Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu chuỗi cung ứng công ty TNHH cơ khí đúc và TM duy phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ
---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG CÔNG TY
TNHH CƠ KHÍ ĐÚC VÀ TM DUY PHƯƠNG

Giảng viên hướng dẫn : ThS. TRẦN THÙY CHI
Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN THỊ THU

Mã số sinh viên

: 52131709

Khánh Hòa, 06/2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ
BỘ MÔN KINH DOANH THƯƠNG MẠI
---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG CÔNG TY
TNHH CƠ KHÍ ĐÚC VÀ TM DUY PHƯƠNG



Giảng viên hướng dẫn : ThS. TRẦN THÙY CHI
Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN THỊ THU

Mã số sinh viên

: 52131709

Khánh Hòa, 06/2015


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................


Nha Trang, ngày …. tháng … năm 2015
Giáo viên hướng dẫn


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................

Nha Trang, ngày …. tháng … năm 2015
Giáo viên phản biện


i

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian nghiên cứu, thực tập tại công ty TNHH cơ khí đúc và thương mại
Duy Phương, em đã được tìm hiểu thực trạng tình hình hoạt động quản trị chuỗi cung
ứng tại công ty. Cùng với các số liệu và dữ kiện do công ty cung cấp, em đã nhận được
sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, các anh chị tại các phòng ban, đặc biệt là phòng kinh
doanh đã giúp em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Trần Thùy
Chi, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo những kinh nghiệm quý báu và các
hiểu biết sâu sắc, dẫn dắt cho em từng bước đi trong bài viết của mình để hoàn thành tốt
đề tài này.
Em xin cảm ơn ban lãnh đạo công ty TNHH cơ khí đúc và thương mại Duy
Phương cùng các anh, chị trong công ty. Đặc biệt, em xin cảm ơn anh Tạ Văn Quynh,
phó giám đốc công ty và các anh chị tại phòng kế hoạch và kinh doanh đã tạo mọi điều
kiện tốt nhất để em học hỏi và hoàn thành tốt đề tài của mình.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới bố mẹ, bạn bè luôn bên cạnh giúp đỡ và
động viên giúp em phấn đấu học hỏi, tìm tòi và hoàn thành đề tài này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện bài báo cáo tuy nhiên không thể tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của thầy cô và các
bạn. Em xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, tháng 6 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Thu


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. i
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vi

DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vii
DANH MỤC KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................... viii
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ QUẢN TRỊ
CHUỖI CUNG ỨNG TRONG DOANH NGHIỆP ....................................................3
1.1. Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh ............................................................................................................................3
1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng .................................3
1.1.2. Các cấp trong quản trị chuỗi cung ứng ..........................................................4
1.1.3. Thành viên của chuỗi cung ứng .....................................................................5
1.1.4. Những thành phần trong chuỗi cung ứng ......................................................8
1.1.4.1. Sản xuất....................................................................................................9
1.1.4.2. Tồn kho ..................................................................................................10
1.1.4.3. Địa điểm .................................................................................................11
1.1.4.4. Vận tải ....................................................................................................12
1.1.4.5. Thông tin ................................................................................................13
1.1.5. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh và nền kinh tế .........................................................................14
1.2. Các hoạt động trong chuỗi cung ứng ..................................................................16
1.2.1. Hoạch định ...................................................................................................17
1.2.1.1. Dự báo nhu cầu ......................................................................................17
1.2.1.2. Định giá sản phẩm .................................................................................20
1.2.1.3. Quản lý hàng tồn kho .............................................................................21
1.2.2. Thu mua .......................................................................................................22
1.2.2.1. Tuyển chọn nhà cung cấp ......................................................................22
1.2.2.2. Đàm phán hợp đồng ...............................................................................23
1.2.2.3. Mua hàng ...............................................................................................23


iii


1.2.3. Sản xuất ........................................................................................................24
1.2.3.1. Thiết kế sản phẩm ..................................................................................24
1.2.3.2. Lựa chọn vị trí sản xuất .........................................................................25
1.2.3.3. Lập lịch trình sản xuất ...........................................................................26
1.2.4. Phân phối .....................................................................................................27
1.2.4.1. Quản trị đơn đặt hàng ............................................................................27
1.2.4.2. Lập lịch giao hàng..................................................................................28
1.2.4.3. Nguồn hàng phân phối ...........................................................................29
1.2.4.4. Vận chuyển hàng hóa .............................................................................29
1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin ...........................................................................30
1.3.1. Thu thập số liệu và truyền đạt dữ liệu .........................................................30
1.3.2. Lưu trữ và truy xuất dữ liệu .........................................................................32
1.3.3. Thao tác trên dữ liệu và báo cáo ..................................................................33
1.4. Đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng ....................................................................34
1.4.1. Năng lực giao hàng ......................................................................................34
1.4.2. Nhu cầu linh hoạt .........................................................................................35
1.4.3. Sự phàn nàn của khách hàng........................................................................35
1.4.4. Đo lường tỉ lệ phế phẩm ..............................................................................35
1.5. Các nhân tố quyết định đến sự thành công trong việc xây dựng chuỗi
cung ứng ....................................................................................................................36
1.5.1. Nguồn nhân lực có năng lực ........................................................................36
1.5.2. Sắp xếp cơ cấu tổ chức phù hợp ..................................................................36
1.5.3. Công nghệ thông tin (CNTT).......................................................................37
1.5.4. Hệ thống đo lường đánh giá đúng và hiệu quả ............................................37
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................39
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG
CHUỖI CUNG ỨNG CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ ĐÚC VÀ THƯƠNG MẠI
DUY PHƯƠNG ............................................................................................................40
2.1. Giới thiệu về công ty ..........................................................................................40

2.1.1. Thông tin cơ bản ..........................................................................................40
2.1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ ..................................................................................41
2.1.3. Danh mục sản phẩm kinh doanh ..................................................................41


iv

2.1.4. Đặc điểm chủ yếu của công ty .....................................................................43
2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức của công ty ....................................................................43
2.1.4.2. Các yếu tố nguồn lực của công ty ..........................................................45
2.1.4.3. Đánh giá chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công
ty TNHH cơ khí đúc và TM Duy Phương ...........................................................47
2.2. Mô hình quản trị Chuỗi Cung Ứng của công ty TNHH cơ khí đúc và TM
Duy Phương ...............................................................................................................47
2.2.1. Cấu trúc Chuỗi ung ứng của công ty ...........................................................47
2.2.1.1. Nhà cung cấp .........................................................................................48
2.2.1.2. Thị trường và khách hàng ......................................................................49
2.2.1.3. Kênh phân phối của công ty hiện nay....................................................51
2.2.1.4. Hệ thống công nghệ thông tin ................................................................51
2.2.2. Hoạt động nội bộ Chuỗi cung ứng của công ty Duy Phương ......................52
2.2.2.1. Lập kế hoạch tổng hợp...........................................................................52
2.2.2.2. Kế hoạch bán hàng và sản xuất..............................................................53
2.2.2.3. Lập lịch trình sản xuất ...........................................................................54
2.2.2.4. Đặt hàng nguyên vật liệu. ......................................................................55
2.2.2.5. Quản lý nhà cung cấp ............................................................................58
2.2.2.6. Hậu cần ..................................................................................................60
2.2.2.7. Quản lý quan hệ khách hàng ..................................................................62
2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị chuỗi cung ứng công ty TNHH cơ khí
đúc và TM Duy Phương .............................................................................................63
2.3.1. Phạm vi khảo sát ..........................................................................................63

2.3.1.1. Phạm vi khảo sát trên chuỗi ...................................................................63
2.3.1.2. Các thông số đo lường ...........................................................................63
2.3.1.3. Thời gian khảo sát ..................................................................................64
2.3.2. Đo lường các chỉ số ảnh hưởng mức phục vụ khách hàng trong chuỗi
cung ứng công ty Duy Phương ...............................................................................64
2.3.2.1. Năng lực giao hàng và sự phàn nàn của thành viên trong chuỗi ...........64
2.3.2.2. Đo lường nhu cầu linh hoạt ...................................................................66
2.3.2.3. Đo lường tỉ lệ phế phẩm ........................................................................66


v

2.4. Đánh giá mô hình quản trị chuỗi cung ứng của công ty TNHH cơ khí đúc
và TM Duy Phương ....................................................................................................67
2.4.1. Nhận xét chung ............................................................................................67
2.4.2. Những điểm mạnh của mô hình quản trị chuỗi cung ứng của công ty
TNHH cơ khí đúc và TM Duy Phương ..................................................................68
2.4.3. Những điểm hạn chế trong việc quản trị chuỗi cung ứng của công ty
TNHH cơ khí đúc và TM Duy Phương ..................................................................68
2.5. Nguyên nhân hạn chế .........................................................................................70
2.5.1. Năng lực giao hàng ......................................................................................70
2.5.2. Nguyên nhân phàn nàn từ Duy Phương tới nhà cung cấp ...........................72
2.5.3. Tỉ lệ phế phẩm của các nhà thầu phụ ...........................................................72
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................74
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG
ỨNG CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ ĐÚC VÀ TM DUY PHƯƠNG .........................75
3.1. Một số căn cứ đề xuất giải pháp .........................................................................75
3.1.1. Sự thay đổi yếu tố môi trường .....................................................................75
3.1.2. Thách thức từ thị trường ..............................................................................76
3.1.3. Xu hướng phát triển của quản trị chuỗi cung ứng .......................................77

3.1.4. Mục tiêu và phương hướng kinh doanh của công ty TNHH cơ khí đúc
và TM Duy Phương trong thời gian tới. .................................................................78
3.2. Đề xuất những giải pháp tăng cường hiệu quả chuỗi cung ứng .........................79
Giải pháp 1: Nâng cao năng lực giao hàng từ nhà cung cấp ..................................79
Giải pháp 2: Nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên của công ty ............................80
Giải pháp 3: Thiết chặt mối quan hệ với các nhà cung ứng ...................................81
Giải pháp 4: Củng cố mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng .................................81
Giải pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý khách hàng.......... 82
3.3. Kiến nghị ............................................................................................................83
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................85
KẾT LUẬN ...................................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................87


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bốn biến chính tiến hành dự báo nhu cầu ............................................ 18
Bảng 2.1 Một số danh mục sản phẩm chính của công ty ..................................... 42
Bảng 2.2 Danh bạ nhà cung cấp chính của công ty Duy Phương ........................ 49
Bảng 2.3 Tỷ trọng doanh thu của các khách hàng trong chuỗi ............................ 50
Bảng 2.3 Năng lực giao hàng của nhà cung cấp................................................... 65
Bảng 2.4 Năng lực giao hàng của công ty Duy Phương với khách hàng ............. 65
Bảng 2.5 Số lượng mẫu mới do nhà cung cấp thực hiện ...................................... 66
Bảng 2.6 Số lượng mẫu mới được thực hiện bởi công ty Duy Phương ............... 66
Bảng 2.7 Tỉ lệ phế phẩm tại các nhà cung cấp ..................................................... 67
Bảng 2.8 Kết quả đo lường hiệu quả hoạt động từ các nhà cung cấp .................. 70
Bảng 2.9 Nguyên nhân chậm chễ đơn hàng của công ty cổ phần cơ khí đúc Mỹ
Đồng...................................................................................................................... 71
Bảng 2.10 Nguyên nhân các đơn hàng bị phàn nàn từ Duy Phương ................... 72

Bảng 2.11 Nguyên nhân gây phế phẩm tại công ty cơ khí đúc Mỹ Đồng ........... 73


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Mô hình cấu trúc chuỗi cung ứng đơn giản ............................................. 5
Hình 1.2 Mô hình cấu trúc chuỗi cung ứng mở rộng ............................................. 6
Hình 1.3 Mô hình ví dụ cấu trúc chuỗi cung ứng mở rộng chi tiết ........................ 6
Hình 1.4 Năm thành phần chính của chuỗi cung ứng ............................................ 9
Hình 1.5 Bốn yếu tố chính trong hoạt động chuỗi cung ứng ............................... 17
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty............................................ 43
Hình 2.2 Doanh thu hàng năm (năm 2015 là dự kiến) ......................................... 46
Hình 2.3 Chuỗi cung ứng công ty Duy Phương ................................................... 48
Hình 2.4 Phạm vi khảo sát trong chuỗi cung ứng công ty Duy Phương .............. 63
Hình 3.1 Đồ thị kết quả đo lường của các nhà cung cấp ...................................... 71


viii

DANH MỤC KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ

Tên đầy đủ tiếng Anh

Tên đầy đủ tiếng Việt

Asian Development Bank

Ngân hàng phát triển châu Á


viết tắt
ADB

ASEAN Association of Southeast Asia

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Nations
CRM

Customer Relationship Management Quản lý mối quan hệ bán hàng

DSL

Digital Subscriber Line

Đường truyền kĩ thuật số

EDI

Electronic Data Interchange

Trao đổi dữ liệu điện tử

ERP

Enterprise Resource Planning

Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp


GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

LAN

Local Area Network

Mạng cục bộ

MRP

Material Requirement Planning

Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu

QC

Quality Control

Kiểm soát chất lượng

SCM

Supply Chain Management

Quản lý chuỗi cung ứng


SCOR

Supply Chain Operations Research

Nghiên cứu hoạt động cung ứng

SKU

Stock Keeeping Unit

Đơn vị tồn trữ

SFA

Sales Force Automation

Bán hàng tự động

SQL

Structured Query Language

Ngôn ngữ truy vấn

VAN

Value Added Network

Mạng giá trị gia tăng


TPP

Trans - Pacific Strategic Economic

Hiệp định Thương mại xuyên Thái

Partnership Agreement

Bình Dương

WAN

Wide Area Network

Mạng diện rộng

WMS

A Warehouse Management System

Hệ thống quản trị kho hàng

XML

eXtensible Markup Language

Kết nối bằng ngôn ngữ mở rộng



1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cấp thiết của đề tài
Ngành công nghiệp cơ khí là nền tảng, cốt lõi, là cơ sở, động lực cho các ngành
công nghiệp khác phát triển. Đầu tư phát triển ngành cơ khí là đầu tư dài hạn, chiều sâu,
tuy nhiên việc thực hiện chiến lược phát triển ngành cơ khí trong hơn chục năm qua lại
tỏ ra thiếu hiệu quả, khiến các doanh nghiệp cơ khí như “đứa trẻ nuôi không lớn”. Thực
tế cho thấy một thời gian dài, hầu hết dự án trọng điểm quốc gia đều rơi vào tay các nhà
thầu nước ngoài, nhất là nhà thầu Trung Quốc, do vậy các doanh nghiệp cơ khí trong
nước không có đất dụng võ, các doanh nghiệp cơ khí còn yếu và thiếu tính liên kết mạnh
mẽ, mạnh ai nấy làm. Và cái yếu, cái thiếu tính liên kết mạnh mẽ, mạnh ai nấy làm đấy
chính là điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam liên quan đến khái niệm chuỗi cung
ứng, một sự liên kết hoàn hảo giữa các doanh nghiệp lại với nhau tạo nên một khối vững
mạnh trong ngành. Nhưng khi cả thế giới đang có xu hướng phát triển chuỗi cung ứng
thì kiến thức của Việt Nam về khái niệm này vẫn còn khá mới mẻ và tỏ ra lạ lùng và
không tìm ra được cách giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng trong nền
kinh tế thị trường.
Xuất phát từ những lý do trên và nay đã có điều kiện tiếp xúc với thực tế, được
sự chỉ đạo giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú anh chị em trong công ty TNHH cơ khí đúc
và TM Duy Phương cùng sự trang bị kiến thức sẵn sàng từ các thầy cô giáo, đặc biệt là
sự trợ giúp tận tình của cô giáo Trần Thùy Chi đã giúp em mạnh dạn chọn đề tài “Nghiên
cứu chuỗi cung ứng công ty TNHH cơ khí đúc và TM Duy Phương” nhằm làm sáng
tỏ những vấn đề vướng mắc giữa thực tế và lý thuyết để có thể hoàn thiện và bổ sung kiến
thức mà em đã được học.
Với vốn hiểu biết còn hạn chế về vấn đề này nên bài viết của em không tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được góp ý của thầy cô để bài làm của em được
hoàn thiện hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Đề tài nghiên cứu hệ thống hóa về mặt lý luận liên quan đến

hoạt động chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng nhằm vận dụng vào việc quản trị
chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH cơ khí đúc và thương mại Duy Phương.
Mục tiêu cụ thể: Hiểu được cách thức thổ chức, hoạt động, mô hình quản trị chuỗi


2

cung ứng tại công ty TNHH cơ khí đúc và TM Duy Phương và tìm hiểu những tồn tại,
hạn chế đang tiềm ẩn trong cách thức quản trị chuỗi cung ứng của công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến công tác quản trị chuỗi cung ứng tại công ty TNHH cơ khí đúc và TM Duy
Phương.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng công
tác quản trị chuỗi cung ứng và đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng tại công ty
TNHH cơ khí đúc và TM Duy Phương.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp như: phương pháp so sánh đánh giá hiệu quả
kinh doanh của công ty qua các năm, phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê…
Bên cạnh đó đề tài cũng phối hợp nhiều phương pháp, đó là phương pháp định
tính và định lượng để thực hiện báo cáo, phương pháp thu thập dữ liệu và thông tin từ
sổ sách các phòng ban của công ty, phần số liệu chủ yếu phục vụ cho việc làm báo cáo,
xử lý thông tin đã thu thập được bằng các kiến thức đã học.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng
Chương 2: Phân tích thực trạng mô hình quản trị chuỗi cung ứng Công ty TNHH
cơ khí đúc và thương mại Duy Phương
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện chuỗi cung ứng công ty TNHH cơ

khí đúc và thương mại Duy Phương


3

CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ QUẢN TRỊ
CHUỖI CUNG ỨNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng
Khái niệm “Chuỗi cung ứng” xuất hiện đầu những năm đầu thập niên 80 của thế
kỷ trước và trở nên phổ biến vào những năm 1990. Từ khi ra đời đến nay đã có nhiều
học giả đưa ra khái niệm về chuỗi cung ứng, ngay sau đó các học giả chuyên môn đã
đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm này. Sau đây là một số khái niệm về
chuỗi cung ứng đã được thế giới công nhận:
“Chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công ty nhằm đưa ra sản phẩm hay dịch
vụ vào thị trường” – “Fundaments of Logistics Management” của Lambert, Stock và
Elleam.
“Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp
đến việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất
và nhà cung cấp, mà còn là nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng”
– “Supply chain management: strategy, planing and operation” của Chopra Sunil và Pter
Meindl.
“Chuỗi cung ứng là mạng lưới các nhà xưởng và cở sở phân phối thực hiện chức
năng thu mua nguyên vật liệu, sử dụng những vật liệu này để sản xuất ra bán thành
phẩm, đồng thời, phân phối những thành phẩm này đến khách hàng” – của Ganeshan
và Harison.
Từ một số khái niệm kể trên về chuỗi cung ứng ta có thể tìm hiểu về khái niệm
của quản trị chuỗi cung ứng.
“Quản trị chuỗi cung ứng là sự thống nhất các quá trình kinh doanh then chốt

từ người tiêu dùng cuối cùng với nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ và thông tin để tạo ra
giá trị gia tăng tới khách hàng và các người hưởng lợi khác” của Douglas M.Lambert.
“Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp các phương pháp được sử dụng để kết hợp
một cách có hiệu quả các nhà cung cấp, các nhà sản xuất, các kho hàng và các cửa
hàng để hàng hóa được sản xuất và phân phối đúng số lượng, đúng địa điểm và đúng


4

thời điểm nhằm giảm thiểu các chi phí hệ thống và thỏa mãn các yêu cầu về mức độ
dịch vụ” của David Simchi – Levi, Philip Kaminsky và Edith Simchi – Levi.
“Quản trị chuỗi cung ứng là sự kết hợp mang tính chiến lược, có hệ thống các
chức năng kinh doanh truyền thống đồng thời đề ra sách lược phối hợp các chức năng
này trong một công ty cụ thể cũng như liên kết các doanh nghiệp trong một chuỗi cung
ứng nhằm mục đích nâng cao năng lực của từng công ty và toàn bộ chuỗi cung ứng
trong dài hạn” của Mentzer, Dewitt, Min, Nix, Smith và Zachia.
Theo quan điểm của người viết: “Quản trị chuỗi cung ứng là việc liên kết, phối
hợp các doanh nghiệp liên quan trong quá trình tạo ra sản phẩm và đưa đến tay người
tiêu dùng bằng những mắt xích chặt chẽ nhằm mang đến thị trường mà bạn đang phục
vụ với sự hài lòng ưng ý nhất”.
1.1.2. Các cấp trong quản trị chuỗi cung ứng
Quản trị chuỗi cung ứng thường được dùng cho thế giới kinh doanh và bất kể
ngành công nghiệp nào thì chuỗi cung ứng vẫn luôn là xương sống của công ty đó. Nó
bắt đầu với việc mua sắm các vật liệu hoặc dịch vụ cần thiết để tạo ra sản phẩm cuối
cùng đến tay người tiêu dùng. Quá trình này buộc phải liên quan đến hàng loạt các quyết
định và các giao dịch của những thành viên khác biệt. Theo ông David Simchi - Levi
trong cuốn “Designing and Managing the Supply Chain: Concept, Strategies and Case
Studies” thì cách tốt nhất để hiểu về các giai đoạn khác nhau, tìm ra hướng tiếp cận một
cách hiệu quả nhất việc quản trị chuỗi cung ứng có thể chia làm ba cấp trong quản trị
chuỗi cung ứng:

Cấp chiến lược (Strategic level): Giải quyết các quyết định mang tính lâu dài đến
doanh nghiệp. Chiến lược là nền tảng cho toàn bộ quá trình chuỗi cung ứng, từ đầu đến
cuối, và là một phần thiết yếu của quản lý chuỗi cung ứng. Các quyết định chiến lược
của chuỗi cung ứng thường là những bước đầu tiên của việc phát triển một quy trình
hiệu quả.
Giải quyết vấn đề cấp độ này bao gồm: Lựa chọn trang Web và mục đích của các
cơ sở kinh doanh; tạo ra một mạng lưới các nhà cung cấp đáng tin cậy, vận chuyển, xử
lý và hậu cần; cải thiện dài hạn và đổi mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng; hàng
tồn kho và quản lý sản phẩm trong suốt vòng đời của nó.
Cấp chiến thuật (Tactical level): Ở cấp độ này doanh nghiệp sẽ đưa ra các quyết
định ngắn hạn liên quan đến chuỗi cung ứng. Quyết định trong cấp chiến thuật đóng một


5

vai trò lớn trong việc kiểm soát chi phí và giảm thiểu rủi ro.
Giải quyết vấn đề cấp chiến thuật bao gồm: Hợp đồng mua sắm nguyên vật liệu
và dịch vụ cần thiết; kế hoạch sản xuất và hướng dẫn để đáp ứng nhu cầu về chất lượng,
an toàn, các tiêu chuẩn về số lượng; các giải pháp cho vận tải, kho bãi, hàng tồn kho,
lưu trữ và phân phối sản phẩm cuối cùng; việc áp dụng hiệu quả các chiến thuật hơn so
với đối thủ cạnh tranh
Cấp tác nghiệp (Operation level): Cấp tác nghiệp của quản lý chuỗi cung ứng là
cụ thể, rõ ràng nhất. Liên quan đến những quyết định hàng ngày, ra quyết định và lập kế
hoạch diễn ra liên tục trong chuỗi cung ứng. Hiệu quả đạt được của hai cấp độ trên là
do thực hiện cấp độ này một cách chặt chẽ, cẩn thận.
Giải quyết vấn đề cấp tác nghiệp: Hàng ngày và hàng tuần dự báo và tìm ra nhu
cầu của khách để đáp ứng kịp thời; hoạt động sản xuất, bao gồm lập kế hoạch và quản
lý chi tiết hàng hóa trong quá trình thực hiện cần được quan tâm; giám sát hoạt động
hậu cần cho các hợp đồng và thực hiện đơn hàng; giải quyết bồi thường thiệt hại hoặc
tổn thất cho các nhà cung cấp và khách hàng; quản lý vật liệu vào và ra các sản phẩm

cũng như hàng tồn kho.
Khi tất cả ba cấp quản trị chuỗi cung ứng được quan tâm thích hợp, được quản
lý một cách toàn diện, mỗi thành viên trong chuỗi đều đưa lợi ích chung nên trên thì
chuỗi cung ứng sẽ được vận hành một cách hiệu quả.
1.1.3. Thành viên của chuỗi cung ứng
Trong một chuỗi cung ứng đơn giản nhất thì thành viên của chuỗi cung ứng chỉ
bao gồm nhà cung cấp, doanh nghiệp và khách hàng của doanh nghiệp. Đây là những
thành phần cơ bản tạo nên một chuỗi cung ứng đơn giản.
NHÀ CUNG CẤP

CÔNG TY

KHÁCH HÀNG

Hình 1.1 Mô hình cấu trúc chuỗi cung ứng đơn giản
Các chuỗi cung ứng mở rộng ngoài ba thành viên cơ bản trên, còn thêm ba thành
viên khác. Đầu tiên là nhà cung cấp của các nhà cung cấp hay còn được gọi là nhà cung
cấp cuối cùng, ở vị trí đầu tiên của chuỗi cung ứng mở rộng. Thứ hai là khách hàng của
khách hàng, hay khách hàng cuối cùng, ở vị trí cuối cùng của chuỗi cung ứng mở rộng.
Cuối cùng là các công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty khác trong chuỗi cung


6

ứng. Những công ty này chuyên cung cấp các dịch vụ về: logistics, tài chính, marketing
và công nghệ thông tin.

Nhà cung
cấp cuối
cùng


Nhà cung
cấp

Công ty

Khách hàng

Khách hàng
cuối cùng

Nhà cung
cấp dịch vụ
(Nguồn: Supply Chain Council Inc)
Hình 1.2 Mô hình cấu trúc chuỗi cung ứng mở rộng

Ngoài ra, với mô hình cấu trúc chuỗi cung ứng mở rộng nhà cung cấp dịch vụ sẽ
đảm nhiệm các vai trò như: hậu cần, tài chính, nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm,
công nghệ thông tin sẽ tạo được một sơ đồ mở rộng như sau:

Nhà nghiên cứu
thị trường

Nhà thiết kế
sản phẩm

Nhà sản
xuất NVL

Nhà sản

xuất

Nhà cung cấp
hậu cần

Nhà phân
phối

Nhà cung cấp
tài chính

Nhà bán lẻ

Khách hàng
lẻ

Khách hàng
kinh doanh

(Nguồn: Supply Chain Council Inc)
Hình 1.3 Mô hình ví dụ cấu trúc chuỗi cung ứng mở rộng chi tiết

Trong chuỗi cung ứng có sự kết hợp của một số công ty thực hiện những chức


7

năng khác nhau. Những công ty đó là nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán
lẻ, khách hàng là cá nhân hay khách hàng là tổ chức. Những công ty thứ cấp này sẽ có
nhiều công ty khác nhau cung cấp hàng loạt những dịch vụ cần thiết.

Nhà sản xuất:
Nhà sản xuất là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm. Nhà sản xuất bao gồm những
công ty sản xuất nguyên vật liệu và công ty sản xuất thành phẩm. Các nhà sản xuất
nguyên vật liệu như khai thác khoáng sản, khoan tìm dầu khí, cưa gỗ…và cũng bao gồm
những tổ chức trồng trọt, chăn nuôi hay đánh bắt thuỷ hải sản. Các nhà sản xuất thành
phẩm sử dụng nguyên vật liệu và các bộ phận lắp ráp được sản xuất ra từ các công ty
khác.
Nhà phân phối:
Nhà phân phối là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản xuất và
phân phối sản phẩm đến khách hàng. Nhà phân phối cũng được xem là nhà bán sỉ. Nhà
phân phối bán sản phẩm cho những nhà kinh doanh khác với số lượng lớn hơn so với
khách hàng mua lẻ. Do sự biến động nhu cầu về sản phẩm, nhà phân phối tồn trữ hàng
hóa, thực hiện bán hàng và phục vụ khách hàng.
Một nhà phân phối điển hình là một tổ chức sở hữu nhiều sản phẩm tồn kho mua
từ nhà sản xuất và bán lại cho người tiêu dùng. Ngoài khuyến mãi sản phẩm và bán
hàng, có những chức năng khác mà nhà phân phối phải thực hiện là quản lý tồn kho, vận
hành cửa hàng, vận chuyển sản phẩm cũng như chăm sóc khách hàng.
Nhà phân phối cũng là một tổ chức chỉ đại diện bán hàng giữa nhà sản xuất và
khách hàng, không bao giờ sở hữu sản phẩm đó. Loại nhà phân phối này thực hiện chức
năng chính yếu là khuyến mãi và bán sản phẩm.
Với cả hai trường hợp này, nhà phân phối là đại lý nắm bắt liên tục nhu cầu của
khách hàng, làm cho khách hàng mua sản phẩm từ các công ty sản xuất.
Nhà bán lẻ:
Nhà bán lẻ tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lượng nhỏ hơn. Nhà
bán lẻ trong khi bán hàng cũng nắm bắt ý kiến và nhu cầu của khách hàng rất chi tiết.
Do nỗ lực chính là thu hút khách hàng đối với những sản phẩm mình bán, nhà bán lẻ
thường quảng cáo và sử dụng một số kỹ thuật kết hợp về giá cả, sự lựa chọn và sự tiện
dụng của sản phẩm.



8

Khách hàng:
Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mua và sử dụng
sản phẩm. Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để kết hợp với sản phẩm
khác rồi bán chúng cho khách hàng khác là người sử dụng sản phẩm sau khi mua sản
phẩm về tiêu dùng.
Nhà cung cấp dịch vụ:
Đó là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán
lẻ và khách hàng. Nhà cung cấp dịch vụ có những chuyên môn và kỹ năng đặc biệt ở
một hoạt động riêng biệt trong chuỗi cung ứng. Chính vì thế, họ có thể thực hiện những
dịch vụ này hiệu quả hơn và với mức giá tốt hơn so với chính các nhà sản xuất, nhà phân
phối, nhà bán lẻ hay người tiêu dùng làm điều này.
Trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào, nhà cung cấp phổ biến nhất là cung cấp dịch
vụ vận tải và dịch vụ nhà kho. Đây là các công ty xe tải và công ty kho hàng và thường
được biết đến là nhà cung cấp hậu cần.
Nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp các dịch vụ như cho vay, phân tích tính
dụng và thu các khoản nợ đáo hạn. Đó chính là ngân hàng, công ty định giá tín dụng và
công ty thu nợ.
Một số nhà cung cấp thực hiện nghiên cứu thị trường, quảng cáo, thiết kế sản
phẩm, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ pháp lý và tư vấn quản lý…
Chuỗi cung ứng bao gồm nhiều đối tượng tham gia và những đối tượng này được
chia ra thành một hay nhiều loại. Điều cần thiết của chuỗi cung ứng là duy trì tính ổn
định theo thời gian. Những gì thay đổi chính là sự tác động và vai trò của các đối tượng
tham gia trong chuỗi cung ứng nắm giữ.
1.1.4. Những thành phần trong chuỗi cung ứng
Mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng là “tăng lượng đầu vào và giảm đồng thời
hàng tồn kho và chi phí vận hành”. Tùy thuộc vào thị trường đang được phục vụ, doanh
thu hay lượng hàng bán ra có nhiều lý do khác nhau. Trong một vài thị trường, khách
hàng sẽ chi trả cho mức độ phục vụ cao hơn. Ở một số thị trường, khách hàng đơn giản

tìm kiếm các mặt hàng có giá thấp nhất.
Mỗi chuỗi cung ứng dù có quy mô, cấu trúc, và nhu cầu thị trường riêng, nhưng đều
được cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản: sản xuất, tồn kho, địa điểm, vận tải và thông tin. Các
thành phần này là tác nhân thúc đẩy hiệu quả chuỗi cung ứng của công ty.


9

SẢN XUẤT
Sản xuất cái gì? Như
thế nào? Khi nào?

TỒN KHO
Sản xuất bao nhiêu?
Dự trữ bao nhiêu?

THÔNG TIN
Những vấn đề cơ bản
để ra quyết định

VẬN TẢI
Vẩn chuyển sản phẩm
bằng cách nào? Khi
nào?

ĐỊA ĐIỂM
Nơi nào thực hiện tốt
nhất cho hoạt động
gì?
(Nguồn: Supply Chain Council Inc)


Hình 1.4 Năm thành phần chính của chuỗi cung ứng

Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả trước hết đòi hỏi có sự hiểu biết về mỗi thành
phần riêng biệt và cách thức hoạt động của nó. Mỗi thành phần đều có khả năng ảnh
hưởng trực tiếp đến chuỗi cung ứng và tạo ra năng lực riêng nào đó. Bước tiếp theo là
mở rộng sự đánh giá kết quả đạt được do nhiều sự kết hợp khác nhau của các cấu trúc
này. Chúng ta hãy bắt đầu xem xét các tác nhân thúc đẩy này một cách riêng lẻ.
1.1.4.1. Sản xuất
Sản xuất liên quan đến năng lực của chuỗi cung ứng để sản xuất và tồn trữ sản
phẩm. Các phương tiện trong sản xuất như là các nhà xưởng và nhà kho. Vấn đề cơ bản
của nhà quản lý khi ra quyết định sản xuất là: giải quyết cân đối giữa tính đáp ứng và
tính hiệu quả như thế nào? Nếu nhà xưởng và nhà kho được xây dựng với công suất thừa
cao thì khả năng linh động và đáp ứng nhanh khối lượng lớn về nhu cầu sản phẩm. Tuy
nhiên, các nhà xưởng được xây dựng theo một trong hai phương pháp sau để phù hợp
với sản xuất:
Tập trung vào sản xuất: Một nhà máy tập trung vào sản xuất một sản phẩm thì
có thể thực hiện được nhiều hoạt động khác nhau trong sản xuất từ việc chế tạo các bộ


10

phận khác nhau cho đến việc lắp ráp các bộ phận của sản phẩm này.
Tập trung vào chức năng: Chỉ tập trung vào một số hoạt động như sản xuất một
nhóm các bộ phận hay thực hiện việc lắp ráp. Cách thức này có thể được áp dụng để sản
xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Khuynh hướng tiếp cận một sản phẩm thường dẫn đến việc phát triển chuyên sâu
cho một sản phẩm tương ứng với mức chi phí bắt buộc. Cách tiếp cận theo hướng
chức năng tạo ra việc phát triển chuyên môn cho những chức năng đặc biệt của sản
phẩm thay vì phát triển cho một sản phẩm được đưa ra. Các công ty cần quyết định

phương pháp tiếp cận nào và kết hợp những gì từ hai phương pháp này để mang lại
cho chính công ty khả năng, kiến thức cần có để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách
hàng.
Tương tự, đối với các nhà kho cũng được xây nhiều cách tiếp cận khác nhau. Có
3 phương pháp tiếp cận chính sử dụng trong nhà kho:
Đơn vị tồn trữ - SKU (Stock Keeping Unit): Theo phương pháp truyền thống này,
tất cả sản phẩm cùng loại được tồn trữ cùng với nhau. Đây là cách hiệu quả và dễ thực
hiện tồn trữ sản phẩm.
Tồn trữ theo lô: Theo phương pháp này, tất cả các sản phẩm có liên quan đến nhu
cầu của một loại khách hàng nào đó hay liên quan đến một công việc được tồn trữ chung
với nhau. Điều này cho phép lựa chọn và đóng gói có hiệu quả nhưng đòi hỏi nhiều
không gian tồn trữ hơn so với phương pháp tồn trữ truyền thống SKU.
Cross-docking: Phương pháp này của tập đoàn siêu thị Wal-Mart đưa ra nhằm
tăng hiệu quả của chuỗi cung ứng. Theo phương pháp này, sản phẩm không được xếp
vào kho của bộ phận. Thay vì bộ phận đó được sử dụng để dự trữ một sản phẩm thì xe
tải từ nhà cung cấp đến bốc dỡ số lượng lớn nhiều sản phẩm khác nhau. Những lô hàng
lớn này được phân thành những lô hàng nhỏ hơn. Các lô hàng nhỏ hơn có nhiều sản
phẩm khác nhau này được kết hợp lại theo nhu cầu hằng ngày và được bốc lên xe tải
đưa đến khách hàng cuối cùng.
1.1.4.2. Tồn kho
Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm do nhà sản
xuất, nhà phân phối và người bán lẻ tồn trữ dàn trải trong suốt chuỗi cung ứng. Các nhà
quản lý quyết định phải tồn trữ ở đâu nhằm cân đối giữa tính đáp ứng và tính hiệu quả.
Tồn trữ số lượng hàng tồn kho lớn cho phép công ty đáp ứng nhanh chóng những biến


11

động về nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, việc xuất hiện và tồn trữ hàng tồn kho tạo ra
một chi phí đáng kể và để đạt hiệu quả cao thì phí tồn kho nên thấp nhất có thể được.

Có 3 quyết định cơ bản để tạo và lưu trữ hàng tồn kho:
Tồn kho chu kỳ: Đây là khoản tồn kho cần thiết nhằm xác định nhu cầu giữa giai
đoạn mua sản phẩm. Nhiều công ty nhắm đến sản xuất hoặc mua những lô hàng lớn để
đạt được kinh tế nhờ qui mô. Tuy nhiên, với lô hàng lớn cũng làm chi phí tồn trữ tăng
lên. Chi phí tồn trữ xác định trên chi phí lưu trữ, xử lý và bảo hiểm hàng tồn kho. Các
nhà quản lý phải đối mặt với việc giảm chi phí đặt hàng và giá tốt hơn khi mua sản phẩm
theo lô lớn kèm theo chi phí hàng tồn kho cũng sẽ tăng theo chu kỳ.
Tồn kho an toàn: Là lượng hàng tồn kho được lưu trữ nhằm chống lại sự bất trắc.
Nếu dự báo nhu cầu được thực hiện chính xác hoàn toàn thì hàng tồn kho chỉ cần thiết
ở mức tồn kho định kỳ. Mỗi lần dự báo đều có những sai số nên để bù đắp việc không
chắc chắn này ở mức cao hay thấp hơn bằng cách tồn trữ hàng khi nhu cầu đột biến so
với dự báo.
Tồn kho theo mùa: Đây là tồn trữ xây dựng dựa trên cơ sở dự báo. Tồn kho sẽ
tăng theo nhu cầu và nhu cầu này thường xuất hiện vài lần trong năm. Một lựa chọn
khác với tồn trữ theo mùa là hướng đến đầu tư khu vực sản xuất linh hoạt có thể nhanh
chóng thay đổi tỷ lệ sản xuất các sản phẩm khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng.
Trong trường hợp này, vấn đề cần chính là sự đánh đổi giữa chi phí tồn trữ theo mùa và
chi phí để có được khu vực sản xuất linh hoạt.
1.1.4.3. Địa điểm
Địa điểm liên quan đến vị trí, hoạt động được thực hiện ở các bộ phận của chuỗi
cung ứng. Sự lựa chọn ở đây chính là tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả. Các quyết
định sẽ tập trung vào hoạt động ở một số khu vực để đạt được hiệu quả và tính kinh tế
nhờ quy mô. Các quyết định sẽ giảm tập trung vào các hoạt động ở các khu vực gần
khách hàng và nhà cung cấp để hoạt động đáp ứng kịp thời hơn.
Quyết định về địa điểm được xem như là một quyết định chiến lược vì ảnh hưởng
lớn đến tài chính trong kế hoạch dài hạn. Khi quyết định về địa điểm, nhà quản lý cần
xem xét hàng loạt các yếu tố liên quan đến như chi phí phòng ban, lao động, kỹ năng
cần có trong sản xuất, điều kiện cơ sở hạ tầng, thuế…và gần với nhà cung cấp hay người
tiêu dùng.
Quyết định địa điểm có tác động mạnh đến chi phí và đặc tính hoạt động của



12

chuỗi cung ứng. Quyết định địa điểm phản ánh chiến lược cơ bản của một công ty về
việc xây dựng và phân phối sản phẩm đến thị trường. Khi định được địa điểm, số lượng
và kích cỡ…thì chúng ta xác định được số lượng kênh phân phối sản phẩm đến người
tiêu dùng cuối cùng.
1.1.4.4. Vận tải
Vận tải liên quan đến việc di chuyển từ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và
thành phẩm trong chuỗi cung ứng. Việc cân đối giữa tính đáp ứng nhanh và tính hiệu
quả thể hiện qua việc lựa chọn phương thức vận tải. Phương thức vận tải nhanh nhất là
máy bay vì đáp ứng nhanh nhất nhưng cũng tốn chi phí nhiều nhất. Phương thức vận tải
chậm hơn như tàu thủy, xe lửa thì rất có hiệu quả về chi phí nhưng đáp ứng không kịp
thời. Chi phí vận tải có thể bằng 1/3 chi phí vận hành của chuỗi cung ứng nên quyết định
chọn lựa ở đây là rất quan trọng.
Có 6 phương thức vận tải mà công ty có thể lựa chọn:
Tàu thủy: rất có hiệu quả về chi phí nhưng là hình thức vận chuyển chậm nhất.
Nó giới hạn sử dụng các địa điểm phù hợp với tàu thuyền đi lại như sông, biển, kênh
đào…
Xe lửa: cũng rất có hiệu quả về chi phí nhưng chậm. Nó cũng giới hạn sử dụng
giữa những nơi có lưu thông xe lửa.
Xe tải: là hình thức vận chuyển tương đối nhanh và rất linh hoạt. Xe tải hầu như
có thể đến mọi nơi. Chi phí của hình thức này dễ biến động vì chi phí nhiên liệu biến
động và đường xá thay đổi.
Máy bay: là hình thức vận chuyển rất nhanh, đáp ứng rất kịp thời. Đây cũng là
hình thức có chi phí đắt nhất và bị hạn chế bởi công suất vận chuyển.
Đường ống dẫn: rất có hiệu quả nhưng bị giới hạn với những mặt hàng là chất
lỏng hay khí như nước, dầu và khí thiên nhiên.
Vận chuyển điện tử: đây là hình thức vận chuyển nhanh nhất, rất linh hoạt và có

hiệu quả về chi phí. Hình thức này chỉ được sử dụng để vận chuyển loại sản phẩm như
năng lượng điện, dữ liệu và các sản phẩm được tạo từ dữ liệu như hình ảnh, nhạc,
văn bản.
Nhà quản lý cần thiết kế lộ trình và mạng lưới phân phối sản phẩm đến thị trường
với các địa điểm khác nhau và phương thức vận tải khác nhau trong chuỗi cung ứng. Lộ
trình là một đường dẫn mà sản phẩm sẽ di chuyển qua. Mạng lưới phân phối là sự phối


13

hợp của các lộ trình và các phương tiện kết nối các lộ trình đó. Theo nguyên tắc chung,
giá trị của sản phẩm càng cao (như là linh kiện điện tử, dược phẩm…) thì mạng lưới
phân phối càng nhiều sẽ làm nổi bật tính đáp ứng. Giá trị sản phẩm càng thấp (như sản
phẩm có số lượng lớn như nông sản, rác thải…) thì mạng lưới phân phối càng nhiều sẽ
làm nổi bật tính hiệu quả.
1.1.4.5. Thông tin
Thông tin là một vấn đề quan trọng để ra quyết định đối với 4 tác nhân thúc đẩy
của chuỗi cung ứng. Đó là sự kết nối giữa tất cả các hoạt động trong một chuỗi cung
ứng.
Trong chuỗi cung ứng, sự kết nối cần chú ý mạnh mẽ (ví dụ như dữ liệu chính
xác, kịp thời và đầy đủ) thì các công ty trong chuỗi cung ứng sẽ có thể quyết định tốt
đối với các hoạt động của riêng họ. Điều này giúp cho việc cực đại hóa lợi nhuận của
toàn bộ chuỗi cung ứng. Đó là cách mà thị trường chứng khoán hay các thị trường tự
do khác thực hiện và chuỗi cung ứng mang tính năng động giống như đối với thị
trường.
Phối hợp các hoạt động hằng ngày: liên quan đến chức năng của 4 tác nhân thúc
đẩy khác của chuỗi cung ứng: sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận tải. Các công ty trong
chuỗi cung ứng sử dụng các dữ liệu sẵn có về cung - cầu sản phẩm để quyết định lịch
trình sản xuất hàng tuần, mức tồn kho, lộ trình vận chuyển và địa điểm tồn trữ.
Dự báo và lập kế hoạch: để dự báo và đáp ứng các nhu cầu trong tương lai. Thông

tin dự báo được sử dụng để bố trí lịch trình sản xuất hàng tháng, hàng quý, hàng ngày.
Thông tin dự báo cũng được sử dụng cho việc ra quyết định chiến lược có nên lập các
phòng ban mới, thâm nhập thị trường mới, rút lui khỏi thị trường đang tồn tại…
Trong phạm vi của một công ty, cân đối giữa tính kịp thời và tính hiệu quả liên
quan đến việc đo lường lợi ích mà thông tin đem lại cũng như chi phí có được thông tin
đó. Thông tin chính xác giúp dự báo tốt hơn và hoạt động cung ứng hiệu quả. Tuy nhiên,
chi phí xây dựng và thiết lập hệ thống để phân phối thông tin có thể là rất cao.
Trong phạm vi tổng thể chuỗi cung ứng, các công ty quyết định tính kịp thời và
tính hiệu quả chính là quyết định bao nhiêu thông tin chia sẻ cho các công ty khác và
bao nhiêu thông tin được giữ lại cho công ty mình. Các công ty chia sẻ thông tin càng
nhiều về sản phẩm, nhu cầu khách hàng, dự báo thị trường, lịch trình sản xuất…thì mỗi
công ty càng đáp ứng kịp thời hơn. Nhưng việc công khai này lại liên quan đến việc tiếc


×