Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Tiểu luận thị trường tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.06 KB, 29 trang )

Tiểu luận Thị trường tài chính

Nhóm 9 – Thi trường tài chính

GVHD : Trần Thị Mộng Tuyết

1


Mục lục

1 PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÂM LÝ ĐÁM ĐÔNG, CÁC ĐẶC
ĐIỂM TÂM LÝ TRONG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1 Tổng quan về tâm lý “đám đông”
1.1.1 Khái quát chung về tâm lý
Tâm lý con người vô cùng phong phú, đa dạng, bí ẩn và tiềm tàng. Tâm lý bao gốm tất cả
những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc chúng ta. Nó là sự phản ánh chủ quan về
thế giới khách quan. Nó tham gia điều khiển cũng như điều chỉnh hành vi, hành động và
hoạt động con người.
Nói cách khác, tâm lý là nhận thức, trí tuệ, cảm xúc, tình cảm, ý chí đến tính cách, ý thức và
tự ý thức, là năng lực, từ các động cơ hành vi, đến những hứng thú và khả năng sáng tạo,
khả năng lao động đến các tâm thế xã hội và định hướng giá trị v.v... Tất cả những hiện
tượng đó tạo ra bốn lĩnh vực tâm lý cơ bản của con người, đó là: nhận thức, tình cảm, giao
tiếp và nhân cách.
Bản chất của hiện tượng tâm lý:


Tâm lý có bản chất là phản xạ




Tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan



Tâm lý con người có bản chất xã hội lịch sử, phản ánh sự hình thành và phát triển

Các hiện tượng tâm lý rất đa dạng, nhưng chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng
không những không tách rời mà còn tác động, ảnh hưởng, chi phối lẫn nhau.


Chức năng của tâm ly: Tâm lý phản ánh thế giới khách quan giúp con người nhận biết được
thế giới khách quan, phân tích, đánh giá các sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh.Và khi đã
hình thành thì nó tác động trở lại thế giới hiện thực khách quan. Hiện tượng tâm lý liên quan
chặt chẽ với các hiện tượng khác trong đời sống liên quan đến nhứng lĩnh vực như: chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội, ... Cùng với các hiện tượng khác, tâm lý giúp con người có động
lực để hành động, định hướng và điều chỉnh mọi hoạt động của mình làm cho các hoạt động
đó thích nghi với thế giới xung quanh, tiến tới cải tạo thế giới, hoàn thiện thế giới và hoàn
thiện cá nhân mình.

Nhóm 9 – Thị trường tài chính

2


1.1.2 Tâm lý “đám đông”
1.1.2.1 Khái niệm tâm ly đám đông
Tâm lý đám đông là hiện tượng tinh thần chung của nhiều cá nhân, phát sinh do sự tương tác
tâm lý giữa các thành viên trong đám đông hay cộng đồng; hoặc bởi tâm lý nào đó nổi trội,
có sức ảnh hưởng. Tức là ý thức cá nhân biến mất và có sự xoay chuyển tình cảm, suy nghĩ
của các cá nhân về cùng một hướng. (Gustave Le Bon (1841 - 1931)

Hiệu ứng bầy đàn là thuật ngữ dùng để chỉ cách mà một người bị ảnh hưởng bởi những
người xung quanh trong việc đưa ra những lựa chọn, hành vi, xu hướng, cũng như cách thức
ra quyết định.
Theo Gustave Le Bon- nhà tâm ly học xã hội người Pháp: “Tâm lý đám đông (Psychologie
des foules), trong những điều kiện nhất định và chỉ ở đó mà thôi, một tập hợp những con
người sẽ có những đặc tính hoàn toàn khác biệt với những đặc tính của riêng từng con người
trong đó. Cá tính có ý thức bị biến mất, tình cảm và suy nghĩ của mọi cá nhân đều hướng về
một phía. Một tâm hồn chung được hình thành, nó dĩ nhiên có thể biến đổi, nhưng hoàn toàn
là một thể loại xác định, điều này không phải lúc nào cũng đòi hỏi sự có mặt đồng thời của
nhiều thành viên tại một địa điểm duy nhất”.
1.1.2.2 Đặc điểm của đám đông
Đám đông được điều khiển bởi sự vô thức
Phần lớn những hành động hàng ngày của chúng ta là kết quả tác động của những động lực
vô thức nằm ngoài sự hiểu biết của chúng ta.
Quy luật về sự đồng nhất tâm hồn đám đông
Cho dù những thành viên riêng biệt tạo nên đám đông khác nhau kiểu gì, cho dù lối sống,
việc làm, tính cách, học thức của họ giống nhau hoặc khác nhau ra sao, chỉ cần qua sự trở
thành đám đông, tất cả họ sẽ cùng có một kiểu tâm hồn tập thể, điều này làm cho họ cảm
nhận, suy nghĩ, hành động theo kiểu hoàn toàn khác hẳn khi họ chỉ là những cá thể riêng
biệt cảm nhận, suy nghĩ và hành động.
Sự biến đổi tình cảm trong từng cá nhân
Sự xuất hiện những đặc tính riêng biệt của đám đông được quyết định bởi ba nguyên nhân
khác nhau:
Nguyên nhân đầu tiên nằm ở chỗ các thành viên của đám đông chỉ nguyên với cái cảm giác
là số đông đã có một sức mạnh vô địch, cho phép nó hiến mình cho bản năng, điều mà khi
chưa là thành viên của đám đông nó nhất thiết phải kiềm chế.
Nguyên nhân thứ hai là sự lây nhiễm tinh thần, thành viên của đám đông có thể hy sinh
mong muốn cá nhân cho mong muốn của cả tập thể.

Nhóm 9 – Thị trường tài chính


3


Nguyên nhân thứ ba và là nguyên nhân quan trọng nhất, nó làm cho thành viên của đám
đông bộc lộ những cá tính đặc biệt hoàn toàn mâu thuẫn với những cá tính của những người
đó khi họ chưa là thành viên của đám đông.
1.1.2.3 Đặc tính của đám đông
Tính bốc đồng, tính dễ thay đổi, tính dễ bị kích thích của đám đông
Như đã đề cập ở phần trước, hành động của đám đông được điều khiển bởi sự vô thức. Bởi
vì hành động của họ bị điều khiển bởi hệ thần kinh thực vật nhiều hơn là bởi não bộ.
Tính dễ bị tác động và tính nhẹ dạ của đám đông
Để lí giải cho điều này chính là sự định hướng cực nhanh của tâm tư tình cảm theo một
chiều hướng nào đó.
Tính thái quá và tính phiến diện của tình cảm đám đông
“ Đơn giản và thái quả”, đấy là 2 đặc điểm chính của tất cả các tình cảm tốt và xấu được
đám đông thể hiện.
Tính không khoan dung, tính độc đoán và tính bảo thủ của đám đông
Tính độc đoán và không khoan dung đối với đám đông là một tình cảm hết sức rõ ràng, nó
đặc biệt mạnh mẽ khi trở thành điểm chung của các thành viên.
Đạo đức của đám đông
Đám đông thường tuân theo những bản năng thấp, bản năng này dựa trên sự tự bảo vệ lợi
ích của mỗi cá nhân, tuy nhiên cũng có lúc nó tỏ ra có những hành dộng cực kỳ cao thượng.

1.2

Ứng dụng tâm lý học vào tài chính

1.2.1 Lý thuyết tài chính hành vi
Lý thuyết tài chính hành vi là sự phát triển kết hợp tâm lý học vào tài chính. Kể từ khi nhà

tâm lý học người Pháp Gabriel Tarde bắt đầu nghiên cứu về ứng dụng tâm lý học vào khoa
học kinh tế từ những năm 1880, thì phải mất gần 100 năm sau, vào thập kỷ 1980, thì ứng
dụng tâm lý trong tài chính mới có bước phát triển đáng kể (mặc dù trước đó, vào những
năm 1930, 1940, những nghiên cứu của George Kanota cũng đặt nền tảng cho tài chính hành
vi với thuật ngữ quan trọng “kỳ vọng”, nhưng những kết quả của ông khá hạn chế). Với
những tác phẩm nền tảng của Amos Tversky và Daniel Kahneman (1979), Richard H.Thaler
(1985) và đặc biệt là Robert Shiller với quyển sách nổi tiếng “Irrational Exuberance”
(2000), dự báo chính xác sự sụp đổ của thị trường cổ phiếu toàn cầu không lâu sau đó, đã
tạo bước ngoặt lớn cho những nhà nghiên cứu tài chính hành vi liên tục đưa ra các nghiên
cứu mới.

Nhóm 9 – Thị trường tài chính

4


Lý thuyết tài chính hành vi (behavioral finance) với nền tảng cơ bản là “thị trường không
luôn luôn đúng”, đã đặt ra một đối trọng lớn đối với lý thuyết “thị trường hiệu quả”, cơ sở
của các lý thuyết tài chính cơ bản trong suốt bốn, năm thập kỷ gần đây. Lý thuyết thị trường
hiệu quả dựa trên niềm tin rằng luôn tồn tại một cơ chế điều chỉnh thị trường về trạng thái
hiệu quả, đó là cơ chế kinh doanh chênh lệch giá. Một khi tồn tại hiện tượng định giá sai
trên thị trường, nghĩa là giá của các công cụ (cổ phiếu, trái phiếu, sản phẩm phái sinh, v.v...)
trên thị trường tài chính không phản ánh một cách chính xác giá trị hợp lý (dựa trên những
nhân tố cơ bản), thì sẽ tồn tại cơ hội kinh doanh chênh lệch giá, và “những nhà đầu tư hợp
lý” khi tận dụng những cơ hội này (mua tài sản bị định giá thấp, bán tài sản bị định giá quá
cao chẳng hạn), sẽ góp phần điều chỉnh thị trường về trạng thái hợp lý hay cân bằng.
Lý thuyết tài chính hành vi chỉ ra rằng, cơ chế điều chỉnh đó không phải lúc nào cũng có thể
xảy ra, nghĩa là sẽ xuất hiện những trường hợp những nhà đầu tư “hợp lý’ không thể chiến
thắng những nhà đầu tư “bất hợp lý” và khi đó, thị trường sẽ không hiệu quả, hay “sai” (tức
là định giá quá cao hoặc quá thấp giá cổ phiếu hay các loại sản phẩm tài chính khác).

Ứng dụng của tài chính hành vi không chỉ dừng lại trong việc giải thích các hành vi không
hợp lý của nhà đầu tư, mà đi xa hơn, nó có thể điều chỉnh các mô hình định giá (bao gồm
định giá chứng khoán, sản phẩm phái sinh...) Cho đến ứng dụng trong lý thuyết quản trị
Công ty hay cấu trúc vốn trong tài chính doanh nghiệp, lẫn giải thích tính tương tác giữa các
thị trường khác nhau.
(Nguồn: Nghiên cứu ứng dụng tâm lý học vào tài chính- Hồ Quốc Tuấn)
1.2.2 Những nguyên lý cơ bản của tài chính hành vi
Các mô hình được đề xuất bởi lý thuyết tài chính hành vi sẽ có thể đúng nếu trên thị trường
tồn tại một trong ba điều kiện cơ bản sau
1.2.2.1

Hành vi không hợp ly của nhà đầu tư

Các nhà đầu tư sẽ có hành vi không hợp lý khi họ không phân tích và xử lý đúng đắn những
thông tin mà họ có (và thị trường cung cấp), hoặc tiếp nhận những thông tin sai lệch, không
chính thống từ đó dẫn đến những kỳ vọng lệch lạc về tương lai của cổ phiếu mà họ đầu tư
vào. Có một số dạng lệch lạc trong nhận thức tiêu biểu trong thị trường chứng khoán như
sau:
Phụ thuộc vào kinh nghiệm hay thuật toán (Heuristics): Dựa dẫm quá nhiều vào các quy tắc
đôi khi sẽ dẫn đến sai lầm, đặc biệt là khi các điều kiện bên ngoài thay đổI nhanh chóng mà
những thuật toán đó chưa kịp đáp ứng.
Lệch lạc do tình huống điển hình: Xu hướng không quan tâm nhiều đến những nhân tố dài
hạn, mà thường đặt nhiều quan tâm đến những tình huống điển hình ngắn hạn.
Bảo thủ (conservatism): Khi điều kiện thay đổi (thông tin mới về triển vọng nền kinh tế
chẳng hạn), người ta có xu hướng chậm phản ứng với những thay đổi.
Nhóm 9 – Thị trường tài chính

5



Quá tự tin (overconfidence): Có nhiều nghiên cứu tâm lý học trên thị trường tài chính cho
thấy các nhà đầu tư tỏ ra quá tự tin vào những quyết đinh của mình.
Định nghĩa hẹp (narrow framing): Cô lập một khái niệm hay phân tích một vấn đề trong một
khuôn khổ hạn hẹp, tách biệt, và cố gắng đưa ra quyết định tối ưu cho khuôn khổ hạn hẹp
ấy, thay vì cho toàn cục.
Tính toán bất hợp lý (mental accounting): Xu hướng tách riêng các quyết định mà đúng ra
phải được kết hợp lại với nhau vào các tài khoản ảo trong trí tưởng tượng và tối đa hóa lợi
ích từng tài khoản. Và vì thế, đôi khi chúng ta đưa ra các quyết định nhìn tưởng là hợp lý,
mà thật ra là sai lầm.
1.2.2.2

Hành vi không hợp ly mang tính hệ thống

Nếu chỉ một nhà đầu tư đơn lẻ có hành vi không hợp lý, thì ảnh hưởng giao dịch của nhà
đầu tư này lên giá cổ phiếu trên thị trường là không đáng kể (cho dù là một tổ chức đầu tư
lớn thì ảnh hưởng cũng rất hạn chế nếu chỉ đơn độc một mình).
Chỉ khi hành vi không hợp lý là mang tính hệ thống (nghĩa là một nhóm nhiều nhà đầu tư
cùng có một hành vi không hợp lý như nhau) thì khi ấy việc định giá sai sẽ xuất hiện và có
thể bắt đầu kéo dài.
Lý thuyết tài chính hành vi cho rằng tính lệch lạc (bất hợp lý) trong hành vi là khá phổ biến
đối với nhiều nhà đầu tư, và do đó, nó tạo thành một dạng thường gọi là “hiệu ứng bầy đàn”,
khiến cho giá một số cổ phiếu không phản ánh giá trị “thực” (hay “hợp lý”) của chúng.
Như vậy, “hiệu ứng bầy đàn” là không tốt cho thị trường trong trường hợp chúng ta xem
hiệu ứng bầy đàn là tất cả đều hành động theo một mẫu hình hành vi lệch lạc, không hợp lý,
thấy ai làm sao thì làm vậy.
1.2.2.3

Giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường tài chính

Lý thuyết thị trường hiệu quả tin rằng nếu tồn tại định giá sai thì sẽ tồn tại cơ hội để kinh

doanh chênh lệch giá thu lợi nhuận, và chính hành vi kinh doanh chênh lệch giá sẽ điều
chỉnh giá trên thị trường về cân bằng. Nhưng nếu tồn tại định giá sai, mà lại không thể thực
hiện kinh doanh chênh lệch giá để tận dụng các khoản lợi nhuận này thì như thế nào? Và tại
sao lại không thể thực hiện kinh doanh chênh lệch giá khi có định giá sai ?
Một giải thích được chấp nhận rộng rãi trong trường phái tài chính hành vi là có hai dạng
định giá sai: một dạng là thường xuyên xảy ra và có thể kinh doanh chênh lệch giá được,
một dạng là không thường xảy ra, kéo dài và không thể kinh doanh chênh lệch giá được (nói
một cách khác, khó mà xác định được khi nào mức định giá sai đã đạt tới giới hạn trên hay
dưới và điều chỉnh lại).

Nhóm 9 – Thị trường tài chính

6


2 PHẦN 2: THỰC TRẠNG TTCK TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
Bây giờ nhóm xin được lấy khoảng thời gian từ cuối năm 2006 – đầu năm 2009 để xem xét
và phân tích, vì đây là khoảng thời gian rõ ràng, cụ thể nhất đã chứng kiến 2 kịch bản thị
trường trái ngược nhau ( trước và sau cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ ). Qua đó có thể
thấy được những tâm lý và hành vi của nhà đàu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam
nói chung và thị trường tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

2.1

Phân tích tổng quan TTCK TPHCM trong giai đoạn cuối 2006 - đầu
2009

Những nguyên lý của tài chính hành vi đã chỉ ra rằng nếu một nhà đầu tư càng ít hiểu biết
thì họ càng bị cuốn theo ý kiến của đám đông. Việc làm này là con dao hai lưỡi bởi điều này

sẽ khiến họ dễ rơi vào tình trạng lo sợ và hoảng loạn nhất.
Warren Buffett đã từng nói: “ Hãy tham lam khi người khác sợ hãi”
Một triết lý hiển nhiên quen thuộc, đó là vào bất kỳ thời điểm nào, các thị trường tài chính
luôn luôn bị chi phối bởi lòng tham và sự sợ hãi. Những thị trường được xem là mạnh nhất
bởi vì ở thị trường đó có sự tồn tại của cả lòng tham và sự sợ hãi. Nói rõ hơn, bất cứ khi nào
bạn bán cổ phiếu thì người mua nó cũng sẽ nghĩ khác về những triển vọng tương lai của cổ
phiếu đó. Bạn nghĩ nó sẽ giảm, người mua nghĩ nó sẽ lên. Hoặc bạn hoặc người mua sẽ
đúng nhưng chắc chắn chỉ nhờ sự tương tác của những thái độ khác nhau như vậy thì thị
trường mới nhộn nhịp đông kẻ mua- đông đúc người bán. Sự sôi động của TTCK Việt Nam
trong năm 2006-2007, cũng như sự ảm đạm của TTCK 2009 đã phản ánh phần nào triết lý
ấy.
Có quá nhiều lý do được đưa ra để giải thích vì sao lại có sự phát triển quá nóng trên TTCK
Việt Nam vào lúc đó. Đối với nhà đầu tư trong nước, họ đổ lỗi cho nhà đầu tư nước ngoài,
về phía ngược lại, nhà đầu tư nước ngoài đổ lỗi cho sự "điên cuồng” của nhà đầu tư trong
nước. Tuy nhiên quy chung lại phần lớn đồng tình cho rằng nguyên nhân chính là do tâm lý
đầu tư bầy đàn, đầu tư theo phong trào của các nhà đầu tư trong nước- những người thiếu
kiến thức và không có kỳ vọng riêng, do đó việc chơi chứng khoán trong thời gian năm
2007 đã được báo chí ví như một thứ “mốt”, một “phong trào” lan truyền nhanh hơn bất cứ
dịch bệnh nào, trên khắp cả nước.
Không có gì phải chối cãi khi cho rằng hiệu ứng chứng khoán năm 2007 đã thực sự tác động
tới tất cả mọi người. Chứng khoán “nóng” tới mức hệ thống máy chủ của thị trường chứng
khoán bị “treo”, kéo theo sàn chứng khoán của Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM
phải ngừng phiên giao dịch sáng 2/2/2007. Đây là lần thứ hai Trung tâm giao dịch chứng
khoán TP.HCM phải ngừng giao dịch vì các “lỗi kỹ thuật”.

Nhóm 9 – Thị trường tài chính

7



Tuy nhiên, những câu chuyện TTCK thay đổi theo một kịch bản khác hẳn trong giai đoạn
năm 2008 – đầu năm 2009 khi mà chỉ số VN-Index liên tiếp giảm, liên tục tạo nên những
đáy mới trên thị trường.
Thật là khó khăn để dự đoán được tất cả các diễn biến trên TTCK Việt Nam. Mọi lý thuyết,
mọi mô hình của thị trường hiệu quả dường như trở nên vô nghĩa. Mặc dù nhà đầu tư được
cảnh báo chứng khoán đã vượt quá giá trị thật hơn 30% (2007) (Theo VNExpress) nhưng họ
vẫn mua bán, thị trường vẫn không ngừng sôi động. Thậm chí cung không áp ứng đủ cầu.
Hay khi nhìn nhận thị trường ảm đạm (2008-2009) thì họ lại kéo nhau tháo lui mà không
cần xem xét nguyên nhân.
Dễ thấy thị trường chứng khoán Việt Nam không vận hành theo bất cứ một quy luật nào. Lý
thuyết thị trường hiệu quả hoàn toàn thất bại là điều hiển nhiên. Đã đến lúc dùng đến các lý
thuyết cơ bản dựa trên tâm lý con người để giải thích những bất thường trên TTCK.
Bình thường một nhóm các nhà đầu tư cá nhân có thể rất bình tĩnh và sáng suốt, vậy mà
cũng có lúc họ lại bị lấn át bởi những cảm xúc tiêu cực khi các nhà đầu tư khác hành động
theo một hình thức phổ biến nào đó. Hiểu một cách đơn giản nhất thì chính sự sợ hãi bị “bỏ
rơi” hay thất bại khi bạn bè, người thân, hàng xóm của họ, đã đưa đến sức mạnh áp đảo của
đám đông. Cũng giống như nhìn thấy sự kiếm tiền quá dễ dàng trên TTCKVN (cuối 20062007)- cứ mua là thắng- từ những “đại gia” chứng khoán thì lời hàng chục tỷ đồng, thậm chí
bà nội trợ, anh nhân viên phải gom góp, vay mượn vài chục triệu đồng làm vốn nay đã có
bạc trăm triệu, thậm chí bạc tỷ đã thôi thúc người ta lao vào chơi chứng khoán mà không
nhận thức mình đang lao vào một sân chơi mà không phải ai cũng là người thắng cuộc. Một
nhà đầu tư đã phát biểu “Ai bảo TTCK là canh bạc thì kệ họ miễn là việc chơi thắng nhiều
hơn thua thì chưa ai chịu dừng lại”.
Chứng khoán vượt quá giá trị thật, dù biết thế nhưng họ vẫn mua. Họ chấp nhận mua với giá
cao vì tin chắc rằng trên thị trường sẽ còn có người chấp nhận mua lại nó với giá cao hơn
nữa. Họ vẫn kiếm lợi được. Lòng tham của con ngườI là không có giới hạn và điều đó khiến
họ hành động theo lối mòn của bản năng. Còn nhìn thấy cơ hội kiếm lợi, họ còn nhảy vào.
Thậm chí có nhiều người còn mua bán theo cách hoàn toàn bắt chước các nhà đầu tư nước
ngoài. Tuy nhiên điều này cũng chẳng có gì là khó hiểu cả.
Khuynh hướng (bản năng) bầy đàn giải thích tại sao con người lại thích bắt chước người
khác. Khi thị trường lên hoặc xuống, nhà đầu tư sợ rằng người khác sẽ có nhiều thông tin

hơn. Và diều này dẫn đến hệ quả là nhà đầu tư cảm thấy có sự thôi thúc ghê gớm đối với
việc làm theo những gì người khác đang làm. Họ không muốn thua thiệt so với những nhà
đầu tư khác.
Các nhà tâm lý học cũng đã đưa ra nghiên cứu cho thấy hành vi đám đông thường có
khuynh hướng hành động theo một số người chủ chốt có khả năng tiên đoán thị trường.
Trong trường hợp của Thị trường chứng khoán Việt Nam, “sứ mệnh” đó được giao cho nhà
đầu tư nước ngoài. Vì họ “ được xem” dưới cái nhìn của nhà đầu tư trong nước là những
người có kinh nghiệm, họ biết làm gì để đem lại lợi nhiều nhất cho bản thân họ.
Nhóm 9 – Thị trường tài chính

8


Tâm lý đám đông xuất hiện ở hầu hết các thị trường mới nổi thậm chí ngay cả ở các thị
trường phát triển thì vẫn có những giai đoạn tồn tại tâm lý đám đông. Lịch sử kinh tế thế
giới đã chứng kiến nhiều vụ nổ bong bóng và khủng hoảng như khủng hoảng Hoa tulip – Hà
Lan (1634- 1637), bong bóng South Sea -Anh ( 1711-1720), khủng hoảng Bất động sản
Florida- Mỹ (1920- 1922), đại suy thoái thế giới 1929, khủng hoảng 1987, khủng hoảng
Châu Á 1997, khủng hoảng dotcom...
2.1.1 Phân tích thực trạng tâm lý của NĐT trong lĩnh vực Chứng Khoán giai đoạn
cuối 2006 đầu 2009 dựa trên thuyết tâm lý học hành vi tài chính
Thuyết hành vi tài chính cho rằng nếu ba yếu tố: Hành vi không hợp lý của nhà đầu tư, hành
vi không hợp lý mang tính hệ thống, giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá cùng tồn
tại, thì việc định giá sai không những là tồn tại, mà còn là rất đáng kể (lớn hoặc đến mức
nghiêm trọng) và kéo dài, gây bất ổn lớn cho thị trường tài chính.
2.1.1.1 Hành vi không hợp ly của nhà đầu tư
2.1.1.1.1 Tâm lý trông chờ sự may rủi
Dễ dàng đưa ra các quyết định đầu tư dựa vào cảm tính, dựa vào một tin đồn, một lời
khuyên, một lời phát biểu mà không tự mình nghiên cứu để đưa ra các kết luận của chính
mình về việc mua hay bán cổ phiếu nào, giá bao nhiêu, khi nào và tại sao.

Tâm lý đó khiến cho nhà đầu tư không tự nhìn vào chính mình để đánh giá mình cũng như
các quyết định của mình, để tự chịu trách nhiệm. Và rất dễ dẫn đến việc trông chờ vào người
khác, để hỗ trợ, giúp đỡ. Và nếu việc dựa vào người khác đó không đem lại kết quả như
mong muốn thì họ quay ra trách và đổ lỗi.
(Việc khảo sát này và của những phần sau được thực hiện bởi bảng câu hỏi khảo sát trình
bày ở phần phụ lục cuối bài.)
Kết quả khảo sát 100 NĐT tại các sàn giao dịch TP. HCM cho thấy:

Nhóm 9 – Thị trường tài chính

9


Kết quả bảng thống kê trên cho thấy ngành, lĩnh vực kinh doanh cổ phiếu là tiêu chí được
46% NĐT lựa chọn khi tìm hiểu cổ phiếu của một công ty; trong khi đó 44% lựa chọn tiêu
chí tình hình sản xuất hiện tại của công ty.
Sự chênh lệch với các tiêu chí còn lại không nhiều nhưng rõ ràng nếu chỉ ưu tiên cho hai chỉ
số này khi tìm hiểu thông tin về một cổ phiếu nào đó thì thật sự đem lại rủi ro lớn, nó chỉ
giúp NĐT tạm an tâm với những đầu tư tạm thời, ngắn hạn mà không lường trước về lâu về
dài.
Chỉ có 13% NĐT lựa chọn tìm hiểu thông qua đội ngũ quản trị công ty, NĐT thường không
có thói quen đi quá sâu vào tình hình cụ thể của công ty. Đây rõ rang là một nhược điểm lớn
của nhà đầu tư, vì chắc họ không nhận thức được rằng, khi mua cổ phiếu của một công ty thì
cũng đồng nghĩa rằng họ là người góp vốn. Và ưu tiên hàng đầu đó là đồng vốn được sử
dụng hiệu quả. Vậy một đội ngũ không tốt thì những đồng vốn đó có hiệu quả được hay
không?
Chính những tâm lý này khiến cho nhà đầu tư tự mình tước bỏ đi quyền lợi của mình một
điều rất quan trọng-quyền biểu quyết bằng chính kiến và đồng tiền của mình-Biểu quyết về
các cổ phiếu và công ty: Cổ phiếu nào là tốt, là không tốt, công ty nào hoạt động hiệu quả
hay kém hiệu quả, ban lãnh đạo nào là giỏi hay không giỏi và qua đó gửi những thông điệp

cho các công ty tốt làm tốt hơn, các công ty chưa tốt thì cải thiện tình hình và loại đi những
công ty không tốt, không hiệu quả.
2.1.1.1.2 Thiếu tự tin và chánh kiến trong đầu tư
Kết quả khảo sát 100 NĐT tại các sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM cho thấy :

Nhóm 9 – Thị trường tài chính

10


+ Có 22 NĐT sẵn sàn chấp nhận rủi ro trong quá trình đầu tư
+ 40 NĐT thích sự phân tích thông tin đầy đủ, tránh rủi ro và dàn trãi
Đây cũng chính là hai trong những nhóm nguyên tắc đầu tư đòi hỏi ở NĐT biết đầu tư
chứng khoán có kế hoạch. Tuy nhiên từ hai nhóm nhà đầu tư trên, kết hợp chúng với yếu tố
rủi ro (khi giá cổ phiếu đang nắm giữ rớt mạnh) thì kết quả có mâu thuẫn, thể hiện như sau:

Nhóm 9 – Thị trường tài chính

11


Bảng 2
+ Có tới 14 NĐT trong nhóm 22 NĐT sẵn sàn chấp nhận rủi ro khi đầu tư lại quyết định bán
ngay một phần hay toàn bộ cổ phiếu chỉ khi mới nghe thông tin cổ phiếu đang nắm giữ rớt
giá, chiếm gần 63.64%
+ Có 24 NĐT trong nhóm 40 NĐT cho rằng phải phân tích đầy đủ thông tin trong đầu tư để
tránh rủi ro và dàn trãi cũng quyết định bán ngay một phần hay toàn bộ cổ phiếu chỉ khi mới
nghe thông tin cổ phiếu đang nắm giữ rớt giá, chiếm gần 61.54%
Một chứng minh khác thể hiện tại bảng 3 : Có 33 trong tổng 45 NĐT đồng ý đầu tư chứng
khoán là dài hạn và tốn nhiều công sức cũng sẵn sàn bán ngay một phần hay toàn bộ cổ

phiếu khi nghe tin chúng sắp rớt giá mạnh.

Nhóm 9 – Thị trường tài chính

12


Bảng 3

Như vậy nhà đầu tư luôn đề ra cho mình những lý tưởng đầu tư: Phải sẵn sàn chấp nhận rủi
ro, phải phân tích đầy đủ thông tin khi ra quyết định...nhưng lý tưởng đó lại khác xa thực tế
đầu tư của họ, chỉ với thông tin chưa chính thức (giá cổ phiếu đang nắm giữ rớt mạnh) thì
phần lớn đã vội bán cổ phiếu.
Nguyên nhân chính từ thiếu nhận định đầu tư, nhầm lẫn mục đích và tiêu chí đầu tư của
chính cá nhân mình, từ đó thiếu tự tin và chánh kiến trong đầu tư. Làm cho nhà đầu tư có sự
thay đổi đầu tư khi rủi ro diễn ra.
Vấn đề thiếu tự tin thể hiện rõ trong kết quả dưới đây
Nhóm 9 – Thị trường tài chính

13


Bảng 4
50 NĐT trong tổng số 83 NĐT dựa vào đánh giá và nghiên cứu của chính mình để đưa ra
các quyết định trong đầu tư cho rằng đầu tư chứng khoán là khó, như vậy điều này lần nữa
chứng minh cho ta thấy nhà đầu tư Việt Nam không tin tưởng vào năng lực đầu tư của chính
mình.
2.1.1.2 Hành vi không hợp ly mang tính tập thể
2.1.1.2.1. TTCK và giá cổ phiếu bị chi phối chủ yếu bởi tâm ly đám đông, bởi lòng tham
và nỗi sợ hãi là nhận định nhiều người đã đưa ra.

Nhận định đó rất đúng với TTCK TP.HCM trong khoảng thời gian đó.
Rất hiếm ở nơi nào mà rất nhiều phiên hoặc chỉ có người bán, hoặc chỉ có người mua, đã lên
thì lên kịch trần và đã xuống thì xuống cũng kịch sàn, đã lên thì dù có tin xấu cũng bị bỏ
qua, xuống thì dù có tin tốt cũng không thể kéo lại.
TTCK Việt Nam trong năm 2006 có mức tăng trưởng cao nhất khu vực Châu Á- Thái Bình
Dương với 145% , thậm chí đứng trên TTCK Thượng Hải với mức tăng 130%. Và đầu năm
2007 vẫn đang tăng 46% - cao nhất trên thế giới (Theo kết quả công bố của Sở Giao Dịch
Chứng Khoán) Thị trường tăng mãnh liệt đã gây sốc cho không ít nhà đầu tư trong nước và
các chuyên gia chứng khoán kể cả những nhà quản lý thị trường. Kéo theo đó sự lo sợ nguy
cơ hình thành bong bóng trên TTCK.
Phòng thương mại Mỹ tại Việt Nam (AMCHAM) đăng tải trên website của họ bài viết “thị
trường chứng khoán Việt Nam thăng hoa thiếu cơ sở”. Thời báo Tài Chính Anh (Financial
Times) dẫn lời các nhà quản lý tài chính nước ngồi cảnh báo thị trường chứng khốn
TP.HCM đang rơi vào tình trạng quá nóng và vượt quá giá trị thật. Thậm chí tuần báo Wall
Street Joural – tuần báo có uy tín vào hạng bậc nhất trên thế giới cũng có bài bình luận về
Thị trường chứng khoán Việt Nam với tựa "Saigon’Miss”. Đáng chú ý là IMF cũng đã gửi
bản khuyến cáo đến chính phủ Việt Nam về sự bùng nổ của TTCK.

Nhóm 9 – Thị trường tài chính

14


2.1.1.2.1 Hành vi đám đông của NĐT tại thành phố Hồ Chí Minh có khuynh hướng
hành động theo một số người chủ chốt của thị trường
TTCK Việt Nam năm 2008, sứ mệnh đó được giao cho NĐT nước ngoài.
Một ví dụ điển hình: Gần 2 tuần cuối tháng 8/2008, việc thị trường trong nước vẫn giảm dần
và tình hình u ám của thị trường chứng khoán thế giới đã tác động tới tâm lý các NĐT nước
ngoài. Các phiên giao dịch trong thời gian này, lượng mua vào của các NĐT nước ngoài đã
giảm khoảng 30%-50% so với trước đây. Một loạt tin đồn về NĐT nước ngoài đang rút ra

khỏi thị trường Việt Nam đã lan truyền trong giới đầu tư trong nước, gây tâm lý hoang mang
cho không ít NĐT.
Tất cả những điều trên cho thấy TTCK Việt Nam là nơi tâm lý đám đông và cảm xúc ngự trị
rất mạnh mẽ. Chính cái tâm lý và cảm xúc đó đã đưa VN-Index lên tận mây xanh và lại kéo
nó xuống đáy.
2.1.1.3 Giới hạn trong chênh lệch giá giao dịch
Nguyên tắc đầu tiên khi cho một NĐT khi tham gia trên thị trường chứng khoán là phải xác
định rõ ràng mục tiêu đầu tư là gì, tự bản thân phải định nghĩa cho chính mình được như thế
nào là đầu tư chứng khoán, có như vậy mới tạo cho mình chính kiến trong quá trình đầu tư.
Kết quả khảo sát bằng bảng câu hỏi về định nghĩa đầu tư chứng khoán cho thấy

Bảng 5
+ Lựa chọn cao nhất : 45 nhà đầu tư cho rằng đầu tư chứng khoán là một cuộc đầu tư dài
hạn, đòi hỏi nhiều công sức.
+ Lựa chọn thứ 2 : 34 nhà đầu tư cho rằng đầu tư chứng khoán là một phần công việc kinh
doanh, mà nhà đầu tư là chủ công việc kinh doanh đó.

Nhóm 9 – Thị trường tài chính

15


Chúng ta tiếp tục khảo sát hai đối tượng mục tiêu vừa khảo sát bằng cách kết hợp chúng với
yếu tố lợi nhuận và mong muốn khi đầu tư chứng khoán

Bảng 6
+ Có hơn 53.3% trong tổng số 45 người cho rằng đầu tư chứng khoán là một cuộc đầu tư dài
hạn, đòi hỏi nhiều cơng sức mong muốn đầu tư với lợi nhuận an toàn, không quan trọng rủi
ro.
+ Có hơn 41.1 % trong tổng số 34 nhà đầu tư cho rằng đầu tư chứng khoán là một phần

công việc kinh doanh, mà nhà đầu tư là người nắm giữ thế chủ công việc kinh doanh đó, sẵn
sàn đương đầu với sự bất ổn để tìm kiếm lợi nhuận.

Nhóm 9 – Thị trường tài chính

16


Bảng 7
+ Có hơn 48.9% trong tổng số 45 người cho rằng đầu tư chứng khoán là một cuộc đầu tư dài
hạn, đòi hỏi nhiều công sức cho rằng điều quan trọng nhất khi đều tư chứng khoán là lợi
nhuận có được từ chênh lệch giá cổ phiếu.
+ Hơn 61.8 % trong tổng số 34 nhà đầu tư cho rằng đầu tư chứng khoán là một phần công
việc kinh doanh, mà nhà đầu tư là chủ công việc kinh doanh đó cũng đồng ý rằng điều quan
trọng nhất khi đầu tư chứng khoán là lợi nhuận từ chênh lệch giá cổ phiếu
Kết hợp kết quả thu được từ bảng 5,6,7, ta có 2 đồ thị sau:

Nhóm 9 – Thị trường tài chính

17


Có điểm chung giữa hai nhóm lớn nhà đầu tư có định nghĩa rất triết lý về đầu tư chứng
khoán (đầu tư chứng khoán là một phần công việc kinh doanh, mà nhà đầu tư là chủ công
Nhóm 9 – Thị trường tài chính

18


việc kinh doanh đo; và đầu tư chứng khoán là một cuộc đầu tư dài hạn, đòi hỏi phải có nhiều

công sức) là họ đều quan tâm phần chênh lệch giá sau khi giao dịch hơn là cồ tức của cổ
phiếu hay cả lợi tức và chênh lệch.
Ở đây phát sinh một sự không hợp lý và mâu thuẫn ngay giữa tâm lý và hành vi của NĐT.
+ Một nhóm 45% nhà đầu tư khảo sát xác định cho mình mục tiêu của đầu tư chứng khoán
là một cuộc đầu tư dài hạn, đòi hỏi nhiều công sức, họ quan tâm đến lợi nhuận an toàn với
mọi rủi ro, và mục tiêu lợi nhuận là chênh lệch giá sau khi giao dịch.
+ Một nhóm hơn 41.1 % nhà đầu tư khảo sát cho rằng đầu tư chứng khoán là một phần công
việc kinh doanh, mà nhà đầu tư là chủ công việc kinh doanh đó, sẵn sàn đương đầu với sự
bất ổn để tìm kiếm lợi nhuận, và họ cũng quan tâm hơn cả đến chênh lệch gía sau khi giao
dịch.
Đây là dấu hiệu của giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá.
Barberis và Thales (2003) chỉ ra rằng kinh doanh chênh lệch giá không thể xảy ra vì có
những tài sản về lý thuyết là có tính thay thế lẫn nhau hoàn hảo và có thể kinh doanh chênh
lệch giá hai tài sản đó, nhưng thực tế thì không như vậy, do đó tạo ra rủi ro tăng thêm cho
hoạt động kinh doanh chênh lệch giá (vốn được xem là rủi ro thấp đến mức phi rủi ro).
Ngoài ra, chi phí thực hiện các chiến lược hưởng chênh lệch giá và sự tồn tại của các giao
dịch của những nhà đầu tư không hợp lý (gọi là noise trading) cũng ngăn cản điều này.
Chính vì vậy, chúng ta đã từng thấy trong lịch sử nhiều vụ bong bóng giá ở Nhật (thập niên
1980), Đài Loan (1990), cổ phiếu công nghệ truyền thông của Mỹ (1999-2000), rồi thời gian
2006-2007 khi chứng khoán Trung Quốc và Việt Nam cũng bị xem là “quá nóng”. Tuy
nhiên, rõ ràng không hề có những điều chỉnh tức thời như người ta kỳ vọng, mà những vụ
bong bóng này kéo dài nhiều năm (nhất là ở các nước châu Á đang phát triển).
Đầu tư theo sự lên xuống của giá chứng khoán
Nhà đầu tư thường bị động trước tình hình tăng giảm giá cổ phiếu do không có phương pháp
và triết lý đầu tư: Khi thị trường tăng thì chỉ cĩ người mua mà không có người bán - bên bán
trống.
Yếu tố này là nguyên nhân xuất hiện các "bẫy" tăng, giảm điểm trên các sàn giao dịch - một
công cụ được các nhà đầu tư tổ chức, các "đại gia" dùng mỗi khi cần xả hàng chốt lãi hoặc
mua tích lũy. Khi xả hàng chốt lãi, kịch bản của thị trường tăng điểm ở phiên 1, rồi giảm ở
phiên 2 và phiên 3. Khi cần mua tích lũy, kịch bản của thị trường ngược lại, tức là giảm

điểm ở phiên 1, rồi tăng điểm ở phiên 2 và 3.
Khi lên thì tâm lý lạc quan, phấn khởi tràn ngập thị trường, khi xuống thì bi quan, chán nản
thậm chí có tâm lý phó mặc;
Khi lên thì các “tay lướt sóng” thành công được ca tụng, được cho là thức thời, còn những
nhà đầu tư tỏ mối lo ngại về sự đổ vỡ của bong bóng thị trường thì chỉ là để tham khảo cho
vui;

Nhóm 9 – Thị trường tài chính

19


Khi lên thì nhiều người cho rằng mình giỏi, không cần ai giúp và khuyên bảo, khi thị trường
xuống thì bắt đầu kêu gọi chính phủ, Ngân hàng, UBCK cứu giúp và bắt đầu trách ông này
ông kia, ngân hàng, bộ này bộ khác.
Những phân tích tâm lý và hành vi của nhà đầu tư tại các sàn chứng khoán HCM trên đây ta
thấy: Rõ ràng nó có sự kết hợp của hành vi không hợp lý, hành vi tập thể không phù hợp và
tính giới hạn trong kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường chứng khoán HCM. Theo lý
thuyết của tâm lý học hành vi tài chính khi ba yếu tố này cùng tồn tại thì thị trường chứng
khĩan chắc chắn bị ảnh hưởng khơng nhỏ của tâm lý đám đông, của sự bất ổn, rủi ro, tạo nên
sự không bền vững.
Thực tế qua hai giai đoạn nổi bật (thị trường bong bóng năm 2007, và thị trường chạm đáy
cuối qúy II -2008 cho đến nay), trên thị trường chứng khoán TP.HCM cho thấy sự phát triển
và vận hành đầy rủi ro, không theo quy luật, không có định hướng, mục tiêu của chứng
khoán TP.HCM. Nó tạo ra thiệt hại lớn cho những NĐT nhỏ lẻ, thiếu thông tin và kiến thức
- nguyên nhân của sự thụ động trước luồn đầu tư nước ngồi, cũng như cơ hội cho đầu cơ
chứng khoán trong nước.

3 PHẦN 3: MỘT SỐ TƯ LIỆU THỰC TẾ MỞ RỘNG VỀ TÂM
LÝ BẦY ĐÀN

3.1 “BÀI HỌC LỊCH SỬ VỀ TÂM LÝ BẦY ĐÀN”




Nhìn lại cuộc Đại khủng hoảng 1929, có thể thấy một mô típ quen thuộc: thị trường phát
triển khiến người đầu tư yên tâm kiếm lãi. Một người, 10 người, 100 người... đua nhau
vay vốn để đầu cơ vào thị trường đó. Kết quả là giá trị giao dịch bị đẩy vượt quá giá trị
thực. Khi thị trường biến động, 1 người, 10 người, 100 người... ồ ạt rút vốn khiến thị
trường sụp đổ. Sự phình lên hay xẹp xuống của quả bóng đều bắt nguồn từ “tâm lý bầy
đàn” của những người đầu cơ.
• Vào những năm 1920, nền kinh tế Mỹ vận hành với chủ trương trở thành nhà băng và
công xưởng của toàn thế giới. Điều này tạo nên trạng thái cán cân thương mại rất có lợi
cho Mỹ và thị trường chứng khoán Mỹ phát triển chưa từng có. Hoạt động đầu cơ với
quy mô lớn hình thành vào những năm 1920. Chỉ trong năm 1929, đã có một lượng cổ
phần kỷ lục là 1.124.800.410 được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán New York.
Từ đầu năm 1928 đến cuối năm 1929, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng từ 191 điểm
lên 38.139 điểm. Không một nhà đầu tư nào có thể bỏ qua mức lợi nhuận như vậy.
• Lấy ví dụ về công ty RCA, có cổ phiếu tăng từ 85 lên 420 chỉ trong năm 1928. Trước đà
ổn định của giá cổ phiếu, người ta bắt đầu vay tiền ngân hàng đầu tư chứng khoán.
Chẳng hạn một người chỉ có 10 USD, có thể vay thêm 75 USD mua cổ phiếu của RCA.
Nếu anh ta bán cổ phiếu khi giá là 420 USD ở thời điểm một năm sau, anh ta đã biến từ
10 USD đầu tư ban đầu thành 341,25 USD (sau khi đã trừ 75 USD vay vốn và 5% lãi
suất). Tức là mức lợi suất lên đến 3.400%. Lợi nhuận khổng lồ này càng đẩy các nhà đầu
tư lao vào “cơn điên” cổ phiếu. Cho đến tháng 9.1929, tổng lượng vốn cho vay đang lưu
hành là 8,5 tỷ USD. Lãi suất cho các khoản vay này cũng tăng nhanh không kém, đạt
mức 20% vào năm 1929.
Cơn bùng nổ đầu cơ này hoàn toàn chỉ dựa trên những niềm tin vô căn cứ về giá cổ phiếu.
Thứ hai, ngày 21.10.1929, giá cổ phiếu bắt đầu giảm mạnh. Các nhà đầu tư vô cùng hoang


Nhóm 9 – Thị trường tài chính

20








mang, sợ hãi, bán tống bán tháo cổ phiếu. Điều này làm cho sự sụp đổ diễn ra nhanh hơn.
Ngày thứ Năm đen tối, 24.10.1929, mọi thứ đều vỡ tan. Sự vỡ vụn của thị trường cũng chỉ
dựa trên tâm lý hoang mang, sợ hãi vô căn cứ về giá cổ phiếu.
Các nguyên lý của tâm lý hành vi tài chính cho thấy, nhà đầu tư càng ít hiểu biết thì họ càng
dễ bị cuốn theo ý kiến đám đông (hiệu ứng bầy đàn). Hành vi này là con dao hai lưỡi bởi
chính những nhà đầu tư thiếu hiểu biết là những người dễ rơi vào tình trạng lo sợ, hoảng
loạn nhất. Việc tham gia hay tháo chạy khỏi thị trường của một người không ảnh hưởng quá
lớn tới thông tin hay chất lượng thị trường, nhưng việc cả đàn chạy theo một con bò chạy
nhanh nhất sẽ “dẫm đạp” và làm vỡ vụn thị trường.
Cuộc đại khủng hoảng 1929 bắt đầu từ Mỹ nhưng tác động của nó ảnh hưởng trên toàn thế
giới. Những hoạt động kinh tế bắt đầu suy giảm từ mùa hè năm 1929 và đến năm 1933,
GDP của Mỹ giảm hơn 25%, xóa đi mọi thành quả kinh tế đạt được của 1/4 thế kỷ trước đó.
Sản lượng công nghiệp bị tác động mạnh nhất, giảm đến 50%. Mức thất nghiệp vào khoảng
25% vào năm 1933 và duy trì trên 14% vào những năm 1940. Tuy nhiên những con số này
được cho là vẫn chưa phản ảnh hết sự thật. Hệ thống ngân hàng cũng chứng kiến những con
số “hoảng loạn” khi người gửi tiền đua nhau đi rút. Nhiều nhà băng không chịu được sức ép
này, một số khác buộc phải sáp nhập, số lượng ngân hàng tại Mỹ giảm 35% trong giai đoạn
1929 đến 1933.
Cuộc khủng hoảng - sụp đổ cả thị trường, kéo theo 12 năm khủng hoảng trên phạm vi toàn

thế giới, được đánh giá là “tai họa tài chính” lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Bản thân sự
sụp đổ của thị trường chứng khoán, dù có quy mô lớn, vẫn rất nhỏ so với hậu quả kế tiếp của
một thị trường được mô tả như một “nghĩa địa” và sự hủy hoại của cuộc khủng hoảng đối
với kinh tế toàn cầu.
Tú Khôi
Nguồn: />1306/Default .aspx

3.2 “ SỰ SỤP ĐỔ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN- HIỆU ỨNG BẦY ĐÀN”
L.T.S: “Chơi chứng khoán” đang là vấn đề rất nóng trong đời sống kinh tế nước ta.
Nhiều chuyên gia tài chính đã cảnh báo về “hiệu ứng bầy đàn”. Có lẽ không có nơi nào
minh họa rõ hơn hiện tượng này bằng thị trường chứng khoán Mỹ.
“Hiệu ứng bầy đàn”, trong thuật ngữ kinh tế, thường dẫn đến sự phát triển bong bóng và
sự sụp đổ kéo theo là điều tất yếu.
• Sự kiện 1929
Hiện tượng sụp đổ thị trường chứng khoán (TTCK) là sự xuống giá đột biến cực nhanh
trong tất cả cổ phiếu, bởi nhiều tác nhân kinh tế nhưng chủ yếu là kết quả của tình trạng
phát triển bong bóng trong TTCK, tức ở một thời điểm nhất định, có quá nhiều người mua
cổ phiếu theo tâm lý bầy đàn. Họ ào ạt mua chẳng cần một tính toán cụ thể nào trong
phương án đầu tư mà đơn giản vì thấy nhiều người cùng đổ xô mua.
Nhắc đến lịch sử sụp đổ TTCK, người ta thường đề cập vụ 1929, sựkiện trở thành một trong
những nguyên nhân dẫn đến cơn đại suy thoái toàn cầu vào thập niên 30. Ở thời điểm xảy ra
sự kiện, kinh tế Mỹ đang phát triển hưng khởi. New York City trở thành thủ đô tàichính và
công nghiệp, trong khi TTCK New York (NYSE) là TTCK lớn nhất thế giới. Xã hội Mỹ nói

Nhóm 9 – Thị trường tài chính

21


chung cũng phát triển ổn định với đối tượng trẻ bắt đầu khai sinh nền kinh tế tiêu dùng.

Nhiều người có tâm lý ăn chơi xả láng hoặc làm ăn bạo tay sau giai đoạn Thế chiến thứ
nhất. Đó cũng là thời hoàng kim của phát kiến kỹ thuật với máy phát thanh, xe hơi, hàng
không, điện thoại, mạng cung cấp điện...
Chẳng có gì khó hiểu khi cổ phiếu của những công ty chẳng hạn Radio Corporation of
America (RCA) hoặc General Motors tăng vùn vụt, tương tự cổ phiếu các công ty trong
công nghiệp cao su, dầu, khí đốt, rượu... Đó là nền tảng cho cuộc đầu tư lũ lượt bất thường
vào trò chơi chứng khoán. Thế là người ta vét sạch những đồng xu lẻ còn sót lại để đổ vào
TTCK. Ai không có tiền thì vay hoặc cầm cố nhà cửa. Sức nóng TTCK bắt đầu chuyển sang
cơn sốt hầm hập. Ngày 24-8-1921, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (Dow Jones
Industrials Average – DJIA; quen được gọi là “chỉ số Dow Jones”) ở mức 63,9 điểm.
Đến ngày 3-9-1929, DJIA tăng hơn 6 lần, đạt 381,2 điểm (DJIA không bao giờ đạt được
mức điểm tương tự cho đến 25 năm sau!). Nhiệt độ quá nóng khiến NYSE “bốc cháy”. Hơn
một tháng sau, ngày 24-10- 1929 (ngày thứ năm đen tối) trở thành ngày đầu tiên của cơn lốc
bán tống bán tháo cổ phiếu cũng như tình trạng giá cổ phiếu giảm không phanh (chỉ trong
ngày 24-10, số cổ phiếu giao dịch là 12,9 triệu!), dẫn đến ngày thứ hai đen tối (28-10) rồi
ngày thứ ba đen tối (29-10).
Vào ngày 28-10, DJIA giảm 38 điểm, còn 260 (giảm 12,8%). Hệt như lúc mua vơ mua vét,
hiệu ứng bầy đàn cũng xảy ra khi người ta ào ạt bán tống bán tháo cổ phiếu. Không khí kinh
hoàng đến mức nhiều đường dây điện thoại bị nghẽn và hệ thống điện tín không hoạt động
được! Tình trạng thiếu hụt thông tin càng khiến tâm lý hoảng sợ lan nhanh.
Những kỹ thuật hiện đại đưa nước Mỹ vào kỷ nguyên hiện đại hóa từng giúp tạo ra hiện
tượng đầu tư cổ phiếu cũng như được tôn vinh hết lời từ giới đầu tư chứng khoán bây giờ trở
thành hiện thân của cuộc khủng hoảng. Ngày 29-10 mới thật sự là ngày đỉnh điểm hỗn loạn.
Giá cổ phiếu gần như rơi tự do. Cổ phiếu RCA giảm từ 40,25 USD xuống còn 26 USD chỉ
trong hai giờ giao dịch (so với 75 USD ở giai đoạn đỉnh điểm). Giá cổ phiếu Goldman Sachs
Trading Corporation mở ở mức 60 USD và đóngở mức 35 USD. Cổ phiếu First National
Bank (New York) giảm từ 5.200 USD còn 1.600 USD.
Tình hình càng hỗn loạn khi người ta hoảng hốt và hoang mang với vô số “tin đồn xấu” –
hệt như lúc họ nghe quá nhiều “tin đồn tốt” và chen nhau mua cổ phiếu trước đó. Trong hai
ngày, chỉ số DJIA giảm 23%. Ngày 29-10, chỉ số DJIA mất 12% với 16,4 triệu cổ phiếu

được giao dịch. Chỉ trong ngày kinh khủng này, NYSE mất trắng 14 tỉ USD giá trị, nâng
tổng thiệt hại lên 30 tỉ USD – gấp 10 lần ngân sách hàng năm của Chính phủ liên bang và tất
nhiên nhiều hơn tổng ngân sách mà Mỹ dùng trong Thế chiến thứ nhất! Trước khi bão tan,
DJIA mất gần 90% giá trị!
Sự sụp đổ NYSE trong sự kiện ngày thứ ba đen tối (29-10-1929) đã dẫn đến bi kịch kinh
khủng đối với nền kinh tế Mỹ và trở thành một trong những nguyên nhân kích phát cuộc đại
suy thoái toàn cầu, bắt đầu từ Mỹ. Từ 1929-1933, GNP Mỹ giảm gần 33%. Cư dân nhiều
thành phố Mỹ rơi vào tình trạng thảng thốt và tuyệt vọng. Các công trình xây dựng bị hoãn
hoặc đình trệ khiến nhiều nhà thầu xây dựng khóc dở mếu dở. Công nghiệp thép cũng ảnh

Nhóm 9 – Thị trường tài chính

22


hưởng theo và công nghiệp xe hơi tại Detroit gần như tê liệt. Tình trạng nợ nần chồng chất
xảy ra ở nhiều hộ dân, đặc biệt đối với các gia đình vốn chẳng giàu có gì lại vay mượn hoặc
cầm cố tài sản để chơi cổ phiếu; trong khi thu nhập giảm 20-50%.
Sau vụ 1929 và trong 10 tháng đầu năm 1930, 744 ngân hàng Mỹ bị đóng cửa (tổng cộng,
9.000 ngân hàng bị phá sản trong thập niên 30). Những người gửi tiết kiệm ngân hàng mất
sạch 140 tỉ USD từ tình trạng ngân hàng phá sản! Tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ tăng từ 14,3%
năm 1937 lên 19% năm 1938... Không riêng gì Mỹ, ảnh hưởng của cơn đại suy thoái cũng
lan rộng toàn cầu, đặc biệt tại châu Âu, nơi có nhiều đồng minh Mỹ trong Thế chiến thứ
nhất và sau đó trở thành đối tác Mỹ trong các thương vụ đầu tư. Năm 1932, tỉ lệ thất nghiệp
tại Anh lên 25%! Tại Đức, hơn 5,5 triệu người bị mất việc...


Một số vụ sụp đổ khác

Sự kiện sụp đổ TTCK nổi bật tiếp theo là vụ năm 1987. Một lần nữa, thập niên 80 cũng có

nhiều dự báo lạc quan. Từ tháng 8-1982 đến đỉnh điểm vào tháng 8-1987, DJIA tăng từ 776
lên 2.722 điểm. Chỉ số đối với 19 thị trường lớn nhất thế giới tăng trung bình 296% trong
cùng thời gian. Số cổ phiếu giao dịch tại NYSE tăng từ 65 triệu lên 181 triệu. Thế rồi đột
nhiên khủng hoảng xảy ra vào ngày 19-10-1987, khi NYSE bỗng sốt một cách bất thường
nhưng không phải sốt mua mà là sốt bán. Trước đó, chỉ số DJIA giảm 3,81% và tiếp tục
giảm 4,6% vào ngày 15-10.
Vào ngày thứ hai đen tối 19-10, DJIA giảm 508 điểm, mất 22,6% giá trị chỉ trong một ngày.
Chỉ số S&P 500 giảm 20,4%; chỉ số NASDAQ Composite giảm 11,3%. Do tính kết nối với
thị trường tài chính toàn cầu, cơn sốt NYSE nhanh chóng lan khắp thế giới. Chỉ số FTSE
100 (100 công ty có vốn mạnh nhất niêm yết tại TTCK Luân Đôn) mất 10,8% trong ngày
19-10 và thêm 12,2% trong ngày hôm sau. Trong suốt tháng 10-1987, tất cả TTCK lớn thế
giới đều bị ảnh hưởng – nhẹ nhất là Úc với tỉ lệ giảm 11,4% và nặng nhất là Hong Kong với
45,8%.
Trong 23 quốc gia công nghiệp, chỉ số TTCK của 19 nước mất hơn 20% giá trị. Phải mất hai
năm, chỉ số DJIA mới hồi phục hoàn toàn... Nguyên nhân nào khiến xảy ra sự kiện 1987
(làm nửa ngàn tỉ USD bốc hơi trong nháy mắt)? Ngoài sự cố phần mềm máy tính, nguyên
nhân nữa dẫn đến vụ sụp đổ TTCK toàn cầu lại vẫn là tâm lý bầy đàn và từ một số thủ đoạn
nâng giá cổ phiếu vượt mức giá trị thực, khiến người ta hồ hởi vét cạn túi đầu tư cổ phiếu và
sau đó trắng tay...
Ngoài hai vụ trên, sự kiện 2000 cũng được ghi nhận như thời điểm u ám cho giới đầu tư
chứng khoán thế giới. Lại như mọi lần, tâm lý hớn hở cũng phát sinh trước những thông tin
liên quan phát triển kinh tế. Từ năm 1992-2000, thị trường và nền kinh tế thế giới nói chung
phát triển tốt. Ngày 1-9-2000, NASDAQ được giao dịch ở 4.234,33 điểm. Thế rồi từ tháng 9
đến ngày 2-1-2001, NASDAQ giảm 45,9%. Tháng 10-2002, NASDAQ giảm còn 1.108,49
điểm – giảm 78,4% từ cột mốc kỷ lục 5.132,52 điểm (đạt được vào tháng 3-2000).
Nguyên nhân của tình trạng “cháy” NASDAQ cũng như NYSE là do nạn tham nhũng từ các
tập đoàn khổng lồ. Nhiều công ty, Enron chẳng hạn, đã bốc phét thu nhập (trong khi che

Nhóm 9 – Thị trường tài chính


23


giấu nợ nần) để kích hoạt giá cổ phiếu. Nguyên nhân nữa – rất quen thuộc – là sự lượng sai
giá trị cổ phiếu. Sau sự kiện 2000, TTCK Mỹ mất 8 ngàn tỉ USD (giá trị cổ phiếu)... Đến
nay, có vô số học thuyết cũng như nghiên cứu qui mô nhằm dự báo tình trạng sụp đổ TTCK
(chẳng hạn quyển Why Stock Markets Crash: Critical Events in Complex Financial Systems
của Didier Sornette, nhà vật lý Đại học California-Los Angeles; dựa chủ yếu vào toán kinh
tế) nhưng dường như tất cả chỉ là tài liệu mang tính tham khảo hơn là thực tiễn.
Ở bối cảnh kết nối toàn cầu như hiện nay, hành xử của một thị trường hoặc khu vực có thể
biến thành cuộc khủng hoảng tài chính diện rộng, chẳng hạn sự kiện ngày 27-2-2007, khi sự
rúng động TTCK Trung Quốc trở thành một trong những nguyên nhân chính khiến TTCK
toàn cầu bị ảnh hưởng. Quan trọng hơn, đầu tư (hoặc đầu cơ) chứng khoán luôn là thể hiện
của tâm lý bầy đàn (điều này từng được chứng minh trong môn kinh tế học hành vi, thí dụ
nghiên cứu của Daniel Kahneman, người từng đoạt Nobel Kinh tế 2002) mà tâm lý là hiện
tượng chẳng bao giờ có thể dễ dàng để được dự báo.
Mạnh Kim
Nguồn: />
4 PHẦN 4: PHỤ LỤC
Nội dung của bảng câu hỏi khảo sát
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
Xin chào quy anh ( chị), Tôi là sinh viên trường ĐH Kinh Tế TP.HCM chuyên ngành
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Bảng khảo sát dưới đây với mục đích tìm hiểu về thực trạng đầu tư chứng khoán trên các
sàn giao dịch tại TP.HCM. Hy vọng nhận được sự quan tâm từ quy Anh/Chị, để tôi có
thể hoàn tất chuyên đề tiểu luận của mình khả quan nhất.
Thành thật cám ơn sự giúp đỡ của quy Anh/Chị!
THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên :
Địa chỉ hiện tại :

Điện thoại liên lạc :
Email:
PHẦN KHẢO SÁT
1) Anh/ chị biết đến Chứng Khoán qua nguồn thong tin nào? ( Nhiều lựa chọn)
Nhóm 9 – Thị trường tài chính

24


a)
b)
c)
d)
e)
f)

Bạn bè, người than giới thiệu
Từ các hội nghị hoặc các buổi toạ đàm với nhà đầu tư
Môi giới và chuyên gia chứng khoán
Báo chí
Internet
Khác: …………..

2)
a)
b)
c)
d)
e)


Theo Anh/Chị đầu tư vào chứng khoán là ( một lựa chọn)
Một cuộc đầu tư dài hạn, đòi hỏi nhiều công sức
Ngắn hạn, yếu tố may rủi rất quan trọng
Là một phần công việc kinh doanh mà nhà đầu tư là chủ động với việc kinh doanh đó
Một cuộc chơi mà yếu tố may rủi rất quan trọng
Khác: …………..

3)
a)
b)
c)

Khi bỏ vốn đầu tư Anh/Chị mong muốn
Luôn luôn đầu tư với lợi nhuận an toàn, không quan trọng rủi ro
Luôn luôn đương dầu với sự bất ổn và kiếm lợi nhuận từ đó
Rủi ro thấp, lợi nhuận vừa phải.

4)
a)
b)
c)
d)
e)
f)
g)

Anh/Chị dựa trên tiêu chí nào để tìm hiểu cổ phiếu của một công ty ( Nhiều lựa chọn)
Ngành, lĩnh vực kinh doanh của cổ phiếu
Lịch sử giá cổ phiếu, khối lượng giao dịch
Báo cáo tài chính, tình hình SX kinh doanh của công ty phát hành từ 3-5 năm

Tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại của công ty
Đội ngũ quản trị của công ty
Các chỉ số tài chính ( EPS, P/E…) có liên quan đến cổ phiếu của công ty
Các phân tích cơ bản, kỹ thuật từ giới phân tích

5)
a)
b)
c)

Anh/Chị ra quyết định đầu tư như thế nào? ( Nhiều lựa chọn)
Tham khảo ý kiến các chuyên gia phân tích, nhà môi giới.
Dựa vào nghiên cứu và đánh giá của chính mình
Nhờ bạn bè tư vấn và quyết định

6)
a)
b)
c)
d)
e)

Phát biểu nào sau đầy phù hợp với nhu cầu đầu tư của Anh/Chị ( một lựa chọn)
Sẵn sang chấp nhận rủi ro
An toàn vốn đầu tư
Dàn trải và đa dạng hoá danh mục đầu tư
Thích sự quen thuộc
Đầu tư theo nguyên tắc phân tích đầy đủ, tránh rủi ro và dàn trải

7)

a)
b)
c)

Anh/Chị cảm thấy việc ra quyết định và thực hiện các quyết định mua bán CK là:
Khó
Dễ
Không có ý kiến

8)
a)
b)
c)
d)

Anh/Chị quan tâm điều gì nhất khi mua cổ phiếu của một công ty
Lợi tức hàng năm công ty mang lại
Phần chênh lệch giá sau khi giao dịch
Cả lợi tức và chênh lệch giá
Khác: ………….

Nhóm 9 – Thị trường tài chính

25


×