Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

TIỂU LUẬN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH -QUỸ ĐẦU TƯ DẠNG ĐÓNG VÀ QUỸ ĐẦU TƯ DẠNG MỞ Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.87 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
Đề tài:
QUỸ ĐẦU TƯ DẠNG ĐÓNG
VÀ QUỸ ĐẦU TƯ DẠNG MỞ Ở VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn: Th.s. Vũ Thị Anh Thư
Lớp: BA024_2_131_D003
Nhóm đề tài 5
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 9 năm 2013
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN































NHẬN XÉT CỦA CÁC NHÓM

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ NHÓM
STT Họ và tên MSSV Nhiệm Vụ
1 Lê Thị Thùy Dung 030127110191 Tìm tài liệu, trình bày
tình hình hoạt động
của quỹ đầu tư 2002-
2008
2 Nguyễn Đức Hà 030127110337 Tìm tài liệu, trình bày
xu hướng quỹ đầu tư
3 Lã Thị Thúy Hằng 030127110397 Tìm tài liệu, trình bày
tình hình hoạt động
của quỹ đầu tư 2002-
2008
4 Lê Thị Mai Hiên 030127110431 Tìm tài liệu, trình bày
tình hình hoạt động
của quỹ đầu tư năm

2002-2008. Lập dàn ý
5 Huỳnh Huy Hoành 030127110520 Tìm tài liệu, trình bày
xu hướng quỹ đầu tư
6 Nguyễn Bảo Ngân 030127110981 Tìm tài liệu, trình bày
tình hình hoạt động
của quỹ đầu tư năm
2008 đến nay
7 Tăng Anh Phương 030127111250 Tìm tài liệu, trình bày
xu hướng quỹ đầu tư.
Tổng hợp bài hoàn
chỉnh
8 Mã Thị Thùy Vân 030127111971 Tìm tài liệu, trình bày
tình hình hoạt động
của quỹ đầu tư năm
2008 đến nay. Tổng
hợp bài hoàn chỉnh
9 Nguyễn Thị Thùy Vân 030127111975 Tìm tài liệu, trình bày
tình hình hoạt động
của quỹ đầu tư năm
2008 đến nay
10 Nguyễn Việt Duy 030426100022 Tìm tài liệu, trình bày
quỹ đầu tư đóng và
quỹ đầu tư mở
11 Nguyễn Trúc Ly 030426100059 Tìm tài liệu, trình bày
quỹ đầu tư đóng và
quỹ đầu tư mở
12 Võ Ngọc Thảo Nguyên 030426100070 Tìm tài liệu, trình bày
quỹ đầu tư đóng và
quỹ đầu tư mở
MỤC LỤC

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh, điều cần thiết nhất là phải có nhiều vốn đầu
tư. Tập trung mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân là một biện pháp quan trọng để tạo
ra nguồn lực tài chính dành cho việc đầu tư trong nước. Đẻ làm “cầu nối” giữa bên cầu
vốn và bên có vốn nhàn rỗi thì đã có nhiều loại hình tài chính trung gian ra đời. Một
trong những định chế tài chính trung gian có ảnh hưởng nhiều tới các hoạt động đầu tư
trong nền kinh tế, đó là lọai hình quỹ đầu tư hay còn gọi là Công ty đầu tư (investment
companies). Quỹ đầu tư là một doanh nghiệp đặc biệt, nó không dùng vốn của mình để
mua máy móc, thiết bị và các yếu tố sản xuất khác mà dùng để đầu tư dài hạn thông qua
vốn góp liên doanh, mua cổ phần hoặc các loại chứng khoán khác nhằm mực đích thu lợi.
Vốn chủ yếu của các quỹ đầu tư hầu hết là từ việc huy động các nguồn vốn nhỏ lẻ dư
thừa trong nền kinh tế, đặc biệt là từ các cá nhân, hộ gia đình (chiếm tỷ trọng khá cao
trong nguồn vốn dư thừa của nền kinh tế). Ở các nước phát triển thì phạm vi đầu tư của
các quỹ này rộng và rất chuyên nghiệp, có sức ảnh hưởng lớn trong nền kinh tế. Nhưng ở
các nước đang phát triển thì quỹ đầu tư nghe còn khá xa lạ và chưa phát huy được tính
hiệu quả của nó. Đặc biệt là ở Việt Nam. Quỹ đầu tư chỉ mới được biết đến trong mấy
năm gần đây nhưng lại hoạt động chưa thật sự hiệu quả và chưa lấy được lòng tin của
người dân.
Đây là lý do chúng em chọn đề tài “quỹ đầu tư dạng đóng và quỹ đầu tư dạng
mở ở Việt Nam”.
2. Mục đích của đề tài
Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về quỹ đầu tư, đặc biệt là quỹ đầu tư dạng mở
và dạng đóng.
- Phân tích và làm rõ một số nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về việc thành lập,
hoạt động của các quỹ đầu tư,quỹ đầu tư dạng mở, quỹ đâu tư dạng đóng, từ đó tìm ra
những hạn chế của các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này.
- Trên cơ sở tham khảo pháp luật một số nước trên thế giới điều chỉnh về quỹ đầu tư
để đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động nhằm
phát huy tính hiệu quả của các quỹ đầu tư trong nền kinh tế.

3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, theo tư tưởng
quan điểm của Đảng và Nhà nước về phương hướng xây dựng và phát triển thị trường
chứng khoán ở Việt Nam, đồng thời sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng
hợp…
4. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về quỹ đầu tư.
- So sánh đối chiếu các quy định về công ty đầu tư (quỹ đầu tư) trong Luật Chứng
khoán và các quy định về công ty cổ phần trong Luật Doanh nghiệp.
6
- Tham khảo kinh nghiệm các nước trong việc điều chỉnh công ty đầu tư (quỹ đầu
tư).
II. QUỸ ĐẦU TƯ ĐÓNG VÀ QUỸ ĐẦU TƯ MỞ
1. Giới thiệu chung về quỹ đầu tư
1.1. Khái niệm
Qũy đầu tư là một tổ chức đầu tư chuyên nghiệp do các nhà đầu tư cùng góp vốn.
Từ những khoản tiền tiết kiệm, nhàn rỗi phân tán trong dân chúng được tập trung
lại thành các nguồn vốn lớn cho các nhà chuyên nghiệp sử dụng trong lĩnh vực đầu tư
kiếm lời và phần chia cổ tức cho các cổ đông góp vốn. Các khoản tiền tiết kiệm này thay
vì được các nhà đầu tư đưa cho môi giới chứng khoán để trực tiếp mua chứng khoán trên
thị trường thì lại được góp vào Qũy đầu tư để thực hiện việc đầu tư tập thể.
1.2. Tác dụng
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro.
Qũy đầu tư hình thành trên cơ sở tập hợp những số tiền nhỏ lại thành một khoản
lớn sẽ giúp các nhà đầu tư dù chỉ có ít vốn vẫn tham gia được vào các dự án đầu tư lớn,
điều này cho phép họ vẫn thu được lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro trên cơ sở phân tán đầu
tư.
Một danh mục đầu tư được gọi là đa dạng bao gồm ít nhất 12 loại cổ phiếu cho
đến vài trăm loại cổ phiếu cho các danh mục đầu tư lớn hơn.
- Quản lý đầu tư chuyên nghiệp

- Các quỹ đầu tư được quản lý bởi các chuyên gia có kĩ năng và giàu kinh nghiệm.
đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn, khả năng phân tích và chuyên sâu vào
các lĩnh vực đầu tư  có lợi thế hơn so với những cá nhân, riêng lẻ
- Chi phí hoạt động thấp
Những người quản lý quỹ chuyên nghiệp có lợi thế trong việc tiếp cận các dự án
đầu tư và thường được hưởng các ưu đãi về chi phí giao dịch
1.3. Đối tượng tham gia
- Công ty quản lý quỹ:
• Được thành lập theo giấy phép hoạt động do ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp
• Tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn với vốn pháp định 5
tỷ.
• Thực hiện việc quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, có thể thành lập và quản lý đồng thời
nhiều quỹ đầu tư.
- Ngân hàng giám sát
• Điều kiện hình thành: Ngân hàng giám sát phải là Ngân hàng thương mại đang hoạt động
hợp pháp tại Việt Nam và được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp Giay phép hoạt động
lưu ký
7
• Bảo quản, lưu ký tài sản của Qủy đầu tư chứng khoán
• giám sát công ty quản lý quỹ trong việc bảo vệ lợi ích của người đầu tư
- Người đầu tư
• Có nghĩa vụ góp vốn vào quỹ đầu tư chứng khoán qua việc mua chứng chỉ quỹ đầu tư và
được hưởng lợi từ việc đầu tư chứng khoán
1.4. Vai trò của quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán
- Góp phần huy động vốn cho nền kinh tế
- Góp phần vào sự phát triển của thị trường sơ cấp
- Góp phần vào việc ổn định thị trường thứ cấp
- Tạo các phương thức huy động vốn đa dạng qua thị trường chứng khoán
- Xã hội hóa hoạt động đầu tư chứng khoán
1.5. Phân loại quỹ đầu tư

- Căn cứ vào quy mô, cách thức và tính chất góp vốn
• QĐT dạng đóng
• QĐT dạng mở
- Căn cứ vào cơ cấu tổ chức- điều hành
• QĐT dạng công ty
• QĐT dạng tín thác
- Căn cứ vào nguồn vốn huy động
• QĐT tập thể (Qũy công chúng)
• QĐT tư nhân (Qũy thành viên)
2. Quỹ đầu tư đóng và quỹ đầu tư mở
2.1. Quỹ đầu tư đóng
Quỹ đầu tư dạng đóng (Closed-end fund): Không mua lại các chứng chỉ mà Quỹ
đã phát hành, Quỹ đóng huy động vốn thông qua phát hành chứng chỉ từng lần một. Nhà
đầu tư không mua được chứng chỉ Quỹ ở các lần phát hành tập trung thì chỉ có thể mua
lại ở thị trường chứng khoán thứ cấp từ những cổ đông hiện tại giống như giao dịch các
cổ phiếu. Quỹ không có liên quan gì tới những giao dịch này. Vì vậy, Quỹ đóng còn có
tên là Quỹ giao dịch công cộng (publicly-traded fund). Chứng chỉ Quỹ đóng có thể được
niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc chỉ được giao dịch trên thị trường chứng
khoán phi tập trung OTC (Over The Counter) và được giao dịch giống như cổ phiếu
thường.
2.2. Quỹ đầu tư mở
Quỹ đầu tư dạng mở (Open-end fund): Phát hành chứng chỉ liên tục để huy động
vốn và sẵn sàng mua lại chứng chỉ mà Quỹ đã phát hành theo giá trị tài sản ròng. Việc
mua bán chứng chỉ Quỹ có thể thực hiện trực tiếp giữa người đầu tư và công ty quản lý
8
Quỹ, không phải thông qua thị trường chứng khoán với giá mua = giá trị tài sản ròng của
Quỹ + phí bán.
Do cơ cấu vốn không ổn định vì người đầu tư có thể rút vốn bất kỳ lúc nào nên
Quỹ mở phải đầu tư vào rất nhiều loại chứng khoán khác nhau. Vì vậy, góp vốn vào Quỹ
mở, người đầu tư có thể nắm giữ một danh mục đầu tư hết sức đa dạng. Người đầu tư có

thể nhận cổ tức hoặc tái đầu tư vào Quỹ bằng cách yêu cầu được mua thêm chứng chỉ
mới. Quỹ mở thường được gọi phổ biến là Quỹ hỗ tương (mutual fund).
2.3. Cơ cấu hoạt động
- Quỹ đầu tư dạng đóng (Closed – end – fund)
• Quỹ đóng chỉ tạo vốn qua một lần bán chứng khoán ra công chúng. Quỹ chỉ thực hiện
phát hành cổ phiếu quỹ hay chứng chỉ quỹ một lần với số lượng cổ phần nhất định.
• Quỹ đóng có thể phát hành cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi hoặc trái phiếu.
• Sau khi phát hành lần đầu, cổ phần quỹ sẽ được giao dịch trên thị trường thứ cấp hoặc thị
trường OTC. Giá của cổ phần quỹ được quyết định bởi cung cầu trên thị trường (có thể
cao hơn hoặc thấp hơn giá trị tài sản ròng của quỹ).
• Những người tham gia vốn ban đầu không được phép rút vốn lại bằng cách bán lại chứng
chỉ quỹ đầu tư cho quỹ đầu tư.
• Quỹ đóng có tính chất vốn ổn định nên thường có khả năng đầu tư vào các dự án lớn và
các chứng khoán có tính thanh khoản thấp hơn nhiều so với quỹ đầu tư dạng mở.
• Quy mô vốn của quỹ đầu tư dạng đóng chỉ có thể tăng lên từ các khoản lợi nhuận thu
được: Quỹ dùng số vốn của mình đầu tư vào các doanh nghiệp hoặc thị trường chứng
khoán; sau đó dùng số tiền và vốn lãi thu được để đầu tư tiếp.
- Quỹ đầu tư dạng mở (Open – end – Fund) (còn được gọi là quỹ hỗ tương)
• Luôn phát hành những cổ phiếu mới để tăng vốn và cũng sẵn sàng chuộc lại cổ phiếu đã
phát hành.
• Tất cả các cổ phiếu phát hành của quỹ này đều là cổ phiếu thường
• Cổ phần của quỹ không được giao dịch trên thị trường thứ cấp. Nhà đầu tư mua bán cổ
phần trực tiếp với quỹ hoặc các nhà môi giới của quỹ
• Giá bán cổ phần quỹ (Offer Price) = Giá trị tài sản ròng (NAV) + Khoản phí mua (Load)
• Giá mua lại (Bid Price) = Giá trị tài sản ròng (NAV) – khoản phí nhất định theo quy định
• Các nhà đầu tư có thể rút vốn bất cứ lúc nào nếu thấy hoạt động của quỹ đầu tư không
hiệu quả → quỹ luôn phải duy trì một tỉ lệ lớn các tài sản có tính thanh khoản cao (trái
phiếu chính phủ, chứng khoán được niêm yết trên SGDCK)
• Ít có khả năng đầu tư vào các dự án lớn có tiềm năng và những dự án có lợi nhuận lớn
nhưng độ rủi ro cao.

- Ngoài ra:
• Thông thường, cả quỹ đóng và mở đều được quản lí bởi các công ty quản lí quỹ chuyên
nghiệp (Investment adviser)
9
• Các quỹ đầu tư tính phí mua bán (Sales Commission) bằng cách cộng trừ một tỉ lệ phí
vào giá mua và giá bán được gọi là Quỹ tính phí (Load Fund). Các quỹ tính phí lúc nhà
đầu tư mua chứng chỉ quỹ gọi là (Front – End Load Fund). Các quỹ tính phí lúc nhà đầu
tư bán chứng chỉ quỹ gọi là (Back – End Load fund)
• Các quỹ không tính phí mua bán gọi là quỹ không tính phí (No Load Fund)
• Quỹ mở thực hiện việc cổ phần mới một cách liên tục nên các nhà đầu tư bất cứ lúc nào
cũng có thể đầu tư vào quỹ bằng việc mua cổ phần do quỹ phát hành
• Tổng tài sản của quỹ mở tăng liên tục tùy thuộc vào lượng tài sản ra vào quỹ.
2.4. So sánh quỹ đầu tư đóng và quỹ đầu tư mở
Tiêu chí Quỹ đầu tư đóng Quỹ đầu tư mở
Số lượng chứng
chỉ quỹ
Ít khi tăng giảm Tăng hoặc giảm do nhà đầu tư
có thể mua/bán lại đơn vị quỹ tại
bất kỳ ngày giao dịch nào của
quỹ
Thời gian hoạt
động
Thông thường có giới hạn và
được quy định trong bản cáo
bạch
Vô thời hạn
Giao dịch chứng
chỉ quỹ
Được giao dịch trên thị trường
thứ cấp như thông qua HOSE

Đơn vị quỹ được giao dich trực
tiếp thông qua công ty quản lý
Quỹ và các đại lý phân phối
Giá giao dịch Có thể tương đương hoặc không
bằng giá trị tài sản ròng. Các cổ
phiếu có thể được giao dịch với
mức giá cao ( giá cổ phiếu cao
hơn NAV) hoặc tại mức giá thấp
(giá cổ phiếu thấp hơn NAV) so
với giá trị thức của NAV
Tương đương giá trị tài sản ròng
(NAV) của đơn vị quỹ tại thời
điểm công ty quản lý quỹ mua
lại đơn vị quỹ theo giá trị thực tế
của quỹ
Tài sản cơ sở Có thể là tài sản có tính thanh
khoản hoặc ít thanh khoản
Được đầu tư vào cổ phiếu OTC
và cổ phiếu doanh nghiệp chưa
niêm yết
Tài sản cần có tính thanh khoản
(trái phiếu niêm yết, cổ phiếu
niêm yết)
Phí -phí phát hành luôn được cộng
vào giá ban đầu
-phí quản lý của công ty quản lý
quỹ
-phí hành chính
-phí thưởng
-hoa hồng bán hàng khi mua

hoặc khi bán hoặc cả 2, để chi
trả cho các chi phí liên quan
đếnđơn vị quỹ và chi phí
Marketing
- phí quản lý cho công ty quản lý
quỹ
-phí hành chính
10
-thông thường quỹ sẽ có các
mức phí khác nhau cho từng
chứng chỉ quỹ
-không có phí thường
III. THỰC TRẠNG QUỸ ĐẦU TƯ ĐÓNG VÀ QUỸ ĐẦU TƯ MỞ TẠI VIỆT NAM
1. Từ năm 2002 đến năm 2008
Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Á bắt đầu từ Thái Lan và
nhanh chóng lan rộng đến các nền kinh tế khác trong khu vực. Nó đã để lại những ảnh
hưởng hết sức nặng nề đến các nền kinh tế không chỉ của các nước khu vực mà còn các
nền kinh tế ở các châu lục khác và cả nền kinh tế Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.
Điều này đã khiến cho việc tìm kiếm, huy động nguồn vốn đầu tư thật sự khó khăn. Nản
lòng khi không tìm được nguồn cung vốn, các quỹ đầu tư cũng lần lượt rút ra khỏi thị
trường nước ta. Thời điểm sau năm 1997 chỉ còn lại hai quỹ đầu tư là Vietnam Enterprise
Investment Fund (VIEL) do công ty Dragon Capital quản lý và Vietnam Frontier Fund
(VFF) thuộc tập đoàn Finasa. Bản thân VFF, với qui mô 50 triệu USD, rốt cuộc cũng ra
khỏi Việt Nam sau 10 năm hoạt động. Chỉ khi thị trường chứng khoán có những dấu hiệu
tăng trưởng tích cực, quỹ này mới trở lại với qui mô khiêm tốn hơn- 15 triệu USD, năm
2005.
Giai đoạn 2002- 2008, Việt Nam đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
nên yêu cầu về vốn khá cao trong khi nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kì phát triển:
vốn, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, nền móng kinh tế chưa vững chắc. Bởi vậy, trong giai
đoạn này, loại hình quỹ đầu tư còn rất mới mẻ ở Việt nam, đặc biệt là quỹ đầu tư dạng mở

và quỹ đầu tư dạng đóng.
Trong những năm 2002-2005 các quỹ hoạt động khá trầm lặng. Mặc dù vậy vẫn
xuất hiện thêm nhiều quỹ mới thuộc các công ty Mekong Capital, VinaCapital, IDG,
VietFund hay PXP Asset Management. Song, cũng không thể phủ nhận những thành quả
và lợi ích nhận được:
- Vào ngày 11/11/2003, công ty Vina capital thành lập Vietnam Opportunity Fund (VOF) –
đây là quỹ đầu tư dạng đóng niêm yết tại thị trường chứng khoán London. Tháng 3/2006,
Vina capital chính thức khai trương quỹ đầu tư bất động sản Vinaland Fund với số tiền
mà các nhà đầu tư rót vào quỹ lên tới 65 triệu USD
- Năm 2004, Dragon capital đã liên doanh với Ngân hàng cổ phần thương mại Sài Gòn
thương tín Sacombank đẻ thành lập công ty quản lý quỹ Vietfund (VFN). Hiện nay, VFN
đã tiến hành thành công đợt phát hành chứng chỉ quỹ cho quỹ đầu tư Việt Nam (VF1), là
quỹ đầu tư dạng đóng đầu tiên ở Việt Nam với quy mô vốn là 300 tỷ đồng. Tháng
11/2004, VF1 đã được phép niêm yết chứng chỉ quỹ tại Trung tâm giao dịch chứng khoán
tp,HCM.
Quỹ đầu tư thành lập giai đoạn 2002-2005
Quỹ Công ty Thành lập Hoạt động
11
MekongEnterprise Fund Mekong Capital 2002 Vốn cổ phẩn riêng lẻ
IDG Vietnam Ventures Fund IDG Venture 2004 Đầu tư công nghệ và
mạo hiểm
IndochinaLand Holdings Indochina Capital 2005 Bất động sản
PXP Vietnam Fund PXP Vietnam Asset
Management
2003
Cổ phiếu niêm yết,
doanh nghiệp cổ
phần hóa…
VietnamOpportunity Fund Vina Capital 2003
Vietnam Securities

Investment Fund(VF1)
Viet Fund
Management
2004
Vietnam Emerging Equity
Fund
PXP Vietnam Asset
Management
2005
Vietnam Equity Fund Finansa 2005
Trong giai đoạn 2006-2008, các quỹ đầu tư phát triển mạnh mẽ và đã đạt được
nhiều thành tựu lớn một phần lớn là nhờ những biến đổi tích cực và mạnh mẽ của thị
trường chứng khoán. Đồng thời năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO đã giúp
cho nền kinh tế tăng trưởng vượt bậc.Nguồn cầu về vốn để đầu tư sản xuất hoạt động
kinh doanh, kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng v.v ngày càng tăng. Bên
cạnh đó người cung cấp vốn cũng mạnh dạn hơn trong việc đầu tư. Do đó trong hai năm
2006-2007, khoảng 20 quỹ đầu tư được mở mới. UBCKNN cũng cấp giấy phép hoạt
động cho 17 công ty quản lý quỹ. Trong số này, nổi bật có Công ty liên doanh Quản lý
quỹ đầu tư BIDV-Vietnam Partners với quỹ VIF có qui mô vốn tối đa 1.600 tỷ đồng và
một loạt công ty thành lập vào nửa cuối năm 2007 với qui mô vốn lớn: Công ty cổ phần
Quản lý quỹ đầu tư FPT (vốn điều lệ lớn nhất thị trường- 110 tỷ đồng), Công ty TNHH
Quản lý quỹ SSI (vốn điều lệ 30 tỷ đồng), Công ty TNHH Quản lý quỹ đầu tư chứng
khoán Đông Á (vốn điều lệ- 30 tỷ đồng) Còn phải kể tới hoạt động của các công ty chứng
khoán nước ngoài tại Việt Nam như Nomura Internetional (Hongkong), Blackhorse Asset
Management Pte Ltd. (Singapore) hay Mirae Asset Maps Investment Management Co.,
Ltd. (Hàn Quốc).
Một số thành tựu mà các quỹ đầu tư đã đạt được trong thời gian từ 2006-2008:
- Thời điểm giữa năm 2006, VinaCapital khai trương quỹ đầu tư bất động sản Vinaland với
dự kiến huy động 50 triệu USD nhưng đã nhận được 65 triệu USD từ các nhà đầu tư.
Thành công trong lần phát hành và niêm yết trên thị trường chứng khoán London của

Indochina Capital Vietnam Holding Limited thể hiện tính sẵn sàng của các dòng vốn cho
thị trường Việt Nam và thực sự là một bất ngờ. Trong lần phát hành này, Indochina
Capital dự kiến thu hút từ 300-350 triệu USD, kết quả: quỹ này huy động được 500 triệu
USD.
12
- Số tiền 50 triệu USD còn lại trong quỹ Vietnam Opportunities Fund (VOF) cũng được
VinaCapital nỗ lực giải ngân tập trung trên thị trường địa ốc và các giao dịch OTC. Qũy
đầu tư mạo hiểm DFJ-VinaCapital ra đời trong năm 2006 với tổng vốn đầu tư ban đầu 50
triệu USD. Dragon Capital ngoài VEIL (Vietnam Enterprise Investments Ltd., thành lập
1995, qui mô 190 triệu USD) và VGF (Vietnam Growth Fund Limited, thành lập 2004,
qui mô 75 triệu USD) cũng giới thiệu thêm VDF (Vietnam Dragon Fund, thành lập 2005,
qui mô 35 triệu USD). Mekong Capital mở rộng qui mô với 50 triệu USD cho MEFII
(Mekong Enterprise Fund II). Indochina Capital góp mặt với quỹ địa ốc qui mô 42 triệu
USD và quỹ chứng khoán qui mô 50 triệu USD.
Tên quỹ Tên công ty QL
Ngày cấp
phép
Vốn điều lệ
(tỷ VNĐ)
Loại
quỹ
Quỹ thành viên
Con Hổ Việt
Nam
CTCP Quản lý Quỹ MB 29/8/2007 500 Đóng
Quỹ Thành viên
Việt Nhật FPT
CTCP Quản lý Quỹ FPT 20/3/2008 1.123,3 Đóng
Quỹ Thành viên
Y tế Bản Việt

CTCP Quản lý Quỹ Bản Việt 15/1/2008 500 Đóng
Quỹ Tầm Nhìn
SSI
CTCP Quản lý Quỹ SSI 14/11/2007 1700 Đóng
Quỹ Đầu tư
Chứng khoán
Bản Việt
CTCP Quản lý Quỹ Bản Việt 28/12/2006 792 Đóng
Quỹ Đầu tư
Chứng khoán
Bảo Việt
Công ty TNHH Quản lý Quỹ
Bảo Việt
19/7/2006 1000 Đóng
Quỹ Đầu tư
Chứng khoán Hà
Nội
CTCP Quản lý Quỹ MB 17/11/2006 200 Đóng
Quỹ Đầu tư
Chứng khoán Sài
Gòn A1
Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ
Thành Việt
17/7/2006 33,35 Đóng
Quỹ Đầu tư
Chứng khoán Sài
Gòn A2
Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ
Thành Việt
16/3/2007 500 Đóng

13
Quỹ Đầu tư
Chứng khoán
Vietcombank 1
Công ty Liên doanh Quản lý
Quỹ Vietcombank
29/12/2005 150 Đóng
Quỹ Đầu tư
Chứng khoán
Vietcombank 2
Công ty Liên doanh Quản lý
Quỹ Vietcombank
01/01/2007 1.010,52 Đóng
Quỹ Đầu tư
Chứng khoán
Vietcombank3
Công ty Liên doanh Quản lý
Quỹ Vietcombank
445
Quỹ Đầu tư
Chứng khoán
Việt Nam (VF1)
Công ty Quản lý Quỹ VFM 20/5/2004 1000 Đóng
Quỹ Đầu tư Cân
bằng Prudential
(PRUBF1)
Công ty Prudential Việt Nam 19/7/2006 500 Đóng
Quỹ Đầu tư Cổ
phần MB Capital
1

CTCP Quản lý Quỹ MB 28/5/2010 200 Đóng
Quỹ Đầu tư
Doanh nghiệp
Hàng đầu Việt
Nam (VF4)
CTCP Quản lý Quỹ VFM 28/2/2008 806,46 Đóng
Quỹ Đầu tư
Năng động Việt
Nam (VFA)
Công ty Quản lý Quỹ VFM 02/04/2010 240 Đóng
Quỹ Đầu tư
Sabeco 1
CTCP Quản lý quỹ Sabeco 12/03/2008 350 Đóng
Theo Uỷ ban Chứng Khoán Nhà Nước
Nhìn chung, trong giai đoạn này, các quỹ đóng đã góp một phần lớn vào việc phát
triển công trình cơ sở hạ tầng, tăng nguồn vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp trong
nước, thúc đẩy sự trao đổi khoa học công nghệ thông qua việc huy động nguồn vốn nước
ngoài. Và trong thời kì này Việt Nam chưa có quỹ đầu tư dạng mở nào được thành lập.
Điều này một phần là do nền kinh tế Việt Nam lúc này chưa có đủ tiềm lực,một phần do
trình độ chuyên môn còn thấp. Về mặt khách quan thì quỹ mở là loại hình đầu tư khá dễ
dàng trong việc trao đổi mua bán các chứng chỉ quỹ. Cũng chính sự dễ dàng đó sẽ tạo nên
nhiều phức tạp trong quá trình hoạt động, quản lý. Do đó cần phải có một khung pháp lý
14
chặt chẽ để giúp việc quản lý tốt tránh những hành vi xấu ảnh hưởng tới thị trường. Cho
nên Việt nam vẫn chưa cho phép mở quỹ đầu tư mở trong giai đoạn 2002-2008.
2. Từ năm 2008 đến nay
Bước sang năm 2008, cùng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và tình hĩnh
vĩ mô xấu đi nhanh chóng, TTCK Việt Nam chứng kiến chu kỳ giảm mạnh, giá các
chứng chỉ quỹ đóng cũng theo đó mà giảm mạnh, thấp hơn rất nhiều so với giá trị tài sản
ròng (NAV). Một số quỹ có giá trị tài sản ròng (NAV) tính theo USD giảm tới 70% so với

đầu năm như: PXP Vietnam Fund (-70,6%), Vietnam Emerging Equity Fund (-70,4%)…
Số quỹ có mức giảm NAV trên 60% như: Blackhorse Enhanced Vietnam Inc (-62,6%), JF
Vietnam Index ETF (-62,1%), Vietnam Enterprise Inv'ts Ltd (-61,1%), Vietnam Dragon
Fund (-63,1%), Vietnam Growth Fund (-63,1%), Vietnam Holding (-60,9%)… trong khi
VN-Index điều chỉnh giảm 69,6%.Nhìn chung, năm 2008 thực sự là năm đầy khó khăn
với các quỹ, khi mà hầu hết đều giảm lợi nhuận hoặc thua lỗ. Trong khi 3 năm liền trước
đó, hầu như không có quỹ nào thua lỗ.
Năm 2009, TTCK Việt Nam phục hồi nhờ vào các gói kích thích kinh tế của
Chính phủ. Mặc dù giá của các chứng chỉ quỹ có phục hồi nhẹ, nhưng TTCK Việt Nam
vẫn kém hấp dẫn so với các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới. Tất nhiên,
điều này khiến giá trị thị trường chứng chỉ quỹ tiếp tục suy giảm và mức chiết khấu
(mức chênh lệch giữa giá các chứng chỉ quỹ và giá trị tài sản ròng của chứng chỉ quỹ)
tiếp tục duy trì tại mức âm khá cao.
Năm 2010 là năm thất bát của quỹ đầu tư (QĐT), kể cả QĐT nước ngoài và cả 5
QĐT nội địa đang niêm yết trên sàn TP.HCM. Giá trị tài sản ròng (NAV) của hầu hết
các QĐT nước ngoài đầu tư vào Việt Nam năm 2010 đều sụt giảm, giá CCQ bị chiết
khấu ít thì 10% - 15%, nhiều thì 30% - 40% so với NAV.
Năm 2011, Theo báo cáo của Rothschild, chỉ có 1/31 quỹ đại chúng đang hoạt
động trên TTCK Việt Nam có mức dương giá trị tài sản ròng (NAV). Đó là quỹ đầu tư
vào chứng khoán có thu nhập cố định của VinaCapital, VinaCapital Vietnam Fixed
Income Fund, với mức tăng 0,5% NAV trong cả một năm. Các quỹ còn lại có mức âm rất
lớn.
Cuối năm 2012, nhiều quỹ đầu tư đã có mức tăng trưởng giá trị tài sản ròng (NAV)
lớn. Dù các quỹ vẫn chưa lấy lại được toàn bộ những gì đã mất trong năm 2011, nhưng
tương quan so sánh mức tăng trưởng NAV bình quân của nhóm các quỹ đầu tư đại chúng
niêm yết vào các thị trường mới nổi khác cho thấy, thị trường chứng khoán Việt Nam
đang ngày một hấp dẫn hơn.
3. Sơ lược tình hình hoạt động của một số quỹ đầu tư đóng tại Việt Nam hiện nay
- Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1)
Là quỹ công chúng dạng đóng đầu tiên tại Việt Nam niêm yết trên thị trường

chứng khoán vào năm 2004, có mức điều lệ 300 tỷ, thời hạn hoạt động của quỹ là 10
năm, tập trung đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề sau: Ngành chế biến nông lâm thủy
15
hải sản;Ngành tài chính ngân hàng;Ngành du lịch và khách sạn;Ngành giáo dục và y
tế;Ngành hàng tiêu dùng;Ngành vận tải hàng hóa;Ngành tiện ích công cộng;Bất động sản.
Trong năm 2012, chỉ số VN-Index tăng 17,7% trong khi chỉ số HNX-Index giảm
2,8%, trong đó thị trường thể hiện sự phân hóa mạnh mẽ giữa các cổ phiếu. Quỹ đầu tư
VF1 đã tích cực trong nhiệm vụ đảm bảo tính ổn định và tăng trưởng của giá trị tài sản
cũng như luôn tìm kiếm và chuẩn bị cho các cơ hội đầu tư.
Tăng trưởng NAV (%)
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2012)
Phân bổ tài sản và cơ cấu danh mục đầu tư (% NAV)
(Nguồn : Báo cáo thường niên 2012)
Khi nền kinh tế Việt Nam năm 2012 còn gặp nhiều khó khăn do nợ xấu và sụt
giảm trong sản xuất công nghiệp, xây dựng bất động sản, một số ngành lại ít bị ảnh
hưởng và có sự tăng trưởng tốt về hoạt động kinh doanh cũng như giá trị cổ phiếu như
ngành thực phẩm – nước giải khát, vật liệu, bán lẻ ….Quỹ đã thực hiện giải ngân và tăng
tỷ trọng nắm giữ các ngành ít bị ảnh hưởng. Chẳng hạn ngành thực phẩm – nước giải
khát tăng từ 9,8% NAV (2011) đến 16% NAV (2012), vật liệu tăng 2,7% NAV(2011) lên
đến 21,7% NAV tính đến cuối năm 2012. Với tình trạng khó khăn của ngành BĐS và vận
tải, quỹ đầu tư VF1 cũng đã chủ trương giảm tỷ trọng ngành BĐS từ 20% NAV(2011)
xuống còn 9,7% NAV (2012) và ngành vận tải từ 2% NAV( 2011) xuống 0,6% NAV vào
cuối năm 2012
Với cơ cấu danh mục đầu tư đáp ứng được yêu cầu cần thiết, các nhà đầu tư đang
hướng đến việc chuyển đổi quỹ VF1 từ quỹ đóng sang quỹ mở trong năm 2013. Vào sáng
ngày 27/06/2013 Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam - VFMVF1 đã tiến hành Đại hội
nhà đầu tư bất thường nhằm thông qua việc chuyển đổi quỹ VF1 từ dạng đóng sang dạng
mở. Dự kiến, ngày 24/09/2013 sẽ là ngày giao dịch cuối cùng của VF1 ở dang quỹ đóng,
ngày 7/11/2013 sẽ là ngày giao dịch đầu tiên của VF1 dạng mở.
- Quỹ đầu tư cân bằng Prudential thuộc Công ty quản lý quỹ Prudential Việt Nam

Niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán với mã PRUBF1, vốn điều lệ 500 tỷ,
mục tiêu là bảo tồn vốn cho nhà đầu tư và tăng trưởng. Hoạt động chủ yếu của quỹ là đầu
tư vào trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu công ty và tiền
gửi ngân hàng. Ngoài ra quỹ cũng đầu tư vào cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết
Kết thúc năm 2012, PRUBF1 đạt mức tỷ suất lợi nhuận ròng 19.2%. Giá trị tài sản
ròng của quỹ tăng 76 tỷ VNĐ, đạt 473.3 tỷ VNĐ tại thời điểm 31/12/2012. Giá trị tài sản
ròng trên một đơn vị quỹ tương ứng đạt 9466 VNĐ
16
Nguồn: Báo cáo thường niên 2012
Tại thời điểm cuối năm 2012, tỷ lệ phân bổ tài sản vào cổ phiếu đạt 52.4% tăng so
với mức 47.1% tại thời điểm đầu năm . Tỷ lệ tiền mặt nắm giữ xoay quanh mức 10%
tổng giá trị tài sản quỹ
Nguồn: Báo cáo thường niên 2012
- Quỹ Tăng Trưởng Manulife (“Quỹ MAFPF1”)
Là quỹ đầu tư công chúng dạng đóng do nhà đầu tư góp vốn thành lập và được
Công ty Quản lý Quỹ Manulife Việt Nam quản lý trong suốt thời hạn hoạt động là 7 (bảy)
năm kể từ ngày đóng quỹ. Thời hạn hoạt động của Quỹ MAFPF1 có thể được gia hạn
thêm, tùy thuộc vào đề nghị của Công ty Quản lý Quỹ Manulife Việt Nam và sự chấp
thuận của Đại hội Nhà đầu tư và ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Trong năm 2012, quỹ tiếp tục duy trì được kết quả đầu tư tốt hơn so với chỉ số so
sánh chuẩn VN-Index trong điều kiện thị trường có những biến động mạnh. Quỹ tiếp tục
là một trong những quỹ dẫn đầu thị trường Việt nam về hiệu quả hoạt động đầu tư
17
Thông lệ trên thế giới cho thấy Quỹ đóng chỉ tồn tại trong thời gian đầu khi thị
trường tài chính mới phát triển. Tuy nhiên, khi thanh khoản thị trường ngày càng tốt, nhu
cầu quay vòng vốn của các nhà đầu tư ngày một cao thì quỹ đóng đã bộc lộ một số hạn
chế, đòi hỏi phải có những điều chỉnh, cải tiến thêm. Quỹ mở ra đời không chỉ giải quyết
những hạn chế căn bản của Quỹ đóng mà còn là một bước đột phá trong việc tạo ra các
sản phẩm đầu tư mới, các công cụ đầu tư có tính minh bạch cao và phản ánh được giá trị
thực của tài sản đầu tư, giúp cải thiện sức cầu và tính thanh khoản cho thị trường.

4. Sơ lược tình hình hoạt động của một số quỹ đầu tư mở tại Việt Nam hiện nay

Sau 6 tháng đi vào hoạt động, NAV trên 1 chứng chỉ quỹ của MBBF đạt 10.505
đồng, tương đương mức tăng trưởng 10,8%
Năm 2013, sau nửa năm quỹ mở chính thức đi vào giao dịch ở Việt Nam, hai khối
NĐT nội và NĐT ngoại đang có phản ứng khá ngược chiều.
Phản ứng ngược xảy ra rõ ràng nhất ở Quỹ đầu tư trái phiếu Việt Nam VFMVFB
của Công ty Quản lý quỹ VFM. Khối ngoại trong khoảng thời gian từ lúc khai trương
Quỹ ngày 14/6 đến ngày 2/8 đã mua ròng thêm 1,6 triệu chứng chỉ quỹ (CCQ), tương
đương 15 tỷ đồng, theo đó tỷ lệ sở hữu cũng tăng liên tục từ 45% lên mức 68% tổng tài
sản của VFMVFB, đạt 60,2 tỷ đồng.
18
Ngược lại, khối NĐT trong nước lại rút mạnh tiền, khiến cho VFMVFB tổng cộng
bị rút khoảng 11 tỷ đồng, tương đương với 10% tổng tài sản trong cùng khoảng thời gian
trên. Thực tế, việc rút ròng này tương đối hợp lý khi diễn biến giá trị tài sản ròng (NAV)
của VFMVFB cũng đã giảm nhẹ đều đặn từ 10.000,25 đồng/CCQ xuống 9.897,37
đồng/CCQ trong kỳ báo cáo gần đây nhất.
Việc rút tiền của các NĐT nội diễn ra rõ rệt hơn nữa ở Quỹ đầu tư trái phiếu
VFMVFA, sau hơn 3 tháng quỹ này chuyển đổi từ quỹ đóng sang quỹ mở. Tổng cộng,
Quỹ đã bị rút khoảng 30 tỷ đồng, tương đương với 19% tổng tài sản. Nhưng trong suốt
thời gian này, khối NĐT nước ngoài lại vẫn giữ nguyên lượng sở hữu là 5.954.700 CCQ
đã mua, do đó tỷ lệ sở hữu của họ tăng từ 27% lên 33% tổng tài sản VFMVFA.
Động thái ngược này cũng diễn ra tương tự ở Quỹ MBBF, mặc dù không rõ rệt
như VFMVFA. Một lãnh đạo của MBBF cho biết, từ khi Quỹ đi vào hoạt động đến nay,
khối NĐT nước ngoài khá tích cực tham gia, trong đó phần lớn là các khách hàng Nhật
Bản. Theo báo cáo NAV của MBBF, từ khi khai trương quỹ mở vào cuối tháng 3/2013
đến nay, khối khách hàng này đã tăng sở hữu ròng thêm khoảng 343.000 CCQ, tương
đương với khoảng 4,2 tỷ đồng. Ngược lại, các NĐT trong nước rút ròng nhẹ khiến tổng
số CCQ của MBBF chỉ tăng thêm 337.000 chứng chỉ.
19

Trong bối cảnh NAV của các quỹ mở từ khi hoạt động đến nay không có gì nổi
bật, thậm chí có phần đuối hơn so với thị trường nói chung, NĐT trong nước vốn có tiềm
lực tài chính mỏng khó có thể mạo hiểm tăng đầu tư vào loại sản phẩm mới này. NAV
của VFMVFA đã giảm nhẹ từ 7.317 đồng/CCQ xuống 7.089 đồng/CCQ trong khoảng 3
tháng, trong khi NAV của VFMVFB giảm từ 10.000,25 đồng/CCQ xuống 9.897,37
đồng/CCQ trong khoảng hơn 2 tháng
Ngay cả khi lãi suất tiền gửi đã hạ rất thấp, những doanh nghiệp có lượng tiền mặt
dồi dào vẫn chuộng phương án gửi tiền vào ngân hàng hơn do họ có thể rút tiền nhanh
chóng khi cần, cộng thêm một số ưu đãi khác từ phía ngân hàng.
Trong khi bản chất quỹ đầu tư trái phiếu lẫn quỹ mở cần thời gian để chứng minh
hiệu quả, những nhà quản lý quỹ vẫn đang phải cố gắng đưa loại sản phẩm mới này tiếp
cận với nhà đầu tư mà không có một sự hỗ trợ rõ rệt nào từ bên ngoài. Cơ chế thuế đối
với quỹ mở vẫn đang là nỗi băn khoăn thường trực của các nhà quản lý quỹ, bởi với các
quy định hiện tại, đầu tư qua quỹ sẽ bị đánh thuế cao hơn tự đầu tư.
Gần đây nhất, VFMVFB của Côngty Quản lý quỹ Việt Nam (VFM) là quỹ mở thứ
ba thông báo đã hoàn tất việc huy động vốn cho quỹ. Thành tích đạt được khá ấn tượng:
100 tỷ đồng, gấp đôi kết quả của MBBF và VFF.
Quỹ mở có những lợi thế riêng biệt về sự minh bạch so với các công cụ đầu tư
khác khi chịu sự giám sát của 4 tổ chức (gồm ngân hàng giám sát, cơ quan quản lý
TTCK, công ty kiểm toán, ban đại diện quỹ) và phải tuân thủ những ràng buộc đầu tư
chặt chẽ để đảm bảo tính thanh khoản, đảm bảo khả năng chi trả khi NĐT muốn bán
CCQ. Mọi hoạt động giao dịch liên quan đến CCQ mở đều phải thực hiện qua hệ thống
ngân hàng. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu hoạt động, CCQ cũng còn nhiều điểm cần tiếp
tục cải tiến. Chẳng hạn, tần suất giao dịch CCQ trong tháng chỉ có 2 lần, nên xét về tính
thanh khoản, điểm này khác xa các sản phẩm niêm yết (giao dịch liên tục hàng ngày).
Bên cạnh đó, trong thời gian 7 ngày, kể từ ngày giao dịch (ngày T), NĐT mới nhận tiền
bán CCQ mở, cũng khác xa sản phẩm niêm yết, bởi giao dịch trên thị trường niêm yết,
nếu là cổ phiếu thì NĐT được nhận tiền ngày T+3, còn nếu là trái phiếu thì chỉ cần sang
T+1 là được nhận tiền.
Tuy nhiên, CCQ mở có lợi thế là ít rủi ro, nhất là với quỹ mở đầu tư trái phiếu,

trong khi có khả năng mang lại lợi nhuận cao hơn lãi suất tiền gửi. Đây là công cụ phù
hợp với NĐT dài hạn và không có nhiều thời gian để tự đầu tư.
20
Nếu như trên thế giới, CCQ mở là sản phẩm đầu tư phổ biến và được ưa chuộng
thì tại Việt Nam, lúc này, CCQ mở mới tiếp cận đến 250 NĐT tiên phong. Để CCQ trở
thành sản phẩm đầu tư đại chúng, cần thêm sự cải thiện kỹ thuật giao dịch và đặc biệt,
những quỹ mở đầu tiên cần chứng minh được lợi ích mang đến cho NĐT để "mở đường"
cho các CTQLQ khác mang quỹ mở ra thị trường.
IV. XU HƯỚNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ ĐÓNG VÀ QUỸ ĐẦU TƯ MỞ TẠI VIỆT NAM
1. Xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư vào các quỹ đầu tư Việt Nam
1.1. Khả năng thanh khoản của các quỹ đầu tư
Nhà đầu tư (NĐT) quỹ đóng chỉ có thể chốt lãi hoặc cắt lỗ bằng cách bán chứng
chỉ quỹ (CCQ) qua sàn theo thị giá cho dù thị giá thấp hơn giá trị tài sản ròng (NAV) rất
nhiều và chỉ khi CCQ được niêm yết. NĐT quỹ mở thì luôn có thể thoái vốn với giá bằng
đúng NAV của quỹ.
Thực tế, nếu so sánh quỹ đóng với quỹ mở, những yếu tố như phí quản lý, cơ chế
thuế, chiến lược đầu tư… không có gì khác biệt. Với quỹ VFF, tổng mức phí rơi vào
khoảng 2,5 - 2,8% NAV; với quỹ MBBF (thuộc MB Capital), mức phí rơi vào khoảng
1,5%, trong khi phí quản lý quỹ đóng hiện đang ở khoảng 1 - 2%. Nhưng đối với các
NĐT, phí quản lý hay thuế không phải là vấn đề đáng kể. Vấn đề của họ là giá CCQ tăng
và họ có thể hiện thực hóa được lợi nhuận đó ngay khi giá tăng.
Thanh khoản kém đã trở thành yếu tố chính khiến bức tranh chung của ngành quản
lý quỹ với 100% quỹ đầu tư dạng đóng ảm đạm suốt nhiều năm gần đây.
Như vậy khi thanh khoản thị trường ngày càng tốt, nhu cầu quay vòng vốn của các
nhà đầu tư ngày một cao thì quỹ đóng đã bộc lộ một số hạn chế, đòi hỏi phải có những
điều chỉnh, cải tiến thêm. Quỹ mở ra đời không chỉ giải quyết những hạn chế căn bản của
Quỹ đóng mà còn là một bước đột phá trong việc tạo ra các sản phẩm đầu tư mới, các
công cụ đầu tư có tính minh bạch cao và phản ánh được giá trị thực của tài sản đầu tư,
giúp cải thiện sức cầu và tính thanh khoản cho thị trường.
1.2. Kênh đầu tư trái phiếu thường “lên ngôi” khi khủng hoảng kinh tế diễn ra

Lạm phát được kiểm soát, tiền tệ ổn định, nhưng tăng trưởng GDP đã chậm lại.
Kết quả là lãi suất tiếp tục xu hướng giảm. TTCK vẫn biến động mạnh và chưa hồi phục
đà tăng trưởng như kỳ vọng, đầu tư vàng rủi ro cao và không còn cơ hội đầu cơ chênh
lệch giá, triển vọng thị trường bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc, lợi suất trái
phiếu dự báo sẽ tiếp tục xu hướng giảm trong năm 2013. Vì vậy, trái phiếu hoặc chứng
chỉ quỹ trái phiếu có thể là một lựa chọn đầu tư hợp lý hiện nay.
Quỹ đầu tư trái phiếu dạng mở giúp nhà đầu tư cá nhân tiếp cận và tham gia thị
trường trái phiếu cơ cấp và thứ cấp một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Thông qua các
quỹ đầu tư trái phiếu, nhà đầu tư cá nhân có thể gián tiếp mua, bán, đấu giá trái phiếu,
mang lại khả năng sinh lời tốt đồng thời bảo toàn vốn đầu tư.
2. Xu hướng chuyển biến mới của các quỹ đầu tư Việt Nam hiện nay
Chiều 15/1/2013, Quỹ đầu tư trái phiếu Bảo Thịnh VinaWealth (VFF) vừa được
công bố tại TP HCM. Đây là quỹ mở đầu tiên tại Việt Nam được cấp giấy chứng nhận
chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng ngày 12/12/2012 với quy mô vốn hơn 50 tỷ đồng.
21
Trong cơ cấu tài sản đầu tư, VFF dự kiến tập trung vốn vào các loại trái phiếu chính phủ,
trái phiếu chính phủ bảo lãnh và tài sản được phép đầu tư khác theo quy định. VFF kỳ
vọng tỷ lệ lợi nhuận cao hơn lãi suất tiền gửi bình quân kỳ hạn 12 tháng của ngân hàng.
Quy trình đầu tư tuân thủ các tiêu chuẩn quản lý rủi ro quốc tế.
Cuối tháng 3/2013, Công ty Quản lý quỹ MB tổ chức sự kiện ra mắt Quỹ đầu tư
trái phiếu MBCapital Việt Nam (MBBF). Đây là quỹ mở được Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước cấp phép hoạt động, với quy mô ban đầu khá khiêm tốn, 54 tỷ đồng.
Sự chuyển đổi của 2 quỹ mở đầu tiên có quy mô ban đầu khiêm tốn, nhưng nhiều
CTQLQ hy vọng, đây là sản phẩm giúp các công ty này chuyển mình để tồn tại và vươn
lên. Tuy nhiên cả hai quỹ này chỉ mới thuyết phục được trên 100 nhà đầu tư đủ để cấp
phép hoạt động. Điều này đặt ra những khó khăn khi phải làm sao tổ chức bộ máy quản
lý quỹ với những yêu cầu khắc khe về tính minh bạch và khả năng thanh khoản với một
nguồn thu phí quản lý rất nhỏ hẹp.
Tiếp nối sư chuyển đổi của 2 quỹ nói trên. Ngày 18/4/2013, UBCK Nhà nước đã
cấp giấy phép chuyển đổi chứng chỉ quỹ mở đầu tiên cho Quỹ đầu tư Năng động Việt

Nam (VFMVFA), một trong các quỹ đóng do công ty VFM quản lý. Như vậy VFMVFA
đang là quỹ mở đầu tiên đầu tư vào cổ phiếu trên thị trường Việt Nam (hai quỹ mở trước
đó là MBBF và Vina Wealth đều đầu tư vào trái phiếu).
Việc chuyển đổi quỹ VFA sang quỹ mở giúp mở ra một thời kỳ mới cho các hoạt
động của quỹ và giúp NĐT linh động trong hoạt động giao dịch, đầu tư, tái đầu tư hoặc
rút vốn, cải thiện tính thanh khoản của quỹ, loại bỏ tỉ lệ chiết khấu giữa NAV và giá giao
dịch trên thị trường.
Ngày 26/8/2013, Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE) đã ban hành Quyết
định hủy niêm yết cho Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VFMVF1) số 288/2013/QĐ-
SGDHCM. Kể từ ngày 30/09/2013, mã chứng khoán VFMVF1 do VSD cấp sẽ hết hiệu
lực lưu hành và VSD không thực hiện cung cấp dịch vụ đăng ký, lưu ký, thanh toán bù
trừ cho chứng chỉ quỹ VFMVF1. Dự kiến ngày giao dịch đầu tiên chứng chỉ quỹ
VFMVF1 sau khi chuyển đổi sang chứng chỉ quỹ mở là 7/11/2013.
Sau khi tiến hành chuyển đổi thành công 2 quỹ đầu tư VFMVF1 và VFMVFA,
CTCP Quản lý quỹ Đầu tư Việt Nam tiếp hành chuyển đổi quyễn đóng niêm yếu cuối
cùng là VFMVF4 sang quỹ mở. Theo đó, ngày giao dịch cuối cùng mà quỹ thực hiện việc
mua bán cho danh mục đầu tư trước khi ngừng giao dịch để thực hiện chuyển đổi mô
hình hoạt động của quỹ VFMVF4 là ngày 17/10/2013. Kể từ ngày 18/10/2013, quỹ sẽ
dừng hoạt động mua bán trong danh mục đầu tư. Dự kiến ngày 26/11/2013 sẽ là ngày
giao dịch cuối cùng của chứng chỉ quỹ đóng VFMVF4 và chứng chỉ quỹ mở sẽ giao dịch
lần đầu tiên sau khi chuyển đổi là 22/01/2014.
Tính đến tháng 9/2013 tại Việt Nam, hiện có 5 quỹ đại chúng dạng đóng và 4 quỹ
đại chúng dạng mở. Trong số 5 quỹ đóng đại chúng đang hoạt động tại Việt Nam, có Quỹ
Đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VFMVF1) dự kiến sẽ hoàn tất quá trình chuyển đổi từ
quỹ đóng sang quỹ mở vào tháng 10 năm nay; Quỹ PRUBF1 dự kiến sẽ đóng quỹ vào
tháng 10/2013; Quỹ MAFPF1 sẽ đáo hạn vào tháng 9/2014; Quỹ VFMVF4 đang trong
quá trình chuyển đổi sang quỹ mở; Quỹ ASIAGF do mới ra đời (niêm yết tháng 6/2012),
nên đang hoạt động theo mô hình quỹ đóng. Với việc hoàn thiện khung pháp lý và sự nỗ
22
lực của các công ty quản lý quỹ, dự kiến cuối năm nay, thị trường Việt Nam sẽ có 15 - 20

quỹ đại chúng.
Dự kiến số lượng quỹ mở dự kiến thành lập trong năm 2013 từ 15 - 20 quỹ. Như
vậy, cho đến nay, Việt Nam có 47 công ty quản lý quỹ, 18 quỹ đầu tư chứng khoán (gồm
5 quỹ đại chúng, 9 quỹ thành viên và 4 quỹ mở), 8 quỹ đầu tư đang hoàn tất thủ tục giải
thể, 26 văn phòng đại diện đang hoạt động trên thị trường.
Cũng theo UBCK, có 42/47 công ty quản lý quỹ đáp ứng mức vốn khả dụng theo
quy định pháp luật hiện hành. Đối với các công ty còn lại, Ủy ban đang quyết liệt thực
hiện các giải pháp thúc đẩy quá trình tái cấu trúc. Trong 6 tháng đầu năm, số lượng công
ty quản lý quỹ thực tế hoạt động từng bước được thu hẹp. Một số công ty rút khỏi thị
trường dưới các hình thức khác nhau, trong đó có 1 công ty đang giải thể, 1 công ty tạm
ngừng hoạt động, 2 công ty bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
Liên quan đến quỹ mở, Công ty Quản lý quỹ Eastspring Investments - công ty
quản lý quỹ lớn nhất, hiện quản lý khoảng 38% tổng tài sản ngành quỹ tại Việt Nam đang
thực hiện một đợt đào tạo về quỹ mở tại khối CTCK. Các CTCK mà Eastspring
Investments đến làm việc đợt này gồm: MBS, ACBS, SSI, VCBS, PSI và VN.
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS.TS. Bùi Kim Yến (2010), Giáo trình Thị trường tài chính Thị trường chứng
khoán
www.ssc.gov.vn
www.vietfin.net
www.archive.saga.vn
www.vinafund.com
www.stocknews.vn
www.vi.wikipedia.org
www.bvcmswebtest.baoviet.com.vn
www.tinnhanhchungkhoan.vn
24

×