TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA KINH TẾ - QTKD
TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG
ĐỀ TÀI: “PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU
TỐ ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN”
GVHD: Lê Thị Loan
Nhóm SV thực hiện:
STT Họ tên Lớp Mã SV
1 Nguyễn Thị Thanh Hằng ĐHKT12B
2 Trần Thanh Vy ĐHKT12B
3 Nguyễn Thị Tuyết Giao ĐHKT12B
4 Nguyễn Thị Thu Nga ĐHKT12B
5 Hùynh Thị Ngọc Gấm ĐHKT12B
PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN KẾT QUẢ
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
I. PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Lý do lựa chọn chủ đề.
Một thực tế hiện nay xảy ra trong nhiều trường đại học trên cả nước: Như chúng ta đã
biết, môi trường học tập của sinh viên trong đại học rất đafdạng ,nó có thể giúp sinh viên
có thể tiến bộ nhưng cũng có thể là những cám dỗ kéo theo. Vì vậy đòi hỏi sinh viên phải
có sự tự giác, nỗ lực cá nhân rất lớn, đặc biệt là hình thức đào tạo theo tín chỉ. Tuy nhiên,
nhiều sinh viên hiện nay vẫn không đạt được kết quả mong muốn mặc dù có chăm chỉ.
Có thể là vì phương pháp học của họ chưa thực sự đúng đắn.
Thực tế khác cho thấy, sinh viên đại học sau khi ra trường muốn tìm được một việc làm
đúng chuyên ngành, lương cao và ổn định thì rất khó với tấm bằng Trung bình và cơ hội
cao hơn khi họ đạt được những tấm bằng cao hơn. Với những người còn ngồi trên ghế
nhà trường nói chung và sinh viên nói riêng thì Điểm trung bình học tập là yếu tố quan
trọng nhất để đánh giá kết quả học tập của sinh viên sau mỗi kỳ học kỳ. Kết quả của mỗi
kỳ sẽ quyết định xem sinh viên có được học bổng hoặc bị buộc thôi học hay không, xếp
loại học lực gì và tấm bằng mà họ đạt được sau khi kết thúc chương trình đào tạo của nhà
trường…
Đứng trước thực tế đó, chúng em đã chọn nghiên cứu chủ đề: “Phân tích sự ảnh hưởng
của các yếu tố đến kết quả học tập của sinh viên” .
2. Quy trình thu thập số liêụ.
Thông qua việc điều tra và phân tích để có thể đưa ra những kết luận, giải pháp kịp thời
nhằm cải thiện và nâng cao điểm trung bình của sinh viên sau mỗi kỳ học. Đồng thời có
những đề xuất với Nhà truờng có những chính sách phù hợp, kịp thời tạo điều kiện cho
sinh viên đạt được kết quả học tập tốt nhất.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập dữ liệu:
+ Phạm vi nghiên cứu: Sinh viên năm thứ 2 khóa 2012 của trường Đại Học Đồng Tháp.
Kết quả nghiên cứu của đề tài chỉ có giá trị dựa trên thu thập dữ liệu của học kì I năm học
2012-2013.
+ Đặc điểm của mẫu: 60 sinh viên
+ Hình thức điều tra: Chuẩn bị mẫu câu hỏi bao gồm các yếu tố sau: điểm trung bình học
kì I vừa rồi, điểm trung bình đầu vào trường, số giờ tự học hàng ngày và số tiền gia đình
trợ cấp hàng tháng. Sau đó phát phiếu điều tra tới từng sinh viên.
Phương pháp phân tích số liệu
+ Phương pháp thu thập số liệu
+ Phương pháp tương quan hồi quy
+ Phương pháp phân tích phương sai
II. Nội dung.
1. Cơ sở lựa chọn biến và mô hình.
thời gian tự học của sinh viên:
Ngày nay sự khác biệt của giáo dục Đại học với giáo dục phổ thông rất quan trọng.
Nền giáo dục ở phổ thông là học sinh học ở thầy cô giáo và trên lớp nhiều thì ở giáo dục
Đại học các sinh viên đôi khi phải tự tìm tài liệu và tự học là chính nên chỉ có thời gian tự
học sinh viên mới có thể nâng cao và cải thiện kết quả học tập.
Đa số sinh viên có rất nhiều thời gian rảnh rỗi. nếu không biết phân bổ thời gian một cách
hợp lý thì thời gian rảnh rỗi sẽ không làm được gì cả, cũng không dành được thời gian
cho việc học mà học ở Đại học thì thời gian tự học quyết định đến kết quả của sinh viên.
Tham gia các hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, học thêm, học trên tivi, báo, đài…cũng
là một hình thức tự học rât tốt vừa giúp nâng cao trình độ học vấn vừa tăng khả năng giao
tiếp. Vì vậy, tham gia các hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, học thêm… rất bổ ích và có
hiệu quả.
Sinh viên đã dành thời gian cho việc tự học như thế nào và có ảnh hưởng như thế nào
đến kết quả học tập?
Mức chu cấp của gia đình:
Đối với sinh viên thì chu cấp hàng tháng của gia đình hàng tháng là nguồn kinh phí chủ
yếu để dùng chi tiêu cho công việc học tập, sinh hoạt của bản thân. Tùy vào điều kiện,
hoàn cảnh của mỗi gia đình mà mức chu cấp từ gia đình của từng sinh viên khác nhau là
khác nhau
Gia đình chu cấp cho sinh viên bao nhiêu tiền một tháng? Mức thu nhập đó ảnh hưởng
thế nào đến quá trình và kết quả học tập của sinh viên?
Với mức chu cấp của gia đình sinh viên có thể chi tiêu cho việc học và sinh hoạt
được đầy đủ không? Cuối mỗi tháng sinh viên có thể tiết kiệm được một khoản tiền
không?
Ngoài ra điểm thi đầu vào của mỗi sinh viên hay đi làm thêm cũng ảnh hưởng đến kết
quả của học tập sinh viên.
1.1 Xây dựng mô hình.
Mô hình hồi qui thể mô tả mối quan hệ giữa biến phụ thuộc Y vào các biến giải thích X1,
X2, X3 có dạng:
Yi = B0 + B1X1 + B2X2 + B3X3 + Ui
Mô hình hồi quy mẫu:
Yi = b0 + b1X1 + b2X2 + b3X3+ ei
- Biến phụ thuộc.
Y: điểm trung bình tích lũy hệ số 4 kì I năm 2010-2011
- Biến độc lập
X1: điểm trung bình đầu vào trường ĐHNNHN
X2: số giờ tự học hàng ngày (h/ ngày)
X3: số tiền gia đình trợ cấp hàng tháng ( triệu đồng).
1.2 Nguồn số liệu
STT X1 X2 X3 Y
1 6.2 5 1 2.4
2 5.8 2 0.9 2.37
3 6.3 2 2 3.2
4 5.6 3.5 1 3
5 6 1 2 1.8
6 4.7 3.5 1 3.26
7 5 4 1.2 2.5
8 6.3 1 2 1.7
9 6.2 2 1.5 2.85
10 4.9 3 1 2.5
11 4.7 3 1 3
12 4.3 7 1.1 2.44
13 4.3 4 1 2.5
14 5.3 4 1.5 2.43
15 6.2 1 2 2.5
16 6 3 1.4 2.5
17 4.8 2 2 2.3
18 5.3 5 1 3.2
19 5.8 1 1.4 1.85
20 5.3 3 1.5 2.69
21 6.7 2 1.5 2.4
22 5.5 4 1.5 2.55
23 7 5.5 1 3.16
24 7 4 1.8 3.16
25 6.3 2.5 1.5 2.45
26 5.7 3.1 1.2 2.7
27 6.3 2 1.5 2.7
28 5.4 2 1.5 2
29 6.8 1 1.2 2.3
30 5.5 4 1.7 2.5
31 4.4 0.5 1.2 2.2
32 4.5 1 1.4 2.5
33 6.5 3 1.5 2.45
34 5.4 2 1.2 1.8
35 6.5 5.5 1 3.12
36 6 4.5 1.5 3.16
37 4.3 0.5 1 2
38 4.5 1 1 2.1
39 4.5 3 1.5 2.4
40 4.6 2.5 1.5 1.8
41 5.6 3 2 1.4
42 4.6 6 1.4 3.2
43 6.8 4 2 2.1
44 6.5
4 1.5
2.65
45 6.3 3 2 3.15
46 4.7 6 1.3 2.58
47 6.7 7 2 3.4
48 5.5 3 2 3.1
49 4.7 2 1.2 2.5
50 6.8 1 1.5 1.89
51 6 1 2.5 1.78
52 7.4 5 2 2.9
53 7.6 6 1.5 3.4
54 4.7 3 1.2 2.55
55 5.7 4 1.8 2.7
56 4.8 4 1 3
57 5.2 2.5 1.8 2.9
58 6.8 5.5 1.5 3.6
59 4.7 2 1.7 2.01
60 5.6 3 1.5 2.73
2.Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố.
Từ kết quả nghiên cứu, ta có phương trình hồi quy của mô hình:
Y= 1.6599404 + 0.1120603X
1
+ 0.1694699X
2
- 0.176823X
3
+U
i
(1)
Ý nghĩa của các tham số trong mô hình:
b
0
=1.6599404 chính là ảnh hưởng của các yếu tố khác nằm ngoài mô hình
ảnh hưởng đến giá trị trung bình của Y khi mà các yếu tố X
i
=0
b
1
=0.1120603 cho biết với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tăng 1
điểm trung bình vào trường thì Y tăng 0.1120603.
b
2
= 0.1694699 cho biết với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi tăng 1
giờ tự học thì Y tăng 0.1694699.
b
3
=- 0.176823 cho biết với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tăng 1
triệu đồng thì Y sẽ giảm 0.176823.
Kiểm định các giả thuyết thống kê:
• Kiểm định B
1
: H
0
: B
1
= 0
H
1
: B
1
≠0
Ta có: |t
kđ(1)
| = 4.816426 > /t
c
/ = 2
Bác bỏ giả thuyết H
0
, chấp nhận giả thuyết H
1
. Tức là các yếu tố nằm ngoài môi
trường ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên K54.
• Kiểm định B
2
: H
0
: B
2
= 0
H
1
: B
2
≠0
Ta có: /t
kđ(2)
/ = 1.744907 < /t
c
/ = 2
Chấp nhận giả thuyết H
0
, bác bỏ giả thuyết H
1
.
• Kiểm định B
3
: H
0
: B
3
= 0
H
1
: B
3
≠0
Ta có: /t
kđ(3)
/ = 5.306431> /t
c
/ = 2
Bác bỏ giả thuyết H
0
, chấp nhận giả thuyết H
1
. Tức là X
2
có ý nghĩa thống kê ở
mức độ tin cậy 95%.
• Kiểm định B
4
: H
0
: B
4
= 0
H
1
: B
4
≠0
Ta có: /t
kđ(4)
/ = 1.175744< /t
c
/ = 2
Chấp nhận giả thuyết H
0
, bác bỏ giả thuyết H
1
.
Hệ số tương quan bội: R = 0.6442538, cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính
là phù hợp.
Ý nghĩa của hệ số R
2
:
Với hệ số R
2
=0.415063 ta nhận thấy dộ chặt chẽ của mô hình chưa cao, nên thấy
rằng với các biến đã điều tra là: điểm trung bình thi đầu vào, số giờ tự học của mỗi
sinh viên, số tiền trợ cấp hàng tháng không nói lên nhiều ý nghĩa với biến Y chỉ có
thể giải thích được 41,5% của điểm bình học kì. Ta nhận thấy vấn đề học tập có rất
nhiều yếu tố tác động và quyết định đến.
Kiểm định độ phù hợp của mô hình:
• Kiểm định giả thuyết: H
0
: R
2
= 0 (mô hình không phù hợp)
H
1
: R
2
≠0 (mô hình phù hợp)
F
kđ
= 13.245602
Với α = 0.05, F
c
= 2.76 << F
kđ
Do đó bác bỏ giả thuyết R
2
= 0, mô hình có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 95%.
Kiểm đinh các hiện tượng trong mô hinh:
+ Hiện tượng đa công tuyến
Ta xem xét X
2i
có phụ thuộc vào X
3i
và X
4i
không để kết luận hiện tượng đa cộng
tuyến ở mô hình (1)
Xây dựng mô hình hồi qui phụ giữa XSTK và STN:
X
1
= A
1
+ A
2
X
2
+ A
3
X
3
+ F
i
Chạy tương quan mô hình ta được kết quả:
Có thể thấy: Giữa X
1
và X
2
, X
3
có sự tương quan với nhau nhưng mối tương quan
không chặt chẽ.
Chạy mô hình hồi quy phụ ta được kết quả: A
1
= 3.837548; A
2
= 0,119386; A
3
=
0.979919
X
1
= 3.837548
+ 0.119386X
2
+ 0.979919X
3
Nhận thấy X
1
và X
2
, X
3
có mối quan hệ tương quan không hoàn hảo. Như vậy
mô hình (1) có hiện tượng đa cộng tuyến không hoàn hảo.
+ Hiện tượng tự tương quan:
Với d =
∑
∑
=
=
−
−
60
1
2
60
2
2
1
)(
i
i
i
ii
e
ee
= 2[ 1 – p ]
-1 ≤ p ≤ 1: p được gọi là hệ số tự tương quan
Ta có bảng kết quả :
- Kiểm định phương sai của sai số thay đổi: Kiểm định Park
Phát hiện phương sai của sai số thay đổi bằng việc quan sát đồ thị:
Đồ thị độ phân tán phần dư e
i
theo tổng thể mẫu Y
i
Dựa vào đồ thị ta thấy khi giá trị dự báo Y
i
tăng, thì phần dư không có xu
hướng tăng hay giảm. Qua đó cho thấy đồ thị có phương sai của sai số tương đối
đồng đều.
3.Giải pháp:
Ta thấy rằng môi trường đại học khác xa với môi trường phổ thông hay trung học
cơ sở, nhưng bù lại với việc đó thì khi lên đại học các bạn sinh đa số được va vấp
xã hội nhiều hơn, trưởng thành nhiều hơn, gặp nhiều tình huống sự việc cám dỗ,
có bạn trải qua có bạn vấp phải. Có điều rằng nếu như các bạn đã được là sinh viên
thì nên áp dụng cách học của thời phổ thông các bạn cũng đạt được số điểm khả
quan như mong muốn vì môi trường đại học là môi trường tự học tự khám phá. Vì
thế nên các bạn sinh viên hãy sắp xếp để có thời gian tự học ở nhà phù hợp với
khả năng và điều kiện của mình ngoài giờ học trên giảng đường.
Với các bạn sinh viên học hành là chình và quan trọng nhất tuy nhiên chúng ta cần
kết hợp giữ thời gian học và thời gian thư giãn nghỉ ngơi một cách hợp lý. Việc
học cần sinh viên có mặt trên giảng đường ngày nay đã thoải mái hơn so với
chương trình đào tạo niên chế ngày trước nên các bạn cần thiết có mặt đầy đủ các
các buổi học của thầy cô giáo trên giảng đường vì thầy cô luôn truyền đạt những
điều mới mẻ không có trong sách hay trong giáo trình.
Các bạn sinh viên nên ham học hỏi hơn ngoài những sách vở thầy cô cung cấp khi
học trên giảng đường, các bạn nên vào thư viện hay tìm những giáo trình liên quan
từ các trang web vào những thời gian rảnh rỗi, ngoài ra chúng ta nên tăng cường
học nhóm để nâng cao khả năng làm nhóm và kiến thức.
III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận.
Hầu hết sinh viên hiện nay vẫn còn đang bị động trong quá trình học tập, tiếp thu
kiến thức cho mình, thời gian của sinh viên hầu như còn rảnh rỗi rất nhiều, nếu
như các bạn biết tân dụng thời gian, tăng số giờ tự học, phương pháp học tập phù
hợp để đạt mong muốn.
Chưa biết kết hợp thời gian giữ học tập kiến thức và giải lao thư giãn. Với tình
hình hiện nay thì sinh viên được trang bị máy tính và một số trang thiết bị rất hữu
ích, các bạn ngoài những hình thức thư giãn giải trí như chơi thể thao, đi dạo….
các bạn cũng có thể nghe nhạc, xem phim hay đọc báo cấp nhật thông tin và kiến
thức xã hội để theo kịp thời đại.
Việc gia đình chu cấp tiền tiêu hàng tháng cho các bạn hầu như không ảnh hưởng
quá nhiều đến kết quả học tập của bạn. Có thể nếu như cho các bạn quá nhiều tiền
so với mong muốn thì các bạn chưa biết dành khoản tiền dư dả đó phục vụ cho
việc học tập của mình, các bạn lại dùng chúng cho những công việc vào mục đích
khác.
Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác quan trọng và tác động đến kết quả học tập của
mình.
1. Đề nghị.
Qua những đánh giá, kết luận trên, chúng tôi có một số đề xuất để sinh viên
có thể cải thiện và nâng cao kết quả học tập:
Sinh viên nên tự giác hơn trong quá trình tiếp thu kiến thức cho chính bản thân
mình.
Môi trường đại học nói chung và trường đại học của các bạn sinh viên nói riêng
nên tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể cho sinh viên để sinh viên học tập tốt hơn.
Đảng và nhà nước nên có những chính sách hợp lý, thiết thực cho các bạn sinh
viên, gia đình nên hỗ trợ các bạn đặc biệt là về mặt tình thần, nên động viên
khuyến khích và quan tâm các bạn vì học tập là một quá trình căng thẳng.
IV. Phụ lục.
Mẫu phiếu điều tra.
Họ và tên: ………………………………………………
Mã sinh viên: …………………………………………….
Lớp: …………………………
PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN
KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
1. điểm trung bình tích lũy hệ số 4 kì I năm 2010-2011 là bao
nhiêu…………………………………
2. điểm trung bình đầu vào trường là bao
nhiêu………………………………………
3. số giờ tự học hàng ngày của bạn là bao
nhiêu………………………………………
4. một tháng gia đình bạn trợ cấp bao nhiêu
tiền……………………………………
Chân thành cảm ơn các bạn đã giúp đỡ bọn mình trong quá trình điều tra!