Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

''''Tips'''' đẻ con thần đồng siêu dễ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.67 KB, 3 trang )

Dù trí thông minh của bé được hưởng 1 phần do di truyền từ cha mẹ, nhưng đây không phải là tác nhân
duy nhất quyết định chỉ số IQ. Vẫn còn nhiều yếu tố quan trọng khác tác động đến việc hình thành, phát
triển trí não bé. Trong đó, giai đoạn bào thai là rất quan trọng, vì có đến 70% não bộ sẽ phát triển và được
hoàn thiện vào thời điểm này. Các hoạt động thường ngày của mẹ bầu như ăn uống, tập thể dục, hay mẹ
bị stress v.v… đều có ảnh hưởng nhất định đến trí thông minh của bé về sau.
Do đó, mẹ bầu cần lưu ý đến những gì nên hoặc không nên làm để tránh gây ảnh hưởng xấu đến trí thông
minh, cũng như giúp bé phát triển tối ưu não bộ ngay trong giai đoạn bào thai.

Thận trọng trong sinh hoạt, chọn lựa thực phẩm … khi mang thai, mẹ sẽ giúp bé có thêm cơ hội phát
triển trí thông minh, khả năng học hỏi nhanh nhạy sau này (hình minh họa)
Top việc nên làm giúp bé thêm thông minh, nhanh nhạy
- Bổ sung đầy đủ axit folic. Một chế độ ăn chứa nhiều axit folic rất quan trọng với sự phát triển trí não thai
nhi, đồng thời giúp phòng tránh các khuyết tật nguy hiểm cho bé như dị tật ống thần kinh gây nên tình
trạng não úng thủy, nứt đốt sống v.v… Theo khuyến nghị của Bộ Y tế Mỹ, mẹ bầu nên bổ sung 400 – 800


mcg axit folic mỗi ngày. Tuy nhiên, do hầu hết thai phụ không thể hấp thu đủ lượng axit folic cần thiết
qua thực phẩm tiêu thụ hàng ngày, vì vậy việc dùng thêm các viên thuốc cung cấp axit folic theo chỉ định
của bác sĩ rất là cần thiết.
- Dùng nhiều thực phẩm chứa Omega 3 (DHA). 200 mg là lượng Omega 3 được các chuyên gia khuyên
chị em nên dùng mỗi ngày trong suốt thai kỳ và trong thời gian cho con bú, bằng các nguồn cung từ thực
phẩm như cá hồi, cá trích, cá mòi, các loại hạt, quả óc chó, sữa v.v… và những thực phẩm bổ sung DHA.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên cung cấp thêm các dưỡng chất khác có ích cho việc phát triển não bộ thai nhi
như Choline, I ốt, sắt v.v…, thường có nhiều trong thực phẩm hàng ngày và viên tổng hợp vitamin theo
chỉ định bổ sung dinh dưỡng từ bác sĩ sản khoa.
- Tăng lượng protein trong khẩu phần ăn hàng ngày. Để phát triển não bộ, cơ thể mẹ và bé đòi hỏi phải
được cung cấp đầy đủ năng lượng mỗi ngày. Do đó, 1 chế độ ăn đủ protein là rất quan trọng. Thường
trong thai kỳ, nhu cầu protein ở mẹ bầu sẽ tăng khoảng 30%, tương đương cần thêm từ 45 – 60 g đến 75 –
100 g đạm. Protein có nhiều trong các loại thịt nạc, thịt gia cầm, thịt đỏ, trứng, các loại đậu, sữa và chế
phẩm từ sữa.
- Giảm tối đa stress. Căng thẳng trong giai đoạn ngắn, ở mức độ nhẹ không gây tác động tiêu cực gì đến


trí não bé, nhưng các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trầm cảm, stress dai dẳng, nghiêm trọng sẽ ảnh
hưởng lâu dài đến chỉ số IQ của trẻ. Dù không thể tránh xa stress, nhưng mẹ bầu có thể học cách giải
quyết các căng thẳng dai dẳng kéo dài, cũng như đừng “quan trọng hóa vấn đề” để tâm lý được thảnh
thơi, thoái mái hơn. Nhiều hoạt động như thiền, yoga, hoặc massage cũng giúp mẹ bầu giảm được tối đa
tác hại của stress lên tâm trí, từ đó giữ cho tinh thần được lạc quan, vui vẻ hơn.

Thiền là cách hay để mẹ bầu “quẳng gánh lo mà vui sống”, nhờ đó bé cũng hưởng được nhiều tác dụng
tích cực trong phát triển trí não ngay từ giai đoạn bào thai (hình minh họa)
- Siêng tập thể dục. Nghiên cứu mới nhất của Đại học Montreal (Canada) cho thấy, thai phụ thực hiện ít
nhất 20 phút thể dục vừa phải vào khoảng 3 lần/ tuần sẽ giúp bé có kích hoạt não trưởng thành hơn cũng
như giúp não phát triển nhanh. Vì vậy, trong thai kỳ, mẹ bầu nên thường xuyên vận động và tập các bài
tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội v.v… ngoài tác dụng giúp bé thông minh, các bài tập này
còn hỗ trợ các mẹ vượt cạn nhanh và đỡ đau hơn, đồng thời mau lấy lại vóc dáng sau sinh.
Top việc không nên làm
- Không để cơ thể quá nóng. Tập thể dục trong suốt thai kỳ là rất cần thiết và có ích cho cả mẹ và bé, tuy
vậy, bạn cần giữ cho cơ thể đừng quá nóng. Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao, sẽ làm nhiệt độ nước ối tăng, từ


đó ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi không chỉ về trí não mà còn có khi gây nên dị tật, sẩy thai
v.v… Mẹ bầu cũng nên tránh xa các hoạt động sinh nhiệt khác như tắm hơi, xông hơi, ngâm mình trong
bồn nước nóng v.v…
- Không ăn hải sản chứa nhiều thủy ngân. Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Y khoa Harvard
(Mỹ) đã khẳng định, thai phụ ăn nhiều hải sản chứa thủy ngân dễ sinh ra em bé bị tổn hại lâu dài về não
và tim. Cụ thể, kết quả kiểm tra mẫu máu của 1000 trẻ ở độ tuổi từ 7 – 14 tuổi đã cho thấy, những trẻ có
tổn thương về não và tim thường là trẻ có nồng độ thủy ngân trong máu cao vượt mức cho phép 1
microgram/g. Các loại hải sản chứa nhiều thủy ngân mà mẹ bầu nên tránh trong suốt thai kỳ là cá ngừ, cá
kiếm, cá ngân, cá mập, cá thu v.v… Ngoài ra, cũng như thủy ngân, chì được xem là độc chất đối với việc
phát triển trí não của bé. Vì cả thủy ngân và chì đều có mặt ở môi trường sống xung quanh, nên mẹ bầu
cần lưu ý tránh hai chất độc này bằng cách sử dụng các vật dụng bằng pha lê, thủy tinh, gốm, không dùng
sơn pha chì, ăn nhiều thực phẩm chứa sắt, canxi, vitamin C để giúp cơ thể chống hấp thu thủy ngân và

chì v.v…
- Không dùng thực phẩm chứa cồn. Các thức uống có cồn như bia, rượu sẽ nhanh chóng thâm nhập qua
nhau thai vào thai nhi, với nồng độ gần bằng nồng độ cồn trong máu mẹ. Trong khi đó, bé phải mất gấp
đôi thời gian so với người bình thường để thải cồn ra khỏi cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác hại
không nhỏ của cồn với sự phát triển trí não, thể chất của thai nhi. Cụ thể, nếu uống nhiều hơn 2 đơn vị
rượu bia trong 1 ngày sẽ làm tăng nguy cơ bé gặp phải các vấn đề về khả năng nói, học hỏi, ngôn ngữ,
làm suy giảm mức độ tập trung và khiến bé dễ mắc chứng hiếu động thái quá. Nếu mẹ uống quá 6 đơn vị
rượu bia một ngày có thể sinh con bị hội chứng nhiễm rượu bào thai, gây nên tình trạng chậm phát triển
tâm thần, thần kinh ở trẻ.

Mẹ tuyệt đối không dùng rượu bia hay thuốc lá, cocaine khi mang thai, vì chúng sẽ ảnh hưởng nghiêm
trọng, lâu dài đến sự phát triển thần kinh và tâm thần ở bé (hình minh họa)
- Không hút thuốc, sử dụng thuốc gây nghiện. Các nhóm thuốc gây nghiện như cocaine, amphetamin
v.v… là các loại thuốc kích thích, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tế bào thần kinh. Vì vậy, nếu mẹ bầu sử
dụng những loại thuốc này trong thời gian mang thai sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng ở thai nhi, như tạo
các khối u nang trong não bé, tăng khuyết tật khi sinh, trẻ sinh ra dễ mắc chứng nghiện giống mẹ, đồng
thời phát triển hành vi khác thường, kém phát triển trí não, ngỗ ngược và ảnh hưởng lâu dài đến sự hình
thành tâm tính khi trưởng thành.
Cũng giống như cocaine, chất nicotin có nhiều trong thuốc lá là loại chất gây nghiện. Do đó, khi mẹ bầu
hút thuốc lá, nicotin sẽ ngấm sâu vào máu, qua nhau thai đi vào bào thai. Thời gian phơi nhiễm nicotin
càng lâu, bé càng dễ mắc chứng nghiện gây hậu quả nghiêm trọng như suy hô hấp do thiếu oxy, bào thai
phát triển không bình thường về thể chất và trí tuệ v.v…



×