BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
------------------
ĐỖ GIA PHƯỚC
PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC
NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG
ĐẾN GIÁ VÀNG TẠI VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Nha Trang - tháng 6/2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
------------------
ĐỖ GIA PHƯỚC
PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC
NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG
ĐẾN GIÁ VÀNG TẠI VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
ThS. NGUYỄN THÀNH CƯỜNG
Nha Trang - tháng 6/2015
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Nha Trang, ngày
tháng
năm 2015
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
i
LỜI CAM ĐOAN
©©©©©©©©©©©©©©©©©©
Tôi xin cam đoan đồ án tốt nghiệp ngành Tài chính-Ngân hàng này là do
chính tôi nghiên cứu và thực hiện.
Các thông tin, số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực, chính
xác, được trích dẫn và có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí cũng như
các công trình đã được tuyên bố. Các giải pháp được nêu trên cơ sở lý luận và
kết quả nghiên cứu thực tiễn trong bài.
Sinh viên thực hiện
ii
LỜI CẢM ƠN
©©©©©©©©©©©©©©©©©©
Trước hết, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy Nguyễn
Thành Cường, giảng viên Bộ môn Kiểm toán, Khoa Kế toán – Tài chính, là người đã
tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Sau đó, với lòng biết ơn sâu sắc, em xin cảm ơn các thầy, cô giáo ở
trường Đại học Nha Trang nói chung và các thầy, cô giáo Khoa Kế toán – Tài
chính nói riêng đã mang hết tri thức và tâm huyết tận tình dạy bảo em trong thời
gian học tập tại trường và tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Con xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới bố mẹ và các chị đã luôn yêu thương,
động viên con, là động lực cho con hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Mình xin cảm ơn những người bạn đã cổ vũ và giúp đỡ mình trong quá
trinh làm luận văn tốt nghiệp này.
Tuy đã có những cố gắng nhất định nhưng do thời gian và trình độ có hạn
nên chắc chắn luận văn này còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận
được sự góp ý của thầy cô và các bạn.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn thầy cô, gia đình và các bạn.
Kính chúc các thầy cô luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt !
Nha Trang, ngày 15 tháng 06 năm 2015
Sinh viên thực hiện
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...................................................................... viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ ix
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................... 3
2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 3
2.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 3
3.2. Phạm vi thời gian ..................................................................................... 3
3.3. Phạm vị không gian ................................................................................. 4
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 4
5. Kết cấu của đề tài ........................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM... 6
1.1. Tổng quan về vàng ...................................................................................... 6
1.1.1. Giới thiệu về vàng ................................................................................. 6
1.1.1.1. Khái niệm........................................................................................ 6
1.1.2.1 Đặc điểm của vàng........................................................................... 6
1.1.2. Cách qui đổi giá vàng thế giới và vàng trong nước .............................. 7
1.1.2.1. Đơn vị đo lường .............................................................................. 7
1.1.2.2. Tuổi vàng ........................................................................................ 7
1.1.2.3. Công thức quy đổi .......................................................................... 7
1.1.3. Vai trò của vàng trong nền kinh tế và xã hội trên thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng.......................................................................................... 8
1.1.3.1. Vai trò của vàng đối với thế giới .................................................... 8
iv
1.1.3.2. Vai trò của vàng đối với Việt Nam................................................. 9
1.1.4. Các hình thức kinh doanh vàng ở Việt Nam ...................................... 10
1.1.4.1. Kinh doanh vàng vật chất ............................................................. 10
1.1.4.2. Kinh doanh vàng trên tài khoản .................................................... 12
1.1.4.3. Kinh doanh vàng nguyên liệu ....................................................... 13
1.1.4.4. Một số hình thức kinh doanh vàng khác....................................... 13
1.1.5. Tổng quan biến động của giá vàng trong nước và quốc tế trong giai
đoạn năm 2009-2013..................................................................................... 15
1.1.5.1. Năm 2009...................................................................................... 15
1.1.5.2. Năm 2010...................................................................................... 16
1.1.5.3. Năm 2011...................................................................................... 16
1.1.5.4. Năm 2012...................................................................................... 17
1.1.5.5. Năm 2013...................................................................................... 18
1.1.5.6. Đánh giá chung về sự biến động của giá vàng trong nước trong
giai đoạn năm 2009-2013 .......................................................................... 18
1.1.6. Các sàn giao dịch vàng trên thế giới ................................................... 19
1.1.6.1. Sàn giao dịch hàng hóa New York (NewYork Mercantile
Exchange – NYMEX)................................................................................ 19
1.1.6.2. Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (The Chicago Board of Trade –
CBOT) ........................................................................................................ 20
1.1.6.3. Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (The Tokyo Commodity Exchange
- TOCOM) ................................................................................................. 20
1.1.6.4. Sàn giao dịch hàng hóa Hong Kong ............................................. 20
1.2. Các nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến giá vàng.................................. 21
1.2.1. Chỉ số chứng khoán (VN-Index) ........................................................ 21
1.2.1.1. Khái niệm...................................................................................... 21
1.2.1.2. Phương pháp tính .......................................................................... 21
1.2.1.3. Kỳ vọng mối tương quan giữa chỉ số VN-Index và giá vàng trong
nước ........................................................................................................... 22
1.2.2. Lạm phát ............................................................................................. 23
v
1.2.2.1. Khái niệm...................................................................................... 23
1.2.2.2. Cách đo lường ............................................................................... 23
1.2.2.3. Kỳ vọng mối tương quan giữa chỉ số lạm phát và giá vàng trong nước23
1.2.3. Lãi suất huy động ................................................................................ 24
1.2.3.1. Khái niệm...................................................................................... 24
1.2.3.2. Kỳ vọng mối tương quan giữa lãi suất huy động và giá vàng trong
nước ........................................................................................................... 24
1.2.4. Giá dầu thế giới ................................................................................... 26
1.2.4.1. Giới thiệu về dầu........................................................................... 26
1.2.4.2. Kỳ vọng mối tương quan giữa giá dầu thế giới và giá vàng trong nước. 26
1.3. Các nghiên cứu thực nghiệm trong nước và thế giới ................................ 27
1.3.1. Mô hình nghiên cứu về mối tương quan giữa thị trường chứng khoán
và giá vàng .................................................................................................... 27
1.3.2. Mô hình nghiên cứu về mối tương quan giữa lạm phát và giá vàng .. 29
1.3.3. Mô hình nghiên cứu về mối tương quan giữa lãi suất và giá vàng .......... 30
1.3.4. Mô hình nghiên cứu về mối tương quan giữa giá dầu và giá vàng .......... 30
1.4. Tóm tắt kỳ vọng tương quan giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô với giá vàng
trong nước ........................................................................................................ 32
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 33
2.1. Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................... 33
2.2. Các phần mềm được sử dụng .................................................................... 34
2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 34
2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả các biến ................................................ 34
2.3.2. Phương pháp kiểm định DF (Dickey – Fuller) bổ sung là ADF
(Augemented Dickey-Fuller test) ................................................................. 34
2.3.3. Kiểm định đồng tích hợp (Cointegrated Test) bằng phương pháp của
Johansen ........................................................................................................ 37
2.3.4. Phương pháp hồi quy đồng tích hợp (cointegration regression) bằng
kỹ thuật bình phương bé nhất đã được hiệu chỉnh hoàn toàn (Fully Modified
Least Squares – FMOLS).............................................................................. 39
vi
2.3.5. Kiểm định nhân quả Granger (Granger Causality Test) ..................... 40
2.3.6. Phương pháp xây dựng mô hình hiệu chỉnh sai số (Vector Error
Correction Model – VECM) ......................................................................... 41
2.3.7. Kiểm định các khuyết tật của mô hình hồi quy bằng một số phương
pháp kiểm định khác nhau ............................................................................ 42
2.3.7.1. Kiểm định hiện tượng tự tương quan bằng kiểm định Durlin –
Watson (DW) và kiểm định Breush-Godfrey (BG) .................................. 42
2.3.7.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến bằng phương pháp là xem hệ
số tương quan giữa các biến độc lập.......................................................... 46
2.3.7.3. Kiểm định tượng phương sai số thay đổi bằng kiểm định White
không lát cắt và kiểm định White có lát cắt .............................................. 46
2.3.7.4. Kiểm định loại bỏ các biến không cần thiết bằng kiểm định Wald ....... 47
2.3.7.5. Kiểm định mô hình thiếu biến độc lập bằng phương pháp thống kê
Jarque-Bera ................................................................................................ 48
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 49
3.1. Thống kê mô tả các biến ........................................................................... 49
3.2. Kiểm định nghiệm đơn vị và bậc tích hợp ................................................ 49
3.3. Kiểm định đồng tích hợp .......................................................................... 51
3.5. Mô hình hồi quy đồng tích hợp ................................................................. 53
3.6. Mô hình hiệu chỉnh sai số ......................................................................... 56
3.7. Kiểm định quan hệ nhân quả Granger ...................................................... 59
3.8. Kiểm định một số khuyết tật của mô hình hồi quy ................................... 60
3.8.1. Kiểm định hiện tượng tự tương quan.................................................. 60
3.8.1.1. Kiểm định Durlin – Watson (DW) ............................................... 60
3.8.1.2. Kiểm định Breush-Godfrey (BG) ................................................. 60
3.8.1.2. Khắc phục hiện tượng tự tương quan bậc 1.................................. 61
3.8.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến.................................................. 64
3.8.3. Kiểm định tượng phương sai số thay đổi............................................ 64
3.8.3.1. Sử dụng kiểm định White không lát cắt ....................................... 64
3.8.3.2. Sử dụng kiểm định White có lát cắt ............................................. 65
vii
3.8.4. Kiểm định loại bỏ các biến không cần thiết ....................................... 66
3.8.5. Kiểm định mô hình thiếu biến độc lập................................................ 67
3.9. Mô hình hồi quy đồng tích hợp mới sau khi khắc phục các khuyết tật ............ 68
3.10. Những phát hiện của nghiên cứu ............................................................ 69
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ...................................... 72
4.1. Kết luận và hướng phát triển của đề tài .................................................... 72
4.1.1. Kết luận ............................................................................................... 72
4.1.2. Hướng phát triển của đề tài ................................................................. 73
4.2. Một số gợi ý chính sách ............................................................................ 74
4.2.1. Gợi ý chính sách đối với giá vàng ...................................................... 74
4.2.2. Gợi ý chính sách đối với thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK VN) ... 78
4.2.3. Gợi ý chính sách đối với lạm phát ...................................................... 80
4.2.4. Gợi ý chính sách đối với lãi suất huy động ........................................ 81
4.2.5. Gợi ý chính sách đối phó giá dầu thế giới .......................................... 82
4.3. Những hạn chế của bài nghiên cứu ........................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 85
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 89
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tóm tắt mối quan hệ giữa giá vàng và các nhân tố vĩ mô dựa trên các
nghiên cứu trên thế giới ..................................................................... 32
Bảng 1.2.Tóm tắt kỳ vọng tương quan giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô với giá
vàng trong nước ................................................................................. 32
Bảng 2.1: Mô tả các biến số kinh tế vĩ mô ......................................................... 33
Bảng 3.1: Thống kê mô tả giá vàng và các biến kinh tế vĩ mô .......................... 49
Bảng 3.2. Kiểm định nghiệm đơn vị ở sai phân bậc 0 ........................................ 50
Bảng 3.3. Kiểm định nghiệm đơn vị ở sai phân bậc 1 ........................................ 50
Bảng 3.4. Kết quả kiểm định đồng tích hợp bằng kiểm định vết ma trận .......... 51
Bảng 3.5. Kết quả kiểm định đồng tích hợp bằng kiểm định giá trị riêng cực đại 51
Bảng 3.6. Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu ............................................................ 52
Bảng 3.7. Kết quả chạy mô hình hồi trên Eviews .............................................. 54
Bảng 3.8. Kết quả chạy mô hình hồi trên Eviews .............................................. 54
Bảng 3.9. Kết quả chạy mô hình hiệu chỉnh sai số trên Eviews......................... 57
Bảng 3.10. Kết quả chạy mô hình hiệu chỉnh sai số trên Eviews....................... 58
Bảng 3.11. Kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger giữa giá vàng và các nhân
tố kinh tế vĩ mô .................................................................................. 59
Bảng 3.12. Kết quả Kiểm định Breush-Godfrey (BG) để kiểm định tự tương quan 60
Bảng 3.13. Kết quả chạy mô hình hồi quy trên Eviews ..................................... 62
Bảng 3.14. Kết quả chạy mô hình hồi quy trên Eviews ..................................... 62
Bảng 3.15. Kết quả chạy mô hình hồi quy trên Eviews ..................................... 63
Bảng 3.16. Kết quả chạy mô hình hồi quy trên Eviews ..................................... 63
Bảng 3.17. Ma trận tương quan giữa các biến dựa vào kết quả trên Eviews ..... 64
Bảng 3.18. Kết quả Kiểm định White không lát cắt ........................................... 65
Bảng 3.19. Kết quả Kiểm định White có lát cắt ................................................. 65
Bảng 3.20. Kết quả Kiểm định Wald cho biến LVNI, LCPI, LI và LO ............. 66
Bảng 3.21. Kết quả chạy mô hình hồi quy trên Eviews ..................................... 68
Bảng 3.22. Kết quả chạy mô hình hồi quy trên Eviews ..................................... 68
ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
KNH
ISO
NHTW
Giải thích
Khoa ngân hàng
International Organization for Standardization: Tổ chức Tiêu chuẩn
Quốc tế
Ngân hàng Trung Ương
TTCK VN Thị trường chứng khoáng Việt Nam
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
IMF
International Monetary Fund: Quỹ tiền tệ thế giới
IFS
International Food Standard: Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế
CPI
Consume Price Index: chỉ số giá tiêu dùng
OLS
Ordinary Least Square: Phương pháp bình phương bé nhất
VAR
Vector Autoregressive Models: Mô hình hồi quy theo vector
VECM
Vector Error Correction Moedels: Mô hình vector hiệu chỉnh sai số
DW
Durbin – Watson
DF
Dickey-Fuller test: Kiểm định Dickey-Fuller
ADF
Augemented Dickey-Fuller test: Kiểm định Dickey-Fuller gia tăng
FMOLS
BG
Fully Modified Least Squares: kỹ thuật bình phương bé nhất đã được
hiệu chỉnh hoàn toàn
Breush-Godfrey test: kiểm định Breush-Godfrey
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Thị trường vàng Việt Nam qua nhiều năm hình thành và hoạt động vẫn là
một thị trường phát triển ở mức độ thấp, chủ yếu chỉ kinh doanh vàng vật chất.
Trong khi, với bối cảnh kinh tế hiện nay, dưới tác động của khủng hoảng kinh tế
toàn cầu đi đôi với sự sụt giảm giá trị đồng USD – vốn được coi là đồng tiền
mạnh, luôn có mặt trong dự trữ ngoại hối của các Quốc gia; và tình hình lạm
phát trong nước kéo dài cùng sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán, bất động
sản và sự bất ổn của giá dầu thế giới thì với tập quán tích trữ vàng lâu đời của
người dân, hiện nay vàng đã trở thành một kênh đầu tư được quan tâm nhất
nhằm bảo toàn giá trị tài sản nắm giữ. Tuy nhiên, các chính sách quản lý thị
trường vàng hiện hành đang thể hiện nhiều bất cập, đi ngược với xu thế tự nhiên
của kinh tế thị trường, gây mất cân đối cung – cầu, tạo cơ hội cho đầu cơ, buôn
lậu và làm nảy sinh nhiều tiêu cực trong hoạt động kinh doanh vàng. Do đó, Nhà
nước sẽ càng khó khăn hơn trong quản lý thị trường vàng nói riêng và ổn định
kinh tế vĩ mô nói chung. Việc quản lý tốt thị trường vàng với tư cách là một
kênh đầu tư và là một bộ phận của thị trường tài chính sẽ góp phần kiềm chế lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Trong những năm gần đây, trước những biến động lớn về giá vàng trong
nước cũng như thế giới trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đã có
nhiều bài viết và nghiên cứu về vàng và thị trường vàng dưới nhiều góc độ khác
nhau. Những nghiên cứu đó đã được tập hợp lại và thảo luận tại hai hội thảo tiêu
biểu, đó là:
- Hội thảo: “Vai trò của vàng và ngoại tệ trong điều hành chính sách tiền
tệ ở Việt Nam” do Thường trực Hội đồng Khoa học ngành Ngân hàng - Vụ
Chiến lược Phát triển Ngân hàng phối hợp với Ngân hàng Phát triển nhà đồng
bằng sông Cửu Long và Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam tổ chức ngày
10/11/2006 tại Hà Nội.
2
- Hội thảo: “Tác động của thị trường vàng đến thị trường tài chính Việt Nam”
do Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia tổ chức ngày 09/06/2011 tại Hà Nội.
Tại các hội thảo đó, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến vàng dưới nhiều
khía cạnh, quan điểm và phạm vi khác nhau nhưng chưa đưa ra được lý luận
chung nhất về thị trường vàng cũng như các nhân tố đặc trưng tác động đến thị
trường vàng Việt Nam và định hướng thuyết phục nhất để phát triển thị trường
vàng trong nước.
Luận văn tiến sĩ “Chiến lược kinh doanh vàng tại Thành phố Hồ Chí
Minh” của tác giả Nguyễn Hữu Định – Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
năm 1995 đề cập đến một số cơ sở lý luận về thị trường vàng, định hướng phát
triển hoạt động kinh doanh vàng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, do
điều kiện kinh tế - xã hội tại thời điểm nghiên cứu và hiện nay có nhiều đổi
khác, một số kiến nghị chính sách tác giả đề cập đã được thực hiện hoặc không
còn phù hợp, do đó cần có nghiên cứu mới nhằm đưa ra giải pháp phát triển thị
trường vàng trong bối cảnh hiện nay.
Các đề tài khác như: Luận văn thạc sĩ “Các giải pháp phát triển kinh
doanh vàng tại Việt Nam” của tác giả Đặng Thị Tường Vân – Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh 2008; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành KNH
2009-01 “Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh vàng theo chức
năng của Ngân hàng Trung Ương”, chủ nhiệm đề tài Nguyễn Vân Anh cũng đưa
ra các góc nhìn mới về thị trường vàng nhưng chưa chỉ ra được các nhân tố tác
động đến thị trường vàng Việt Nam.
Để nghiên cứu, đánh giá các nhân tố vĩ mô tác động đến giá vàng tại Việt
Nam và em xin chọn đề tài “PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC
NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ VÀNG TẠI VIỆT NAM”
cho luận văn tốt nghiệp của mình.
3
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích sự ảnh hưởng các nhân tố vĩ mô tác động đến giá vàng tại Việt
Nam, từ đó đề xuất một số chính sách phát triển và duy trì sự ổn định của thị
trường vàng trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Giới thiệu một số khái niệm về vàng đồng thời nêu ra vai trò
của vàng đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Mục tiêu 2: Xác định các yếu tố vĩ mô tác động đến giá vàng tại Việt
Nam.
Mục tiêu 3: Phân tích sự ảnh hưởng các nhân tố vĩ mô tác động đến giá
vàng tại Việt Nam.
Mục tiêu 4: Đề xuất một số gợi ý chính sách để phát triển thị trường vàng
trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Giá vàng trong nước và các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến giá vàng như
chỉ số chứng khoán (VN-Index), lạm phát , lãi suất huy động và giá dầu thế giới.
Nghiên cứu tiến hành lấy số liệu của các nhân tố trên từ các nguồn đáng tin cậy
trong và ngoài nước như: Tổng cục Thống kê Việt Nam, Ngân hàng Thế giới,
Quỹ tiền tệ thế giới,…
3.2. Phạm vi thời gian
Giá vàng trong nước, chỉ số chứng khoán (VN-Index), lạm phát, lãi suất
huy động và giá dầu thế giới ở Việt Nam trong giai đoạn từ đầu năm 2009 đến
hết năm 2013.
4
3.3. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu giá vàng, chỉ số chứng khoán (VN-Index), chỉ số lạm
phát, lãi suất huy động và giá dầu thế giới trong phạm vi không gian như sau:
Giá vàng lấy từ giá mua niêm yết của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần
Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank.
Chỉ số lạm phát lấy từ chỉ lạm phát trung bình hàng tháng của Việt Nam.
Chỉ số giá chứng khoán lấy từ chỉ số VN-Index trung bình hàng tháng trên
sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE).
Lãi suất huy động lấy từ lãi suất tiền gửi kỳ hạn trung bình hằng tháng của
các ngân hàng và tổ chức tín dụng tại Việt Nam.
Giá dầu thế giới được lấy từ giá dầu niêm yết trên Sàn giao dịch hàng hóa
New York (NewYork Mercantile Exchange – NYMEX).
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp được sử dụng là nghiên cứu định lượng.
Với dữ liệu chuỗi thời gian theo tháng (từ tháng 01 năm 2009 đến tháng
12 năm 2013) nên có tất cả 60 quan sát cho mỗi biến trong nghiên cứu. Trên cơ
sở dữ liệu chuỗi thời gian, nghiên cứu sử dụng các phương pháp kiểm định sau:
Phương pháp kiểm định DF (Dickey-Fuller test) bổ sung là ADF
(Augmented Dickey-Fuller test) để xác định tính dừng.
Kiểm định đồng tích hợp (Cointegrated Test) bằng phương pháp của
Johansen để xem xét có tồn tại mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến
đang nghiên cứu.
Phương pháp hồi quy đồng tích hợp (cointegration regression) bằng kỹ
thuật bình phương bé nhất đã được hiệu chỉnh hoàn toàn (Fully Modified
Least Squares – FMOLS) để xác định mối quan hệ trong dài hạn.
Kiểm định nhân quả Granger (GrangerCausality Test) để xác định mức độ
ảnh hưởng của các biến trong ngắn hạn.
5
Mô hình hiệu chỉnh sai số (Vector Error Correction Model – VECM) để
theo dõi quá trình điều chỉnh của giá vàng Việt Nam từ trạng thái ngắn
hạn hướng tới cân bằng trong dài hạn.
Cuối cùng là kiểm định các khuyết tật của mô hình hồi quy bằng một số
phương pháp kiểm định khác nhau như:
Kiểm định hiện tượng tự tương quan bằng kiểm định Durlin – Watson
(DW) và kiểm định Breush-Godfrey (BG).
Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến bằng phương pháp là xem hệ số
tương quan giữa các biến độc lập.
Kiểm định tượng phương sai số thay đổi bằng kiểm định White không
lát cắt và kiểm định White có lát cắt.
Kiểm định loại bỏ các biến không cần thiết bằng kiểm định Wald.
Kiểm định mô hình thiếu biến độc lập bằng phương pháp thống kê
Jarque-Bera.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài Phần mở đầu, Tài liệu tham khảo và Phụ lục thì đề tài có kết cấu
gồm 4 chương:
Chương 1: CỞ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC
NGHIỆM
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
6. Những đóng góp của đề tài
Trên giác độ nghiên cứu về giá vàng, những đóng góp của đề tài là xây
dựng mô hình hồi quy kinh tế tổng quát từ đó đưa ra những phân tích tương đối
chuẩn xác về sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến giá vàng
tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013. Dựa trên những phân
tích đó có thể đề xuất một số gợi ý chính sách cho Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) nâng cao khả năng quản lý nhằm phát triển thị trường vàng Việt Nam
thời gian tới.
6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
1.1. Tổng quan về vàng
1.1.1. Giới thiệu về vàng
1.1.1.1. Khái niệm
Vàng là nguyên tố hoá học có kí hiệu Au và số hiệu nguyên tử là 79
trong bảng tuần hoàn hóa học. Là kim loại chuyển tiếp (hoá trị 3 và 1) mềm, dễ
uốn, dễ dát mỏng, màu vàng và chiếu sáng, vàng không phản ứng với hầu hết
các hoá chất nhưng lại chịu tác dụng của nước cường toan (aqua regia) để tạo
thành axit cloroauric cũng như chịu tác động của dung dịch xyanua của các kim
loại kiềm. Kim loại này có ở dạng quặng hoặc hạt trong đá và trong các mỏ bồi
tích và là một trong số kim loại đúc tiền.
Vàng được dùng làm một tiêu chuẩn tiền tệ ở nhiều nước và cũng được sử
dụng trong các ngành trang sức, nha khoa và điện tử. Mã tiền tệ ISO của nó
là XAU.
1.1.2.1 Đặc điểm của vàng
Vàng là một kim loại quý
Vàng là kim loại quý trong ngành trang sức, điêu khắc và trang trí kể từ
khi được xuất hiện trong lịch sử. Vàng có tính bền vững hóa học cao với vẻ đẹp
bề ngoài sáng bóng; Vàng nguyên chất có độ dẻo cao, dễ dát thành lá mỏng và
kéo sợi nên vàng rất phù hợp với việc chế tác đồ kim hoàn, các linh kiện và vi
mạch điện tử… Ngoài ra, vàng là vật chất có độ dẫn điện, dẫn nhiệt cao, phản
ánh tia hồng ngoại rất mạnh.
Vàng là một hàng hóa đặc biệt
Với tính chất ưu việt và được công nhận rộng rãi, vàng đã trở thành một
vật chất đặc biệt mang hình thái hàng hóa – tiền tệ. Lịch sử tiền vàng kéo dài
7
hàng mấy nghìn năm và phổ biến trên khắp các nước với những biến cố, những
giai đoạn thăng trầm khác nhau. Khi đóng vai trò là tiền thì tiền vàng đã có đầy
đủ các chức năng của tiền tệ nói chung và cho đến ngày nay chưa có loại tiền
nào có chức năng đầy đủ như thế, bao gồm: chức năng phương tiện thanh toán,
thước đo giá trị và phương tiện tích trữ.
Vàng là dự trữ Quốc gia
Mức dự trữ vàng của toàn thế giới gần đây lên đến khoảng 160.000 tấn.
Các quốc gia, ngân hàng và quỹ đầu tư trên toàn thế giới tăng cường giữ vàng
trong danh mục đầu tư của mình để tránh nguy cơ giảm giá trị tài sản do lạm
phát và phá giá tiền tệ trong điều kiện suy thoái kinh tế toàn cầu như hiện nay.
1.1.2. Cách qui đổi giá vàng thế giới và vàng trong nước
1.1.2.1. Đơn vị đo lường
Trong ngành kim hoàn ở Việt Nam, khối lượng của vàng được tính
theo đơn vị là Cây (Lượng) hoặc là chỉ. Một cây vàng nặng 37,5 gram.
Một chỉ bằng 3.75 gram (1/10 cây vàng).
Trên thị trường thế giới, vàng thường được tính theo đơn vị là troy
ounce (ký hiệu oz)...
1.1.2.2. Tuổi vàng
Theo cách gọi của Việt Nam: chính là hàm lượng vàng/10. Ví dụ: 1
lượng vàng 7 tuổi rưởi = 1 lượng vàng 75 % có 0.7500 lượng vàng
nguyên chất trong đó.
Tuổi vàng Kt (karat): theo cách gọi thị trường quốc tế
1 Kt = 1/24 x 100 = 0.04166666 x 100 = 4.166666
Ví dụ: Vàng 24 Kt = 24 x 4.166666 = 99.99
1.1.2.3. Công thức quy đổi
Quy đổi đơn vị tính gram - oz (troy ounce)
1 troy oz = 31.1034768 grams
8
=> 1 Lượng (37.5 g) = 37.5/31.103478 oz = 1.20565 oz
hay 1 oz = 0.82945 Lượng
Công thức chung:
=> Quy ra giá trong nước:
Giá TN = (Giá TG + phí vận chuyển + phí bảo hiểm) x (1 +
thuế nhập khẩu) : 0.82945 x tỉ giá USD/VND
* Tham khảo thêm:
Phí vận chuyển: 0.75$/ 1 ounce
Bảo hiểm: 0.25$/1 ounce
Thuế nhập khẩu: 1%
Phí gia công: 40.000 đồng/lượng.
1 Lượng SJC = [(Giá TG + 1) x 1.01 : 0.82945 x tỷ giá đô la] + 40.000
đồng
hoặc 1 Lượng SJC = [(Giá TG + 1) x 1.20565 x 1.01 x tỷ giá đô la] +
40.000 đồng
1.1.3. Vai trò của vàng trong nền kinh tế và xã hội trên thế giới nói chung
và Việt Nam nói riêng
1.1.3.1. Vai trò của vàng đối với thế giới
Nhìn vào nhu cầu của con người đối với vàng, ta có thể thấy được giá trị
của vàng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống kinh tế - xã hội. Từ giá trị đơn thuần
là một loại quý dùng trong sản xuất công nghiệp và chế tạo nữ trang cho đến giá
trị tiền tệ dùng làm vật ngang giá chung và trở thành một loại tiền được lưu hành
đầu tiên trong lịch sử phát triển của loài người.
Trong lịch sử tiền tệ thế giới, vàng được coi là một loại tiền tệ đặc biệt hội
đủ 5 chức năng của đồng tiền: Thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương
tiện thanh toán, phương tiện cất trữ và tiền tệ quốc tế. Theo chế độ bản vị
Bretton Wood ra đời ngày 01/07/1944, chế độ bản vị vàng hối đoái được thiết
lập, 1 ounce = 35 USD (1 ounce = 28,349 gram) tạo điều kiện cho đồng USD
lên ngôi trở thành đồng tiền được chấp nhận trên toàn thế giới.
9
Đối với nền kinh tế: Mặc dù bị tước đi khả năng làm đơn vị tiền tệ, vàng
vẫn hấp dẫn được mọi quốc gia khi mức dự trữ vàng toàn thế giới gần đây lên
đến 160 nghìn tấn. Các quốc gia, ngân hàng và quỹ đầu tư trên toàn thế giới tăng
cường giữ vàng trong danh mục đầu tư của mình để bảo toàn vốn hoặc đầu cơ
tích trữ và mua đi bán lại.
Đối với đời sống xã hội: Vàng là một kim loại không thể thiếu trong sản
xuất máy tính, thiết bị liên lạc, đầu máy bay phản lực, tàu không gian và nhiều
sản phẩm khác. Đồng thời, vàng cũng được dùng trong nha khoa cũng như nhiều
tác dụng khác trong công nghiệp và y khoa trị liệu.
Đối với Chính phủ: Hiện nay, các Ngần hàng Trung Ương (NHTW) trên
khắp thế giới dự trữ khoảng 130.000 tấn vàng và không ngừng ý định tăng lên
về khối lượng. Hoa Kỳ có số vàng dự trữ cao nhất thế giới khoảng hơn 8.000
tấn, tổ chức IMF dự trữ hơn 3.000 tấn, Trung Quốc hiện vươn lên vị trí thứ hai
với ý định nâng mức dự trữ lên 4.000 tấn vàng. Để đối phó với tình trạng mất ổn
định trong giá trị các đồng tiền và suy thoái kinh tế, các NHTW trên khắp thế
giới đều muốn dự trữ vàng trong danh mục dự trữ của mình để tránh nguy cơ
giảm giá trị do lạm phát và phá giá tiền tệ.
1.1.3.2. Vai trò của vàng đối với Việt Nam
Theo báo cáo mới nhất từ Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), Việt Nam
đứng thứ 7 thế giới về tổng mức tiêu thụ vàng trong năm 2013. Cả năm, nhu cầu
tiêu thụ vàng của Việt Nam đạt 92,2 tấn, trị giá 4,16 tỷ USD.
Theo số liệu từ các cơ quan, hiện số vàng do người dân Việt Nam đang sở
hữu ước tính từ 400 - 1000 tấn, tương đương với 16-41 tỷ USD, theo giá hiện
nay. Người dân có nhu cầu sở hữu, nắm giữ vàng do tập quán, thói quen sử dụng
vàng làm phương tiện cất giữ giá trị và nhu cầu sử dụng vàng làm đồ trang sức.
Riêng nhu cầu sử dụng vàng làm phương tiện cất giữ tài sản của người dân phụ
thuộc chủ yếu vào những lợi ích họ thu được so với các phương tiện cất trữ tài
sản hoặc đầu tư khác và do đó phần nào phụ thuộc vào sự ổn định của môi
trường kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó sản xuất và kinh doanh đồ trang sức mỹ nghệ
10
bằng vàng là một nghề truyền thống đã có từ lâu đời và vẫn được duy trì, phát
triển trong đời sống xã hội hiện đại. Tại Việt nam, có hàng nghìn doanh nghiệp
hoạt động kinh doanh vàng trong cả nước, riêng thành phố Hồ Chí Minh có hơn
1.000 doanh nghiệp.
1.1.4. Các hình thức kinh doanh vàng ở Việt Nam
Thị trường tài chính Việt Nam phát triển sau nên việc tham gia các sản
phẩm phái sinh cũng như việc đầu tư của nhà đầu tư có nhiều khó khăn so với
các thị trường đã phát triển. Giao dịch tại thị trường quốc tế ngoài đa dạng về
hàng hóa (tiền tệ, vàng, kim loại quý, dầu, sản phẩm nông nghiệp…), còn có tất
cả các sản phẩm phục vụ tối đa yêu cầu đầu tư. Ngoài ra, vì hoạt động lâu đời
nên tính chất kinh tế thị trường tức cung cầu sẽ quyết định giá cả hàng hóa và
các khuôn khổ pháp lý rõ ràng có thể giúp nhà đầu tư yên tâm khi đầu tư. Ngược
lại, thị trường tài chính tại Việt Nam hết sức mới mẻ, có thể thấy một số những
khó khăn cho việc kinh doanh như: Chưa có khuôn khổ pháp lý nhằm bảo vệ
nhà đầu tư khỏi những rủi ro có thể phòng tránh, thiếu các sản phẩm phái sinh
hay có những chi phí quá cao khiến cho việc đầu tư hoặc sử dụng các sản phẩm
này không thể hoặc phát huy tác dụng rất ít, chưa nói đến việc giá cả một số
hàng hóa và tỷ giá được nhà nước giám sát chặt chẽ (giá dầu, tỷ giá…) khiến
cho việc sử dụng các công cụ phái sinh này khó phát huy tác dụng. Sau đây là
một số các hình thức kinh doanh vàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
hiện nay:
1.1.4.1. Kinh doanh vàng vật chất
Đây là nghiệp vụ mua bán vàng SJC và là hình thức kinh doanh phổ biến
nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay. Phục vụ nhu cầu thanh toán, nhu cầu
đầu tư và nhu cầu tích trữ của người dân. Các hình thức giao dịch:
Giao dịch mua bán với số vốn tự có.
Giao dịch mua bán với vốn vay, ký quỹ với một tỷ lệ nhất định. Trường
hợp này thường giao dịch thông qua các ngân hàng dưới dạng cho vay,
giao dịch kỳ han, hợp đồng quyền chọn. Cụ thể:
11
Nghiệp vụ mua bán giao ngay (Spot)
Là nghiệp vụ mua bán vàng được thực hiện theo giá tại thời điểm thỏa
thuận, tuy nhiên cần thời gian để thực hiện bút toán và thanh toán tiền vàng nên
có thể mất thời gian nếu số lượng lớn.
Thông thường trường hợp này ngân hàng sẽ cho nhà đầu tư vay 93% giá
trị, nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ 7%.
Mua bán kỳ hạn (Forward)
Là cam kết mua bán vàng tại một mức giá xác định và vào một ngày cụ
thể trong tương lai (1 tuần, 2 tuần, 1 tháng,…). Mục đích của hợp đồng kỳ hạn là
nhằm bảo hiểm rủi ro về giá của tài sản khi nhà đầu tư có tài sản đó trong tương
lai.
Bằng cách sử dụng hợp đồng kỳ hạn, nhà đầu tư không cần phải vay mà
lãi vay đã được tính sẵn vào giá. Nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ 5% - 10% giá trị
giao dịch. Nếu giá biến động thuận lợi, nhà đầu tư có thể tất toán hợp đồng kỳ
hạn và thu phần chênh lệch.
Cách tính tỷ giá kỳ hạn = Tỷ giả Spot + [Tỷ giá Spot * (lãi vay VND – lãi
vay USD) * số ngày] / 360
Nghiệp vụ quyền chọn (Option)
Là quyền được mua hay bán một số lượng vàng trong một khoảng thời
gian xác định trong tương lai với giá được xác định tại thời điểm giao dịch.
Khách hàng chỉ cần trả một khoảng phí ban đầu. Tuy nhiên khoảng phí hơi cao
do đó nhà đầu tư chỉ nên mua hợp đồng quyền chọn khi dự đoán thị trường sẽ
biến động trong thời gian tới. Có hai quyền chọn: Quyền chọn mua (Call option)
và quyền chọn bán (Put option). Có hai kiểu quyền chọn:
Quyền chọn kiểu Mỹ: Cho phép người mua quyền thực hiện quyền chọn
tại bất kỳ thời điểm nào trong thời gian còn hiệu lực hợp đồng.
Quyền chọn kiểu Châu Âu: Chỉ có thể thực hiện vào ngày đáo hạn.
12
Ưu – nhược điểm của hình thức kinh doanh vàng vật chất:
Ưu điểm: Hình thức kinh doanh quen thuộc với nhà đầu tư, thủ tục đơn giản.
Nhược điểm: Phụ thuộc vào cung cầu quốc tế và cung cầu trong nước.
Giờ giao dịch ngắn, mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán không cạnh
tranh và không thống nhất ở mỗi nơi. Ngoài ra việc không thể đặt lệnh
chốt lời, chốt lỗ cũng là một bất lợi.
1.1.4.2. Kinh doanh vàng trên tài khoản
Đây là nghiệp vụ mua bán vàng ghi sổ chứ không thực hiện việc giao
nhận vàng. Hình thức kinh doanh này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu đầu cơ và
thường giao dịch qua mạng trực tuyến hoặc hệ thống giao dịch chuyên dụng.
Hiện có nhiều ngân hàng và công ty vàng bạc đá quý được phép triển khai
dịch vụ này gồm: Ngân hàng Eximbank, Sacombank,…; Công ty vàng bạc đá
quý Sài Gòn – SJC,… Đây là nghiệp vụ được Ngân hàng Nhà nước và Vụ quản
lý ngoại hối cho phép từ năm 2006 và là nghiệp vụ rất triển vọng, đang được các
ngân hàng triển khai gấp rút. Kinh doanh vàng trên tài khoản đòi hỏi khoản ký
quỹ rất nhỏ làm yếu tố đòn bẩy để kinh doanh một khối lượng lớn, đồng thời
việc mua bán liên tục theo giá cập nhật công khai hiện thu hút rất nhiều nhà đầu
tư tham gia.
Ưu – nhược điểm của hình thức kinh doanh vàng trên tài khoản:
Ưu điểm:
Giảm lượng vàng vật chất cất trữ trong dân cư và lượng ngoại tệ trên
thị trường vàng cũng sẽ được hạn chế.
Nguồn vàng huy động được cải thiện.
Gắn kết giá cả liên thông với thị trường quốc tế, vận động sát theo
cung cầu, ngày càng hội nhập với việc kinh doanh vàng trên tài khoản
và các sản phẩm phái sinh như các thị trường tài chính thế giới.
13
Nhược điểm:
Thủ tục mở tài khoản phức tạp, không rõ đối tác quốc tế và phải thông
thạo tiếng Anh (đặc biệt các thuật ngữ dùng trong kinh doanh vàng tài khoản
như: SL order (stop loss) là lệnh dừng lỗ, PT order (Profit taking) là lệnh chốt
lời, Limit order là lệnh giới hạn được sử dụng trong trường hợp đặt mua thấp
hơn giá thị trường,…).
1.1.4.3. Kinh doanh vàng nguyên liệu
Đây là hình thức kinh doanh vàng hạt và chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của
các ngân hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng, nữ trang. Giao dịch sôi động khi
nguồn cung vàng SJC trên thị trường không đáp ứng nhu cầu trong nước. do đó
nhà đầu tư chuyển sang nắm giữ vàng nguyên liệu. Sau đó nhà đầu tư có thể
đem đến Công ty SJC nhờ gia công hoặc bán lại nếu được giá.
Ưu – nhược điểm của hình thức kinh doanh vàng nguyên liệu:
Ưu điểm:
Tiết kiệm thời gian gia công và giúp cho doanh nghiệp kinh doanh nữ
trang có nguồn nguyên liệu để gia công.
Tận dụng cơ hội kinh doanh trong trường hợp vàng SJC đang khan
Nhược điểm: Là hình thức giao dịch ít phổ biến, cần có các phương tiện
kỹ thuật để kiểm chứng vàng.
1.1.4.4. Một số hình thức kinh doanh vàng khác
Tín dụng vàng
Để đảm bảo nhu cầu thanh toán, tín dụng vàng được sử dụng để đảm bảo
giá trị của tiền. Ví dụ: Trong giao dịch bất động sản, người mua khi chưa thanh
toán hoặc chưa mua được nhà thì mua vàng gửi ngân hàng giữ hộ để phòng ngừa
khi giá vàng lên. Ngược lại, người bán nhà khi chưa nhận được tiền mà sợ giá
vàng xuống thì có thể vay ngân hàng số vàng sắp được nhận và bán ra bên ngoài
thu tiền về trước để lấy lợi nhuận, khi nhận được tiền của bên mua sẽ trả lại cho