Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ trong pháp luật lao động việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.16 KB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ THỊ PHƢƠNG THÚY

An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ trong pháp
luật lao động Việt Nam

LUẬN VĂN THẠC SỸ

HÀ NỘI, 2008


MỤC LỤC

Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………… …...

1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ……………………………………………….

5

3. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu …………………………..............

5

3.1. Mục đích nghiên cứu ……………………………………………...


5

3.2. Nhiệm vụ của nghiên cứu ……………………………………........

6

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu …………………………………..........

6

5. Phƣơng pháp nghiên cứu …………………………………………….......

7

6. Bố cục của luận văn ……………………………………………………...

7

CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT AN TOÀN,
VỆ SINH LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ Ở VIỆT NAM
1.1. Khái quát chung về pháp luật an toàn, vệ sinh lao động ………………
1.1.1. Khái niệm pháp luật an toàn, vệ sinh lao động ……………...

7
7

1.1.2. Đặc điểm cơ bản của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động …

10


1.1.3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật an toàn, vệ sinh lao động....

14

1.2. Một số vấn đề cơ bản về pháp luật an toàn, vệ sinh lao động đối với lao
động nữ ở Việt Nam ……………………………………………..

21

1.2.1. Đặc điểm của lao động nữ…………………………………...

21

1.2.2. Sự cần thiết khách quan phải có các quy định về an toàn, vệ sinh
lao động đối với lao động nữ……………………………….

24

1.2.3. Lƣợc sử pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ
ở Việt Nam .......…………………………………………….

26

CHƢƠNG 2: PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO
ĐỘNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN Ở
VIỆT NAM
2.1. Các quy định hiện hành về an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ
……………………………………………………………………...

30


2.1.1. Các quy định chung về bảo đảm an toàn,vệ sinh lao động đối với
lao động nữ …………………………………………………………..

30


2.1.2. Các quy định về an toàn nghề nghiệp và bảo vệ sức khoẻ của lao
động nữ ………………………………………………………………..

33

2.1.3. Các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi hợp lý để bảo
vệ sức khoẻ của lao động nữ……………………………………...

37

2.1.4. Các quy định về chế độ thai sản đối với lao động nữ ………….

39

2.1.5. Giải quyết quyền lợi cho lao động nữ bị tai nạn lao động hoặc bệnh
nghề nghiệp …………………………………………….………

40

2.1.6. Quy định về thanh tra và xử lý các trƣờng hợp vi phạm quy định về
an toàn, vệ sinh đối với lao động nữ ………………………………..

42


2.2. Thực trạng thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với
lao động nữ ở Việt Nam …………………………………………

44

2.2.1. Thực trạng điều kiện làm việc của lao động nữ ở Việt Nam ….

45

2.2.2. Tình hình thực hiện các quy định về an toàn nghề nghiệp và bảo vệ
sức khoẻ của lao động nữ……………………………………………

49

2.2.3 Thực tiễn áp dụng các quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi đối với lao động nữ………………………………………………

55

2.2.4. Tình hình thực hiện các quy định về thai sản đối với lao động nữ

65

2.2.5.Tình hình thanh tra và xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp
không đảm bảo quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động
nữ.............................................................................................................

71


2.3. Đánh giá khái quát về thực trạng pháp luật an toàn, vệ sinh lao động đối
với lao động nữ .................................................................................

72

2.3.1.

Những kết quả đạt đƣợc ………………………………………

74

2.3.2.

Những tồn tại và nguyên nhân ..................................................

75

CHƢƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO
ĐỘNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP
DỤNG Ở VIỆT NAM
3.1. Sự cần thiết khác quan của việc hoàn thiện pháp luật về về an toàn, vệ
sinh lao động đối với lao động nữ...........................................................

81

3.2. Những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật về an toàn, vệ sinh
lao động đối với lao động nữ ...........................................................

85


3.1.1 Về mặt chủ quan ............................................................................

88


3.1.2 Về mặt khách quan ........................................................................

89

3.3. Sửa đổi, bổ sung một số quy định an toàn, vệ sinh lao động đối với lao
động nữ .......................................................................................

90

3.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật an toàn, vệ sinh lao
động đối với lao động nữ ..................................................................

92

KẾT LUẬN ....................................................................................................

98

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài



i hi VI ng Cng sn Vit Nam (1986) ó m ra mt giai on mi cho s
phỏt trin kinh t ca Vit Nam. Đ-ng li i mi ỳng n ca ng thể hiện trc
ht s quan tâm ti nhân t con ngi vi ch trng coi nguồn nhân lực luôn l
trung tõm ca quỏ trỡnh sn xut v l ti sn quớ giỏ nht ca quốc gia. Vỡ vy, vic
to ra mt mụi trng lm vic tt cho ngi lao ng là yêu cầu ngày càng cấp
thiết của xã hội.
Trong thi k hi nhp kinh t quc t hin nay, vn m bo an ton, v
sinh lao ng (ATVSL) ngy cng liờn quan cht ch n s thnh t ca mi
doanh nghip, góp phần quyết định đến s phỏt trin kinh t bn vng ca mi
quc gia. Xõy dng mt nn sn xut an ton vi nhng sn phm cú tớnh cnh tranh
cao gn lin vi vic bo v sc khe ngi lao ng l yờu cu tt yu ca s phỏt
trin kinh t bn vng và sc cnh tranh trong nn kinh t ton cu húa.
Cựng vi nhng thnh tu trong phỏt trin kinh t - xó hi, thi gian qua cụng
tỏc ATVSL nc ta ó cú nhng chuyn bin ỏng k v h thng vn bn phỏp
lut v b mỏy t chc. Ch th s 132CT/T ca Ban Bớ th Trung ng ng nhn
mnh: õu, khi no cú hot ng lao ng sn xut, thỡ ú, khi ú phi t chc
cụng tỏc bo h lao ng theo ỳng phng chõm: Bo m an ton sn xut - Sn
xut phi bo m an ton lao ng [27] .
Th ch hoỏ ng li ca ng, Lut sa i, b sung mt s iu ca Bộ
Lut Lao ng năm 2002 ó dnh chng IX quy nh v ATVSL. Trờn thc t, rt
nhiu ngnh, nhiu a phng, doanh nghip v ngi s dng lao ng ó cú nhng
bin phỏp, sỏng kin ci thin iu kin lm vic, bo m an ton v sinh lao ng v
mụi trng sn xut kinh doanh.
Tuy vy, cụng tỏc BHL núi chung v cụng tỏc ATVSL nói riêng nc ta
cũn quỏ nhiu khú khn v tn ti cn gii quyt. Nhiu doanh nghip, c bit cỏc
doanh nghip khu vc phi chớnh thc mi ch quan tõm u t phỏt trin sn xut, thu
li nhun, thiu s u t tng xng ci thin iu kin lm vic an ton cho
ngi lao ng. Vỡ vy, Vit Nam ó xy ra nhiu v tai nn lao ng lm cht v b
thng nhiu ngi, thit hi ti sn ca Nh nc v doanh nghip. Theo Cc An
ton lao ng (B Lao ng - Thng binh v Xó hi), trong giai on t nm 2000

n 2004, mc dự ch cú 10% tng s doanh nghip thc hin bỏo cỏo v tai nn lao
ng nhng ó cho thy nhng con s ỏng bỡnh quõn mi nm xy ra 4.245 v, lm


gn 500 ngi cht, hn 4.000 ngi b thng; cú ngi b tn ph sut i. Hin ti,
c nc cú gn 22 nghỡn lao ng mc bnh ngh nghip. S v tai nn lao ng hng
nm tng 17,38%. Ch tớnh riờng 6 thỏng u nm 2005, s v tai nn lao ng cú
ngi cht tng 5,5%. iu ỏng lu tõm l s v tai nn lao ng c thng kờ k
trờn cũn thp hn rt nhiu so vi s v xy ra trong thc t.
Nguyờn nhõn chớnh xy ra tai nn lao ng mt mt do ch s dng lao ng
thiu quan tõm ci thin iu kin lm vic an ton, mt khỏc do ý thc t giỏc chp
hnh ni quy, quy ch lm vic bo m an ton lao ng ca ngi lao ng cha
cao, thiu s kim tra, giỏm sỏt thng xuyờn ca c quan thanh tra Nh nc v an
ton lao ng. Hu qu ca thc t trờn khụng ch gõy thit hi v tớnh mng v sc
khe ca ngi lao ng, lm thit hi ti sn ca nh nc m cũn nh hng khụng
tt n quỏ trỡnh phỏt trin kinh t xó hi ca t nc.
n-ớc ta, 50,86% dõn s l n, tng ng vi hn 50% lao động nữ đã, đang
và ngày càng có đóng góp quan trọng vào nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, do
nhng c im v tõm sinh lý, gii tớnh, lao ng n thng gp khú khn hn so vi
lao ng nam trong quan h lao ng. Cựng vi quan nim sai lch v Gii, nhng
khú khn ny ó lm cho lao ng n tr thnh i tng d b tn thng hn trong
quan h lao ng, c bit l i tng lao ng n ang chim s ụng trong lc
lng lao ng trong cỏc doanh nghip cỏc loi - ni m vic ỏp dng phỏp lut
ATVSL cũn nhiu bt cp v tn ti.
Với mong muốn nghiờn cu nhng vn lý lun v thc tin ỏp dng phỏp lut
an ton, v sinh lao ng i vi lao ng n nhằm góp phần bảo vệ s an ton ca
lao động nữ trong bối cảnh nền kinh tế thị tr-ờng, hc viờn chọn đề tài nghiờn cu
An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ trong pháp luật lao động Việt
Nam cho luận văn thạc sĩ của mình .
2. Lch s nghiờn cu vn

Qua thc t tỡm hiu, hc viờn thy ó xut hin mt s bi bỏo, cụng trỡnh
nghiờn cu cú cp ti mt s khớa cnh ca vn an ton, v sinh lao ng i vi
ngi lao ng núi chung, vi mt s lng hn ch.
Tuy nhiờn, cha cú mt cụng trỡnh khoa hc no trc tip i sõu vo tỡm hiu
vn an ton, v sinh lao ng i vi lao ng n cng nh t ú cú nhng kin


nghị xác đáng nhằm nâng cao việc bảo vệ ngày càng tốt hơn quyền lợi của đối tƣợng
lao động này. Luận văn đi vào tìm hiểu, tổng hợp một vấn đề mới với nhiều đóng góp
cho việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành pháp luật liên quan tới lao động nữ trong
chế định an toàn, vệ sinh lao động.
3. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn muốn làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật an toàn, vệ
sinh lao động cũng nhƣ sự cần thiết của việc ban hành các quy định về an toàn, vệ sinh
đối với lao động nữ. Trên cơ sở đó, luận văn đi sâu phân tích các quy định về an toàn,
vệ sinh lao động và thực tế thực hiện đối với lao động nữ trong các doanh nghiệp ở
Việt Nam, có tham khảo kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật quốc tế của các nƣớc trong
lĩnh vực này.
Dựa vào những kết quả đó, luận văn đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật vệ sinh, an toàn lao động và nâng cao hiệu quả áp dụng, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của nghiên cứu
Để đạt đƣợc các mục đích nghiên cứu trên, luận văn phải làm rõ những nhiệm
vụ cụ thể sau:
Thứ nhất: Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật an toàn,
vệ sinh lao động cũng nhƣ sự cần thiết của việc ban hành các quy định pháp luật về an
toàn, vệ sinh đối với lao động nữ.
Thứ hai: Phân tích và đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về an toàn, vệ

sinh lao động đối với lao động nữ và việc thực thi trên thực tế, đánh giá những kết quả
cũng nhƣ sự bất cập, nguyên nhân của sự bất cập, tồn tại.
Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động
đối với lao động nữ và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về an toàn, vệ sinh lao
động trong thực tiễn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Luận văn đặt mục tiêu nghiên cứu hƣớng vào tìm hiểu
các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh đối với lao động nữ ở Việt Nam (văn bản và
thực tế áp dụng). Bên cạnh đó, trong chừng mực nhất định cũng có đề cập đến các quy
phạm quốc tế có liên quan.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về
an toàn, vệ sinh đối với lao động nữ trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài đặt ra, đã dựa trên phƣơng pháp luận của chủ
nghĩa Mác – Lê Nin với phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, luận
văn sử dung các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể khác nhƣ: phƣơng pháp lịch sử, tổng
hợp, so sánh, phân tích số liệu, tài liệu, thống kê, phƣơng pháp chuyên gia, phƣơng
pháp liên ngành, …
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chính của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương I:

Những vấn đề chung về pháp luật an toàn, vệ sinh lao động đối
với lao động nữ ở Việt Nam

Chương II:


Pháp luật an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ và thực
tế thực hiện ở Việt Nam

Chương III.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật an
toàn, vệ sinh đối với lao động nữ ở Việt Nam.


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ Ở VIỆT NAM
1.1 Khái quát chung về pháp luật an toàn, vệ sinh lao động
1.1.1 Khái niệm pháp luật an toàn, vệ sinh lao động
An toàn, vệ sinh lao động là tổng hợp các biện pháp đƣợc tiến hành nhằm thiết
lập điều kiện làm việc tốt nhất cho ngƣời lao động, hạn chế đến mức thấp nhất khả
năng bị tai nạn lao động hoặc giảm thiểu tỷ lệ ngƣời bị mắc bệnh nghề nghiệp trong
môi trƣờng làm việc. An toàn, vệ sinh lao động muốn đƣợc triển khai thực hiện có
hiệu quả trong thực tiễn cần đƣợc thể chế hoá thành các quy phạm pháp luật. Tập hợp
các quy phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, có tính chất bắt buộc chung đối
với các đơn vị sử dụng lao động, quy định các điều kiện an toàn, vệ sinh lao động
trong môi trƣờng làm việc; các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoặc khắc phục
những yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trƣờng làm việc nhằm bảo vệ sức khoẻ
ngƣời lao động; hạn chế các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp... chính là pháp luật
về an toàn, vệ sinh lao động.
Các quy định về an toàn, vệ sinh lao động có thể đƣợc đề cập trong các văn bản
pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành
(nhƣ Bộ luật lao động, Nghị đinh và các Thông tƣ hƣớng dẫn các quy định của Bộ luật
lao động về an toàn, vệ sinh lao động). Ngoài ra, trong các văn bản nội bộ của công ty

nhƣ thoả ƣớc, nội quy lao động hay quy chế an toàn, vệ sinh lao động của công ty,
cũng có các quy định về an toàn vệ sinh lao động. Thực chất các quy định này chính là
sự cụ thể hoá các quy định trong các văn bản pháp luật về an toàn vệ sinh lao động của
nhà nƣớc cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Bên
cạnh đó, các công ƣớc của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) trực tiếp hoặc gián tiếp quy
định các tiêu chuẩn lao động quốc tế về an toàn lao động và bảo vệ tính mạng, sức
khoẻ của ngƣời lao động tại nơi làm việc nếu đƣợc Nhà nƣớc Việt Nam thông qua
cũng chính là một loại nguồn quan trọng bổ sung các quy định cho pháp luật về an
toàn, vệ sinh lao động ở nƣớc ta.


Với mục đích bảo vệ sức khoẻ ngƣời lao động, hạn chế đến mức thấp nhất các
tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động thƣờng
bao gồm những nội dung cụ thể sau đây:
i) Các quy định về điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động chung áp dụng
tại nơi làm việc
ii) Các quy định nhằm hạn chế ảnh hƣởng của các yếu tố nguy hiểm, độc hại
đến sức khoẻ của ngƣời lao động
iii) Các quy định về chế độ bồi thƣờng cho ngƣời lao động bị tai nạn lao động
hoặc bệnh nghề nghiệp
iv) Các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với những nhóm lao
động đặc thù nhƣ lao động nữ, lao động chƣa thành niên, lao động là ngƣời cao
tuổi, lao động là ngƣời tàn tật
v) Các quy định quy định về quyền và nghĩa vụ của ngƣời lao động, ngƣời sử
dụng lao động và trách nhiệm của Nhà nƣớc trong công tác an toàn, vệ sinh lao
động.
Xuất phát từ tầm quan trọng đặc biệt trong việc bảo vệ sức khỏe của ngƣời lao
động nên việc thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động có tính bắt buộc cao
đối với các đơn vị sử dụng lao động, với các chủ thể tham gia quan hệ lao động. Ngoài
ra, những quy định về an toàn, vệ sinh lao động trong nội bộ công ty nhƣ quy định

trong nội quy, quy chế an toàn vệ sinh lao động hay trong thoả ƣớc của công ty đƣợc
đặt ra đều nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật cần thiết đƣợc tính toán trên
cơ sở khoa học. Do đó, việc thực hiện các quy định này có tính chất bắt buộc chặt chẽ
nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất những nguy cơ rủi ro xảy ra, gây ảnh hƣởng đến
tính mạng và sức khoẻ của ngƣời lao động
Nhƣ vậy, có thể thấy pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động là một chế định
trong hệ thống pháp luật lao động. Với những nội dung và mục tiêu điều chỉnh nhƣ đã
đề cập ở trên, chế định này có tầm quan trọng đặc biệt trong việc bảo vệ ngƣời lao
động và đƣợc coi là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống pháp luật lao động ở
mọi quốc gia.

1.1.2

Đặc điểm cơ bản của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động


Trong thực tế, hoạt động an toàn, vệ sinh lao động thực chất là tổng hợp các
biện pháp về khoa học kỹ thuật, y tế học, vệ sinh học, pháp luật, kinh tế học kết hợp
với tuyên truyền, vận động nhằm mục đích bảo vệ tốt nhất tính mạng, sức khoẻ ngƣời
lao động, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục hậu quả của tai nạn lao động, hoặc
bệnh nghề nghiệp. Vì vậy, pháp luật an toàn, vệ sinh lao động khi điều chỉnh hoạt
động này cũng có những điểm đặc thù khác với các chế định pháp luật khác. Cụ thể là:
Các quy định về an toàn, vệ sinh lao động mang tính chất khoa học kỹ thuật rõ
nét. Mọi biện pháp nhằm hạn chế, loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại đến sức khoẻ
ngƣời lao động trong môi trƣờng làm việc đều xuất phát từ cơ sở khoa học tự nhiên và
đƣợc thực hiện bằng các giải pháp kỹ thuật. Nó bao gồm các hoạt động điều tra khảo
sát điều kiện lao động; phân tích, đánh giá ảnh hƣởng của các yếu tố nguy hiểm, có hại
đối với ngƣời lao động; giải pháp xử lý điều kiện môi trƣờng lao động; ban hành các
tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động trên cơ sở từng ngành nghề; cải tiến
trang bị, kỹ thuật công nghệ sản xuất…

Vì đặc thù nói trên nên phần lớn các quy định điều chỉnh hoạt động an toàn, vệ
sinh lao động cũng mang tính chất khoa học kỹ thuật. Nhƣ vậy, tính khoa học và tính
pháp lý sẽ cùng tồn tại trong rất nhiều các quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao
động. Các quy định về tiêu chuẩn ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không khí, nồng độ bụi tối
đa trong môi trƣờng làm việc,… là những quy định thể hiện kết quả cuối cùng của việc
nghiên cứu các yếu tố khoa học, kỹ thuật, sinh học trong môi trƣờng làm việc và sự
ảnh hƣởng của nó đến sức khoẻ của ngƣời làm việc trong môi trƣờng tƣơng ứng. Với
việc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền chuyển các kết quả này thành các quy định có
tính chuẩn mực về an toàn, vệ sinh lao động trong các văn bản pháp luật có tính chất
bắt buộc chung trong phạm vi toàn quốc, hoặc trong phạm vi từng ngành đã cho thấy
tính khoa học kỹ thuật là một trong những đặc điểm riêng biệt của pháp luật về an toàn
vệ sinh lao động so với các chế định pháp luật lao động khác.
Một trong những khía cạnh quan trọng của công tác quản lý Nhà nƣớc trong
lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động là việc ban hành và quản lý thống nhất hệ thống quy
phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động. Theo quy định hiện hành, các
bộ ngành chức năng có trách nhiệm phối hợp ban hành và quản lý thống nhất hệ thống
tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn, vệ sinh lao động cấp ngành.


Khác với quy phạm pháp luật thông thƣờng, các quy phạm, tiêu chuẩn về an
toàn, vệ sinh lao động về hình thức cũng chứa đầy đủ những yếu tố của một quy phạm
pháp luật (nhƣ có tính chất bắt buộc áp dụng), bên cạnh đó, về nội dung, nó chứa đựng
những yêu cầu mặt kỹ thuật nghiêm ngặt dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học về an
toàn, vệ sinh lao động. Những quy chuẩn này (gồm 150 loại) có thể đƣợc áp dụng ở
cấp Nhà nƣớc hoặc cấp ngành nhằm mục đích hạn chế, ngăn ngừa các tai nạn lao
động, sự cố có thể xảy ra đối với con ngƣời, môi trƣờng hoặc thiết bị; phòng ngừa các
bệnh nghề nghiệp trong quá trình lao động.
Đối tƣợng quản lý về an toàn, lao động của Bộ LĐ -TB & XH là các loại máy,
thiết bị, vật tƣ và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trong
cả nƣớc.Trƣớc đây các thiết bị, máy móc trên đƣợc quản lý theo tiêu chuẩn do Nhà

nƣớc ban hành, hiện nay những quy phạm an toàn thƣờng mang tên gọi chung là Tiêu
chuẩn Việt Nam (TCVN) quy định tại Khoản 1 điều 3 Nghị định 06/ CP. Mặc dù đã có
nhiều cố gắng trong việc ban hành các TCVN nhƣng do điều kiện về kinh phí hạn chế
(chỉ có từ 3-5 triệu đồng/ 1 TCVN), chịu ảnh hƣởng của hệ thống tiêu chuẩn an toàn,
vệ sinh lao đồng của Liên Xô cũ... Một số tiêu chuẩn đã cũ, nội dung đã lạc hậu, không
phù hợp so với khu vực và quốc tế nhƣ các quy phạm về an toàn lao động trong hầm lo
than, điện lạnh, nồi hơi và các thiết bị nâng ... cần đƣợc xem xét lại tiêu chuẩn và ban
hành tiêu chuẩn mới cho phù hợp.
Để đảm bảo hiệu quả áp dụng pháp luật, các quy định về an toàn, vệ sinh lao
động mang tính chất bắt buộc cao. Để các giải pháp khoa học kỹ thuật về an toàn, vệ
sinh lao động đƣợc thực hiện, Nhà nƣớc đã thể chế các biện pháp này thành quy định,
tiêu chuẩn, yêu cầu cụ thể có tính chất bắt buộc chung đối với các đơn vị sử dụng lao
động, các cá nhân ngƣời lao động và các chủ thể có liên quan khác trong quá trình áp
dụng pháp luật. Có thể thấy, phần lớn các văn bản pháp luật trong lĩnh vực an toàn, vệ
sinh lao động đều chứa đựng các quy định cứng, không thể thoả thuận giữa các chủ thể
khi vận dụng. Ví dụ nhƣ các quy định về điều kiện làm việc, trang thiết bị bảo hộ lao
động cá nhân, việc khám sức khoẻ định kỳ cho ngƣời lao động.
Trong chế định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động vẫn có một số quy định
có tính chất “định khung” khi xác định quyền lợi tối thiểu của ngƣời lao động trong
việc thực hiện chế độ bồi dƣỡng bằng hiện vật, hay tiền bồi thƣờng cho ngƣời bị tai
nạn lao động. Nhƣng xét một cách khái quát và so sánh với cơ chế điều chỉnh của


nhiều chế định pháp luật khác của luật lao động, có thể thấy các quy định về an toàn,
vệ sinh lao động mang tính chất “cứng nhắc” hơn và khó có thể có phần linh hoạt để
các bên thoả thuận trong hợp đồng lao động hay thoả ƣớc tập thể. Đó cũng là nguyên
nhân khách quan khiến các chủ thể khi thoả thuận về điều khoản an toàn, vệ sinh lao
động trong hợp đồng lao động hay thoả ƣớc tập thể thƣờng ghi là “theo quy định của
pháp luật hiện hành”.
Các quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động mang tính chất xã hội

rộng rãi. Việc thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động đòi hỏi sự tham gia
của tất cả các chủ thể bao gồm ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động, các cơ quan
quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực lao động, các tổ chức xã hội và các đoàn thể quần
chúng có liên quan. Trong quá trình lao động, việc thực hiện đúng, đủ các quy định,
tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động cũng chính là hoạt động đảm bảo an toàn, vệ sinh
lao động của mọi chủ thể tham gia quan hệ lao động. Họ là ngƣời thực hiện, giám sát
việc thực hiện các quy định và cũng là ngƣời phát hiện các yếu tố nguy hiểm, có hại từ
đó yêu cầu, đề xuất biện pháp giải quyết nhằm góp phần đảm bảo điều kiện lao động
ngày một tốt hơn. Do vậy, công tác an toàn, vệ sinh lao động chỉ có hiệu quả khi mọi
ngành, mọi tổ chức, cá nhân tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn,
vệ sinh lao động. Vì lý do trên, các quy định về an toàn, vệ sinh lao động thƣờng mang
tính xã hội rộng rãi và có liên quan đến nhiều đối tƣợng trong xã hội.
Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của người lao động. Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao
động là yêu cầu tất yếu, khách quan của sản xuất. Khi con ngƣời tiến hành sản xuất
cũng chính là quá trình tác động tới môi trƣờng xung quanh và đó cũng chính là quá
trình ngƣời lao động chịu các tác động xấu ngƣợc trở lại của môi trƣờng nơi họ lao
động. Ngay từ thời sơ khai, con ngƣời đã biết cải tiến công cụ, điều kiện lao động để
tự bảo vệ mình. Do hoạt động sản xuất là một trong những nguyên nhân gây tác hại tới
môi trƣờng sống, cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại, những tiến bộ của
trình độ, công nghệ sản xuất cũng tăng lên đóng góp cho sự tiến bộ của xã hội, nhƣng
mặt khác lại làm cho môi trƣờng sống, trong đó có môi trƣờng lao động ngày càng xấu
đi do những tác động ngày càng nhiều với các yếu tố nguy hiểm độc hại nhƣ phóng xạ,
tia tử ngoại… Môi trƣờng lao động ngày càng đa dạng, phức tạp, nguy hiểm đòi hỏi
công tác an toàn, vệ sinh lao động phải đƣợc phát triển tƣơng xứng.


Công tác an toàn, vệ sinh lao động đƣợc thực hiện tốt sẽ giảm thiểu các chi phí
về y tế và bảo hiểm xã hội không cần thiết cho đối tƣợng bị tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, cũng nhƣ góp phần bảo vệ môi trƣờng sống của con ngƣời. Thực hiện

hiệu quả công tác này là góp phần giảm tới mức thấp nhất sự tiêu hao lao động và
những tổn thất tới vật chất, con ngƣời và môi trƣờng.
An toàn lao động, vệ sinh lao động là chính sách kinh tế xã hội lớn, có ý nghĩa
quan trọng trong việc phát triển bền vững và bảo vệ sức khoẻ ngƣời lao động. Đặc biệt
trong cơ chế thị trƣờng hiện nay, khi mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận là mối quan tâm
hàng đầu của các chủ doanh nghiệp thì vấn đề đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động càng
trở nên bức xúc. Chạy theo lợi nhuận, ngƣời sử dụng lao động có thể giảm mọi chi
phí, bao gồm cả chi phí xây dựng môi trƣờng lao động an toàn, vệ sinh cho ngƣời lao
động. Do đó, nếu không giải quyết thoả đáng vấn đề an toàn, vệ sinh lao động thì nền
kinh tế không đảm đƣợc sự phát triển bền vững. Điều kiện lao động xấu không chỉ ảnh
hƣởng tới ngƣời lao động trực tiếp mà còn có tác động xấu tới thế hệ lao động tƣơng
lai. Vì vậy, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động là đảm bảo sức khoẻ, tính mạng ngƣời
lao động, duy trì nền sản xuất ổn định và tạo tiền đề góp phần cho sự phát triển kinh tế
xã hội bền vững.
1.1.3 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật an toàn, vệ sinh lao động
Nguyên tắc cơ bản của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động là những tƣ tƣởng
chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình xây dựng và áp dụng các quy phạm pháp luật về an
toàn, vệ sinh lao động. Cụ thể là các nguyên tắc cơ bản sau:
Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý về an toàn, vệ sinh lao động
Nhƣ đã trình bày, công tác an toàn, vệ sinh lao động có ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong việc bảo vệ an toàn tính mạng, sức khoẻ ngƣời lao động, duy trì nền sản
xuất tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của xã hội. Trong nền kinh tế thị trƣờng
hiện nay, an toàn, vệ sinh lao động đang đặt ra nhiều vấn đề ngày càng bức xúc, đòi
hỏi phải có sự quản lý thống nhất của Nhà nƣớc – tổ chức có đủ quyền năng và sức
mạnh cƣỡng chế - với bộ máy từ trung ƣơng đến cơ sở đảm bảo việc tiến hành hiệu
quả các hoạt động quản lý về an toàn, vệ sinh lao động. Nguyên tắc này đã đƣợc quy
định tại điều 56 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) và đƣợc cụ thể tại điều khoản 2 điều
95 Bộ luật Lao động sửa đổi:



“Chính phủ lập chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao
động, vệ sinh lao động, đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách Nhà
nước. đầu tư nghiên cứu khoa học, hỗ trợ phát triển các cơ sở sản xuất dụng cụ, trang
thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động, phương tiện bảo vệ cá nhân; ban hành hệ
thống tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động” [25].
Việc quản lý của nhà nƣớc về an toàn, vệ sinh lao động mang tính chất tập
trung dân chủ. Đây là trách nhiệm của các ngành chức năng và là nghĩa vụ của những
đối tƣợng tham gia quan hệ lao động. Quyền quản lý cao nhất thuộc về Chính phủ, bên
cạnh đó có sự phân công, phân cấp quản lý cụ thể nhằm tạo cơ chế cho các ngành chức
năng đƣợc phát huy tính chủ động trong việc thực hiện chức năng quản lý của mình
nhằm mang lại hiệu quả quản lý cao nhất.
Quản lý Nhà nƣớc về an toàn, vệ sinh lao động là hoạt động tạo cơ sở pháp lý
và thiết lập điều kiện vật chất cho việc thực thi pháp luật an toàn, vệ sinh lao động trên
thực tế. Việc thiết lập môi trƣờng lao động phải phụ thuộc vào điều kiện kinh tế – xã
hội cụ thể. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức và
không đồng đều, do vậy, chúng ta chƣa thể tạo dựng đƣợc một môi trƣờng lao động lý
tƣởng với việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động ở mức cao nhất hoặc theo các tiêu
chuẩn quốc tế.
Với mục đích đảm bảo an toàn về tính mạng và sức khoẻ ngƣời lao động nhằm
xây dựng một nền kinh tế xã hội phát triển, bền vững, nhà nƣớc đã và đang cố gắng
từng bƣớc đảm bảo cho ngƣời lao động đƣợc làm việc trong môi trƣờng lao động an
toàn và vệ sinh theo điều kiện hiện có của đất nƣớc.
Nguyên tắc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động là nghĩa vụ bắt buộc đối với các
bên trong quan hệ lao động.
Để các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động đƣợc thực
hiện trên thực tế, các bên tham gia quan hệ lao động bắt buộc phải tuân thủ, thực hiện
quyền và nghĩa vụ của mình theo những quy định mà pháp luật đã ban hành. Tại khoản
1 điều 95 Bộ luật Lao động sửa đổi quy định
“Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện
bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện

làm việc cho người lao động. Người lao động phải tuân thủ các quy định về an toàn
lao động, vệ sinh lao động và nội quy lao động của doanh nghiệp. Mọi tổ chức và cá


nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo pháp luật về an toàn lao
động, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường” [25].
Trong quan hệ lao động, ngƣời sử dụng lao động phải có trách nhiệm chính
trong công tác an toàn, vệ sinh lao động, họ phải đầu tƣ kinh phí cho xây dựng, cải tạo
nhà xƣởng, máy móc, trang bị phƣơng tiện đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho cá
nhân và máy móc; thực hiện chế độ bồi dƣỡng bằng hiện vật… cho ngƣời lao động
theo quy định của pháp luật. Việc ngƣời sử dụng lao động phải chịu chi phí cải tạo
điều kiện lao động, đã làm giảm sức cạnh tranh sản phẩm của họ trên thị trƣờng, điều
nay gây nên xu hƣớng giảm đến mức thấp nhất các chi phí đầu vào trong đó bao gồm
cả chi phí dành cho công tác an toàn, vệ sinh lao động để hạ giá thành sản phẩm. Do
đó, pháp luật quy định ngƣời sử dụng lao động có nghĩa vụ bắt buộc trong việc đảm
bảo an toàn, vệ sinh lao động nhằm ràng buộc trách nhiệm của của họ khi thiết lập quá
trình sản xuất kinh doanh.
Môi trƣờng lao động an toàn, vệ sinh là một trong những yếu tố dễ thu hút lao
động có chất lƣợng cao, trên cơ sở đó ngƣời lao động sẵn sàng phát huy chất xám và
sức lực đem lại hiệu suất lao động cao cho doanh nghiệp, hơn nữa, việc thiết môi
trƣờng lao động an toàn, vệ sinh sẽ làm giảm các chi phí để giải quyết các tai nạn lao
động có thể xảy ra trong doanh nghiệp. Do vậy, thực hiện an toàn, vệ sinh lao động
vừa là nghĩa vụ bắt buộc đối với ngƣời sử dụng lao động, vừa mang lại nhiều lợi ích
thiết thực cho họ.
Các quy định về an toàn, vệ sinh lao động không chỉ có ý nghĩa bắt buộc đối
với các cơ quan nhà nƣớc có liên quan, các tổ chức và ngƣời sử dụng lao động mà còn
là trách nhiệm của ngƣời lao động. Để các quy định của pháp luật lao động đƣợc thực
hiện nghiêm túc và triệt để, bản thân ngƣời lao động phải có nghĩa vụ biết và chấp
hành các nội quy đó, đồng thời có ý thức trong việc tự bảo vệ tính mạng, sức khoẻ
trong quá trình lao động. Điều này đƣợc quy định tại khoản 1 điều 95 Bộ luật lao động

sửa đổi nhƣ sau “… Người lao động phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động,
vệ sinh lao động và nội quy lao động của doanh nghiệp” [25]. Cụ thể về các quy định
đối với ngƣời lao động thƣờng đƣợc quy định trong nội quy doanh nghiệp, thoả ƣớc
lao động tập thể (nếu có) và điều khoản về điều kiện an toàn, vệ sinh lao động trong
hợp đồng lao động.


Với các quy định này, nếu ngƣời lao động không có ý thức trách nhiệm bảo vệ
sức khoẻ, tính mạng của bản thân bởi việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
thì dù có đƣợc làm việc trong môi trƣờng an toàn, vệ sinh tuyệt đối thị tai nạn lao động
vẫn có thể xảy ra. Các quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với ngƣời lao động
thƣờng gồm các việc nhƣ: giữ gìn và sử dụng đúng quy trình các thiết bị bảo vệ an
toàn, vệ sinh chung (thiết bị phòng cháy chữa cháy, quạt thông gió…); bảo quản và sử
dụng các phƣơng tiện bảo vệ cá nhân, chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh lao
động trong nội quy doanh nghiệp…
Việc thực hiện các quy định này phụ thuộc rất lớn vào khả năng nhận thức, ý
thức của bản thân ngƣời lao động, công tác tuyên truyền về công tác an toàn, vệ sinh
lao động của các đơn vị, tổ chức có liên quan, đặc biệt là tổ chức Công đoàn, cũng nhƣ
việc áp dụng nghiêm minh các biện pháp xử lý ngƣời lao động nếu không tuân thủ các
quy định về an toàn, vệ sinh lao động. Nhƣ vậy, việc thực hiện các quy định về an toàn
vệ sinh lao động không chỉ đảm bảo sức khoẻ, tính mạng cho chính bản thân ngƣời lao
động mà còn là nghĩa vụ bắt buộc đối với họ.
Nhƣ vậy, các quy định về an toàn, vệ sinh lao động có ý nghĩa bắt buộc
đối với tất cả các bên khi tham gia quan hệ lao động. Nguyên tắc này đƣợc quán triệt,
xuyên suốt trong quá trình xác lập quan hệ lao động, cũng nhƣ quá trình thực hiện quy
trình lao động, sản xuất. Thực hiện tốt nguyên tắc này trên thực tế sẽ góp phần nâng
cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và hạn chế đến mức thấp nhất các tai nạn lao động
và bệnh nghề nghiệp có thể xảy ra.
Nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của tổ chức công đoàn trong lĩnh vực an toàn,
vệ sinh lao động.

Công đoàn là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời lao
động. Với quyền hạn, trách nhiệm và cơ chế hoạt động, công đoàn là tổ chức có nhiều
khả năng nhất trong việc bảo vệ quyền của ngƣời lao động nói chung và quyền đƣợc
làm việc trong môi trƣờng an toàn, vệ sinh lao động của ngƣời lao động nói riêng. Vì
vậy, việc đề cao và đảm bảo quyền hạn, trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong lĩnh
vực an toàn, vệ sinh lao động mang tính tất yếu, khách quan.
Bộ luật Lao động sửa đổi đã dành hẳn chƣơng XIII để quy định về quyền hạn
và trách nhiệm của tổ chức công đoàn, đây chính là việc đề cao tổ chức công đoàn.
Đồng thời, các quy định từ điều 153 đến 156 của Bộ luật và đặc biệt trong Luật Công


đoàn năm 1990, Nhà nƣớc đã quy định rất rõ trách nhiệm của ngƣời sử dụng lao động
phải tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức công đoàn đƣợc thành lập và hoạt động. Sau
sáu tháng kể từ khi doanh nghiệp đi vào hoạt động, tổ chức công đoàn phải đƣợc thành
lập và ngƣời sử dụng lao động phải thừa nhận tổ chức đó. “Nghiêm cấm mọi hành vi
cản trở việc thành lập và hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp” [25]. Hơn thế nữa,
để tạo điều kiện cho hoạt động của công đoàn, ngƣời sử dụng lao động phải có trách
nhiệm đảm bảo các phƣơng tiện làm việc cần thiết, phải trả lƣơng và tạo điều kiện về
thời gian cho ngƣời làm công tác công đoàn.
Bên cạnh việc quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức công đoàn,
pháp luật cũng quy định rất cụ thể về nội dung hoạt động của công đoàn trong lĩnh vực
an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp gồm các hoạt động củng cố tổ chức, bộ
máy bảo hộ lao động, xây dựng kế hoạch bảo vệ an toàn, vệ sinh lao động cho ngƣời
lao động; tự kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động nhƣ rà soát máy móc, kẻ vẽ
biển báo hiệu nguy hiểm; mua mới và sửa chữa máy móc; khám sức khoẻ định kỳ cho
ngƣời lao động nhằm sớm phát hiện bệnh nghề nghiệp, đo đạc yếu tố vệ sinh tại nơi
làm việc; tổ chức tuyên truyền vận động về an toàn, vệ sinh lao động cho ngƣời lao
động.
Ngoài ra, các tổ chức công đoàn còn tham gia các hoạt động lớn của quốc gia
về an toàn, vệ sinh lao động của quốc gia nhƣ tham gia xây dựng Chƣơng trình Quốc

gia về an toàn,vệ sinh lao động; Tuần lễ quốc gia về an toàn,vệ sinh lao động và phòng
chống cháy nổ hàng năm; và tham gia Mạng thông tin an toàn, vệ sinh lao động đã nói
lên vị trí, vai trò của tổ chức công đoàn trong hoạt động đảm bảo thực hiện pháp luật
về an toàn, vệ sinh lao động. Khoản 3 điều 95 Bộ luật lao động sửa đổi quy định
“TLĐ LĐVN tham gia với Chính phủ trong việc xây dựng chương trình
quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, xây dựng
chương trình nghiên cứu khoa học, xây dựng pháp luật về bảo hộ lao động, an
toàn lao động, vệ sinh lao động” [25].
Đối với ngƣời lao động, trong hoạt động bảo đảm việc thực hiện pháp luật an
toàn, vệ sinh lao động cho họ, tổ chức công đoàn có vai trò quan trọng và cốt yếu
trong việc tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của ngƣời lao động trong việc
yêu cầu và thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động; trong việc yêu cầu ngƣời sử
dụng lao động xây dựng và đảm bảo điều kiện lao động đƣợc an toàn, vệ sinh.


Tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn, vệ sinh lao động trong các
Công ước có liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động mà Việt Nam đã phê chuẩn.
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã tham gia và phê chuẩn
17 công ƣớc trong đó có nhiều công ƣớc liên quan đến việc bảo đảm an toàn, vệ sinh
cho ngƣời lao động nói chung, trong đó có lao động nữ nói riêng. Khi xây dựng khung
pháp lý và chính sách về an toàn, vệ sinh lao động, Việt Nam tôn trọng và thể hiện
trong luật pháp của mình đối với các công ƣớc mà Việt Nam đã phê chuẩn. Với các
công ƣớc liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động khác của ILO, Việt Nam luôn coi là
nguồn tài liệu tham khảo quan trọng trong quá trình xây dựng pháp luật về an toàn, vệ
sinh lao động.
Trong lĩnh vực an toàn lao động nói chung, Công ƣớc 155 (1981) về an toàn và
vệ sinh lao động cuả ILO đƣợc coi nhƣ một công ƣớc toàn diện và đầy đủ nhất về hoạt
động an toàn, vệ sinh lao động. Theo công ƣớc này, các quốc gia thành viên phải có hệ
thống chính sách quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trong mọi ngành nghề. Việt
Nam là nƣớc đầu tiên ở Châu Á phê chuẩn công ƣớc này. Điều này thể hiện quan điểm

của Nhà nƣớc Việt Nam trong hoạt động bảo vệ sức khoẻ ngƣời lao động.
Với một số ngành kinh tế đặc thù, tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp, ILO đã thông qua một số công ƣớc và khuyến nghị nhƣ các công
ƣớc: Công ƣớc số 62 (1937) và Công ƣớc số 167 (1992) về an toàn của ngành xây
dựng; Công ƣớc số 28 (1929) và Công ƣớc số 32 (1932) về an toàn của ngƣời làm
nghề bốc dỡ trên bến tàu; Công ƣớc 120 (1964) về Vệ sinh trong thƣơng mại và văn
phòng.
Nhằm đảm bảo mục tiêu bảo vệ đặc biệt cho những ngƣời lao động dễ bị tổn
thƣơng, ILO đặc biệt chú trọng đến 2 nhóm ngƣời lao động là phụ nữ và trẻ em. Ngay
trong 6 công ƣớc quốc tế của ILO đƣợc thông qua tại phiên họp đầu tiên của Hội nghị
toàn thể lần thứ nhất năm 1919 thì có đến 4 công ƣớc liên quan đến phúc lợi và an toàn
của lao động trẻ em, lao động chƣa thành niên và lao động nữ. Cụ thể là Công ƣớc số 3
(1919) về chế độ nghỉ thai sản; Công ƣớc số 4 (1919) về chế độ làm ban đêm; Công
ƣớc số 5 (1919) về tuổi lao động tối thiểu của trẻ em trong các ngành công nghiệp và
Công ƣớc số 6 (1919) về làm việc ban đêm của ngƣời lao động chƣa thành niên trong
công nghiệp. Tiếp theo đó là các Công ƣớc số 45 (1935) về sử dụng phụ nữ vào những
công việc dƣới mặt đất; Công ƣớc số 111 (1958) về phân biệt đối xử trong việc làm và


nghề nghiệp; Công ƣớc số 182 (1999) về Nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xoá bỏ
những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất1.
Bên cạnh các công ƣớc của ILO, các công ƣớc khác liên quan đến phụ nữ cũng
ít nhiều đề cập đến việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho phụ nữ. Công ƣớc quốc
tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) 1979, của Đại Hội
đồng Liên Hợp Quốc (Việt Nam phê chuẩn ngày 19/3/1982) đã quy định tại điều 11,
khoản 1 phần f:
“Các nước tham gia phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xoá bỏ sự
phân biệt đối xử với phụ nữ trong lĩnh vực việc làm nhằm bảo đảm những
quyền như nhau trên cơ sở bình đẳng nam nữ, đặc biệt là quyền được bảo vệ
sức khoẻ và bảo đảm an toàn lao động, kể cả bảo vệ chức năng sinh đẻ” [18].

Có thể nói, tổ chức lao động quốc tế và các công ƣớc khác của Liên hiệp
quốc trong lĩnh vực bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đã xây dựng đƣợc những khuôn
mẫu cho các quốc gia vận dụng trong quá trình xây dựng pháp luật về an toàn, vệ sinh
lao động.
1.2 Một số vấn đề cơ bản về pháp luật an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động
nữ ở Việt Nam
1.2.1 Đặc điểm của lao động nữ
Trong pháp luật lao động Việt Nam, mặc dù có sử dụng cụm từ “lao động nữ”
nhƣng không có khái niệm lao động nữ mà chỉ có khái niệm ngƣời lao động nói chung.
Trên cơ sở các quy định của pháp luật lao động, chúng ta có thể hiểu, lao động nữ
trƣớc hết là ngƣời lao động theo quy định của pháp luật nhƣng có giới tính là nữ.
Lao động nữ có những đặc điểm riêng biệt so với lao động nam chính từ sự
khác biệt về giới tính mà chúng ta thƣờng đề cập đến tính đặc thù của lao động nữ.
Tính đặc thù của lao động nữ thể hiện ở những điểm đặc trƣng cơ bản sau đây:
Thứ nhất: về thể lực và tâm sinh lý của lao động nữ:
Xét theo yếu tố sinh học (giới tính) lao động nữ có những đặc điểm về sinh lý,
tâm lý, chức năng sinh học và thể lực khác hẳn so với lao động nam. Dƣới góc độ giới
tính, xét về thể lực, lao động nữ thƣờng yếu hơn lao động nam nên họ thƣờng tham gia
vào các công việc nhẹ nhàng. Ngoài ra, lao động nữ có thời kỳ phát triển thể chất, tinh
1

Xin xem phần Phụ lục 1


thần, thời kỳ lão hoá khác biệt so với lao động nam; nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, giải
trí cũng khác...
Theo số liệu đƣợc tổng kết trong các đề tài nghiên cứu khoa học về giới, lao
động nữ thƣờng có thể lực yếu hơn so với lao động nam. Sức chịu đựng của phụ nữ
trong điều kiện lao động nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại kém hơn so với lao động nam.
Chính vì vậy, các kết quả nghiên cứu về công tác bảo hộ lao động đều đƣa ra những

khuyến cáo về việc không nên sử dụng lao động nữ trong những điều kiện lao động
chứa nhiều yếu tố nguy hiểm, độc hại. Sự tồn tại của những yếu tố này đƣơng nhiên
ảnh hƣởng đến sức khoẻ của mọi ngƣời lao động làm việc trong môi trƣờng đó nói
chung. Riêng đối với lao động nữ, sự ảnh hƣởng không chỉ để lại hậu quả nặng nề đối
với sức khoẻ thông thƣờng của lao động nữ mà còn ảnh hƣởng tới sức khoẻ sinh sản
của họ. Từ đó, gây hậu quả tiếp theo cho những đứa con do lao động nữ sinh ra.
Thứ hai, lao động nữ có vị thế kinh tế xã hội kém hơn so với lao động nam, đặc
biệt là ở những quốc gia phƣơng Đông nhƣ Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam. Điều này
bởi chi phối sâu sắc bởi ý thức hệ trọng nam khinh nữ đã có từ ngàn đời nay của các
quốc gia này.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà sử học và xã hội học, khi xã hội loài
ngƣời chuyển từ chế độ “mẫu hệ” sang chế độ “phụ hệ”, vai trò của ngƣời phụ nữ dần
dần bị đẩy xuống hàng thứ yếu so với nam giới. Trong chế độ mẫu hệ, với cuộc sống
bầy đàn dựa vào nguồn sống sẵn có, ngƣời phụ nữ có vai trò chính trong hoạt động hái
lƣợm và là giới nắm vai trò quyền lực. Chuyển sang hình thái xã hội “phụ hệ”, bắt đầu
với hoạt động săn bắn và trồng trọt, tính chất công việc thay đổi và phụ thuộc nhiều
vào sức khoẻ lao động nam là chính, quyền lực xã hội chuyển sang giới nam. Quyền
lực này đã tồn tại dai dẳng và ăn sâu vào tiềm thức của mọi tầng lớp nhân dân trong xã
hội cho đến tận ngày nay. Với tƣ tƣởng này, đã dần làm cho phụ nữ có vị trí yếu thế,
thiệt thòi hơn trong xã hội, họ mất đi các quyền tham gia, quyền quyết định các vấn đề
liên quan đến bản thân, con cái và gia đình của họ; cơ hội học tập, phát triển và thụ
hƣởng vật chất bị hạn chế làm cho phụ nữ thiếu các điều kiện cần thiết để phát triển.
Thứ ba, lao động nữ có ít cơ hội để làm việc và cơ hội thăng tiến của lao động
nữ cũng thấp hơn rất nhiều so với lao động nam:
Do những cản trở về mặt chính trị và thái độ xã hội, lao động nữ luôn thiếu các
cơ hội học tập và tiếp cận công nghệ hiện đại, tiến tiến trong lao động, tiếp cận việc


làm ở khu vực chính thức, không có thu nhập hoặc thu nhập không cao... Do vậy, họ
luôn phải chịu vị trí thấp, yếu thế hơn trong xã hội, lao động thời gian dài hơn với

những công việc giản đơn hơn và thu nhập thấp hơn: Tỷ lệ tham gia lực lƣợng lao
động của lao động nữ hiện nay xấp xỉ 67%, thấp hơn so với lao động nam với 76%;
mức lƣơng trung bình theo tháng đối với lao động nữ ở Việt Nam hiện là 616.000
đồng, chỉ bằng 88,5% mức thu nhập chung của cả lao động nam và lao động nữ [75;
tr.11]; nghề nông chiếm 63% việc làm ở Việt Nam, phụ nữ làm nông nghiệp có số giờ
làm việc trung bình nhiều hơn nam giới tới 8h/ ngày, do vậy, họ thƣờng bị quá tải,
điều này không những ảnh hƣởng tới sức khoẻ của họ mà còn làm giảm thời gian nghỉ
ngơi, cản trở cơ hội học tập và nắm bắt thông tin thị trƣờng và công nghệ mới.
Trong quá trình cải cách doanh nghiệp Nhà nƣớc, lao động nữ chiếm 60% số
ngƣời lao động mất việc, 35% lao động nữ ở lại đƣợc giao những công việc không
thƣờng xuyên hoặc tạm thời. Điều này không chỉ phổ biến trong các ngành nghề của
Việt Nam mà còn là tình trạng chung của các nƣớc Châu Á. Những con số trên đều
cho thấy sự bất bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. Điều này làm cho lao
động nữ vốn đã thiệt thòi, hạn chế ngày càng thiệt thòi, hạn chế và kém phát triển hơn.
Thứ tư, lao động nữ ngoài công việc mà họ đang tham gia với tư cách là người
lao động thuần tuý còn phải thực hiện những thiên chức của người phụ nữ trong gia
đình.
Theo những tài liệu và luận thuyết khoa học đã ch thấy đồng hồ sinh học của
lao động nữ và lao động nam khác nhau. Chính từ sự khác nhau về của cấu tạo cơ thể
về mặt sinh học mà lao động nữ có thiên chức riêng của mình. Phụ nữ là chủ thể của
sự kết hợp giữa hoạt động lao động sản xuất ra của cải vật chất cho gia đình và xã hội
với hoạt động lao động tái sản xuất sức lao động con ngƣời. Bên cạnh chức năng lao
động, lao động nữ còn phải đảm nhận thiên chức làm mẹ, chỉ có ngƣời phụ nữ mới có
thể mang thai, sinh đẻ và cho con bú sữa mẹ.
Thiên chức làm mẹ của ngƣời phụ nữ (sinh đẻ và nuôi dƣỡng con cái) thƣờng
gắn liền với chức năng nội trợ, công việc gia đình, dần dần, xã hội coi chức năng này
“đƣơng nhiên” thuộc về phụ nữ. Với ý thức này, nam giới ngày càng có nhiều thời
gian, cơ hội học tập, nắm bắt thông tin và công nghệ hiện đại hơn, do đó, họ có điều
kiện lao động sản xuất tốt hơn, tạo ra nhiều của cải hơn, mang lại thu nhập cho gia
đình cao hơn, và đƣơng nhiên, họ có vị trí ngày càng cao hơn trong gia đình và xã hội.



Tuy nhiên, xã hội dƣờng nhƣ lại quên đi công đóng góp đáng kể của phụ nữ trong giá
trị lao động của nam giới. Theo báo cáo phát triển nhân lực của Liên hiệp Quốc, ƣớc
tính công việc không đƣợc trả lƣơng hiện nay của phụ nữ trên toàn thế giới (gồm việc
nội trợ, chăm sóc trẻ em…) theo giá trị thị trƣờng khoảng 11 tỷ đô la Mỹ.
1.2.2. Sự cần thiết khách quan phải có các quy định về an toàn, vệ sinh lao
động đối với lao động nữ
Sự cần thiết khách quan phải có các quy định về an toàn, vệ sinh lao động dành
riêng cho lao động nữ trƣớc hết xuất phát từ những điểm khác biệt, đồng thời cũng là
đặc trƣng riêng của lao động nữ nên không thể đồng thời sử dụng các quy định pháp
luật về an toàn, vệ sinh lao động cho cả lao động nam và lao động nữ. Nhận thức đƣợc
vấn đề này, thế giới đã và đang đề cao vấn đề bình đẳng giữa giới nam và giới nữ, xác
định sự tiến bộ và phát triển của phụ nữ đƣợc coi nhƣ sự tiến bộ của một nửa nhân
loại. Hoạt động này sẽ tạo điều kiện cho phụ nữ nói chung, và lao động nữ nói riêng,
có thêm cơ hội và điều kiện tiến bộ, phát triển và thụ hƣởng bình đẳng với nam giới.
Chỉ trong điều kiện đó, họ mới có thể tái sản xuất sức lao động con ngƣời tiến bộ hơn,
phát triển và hoàn thiện hơn. Với nhận thức con ngƣời là của cải, vốn quý của xã hội,
Đảng và nhà nƣớc Việt Nam đã rất quan tâm đến vốn quý ấy và đã có những chính
sách, quy định đảm bảo quyền bình đẳng của nam nữ, cũng nhƣ có những quy định
riêng đối với nữ giới.
Sự cần thiết phải có quy định riêng đối với lao động nữ, đặc biệt trong việc đảm
bảo an toàn, vệ sinh lao động còn xuất phát từ xu thế phát triển nền kinh tế trong bối
cảnh hội nhập quốc tế. Tính đến thời điểm hiên nay, Việt Nam là một trong số ít quốc
gia trên thế giới đi đầu trong việc thể chế hoá và đƣa vào cuộc sống nguyên tắc nam
nữ bình đẳng trong công tƣớc quốc tế về bình đẳng giới CEDAW.
Việt Nam hiện là quốc gia đầu tiên ở Châu Á ký công ƣớc này và cam kết về
việc triển khai thực hiện công ƣớc này tại Việt Nam. Do đó, quyền bình đẳng giữa lao
động nam và lao động nữ trong các lĩnh vực thuộc quá trình lao động, đặc biệt là
quyền đƣợc làm việc trong điều kiện lao động an toàn, vệ sinh là vấn đề có tính tất yếu

khách quan. Đây cũng là một trong những lý do khẳng định sự cần thiết phải có các
quy định về an toàn, vệ sinh lao động dành riêng cho lao động nữ


Ngoài ra, sự cần thiết của các quy định về an toàn, vệ sinh đối với lao động nữ
đƣợc lý giải thông qua vai trò thực tế của các quy định này trong việc bảo vệ sức khoẻ,
tính mạng, đảm bảo thiên chức của ngƣời phụ nữ trong gia đình sau khi hết thời gian
làm việc.
Cụ thể là, việc có những quy định riêng về an toàn, vệ sinh lao động cho lao
động nữ đã tạo điều kiện và cơ hội tiếp cận việc làm, tham gia vào quan hệ lao động
của xã hội của lao động đó. Từ đó, một số chị em phụ nữ khi đƣợc cân nhắc vào các vị
trí nhất định trong quá trình sản xuất đã chứng tỏ đƣợc vai trò trong việc tham gia
đóng góp vào việc sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, đóng góp vào việc tạo ra
những lợi nhuận cho ngƣời sử dụng lao động, góp phần giải phòng sức lao động và
tăng thu nhập cho lao động nữ và gia đình của họ trong điều kiện phúc lợi xã hội còn
hạn chế.
Dƣới góc độ xã hội, việc ban hành những quy định riêng cho lao động nữ nhằm
góp phần nâng cao nhận thức và thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam, giúp lao động
nữ ngày càng tự tin, hòa mình vào cộng đồng và phát huy hết tài năng, sức sáng tạo
trong lao động, cả thiện vị trí trong gia đình và ngoài xã hội thông qua thu nhập ổn
định, giúp an toàn và ổn định xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nữ thực hiện
tốt cả hai chức năng lao động và chức năng là làm mẹ, chăm sóc và nuôi dạy con cái –
lực lƣợng lao động tƣơng lai.
Dƣới góc độ pháp lý, những quy định riêng đối với lao động nữ đã góp phần tạo
nên tính đầy đủ, toàn diện và thống nhất trong pháp luật Việt Nam nói chung và pháp
luật lao động nói riêng. Điều này vừa thể hiện sự cam kết cao của nhà nƣớc Việt Nam
đối với các công ƣớc về lao động và phụ nữ đã tham gia, vừa khẳng định tính nhân
đạo, công bằng của chế độ xã hội mà chúng ta đang xây dựng. Đồng thời, tạo điều kiện
để đối tƣợng lao động nữ có cơ hội và điều kiện tham gia, đóng góp có hiệu quả vào
quá trình phát triển kinh tế – xã hội với số lƣợng ngày càng đông đảo, có văn hoá và

tay nghề đáp ứng nền sản xuất tiến tiến, hiện đại trong thời kỳ hội nhập.
Nhƣ vậy, các quy định ƣu tiên cho lao động nữ không phải chỉ vì lợi ích riêng
của đối tƣợng lao động này mà còn vì lợi ích của xã hội, của quốc gia. Trong lĩnh vực
an toàn, vệ sinh lao động, việc xây dựng những quy định riêng cho lao động nữ không
chỉ nhằm bảo vệ tƣơng xứng, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, tạo lập địa vị bình
đẳng cho nhóm đối tƣợng này mà còn nhằm đảm bảo tính ổn định, bền vững của nền


sản xuất, lợi ích và sự ổn định các gia đình là tế bào của xã hội và là tiền đề để xây
dựng một xã hội tiến bộ, công bằng, dân chủ, văn minh.
1.2.3. Lược sử pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ ở
Việt Nam
Pháp luật về an toàn, vệ sinh đối với lao động nữ ở Việt Nam đã trải qua
một quá trình phát triển, ngày càng đầy đủ, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền
lợi chính đáng của lao động nữ và phù hợp với các cam kết quốc tế về lao động nữ mà
Việt Nam tham gia ký kết hoặc phê chuẩn.
Ngay từ rất sớm, vấn đề an toàn, vệ sinh lao động đã đƣợc quan tâm đề cập tới
trong nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành, đáng chú ý là một số văn bản nhƣ:
Sắc lệnh số 29/SL – sắc lệnh lao động đầu tiên của nƣớc ta đƣợc ban hành
tháng 8 năm 1947, trong đó nêu rõ tại các điều 113 và 140: “Các xí nghiệp phải có đủ
phương tiện đảm bảo an toàn và giữ gìn sức khoẻ cho công nhân”, “những nơi làm
việc phải rộng rãi, thoáng khí và ánh sáng mặt trời”[16].
Ngày 18/12/1964, Hội đồng Chính phủ có Nghị định 181/CP ban hành Điều lệ
tạm thời về Bảo hộ lao động. Đây là văn bản tƣơng đối toàn diện và hoàn chỉnh về các
quy tắc bảo hộ lao động. Điều lệ này đƣợc ban hành gồm 6 chƣơng, 38 điều và có hiệu
lực từ đó đến cuối năm 1991.
Tháng 9/1991, Hội đồng Chính phủ đã thông qua và công bố ban hành Pháp
lệnh Bảo hộ lao động. Pháp lệnh có hiệu lực từ ngày 01/01/1992.
Ngày 23/6/1994, Bộ luật Lao động đã đƣợc Quốc hội thông qua tại kỳ họp
khoá IX, luật có hiệu lực từ ngày 10/01/1995. Ngoài chƣơng IX và chƣơng X quy định

về an toàn lao động và những quy định riêng đối với lao động nữ, bộ luật còn hàng
chục điều ở các chƣơng khác liên quan đên công tác bảo hộ lao động. Bộ luật Lao
động ra đời đánh dấu một giai đoạn phát triển cao hơn trong quá trình xây dựng pháp
luật lao động, đặc biệt là các quy định về vấn đề an toàn, vệ sinh lao động đã đƣợc tập
hợp lại thành một chế định riêng, cụ thể.
Tiếp đó, ngày 31/12/1994, Chính phủ ban hành Nghị định 195/CP quy định
chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời gian làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi của ngƣời lao động.


×