Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Làm gì khi bị ngộ độc khí gas?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.81 KB, 2 trang )

Hiện nay, vào mùa đông do nhu cầu sử dụng khí gas để đun nước nóng trong sinh hoạt. Hơn nữa, do điều
kiện kinh tế phát triển nhiều hộ gia đình tại nông thôn cũng sử dụng gas, khí biogas thay cho than củi, bếp
đun điện. Tuy nhiên, do bất cẩn và chưa hiểu biết kỹ nên đã có nhiều trường hợp phải vào bệnh viện cấp
cứu vì bị ngộ độc khí gas, thậm chí có trường hợp đã bị tử vong.
Tác hại của khí gas
Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là ôxít cácbon (CO). Với nồng độ thấp lan tỏa trong không khí, nếu ai hít
phải sẽ nhanh chóng bị thâm nhập vào máu. Trong thời gian rất ngắn, nó chiếm đoạt hồng cầu trong cơ
thể người, giữ chặt huyết sắc tố hình thành ôxít cácbon, làm cho hàm lượng ôxy trong cơ thể giảm xuống
gây nên thiếu ôxy ở đại não.
Khi khí gas rò rỉ, ta dễ ngửi thấy mùi nồng nặc đặc trưng của nó. Nếu ngộ độc nhẹ, người bệnh sẽ có triệu
chứng chóng mặt, đau đầu, ù tai, tức ngực và buồn nôn. Ngộ độc nặng, ngoài các triệu chứng như trên
còn có hiện tượng toát mồ hôi, tinh thần hoảng loạn, da tái nhợt, bước đi không vững, thị lực giảm, người
bị ngộ độc lâm vào trạng thái hôn mê, chân tay co giật, da tím ngắt.

Khi khí gas rò rỉ, ta dễ ngửi thấy mùi nồng nặc đặc trưng của nó (Ảnh: Internet)
Trường hợp ngộ độc phải làm gì?
Gặp trường hợp bị ngộ độc khí gas, cần nhanh chóng thực hiện các bước sau đây để cải thiện tình hình và
kịp thời giải cứu người bị ngộ độc:
- Bịt chặt mũi, hít một hơi dài rồi xông vào phòng, nhanh chóng đóng khóa van bình gas lại và mở tất cả
các cửa sổ để cho không khí bên ngoài tràn vào phòng, giảm bớt nồng độ khí gas.
- Chạy nhanh ra ngoài hít thở không khí, sau đó tiếp tục vào phòng khẩn trương đưa người bị ngộ độc
thoát ra ngoài.
- Kiểm tra mạch đập, tình trạng hô hấp của người bị ngộ độc. Nếu thấy nạn nhân không còn mạch đập và
ngừng hô hấp thì phải khẩn trương làm hô hấp nhân tạo để khôi phục lại trạng thái hoạt động của tim


phổi.
- Nếu nạn nhân còn tỉnh cho nằm yên tĩnh nghỉ ngơi, tránh cử động chân tay và bị xúc động để giảm bớt
tiêu hao ôxy và năng lượng không cần thiết. Nếu trời lạnh, chú ý giữ ấm cho người bị nạn.
Sau khi sơ cứu cần nhanh chóng đưa người bị ngộ độc tới cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu hỗ trợ để
được xử lý kịp thời và điều trị đúng.


Lưu ý: Người giải cứu phải làm tốt công tác phòng vệ cho mình, dùng khăn ướt bịt chặt mũi rồi mới vào
phòng. Nghiêm cấm gọi điện thoại, hút thuốc và đóng, mở các công tắc, cầu dao nguồn điện hoặc mọi
hành vi có thể phát sinh tia lửa trong môi trường bị nhiễm khí gas để tránh xảy ra cháy nổ.



×