Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Kết quả nghiên cứu và thảo luận đề tài Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Thanh Trì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.91 KB, 43 trang )

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT CHI
NHÁNH THANH TRÌ:
4.1.1 Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng:
Hoạt động huy động vốn đóng vai trị rất quan trọng đối với mỗi ngân hàng.
Bởi vì tiền là yếu tố đầu vào và cũng là sản phẩm đầu ra của các ngân hàng theo
nhiều hình thức khác nhau nhằm mục đích sinh lời. Mục tiêu huy động vốn của
ngân hàng là để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình, chính là đáp ứng nhu
cầu về vốn cho SXKD và tiêu dùng của nền kinh tế tại từng khu vực và địa
phương, cho nên hoạt động giao dịch và thanh toán của mỗi ngân hàng thực hiện
hàng ngày là rất lớn. Nếu ngân hàng không chủ động được nguồn vốn thì sẽ khơng
thực hiện được đầy đủ các hoạt động của mình và dẫn tới tình trạng mất khả năng
thanh tốn. Vì vậy, huy động vốn ln được sự quan tâm hàng đầu của mỗi ngân
hàng.
Nhận thấy tầm quan trọng của nguồn vốn huy động cho nên chi nhánh
Thanh Trì đã không ngừng mở rộng hoạt động huy động vốn bằng nhiều hình thức
khác nhau. Nhờ vậy, nguồn vốn huy động không những đạt và vượt mức kế hoạch
hàng năm mà chất lượng của nguồn vốn huy động không ngừng được nâng cao.
Điều đó được thể hiện chi tiết qua số liệu đạt được của chi nhánh ở Bảng 3 dưới
đây :


Bảng 3: Tình hình huy động vốn tại NHNo & PTNT Thanh Trì.
ĐVT: Triệu đồng.
Năm

2005

Chỉ tiêu
TH
Tổng nguồn vốn huy động:



2006
%

TH

So sánh (%)

2007
%

TH

%

06/05

07/06

- Nội tệ
- Ngoại tệ
2.Phân theo thời hạn:
- TG khơng kì hạn
-TG có kì hạn < 12 tháng
- TG có kì hạn >12 tháng
3. Phân theo tính chất
huy động
- Tiền gửi dân cư.
- Tiền gửi tổ chức kinh tế.
- Tiền gửi các TCTD


100

1054.400

100,00

1.391.899

100,00

124,35

132,01

847.920

100,00

1054.400

100

1.391.899

100,00

124,35

132,00


813.217

1. Phân theo loại tiền:

847.920

95,91

991.800

94,06

1.301.392

93,49

121,96

131,16

34.703

4,09

62.600

5,94

90.507


6,51

180,39

144,58

847.920

100,00

1054.400

100,00

1.391.899

100,00

124,35

132,01

216.487

25,53

178.100

16,89


212.466

15,26

82,27

119,29

339.762

40,07

475.000

45,05

582.106

41,82

139,80

122,55

291.671

34,40

401.300


38,06

597.327

42,92

137,59

148,85

847.920

100,00

1054.400

100,00

1.391.899

100,00

124,35

132,01

604.726

71,32


832.100

78,92

1.057.435

75,97

137,60

127,08

242.694

28,62

221.800

21,03

333.610

23,97

91,39

150,41

500


0,06

500

0,05

854

0,06

100,00

170,80

- Xét về thực tế huy động vốn theo loại tiền: Nguồn vốn huy động của ngân
hàng có sự tăng trưởng mạnh cả về nội tệ và ngoại tệ. Căn cứ vào mức độ hồn
thành kế hoạch hàng năm thì có thể đánh giá rằng công tác huy động vốn của Chi
nhánh đạt được hiệu quả cao và luôn vượt mức so với dự kiến hàng năm đã đề ra.
Trong đó, nguồn vốn huy động nội tệ luôn chiếm đa số trong tổng nguồn vốn huy
động của Chi nhánh mặc dù tốc độ tăng bình quân 3 năm qua của nguồn ngoại tệ
( 161,15%/năm) tăng nhanh hơn tốc độ tăng của nguồn nội tệ (126,48%/năm). Mỗi
năm, nguồn huy động ngoại tệ chỉ đạt hơn một triệu USD không đủ để đáp ứng cho
nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu quốc tế. Trong khi đó, Chi nhánh vẫn chưa có
biện pháp triệt để nào để khắc phục sự khan hiếm nguồn cung ngoai tệ này mà chủ


yếu là phụ thuộc vào sự cung ứng của NHNN. Đây chính là điểm bất cập cịn tồn
tại trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng bởi vì trong thời gian tới nhu cầu
về nguồn ngoại tệ sẽ tăng nhanh mà ngân hàng lại không tự chủ được nguồn ngoại

tệ thì sẽ hạn chế rất lớn đến hoạt động cho vay và lợi nhuận thu được hàng năm của
chính ngân hàng.
- Xét về cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời hạn:
Theo cách phân loại này thì tổng nguồn vốn huy động được phân theo 2 hình
thức: loại tiền gửi khơng kỳ hạn, loại tiền gửi có kỳ hạn bao gồm kỳ hạn gửi dưới
12 tháng và kỳ hạn gửi trên 12 tháng. Trong đó, nguồn vốn khơng kỳ hạn là nguồn
vốn được huy động với lãi suất thấp (0,25%/tháng) và dễ dàng rút tiền bất kì khi
nào cần thiết dẫn tới nhu cầu của khách hàng đối với hình thức tiền gửi này là
tương đối thấp. Tại chi nhánh, hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn có đặc điểm là
thường xun khơng ổn định bởi vì loại tiền gửi này tăng giảm phụ thuộc vào
lượng tiền gửi đền bù giải phóng mặt bằng của ban quản lý các dự án tại địa
phương, cho nên có khi lượng tiền gửi một ngày lên đến hàng chục tỷ đồng nhưng
khi hoạt động đền bù kết thúc thì lượng tiền gửi này cũng giảm theo. Vì vậy, số
liệu của chỉ tiêu này chỉ phản ánh biến động chính xác tại thời điểm nghiên cứu.
Trong 3 năm qua nguồn vốn huy động từ hình thức này chỉ đạt bình quân 99,06%/
năm và tại thời điểm 31/12/2006 thì lượng huy động TGKKH này giảm tới mức
thấp nhất trong 3 năm (chỉ đạt 82,27% so với năm 2005) đã tác động làm giảm tốc
độ gia tăng bình quân của loại TGKKH này. Sự sụt giảm này là do sự tác động của
2 yếu tố gây nên: một là, do sự xuất hiện thêm đối thủ cạnh tranh cụ thể là kho bạc
Hoàng Mai chuyển về hoạt động trên địa bàn đã thu hút đáng kể một lượng tiền gửi
của người dân chuyển sang và sự suy giảm lượng tiền gửi của các ban quản lí dự
án khi thực hiện đền bù xong các dự án mà trong năm 2006 là hoàn thành xong đền
bù dự án cầu Thanh Trì.


Đối với hình thức TGCKH thì loại tiền gửi trên 12 tháng có tính ổn định cao
hơn TGKKH và TGCKH dưới 12 tháng. Bởi vì, nguồn vốn này có thời gian huy
động dài hơn 2 hình thức trên nên ngân hàng có thể chủ động trong hoạt động cho
vay và thanh tốn của mình. Vì vậy, ngân hàng chủ trương thực hiện chính sách tập
trung nâng cao thu hút lọaị tiền gửi này với nhiều lãi suất ưu đãi theo từng thời

gian huy động cụ thể. Dẫn tới, tổng vốn huy động có được theo hình thức này có
xu hướng gia tăng nhanh( bình quân 143,11%/ năm) và chiếm tỷ trọng ngày càng
cao trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng.
Xét theo tính chất huy động, nguồn tiền gửi dân cư thường xuyên chiếm trên
70% tổng nguồn vốn. Đây là yếu tố giúp nguồn vốn có độ ổn định tương đối cao.
Nguồn tiền gửi từ dân cư phụ thuộc chủ yếu vào các dự án đền bù giải phóng mặt
bằng. Để thu hút hiệu quả nguồn vốn này, công tác tổ chức và huy động vốn đã
được tổ chức một cách kỹ lưỡng, tiến hành một cách bài bản từ khâu phân công
cán bộ tiếp cận, thu thập thông tin về dự án; liên hệ và duy trì tốt mối quan hệ với
chính quyền địa phương, đặt điểm huy động; tích cực tuyên truyền vận động người
dân… nên mặc dù có nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng NHNo & PTNT Thanh Trì
vẫn ln là đơn vị thu hút được nhiều nhất nguồn tiền gửi từ dân cư trong mỗi lần
trả tiền đền bù. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn người dân sẽ rút bớt để chi tiêu
mua nhà tái định cư, xây dựng sữa chữa nhà cửa… nên mức tăng thực tế còn chậm
so với các nguồn khác. Bên cạnh đó, lượng tiền gửi các tổ chức kinh tế và tín dụng
tính ổn định khơng cao nhưng lượng tiền gửi thường là lớn hơn gấp nhiều lần so
với tiền gửi của cá nhân. Điều hòa các lượng vốn huy động một cách phù hợp
không những đảm bảo khả năng thanh khoản mà còn nâng cao chất lượng sử dụng
vốn của Chi nhánh. Do vậy, NHNo & PTNT Thanh Trì cũng rất chú trọng đến việc
huy động các nguồn vốn có lãi suất thấp, nhất là nguồn tiền gửi thanh toán của các
tổ chức tiền gửi, kho bạc, bảo hiểm xã hội.
4.1.2 Hoạt động cho vay và thu nợ tại ngân hàng:


4.1.2.1 Tình hình cho vay - thu nợ của ngân hàng:
Bảng 4 : Doanh số cho vay và thu nợ của NHNo & PTNT Thanh Trì
ĐVT: triệu đồng.
Năm
Chỉ tiêu
1. Doanh số cho vay

2. Tổng doanh số cho vay
DNVVN
3. Doanh số cho vay PT NNNT
4. Doanh số cho vay đối với hộ
nông dân
4. Doanh số cho vay BĐS:
5. Doanh số thu nợ

2005

2006

2007

So sánh (%)
06/05
07/06

BQ(%)

744.057

869.670

1.601.619

116,9

184,16


146,74

414.628

660.471

1.103.000

159,29

167,00

163,10

77.861

79.511

88.216

102,12

110,09

106,03

18.000

10.800


12.890

60

119.35

84.62

39.322

43.832

52.476

111,47

119,72

115,52

720.386

761.438

1.520.019

105,70

199,62


145,26

Trong thời gian qua, mặc dù phải đối mặt với tình hình biến động của thị
trường và các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn nhưng hoạt động cho vay và thu nợ
của Chi nhánh không những không giảm sút mà có sự phát triển rất mạnh mẽ.
Doanh số cho vay của Chi nhánh đạt được mức tăng trưởng bình quân qua các năm
khá cao với tốc độ tăng bình quân hàng năm 46,74%/ năm. Theo khả năng về vốn,
Chi nhánh có đủ khả năng mở rộng hơn nữa về quy mơ và dư nợ tín dụng. Đứng
trước tình hình thiếu hụt vốn đầu năm 2008, hoạt động cho vay của chi nhánh cũng
đã gặp rất nhiều khó khăn. Dư nợ tín dụng khơng giảm, lãi suất huy động vốn và
lãi suất cho vay có sự biến động liên tục, ngồi ra cịn phải thực hiện các biện pháp
kiềm chế lạm phát của NHNN: như hạn chế cho vay USD, khống chế mức cho vay
…có những lúc Chi nhánh đã phải tạm ngừng cấp tín dụng và chỉ thực hiện cho
vay đối với đối tượng SXNN và mức vay dưới 10 triệu đồng. Hiện tại, lãi suất cho
vay của Chi nhánh đang ở mức khá cao về ngắn hạn 16.8%/ năm, trung hạn 18 %/


năm, dài hạn 19.2%/năm. Cùng với tính hình lạm phát gia tăng chưa có dấu hiệu
suy giảm Chi nhánh sẽ cịn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong thời gian tới.
Là một ngân hàng nơng nghiệp được hình thành nhằm thúc đẩy thị trường
tín dụng ở huyện Thanh Trì do vậy chính sách tín dụng của Chi nhánh phải phù
hợp với đường lối chính sách của NHNN và phát triển kinh tế của địa phương.
Trong cơ cấu cho vay của Chi nhánh trong 3 năm qua đã thể hiện rõ chủ trương,
chính sách của Chi nhánh tập trung trong thời gian gần đây là đẩy mạnh hoạt động
cho vay phát triển các ngành nghề tại địa phương trong đó chú trọng cho vay đối
với loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ(DNVVN). Bởi vì, đây là một loại hình rất
phù hợp với điều kiện thực tế của huyện Thanh Trì, tạo điều kiện giải quyết công
ăn việc làm cho người dân và xây dựng CSVC cho q trình đơ thị hóa NN, NT.
Bởi vậy, doanh số cho vay đối với DNVVN có tốc độ gia tăng lớn nhất so với các
loại hình doanh nghiệp khác trên địa bàn, tăng trưởng 63,1% mỗi năm.

Nhìn chung, các DNVVN vay vốn chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Trì đều
chấp hành tốt thể lệ tín dụng ngân hàng, trả nợ gốc và lãi đầy đủ đúng hạn. Nhưng
công tác cho vay đối với loại hình này vẫn cịn gặp nhiều khó khăn. Ngun nhân
là do các DNVVN chuyển từ doanh nghiệp sang cổ phần hóa có nhu cầu vay vốn
rất lớn nhưng giá trị tài sản không đủ để đảm bảo vay vốn chi nhánh. Ngoài ra, các
DNVVN xuất thân từ DNNQD các báo cáo tài chính thường bất cập số liệu thiếu
chính xác dẫn đến việc xác định không đúng dẫn đến việc đầu tư tín dụng gặp
nhiều khó khăn.
Ngồi ra, chi nhánh còn rất chú trọng phát triển cho vay đối với các hộ gia
đình phục vụ mục đích cho SXKD và tiêu dùng, tuy nhiên Chi nhánh không thực
hiện cho vay đối với mục đích kinh doanh chứng khốn và kinh doanh bất động
sản. Chỉ thực hiện cho vay bất động sản phục vụ cho mục đích mua sắm, xây dựng,
sửa chữa… cụ thể trong thời gian qua kết quả cho vay theo thông tư 2308 đã đề
cập ở trên đạt được như sau:
Bảng 5 : Tình hình thực hiện thơng tư liên tich 2308 của NHNo &
PTNT Thanh Trì
ĐVT: triệu đồng.


Năm
Chỉ tiêu

2005

2007

2.Tổng số thành viên( người)
3. Doanh số cho vay
4. Doanh số thu nợ


218

218

214

6.585

6.672

7.120

1.731

1.150

919

2.158

1827,3

1.316

14.853

1. Tổng số tổ thành lập( tổ)

5. Dư nợ


2006

13.571

11.184

Việc thực hiện theo thông tư liên tịch 2308 đã tạo điều kiện thuận lợi cho
chính người dân và cả chi nhánh. Người dân thông qua các tổ vay vốn có điều
kiện được vay vốn khơng cần tài sản thế chấp tạo thuận lợi cho người dân trong
việc tiếp cận nguồn vốn phục vụ cho SXKD. Còn đối với Chi nhánh thông qua
thành lập các tổ vay vốn giúp cho chi nhánh quản lí được nguồn vốn cho vay theo
hình thức tự quản lý của các tổ vay vốn( khách hàng vay vốn thuộc các tổ vay vốn
đều được chi nhánh sàng lọc cẩn thận nên trả nợ rất sịng phẳng ít phát sinh nợ q
hạn) góp phần hạn chế được rủi ro phát sinh đồng thời khi có rủi ro phát sinh cũng
thuận lợi cho chi nhánh trong việc đôn đốc thu nợ.


Nhưng thông tư này cũng tồn tại một số nhược diểm như:
Đối với người dân: về giới hạn cho vay chỉ là 10 triệu đồng/hộ chưa đáp ứng
được nhu cầu vay vốn lớn và thời hạn cho vay còn ngắn chưa phù hợp với đặc
điểm SXKD của người dân.
Đối với Chi nhánh: Đa phần nhà ở nơng thơn có rất ít giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, cộng với cải tạo xây dựng nhà ở không xin phép gây rất nhiều
khó khăn đối với chi nhánh trong thẩm định và quyết định cho vay tiêu dùng.Với
số lượng thành viên vay vốn khá đông cũng làm cho công tác quản lý nợ rất khó
khăn.
Thơng tư liên tich 2308 được ra đời trong hoàn cảnh đầu 1990 khi Chi nhánh
đang gặp phải nhiều khó khăn trong hoạt động cho vay. Được sự đồng ý của Thủ
tướng Chính Phủ, Chi nhánh tiến hành thực hiện cho vay đối với các hộ gia đình
thơng qua tổ với mức cho vay nhất định. Trong thời điểm đó, chính sách này đã

phát huy được những ưu điểm của nó. Nhưng điều kiện kinh tế nước ta hiện nay đã
có nhiểu thay đổi dẫn tới hình thức cho vay này đã xuất hiện nhiều bất cập như đã
nêu trên, làm giảm nhu cầu vay vốn qua tổ mà chuyển sang hình thức vay có đảm
bảo tài sản, cộng với q trình đơ thị hóa làm cho nhiều người dân khơng cịn đất
để thực hiện vay vốn với hình thức này. Từ đó, thực hiện cho vay đối với hình thức
này có xu hướng suy giảm trong thời gian qua là xu hướng tất yếu xảy ra.
4.1.2.2 Thực trạng dư nợ của chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Trì:
Bảng 6: Tình hình hoạt động cho vay tại NHNo & PTNT Thanh Trì.
ĐVT: triệu đồng

ĐVT: triệu đồng


Năm
Chỉ tiêu
- Tổng dư nợ

2005
KH
TH
339.960
334.300

2006
KH
TH
440.100
439.592

1. Phân theo loại tiền:


339.960

334.300

440.100

439.592

- Nội tệ.
- Ngoại tệ.
2. Phân theo thời gian:
- Ngắn hạn ( < 12 tháng)
- Trung hạn( 12 – 60
tháng)
- Dài hạn (> 60 tháng)
3. Phân theo thành phần
kinh tế:
- DNNN.
- DNNQD
- HTX
- Hộ gia đình
- Cho vay khác
4. Phân theo ngành kinh
tế:
- Công nghiệp
- Nông nghiệp
- TM – DV
- Ngành khác


262.000
77.960
339.960

256.800
77.500
334.300
259.156

350.100
90.000
440.100

377.746
61.846
439.592
360.052

2007
KH
TH
550.000
526.782
550.000

550.000

So sánh(%)
06/05
07/06

131,49
119,83

BQ(%)
125,52

526.782

131,49

119,83

125,52

464.761
62.021
526.782
425.875

147,39
79,80
131,49
138,93

123,03
100,28
119,83
118,28

134,66

89,45
125,52
128,19

72.104

93.641

107,63

120,67

113,96

2.425
339.960

77.602
1.938

0

79,91

0

-

526.782


131,49

119,83

125,52

500
332.988
5.760
112.233
75.301

75,79
165,86
178,00
101,30
116,66

1,137
110,16
161,8
182,57
134,06

9,28
135,17
169,71
135,99
125,06


526.782

131,49

119,83

125,52

101.776
14.199
229.668
181.139

147,61
33,53
81,22
521,36

80,87
88,48
165,67
113,87

109,26
54,47
116,00
243,65

334.300


440.100

58.023
165.444
2.000
60.684
48.149
339.960

334.300

439.592

550.000

43.978
274.409
3.560
61.474
56.171
440.100

85.253
47.852
170.683
30.512

439.592
125.841
16.047

138.626
159.078

550.000

Những số liệu thống kê ở trên đã phản ánh những nét cơ bản về hoạt động
cho vay và thu nợ của chi nhánh trong thời gian qua. Qua đó, đã ghi nhận những
thành quả đạt được của chi nhánh trong việc nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế đối với khu vực, địa bàn hoạt động của mình. Các thành quả thu
được đánh giá qua các chỉ tiêu như sau:
- Đối với dư nợ theo loại tiền: Sự gia tăng của dư nợ theo loại tiền có điểm
tương đồng với hoạt động huy động vốn đó là dư nợ nội tệ chiếm đa số trong tổng
dư nợ của chi nhánh. Bên cạnh đó, dư nợ cho vay ngoại tệ lại có xu hướng giảm
dần và khơng hồn thành kế hoạch đề ra. Xét về tốc độ tăng trưởng dư nợ so với
huy động vốn thì tốc độ tăng trưởng dư nợ thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng
nguồn một mức là 526.782- 440100 x 128,1%= - 36.986,1 (triệu đồng). Mức giảm
của dư nợ tín dụng chịu tác động ngược chiều của sự tăng giảm dư nợ nội tệ và


ngoại tệ. Trong khi, dư nợ tín dụng nội tệ tăng vượt mức huy động nội tệ, cụ thể là
tăng so với thực tế dư nợ cần đạt là 9.539,3 (triệu đồng) thì dư nợ ngoại tệ lại giảm
so với mức thực tế cần đạt là 37.643,83 (triệu đồng). Như vây, tốc độ tăng trưởng
dư nợ tín dụng của chi nhánh trong 3 năm qua có thể nhận xét là gắn liền với tốc
độ phát triển nguồn vốn, không xảy ra hiện tượng tăng trưởng tín dụng q nóng
như một số ngân hàng đã gặp trong thời gian gần đây. So với doanh số cho vay đạt
được càng khẳng định thêm rằng hoạt động quản lý nợ của chi nhánh được thực
hiện rất hiệu quả. Ngoài ra, dư nợ nội tệ quá cao so với dư nợ ngoại tệ cũng thể
hiện sự mất cân đối trong cơ cấu cho vay vì vậy chi nhánh cần phải có sự xem xét
lại trong cơ cấu huy động nguồn tiền cũng như khuyến khích cho vay ngoại tệ
nhằm tận dụng tối đa nguồn vốn huy động được của chi nhánh cho phù hợp với

nhu cầu vay vốn hiện nay.
- Đối với dư nợ theo thời gian: dư nợ cho vay ngắn hạn của chi nhánh luôn
chiếm trên 70% so với tổng doanh số cho vay. Cơ cấu tỷ lệ cho vay ngắn hạn của
chi nhánh như vậy được đánh giá là có hiệu quả cao bởi vì loại cho vay này có thời
gian thu hồi vốn ngắn cho nên thuận lợi trong việc thu hồi nguồn vốn, đẩy nhanh
vịng quay vốn tín dụng, hạn chế được các rủi ro phát sinh do các biến động thị
trường gây nên nhưng đi liền với điều đó là tính ổn định khơng cao (do chỉ có thể
thực hiện cho vay ở hiện tại còn trong tương lai có thực hiện tiếp được hay khơng
thì chưa thể xác định chắc chắn), và chi phí quản lý hoạt động cho vay cũng gia
tăng. Ngược lại với sự gia tăng mạnh mẽ của doanh số cho vay ngắn hạn, thì sự gia
tăng của doanh số cho vay trung và dài hạn còn tương đối thấp đặc biệt là đối với
doanh số cho vay dài hạn. Nguồn cho vay trung và dài hạn, tuy có độ rủi ro cao
hơn nhưng lại mang tính ổn định và có lãi suất cho vay cao hơn nguồn cho vay
ngắn hạn.
Địa bàn Thanh Trì là một huyện ven đơ, doanh nghiệp lớn cịn ít, doanh
nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ là chủ yếu. Vì vậy, nhu cầu về


nguồn vốn dài hạn cho mở rộng SXKD chưa cao, nhưng doanh số cho vay dài hạn
giảm mạnh và trong năm 2007 bằng không cũng thể hiện khả năng thu hút thêm
khách hàng mới trong và ngoài địa bàn của chi nhánh cịn yếu, trong khi chi nhánh
lại ln trong tình trạng dư thừa nguồn vốn. Điều này cho thấy chi nhánh chưa phát
huy được hết khả năng sinh lời vốn có của nguồn vốn đã huy động được.
- Đối với dư nợ theo thành phần kinh tế: Thực hiện định hướng chung của
toàn hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam, chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Trì chủ
trương thu hẹp diện đầu tư tín dụng đối với các DNNN, đẩy mạnh cho vay hộ sản
xuất, các DNVVN nên cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế có sự chuyển dịch
đáng kể. Thể hiện rõ rệt qua các chỉ tiêu: tỷ lệ dư nợ của khối DNNN giảm mạnh
qua các năm, riêng trong năm 2007 dư nợ cho vay DNNN chỉ còn đạt 500 triệu
đồng và chiếm tỷ lệ 0,95% so với tổng dư nợ của toàn chi nhánh; tỷ lệ cho vay đối

với các thành phần kinh tế khác đều có sự tăng trưởng mạnh vì thế dư nợ cho vay
đối với khối DNNN giảm mạnh nhưng cũng không làm giảm tổng dư nợ đạt được
của chi nhánh..
Sơ đồ 2: Dư nợ của Chi nhánh theo thành phần kinh tế


- Đối với dư nợ theo ngành kinh tế: Qua các số liệu trên cho thấy dư nợ cho
vay theo ngành của chi nhánh chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng của
ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với ngành công nhiệp, TMDV và
cho vay khác. Điều này phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục
tiêu và định hướng phát triển kinh tế xã hội của Huyện Thanh Trì. Có được điều
này là do Chi nhánh đã phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy, chính quyền địa phương,
các tổ chức, đồn thể trong thực hiện đầu tư tín dụng tập trung phục vụ mục đích
cho phát triển kinh tế xã hội của Huyện Thanh Trì.
4.1.3 Thực trạng nợ quá hạn của ngân hàng:
Bảng 7: Thực trạng nợ quá hạn tại NHNo & PTNT Thanh Trì
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
I. Tổng nợ quá hạn (NQH):
1. Phân theo loại hình kinh tế:
- Kinh tế quốc doanh.
- Kinh tế ngoài quốc doanh.
- Hộ SX, cá thể.
2. Phân theo thời hạn:
- NQH cần chú ý (< 90 ngày)
- NQH dưới tiêu chuẩn ( 90 – 180 ngày)
- NQH nghi ngờ (180-360 ngày).
- NQH có khả năng mất vốn (> 360 ngày).
3. Phân theo nguyên nhân:

- Nguyên nhân chủ quan.
- Nguyên nhân khách quan.

2005
1.175
1.175
0
171
1.004
1.175
977
139
24
35
1.175
1.175

2006
2.005
2.005
1.275
0
730
2.005
1.922
32
23
28
2005
2.005


2007
7.584
7.584
0
6.060
1.524
7.584
7.304
44
169
67
7.584
7.584

Từ bảng số liệu về thực trạng nợ quá hạn ta có một số nhận xét như sau:
Nhận thấy rằng, Chi nhánh có tổng số nợ quá hạn ở mức thấp và có xu
hướng tăng dần qua các năm, năm 2006: tăng 170,65%, năm 2007: tăng 378,24%,
với tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu vẫn thuộc trong phạm vi có thể chấp nhận được
theo quy định của NHNN đã đề ra. Đa số nợ quá hạn thuộc loại nợ quá hạn cần chú
ý có thời gian quá hạn dưới 90 ngày. Mức tăng trưởng dư nợ có xu hướng chuyển


dịch từ các DNNN sang thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và hộ sản xuất cá
thể. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của dư nợ quá hạn là khá cao đặc biệt là trong
năm 2007, trong khi quy mô tín dụng của Chi nhánh chưa được mở rộng triệt để.
Phạm vi cho vay chủ yếu là đối với DNVVN, và lượng vốn tập trung vào cho vay
ngắn hạn là chủ yếu cho nên chưa thực sự phản ánh rõ rệt khả năng quản trị nợ của
Chi nhánh. Tốc độ gia tăng NQH chịu tác động chính của việc gia tăng NQH của
năm 2007. Tác động tới tổng số NQH xuất phát từ nhiều nguyên nhân: ngoài các

biến động về kinh tế, xã hội và môi trường đã đề cập ở trên thì ngun nhân chính
của tốc độ gia tăng NQH năm 2007 là do một công ty thuộc xã Tân Triều đã chậm
trễ trong việc nộp lãi đã vì vậy PGD Tân Triều đã thực hiện việc trích lập NQH
gồm 6 tỷ đồng theo quy định mới dẫn tới tổng số NQH của Chi nhánh mới có sự
tăng đột biến như vậy. Sau khi công ty thực hiện việc nộp lãi đầy đủ thì tổng số nợ
quá hạn trên đã chuyển vào trong hạn như bình thường. Về thực chất tổng số NQH
của toàn Chi nhánh chỉ trên dưới 2 tỷ đồng. Với việc trích lập NQH theo quy định
mới của NHNN thì tổng số NQH tại từng thời điểm căn cứ vào số ngày phát sinh
NQH. Tuy việc trích lập này phản ánh khơng hồn tồn chính xác tổng số NQH
của Chi nhánh nhưng có thể thấy rằng cần có sự chú trọng hơn trong cơng tác đơn
đốc đối với các khoản nợ sắp đến hạn tránh tình trạng như trên. Đồng thời, nó cũng
sớm phát hiện ra các khoản nợ có vấn đề để Chi nhánh sớm thực hiện triển khai
công tác thu hồi nợ và xử lý các khoản nợ khó địi khi cần thiết.
4.2 Đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng:
4.2.1 Đánh giá chung:
+ Những kết quả đạt được của ngân hàng trong thời gian qua:
Hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh Thanh Trì đã đạt được sự
tăng trưởng ổn định qua nhiều năm. Chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao
một cách rõ rệt so với thời gian trước đây. Từ một chi nhánh tồn đọng nhiều nợ
xấu, không đủ lương cho cán bộ nhân viên cho đến nay tại ngân hàng giải quyết


được các khoản nợ khoanh, nợ có khả năng mất vốn thơng qua việc đơn đốc thu
nợ, xử lí rủi ro các khoản nợ đến hạn, thanh lí tài sản đảm bảo, và sử dụng một
phần hỗ trợ của nhà nước trong chính sách thúc đẩy kinh tế địa phương.
- Các chỉ tiêu về huy động vốn và cho vay từng năm đều vượt kế hoạch đề ra
đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng nâng cao năng lực tài chính và năng lực
cạnh tranh của mình trong q trình hội nhập.
- Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ và trích lập dự phịng đạt tiêu chuẩn theo Quy
định mà NHNN đề ra.

- Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng rất cao, đóng góp chủ
yếu vào thu nhập của ngân hàng. Chi nhánh đã không ngừng đẩy mạnh các hoạt
động Marketting với khách hàng, tích cực đẩy mạnh gia tăng doanh thu.
- Thực hiện đầy đủ các quy định của NHNN trong các hoạt động của ngân
hàng. Và thực thi chính sách tín dụng của nhà nước có hiệu quả trong chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của địa phương góp phần CNH – HĐH nơng nghiệp, nông thôn.
- Cơ sở vật chất được tăng cường, trình độ cơng nghệ và trình độ cán bộ
cơng nhân viên ngày càng được nâng cao.
- Các hoạt động ngân hàng đa dạng và phong phú, Chi nhánh đang dần đưa
vào ứng dụng những sản phẩm công nghệ cao, dịch vụ hiện chất lượng dịch vụ
ngân hàng được cải thiện rõ rệt.
+ Những hạn chế tồn tại cần khắc phục:
- Tổng nguồn vốn tăng chậm, chưa tương xứng với khả năng có thể của địa
bàn. Điều này cho thấy cơng tác huy động vốn vẫn chưa thực sự phát huy hết hiệu
quả cần có. Các hình thức huy động vốn cịn chưa thực sự phong phú. Bên cạnh
đó, nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn, bằng đồng nội tệ cho nên tính ổn
định chưa cao.
- Dư nợ thấp, tốc độ tăng trưởng dư nợ chậm, dư nợ bình qn trên cán bộ
tín dụng thấp hơn so với bình quân toàn ngành.


- Tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn còn thấp và đối tượng ưu tiên lại tập trung
vào hộ sản xuất, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cho vay trung và dài hạn có độ rủi ro
cao hơn cho vay ngắn hạn nhưng lãi suất cho vay trung và dài hạn lại lớn hơn cho
vay ngắn hạn. Việc tăng tỷ lệ cho vay trung và dài hạn giúp cho ngân hàng mở
rộng được quy mơ hoạt động tín dụng. Hơn nữa còn giúp cho ngân hàng giữ được
các khách hàng quen thuộc và lôi kéo các doanh nghiệp lớn thường được coi có độ
an tồn tín dụng cao hơn các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Công tác quản trị nợ cịn dựa trên phương pháp định tính là chủ yếu chưa
xây dựng được mơ hình quản trị rủi ro hiệu quả.

- Chưa thực sự linh hoạt trong chính sách về lãi suất, trong thời gian ngắn lãi
suất cho vay của ngân hàng còn chưa bằng lãi suất huy động của các ngân hàng
khác, hoạt động thỏa thuận lãi suất còn hạn chế chủ yếu là dựa trên các quy định đề
ra.
- Các hoạt động dịch vụ tỷ trọng còn thấp, các sản phẩm mới của một ngân
hàng hiện đại chưa phát triển và hoạt động cho vay chưa đa dạng. Hình thức cho
vay chủ yếu của ngân hàng là cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng
chưa phát huy hết hiệu quả của các loại hình cho vay và và tiện ích mà các dịch vụ
mang lại đặc biệt là lĩnh vực tín dụng tiêu dùng.
- Cán bộ tin dụng chưa chủ động tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm dự án lớn,
thời gian thẩm định món vay kéo dài. Các dự án lớn tại ngân hàng chiếm tỷ lệ nhỏ
trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, trong đó một trong những nguyên nhân
trực tiếp là cán bộ tín dụng cịn thiếu sự chủ động trong lôi kéo các khách hàng lớn.
Sự thiếu chủ động này làm suy giảm thu nhập và khả năng cạnh tranh trên thị
trường tài chính của chi nhánh so với các đối thủ khác trong cùng khu vực.
- Thực hiện Marketting chưa mang tính chuyên nghiệp cao và chưa chú
trọng đến quảng cáo hình ảnh của Chi nhánh đến với khách hàng.


- Hệ thống thơng tin chưa đáp ứng được tình hình diễn biến số liệu hàng
ngày; chưa nắm bắt được luồng tiền vào, tiền ra một cách chắc chắn nên còn hạn
chế đến chỉ đạo điều hành. Hoạt động phân tích ngành, phân tích thị trường để xây
dựng cơ cấu đầu tư tín dụng cịn yếu, chưa xây dựng được chiến lược cụ thể về đầu
tư tín dụng cho từng ngành, lĩnh vực kinh tế.
- Cơng tác hiện đại hóa hệ thống ngân hàng và hệ thống khách
hàng( IPCAS) giai đoạn II còn chậm nên việc áp dụng các sản phẩm còn chậm,
khả năng cạnh tranh thấp.
4.2.2 Đánh giá cụ thể về chất lượng tín dụng:
a) Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ:
Bảng 8: Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn của NHNo & PTNT Thanh Trì

ĐVT: triệu đồng.
Năm
Chỉ tiêu

2005

1. Tổng dư nợ

2006

2007

333.785

440.100

562.782

1.175

2005

7.584

3. Tỷ lệ NQH/ tổng dư nợ

0,35%

0,45%


1,34%

4. Tổng nợ xấu:

200,27

83

181

- Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ

0,06%

0,02%

0,03%

5. Nợ XLRR phát sinh

1.790

8.660

2.857,8

6. Trích lập DPRR

2.439


9.141

9.508

315

1620,2

2.388

2. Tổng nợ quá hạn

7. Thu nợ đã XLRR

Theo các số liệu của bảng 8 chỉ tiêu về tỷ lệ nợ quá hạn ta có những nhận xét
như sau:


Trong thời gian qua, Chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Trì đã duy trì được
một tỷ lệ nợ quá hạn (NQH) thấp với tỷ lệ đạt mức dưới 2%/ năm phù hợp với quy
định của NHNN và đạt tiêu chuẩn đề ra của thông lệ quốc tế (theo quy tắc Basel tỷ
lệ NQH trong khoảng từ 3-5 % là có thể chấp nhận được). Các tỷ lệ này cho thấy
mức độ rủi ro của các khoản nợ của Chi nhánh là khơng cao. Điều đó đã thể hiện
khả năng quản lý nợ và CLTD của Chi nhánh là tương đối tốt.
Tuy vậy, tỷ lệ NQH của Chi nhánh lại có xu hướng tăng dần qua các năm từ
0,3% năm 2005 lên tới 1,34% vào năm 2007(tăng 6.409 tỷ và gấp 4,47 lần so với
năm 2005). Trong khi dư nợ của chi nhánh tăng càng nhanh thì tỷ lệ NQH lại càng
cao chứng tỏ dư nợ quá hạn có tốc độ tăng trưởng khá cao đây là một dấu hiệu
không tốt trong quản lý tín dụng.
Đối với tỷ lệ nợ xấu: tỷ lệ nợ xấu của năm 2005 ở mức lớn nhất chiếm

0,06% tổng dư nợ. Nguyên nhân của dư nợ xấu cao là do NQH của dự án WB2561 quá hạn từ những năm 1994- 1995, còn lại chủ yếu là do thiên tai dịch bệnh
làm cho khách hàng mất khả năng trả nợ. Đối với năm 2006, 2007 dư nợ xấu có xu
hướng giảm mạnh xuống cịn 0,02% và 0,03% so với tổng dư nợ. Tổng dư nợ của
chi nhánh tăng cao trong khi tổng nợ xấu lại giảm điều này chứng tỏ rằng tỷ lệ nợ
quá hạn giảm rõ rệt so với các năm trước. Mặc dù năm 2006, 2007 tại địa phương
các dịch bệnh tăng trưởng mạnh ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của khách
hàng nhưng chi nhánh đã chủ động trong việc trích lập rủi ro đồng thời nâng cao
công tác thu hồi nợ, kết hợp với triển khai tốt công tác xử lí nợ rủi ro và thu nợ rủi
ro tác động rất lớn cả về mặt tuyệt đối và tương đối của các khoản nợ xấu. Điều
này thể hiện kết quả đạt được của chi nhánh trong 2 năm 2006 và 2007 chi nhánh
khơng có nợ tồn đọng và cũng khơng có nợ khoanh, các khoản nợ đến kỳ hạn đều
được thu hồi trong năm.
Như vậy, đối với chi nhánh khoản nợ quá hạn chiếm không đáng kể không
gây ảnh hưởng quá lớn tới thu nhập và khả năng thanh toán qua các năm của chi


nhánh. Chi nhánh đã có sự chuẩn bị đầy đủ trong việc đối phó với các rủi ro có thể
phát sinh. Mặc dù, cơng tác quản lý hoạt động tín dụng cịn gặp nhiều khó khăn
nhưng xét về tổng thể CLTD và quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh đã được cải
thiện rõ rệt trong thời gian qua.
b) Lợi nhuận thu được từ hoạt động ngân hàng:
Bảng 9: Kết quả hoạt động kinh doanh
ĐVT: triệu đồng.
Năm
Chỉ tiêu
I. Tổng thu:
1. Thu lãi tiền gửi.
2. Thu lãi cho vay.
Trong đó:
- Thu lãi cho vay ngắn hạn

- Thu lãi cho vay trung
Và dài hạn
- Thu dịch vụ
- Thu điều vốn
II. Tổng chi:
1.Trả lãi tiền gửi
2.Trả lãi tiền vay
3,Chi phí khác
III. Chênh lệch thu chi:
IV. Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu:

Năm 2005
Số tiền
Tỷ trọng
81.953
100,00
0
81.953
41,31

Năm 2006
Số tiền
Tỷ trọng
123.919
100,00
1.300
1,05
122.619
98,95


Năm 2007
Số tiền
Tỷ trọng
151.072
100,00
1.601
1,06
149.471
98,94

32.939

40,19

40.397

32,94

42.156

28,2

912

1,11

4.119

3,36


11.601

7,76

35.676
12.426
57.427
43.661
13.295
471

43,53
15,17
100,00
76,03
23,15
0,82

45.358
32.745
95.653
57.992
34.088
3.573

36,99
26,71
100,00
60,62
35,63

3,75

55.701
40.013
123.423
81.126
39.502
2.795

37,26
26,78
100,00
65,73
32,00
2,27

24.526

-

28.266

-

27.649

-

0,29


-

0,23

-

0,18

-

Qua bảng số liệu trên ta có nhận xét như sau:
Lợi nhuận thu được từ hoạt động của Chi nhánh có mức tăng trưởng bình
quân 106,18%/năm. Với kết quả này chưa phản ánh hết hiệu quả hoạt động vốn có
của chi nhánh trong 3 năm qua. Có thể nhận thấy rằng lợi nhuận thu được của chi
nhánh có biểu hiện chậm lại và suy giảm trong khi doanh số thu được lại rất cao
chính vì vậy để đánh giá chính xác hiệu quả thực tế của Chi nhánh ta phải dựa vào
mức sinh lời của một đồng doanh thu.
Qua tổng hợp số liệu cho thấy tỷ suất lợi nhuận của Chi nhánh có tỷ lệ giảm
dần qua các năm(đồng nghĩa với việc thu nhập thực tế của chi nhánh cũng giảm


dần) chứng tỏ hiệu quả hoạt động của Chi nhánh có dấu hiệu giảm sút. Sự suy
giảm của tỷ suất lợi nhuận do 2 yếu tố chính tác động gây nên đó là thu nhập và chi
phí từ hoạt động. Ta có thể phân tích mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố như sau:
Xét về chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh cho thấy
rằng mức đạt được về chi tiêu này của Chi nhánh khơng phải là khơng có hiệu quả
mà đạt mức tăng trưởng khá cao 35,77%/năm. Kết hợp với số liệu tổng hợp ở Bảng
4 về doanh số thu nợ và cho vay ta có thể khẳng định yếu tố thu nhập không tác
động tới sự suy giảm của chỉ tiêu tỷ suất sinh lời/doanh thu.
Từ nhận xét trên ta có thể xác định được yếu tố tác động chủ yếu tới hiệu

quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh chính là từ chi phí hoạt động tín dụng. Bởi
vì tốc độ gia tăng của chi phí khá cao làm cho lợi nhuận thu được của Chi nhánh
tăng trưởng chậm trong khi doanh số thu được của Chi nhánh lại rất cao chính vì
vậy mà hiệu suất sinh lời trên một đồng doanh thu suy giảm mạnh.
Như vậy, hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh chịu sự chi phối của
tốc độ gia tăng chi phí. Đây là một biểu hiện yếu kém trong cơng tác quản lý chi
phí tuy nhiên ngun nhân khơng hồn tồn là do chủ quan từ Chi nhánh mà cần
phải xét tới yếu tố môi trường tác động như đã đề cập ở các phần trước là lạm phát
gia tăng, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, thực thi các chính sách kiềm chế lạm
phát của NHNN…; ngoài ra, từ khi Chi nhánh đưa vào trụ sở chính vào hoạt động
việc trích lập khấu hao TSCĐ được chia theo số lượng cán bộ đây được xem là tác
động chính tới sự gia tăng chi phí tín dụng trong thời gian qua …Kiềm chế được sự
gia tăng của chi phí tín dụng là cơng tác rất cần thiết mà Chi nhánh cần triển khai
thực hiện nhằm nâng cao CLTD.
c) Vịng quay vốn tín dụng:
Bảng 10: Chỉ tiêu về vịng quay vốn tín dụng của NHNo & PTNT Thanh Trì
ĐVT: triệu đồng


Năm
Chỉ tiêu

2005

2006

2007

1.Doanh số thu nợ


720.386

761.438

1.520.019

2. Dư nợ bình qn/năm

313.884

346.619

456.214

2.29

2,19

3,33

3. Vịng quay vốn tín dụng

Với số liệu cụ thể như trên ta thấy rằng vịng quay vốn tín dụng của Chi
nhánh có tốc độ luân chuyển nguồn vốn khá cao và ổn định. Thể hiện ở khả năng
thu nợ và mức tăng trưởng dư nợ bình quân của Chi nhánh. Trong 3 năm qua, mức
tăng trưởng doanh số thu nợ của chi nhánh cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng
dư nợ bình qn làm cho q trình lưu thơng vốn tín dụng được đẩy nhanh, nguồn
vốn có điều kiện để tái tham gia lưu thông và tăng hiệu quả sinh lời của một đồng
vốn. Nguyên nhân của việc doanh số thu nợ có tỷ lệ cao là do nguồn vốn cho vay
ngăn hạn của Chi nhánh chiếm đa số trong tổng số vốn cho vay chính vì vậy thời

gian lưu thông nguồn vốn của Chi nhánh ngắn và mức sinh lời cũng theo đó mà
được nâng cao hơn. Qua đó có thể đánh giá Chi nhánh có đủ khả năng trong đáp
ứng nhu cầu vốn cho quá trình mở rộng và nâng cao CLTD.
d) Hệ số sử dụng vốn:
Qua bảng số liệu về hệ số sử dụng vốn dưới đây ta có thể có nhận xét như
sau:


Bảng 11: Chỉ tiêu về hệ số sử dụng vốn của NHNo & PTNT Thanh Trì
ĐVT: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu

2005

2006

2007

1. Tổng dư nợ

333.785

439.592

526.782

2. Tổng nguồn vốn huy động:

847.920


1.054.400

1.391.899

0,39

0,41

0,38

3. Hệ số sử dụng vốn

Từ kết quả tính tốn được về hệ số sử dụng vốn, nhận thấy rằng hiệu quả sử
dụng vốn của Chi nhánh là khá thấp dưới 40% và không sử dụng hết nguồn vốn
huy động mà Chi nhánh đạt được. Nếu nhìn nhận từ góc độ kinh doanh thì hiệu
quả của hoạt động của Chi nhánh có dấu hiệu giảm sút trong thời gian qua. Tuy
nhiên, sự giảm sút này chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan như đã đề cập
ở các phần trên. Điều kiện của thị trường, cạnh tranh găy gắt đã gây áp lực cho Chi
nhánh phải tăng lãi suất huy động vốn việc gia tăng đầu vào nó sẽ tác động tới lợi
nhuận thu được của toàn Chi nhánh. Trong khi Chi nhánh lại bị hạn chế bởi các ấn
định cho vay như vậy Chi nhánh phải chịu chi phí lãi vay lớn trong khi lãi suất thu
được từ quá trình điều vốn là không cao, cùng với sự gia tăng của các chi phí khác
trong hoạt đơng tín dụng. Như vậy, yếu tố tác động chủ yếu tới sự suy giảm của hệ
số này là sự gia tăng của chi phí huy động vốn và sự tác động của các nguyên nhân
khách quan. Mặc dầu vậy, hệ số này suy giảm đánh dấu sự suy giảm hiệu quả hoạt
động của Chi nhánh. Do vậy, để nâng cao chất lượng tín dụng trong thời gian tới
các biện pháp Chi nhánh thực hiện cần phải thúc đẩy được sự gia tăng của hệ số
này.
4.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng:

4.3.1. Định hướng phát triển ngân hàng trong thời gian tới:


Thời gian tới, hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Huyện Thanh Trì
sẽ gặp nhiều cơ hội thuận lợi, nhưng đồng thời cũng gặp nhiều khó khăn thách thức
trong việc cạnh tranh thực hiện lộ trình “hội nhập và xây dựng tập đồn tài chính”
mà NHNo & PTNT đã đề ra. Để tiếp tục xây dựng Chi nhánh trở thành một ngân
hàng phát triển bền vững, Chi nhánh đã xác định mục tiêu tổng quát như sau: tiếp
tục triển khai mạnh mẽ đề án tái cơ cấu ngân hàng, chuẩn bị điều kiện thực hiện cổ
phần hóa, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an
toàn và khả năng sinh lời; nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thương
hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp văn hóa doanh nghiệp; Đáp ứng yêu cầu
chuyển dịch cơ cấu SXNN, nông thôn, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ
ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh; tập trung vào đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực,
đổi mới cơng nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa, đủ năng lực cạnh tranh và
hội nhập.
Trong quá trình hoạt động của mình, hàng năm ngân hàng đều đưa ra các
chỉ tiêu và kế hoạch cụ thể làm phương hướng, mục tiêu cho toàn chi nhánh hướng
tới. Trong năm 2008 chi nhánh đã đề ra một số các chỉ tiêu cơ bản sau:
- Tăng cường hoạt động thu hút nguồn vốn từ các tổ chức và cá nhân trên địa
bàn và khu vực. Chỉ tiêu về huy động vốn của năm 2008 là đạt mức huy động
1.675 tỷ tăng trưởng 23% so với năm 2007.
- Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng dư nợ, chú trọng cho vay hộ sản xuất, doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Dư nợ phấn đấu đạt 680 tỷ tăng trưởng 30% so với năm 2007
trong đó dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân là 262 tỷ ( chiếm 40% tổng dư nợ).
- Nâng cao tỷ lệ cho vay trung và dài hạn từ 19% đến 36% ước đạt 235 tỷ
chiếm 36% tổng dư nợ.
- Duy trì tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ dưới mức: 3%



- Thực hiện đầy đủ việc trích lập dự phịng rủi ro, hạn chế tối thiểu các rủi
ro, nâng cao chất lượng các hoạt động tín dụng hướng tới các chuẩn mực thông lệ
quốc tế.
4.3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng :
* Tăng cường hoạt động huy động vốn, nhất là nguồn vốn trung và dài
hạn qua đó nâng cao năng lực tài chính và khả năng tự chủ của Chi nhánh.
Huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm và có ý nghĩa quyết định đến việc hồn
thành các kế hoạch kinh doanh. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng hoạt động tín
dụng công tác huy động vốn cũng là một trong những biện pháp rất quan trọng và
cần có chiến lược cụ thể. Để tăng cường được nguồn vốn huy động có thực hiện
một số giải pháp như sau:
Tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác huy động vốn, nhất là nguồn vốn trong
dân cư. Có chính sách lãi suất linh hoạt kết hợp với các biện pháp khuyến mãi,
ngoại giao có trọng điểm nhằm tiếp tục giữ được khách hàng cũ đồng thời thu hút
thêm các khách hàng mới. Trong điều kiện đơ thị hóa hiện nay, cần tập trung bám
sát các dự án đến bù giải phóng mặt bằng để huy động vốn và tận thu nợ đã XLRR.
Chú trọng trong công tác nâng cao nguồn vốn chủ sở hữu và hiệu quả kinh doanh,
đẩy nhanh tái cơ cấu ngân hàng sớm thực hiện cổ phần hóa theo đúng lộ trình.
Ngồi ra, có thể thực hiện các biện pháp cần thiết như là phát hành trái phiếu, cổ
phiếu và các nghiệp vụ thị trường mở( Phát hành và mua lại các chứng từ có giá)
cũng là một biện pháp hiệu quả nâng cao nguồn vốn huy động của Chi nhánh.
Tiến hành các biện pháp Marketting thích hợp về quảng bá sản phẩm và
thương hiệu, thực hiện tốt văn hóa doanh nghiệp… nhằm nâng cao uy tín của bản
thân chi nhánh nói riêng và tồn hệ thống nói chung. Triển khai thực hiện tốt các
hoạt động dịch vụ nhất là dịch vụ thanh toán để thu hút khách hàng quan hệ giao
dịch và gửi tiền. Đồng thời, mở rộng và phát triển hơn nữa hình thức thanh tốn thẻ
tạo cho người dân thói quen sử dụng thẻ thanh tốn. Từ đó, thu hút được nguồn


vốn tiền gửi lớn, với mức phí rẻ hơn rất nhiều so với các hình thức huy động khác.

Đây là một giải pháp rất hiệu quả so với giải pháp tăng lãi suất huy động để thu hút
khách hàng. Kèm theo đó phát động các phong trào thi đua huy động tiền gửi tiết
kiệm cùng với tổ chức tuyên truyền, tiếp thị đến từng khu vực làng, xã và xét
thưởng kịp thời cho những tập thể cá nhân thực hiện kế hoạch huy động vốn đạt
chỉ tiêu đề ra. Tiến hành xây dựng các đề án huy động vốn có tính khả thi, khuyến
khích cán bộ chủ động tìm kiếm nguồn vốn lớn từ nơi khác gửi về với thời hạn ổn
định. Bên cạnh đó, đa dạng hóa các sản phẩm tiết kiệm: thực hiện huy động vốn đa
dạng và linh hoạt hơn như tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm rút lãi và gốc linh
hoạt, tiết kiệm kết hợp bảo hiểm.
* Tăng trưởng dư nợ và đẩy mạnh cho vay các dự án trung và dài hạn, mở
rộng quy mơ hoạt động tín dụng:
Đối với hoạt động tín dụng của một ngân hàng thì dư nợ tín dụng cũng là
một chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động mà ngân hàng này đạt được. Quả vậy, dư
nợ tín dụng tăng thể hiện quy mơ tín dụng của ngân hàng được mở rộng, thu hút
được nhiều khách hàng đến với ngân hàng thì lợi nhuận thu được càng cao đồng
thời tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện đa dạng hóa danh mục cho vay qua đó
phân tán rủi ro, nâng cao chất lượng các hoạt động tín dụng. Với điều kiện thừa
nguồn của Chi nhánh hiện nay, tăng trưởng dư nợ tín dụng trung và dài hạn với tỷ
lệ hợp lý sẽ góp phần giúp Chi nhánh tận dụng triệt để khả năng vốn có của mình.
Để tăng dư nợ trung và dài hạn Chi nhánh phải có các chiến lược và phương
hướng hành động cụ thể để khơng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của Chi
nhánh.
- Tiến hành phân tích, đánh giá quy mơ, cơ cấu và hiệu quả tín dụng đối với
ngành kinh tế, thành phần kinh tế và đặc điểm địa bàn trên cơ sở đó thực hiện giải
pháp mở rộng tín dụng an toàn hiệu quả bền vững; chủ động nghiên cứu quy
hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành nghề kinh tế địa phương, đánh giá về dự


báo nhu cầu vốn, khả năng huy động vốn, mức độ rủi ro tín dụng để xác định mức
độ tăng trưởng tín dụng và cơ cấu vốn tín dụng cho từng ngành, địa phương cụ thể.

Qua đó, đầu tư tín dụng tập trung chung vào mục tiêu, định hướng phát triển kinh
tế xã hội huyện. Chuyển đổi cơ cấu đầu tư vốn trong điều kiện mới theo hướng
giảm dần cho vay ngắn hạn tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, phát triển cho
vay tiêu dùng đối với các cá nhân trong nền kinh tế. Phối hợp chặt chẽ với chính
quyền địa phương các ban ngành, đồn thể, tổ chức để giải quyết tốt các vấn đề
nảy sinh đẩy mạnh công tác cho vay và thu nợ đạt hiệu quả cao.
- Thực hiện mở rộng quy mơ tín dụng đi kèm nâng cao khả năng thẩm định
dự án, tăng cường công tác kiểm tra trước và sau khi cho vay để hạn chế các tác
động làm suy giảm chất lượng tín dụng. Kiên quyết lấy hiệu quả dự án làm căn cứ
đầu tư: thực hiện giao chỉ tiêu kế hoạch về thu hút khách hàng mới, cho vay, thu nợ
đối với từng cán bộ tín dụng. Ưu tiên đầu tư cho các dự án có hiệu quả của hộ nông
dân, hộ SXKD cá thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chú ý cho vay đối với lĩnh vực
SX nông nghiệp, nông thôn, làng ngề nhỏ, các DN nhỏ. Cần đặc biệt thận trọng đối
với cho vay các doanh nghiệp nhà nước thuộc diện cổ phần hóa, giao bán, khốn,
cho th; các doanh nghiệp có tình hình tài chính khơng rõ ràng thương hiệu mờ
nhạt và các dự án dài hạn của một số ngành có hiệu quả thấp, khả năng trả nợ
không chắc chắn.
- Chi nhánh cần triển khai xây dựng hình ảnh của mình tới các khách hàng
làm cho khách hàng hiểu được lợi ích mà họ thu được khi đến với ngân hàng đặc
biệt là các doanh nghiệp trong đó đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh
nghiệp lớn. Cơng khai hóa cơ chế hoạt động: những thông tin về điều kiện vay vốn,
hồ sơ vay vốn, lãi suất, giá mua bán ngoại tệ, phí dịch vụ… Thực hiện đơn giản
quy trình thủ tục cho vay cụ thể như: áp dụng quy trình cho vay qua hệ thống máy
ATM là một giải pháp rất tiện lợi cho khách hàng trong chủ động thời gian và
không gian vay vốn.


×