Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Soạn bài tổng kết từ vựng tiếp theo (Từ tượng thanh và từ tượng hình)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.2 KB, 2 trang )

Soạn bài tổng kết từ vựng tiếp theo
I. Từ tượng thanh và từ tượng hình
a. Khái niệm
- Từ tượng thanh : Là từ được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sống động, có giá trị biểu cảm cao, thường được
dùng trong văn miêu tả tự sự.
- Từ tượng hình : Là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
b. Loài vật có tên gọi là từ tượng thanh : Chim cu, tắc kè, bò.
c. Các từ tượng hình trong đoạn văn : Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ. Những từ này có tác dụng mô tả
đám mây một cách cụ thể và sống động.
1. Các biện pháp tu từ từ vựng.
a. Khái niệm.
- Nói quá : là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để
nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
- Nói giảm, nói tránh : là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhỉ, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá
đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
b. Phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ trong « Truyện Kiều ».
- Ẩn dụ : Hoa, cách dùng để chỉ Thúy Kiều và cuộc đời của nàng, từ cây, lá dùng để chỉ gia đình của Kiều và
cuộc sống của họ. Câu thơ ý nói Kiều bán mình để cứu gia đình.
- So sánh : So sánh tiếng đàn của Kiều với tiếng hạ, tiếng suối, tiếng gió thoáng, tiếng trời đổ mưa diễn tả
những cung bậc khác nhau của âm thanh, của cảm xúc người thưởng thức.
- Nói quá : Thúy Kiều đẹp đến mức hoa liễu phải hờn ghen. Không chỉ đẹp mà còn tài. Tóm lại, Thúy Kiều
toàn vẹn cả tài lẫn sắc làm nghiêng nước, nghiêng thành. Cách nói quá nhằm gây ấn tượng về một nhân vật
tài sắc vẹn toàn.
- Nói quá : Quan âm, nơi Thúy Kiều bị Hoạn Thư bắt ra chép Kinh gần với phòng đọc sách của Thúc Sinh.
Tuy ở gần nhau « gang tấc » nhưng hai người lại cách trở « gấp mười quan san » diễn tả sự xa cách trong
cảnh ngộ của Thúc Sinh và Thúy Kiều.
- Chơi chữ : tài, tai.
c. Phân tích nghệ thuật độc đáo trong các câu.
- Dùng điệp ngữ « Còn » và từ nhiều nghĩa « say sưa » vừa uống rượu say vừa say đắm cô hàng xóm. Đó là
cách thể hiện tình cảm kín đáo.
- Nhân hóa : trăng nhân hóa thành người nhòm vào song cưa ngằm người. Nhờ biện pháp này mà tăng trong


thơ trở nên sống động, có hồn, gắn bó với con người.


- Ẩn dụ : Con là mặt trời của mẹ, là nguồn sống, nguồn ánh sáng nuôi dưỡng niềm tin của mẹ.
- So sánh hai phía của dãy Trường Sơn như hai con người, như anh và em, như hai miền đất Nam và Bắc, hai
hướng Đông và Tây của một dải rừng, luôn gắn bó keo sơn không gì chia cắt được.
- Ẩn dụ : Dùng sợi dây đàn để chỉ tâm hồn con người nhằm nói đến một tâm hồn rất nhảy cảm, dễ rung
động trước cuộc sống.
- Điệp ngữ và nhân hóa : Lặp lại « tre », « anh hùng ». Nhân hóa tre như người nhằm nhấn mạnh hình ảnh
cây tre và những chiến công của nó. Nhân hóa làm cho hình ảnh cây tre gẫn gũi với con người hơn, gây ấn
tượng với người đọc.
d. Nói quá.
Chưa ăn đã hết ; Một tấc đến trời ; Một chữ bẻ đôi không biết ; cười vỡ bụng ; Rụng rời chân tay ; Tức lộn
ruột ; Tiếc đứt ruột ; Ngáy như sấm ; Nghĩ nát óc ; Đứt từng khúc ruột.



×