Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Thừa kế thế vị theo quy định của bộ luật dân sự việt nam năm 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.14 KB, 87 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN VIẾT GIANG

THỪA KẾ THẾ VỊ THEO QUY ĐỊNH
CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM NĂM 2005

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2013

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN VIẾT GIANG

THỪA KẾ THẾ VỊ THEO QUY ĐỊNH
CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM NĂM 2005
Chuyên ngành : Luật dân sự
Mã số

: 60 38 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phùng Trung Tập


HÀ NỘI - 2013

2


Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và
trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính
xác và trung thực. Những kết luận khoa học của
luận văn ch-a từng đ-ợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Viết Giang

3


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU

1


Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỪA KẾ VÀ THỪA KẾ THẾ VỊ

6

1.1.

Khái quát chung về thừa kế

6

1.1.1.

Khái niệm thừa kế

6

1.1.2.

Quyền thừa kế

7

1.1.3.

Quan hệ pháp luật thừa kế

9

1.2.


Khái niệm thừa kế thế vị và những trường hợp phát sinh
thừa kế thế vị

10

1.2.1.

Khái niệm thừa kế thế vị

10

1.2.2.

Những trường hợp phát sinh thừa kế thế vị

11

1.3.

Khái quát quá trình phát triển các quy định pháp luật về
thừa kế thế vị ở Việt Nam

12

1.3.1.

Giai đoạn trước năm 2005

12


1.3.2.

Giai đoạn sau năm 2005

16

Chương 2: THỪA KẾ THẾ VỊ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT

18

DÂN SỰ VIỆT NAM NĂM 2005

2.1.

Nguyên tắc và điều kiện hưởng thừa kế thế vị

18

2.1.1.

Nguyên tắc hưởng thừa kế thế vị

18

2.1.1.1. Thừa kế thế vị không phát sinh trên cơ sở thừa kế theo di chúc

18

2.1.1.2. Người thừa kế phải là con cháu trực hệ của người chết trước
hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản


19

2.1.1.3. Người thừa kế thế vị phải là người còn sống vào thời điểm
mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa

20

4


kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết
2.1.1.4. Người thừa kế thế vị chỉ được hưởng phần di sản mà bố, mẹ
họ được hưởng nếu còn sống

22

2.1.2.

Điều kiện hưởng thừa kế thế vị

23

2.2.

Quan hệ pháp luật thừa kế thế vị

24

2.2.1.


Chủ thể thừa kế thế vị

24

2.2.2.

Di sản thừa kế thế vị

29

2.2.3.

Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế thế vị

31

2.3.

Các trường hợp được hưởng và loại trừ thừa kế thế vị

35

2.3.1.

Các trường hợp được hưởng thừa kế thế vị

35

2.3.1.1. Thừa kế thế vị theo quan hệ huyết thống


35

2.3.1.2. Thừa kế thế vị theo quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng

37

2.3.2.

Các trường hợp loại trừ thừa kế thế vị

42

2.3.2.1. Trường hợp vi phạm khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005

42

2.3.2.2. Trường hợp người thừa kế thế vị từ chối nhận di sản

48

2.3.2.3. Trường hợp người thừa kế thế vị bị truất quyền hưởng di sản

51

Chương 3:

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP

55


LUẬT VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ VÀ PHƢƠNG HƢỚNG
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ
THẾ VỊ TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005

3.1.

Thực trạng áp dụng các quy định về thừa kế thế vị ở nước ta

55

3.2.

Phương hướng hoàn thiện các quy định về thừa kế thế vị
trong Bộ luật Dân sự năm 2005

57

3.2.1.

Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định về thừa kế thế vị

57

3.2.2.

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về thừa kế
thế vị trong Bộ luật Dân sự năm 2005

72


KẾT LUẬN

78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

80

5


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Chế định thừa kế là một chế định quan trọng trong Bộ luật Dân sự
Việt Nam năm 2005, được Quốc hội khóa 11 Nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ ngày
01/01/2006. Chế định này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào quan hệ thừa kế - một
quan hệ pháp luật phổ biến trong đời sống xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, khi số lượng và giá trị tài sản của cá nhân
ngày càng lớn và đa dạng, phong phú thì cũng nảy sinh nhiều dạng tranh chấp
về thừa kế di sản do người chết để lại. Thừa kế có hai hình thức là thừa kế
theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Thừa kế thế vị là một trường hợp phát
sinh từ thừa kế theo pháp luật. Bộ luật Dân sự năm 2005 đã có quy định về
thừa kế thế vị, nhưng trong thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân các cấp thì
vấn đề giải quyết các vụ án liên quan đến thừa kế thế vị vẫn là một vấn đề
phức tạp mà không phải lúc nào Tòa án cũng có thể giải quyết được "thấu tình
đạt lý". Sở dĩ còn tồn tại những vấn đề này là do thừa kế thế vị liên quan đến

nhiều mối quan hệ như: quan hệ giữa cha mẹ với con đẻ, quan hệ giữa cha mẹ
nuôi và con nuôi, quan hệ giữa con riêng của vợ chồng với bố dượng, mẹ
kế… nên việc hiểu và áp dụng những quy định này trong việc giải quyết phân
chia di sản liên quan đến vấn đề thừa kế thế vị trên thực tế vẫn còn nhiều bất
cập về cả lý luận và thực tiễn.
Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: "Thừa kế thế vị theo
quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005" làm luận văn thạc sĩ luật
học để đáp ứng được yêu cầu về tính cấp thiết trong lý luận và trong thực tiễn
thi hành, áp dụng pháp luật. Trong một chừng mực nhất định, tác giả mong
muốn từ việc nghiên cứu đề tài này nhằm làm sáng tỏ thêm vấn đề về hiệu lực

6


điều chỉnh cũng như góp phần hoàn thiện hơn các quy phạm pháp luật về thừa
kế nói chung và thừa kế thế vị nói riêng ở nước ta.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thừa kế thế vị là một nội dung quan trọng trong các quy định pháp
luật về thừa kế. Liên quan đến vấn đề này từ trước đến nay đã nhiều cuốn
sách, công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau của các tác giả như: Luật
sư Lê Kim Quế có cuốn sách "Câu hỏi và giải đáp pháp luật về thừa kế"; Tiến
sĩ Đinh Văn Thanh và Luật sư Trần Hữu Biền có cuốn sách "Hỏi đáp về pháp
luật thừa kế"; Phó giáo sư, Tiến sĩ Phùng Trung Tập có 2 cuốn sách "Thừa kế
theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 từ trước đến nay" và
"Luật thừa kế Việt Nam"; Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện có cuốn sách "Bình luận
khoa học về thừa kế trong Bộ luật Dân sự Việt Nam"; Luận văn thạc sĩ của
Nguyễn Hồng Bắc về "Vấn đề thừa kế theo pháp luật ở Việt Nam"; Luận văn
thạc sĩ của Chế Mỹ Phương Đài về "Thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật
Dân sự Việt Nam"; Luận văn thạc sĩ của Lê Đức Bền "Thừa kế theo pháp luật
của cháu, chắt theo quy định của pháp luật Việt Nam"... Ngoài ra, còn có

nhiều bài viết được đăng tải trên các báo, tạp chí chuyên ngành luật như: Phó
giáo sư, Tiến sĩ Phùng Trung Tập có bài "Về việc cháu, chắt nội, ngoại thừa
kế thế vị và hưởng di sản thừa kế theo hàng của ông, bà nội ngoại, các cụ nội,
ngoại", Tạp chí Toà án số 24/2005; tác giả Thái Công Khanh có bài "Những
khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Điều 679 Bộ luật Dân sự về quan hệ
thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế", Tạp chí Tòa án nhân dân, số 16
năm 2006… Nhìn chung, những công trình nghiên cứu và các bài viết của các
tác giả nêu trên đều có ý nghĩa nhất định trong việc hoàn thiện hơn các quy
định của pháp luật hiện hành về thừa kế, nhưng chủ yếu mới dừng lại ở phạm
vi phân tích một số quy định về thừa kế trong Pháp lệnh thừa kế năm 1990
hay trong Bộ luật Dân sự năm 1995, Bộ luật Dân sự năm 2005, còn về vấn đề
thừa kế thế vị thì các công trình, bài viết trên mới chỉ đề cập đến như một
phần của công trình nghiên cứu hay chỉ xem xét ở một khía cạnh, góc độ nhỏ

7


lẻ, cá biệt mà chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên
sâu về nội dung quy định về thừa kế thế vị.
Việc chọn đề tài "Thừa kế thế vị theo quy định của Bộ luật Dân sự
Việt Nam năm 2005" để làm luận văn thạc sĩ luật học không có sự trùng lặp
nào đối với các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố. Tác giả tập
trung đi sâu nghiên cứu, làm sáng tỏ nội dung quy định về thừa kế thế vị theo
quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, trên cơ sở đó tìm ra những hạn chế,
bất cập trong các quy định này, từ đó đưa ra một số kiến nghị mang tính giải
pháp để góp phần hoàn thiện hơn những quy định pháp luật về thừa kế thế vị.
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về thừa kế thế vị: khái niệm, chủ thể
thừa kế thế vị, di sản thừa kế thế vị, quyền và nghĩa vụ của người thừa kế thế
vị, điều kiện và nguyên tắc hưởng thừa kế thế vị.

- Làm rõ sự hình thành và phát triển của các quy định về thừa kế thế vị
trong pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến nay.
- Phân tích các trường hợp được thừa kế thế vị và các trường hợp
không được thừa kế thế vị, so sánh các quy định về thừa kế thế vị trong Bộ
luật Dân sự năm 2005 với các quy định pháp luật trước đó về vấn đề này để
thấy được tính kế thừa, phát triển cũng như tồn tại, hạn chế trong việc áp dụng
các quy định về thừa kế thế vị.
- Làm rõ sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định về thừa kế thế vị.
- Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định về thừa
kế thế vị trong Bộ luật Dân sự năm 2005.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung quy định pháp luật về thừa kế
thế vị trong Bộ luật Dân sự năm 2005, có so sánh với các quy phạm pháp luật
liên quan đến vấn đề thừa kế thế vị ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử, tập

8


trung nghiên cứu các quy định từ năm 1995 đến nay, đặc biệt là quy định về
thừa kế thế vị của Bộ luật Dân sự năm 2005.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Việc nghiên cứu luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước
về pháp luật. Đặc biệt là các quan điểm của Đảng và Nhà nước về sở hữu tư
nhân, về thừa kế trong thời kỳ đổi mới, mở cửa và hội nhập.
Đề tài được hoàn thành dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Ngoài ra, tác giả còn sử
dụng một số phương pháp khác như: phương pháp thống kê, phương pháp
phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp...
6. Tính mới và những đóng góp của luận văn
Trên cơ sở phân tích nội dung quy định về thừa kế thế vị trong Bộ luật

Dân sự năm 2005, có so sánh với các quy phạm pháp luật liên quan đến vấn
đề thừa kế thế vị ở Việt Nam từ trước đó, tác giả nêu ra những bất cập còn tồn
tại trong quy định về thừa kế thế vị trong pháp luật hiện hành, đề xuất hướng
hoàn thiện quy định pháp luật về thừa kế thế vị.
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm cơ sở lý luận cho việc
sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về thừa kế trong Bộ luật Dân sự năm
2005 nói chung và quy định về thừa kế thế vị nói riêng. Luận văn đề ra các
giải pháp cụ thể hoàn thiện quy định pháp luật về thừa kế thế vị sẽ có ý nghĩa
thiết thực, giúp cho những người có thẩm quyền áp dụng pháp luật để giải
quyết tranh chấp liên quan đến thừa kế thế vị một cách đúng đắn nhất, bảo vệ
được quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:

9


Chương 1: Một số vấn đề về thừa kế và thừa kế thế vị.
Chương 2: Thừa kế thế vị theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam
năm 2005.
Chương 3: Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về thừa kế thế
vị và phương hướng hoàn thiện các quy định về thừa kế thế vị trong Bộ luật
Dân sự năm 2005.

10


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỪA KẾ VÀ THỪA KẾ THẾ VỊ


1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỪA KẾ

1.1.1. Khái niệm thừa kế
Mọi cá nhân đều có quyền để lại tài sản của mình cho người khác sau
khi chết. Thừa kế là tất yếu của xã hội tư hữu. Trong nghiên cứu của mình
Ph.Ăngghen đã viết:
Theo chế độ mẫu quyền, nghĩa là chừng nào mà huyết tộc
chỉ kể về bên mẹ và theo tập tục thừa kế nguyên thủy trong thị tộc
mới được thừa kế những người trong thị tộc chết. Tài sản phải để lại
trong thị tộc, vì tài sản để lại không có giá trị lớn, nên lâu nay trong
thực tiễn người ta vẫn trao tài sản đó cho những bà con thân thích
nhất, nghĩa là trao cho những người cùng huyết tộc với mẹ [1, tr. 79].
Theo quan niệm truyền thống, thừa kế được hiểu là việc người đang
còn sống thừa hưởng tài sản của người đã chết. Theo Từ điển Tiếng Việt thì:
"Thừa kế là hưởng của người chết để lại cho" [14, tr. 972]. Theo Từ điển Luật
học thì: "Thừa kế là sự truyền lại tài sản của người đã chết cho người khác
theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật" [45, tr. 486]. Từ điển giải
thích thuật ngữ luật học của Trường Đại Học Luật Hà Nội định nghĩa: "Thừa
kế là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho người còn sống" [42, tr. 123].
Như vậy, theo cách hiểu, định nghĩa trên thì bản chất của thừa kế
chính là sự dịch chuyển tài sản và quyền sở hữu tài sản của người chết cho tổ
chức, cá nhân có quyền hưởng thừa kế và người thừa kế trở thành chủ sở hữu
của tài sản được hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật. Đó là sự tiếp nối
giữa việc để lại di sản của người đã chết với việc nhận di sản của người còn
sống và sự tiếp nối này luôn làm phát sinh các quan hệ sở hữu về tài sản. Do

11



vậy, thừa kế và sở hữu luôn tồn tại song song, gắn bó và có quan hệ chặt chẽ
với nhau. Thừa kế là một phạm trù kinh tế vì nó luôn gắn với tài sản và quyền
sở hữu tài sản. Thừa kế cũng là một phạm trù pháp luật vì nó phản ánh và
điều chỉnh quan hệ xã hội trong việc dịch chuyển tài sản từ người chết sang
người còn sống. Phạm trù pháp luật và kinh tế lại mang tính lịch sử, phản ánh
đầy đủ bản chất của xã hội tư hữu, có giai cấp, nên thừa kế xuất hiện, tồn tại
cùng với sự xuất hiện, phát triển của xã hội có giai cấp và dựa trên cơ sở tư
hữu về tài sản (từ chế độ chiếm hữu nô lệ đến xã hội hiện đại ngày nay), thể
hiện quan điểm của một giai cấp nhất định trong xã hội có Nhà nước. Nhà
nước điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong xã hội bằng pháp luật, trong đó
có quan hệ thừa kế.
1.1.2. Quyền thừa kế
Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được
pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Quyền thừa kế có mối quan hệ chặt chẽ với
quyền sở hữu của cá nhân. Quyền sở hữu của cá nhân là cơ sở của việc thừa
kế. Hình thức sở hữu quyết định việc thừa kế trong xã hội. Quyền sở hữu là
cơ sở của quyền thừa kế, còn quyền thừa kế lại chính là căn cứ xác lập quyền
sở hữu mới. Quyền sở hữu và quyền thừa kế song song tồn tại trong một hình
thái kinh tế xã hội nhất định, nhưng thông thường thì pháp luật quy định cá
nhân có quyền sở hữu trước, sau đó pháp luật mới quy định cho họ quyền
thừa kế. Trong chế độ xã hội phong kiến và tư bản, giai cấp bóc lột chiếm hữu
tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội nên di sản họ truyền lại cho con cháu
không những là quyền lực kinh tế mà còn cả quyền lực chính trị để duy trì sự
áp bức bóc lột của giai cấp đó đối với giai cấp khác. Ở nước ta, quyền thừa kế
được coi là một phương tiện bảo vệ quyền sở hữu của công dân, củng cố quan
hệ hôn nhân gia đình...
Như vậy, có thể nói quyền thừa kế là một bộ phận của chế định thừa
kế. Nó bảo hộ quyền sở hữu của cá nhân đối với tài sản của mình. Thừa kế là

12



sự chuyển dịch tài sản từ người chết sang người sống. Do đó, về lý luận thì
quyền thừa kế được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc
dịch chuyển tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một
trình tự nhất định, đồng thời quy định phạm vi quyền và nghĩa vụ, phương
thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế.
Theo nghĩa hẹp thì quyền thừa kế là quyền của người để lại di sản và
quyền của người nhận di sản. Theo đó công dân có quyền để lại tài sản cho
người khác, nhận tài sản, từ chối nhận di sản, khởi kiện hoặc không khởi kiện
về thừa kế. Tuy nhiên, quyền thừa kế của công dân theo nghĩa hẹp này phải phù
hợp với các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng.
Quyền thừa kế vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính khách quan.
Theo nghĩa chủ quan: quyền thừa kế chính là quyền của con người,
quyền của người để lại di sản và quyền của người hưởng di sản. Người để lại
di sản có quyền lập di chúc, chỉ định người hưởng di sản, còn người hưởng di
sản có quyền nhận di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Theo nghĩa khách quan: quyền thừa kế được hiểu là một chế định
pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh quan hệ giữa người để lại di
sản với người hưởng di sản. Quyền thừa kế ở phương diện khách quan mang
tính quyết định đối với quyền thừa kế ở phương diện chủ quan. Nghĩa là, pháp
luật quy định cho cá nhân (chủ thể) trong quan hệ thừa kế được hưởng các
quyền và phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định.
Mỗi nhà nước có những quy định về vấn đề sở hữu và thừa kế khác
nhau. Quy định về thừa kế do quy định về sở hữu quyết định và thường tồn tại
một cách tương ứng với nhau. Mối quan hệ giữa sở hữu và thừa kế phát sinh
trong xã hội có liên quan mật thiết với nhau, song song tồn tại cùng nhau. Do
đó, quyền sở hữu và quyền thừa kế cũng có mối quan hệ hết sức mật thiết và
chặt chẽ. Pháp luật quy định chế độ sở hữu về tài sản của cá nhân, quy định
quyền của cá nhân đối với tài sản của mình, trong đó có quyền thừa kế. Vì


13


vậy, quyền thừa kế luôn mang bản chất giai cấp sâu sắc, luôn là phương tiện
để duy trì và củng cố quyền sở hữu.
Điều 631 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Cá nhân có quyền lập
di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa
kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật" [27]. Như
vậy, quy định này tôn trọng quyền tự định đoạt của cá nhân, trước khi chết họ
có quyền định đoạt tài sản của mình theo ý chí của họ thông qua việc lập di
chúc. Trường hợp người đó không thể hiện ý chí để định đoạt tài sản hoặc sự
định đoạt đó không phù hợp pháp luật thì di sản sẽ được chia theo quy định
của pháp luật. Pháp luật quy định quyền để lại thừa kế của cá nhân, đồng thời
quy định bất kỳ một cá nhân nào cũng có quyền hưởng di sản thừa kế. Việc để
lại di sản thừa kế và nhận di sản thừa kế là hai mặt đối lập nhưng thống nhất
với nhau và là hai yếu tố cấu thành nên quyền thừa kế, phản ánh quá trình
dịch chuyển tài sản của người chết sang người còn sống.
1.1.3. Quan hệ pháp luật thừa kế
Quan hệ pháp luật thừa kế là một loại quan hệ pháp luật, nhưng quan
hệ pháp luật thừa kế là một quan hệ pháp luật dân sự về tài sản giữa người có
quyền hưởng di sản và người không có quyền hưởng di sản. Do đó, quan hệ
pháp luật thừa kế cũng có chủ thể, khách thể và nội dung của nó. Các chủ thể
khi tham gia vào quan hệ pháp luật thừa kế đều hướng tới khách thể của quan
hệ này là di sản do người chết để lại và các chủ thể này đều có những quyền
và nghĩa vụ do pháp luật quy định. Dựa trên các quy định pháp luật về thừa kế
thì trong mỗi quan hệ pháp luật thừa kế, các chủ thể tham gia vào quan hệ này
lại có các quyền và nghĩa vụ khác nhau, phụ thuộc vào di sản do người chết
để lại hay nghĩa vụ tài sản do người chết để lại (nếu có). Do đó, di sản có vai
trò quan trọng trong quan hệ pháp luật thừa kế, là đối tượng để các chủ thể

hướng tới và là cơ sở để xác định các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi
tham gia quan hệ này. Theo quy định tại Điều 634 Bộ luật Dân sự năm 2005

14


thì: "Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết
trong khối tài sản chung với người khác" [27], mà theo quy định tại Điều 163
Bộ luật Dân sự năm 2005 thì "Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các
quyền tài sản" [27]. Do đó, di sản bao gồm tài sản riêng của người chết và
phần tài sản của người đó trong khối tài sản chung với người khác, là toàn bộ
vật, tiền, giấy tờ có giá thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết,
quyền về tài sản của người đó. Như vậy, quan hệ pháp luật thừa kế có đặc
điểm của quan hệ vật quyền, là một quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối.
1.2. KHÁI NIỆM THỪA KẾ THẾ VỊ VÀ NHỮNG TRƢỜNG HỢP PHÁT
SINH THỪA KẾ THẾ VỊ

1.2.1. Khái niệm thừa kế thế vị
Theo nghĩa triết tự thì thế vị là sự thay thế vị trí. Theo Từ điển Giải
thích thuật ngữ Luật học - Trường Đại học Luật Hà Nội thì "Thừa kế thế vị là
thừa kế bằng việc thay vị trí để hưởng thừa kế" [42, tr. 125]. Theo cách hiểu
trên thì thừa kế thế vị có thể được hiểu là việc một người theo quy định pháp
luật được thay thế vị trí của một người đã chết để hưởng di sản thừa kế của
một người khác chết sau người đã chết đó.
Nghiên cứu thừa kế dưới góc độ quan hệ pháp luật thì người thừa kế
phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, thực tế có trường hợp
người được thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di
sản. Pháp luật đã quy định việc dịch chuyển di sản thừa kế trong các trường
hợp này gọi là thừa kế thế vị.
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, thừa kế thế vị được quy định tại

Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005:
Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước
hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được
hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn

15


sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với
người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ
của chắt được hưởng nếu còn sống [27].
Theo quy định này, thừa kế thế vị thực chất là việc con thay thế vị trí
của bố hoặc mẹ để nhận thừa kế di sản từ ông nội, bà nội, ông ngoại, bà
ngoại, hoặc cụ nội, cụ ngoại, nếu bố hoặc mẹ chết trước hoặc chết cùng một
thời điểm với những người nói trên.
Ngoài ra, Bộ luật Dân sự năm 2005 còn quy định tại Điều 678 về quan
hệ thừa kế thế vị giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi: "Con nuôi và cha nuôi,
mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy
định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này" [27] và quy định tại Điều 679
về quan hệ thừa kế thế vị giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế: "Con riêng và
bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ
con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định
tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này" [27]. Theo các quy định này thì
con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau; con riêng và bố
dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ
con thì được thừa kế di sản của nhau, nếu đáp ứng được các điều kiện quy
định tại Điều 676, Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005.
1.2.2. Những trƣờng hợp phát sinh thừa kế thế vị
Theo quy định tại các điều luật nêu trên, thừa kế thế vị chỉ đặt ra với
các chủ thể là cháu, chắt và chỉ phát sinh trong trường hợp sau đây:

- Thừa kế thế vị của cháu: Phát sinh khi bố hoặc mẹ chết trước hoặc
chết cùng một thời điểm với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Chỉ khi
thuộc một trong hai trường hợp này thì con được thay vị trí bố hoặc mẹ để
hưởng di sản thừa kế, tức là cháu của người để lại di sản được hưởng thừa kế
di sản của ông bà.

16


- Thừa kế thế vị của chắt: Phát sinh trong khi ông bà chết trước cụ,
cha hoặc mẹ chết sau ông bà nhưng lại chết trước hay chết cùng thời điểm với
cụ - người để lại di sản. Do đó, tương tự như trường hợp thừa kế thế vị của
cháu, khi thuộc một trong các trường hợp này thì con của người cha hoặc
người mẹ đã chết đó (tức chắt của người để lại di sản) được hưởng phần di
sản mà cha hoặc mẹ của chắt (tức cháu của người để lại di sản) được hưởng
nếu như còn sống.
Tuy nhiên để được thừa kế thế vị thì cháu, chắt phải còn sống vào thời
điểm mở thừa kế. Những người thừa kế thế vị được hưởng phần di sản mà bố
hoặc mẹ mình (hoặc ông, bà) được hưởng nếu còn sống. Thừa kế thế vị phản
ánh đúng thực tế xã hội, bảo vệ trực tiếp quyền lợi của cháu, chắt để có thể
hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ. Quy định này hoàn toàn phù hợp với
bản chất "thế vị" của cháu, chắt đối với bố hoặc mẹ của mình để nhận di sản
thừa kế từ ông bà hoặc các cụ.
1.3. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ Ở VIỆT NAM

Thừa kế là một chế định pháp lý quan trọng trong pháp luật dân sự của
mỗi quốc gia. Theo các giai đoạn lịch sử khác nhau, với mỗi chế độ xã hội
khác nhau thì quy định pháp luật cũng có sự khác nhau và quy định về thừa kế
thế vị không phải là ngoại lệ. Ở nước ta, quy định về thừa kế thế vị xuất hiện

khá sớm và ngày càng được hoàn thiện qua từng giai đoạn lịch sử và ở mỗi
giai đoạn khác nhau thì quy định về thừa kế thế vị lại có những biểu hiện
riêng biệt. Có thể chia pháp luật thừa kế thế vị của Việt Nam thành hai giai
đoạn như sau: Giai đoạn trước năm 2005 và giai đoạn sau năm 2005.
1.3.1. Giai đoạn trƣớc năm 2005
Pháp luật về thừa kế xuất hiện từ rất sớm trong pháp luật Việt Nam.
Từ thời phong kiến, mỗi triều đại đều có những quy định về thừa kế trong hệ
thống pháp luật, nhưng quy định pháp luật về thừa kế thế vị thì chưa có. Khi

17


xã hội Việt Nam chuyển sang chế độ thực dân nửa phong kiến thì pháp luật
nước ta mang sắc thái hoàn toàn khác so với trước đó. Những biểu hiện trong
bản chất của pháp luật chính là tính giai cấp của nó và pháp luật Việt Nam
dưới thời Pháp thuộc là minh chứng cho điều này. Ở giai đoạn này, pháp luật
Việt Nam theo khuôn mẫu pháp luật của nước Pháp, pháp luật thừa kế trong các
văn bản luật dân sự của Việt Nam trong giai đoạn này cũng không nằm ngoài
điều đó. Quy định về thừa kế thế vị lần đầu tiên trong pháp luật Việt Nam là quy
định từ Điều 337 đến Điều 343 Dân luật Bắc Kỳ, từ Điều 332 đến Điều 338
Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật đều quy định: "Các con của người để lại di sản;
con trai, con gái được chia đều nhau. Nếu có người con nào chết trước thì con
cháu của người ấy thế vị". Theo các quy định nói trên thì thừa kế thế vị chỉ
đặt ra đối với hàng thừa kế thứ nhất. Theo các giai đoạn lịch sử, quy định về
thừa kế thế vị ngày càng được hoàn thiện ở các văn bản pháp luật sau này.
Sau năm 1945, quy định pháp luật về thừa kế thế vị ở nước ta bước
sang một bước ngoặt mới. Ngày 22/5/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành
Sắc lệnh số 97/SL sửa đổi bổ sung một số quy lệ và chế định trong dân luật
(sau đây gọi là Sắc lệnh 97) ghi nhận một số điểm quan trọng trong lĩnh vực
thừa kế nói chung và thừa kế thế vị nói riêng. Sắc lệnh 97 quy định con nuôi

có quyền lợi và nghĩa vụ như con đẻ, con nuôi không chỉ có quyền thừa kế
theo pháp luật của cha nuôi, mẹ nuôi mà còn có quyền thừa kế theo pháp luật
của cha đẻ, mẹ đẻ và của những người khác cùng huyết thống. Trên cơ sở đó,
sắc lệnh này quy định người đang là con nuôi của người khác mà chết trước
cha mẹ đẻ, thì các con của người đó được thừa kế thế vị. Có thể nói quy định
này là đóng góp và tiến bộ lớn nhất của sắc lệnh 97, thể hiện đúng bản chất
chế độ xã hội dân chủ, công bằng của Nhà nước ta sau Cách mạng tháng Tám
thành công.
Năm 1956, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 1742-BNC ngày 18/9/1956
(sau đây gọi là Thông tư 1742) để hướng dẫn một số vấn đề trong việc giải
quyết tranh chấp về thừa kế. Tuy thông tư này chưa quy định cụ thể về thứ

18


bậc thừa kế nhưng theo quy định tại Điều 4, Điều 5 của Thông tư này đã xác
định rõ vợ chồng hoặc các con của người chết là những người thừa kế hàng
đầu, cháu chắt của người chết có quyền thay mặt cho cha mẹ đã chết trước
ngày mở thừa kế. Như vậy, thông tư này quy định về thừa kế thế vị chỉ giới
hạn trong phạm vi những người thân thích bậc dưới thuộc dòng máu trực hệ,
tức là cháu, chắt của người để lại di sản.
Năm 1957, Chỉ thị số 772/CT-TATC ngày 10/07/1957 của Tòa án nhân
dân tối cao ra đời đã quy định không dùng pháp luật cũ làm căn cứ cho việc
xét xử của các tòa án kể từ năm 1957. Như vậy, đến thời điểm này không có
bất kỳ một văn bản pháp luật nào quy định về việc giải quyết những tranh
chấp liên quan đến thừa kế thế vị.
Năm 1968, Thông tư số 594/TT-NCLP ngày 27/08/1968 của Tòa án
nhân dân tối cao "Hướng dẫn giải quyết tranh chấp về thừa kế" (sau đây gọi là
Thông tư 594) ra đời để giải quyết yêu cầu thực tiễn xét xử. Thông tư này quy
định: "Trong hàng thừa kế thứ nhất, nếu người con lại chết trước người để lại

di sản, thì những con cháu người này được thay mặt bố, mẹ đã chết trước" [32].
Theo đó, người đang làm con nuôi người khác không được thừa kế thế vị
hưởng di sản của ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại trong trường hợp cha
mẹ đẻ của họ chết trước ông, bà. Nhưng con của người đang làm con nuôi của
người khác lại có quyền thừa kế thế vị nếu người con nuôi đó chết trước cha,
mẹ nuôi. Tuy nhiên, quy định này chỉ được pháp luật thừa nhận như một
nguyên tắc chứ không được coi là văn bản pháp luật quy định toàn diện và
khái quát về thừa kế nói chung và thừa kế thế vị nói riêng.
Năm 1980, Thông tư số 81/TT-TANDTC ngày 24/07/1981 của Tòa án
nhân dân tối cao ra đời đã hướng dẫn chi tiết về việc giải quyết các tranh chấp
liên quan đến thừa kế. Thông tư này chỉ quy định cháu được thừa kế thế vị bố,
mẹ để hưởng di sản của ông, bà mà không quy định thừa kế thế vị của chắt,
nhưng thông tư này thể hiện sự hoàn thiện hơn rất nhiều so với Thông tư 1742
và Thông tư 594 trong quy định về thừa kế thế vị do Thông tư 1742 và Thông

19


tư 594 chỉ quy định thừa kế thế vị trong phạm vi những người cùng dòng máu
trực hệ, còn Thông tư số 81 lại quy định thừa kế thế vị đối với cả con nuôi.
Năm 1990, Pháp lệnh Thừa kế ngày 30/8/1990 ra đời thì ở Việt Nam
mới có một văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao điều chỉnh riêng về lĩnh
vực thừa kế. Đây là một văn bản pháp luật quan trọng quy định về thừa kế thế
vị, bởi vì đây là lần đầu tiên thừa kế thế vị được quy định thành một điều luật
riêng với những bổ sung phù hợp với thực tế xã hội. Pháp lệnh Thừa kế đã
dành Điều 26 quy định về thừa kế thế vị như sau:
Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước
người để lại di sản, thì cháu được hưởng phần di sản mà cha, mẹ
của cháu được hưởng nếu còn sống, nếu cháu cũng đã chết trước
người để lại di sản, thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc

mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống [12].
Năm 1995, Bộ luật Dân sự đầu tiên của Việt Nam được ban hành.
Theo đó, quyền thừa kế của công dân Việt Nam được pháp điển hóa một cách
cụ thể. Chế định thừa kế trong Bộ luật Dân sự năm 1995 là sự kế thừa, sửa
đổi, bổ sung hầu hết các quy định của pháp luật thừa kế trước đó đặc biệt là
kế thừa Pháp lệnh thừa kế năm 1990. Theo đó, Điều 24 của pháp lệnh thừa kế
năm 1990 đã được sửa đổi, bổ sung thành Điều 678 Bộ luật Dân sự năm 1995.
Điều luật này quy định các trường hợp thừa kế theo pháp luật của Điều 24 của
pháp lệnh thừa kế 1990, nhưng có bổ sung thêm trường hợp: "Những người thừa
kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người lập di
chúc". Điều 680 Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định về thừa kế thế vị như sau:
"Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản
thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn
sống; nếu cháu cũng đã chết trước người để lại di sản thì chắt được hưởng
phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống" [23] Như
vậy, đây là quy định toàn diện nhất về thừa kế thế vị từ trước đó đến thời

20


điểm này (so với các Thông tư số 1742, Thông tư 594, Thông tư số 81 và
Pháp lệnh Thừa kế năm 1990). Bộ luật này chính là thành tựu lớn nhất của
pháp luật Việt Nam trong suốt 50 năm xây dựng và phát triển từ sau Cách
mạng tháng Tám năm 1945. Những nguyên tắc thừa kế quy định trong Bộ luật
này nhằm bảo vệ quyền bình đẳng, tự nguyện của công dân tham gia quan hệ
thừa kế di sản và quyền được hưởng di sản của những người thuộc diện thừa
kế theo pháp luật. Quyền thừa kế theo pháp luật của công dân được quy định
trong Bộ luật Dân sự năm 1995 là bước tiến quan trọng trong quá trình lập
pháp ở nước ta, khắc phục kịp thời sự thiếu tập trung, không đầy đủ của pháp
luật về thừa kế trong các giai đoạn trước đó.

1.3.2. Giai đoạn sau năm 2005
Bộ luật Dân sự năm 2005 được ban hành và có hiệu lực từ ngày
01/01/2006 là sự kế thừa và hoàn thiện Bộ luật Dân sự năm 1995 và quy định
về thừa kế thế vị trong Bộ luật này nói riêng. Theo quy định của Bộ luật Dân
sự năm 2005 thì thừa kế thế vị được quy định tại Điều 677 như sau:
Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước
hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được
hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn
sống; nếu cháu cũng đã chết trước hoặc cùng một thời điểm với
người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ
của chắt được hưởng nếu còn sống [27].
So với Bộ luật Dân sự năm 1995 thì Bộ luật Dân sự năm 2005 bổ sung
thêm quy định về trường hợp thừa kế thế vị của cháu, chắt khi cha hoặc mẹ
của cháu, chắt chết cùng một thời điểm với ông bà hoặc các cụ. Quy định bổ
sung này đã trực tiếp bảo vệ quyền và lợi ích của cháu, chắt và tránh được
trường hợp di sản của ông, bà hoặc các cụ được chia cho người khác. Điều
đáng nói là Bộ luật Dân sự năm 2005 còn có một số điều luật liên quan đến
quy định về thừa kế thế vị tại các Điều 641, Điều 678, Điều 679. Theo đó, bộ

21


luật này quy định con nuôi, con riêng cũng có quyền thừa kế thế vị của cha
mẹ nuôi và cha mẹ đẻ, của cha dượng và mẹ kế.
Có thể nói, sự ra đời của Bộ luật Dân sự năm 2005 đã đánh dấu mốc
quan trọng trong pháp luật thừa kế nói chung và quy định về thừa kế thế vị
nói riêng ở nước ta. Bộ luật này là sự đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn
khi nền kinh tế đất nước ta đang bước sang giai đoạn mới và có hàng loạt bộ
luật mới ra đời ở các lĩnh vực khác nhau như: Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000, Luật Đất đai năm 2003, Luật Đầu tư năm 2005... Từ khi ra đời có hiệu

lực pháp luật đến nay, các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 đã đi vào
thực tiễn cuộc sống. Những dự liệu trong các quy định về thừa kế thế vị của
bộ luật này đã thể hiện được bản chất của "Thừa kế thế vị", thể hiện được triết
lý nhân văn về thế vị của người Việt Nam là sự tiếp nối, chuyển dịch tài sản
từ thế hệ này sang thế hệ khác không chỉ dựa trên mối quan hệ huyết thống
mà còn dựa trên quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng. Tuy nhiên, ý thức pháp luật
luôn đi sau ý thức xã hội nên trong quá trình áp dụng các quy định của bộ luật
này đã biểu hiện một số hạn chế và nảy sinh những vướng mắc nhất định
trong thực tiễn xét xử. Đó là những hạn chế trong cách hiểu về việc quy định
tại Điều 677 có được coi là thế vị đến vô hạn hay không? có nên quy định
thừa kế thế vị vô hạn không? Đó là cách hiểu khác nhau về thừa kế thế vị
trong các trường hợp cụ thể của con nuôi, con riêng, con được sinh ra theo
phương pháp khoa học... Đó là cách hiểu khác nhau về thừa kế thế vị khi vi
phạm khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005. Nói khác đi, mặc dù thừa
kế thế vị chỉ là một chế định nhỏ của pháp luật thừa kế và Bộ luật Dân sự năm
2005 là một bộ luật khá hoàn thiện về lĩnh vực dân sự, trong đó các quy định
về thừa kế thế vị đã có những bước hoàn thiện rõ nét so với các quy định pháp
luật trước đó về vấn đề này, nhưng liên quan đến thừa kế thế vị vẫn còn khá
nhiều cách hiểu khác nhau cần được nghiên cứu, tìm hiểu để có cái nhìn tổng
quan hơn và góp phần hoàn thiện chế định này.

22


Chương 2
THỪA KẾ THẾ VỊ THEO QUY ĐỊNH
CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM NĂM 2005

2.1. NGUYÊN TẮC VÀ ĐIỀU KIỆN HƢỞNG THỪA KẾ THẾ VỊ


2.1.1. Nguyên tắc hƣởng thừa kế thế vị
Thừa kế thế vị là một phần của pháp luật thừa kế. Do vậy, thừa kế thế
vị phải phù hợp với các nguyên tắc chung của pháp luật nói chung và pháp
luật thừa kế nói riêng. Theo đó, thừa kế thế vị tuân theo 4 nguyên tắc cơ bản
sau đây:
- Thừa kế thế vị không phát sinh từ di sản chia theo di chúc.
- Người thế vị phải là con cháu trực hệ của người chết trước hoặc chết
cùng thời điểm với người để lại di sản.
- Người thừa kế thế vị phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc
sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi
người để lại di sản chết.
- Người thừa kế thế vị chỉ được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ
của họ được hưởng nếu còn sống.
2.1.1.1. Thừa kế thế vị không phát sinh trên cơ sở thừa kế theo di chúc
Nguyên tắc này có thể hiểu ngắn gọn là thừa kế thế vị chỉ đặt ra đối
với phần di sản chia theo pháp luật mà không phát sinh đối với quan hệ thừa
kế theo di chúc. Nói khác đi, con cháu của người chết trước hoặc chết cùng
thời điểm với người để lại di chúc không được thế vị cha, mẹ mình để hưởng
di sản thừa kế theo di chúc.
Nguyên tắc này được thể hiện rõ theo quy định tại điểm c khoản 1
Điều 675 Bộ luật Dân sự năm 2005: "Những người thừa kế theo di chúc đều

23


chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức
được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế" [27]
thì thuộc trường hợp thừa kế theo pháp luật. Ngoài ra, nguyên tắc này còn
được thể hiện tại Điều 641 Bộ luật Dân sự năm 2005 với quy định:
Trong trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của

nhau đều chết cùng một thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời
điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi là
chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di
sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường
hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 677 của Bộ luật này [27].
Như vậy, theo nguyên tắc này thì trong trường hợp người được thừa
kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì
con cháu của người đó không được thế vị để hưởng di sản đó. Di sản đó sẽ
được chia cho những người thừa kế khác thuộc hàng thừa kế theo pháp luật
của người để lại di chúc. Điều này hoàn toàn hợp lý, phù hợp với nguyên tắc
chung của pháp luật thừa kế là tôn trọng ý chí của người để lại di sản.
2.1.1.2. Người thừa kế phải là con cháu trực hệ của người chết
trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản
Đây là một nguyên tắc quan trọng bởi chỉ khi xác định được chính xác
chủ thể thế vị thì mới đảm bảo được việc chia thừa kế thế vị chính xác và bảo
đảm được đúng bản chất của thừa kế thế vị. Khái niệm "con" ở đây bao gồm
cả con đẻ, con nuôi, con riêng, con trong giá thú hay con ngoài giá thú... Điều
này được cụ thể hóa tại các Điều 678, Điều 679 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy
định quyền thừa kế thế vị của con nuôi đối với cha mẹ nuôi và của con riêng
đối với bố dượng, mẹ kế.
Mối quan hệ thừa kế thế vị trong pháp luật dân sự Việt Nam được xác
định dựa trên quan hệ huyết thống, quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng. Nói cách
khác, khái niệm "con" trong Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005 để chỉ tất cả

24


những người con thuộc hàng thừa kế thứ nhất và con riêng của người chết
trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản nếu giữa họ có quan hệ
chăm sóc, nuôi dưỡng. Còn cách hiểu đối với khái niệm "cháu" tại Điều 677

Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng tương tự cách hiểu này.
2.1.1.3. Người thừa kế thế vị phải là người còn sống vào thời điểm
mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã
thành thai trước khi người để lại di sản chết
Đây là nguyên tắc quan trọng và cơ bản đối với pháp luật thừa kế nói
chung và thừa kế thế vị nói riêng. Sở dĩ như vậy vì thừa kế là sự chuyển dịch
tài sản từ người chết sang cho người đang sống. Nếu người thừa kế không còn
sống vào thời điểm mở thừa kế thì việc chuyển dịch tài sản sẽ mất đi tính chất
và ý nghĩa của việc thừa kế.
Nguyên tắc này được quy định cụ thể tại Điều 635 Bộ luật Dân sự
năm 2005: "Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm
mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã
thành thai trước khi người để lại di sản chết" [27].
Theo đó, có hai vấn đề cần được hiểu rõ khi tiếp cận nguyên tắc này.
Đó là hiểu như thế nào về điều kiện người thừa kế thế vị "phải còn sống vào
thời điểm mở thừa kế" và "một thai nhi sẽ được thừa kế thế vị trong trường
hợp nào?"
Quy định điều kiện người thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở
thừa kế được coi là điều kiện cần, phản ánh năng lực chủ thể của người thừa
kế. Tuy nhiên, một người còn sống vào thời điểm mở thừa kế không đồng
nghĩa với việc người đó có đủ năng lực chủ thể thừa kế. Nói khác đi, đây chỉ
là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ của người thừa kế theo pháp
luật Việt Nam. Một người đang sống có thể không có năng lực chủ thể thừa
kế trong một số trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật. Theo quy
định tại Điều 14 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì mọi cá nhân đều có năng lực

25



×