Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Tác động của luật doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn luận văn ths luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ MẠNH HOÀN

Tác động của luật doanh nghiệp đối với
phát triển kinh tế nông thụn

luận văn thạc S LUT

Hà nội - 2005


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ MẠNH HOÀN

Tác động của luật doanh nghiệp đối với
phát triển kinh tế nông thụn
Mó s

: 6.01.05

luận văn thạc S LUT

Ngi hng dn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lan Hương

Hµ néi - 2005



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: YÊU CẦU ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI VIỆC THÀNH LẬP
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG .......5

1. Nguyên tắc pháp lý cho hoạt động của các doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường ...................................................................................... 5
2. Phát triển doanh nghiệp Hương trấn và kinh nghiệm điều chỉnh pháp
luật ởTrung Quốc ..................................................................................... 8
2.1 Phát triển doanh nghiệp Hương trấn ở Trung quốc .......................... 8
2.2. Kinh nghiệm cải cách và điều chỉnh pháp luật ở Trung quốc ..... 10
3. Tác động của chính sách đến sự điều chỉnh pháp luật về doanh
nghiệp ở Việt nam .................................................................................. 15
4. Chính sách cơng nghiệp hố nơng thơn và vai trị của pháp luật ở
nước ta .................................................................................................... 18
4.1. Chính sách cơng nghiệp hố nơng thôn.......................................... 18
4.2. Môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta.. 20
Tiểu kết ............................................................................................ 21
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO
KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH .......................................... 22

1. Quyền tự do kinh doanh ở nước ta..................................................... 22
2. Đa dạng hố các loại hình doanh nghiệp .......................................... 24
3. Về thủ tục thành lập doanh nghiệp .................................................... 27
4. Về đăng ký ngành, nghề .................................................................. 30
5. Quy định về vốn pháp định ............................................................... 32
6. Mở rộng đối tượng được quyền góp vốn vào doanh nghiệp ............ 33
Tiểu kết: ............................................................................................ 34
CHƯƠNG 3: KHẢO CỨU VỀ MỘT SỐ TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT DOANH
NGHIỆP TRÊN THỰC TẾ .................................................................................. 35



I. Khảo sát chung về tác động của Luật Doanh nghiệp ......................... 35
1. Tác động tích cực của việc đơn giản hoá thủ tục thành lập doanh
nghiệp ..................................................................................................... 35
1.1. Đăng ký kinh doanh ........................................................................ 35
1.2 Xoá bỏ giấy phép con ..................................................................... 37
1.3. Thành tựu thực hiện Luật Doanh nghiệp ....................................... 38
2. Những bất cập trong quá trình ban hành và thực thi Luật
Doanh nghiệp ......................................................................................... 41
2.1 Về thủ tục gia nhập thị trường ......................................................... 41
H.1 : Mười bước trước khi mua xe tải cho kinh doanh ......................... 44
2.2 Vấn đề mặt bằng kinh doanh .......................................................... 46
H.2: Hành trình tìm đất ......................................................................... 46
2. 3. Về việc huy động vốn kinh doanh ................................................. 50
2.4. Vấn đề phát sinh từ hệ thống hành chính quan liêu ....................... 52
2.5. Vấn đề các giấy phép con ............................................................... 58
H. 3: Cịn khổ vì giấy phép con.............................................................. 60
II. Khảo cứu về ảnh hưởng của Luật Doanh nghiệp và cơ chế thực
thi đến thành lập và hoạt động của doanh nghiệp ở địa bàn nông thôn. 62
1. Mô hình phát triển doanh nghiệp trong các làng nghề truyền thống
ở nơng thơn ............................................................................................ 63
1.1 Về duy trì và phát triển làng nghề nói chung .................................. 63
1.2.Khảo sát về mơ hình doanh nghiệp trong làng nghề Phùng Xá ...... 64
1.3 Khảo sát làng nghề rèn Đa Sỹ ........................................................ 66
2. Mô hình phát triển doanh nghiệp nơng thơn trong một số ngành
nghề nhất định mà doanh nghiệp lớn khơng có lợi thế tham gia
(khai thác thị trường ngách) ................................................................... 68
H.4: Nhỏ mà khơng nhỏ ......................................................................... 70
3. Mơ hình liên kết sản xuất kinh doanh .............................................. 71

3.1. Liên kết giữa sản xuất và thương mại ............................................. 71
3.2. Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn ... 73


4. Mơ hình phát triển doanh nghiệp dịch vụ, du lịch ở nông thôn ........ 75
5 . Đánh giá khảo cứu ........................................................................... 78
5.1 Bảo đảm thực hiện quyền tự do kinh doanh từ cấp chính quyền .. 78
5.2 Về sở hữu vốn của doanh nghiệp ................................................... 79
5.3 Vấn đề về quản trị doanh nghiệp ..................................................... 80
Tiểu kết ............................................................................................ 81
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VÀ CƠ CHẾ THI HÀNH ................................................................................. 82

1. Nhận xét chung ................................................................................. 82
2. Các kiến nghị cụ thể ........................................................................... 83
2.1 Cần phải ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
Doanh nghiệp ......................................................................................... 84
2.2 Nâng cao năng lực bộ máy hành chính nhằm tạo điều kiện cho
doanh nghiệp đầu tư kinh doanh ........................................................... 86
2.3. Nâng cao vai trò của các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, tạo sân
chơi bình đẳng cho doanh nghiệp dân doanh và hướng tới ban hành
Luật Doanh nghiệp (thống nhất)............................................................ 89
2.4 Tạo điều kiện để doanh nghiệp sử dụng các công cụ pháp luật
về huy động vốn...................................................................................... 92
2.5. Tăng cường hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp về nơng thơn93
TĨM TẮT VÀ KẾT LUẬN ......................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 100


MỘT SỐ CHỮ VIẾT TẮT THƯỜNG DÙNG


CNH-HĐH

Cơng nghiệp hố - hiện đại hố

CN-TTCN

Cơng nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp

CPH

Cổ phần hố

CTCP

Cơng ty cổ phần

CTTNHH

Cơng ty trách nhiệm hữu hạn

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DNV&N


Doanh nghiệp vừa và nhỏ

ĐKKD

Đăng ký kinh doanh

HP

Hiến pháp

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

KTTT

Kinh tế thị trường

LDN

Luật Doanh nghiệp 1999

NXB

Nhà xuất bản

PL

Pháp luật


PTNT

Phát triển nông thôn

QTDKD

Quyền tự do kinh doanh

TVEs

Các doanh nghiệp Hương trấn

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

WB

Ngân hàng thế giới


Tác động của Luật Doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nơng thơn

LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sử dụng công cụ pháp luật để dân chủ hoá nền kinh tế và thúc đẩy sự
gia tăng số lượng doanh nghiệp có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong quá trình
xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Đặc biệt, đối với nông thôn, với sự gia tăng của số lượng doanh nghiệp trong

tiến trình cơng nghiệp hố nơng thơn sẽ góp phần giảm bớt sự khác biệt về
trình độ phát triển giữa thành thị và nông thôn, sự phân hố xã hội nói chung.
Trong các văn bản pháp luật điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của
các doanh nghiệp được ban hành ở nước ta trong 10 năm gần đây, Luật
Doanh nghiệp được coi là một văn bản pháp lý có ý nghĩa quan trọng bậc
nhất. Luật Doanh nghiệp không chỉ là văn bản pháp luật thể hiện mơi trường
pháp lý bình đẳng của các doanh nghiệp mà cịn tác động đến sự hình thành
của hệ thống doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Sau khi Luật Doanh nghiệp được ban hành, số lượng doanh nghiệp đã
gia tăng khơng chỉ ở khu vực thành thị mà cịn ở khu vực nơng thơn thuộc các
tỉnh Hồ Bình, Bắc Kạn, Lai Châu, Bắc Giang, Thanh Hoá. Tại các địa
phương này, số DN đăng ký mới trong thời gian qua tăng từ 4 đến 8 lần so
với thời kỳ 1991-1999 [18]. Hầu hết các địa phương đều nhận định rằng, việc
thực hiện Luật Doanh nghiệp là biện pháp xố đói giảm nghèo căn bản và lâu
dài.
Ý nghĩa và vai trò của Luật Doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế
khu vực nơng thơn cịn được nhân lên gấp bội trong bối cảnh khu vực nông
thôn nước ta đang phải đối mặt với mn vàn khó khăn như diện tích đất canh
tác trên đầu người thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, năng suất lao động
thấp, tỷ lệ thất nghiệp và bán thất nghiệp cịn cao. Vì vậy, phát triển các loại
hình doanh nghiệp nhằm tạo việc làm, ổn định cuộc sống cho người nơng dân

Lê Mạnh Hồn – Cao học Luật Khoá VIII

1


Tác động của Luật Doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nơng thơn

ngay chính trên mảnh đất q hương họ theo hướng “ly nông bất ly hương” là

giải pháp tối ưu cho sự phát triển bền vững của khu vực nông thôn.
Luật Doanh nghiệp là cơ sở pháp lý để thành lập và hoạt động của các
loại hình doanh nghiệp, đồng thời là cơ sở để giám sát hoạt động của doanh
nghiệp. Sự khẳng định rõ ràng quyền tự do kinh doanh trong Luật Doanh
nghiệp tạo điều kiện dễ dàng cho thành lập doanh nghiệp; và mở rộng qui mơ
của doanh nghiệp nói chung, và địa bàn nơng thơn nói riêng. Tuy nhiên, Trên
thực tế vẫn tồn tại nhiều hiện tượng cản trở việc thành lập và hoạt động của
doanh nghiệp thơng qua các thủ tục hành chính, thuế, hải quan, mặt bằng sản
xuất, tín dụng v.v. Vấn đề đặt ra là pháp luật phải làm gì để giải quyết những
vướng mắc đó, tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng thực hiện quyền tự do
kinh doanh. Bởi vậy, việc nghiên cứu một số chế định trong Luật Doanh
nghiệp, và tác động của Luật Doanh nghiệp trên thực tế đối với sự phát triển
các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ở nơng thơn nói riêng là
rất cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về Luật Doanh nghiệp và vấn đề
về doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Về nghiên cứu Luật Doanh nghiệp dưới giác độ pháp lý có thể kể ra hai
cơng trình. Đó là “Quyền sở hữu tài sản của cơng ty” của tác giả Lê thị Châu.
Nghiên cứu này đã làm rõ bản chất pháp lý của mối quan hệ giữa cơng ty với
tài sản do các thành viên đóng góp vào cơng ty và mối quan hệ của cơng ty
với các bên thứ ba. Còn trong nghiên cứu “Một số vấn đề về quyền tự do
kinh doanh trong pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam” của tác giả TS. Bùi
Ngọc Cường, một số vấn đề đã được làm sáng tỏ như xác định nội dung của
quyền tự do kinh doanh, vai trò của pháp luật kinh tế trong việc đảm bảo
quyền tự do kinh doanh, thực trạng quyền tự do kinh doanh theo pháp luật

Lê Mạnh Hoàn – Cao học Luật Khoá VIII

2



Tác động của Luật Doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn

hiện hành ở Việt Nam, cũng như những định hướng và giải pháp cho việc
hoàn thiện pháp luật kinh tế nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh.
Nghiên cứu về cơng nghiệp hố nơng thơn đã được đăng tải trong cuốn
“Công nghiệp nông thôn Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” của TS.
Nguyễn Văn Phúc, và “Cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, bước đi, cơ chế
chính sách trong q trình CNH-HĐH nơng thơn” của TS. Vũ Năng Dũng.
Ngoài ra, vấn đề gia nhập thị trường và quản trị kinh doanh của doanh
nghiệp cũng được đề cập trong tài liệu “Cải cách quy định kinh doanh: Tổng
quan kinh nghiệm quốc tế” của Raymond Mallon, tài liệu này được chuẩn bị
với sự trợ giúp của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và tài trợ của
dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam.
Các cơng trình trên đây tuy đã đề cập đến những vấn đề pháp lý về Luật
doanh nghiệp và phân tích phát triển cơng nghiệp nơng thơn dưới giác độ
pháp luật và kinh tế, tuy nhiên, những nghiên cứu trên chưa cho thấy ảnh
hưởng của Luật Doanh nghiệp tới sự hình thành của hệ thống doanh nghiệp
và việc bảo đảm thực hiện quyền tự do kinh doanh trên thực tế. Chính vì vậy,
luận văn này được kỳ vọng sẽ góp thêm một hướng nghiên cứu mới vào kho
tàng nghiên cứu lý luận khoa học pháp lý của Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Phân tích một số chế định của Luật Doanh nghiệp và tác động của nó
tới q trình thành lập doanh nghiệp nói chung và ở khu vực nơng thơn nói
riêng. Tìm ra những bất cập nảy sinh trong quá trình thi hành Luật Doanh
nghiệp, và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện Luật Doanh nghiệp và cơ chế
thi hành.
4. Phạm vi nghiên cứu


Lê Mạnh Hồn – Cao học Luật Khố VIII

3


Tác động của Luật Doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn

Khảo cứu qui định Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật liên
quan, thực trạng thi hành Luật Doanh nghiệp và khảo cứu một số doanh
nghiệp được thành lập ở khu vực nông thôn tỉnh Hà tây.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp phương pháp nghiên cứu theo chủ nghĩa duy vật biện
chứng lịch sử với phương pháp phân tích, so sánh, khảo sát, tổng hợp và khái
quát hoá để làm rõ tác động của Luật Doanh nghiệp đối với sự hình thành của
các loại hình doanh nghiệp.

6. Kết cấu của luận văn
Cấu trúc của luận văn gồm lời nói đầu, bốn chương nội dung, phần kết
luận và danh mục các tài liệu tham khảo. Nội dung chính của các chương cụ
thể như sau:
Chương 1: Yêu cầu điều chỉnh pháp luật đối với việc thành lập và hoạt
động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Chương 2: Một số vấn đề pháp lý trong bảo đảm quyền tự do kinh
doanh theo Luật Doanh nghiệp.
Chương 3: Khảo cứu về một số tác động của Luật Doanh nghiệp trên
thực tế.
Chương 4: Một số kiến nghị về hồn thiện pháp luật và cơ chế thi hành.
Tóm tắt và kết luận


Lê Mạnh Hồn – Cao học Luật Khố VIII

4


Tác động của Luật Doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nơng thơn

Lê Mạnh Hồn – Cao học Luật Khoá VIII

5


Tác động của Luật Doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn

CHƢƠNG 1
YÊU CẦU ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI VIỆC THÀNH LẬP
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƢỜNG
1. Nguyên tắc pháp lý cho hoạt động của các doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trƣờng
Trong nền kinh tế thị trường, để hoạt động hiệu quả và khai thác được mọi
tiềm năng, nguồn lực của xã hội, các doanh nghiệp cần có một khung khổ,
hành lang pháp lý minh bạch, phù hợp. Chính vì vậy, nguyên tắc pháp lý cho
hoạt động của các doanh nghiệp là một nguyên tắc vô cùng quan trọng. Thực
tiễn ở Việt Nam và một số nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc trong
thời gian qua cho thấy vai trị của các chính sách của Đảng và Nhà nước giữ
vai trò định hướng cho sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp nói chung
và của xã hội nói riêng; tuy nhiên, hiệu quả tối ưu sẽ được tạo ra nếu các
chính sách đó được thể chế hố thành các đạo Luật cụ thể. Đây là một đòi hỏi
tất yếu của nền kinh tế thị trường và cũng là yêu cầu bắt buộc trong quá trình

hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Pháp luật có vai trị đặc biệt đối với sự phát triển của các loại hình doanh
nghiệp vì nó biến nhu cầu kinh doanh thành một quyền pháp định. Hơn nữa,
pháp luật thể chế hố quyền tự do kinh doanh thơng qua xác lập và đảm bảo
thực hiện, tạo điều kiện, tiền đề cho việc thực hiện quyền tự do kinh doanh.
Sự khác nhau giữa kinh tế kế hoạch hoá tập trung và kinh tế thị trường là ở
chỗ xác định cơ cấu sở hữu tư liệu sản xuất trong xã hội.
Trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, pháp luật chỉ thừa
nhận sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể nên trong nền kinh tế nuớc ta về cơ
bản chỉ có hai thành phần kinh tế; đó là kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể.

Lê Mạnh Hồn – Cao học Luật Khố VIII

6


Tác động của Luật Doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn

Thành phần kinh tế Nhà nước bao gồm các tổ chức kinh tế thuộc các ngành
kinh tế quốc dân do Nhà nước đầu tư vốn và quản lý, chủ yếu là các doanh
nghiệp, các xí nghiệp quốc doanh thuộc sở hữu Nhà nước. Thành phần kinh tế
tập thể bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập dưới mơ hình các hợp tác
xã trên cơ sở tự nguyện góp vốn của các thành viên, quyền sở hữu vốn thuộc
về tập thể các thành viên tham gia góp vốn. Hoạt động sản xuất kinh doanh
của các loại hình doanh nghiệp trên được điều chỉnh bằng các chỉ tiêu pháp
lệnh của Nhà nước. Điều này được lý giải bởi sự đơn điệu trong chế độ sở
hữu và các thành phần kinh tế, và cũng là nguyên nhân dẫn đến vai trị vơ
cùng mờ nhạt của sự điều chỉnh bằng pháp luật kinh tế giai đoạn này.
Từ năm 1986, nhất là vào đầu những năm 1990 đến nay, thực hiện đường
lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, các thành phần kinh tế ở Việt

Nam, nhất là kinh tế tư nhân phát triển ngày càng mạnh mẽ, đạt được những
thành tựu quan trọng và khẳng định vai trị của mình trong phát triển kinh tế
xã hội của đất nước. Phát triển kinh tế nhiều thành phần là giải pháp chính
giải phóng lực lượng sản xuất tồn xã hội, thu hút nguồn lực trong dân cư vào
sản xuất, kinh doanh.
Việc công nhận kinh tế tư nhân và sở hữu tư nhân cũng như quyền tự do
kinh doanh là một phần tất yếu và là nguyên tắc của quá trình phát triển nền
kinh tế thị trường. Kinh nghiệm ở nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, các
thành phần kinh tế sẽ tồn tại lâu dài trong nền kinh tế thị trường. Sự phát triển
đa dạng của các thành phần kinh tế sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển
hồn thiện, khơng mất cân đối, điều chỉnh kịp thời quan hệ cung cầu trên thị
trường. Các nhà kinh tế học đều khẳng định rằng: kinh tế thị trường là một
giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá. Trong lịch sử, chủ nghĩa tư bản
là phương thức sản xuất đầu tiên biết tổ chức nền kinh tế theo mơ hình kinh tế
thị trường và đạt được những thành công không thể phủ nhận. Ngày nay, kinh
tế thị trường được xác định là thành công chung của nhân loại. Để hình thành
Lê Mạnh Hồn – Cao học Luật Khoá VIII

7


Tác động của Luật Doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn

và phát triển nền kinh tế thị trường, việc công nhận, bảo hộ chế độ đa sở hữu,
trong đó có sở hữu tư nhân và phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, do các doanh nghiệp luôn là những
chủ thể của nền kinh tế.
Quyền được bảo đảm sở hữu đối với tài sản có tác động tích cực, mạnh mẽ
đến các quyền tự do khác như: tự do thành lập doanh nghiệp, tự do hợp đồng,
tự do cạnh tranh v.v… Mặt khác, quyền sở hữu tư liệu sản xuất đã tác động

tích cực, làm đa dạng, phong phú thêm các loại hình doanh nghiệp.
Từ những phân tích trên, có thể khẳng định việc thể chế hố các đường lối
chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần nói chung và các loại hình
doanh nghiệp dân doanh nói riêng bằng các đạo Luật cụ thể là một nguyên tắc
mang tính khách quan, tất yếu và là cơ sở của quá trình phát triển nền kinh tế
thị trường. Các đạo Luật này sẽ tạo ra một hành lang pháp lý thơng thống,
bình đẳng cho sự phát triển giữa các thành phần kinh tế, giúp khai thác triệt để
mọi tiềm năng, nguồn lực của xã hội. Đây cũng chính là nguyên tắc pháp lý
cho hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Để hồn thành vai trị là động lực cho sự phát triển của các loại hình doanh
nghiệp, pháp luật cần phải tạo ra được mơi trường thuận lợi, bình đẳng để các
thành phần kinh tế phát huy hết tiềm năng, phải bảo đảm được quyền tự do
kinh doanh và sự đa dạng về sở hữu trong thực tế. Muốn vậy, pháp luật cần
phải được tiếp tục hoàn thiện để tránh sự chồng chéo, bất hợp lý giữa các văn
bản; hướng tới thống nhất việc ban hành các đạo Luật theo phạm vi cần điều
chỉnh chứ không theo chủ thể cần điều chỉnh. Sớm tạo lập một hệ thống pháp
luật chung, bình đẳng và khơng phân biệt hình thức sở hữu; đặt các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế vào một “sân chơi” chung, đảm bảo sự
công bằng trong việc gia nhập thị trường và tôn trọng quyền tự do kinh doanh
đã được ghi nhận trong Hiến pháp và các chủ trương, đường lối của Đảng .

Lê Mạnh Hồn – Cao học Luật Khố VIII

8


Tác động của Luật Doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn

2. Phát triển doanh nghiệp Hƣơng trấn và kinh nghiệm điều chỉnh
pháp luật ở Trung quốc

2.1 Phát triển doanh nghiệp Hương trấn ở Trung quốc
Trung Quốc, với khoảng 75% dân cư sống ở nông thôn, được coi là
một trong những nước rất chú trọng phát triển kinh tế và công nghiệp nông
thôn. Vào năm 1978, khi Trung Quốc tiến hành cải cách kinh tế, khoảng 30%
dân số thuộc diện nghèo khổ [64], rút kinh nghiệm phát triển công nghiệp
trước đây, Trung Quốc chủ trương thực hiện một chương trình hành động lâu
dài với mục tiêu là phát triển mạnh mẽ công nghiệp theo hướng phân tán ở
các vùng nông thôn, và việc phát triển các doanh nghiệp Hương trấn. Quá
trình này đồng thời cũng được xem là q trình tăng trưởng mạnh mẽ tiềm lực
khoa học cơng nghệ ở nông thôn và thiết lập hệ thống kinh doanh hai tầng:
kinh doanh phân tán của các hộ nông dân và kinh doanh thống nhất của kinh
tế tập thể. Đây là sự đổi mới cơ chế quản lý và kinh doanh theo hướng tự do
hoá đời sống kinh tế.
Các doanh nghiệp Hương trấn được hình thành trong các cơng xã nhân
dân trước đây. Hình thức cơng xã ở Trung quốc cũng giống như các hợp tác
xã nông nghiệp và nhà máy do các địa phương quản lý [66]. Tuy nhiên, sự
hình thành và phát triển của các doanh nghiệp Hương trấn ở Trung Quốc và
các xí nghiệp địa phương ở nước ta có nhiều điểm khác nhau:
- Điều kiện hình thành và phát triển của chúng
Nếu như các xí nghiệp địa phương của Việt Nam được hình thành chủ yếu
từ nguồn vốn ngân sách, do các cơ quan chủ quản theo dõi và quản lý khá
chặt chẽ trong suốt thời kỳ bao cấp thì ở Trung Quốc, các doanh nghiệp
Hương trấn thường là các cơ sở sản xuất của các cơng xã, được đầu tư bằng
nguồn vốn tích luỹ của các công xã (mà quy mô nhiều khi cũng tương đương
với nhiều xã, thậm chí cả với huyện của ta) kết hợp với vốn góp của tư nhân,
nên có quyền tự chủ khá cao và hoạt động theo cơ chế thị trường khá sớm,
Lê Mạnh Hoàn – Cao học Luật Khoá VIII

9



Tác động của Luật Doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nơng thơn

thậm chí cịn trước cả khi Trung Quốc tiến hành cải cách kinh tế. Hơn nữa,
tuy ở những cấp tương đương trong hệ thống tổ chức, nhưng thực tế, quy mô
và tiềm lực của các doanh nghiệp Hương trấn ở Trung Quốc lớn hơn rất nhiều
so với các xí nghiệp địa phương ở nước ta.
- Nguyên tắc hoạt động
(i) Các doanh nghiệp Hương trấn đã được phép giữ lại lợi nhuận và tăng
năng suất đáng kể nhờ tái đầu tư.
(ii) Ban đầu họ được hưởng những điều kiện thuận lợi về thuế, được vay
vốn của các hợp tác xã tín dụng.
(iii ) Các doanh nghiệp được quyền tự do bán các sản phẩm của mình theo
giá cả thị trường.
(iv) Doanh nghiệp trả lương trực tiếp và dựa vào kết quả lao động.
- Mối quan hệ với Chính phủ và Chính quyền địa phương
Chính phủ Trung Quốc rất chú trọng giúp họ phát triển thành các công ty
lớn, các tập đoàn kinh tế - kỹ thuật mạnh, hoạt động đa ngành. Cịn các cơ
quan quản lý của chính quyền muốn đảm bảo các xí nghiệp thành cơng vì đây
là một nguồn thu ngân sách. Thực chất, các doanh nghiệp loại này là liên
doanh giữa chính quyền hương, trấn và tư nhân; tư nhân mượn cái vỏ của
chính quyền địa phương để tiện kinh doanh[44]. người kinh doanh chia sẻ lợi
ích với chính quyền, họ góp vốn, tổ chức kinh doanh; chính quyền địa phương
hỗ trợ các khoản vay và góp vốn bằng tài sản cơng. Chính vì lý do đó mà
nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét quyền lực công ở Trung Quốc đã hỗ trợ rất
đắc lực cho tư duy kinh doanh.
Cho tới cuối năm 1991, đã có 65.000 doanh nghiệp trong số các doanh
nghiệp Hương trấn của Trung Quốc có sản phẩm xuất khẩu sang các nước với
tổng kim ngạch xuất khẩu 18 tỷ USD; có 8.469 doanh nghiệp hợp tác liên
doanh với nước ngoài, tổng số vốn đầu tư là 5,4 tỷ USD. Sang tới năm 1992,


Lê Mạnh Hồn – Cao học Luật Khố VIII

10


Tác động của Luật Doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn

chỉ riêng 6 tháng đầu năm đã có thêm 3.100 doanh nghiệp hương trấn liên
doanh, hợp tác với nước ngoài, tổng số vốn đầu tư thêm là 1,5 tỷ USD [28].
Chính sự hình thành và phát triển của các cơng ty như thế đã góp phần to lớn
đến sự phát triển của các vùng ven biển như các tỉnh Giang Tô, Quảng Đông,
Triết Giang và một số khu vực ở Tây Tạng, Quảng Tây. Hiện nay, những
doanh nghiệp này tất nhiên khơng cịn là “doanh nghiệp Hương trấn” thuộc
công nghiệp nông thôn nữa.
Như vậy, điểm mấu chốt cho thành công ban đầu của các doanh nghiệp
Hương trấn (TVEs) không phải ở chỗ thay đổi sở hữu, mà ở phạm vi ảnh
hưởng của các lực lượng thị trường đối với q trình phát triển của chúng.
Ngồi ra cịn có sự quan tâm hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương.
2.2. Kinh nghiệm cải cách và điều chỉnh pháp luật ở Trung Quốc
Công cuộc đổi mới phát triển kinh tế đất nước của Trung Quốc những
năm qua đem đến cho Việt Nam rất nhiều bài học và kinh nghiệm quý báu
trong quá trình định hướng cải cách, do hai nước có những đặc điểm tương
đồng về văn hố - xã hội. Việc hồn thiện và thể chế hố các chính sách cải
cách, đổi mới của Trung Quốc đã qua nhiều giai đoạn, thể hiện những thực tế
khách quan mà đất nước này đã trải nghiệm qua. Chúng ta đều biết rằng, công
cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc được bắt đầu từ sau Hội Nghị Trung
ươmg 3 Khoá XI (1978), nhưng bước đột phá thực sự chỉ được tạo ra sau khi
Đại hội XIV Đảng Cộng sản Trung Quốc (1992) xác định mục tiêu cải cách
thể chế kinh tế ở Trung Quốc là xác lập nền kinh tế thị trường XHCN. Vấn

đề “kinh tế phi công hữu” đã trải qua nhiều bước phát triển về chủ trương,
chính sách. Nghị quyết Đại hội XIV quy định “Kinh tế cá thể, kinh tế tư
doanh… là bổ sung” [7]. Nghị quyết Đại hội XV (1997) nâng tầm quan trọng
kinh tế phi công hữu lên một bước: “Kinh tế phi công hữu là bộ phận cấu
thành quan trọng của nền kinh tế thị trường XHCN nước ta. Cần tiếp tục

Lê Mạnh Hồn – Cao học Luật Khố VIII

11


Tác động của Luật Doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn

hướng dẫn kinh tế phi công hữu gồm kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh
v.v…phát triển một cách lành mạnh”. Hiến pháp sửa đổi nước CHND Trung
Hoa năm 1999 cũng đã quy định Nhà nước bảo hộ quyền hạn và lợi ích hợp
pháp của kinh tế tư doanh. Đại hội XVI (2002) chủ trương “Thúc đẩy kinh tế
phi công hữu phát triển…”[6]. Như vậy, về chiến lược, chủ trương phát triển
kinh tế phi công hữu của Đảng cộng sản Trung Quốc là nhất quán. Hiến pháp
Trung Quốc đã nhiều lần sửa đổi, trong đó vai trị của kinh tế tư nhân ngày
càng được nâng cao, từ chỗ khẳng định sự tồn tại hợp pháp (1987), đến chỗ
coi là thành phần bổ sung (1988) và từ sau 1999 là thành phần quan trọng của
nền kinh tế. Quyết định của Hội nghị TW 3 Khoá XVI “Ra sức phát triển và
tích cực hướng dẫn kinh tế phi cơng hữu” là sự tiếp tục của chủ trương đó.
Sự nâng cấp về quan điểm và chủ trương đó là xuất phát từ thực tiễn
vai trị của kinh tế phi cơng hữu đã có bước phát triển quan trọng trong nền
kinh tế Trung Quốc những năm qua và sự cần thiết tăng cường vai trị của
kinh tế phi cơng hữu trong những năm tới.
Nhận thức được kinh tế thị trường càng phát triển thì việc xây dựng và
hồn thiện hệ thống pháp luật càng phải được tăng cường vì luật pháp là một

công cụ quan trọng để Nhà nước quản lý nền kinh tế nên Trung Quốc hết sức
coi trọng việc hoàn thiện hệ thống pháp luật. Từ khi cải cách đến năm 1997,
Trung Quốc đã thông qua 328 bộ luật và những văn bản liên quan. Quốc vụ
viện Trung Quốc đã ban hành 791 văn bản pháp quy hành chính. Các văn bản
này hầu hết nhằm duy trì trật tự thị trường, tăng cường điều tiết vĩ mô. Sau
khi gia nhập WTO, đầu năm 2002, Uỷ ban Nhà nước Trung Quốc đã rà soát
và bãi bỏ 830 văn bản và sửa đổi 323 văn bản pháp luật, đặc biệt là sửa đổi
các luật như Luật Liên doanh nước ngoài, Luật Công ty… cùng các văn bản
pháp lý liên quan [49]. Đây là một khía cạnh cho thấy nỗ lực hồn thiện hệ
thống điều tiết vĩ mơ, thích ứng với các điều kiện của nền kinh tế thị trường

Lê Mạnh Hoàn – Cao học Luật Khoá VIII

12


Tác động của Luật Doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn

và hội nhập quốc tế. Những thành cơng trong thời gian qua của Trung Quốc
về sự hồn thiện của hệ thống điều tiết vĩ mô và tác động của thành công này
trong thực tiễn sẽ là những kinh nghiệm tham khảo hữu ích cho Việt Nam
trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường và đẩy mạnh hội nhập kinh tế
quốc tế.
Với chủ trương “nắm lớn, buông nhỏ”, “Quốc thoái, dân tiến” được thể
hiện trong các chủ trương chính sách của Đảng và thể chế hố trong các văn
bản pháp luật, đặc biệt là Luật Công ty, hoạt động sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc, đặc biệt các doanh nghiệp khu
vực nơng thơn có vai trị quan trọng, và ngày càng có tác động lớn đến cơng
cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc. Trong tổng giá trị sản lượng cơng
nghiệp tồn quốc, tỷ trọng giá trị sản lượng của các DNNN giảm mạnh từ

76% năm 1980 xuống còn 28,2% năm 1999. Đồng thời với sự suy giảm này
là sự gia tăng tương ứng của khu vực phi Nhà nước trong đó có kinh tế dân
doanh – hầu hết có quy mô vừa và nhỏ. Kinh tế tư nhân phát triển đã mở ra
mối liên hệ với thị trường ở mức độ khá rộng. Vì vậy, sự phát triển của kinh
tế tư nhân đã đẩy nhanh sự ra đời và phát triển của các thị trường khác như thị
trường vốn, thị trường nguyên vật liệu, thị trường sức lao động… Khơng
những thúc đẩy làm cho hệ thống thị trường có quy mơ ngày càng lớn mà cịn
tạo ra những điều kiện có lợi cho việc phát triển và khai thác thị trường mạnh
mẽ hơn.
Quan hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp ở Trung Quốc được thể hiện
trong mơ hình: “Chính phủ nhỏ, xã hội lớn”. “Chính phủ nhỏ” là Chính phủ
tập trung vào những cơng việc then chốt, có ý nghĩa quyết định đối với sự
phát triển ổn định, có hiệu quả của tồn bộ nền kinh tế, chứ khơng ôm đồm,
làm những việc không phải của mình. Nhà nước không can thiệp vào các
công việc cụ thể của doanh nghiệp. “Xã hội lớn” là phát huy mạnh mẽ quyền

Lê Mạnh Hồn – Cao học Luật Khố VIII

13


Tác động của Luật Doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn

tự chủ, và tự quản lý của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, đoàn thể; đảm
bảo cho các doanh nghiệp quyền tự chủ kinh doanh.
Theo thống kê, trong 25 năm cải cách mở cửa, kinh tế Trung Quốc tăng
trưởng bình quân 9% trong khi kinh tế cá thể và tư doanh tăng bình quân hàng
năm trên 20%; năm 1979 mới chỉ đóng góp 1%, đến năm 2001 đã đóng góp
20% vào GDP của Trung Quốc. Trong những năm 80, kinh tế tư nhân ở
Trung Quốc phát triển mạnh về cả số lượng và hiệu quả, họ đã tích luỹ được

một số vốn nhất định. Sau khi nhà nước ban hành chính sách khuyến khích
phát triển, mở rộng quy mô sản xuất; cho phép các hộ cơng thương cá thể
được thành lập các xí nghiệp tư doanh và các xí nghiệp được th mướn
nhiều nhân cơng, từ đó các xí nghiệp này phát triển ngày càng sơi động. Năm
1988, Trung Quốc có 12,6 triệu doanh nghiệp được coi là kinh doanh cá thể
và 225.000 doanh nghiệp lớn hơn được gọi là doanh nghiệp tư nhân [41].
Trong những năm 90, khu vực kinh tế tư nhân ở Trung Quốc phát triển rất
mạnh, phạm vi hoạt động mở rộng, khối lượng kinh doanh tăng cao. Năm
1996, số hộ đăng ký hoạt động kinh doanh tư nhân đạt 27,856 triệu; trong đó
số hộ cơng thương cá thể chiếm 97%, xí nghiệp tư doanh chiếm 3% (819.000
doanh nghiệp); số người làm việc trong khu vực này lên tới gần 62 triệu
người. Tính đến tháng 11 năm 1999, Trung Quốc có 1,486 triệu doanh nghiệp
tư nhân, số vốn đăng ký của khu vực này cũng liên tục phát triển và tăng cao
qua từng năm.
Để tạo điều kiện về nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, đặc biệt là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Chính phủ Trung Quốc đã nới lỏng một số
chính sách đang hạn chế việc di chuyển lao động. Việc nới lỏng này giúp
Trung Quốc có một thị trường lao động thực sự, giúp doanh nghiệp thuận lợi
hơn trong việc tuyển dụng cán bộ. Đối với việc buông lỏng các doanh nghiệp
nhỏ, Đại hội XV yêu cầu phải đi sâu hơn nữa và chỉ rõ phương sách thực
hiện; khuyến khích các doanh nghiệp ngồi quốc doanh tham gia vào hoạt

Lê Mạnh Hồn – Cao học Luật Khố VIII

14


Tác động của Luật Doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn

động của các doanh nghiệp Nhà nước thông qua các hoạt động mua bán, sáp

nhập, cho thuê, đóng cổ phần, nới lỏng hạn chế tỷ lệ cổ phiếu do Nhà nước
nắm giữ. Theo con số điều tra tình hình việc làm của người lao động ở 66
thành phố trên tồn quốc, có 65,2% số lao động mất việc làm trong doanh
nghiệp Nhà nước đã tìm được việc làm trong các doanh nghiệp cá thể và tư
doanh. Nhờ chính sách nhất quán, hệ thống pháp luật phù hợp, kinh tế tư nhân
Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ; đóng góp quan trọng vào
q trình phát triển đất nước nói chung. Trong hoạt động kinh tế, kinh tế tư
nhân luôn bám sát với nhu cầu thị trường, góp phần tạo ra nguồn của cải vật
chất ngày càng rồi rào cho xã hội. Trong công nghiệp, từ chỗ hầu như chưa có
gì, đến nay tỷ trọng giá trị sản lượng của công nghiệp dân doanh khoảng 13%
[49]. Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường và cải cách mạnh mẽ các
xí nghiệp quốc hữu, Trung Quốc đang đứng trước một khó khăn lớn đó là dư
thừa lao động. Nhà nước không thể tăng đầu tư để thu hút toàn bộ lao động dư
thừa trong xã hội, cũng chưa thể sắp xếp lại toàn bộ sức lao động xã hội. Kinh
tế dân doanh đã tạo ra môi trường và điều kiện mới giúp giải quyết được một
khối lượng lớn việc làm cho người lao động, thúc đẩy hoàn thiện thị trường
sức lao động, đưa kinh tế thị trường phát triển lên mức cao hơn.
Trong quá trình cải cách của mình, Trung Quốc ln đánh giá cao tầm
quan trọng của mối quan hệ thành thị – nông thôn, nông nghiệp – công nghiệp
trong nền kinh tế quốc dân. Xây dựng thị trường thống nhất giữa thành thị và
nông thôn có vai trị lớn trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Chỉ có
hiện đại hố nơng thơn mới có thể thực hiện hiện đại hố tổng thể; việc phát
triển các xí nghiệp hương trấn nhằm thu hút lao động dư thừa và cải thiện
dịch vụ tiền tệ nông thơn là một phần của chiến lược đó. Nhiều học giả Trung
Quốc cho rằng: sự phát triển của các xí nghiệp hương trấn đã tăng cường mối
quan hệ giữa thành thị và nơng thơn, thúc đẩy q trình “nhất thể hố thành
thị – nơng thơn”. Đầu thập niên 90, cơng cuộc cải cách chính sách thúc đẩy

Lê Mạnh Hồn – Cao học Luật Khoá VIII


15


Tác động của Luật Doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn

lao động nông thôn sang các hoạt động phi nông nghiệp bắt đầu được tiến
hành. Trung tâm của cải cách là chiến dịch “ly nông bất ly hương”, trong đó
các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã khuyến khích người lao động nơng thơn tìm
việc làm ở những thị trấn lân cận chứ không phải ở các thành phố. Chính sách
này được ủng hộ vì một lượng lớn lao động ở nông thôn muốn tăng cơ hội
việc làm mà không đe doạ đến sự ổn định của khu vực thành thị. Tốc độ tăng
nhanh của việc làm phi nông nghiệp giúp giảm sức ép về lực lượng lao động
dư thừa trong khu vực nông nghiệp. Giai đoạn 1985 – 1999, lao động nơng
thơn có việc làm ở các doanh nghiệp nông thôn địa phương tăng từ 67 triệu
đến 127 triệu [26]. Điều này góp phần quan trọng vào đẩy mạnh phát triển
kinh tế nơng thơn nói riêng và kinh tế đất nước nói chung.
Tổng kết những bài học kinh nghiệm mà Trung Quốc đã trải qua, có thể
rút ra hai điểm cơ bản, đó là:
(1). Điều chỉnh pháp luật chậm hơn, nhưng nhờ có chính sách thơng
thống và sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, doanh nghiệp đã tồn tại và
phát triển; mặc dù Luật Công ty ra đời muộn, nhưng là cơ sở để doanh nghiệp
hoạt động và mở rộng quy mơ. Việc hồn thiện các chính sách của Đảng và
thể chế hố các chính sách đó bằng các đạo luật (đặc biệt là Luật Cơng ty) tạo
điều kiện cho kinh tế tư nhân có bước phát triển vượt bậc và đóng góp quan
trọng vào tăng trưởng kinh tế đất nước.
(2).Nơng thơn giữ vai trị vơ cùng quan trọng, nên chiến lược phát triển
kinh tế đất nước không thể tách rời với chiến lược phát triển kinh tế nông
thôn; việc phát triển kinh tế nông thôn Trung Quốc những năm qua được thực
hiện rất thành công qua việc tạo việc làm phi nông nghiệp thông qua phát
triển các doanh nghiệp nông thôn vừa và nhỏ (doanh nghiệp Hương trấn) theo

chủ trương “ly nông bất ly hương”.

Lê Mạnh Hồn – Cao học Luật Khố VIII

16


Tác động của Luật Doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nơng thơn

Những điểm trên có ý nghĩa gợi mở quan trọng với công cuộc cải cách
của Việt Nam hiện nay; nó khẳng định rằng con đường cải cách mà chúng ta
đang tiến hành hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với quy luật khách quan; cho
chúng ta thêm lịng tin trên con đường đổi mới phía trước.
3. Tác động của chính sách đến sự điều chỉnh pháp luật về doanh
nghiệp ở Việt nam
Nhìn lại quá trình 20 năm đổi mới, việc phát triển doanh nghiệp và kinh
tế dân doanh đã trải qua 3 điểm mốc quan trọng mang tính đột phá.
Đột phá thứ nhất là những đổi mới được ghi nhận trong Nghị quyết
Đại hội lần thứ VI năm 1986 của Đảng [1]. Sự đổi mới tư duy có tính đột phá
đó đã mở đường cho sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân nói riêng và kinh
tế nhiều thành phần nói chung, xuất phát từ yêu cầu cấp bách của đời sống xã
hội vào thời điểm đó.
Mốc thay đổi có tính đột phá thứ hai là ngày 21 tháng 12 năm 1990,
Quốc hội khoá VIII nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thơng qua
hai đạo Luật quan trọng - Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân. Trong
gần 10 năm triển khai thực hiện, hai đạo Luật này và các văn bản hướng dẫn
thi hành đã tạo cơ sở pháp lý cho các loại hình doanh nghiệp ngồi quốc
doanh như cơng ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư
nhân phát triển.
Cùng với Hiến pháp năm 1992, Luật Đất đai 1993 (sửa đổi bổ sung

năm 1998, 2001 và 2003), Luật Khuyến khích đầu tư trong nước 1994 (sửa
đổi 1998 và Nghị định 51 tháng 7/1999), Luật Thuế giá trị gia tăng 1997 (sửa
đổi, bổ sung 2003), Luật Thương mại v.v. Các đạo Luật này đã góp phần to
lớn trong việc giải phóng lực lượng sản xuất, phát huy nội lực phục vụ sự

Lê Mạnh Hồn – Cao học Luật Khố VIII

17


Tác động của Luật Doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn

nghiệp phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, thúc đẩy nhanh thời kỳ
chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu sang cơ chế thị trường.
Tuy nhiên, giữa năm 1997, khủng hoảng kinh tế khu vực xảy ra, nền
kinh tế khu vực bị suy giảm nghiêm trọng. Yêu cầu đẩy mạnh cải cách, gồm
cả cải cách, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân nổi lên và trở thành
chương trình nghị sự trong các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Bên
cạnh đó, do được xây dựng trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, nên trước
sự phát triển của nền kinh tế sau 15 năm đổi mới, nhiều nội dung của hai đạo
Luật trên đã tỏ ra bất cập, không đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh hoạt động
của các loại hình doanh nghiệp trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH. Vì vậy,
việc sửa đổi, bổ sung Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân trở nên cấp
thiết nhằm tiếp tục hồn thiện mơi trường kinh doanh, phát huy nội lực phục
vụ sự nghiệp phát triển đất nước theo hướng dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh.
Đáp ứng nhu cầu đó, điểm mốc đột phá thứ ba hình thành. Hội nghị
Trung ương 6 (lần 1) khố VIII đã nhấn mạnh việc hồn thiện mơi trường
kinh doanh, hồn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng một hệ thống chung áp
dụng cho các chủ thể kinh doanh không phân biệt các thành phần kinh tế [3].

trên cơ sở hợp nhất có sửa đổi, bổ sung Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp
tư nhân, ngày 1/06/1999, Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội khoá X nước
Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam thơng qua và có hiệu lực thi hành từ
ngày 1/1/2000. Luật Doanh nghiệp với nhiều nội dung đổi mới đã cải thiện
một bước to lớn môi trường kinh doanh ở Việt Nam, cải cách một bước quan
trọng thủ tục hành chính, giúp các doanh nghiệp yên tâm hơn khi đầu tư vào
quá trình sản xuất kinh doanh.
Nhìn chung, so với Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty 1990,
Luật Doanh nghiệp 1999 đã thực sự tạo ra một bước đột phá quan trọng trong

Lê Mạnh Hồn – Cao học Luật Khố VIII

18


Tác động của Luật Doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nơng thơn

hồn thiện cơ sở pháp lý đối với việc thành lập và hoạt động của các loại hình
doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp dân doanh. Điểm nổi bật ở đây là các
quyền tự do kinh doanh đã được thể chế hoá. Nhà nước tạo ra cơ chế để người
dân thực sự được hưởng và thực hiện được các quyền do pháp luật qui định.
Hơn thế nữa, sự tồn tại của các thành phần kinh tế lại được Đại hội lần thứ IX
của Đảng khẳng định các thành phần kinh tế, gồm cả kinh tế tư nhân kinh
doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị
trường xã hội chủ nghĩa. Hay nói cách khác, hiện tại và trong tương lai,
doanh nghiệp dân doanh là một bộ phận cấu thành không thể thiếu được của
nền kinh tế, bởi vậy, pháp luật cần phải hồn thiện hơn nữa để khuyến khích
các nhà đầu tư thành lập nhiều doanh nghiệp.
4. Chính sách cơng nghiệp hố nơng thơn và vai trị của pháp luật ở
nƣớc ta đối với phát triển kinh tế nông thôn

4.1. Chính sách cơng nghiệp hố nơng thơn
Từ sau khi ban hành chính sách đổi mới năm 1986, Đảng và Nhà nước
đã nhiều lần khẳng định: phát triển tồn diện nơng thơn khơng chỉ là nhiệm vụ
kinh tế mà cịn là vấn đề chính trị - xã hội có ý nghĩa chiến lược lâu dài đối
với sự phát triển của đất nước.
Phát triển công nghiệp nông thôn, thông qua sự phát triển của các
doanh nghiệp nông thôn được coi là biện pháp phù hợp với những xu hướng
mới hình thành trong đời sống và kinh doanh hiện đại, chuyển đổi xu hướng
thiên về quy mô lớn thành xu hướng phát triển kinh doanh ở quy mô vừa và
nhỏ, xu hướng đa dạng hoá nhu cầu và thị trường. Đồng thời để khai thác các
tiềm năng sẵn có, các thế mạnh của từng vùng, từng địa phương nhằm phát
triển đất nước.
Tốc độ phát triển nông nghiệp truyền thống không thể theo kịp yêu cầu
nâng cao mức sống tối thiểu. Việc phát triển nơng nghiệp theo chiều sâu, phát

Lê Mạnh Hồn – Cao học Luật Khoá VIII

19


×