bình quân 1 học sinh trong 1 năm
từ 2008-2012...............................................................................................................63
Hình 10. Tỷ trọng chi giáo dục, đào tạo trong chi tiêu cho đời sống của hộ gia đình
năm 2012 (% trong tổng thu nhập)............................................................................65
Hình 11. Xu hướng tăng tỷ lệ đi học đúng tuổi tiểu học
giai đoạn 2006-2012..................................................................................................82
Hình 12. HDI của Việt Nam, 1990-2011...................................................................84
Hình 13. Tình toán chi phí đơn vị (NSNN và gia đình) theo các nhóm thu nhập giai
đoạn 2015-2020..........................................................................................................96

5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBQLGD
CSVC

CTMTQG
GD&ĐT
GV
NCKH
NSNN

NSGD
NV
HS
SABER
SGK
THCS
THPT
XDCB
WB

Cán bộ quản lý giáo dục
Cơ sở vật chất
Chương trình mặt trận quốc gia
Giáo dục và đào tạo
Giáo viên
Nghiên cứu khoa học
Ngân sách nhà nước
Ngân sách giáo dục
Nhân viên
Học sinh

(Systems Assessment for Better Education Results) Tiếp cận hệ
thống cho kết quả giáo dục tốt hơn
Sách giáo khoa

Trung hoc cơ sở
Trung học phổ thông
Xây dựng cơ bản
Ngân hàng thế giới

6


THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:

Tên đề tài: Nghiên cứu tính toán chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu học
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
Mã số: B2012-29-01
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Đặng Thị Thanh Huyền
Cơ quan chủ trì đề tài: Học viện Quản lý giáo dục
Thời gian thực hiện: Từ tháng 4/2012 đến tháng 4/2014
2. Mục tiêu
Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của tính toán chi phí đơn vị
trong giáo dục tiểu học, từ đó xác định chi phí đơn vị cho giáo dục tiểu học
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp với các đối tượng, vùng, miền
giai đoạn 2015-2020.
3. Tính mới và sáng tạo:
Vận dụng tiếp cận hệ thống hướng tới cải thiện kết quả giáo dục trong
lĩnh vực tài chính giáo dục do Ngân hàng thế giới khởi xướng. Phân tích tài
chính giáo dục để tạo ra và duy trì các điều kiện cần thiết cho học sinh, phân
tích và tính toán chi phí đơn vị cho giáo dục tiểu học, nâng cao chất lượng và
sự phù hợp với các vùng, miền trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
Các mục tiêu chính sách của tài chính giáo dục cần phải đạt được là: Đảm bảo
chi đơn vị tối thiểu, công bằng và hiệu quả.

4. Kết quả nghiên cứu
Đề tài đã đạt được các kết quả chính như sau:
4.1. Khái quát khung lý luận về tính toán chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu
học, đặc biệt là sử dụng mô hình quản lý tài chính trường học theo tiếp cận
tổng thể hướng tới cải thiện chất lượng giáo dục.
Đề tài đã xác định cơ cấu chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu học, các
yếu tố ảnh hưởng đến chi phí giáo dục trường học, phương pháp tính toán chi
phí giáo dục như: chi phí trên đầu học sinh, chi phí bình quân trên học sinh
tốt nghiệp, chi phí bình quân 1 giáo viên.
Đề tài cũng khái quát cơ chế quản lý tài chính giáo dục, chi tiêu công
cho giáo dục tiểu học và các chính sách huy động nguồn lực xã hội để phát
triển giáo dục tiểu học, phân tích Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và
7


xu hướng đổi mới giáo dục tiểu học; Thang đo tự chủ và tự chịu trách nhiệm
hướng tới cải thiện kết quả giáo dục; Cơ chế quản lý tài chính nhằm tăng
cường tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập.
4.2. Khảo sát thực trạng về chi tiêu xã hội và cá nhân cho giáo dục tiểu học
trong mối tương quan với chất lượng giáo dục: Chi phí đơn vị giáo dục Tiểu
học phân theo nguồn kinh phí: Chia xẻ chi phí trong giáo dục Tiểu học.
Nghiên cứu thực tiễn chi phí trong giáo dục Tiểu học một số địa phương
như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Lào Cai, Lai Châu, Gia
Lai, ĐakLak, Hòa Bình, Sóc Trăng, Trà Vinh, Thái Bình, Hải Phòng,…
Qua thực tế cho thấy hiện nay còn một khoảng cách khá lớn giữa chi
phí đơn vị cho giáo dục tiểu học ở thành thị và nông thôn, người giàu và
người nghèo. Đặc biệt đối với các vùng khó khăn, trẻ em thuộc nhóm thu
nhập thấp thì chi phí giáo dục là một gánh nặng, do vậy học sinh không có
cơ hội tiếp cận với các hoạt động giáo dục phong phú, đa dạng theo hướng
phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất học sinh theo tinh thần đổi mới căn

bản, toàn diện giáo dục.
Khảo sát cũng cho thấy mức độ tự chủ của các trường tiểu học hiện
nay rất thấp, kể cả khu vực thành thị và nông thôn.
4.3. Đề xuất chính sách và giải pháp đầu tư phát triển giáo dục tiểu học
theo tiếp cận hệ thống hướng tới cải thiện kết quả giáo dục giai đoạn 20152020.
4.3.1. Đề xuất chính sách đầu tư
a) Điều chỉnh chính sách phân bổ ngân sách giáo dục thường xuyên theo
cấp/bậc học thay vì phân bổ theo đầu dân
b) Bổ sung chính sách tài trợ các trường tiểu học vùng khó khăn
c) Đổi mới chính sách lương, hoàn thiện hệ thống ngạch, bậc lương của
giáo viên, CBQL giáo dục tiểu học khoa học, hợp lý
4.3.2. Đề xuất các giải pháp thực hiện
Để giải quyết bài toán đầu tư phát triển giáo dục tiểu học theo tiếp cận
hệ thống hướng tới cải thiện kết quả giáo dục giai đoạn 2015-2020, cần thực
hiện 5 giải pháp:
Giải pháp 1. Đầu tư phát triển giáo dục tiểu học theo yêu cầu đổi mới
chương trình, sách giáo khoa sau 2015
Giải pháp 2. Tăng quyền tự chủ tài chính thực sự cho các trường tiểu học
8


Giải pháp 3. Tăng cường giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính
cho các gia đình hộ nghèo
Giải pháp 4. Nâng cao năng lực quản lý tài chính cho Hiệu trưởng trường tiểu
học, đặc biệt là năng lực lập kế hoạch ngân sách, công khai, minh bạch tài
chính
Giải pháp 5. Tăng cường minh bạch tài chính, huy động sự tham gia của cộng
đồng, cha mẹ học sinh trong quản lý tài chính trường học.
5. Sản phẩm:
Chuyên đề nghiên cứu 1. Khung lý thuyết tính toán chi phí đơn vị bậc tiểu

học
Chuyên đề nghiên cứu 2. Phân tích chính sách đầu tư phát triển giáo dục tiểu
học.
Chuyên đề nghiên cứu 3. Kinh nghiệm quốc tế về chi phí đơn vị cho giáo dục
tiểu học.
Chuyên đề nghiên cứu 4. Thực trạng chi tiêu xã hội và cá nhân cho giáo dục
tiểu học.
Chuyên đề nghiên cứu 5. Chi phí đơn vị giáo dục tiểu học nhằm đáp ứng yêu
cầu nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2015-2020.
Chuyên đề nghiên cứu 6. Chính sách huy động các nguồn lực xã hội nhằm
đảm bảo chi phí đơn vị cho giáo dục tiểu học.
Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt đề tài
6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng
áp dụng:
Ảnh hưởng về mặt tài chính của đề tài
Trong tất cả các hoạt động của đề tài không gây ra bất kỳ phát sinh về
tài chính bất hợp lý đối với ngân sách của Bộ GD&ĐT cũng như các bên liên
quan do triển khai thực hiện đề tài.
Phân tích về mặt kinh tế
Tính toán được chi phí đơn vị cho giáo dục tiểu học để đảm bảo nâng
cao chất lượng giáo dục sẽ đề xuất chính sách huy động nguồn lực cho giáo
dục tiểu học nhằm đảm bảo chi phí đơn vị, nâng cao chất lượng giáo dục; xây
dựng chính sách đầu tư phát triển giáo dục tiểu học, chính sách hỗ trợ giáo
dục tiểu học có chất lượng cho trẻ em nghèo, trẻ em người dân tộc thiểu số.

9


Hỗ trợ các cơ quan quản lý giáo dục, địa phương, trường học (công lập,
ngoài công lập) tính toán mức huy động nguồn lực xã hội, cá nhân phù hợp để

đảm bảo hiệu quả đầu tư cho giáo dục tiểu học
Đánh giá ảnh hưởng xã hội
Thông qua việc tính toán chi phí đơn vị sẽ xác định mức chi tiêu của
nhà nước và gia đình cho giáo dục tiểu học.
Về phía Nhà nước cần phải đảm bảo mức chi này cho mọi đối tượng,
ưu tiên cho trẻ em khó khăn, mở rộng tiếp cận và chất lượng giáo dục phù
hợp.
Đối với học sinh ở các vùng khó khăn sẽ góp phần khích lệ thúc đẩy
nhu cầu đến trường bằng cách giúp đỡ các gia đình các chi phí cơ bản như cấp
bữa trưa, quần áo, áo mưa, tài trợ học sinh ở nội trú và đi lại,….
Tăng cường sự tham gia của phụ huynh trong việc nâng cao chất lượng
giáo dục (bằng Quỹ phúc lợi học sinh do hội phụ huynh quản lý).

Cơ quan chủ trì

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Chủ nhiệm đề tài

PGS.TS. Đặng Thị Thanh Huyền

10


INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information:

Research title: Calculating research on unit costing in primary education in
order to improve educational quality
Code number: B2012-29-01
Coordinator: Dang Thi Thanh Huyen, Assoc. PhD. Dr

Implementing institution:National Duration: From 4/2012 to 4/2014
2. Research aim:
Research rationale and practices of calculating unit cost in primary education
in order to define unit cost for Primary education to improve education
quality in appropriate with objects, region period of 2015-2020.
3. Creativeness and innovativeness:

Applying the System Approach for Better Education Results (SABER) in the
financial education that is the World Bank initiative, Finance to gain a deeper
understanding of the financing and governance arrangements that are used to
create and sustain the conditions necessary for student learning in basic
education, to analyze and calculate the unit cost for primary education for
improving quality and conformity with the regions in the context of
educational reform with policy Goals: Adequacy, Equity and Efficiency.
4. Research results:

The research achieved the following results:
4.1. An overview of the theoretical framework of calculating unit costs in
primary education, particularly the use of financial management model in
schools following the holistic approach towards improving the quality of
education.
Research identified structural unit cost in primary education, factors
affecting the cost of education in school, the education cost calculation
method such as cost per each student, average cost per graduated student,
average cost per teacher.
The research also generalized mechanism for financial management
education, public expenditure on primary education and the policies to
mobilize social resources for development of primary education; analyzing
fundamental and comprehensive education reform and trends in innovating
11



primary education; autonomy and responsibility scales towards improving
education outcomes; financial management mechanism to increase autonomy
for public service units.
4.2. Surveying the status of social and individual spending for primary
education in relation to the quality of education: the primary education unit
cost by source of funding: the cost-sharing in primary education. Practical
research about costs in primary education at some local provinces such as
Hanoi, Ho Chi Minh City, Phu Tho, Lao Cai, Gia Lai, Hoa Binh,...
It can be seen from the reality that today there is a pretty big gap
between unit cost for primary education in urban and rural, rich and poor.
Especially in difficult areas, for children from low-income groups, the cost
of education is a burden. Hence, students do not have access to the rich and
various educational activities towards the direction of comprehensive
capacity and attitude development according to the spirit of fundamental and
comprehensive education reform.
The survey also showed that the degree of autonomy of the schools
are now very low, even in urban areas and rural areas.
4.3. Proposed investment policies and solutions for primary education
management period 2015-2020.
4.3.1. Investment policy
a. Adjustmenting the allocation policy of educational regular budget
following the educaiton levels in stead of allocating the budget per capita
b. Adding the funding policy for primary schools in difficult areas
c. Innovating the wage policy, scientifically and reasonably improving the
categoring and ranking wage system for teachers and staff at primary
education.
4.3.2. Implementation solutions
The research proposed 5 solutions to develop primary education in the

period of 2015 – 2020 as follow:
Solution 1. Investment in the development of primary education towards the
need of renewal programs and textbooks after 2015
Solution 2. Increased real financial autonomy for primary schools
Solution 3. Increasing the monitoring of implementation of financial support
policies for poor families
12


Solution 4. Improving financial management capacity for primary school
principals, especially in planning budget capacity, public and transparent
finance.
Solution 5. Raising Financial transparency, Monitoring parental and
communes in to school finance management
5. Products:
There are 7 products follow the description of research
– Research topic No.1. Theory framework on assumed unit cost in
primary education.
– Research topic No.2. Investment policy on primary education
development analysis.
– Research topic No.3. International Experiences on unit cost for
primary education.
– Research topic No.4. Situation of public and private spending in
primary education.
– Research topic No.5. Costing of primary education to enhance the
quality of education in the period 2015-2020.
– Research topic No.6. Resources mobilization policy to guarantee unit
cost for primary education
– Synthesis Report, Summary Report
6. Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability:


The financial impact of the research
The research activities do not cause any incurred financial
unreasonable for the budget of the Ministry of Education and Training as well
as stakeholders by implementing threads.
Economic analysis .
Assumed unit costs for primary education to ensure enhanced quality of
education will propose policies to mobilize resources for primary education to
ensure unit costs, improving the quality of education; investment policy of
primary education development, policy support primary education of quality
for poor children, children from ethnic minorities ;
Supporting education management agencies, local schools (public and
non-public) calculation of mobilizing social resources, appropriate individuals
to ensure effective investment in primary education.
13


Social Impact Assessment
Through assumed unit costs would determine the level of state
spending and family for elementary education .
The State must guarantee unit cost for every students, priority for
disadvantaged children, expanding access, improving quality and appropriate.
For students in disadvantaged areas will contribute to encouraging
schools to boost demand by helping the family as the basic cost lunches,
clothes, raincoats, sponsored boarding students and transport,...
Enhancing the participation of parents in raising the quality of
education (with student welfare fund by parents' association management).

14



MỞ ĐẦU
1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ở trong và ngoài
nước
1.1. Ngoài nước

Một trong những lĩnh vực thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu
và quản lý đó là vấn đề đầu tư cho giáo dục và quản lý tài chính giáo dục nói
chung, trong giáo dục phổ thông nói riêng. Tiếp cận của kinh tế học giáo dục
xem xét mối quan hệ giữa kinh tế và giáo dục, quản lý tài chính công và
nghiên cứu các phương pháp phân tích đánh giá để áp dụng vào thực tế quản
lý tài chính giáo dục. Các công trình tiêu biểu về các vấn đề lý luận cơ bản về
kinh tế học giáo dục, tài chính giáo dục như: George Pshacharopoulos (1987),
Kinh tế học giáo dục - Economics of Education - Rearch and StudiesPergamon Prees; Cận Hi Bân (2001) - Kinh tế giáo dục học - Nhà xuất bản
giáo dục nhân dân Bắc Kinh;
Chi phí giáo dục cho cá nhân học sinh hoặc sinh viên (hoặc cá nhân gia
đình học sinh) thường khác với chi phí giáo dục cho cả xã hội. Điều này hoàn
toàn đúng với bất kỳ cấp, bậc giáo dục nào mặc dù sự khác biệt giữa chi phí
cho tư nhân và xã hội càng lớn thì mức trợ cấp của chính phủ cho giáo dục
càng lớn. Tại nhiều quốc gia, giáo dục tiểu học và trung học là miễn phí cho
cá nhân các học sinh, được nhà nước trợ cấp. Các khoản tiền mà cá nhân phải
trả trực tiếp gồm sách, quần áo đồng phục,... Ngoài ra khi giáo dục là bắt
buộc, sẽ không có chi phí cơ hội của cá nhân học sinh dưới dạng phần thu
nhập bị bỏ qua. Một mục chính trong chi phí cá nhân cho thời kỳ hậu giáo dục
bắt buộc (phần thu nhập và đầu ra bị bỏ qua sẽ là một yếu tố quan trọng cần
được chính phủ xem xét nhằm tăng tỷ lệ tốt nghiệp đúng tuổi). Các câu hỏi
như: liệu ngân quỹ nhà nước nên đóng góp bao nhiêu cho giáo dục là chấp
nhận được? Chi tiêu cho giáo dục ảnh hướng như thế nào đến chất lượng giáo
dục? Chia xẻ chi phí giáo dục giữa Nhà nước và tư nhân ở các bậc học ở tỷ lệ
nào là tối ưu?… Tính toán chi phí đơn vị cho giáo dục đang được các quốc

gia quan tâm và nhiều công trình nghiên cứu đã thể hiện những quan điểm
khác nhau về vấn đề này. Nổi bật có các công trình của Blaug M (1981), Chi
phí và các lợi ích kinh tế của các học sinh nước ngoài; Cohn E (197) Các
nguyên lý kinh tế của giáo dục. Ballinger, Cambridge, Massachusetts;
Coombs P H, Hallak J (1972) Quản lý các chi phí giáo dục, Đại học Báo chí
15


Oxford, New York; Fielden J, Pearson P K(1978 Định phí giáo dục. Hough J
R 1979 Các vấn đề về chi phí trường học. Woodhall M (ed.) (1979) Phân tích
chi phí giáo dục. Hough J R (1981) Nghiên cứu về chi phí trường học. Tổ
chức nghiên cứu giáo dục quốc gia-Nelson, Slough; Viện Kế hoạch Giáo dục
Quốc tế (IIEP) 1972 Phân tích chi phí giáo dục: Các khảo sát điểm của các
kế hoạch quốc gia. Dự án nghiên cứu của IIEP, UNESCO IIEP, Pari;
Jaminson D, Klees S, Wells S (1976) Phân tích chi phí trong lập kế hoạch và
đánh giá giáo dục: Phương pháp luận và ứng dụng cho giảng dạy. Cơ quan
phát triển quốc tế Hoa Kỳ, Washington DC; Psacharopoulos G (1973) Tỷ suất
lợi nhuận của giáo dục: So sánh quốc tế. Elsevier, Amsterdam; Selby-Smith
C(1970) Chi phí cho giáo dục: Một phân tích của Anh. Pergamon, Oxford;…
1.2. Trong nước
Ở Việt Nam, các nghiên cứu đã chỉ ra cách tiếp cận mới trong việc
đánh giá đầu tư cho giáo dục xét cả trong dài hạn và trung hạn, tạo cơ sở cần
thiết để đánh giá, phân tích, cách tính toán cụ thể đối với đầu tư phát triển
giáo dục phổ thông, và đưa ra các giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính
trong ngành GD & ĐT. Đây cũng là một những nội dung rất quan trọng,
song rất phức tạp và nan giải trong lĩnh vực tài chính cho giáo dục. Nhiều
công trình nghiên cứu về tính toán chi phí đơn vị, tính toán giá thành đào tạo
của các bậc học trong hệ thông giáo dục quốc dân đã được thực hiện. Các
công trình này đã khái quát cơ sở lý luận tài chính giáo dục . Có thể nêu một
số công trình tiêu biểu như: Ngân hàng thế giới- Chính phủ Việt Nam (1996)

Việt Nam - Nghiên cứu tài chính cho giáo dục, Hà Nội; Ngân hàng Thế giới
- Chính phủ Việt Nam(2000; 2004), Đánh giá chi tiêu công cho giáo dục.
UNESCO Bangkok, (2009), Education Financial in Asia-Implementing
Medium-Term Expenditure Frameworks-VietNam,
Nhiều công trình đã phân tích chi tiêu công cộng và tư nhân cho
giáo dục phổ thông, tính toán và phân tích giá thành đào tạo học sinh các bậc
học trung học phổ thông và tính toán và phân tích giá thành, chi phí đơn vị
giáo dục bậc đại học, trung học phổ thông, tính toán giá thành trực tiếp xã
hội và cá nhân trong phạm vi toàn ngành giáo dục và một số địa phương.
Các kết quả nghiên cứu được thể hiện rõ trong các công như: Đánh giá chi
tiêu công ngành giáo dục và đào tạo năm 2004, NXB Tài chính, Hà Nội
năm 2004; Nhiều đề tài nghiên cứu KH-CN: Nghiên cứu giải pháp đầu tư
16


phát triển giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2003-2010, Đề tài
khoa học cấp bộ, mã số B2003.53.10; Nghiên cứu tính toán và phân tích giá
thành giáo dục bậc trung học phổ thông, Đề tài KH - CN cấp Bộ, Mã số
B2006-29-02; Tự chủ tài chính với các trường THPT công lập các tỉnh phía
Bắc, Thực trạng và giải pháp, Đề tài KH - CN cấp Bộ, B2005-53-22; Cơ sở
khoa học của quy hoạch phát triển giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh
trong giai đoạn mới, Đề tài KH - CN cấp Bộ, mã số B2001-53-05; Bộ Tài
chính, Bộ GDĐT, Công ty tư vấn Mê kông Việt Nam, Tập đoàn tư vấn
Nordic Na Uy (2010), Khảo sát chi tiêu công dành cho giáo dục tiểu học ở
Việt Nam,…
Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu tính toán chi
phí đơn vị cho giáo dục tiểu học Việt Nam.
2. Tính cấp thiết
Lượng hoá chi phí đơn vị cho giáo dục là điều kiện tiền đề để khảo sát
hiệu quả kinh tế giáo dục, vì vậy, nghiên cứu chi phí đơn vị giáo dục đã tính

toán như thế nào và phương pháp tính toán cụ thể của nó, là vô cùng cần thiết.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ
sung, phát triển năm 2011) nêu rõ: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và
đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu
chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, phục vụ
đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Hiện nay, việc đầu tư phát triển giáo dục tiểu học nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục đang rất được quan tâm. Nhà nước đảm bảo không thu học phí
ở bậc tiểu học, thực hiện chính sách phổ cập giáo dục. Việc huy động các
nguồn lực xã hội cho giáo dục, đào tạo, phát triển giáo dục tiểu học ở vùng
sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được chú trọng.
Tuy nhiên, giáo dục tiểu học hiện nay đang đứng trước mâu thuẫn lớn: Chi
phí cho giáo dục thấp trong khi đòi hỏi có sự phát triển vượt bậc về chất
lượng giáo dục để đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ hội
nhập. Đầu tư cho giáo dục tiểu học chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất
lượng giáo dục, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô
với nâng cao chất lượng.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là chưa thực
hiện cơ chế chia sẻ chi phí giáo dục hợp lý giữa nhà nước, người học và các
17


thành phần xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục một cách phù hợp. Nguồn
lực tài chính cho giáo dục tiểu học chủ yếu từ ngân sách Nhà nước và một
phần nhỏ đóng góp của gia đình, xã hội. Do nguồn lực từ nhà nước hạn chế,
thông thường chi ngân sách giáo dục chủ yếu đáp ứng được chi lương, chi đầu
tư xây dựng cơ bản ở mức căn bản ở mức mặt bằng chung của quốc gia và
mức chất lượng tối thiểu ở vùng khó khăn. Do khoảng cách giàu nghèo giữa
các nhóm dân cư, khoảng cách phát triển giữa các vùng miền ngày càng rõ
rệt, việc huy động các nguồn lực xã hội ở các địa phương đang có sự khác

biệt lớn nên có thể làm tăng thêm tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận và
chất lượng giáo dục tiểu học giữa các vùng miền và giữa các đối tượng người
học, nhất là những đối tượng bị thiệt thòi. Mặt khác, ở các vùng, miền có điều
kiện thuận lợi khó có thể nâng cao chất giáo dục tiểu học đạt mức chất lượng
tương đương khu vực và quốc tế nếu không có chính sách huy động các
nguồn lực tài chính đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp.
Vì vậy nghiên cứu tính toán đầy đủ chi tiêu xã hội và cá nhân, tính toán
chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu học để làm căn cứ xây dựng chính sách đầu
tư và huy động các nguồn lực xã hội để đảm bảo chất lượng giáo dục một
cách phù hợp ở tất cả các vùng, miền, nâng cao chất lượng giáo dục theo
hướng đạt chuẩn khu vực và quốc tế trong thời kỳ hội nhập là một vấn đề có ý
nghĩa thực tiễn, cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục tiêu
Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của tính toán chi phí đơn vị
trong giáo dục tiểu học, từ đó xác định chi phí đơn vị cho giáo dục tiểu học
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp với các đối tượng, vùng, miền
giai đoạn 2015-2020.
4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp hồi cứu tư liệu
- Phương pháp chuyên gia
- Thảo luận, Hội thảo
- Điều tra, phỏng vấn
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu học

18



5.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về chi phí đơn vị, chi tiêu xã hội và cá nhân cho giáo dục
tiểu học các địa phương đại diện các vùng, miền từ năm 2005 trở lại đây.
- Vùng đô thị: Tp Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh
- Đồng bằng: Thái Bình, Bình Dương
- Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu: Lào Cai,
Gia Lai, Trà Vinh
- Vùng cao - hải đảo: Lai Châu, Kiên Giang
6. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của tính toán chi phí đơn vị trong giáo dục
tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
- Thực trạng về chi tiêu xã hội và cá nhân cho giáo dục tiểu học trong
mối tương quan với chất lượng giáo dục.
- Tính toán chi phí đơn vị nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng
giáo dục tiểu học giai đoạn 2015-2020.

19


CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TÍNH TOÁN
CHI PHÍ ĐƠN VỊ TRONG GIÁO DỤC TIỂU HỌC NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
1.1. Khái niệm
Khái niệm về chi phí
Chi phí của một thứ là tất cả những gì người mua phải bỏ ra để có được nó.
Trong Kinh tế học, chi phí được hiểu là tổng nguồn lực (thường được
quy ra tiền) để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Cũng có
thể hiểu chi phí là số tiền người mua trả cho người bán cho sản phẩm hoặc
dịch vụ hoặc giá trị là đánh giá chủ quan của người mua với hàng hóa (sự hài
lòng và khả năng chi trả).

Chi phí trong sản xuất hàng hóa, dịch vụ bao gồm:
(a) Chi phí có thể được thể hiện về tiền hoặc phi tiền tệ,
(b) Chi phí ảnh hưởng đến một giao dịch kinh tế cụ thể: sản xuất, người bán,
người mua, người tiêu dùng,…
(c) Chi phí tạo thành từ tiền lương, lãi suất,…
Chi phí đơn vị của một hàng hóa hay dịch vụ là tỷ lệ giữa chi phí của một
số lượng nhất định hàng hóa hoặc dịch vụ với số lượng hàng hóa/dịch vụ đó.
Chi phí cơ hội (Opportunity cost): là phần lợi ích mất đi khi chọn
phương án này mà không chọn phương án khác. Vì vậy, chi phí cơ hội là
phần lợi ích bị mất đi khi lựa chọn phương án sản xuất (hay tiêu dùng) này
mà bỏ qua phương án sản xuất (hay tiêu dùng) khác. Chi phí cơ hội của một
hàng hóa là số lượng hàng hóa khác phải hi sinh để có thêm một đơn vị hàng
hóa đó.
Chi phí giáo dục
Chi phí giáo dục là giá trị của toàn bộ các nguồn lực đã được tiêu dùng
khi giáo dục sinh viên/học sinh. Chi phí là tất cả các phí tổn trực tiếp và gián
tiếp của Nhà nước, cá nhân được giáo dục, các hộ gia đình, các tổ chức xã
hội.
Chi phí đơn vị trong giáo dục: là chi tiêu cho giáo dục của nhà nước và
tư nhân trên đầu học sinh.
Chi phí đơn vị tính theo đầu học sinh: là tỷ lệ giữa chi phí thường
xuyên và số học sinh đi học của cấp/bậc học/trường học;

20


Chi phí đơn vị tính theo học sinh tốt nghiệp: là tỷ lệ của tổng chi phí
cho số HS tốt nghiệp của bậc học/trường học. Việc tính toán này đòi hỏi
thống kê theo hình thức hồ sơ cá nhân để có thể theo dõi các nhóm theo thời
gian trong suốt một cấp học, cùng với số liệu thống kê chi phí cho mỗi nhóm

của nhóm và cho mỗi trình độ học vấn và do vậy khó thực hiện do thiếu
nguồn dữ liệu. Trong thực tế, có một phương pháp đơn giản hơn nhiều là ước
tính số lượng trung bình của học sinh tốt nghiệp trong một khoảng thời gian
và tỷ lệ giữa tuyển sinh trung bình thực tế có thể tính tổng chi phí của giáo
dục.
Chi phí đơn vị theo lớp học: là tỷ lệ giữa chi phí tiền thường xuyên và
số lớp học của bậc học/trường học.
Chi phí thường xuyên trung bình mỗi giáo viên: là tỷ lệ giữa chi phí
tiền thường xuyên và số giáo viên trực tiếp giảng dạy của cấp/bậc học/trường
học.
Chi phí cá nhân
Chi phí cá nhân cho giáo dục gồm: Chi phí cá nhân trực tiếp và chi phí
cá nhân gián tiếp.
Chi phí trực tiếp cá nhân cho giáo dục gồm:
- Các khoản học phí và lệ phí ở trường (sau khi đã trừ đi học bổng mà
người học được nhận).
- Các khoản chi phí khác phát sinh trong quá trình học tập (chi mua sách
vở, học liệu, văn phòng phẩm; chi cho đi lại, lưu trú; chi mua đồng
phục; đóng góp cho hoạt động ngoại khóa,…
Chi phí gián tiếp (chi phí cơ hội) cá nhân cho giáo dục: là khoản thu
nhập phải từ bỏ khi họ dành thời gian đi học thay vì đi lao động/làm việc để
tạo thu nhập.
Chi phí xã hội
Chi phí xã hội/quốc gia phải chi cho GD bao gồm toàn bộ các chi phí
mà toàn xã hội bỏ ra cho giáo dục. Chi phí xã hội cho giáo dục không chỉ bao
gồm các chi phí trực tiếp và gián tiếp của cá nhân cho giáo dục mà còn bao
gồm chi phí của chính phủ và của các cá nhân, tổ chức xã hội tài trợ cho giáo
dục (xây dựng trường, lớp, CSVC, trả lương GV, nhân viên, học liệu, chương
trình, sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học bổng, trợ cấp cho người học,…)


21


Chi phí xã hội trực tiếp:
Chi phí xã hội trực tiếp bao gồm toàn bộ các khoản chi thực tế phát
sinh để mua sắm “đầu vào” cần thiết phục vụ công tác giảng dạy và học tập.
Về phía cơ sở giáo dục, chi phí trực tiếp cho giáo dục bao gồm: chi
lương và các khoản cho tính chất như lương cho đội ngũ GV, nhân viên; mua
sắm trang thiết bị, học liệu, SGK, NCKH,… Về phía người học bao gồm toàn
bộ các khoản chi cá nhân trực tiếp.
Chi tiêu cho giáo dục
Chi tiêu giáo dục bao gồm một phần lớn của ngân sách chính phủ và
chi tiêu của người dân, cộng đồng cho giáo dục.
Chính phủ chịu trách nhiệm sử dụng ngân sách Nhà nước nhằm thúc
đẩy phát triển giáo dục ở tất các cấp học. Do vậy, làm thế nào để sử dụng
nguồn lực cho giáo dục một cách khôn ngoan là một ưu tiên hàng đầu cho tất
cả các nhà làm chính sách giáo dục.
Tài chính giáo dục
Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải
xã hội dưới hình thức giá trị. Phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập,
phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu
của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định. Tài chính được đặc trưng bằng sự
vận động độc lập tương đối của tiền tệ chủ yếu với chức năng phương tiện
thanh toán và phương tiện cất trữ trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ
tiền tệ đại diện cho sức mua nhất định ở các chủ thể kinh tế - xã hội. Tài chính
phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình phân phối
các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền.
Mỗi quốc gia phải quyết định bao nhiêu để chi tiêu cho giáo dục (% chi
ngân sách hoặc % so với GDP) so với các ưu tiên quốc gia khác như y tế,
quốc phòng. Cần có quan điểm tổng thể để hiểu các ưu tiên quốc gia dành cho

giáo dục.
Ngoài tổng chi cho giáo dục, các nước cũng phải quyết định bao nhiêu
để phân bổ cho các tiểu ngành trong ngành giáo dục. Các quốc gia khác nhau
rất nhiều trong các ưu tiên tương ứng phù hợp với các thành phần của ngành
giáo dục như giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, trung học, giáo dục đại
học và học tập của người lớn.

22


Ngân sách Nhà nước
Là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, thể hiện các quan hệ kinh tế
giữa Nhà nước và xã hội trong quá trình phân phối dưới hình thức giá trị,
nhằm huy động bắt buộc một phần thu nhập quốc dân vào trong tay Nhà nước
để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý kinh tế - xã hội của mình.
Hoạt động quản lý tài chính trong trường học
Là việc sử dụng các công cụ nghiệp vụ như: lập dự toán tài chính, quản
lý công tác kế toán, kiểm tra tài chính nội bộ nhằm quản lý các nguồn vốn
ngân sách nhà nước cấp và các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước cấp để
thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục của nhà trường, theo đúng quy định
của Nhà nước.
Tự chủ tài chính trường học
Quyền tự chủ tài chính cho nhà trường là một phần của cơ chế phân cấp
quản lý hệ thống giáo dục. Mục tiêu của việc trao quyền quản lý tài chính cho
nhà trường là nhằm nâng cao chất lượng và công bằng giáo dục bằng việc
thay đổi quyền lực và mối quan hệ của nhà trường với chính quyền địa
phương trong vấn đề tài chính.
Chất lượng giáo dục
Cách hiểu phổ biến hiện nay về chất lượng giáo dục là sự đáp ứng mục
tiêu đề ra của giáo dục. Xác định chất lượng giáo dục vẫn còn là một thách

thức. Trong một thời gian dài, chất lượng giáo dục được đo bởi các yếu tố đầu
vào (số lượng và trình độ chuyên môn của giáo viên, tài liệu giảng dạy, phòng
học,...). Một cách tiếp cận gần đây xác định phát triển nhận thức của người
học là chỉ số về chất lượng giáo dục. Đánh giá các giá trị và thái độ cũng
được quan tâm khi đo lường chất lượng giáo dục mặc dù rất khó khăn để xác
định các yếu tố này. Hiện nay, để đánh giá chất lượng giáo dục, người ta
thường tập trung vào một số tiêu chí, chỉ số cơ bản của chất lượng giáo dục
đó là: đầu tư ngân sách cho giáo dục, tỷ lệ nhập học trong độ tuổi, tỷ lệ lưu
ban, bỏ học; tỷ lệ hoàn thành cấp học; thời lượng học tập của học sinh, tình
trạng đội ngũ giáo viên, đạo đức của người học, mức độ nhận thức, kỹ năng
và thể lực của người học và tình trạng người học tốt nghiệp có việc làm và
đáp ứng yêu cầu của công việc.

23


×