Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tôi “mê mẩn” phương pháp ăn dặm BLW

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.27 KB, 2 trang )

Tôi có đọc bài viết ‘Cân 3 cách ăn dặm ‘hot’ nhất hiện nay và cảm thấy vô cùng tâm đắc. Đúng là theo
tôi, cho con ăn dặm theo phương pháp nào không quá quan trọng. Chủ yếu là mẹ thấy bé hợp với phương
pháp nào, mục đích, mục tiêu nuôi dạy con trẻ của mẹ ra sao. Bản thân tôi cũng không quá chú trọng vào
cân nặng của trẻ, và cũng rất “hãi” để con phải rơi vào cảnh vừa ăn cơm vừa ăn quát.
Đã có thời gian từng sống và du học nước ngoài, tôi và chồng rất hâm mộ và ủng hộ các phương pháp
nuôi dạy trẻ của người phương Tây, đặc biệt là trong chuyện ăn uống của con. Khi Tép – con gái tôi đến
tuổi ăn dặm, chúng tôi đã thống nhất với nhau sẽ cho bé ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy Baby Led
Weaning (BLW). Tôi biết, đã từng có rất nhiều mẹ Việt biết đến phương pháp ăn dặm BLW này. Một số
e dè, một số ủng hộ. Ngay trong trường hợp của tôi, khi dự định cho bé ăn dặm tự chỉ huy, bản thân cũng
đã nhận được rất nhiều lời can ngăn. Tuy nhiên theo tôi, nếu ai đã từng thực hiên BLW thất bại và sai sót,
ấy là do bản thân mẹ chưa kiên nhẫn, kiên trì trong việc tập cho con, kiến thức nuôi con trang bị chưa đủ.
Tôi xin chia sẻ với các mẹ kinh nghiệm và trải nghiệm của chính bản thân mình khi bắt đầu cho con ăn
dặm tự chỉ huy.
Cần nói, lần đầu làm mẹ, lại quyết định nuôi con theo phương pháp “chẳng giống ai” này, tôi cũng khá lo
lắng. Theo tôi, để ăn dặm được theo phương pháp BLW, con cần đủ 6 tháng tuổi. Đó là thời điểm thích
hợp để bé có thể tự ngồi và khả năng cầm đồ vật cũng dần hoàn thiên. Tuy nhiên, đến thời điểm đó,
chúng tôi rất băn khoăn vì tại sao Tép chưa mọc răng. 6 tháng con chưa nhú răng liệu có thể ăn dặm BLW
được không? Sau khi tìm hiểu, tôi được biết, trẻ tập ăn dặm BLW không nhất thiết phải có răng để nhai.
Con hoàn toàn có thể nghiền thức ăn mềm bằng lợi của mình. Vậy là, tôi quyết tâm cho Tép bắt đầu ăn
dặm.

Trẻ sẽ phát huy tình yêu với ăn uống nhờ phương pháp BLW (ảnh minh họa)
Vật dụng ban đầu cũng chẳng cần gì nhiều. Chúng tôi sắm cho Tép một chiếc ghế ăn cao, có bàn ăn rộng
và vài cái yếm nhựa. Bỏ qua bột, bỏ qua thìa và những vật dụng lích kích khác như máy xay, bàn mài, tôi
chuẩn bị cho con ăn dặm ngay trên bàn với thức ăn như người lớn. Món đầu tiên tôi chế biến cho Tép là
khoai lang hấp mềm và chuối. Thời gian đầu, con chỉ gặm mút chút đỉnh. Suốt 2 tuần đầu mới tập, Tép
quăng tất cả, ko biết đưa lên miệng ăn. Tôi cũng hạn chế không để quá nhiều đồ ăn lên bàn của Tép để
tránh làm bé phân tâm. Càng không cố uốn tay con đưa thức ăn vào miệng. Tôi đã có những lúc cực lo sợ
khi thấy Tép cả ngày không ăn uống gì. Một mặt, tôi luôn niệm “thần chú” rằng ‘thức ăn cho trẻ tại thời
điểm này chỉ là làm quen’. Mặt khác, tôi vẫn cho con ti mẹ ngay sau đó. Dần dần, khi đã “chơi” chán với
thức ăn, Tép bắt đầu biết nhai và nuốt. Tất nhiên, chũng tôi cũng có những ngày vui và những ngày buồn.


Có hôm, Tép chẳng ăn gì chỉ toàn ti mẹ. Nhưng ngay sau hôm đấy, con như “phát cuồng” với món súp lơ
hấp mềm và miếng cá lọc xương mà tôi chuẩn bị cho bé.
Cũng phải nói, trẻ ăn theo phương pháp BLW sẽ rất dễ bị nôn ọe. Tép đã từng bị ọe tới 4 lần chỉ trong
một bữa ăn vì cố nhai quả lê. Tuy nhiên, nôn ọe khác với nghẹn và nghẹt thở. Trẻ ọe ra là một dấu hiệu
tốt. Con đang dần biết nhai và tập hình thành những phản xạ mới. Cơ thể và não bộ của bé sẽ dần tự biết
điều chỉnh để khiến trẻ nhai lâu và kỹ dần hơn qua mỗi lần ăn. Nếu Tép bị ọe ra mà vẫn tiếp tục ăn ngay
sau đó, tôi cũng không hề cấm cản. Để đảm bảo an toàn, tôi thường cho bé uống kèm chút nước khi ăn
các món nhiều chất bột như cơm nắm, khoai tây hấp…Đôi khi, tôi cũng thấy nguyên miếng rau xanh ngắt
Tép ăn buổi trưa “tái xuất” trong chiếc bỉm tôi thay cho bé. Điều này cũng hoàn toàn bình thường. Trẻ
nhỏ mới tập ăn, khi cơ thể không tiêu hóa hết, thức ăn sẽ được đẩy ra ngoài.
Khó khăn thì vô vàn như vậy nhưng kết quả tôi nhận được thì cũng vô cùng “ngọt ngào”. Tép giờ đây đã
11 tháng, con tự biết cầm thìa xúc cơm. Khả năng cầm nắm và điều khiển đôi tay của Tép thay đổi rõ rệt
là điều làm tôi tự hào nhất. Ngoài ra, nếu ăn dặm truyền thống dạy trẻ nuốt rồi với tập nhai thì BLW lại
giúp Tép tập nhai rồi hẵng tập nuốt. Trong khi con bạn bè tôi vẫn còn đang cơm nhá, cháo xay, Tép đã có
thể ăn thức ăn thô “rau ráu” cùng bố mẹ. Buổi sáng, con tự ăn bánh mì với trứng và pho mát. Buổi tối ăn
cơm, con đã biết xé nhỏ miếng lườn gà để ăn, biết cấu ngắt rau, dùng răng xé thức ăn thành mẩu nhỏ vừa
miệng. Trái cây thì tự cầm dĩa xiên rồi tự đút. Tôi cực hài lòng và thậm chí còn “mê mẩn” phương pháp
ăn dặm BLW. Vấn đề quan trọng nhất tôi cảm nhận được với BLW đó là cả tôi và Tép thì luôn tìm được


niềm vui trong từng bữa ăn.
Theo chia sẻ của độc giả ở địa chỉ mail hoangnguyen...@..........



×