1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KINH TẾ - KHOA KT&KDQT
TIỂU LUẬN
TÁC ĐỘNG CỦA FDI CARBON THẤP (LCF) TỚI PHÁT
TRIỂN KINH TẾ ÍT CARBON Ở NƯỚC CHỦ NHÀ VÀ
YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THU HÚT LCF
Giảng viên: TS. Nguyễn Kim Anh
Học viên: Nguyễn Mỹ Hương
Phạm Thị Hoa
Hoàng Xuân Diễm
Hà nội, tháng 5 năm 2012
2
MỤC LỤC
Chữ cái viết tắt
CDM Clean Development Mechanism (Cơ chế phát triển sạch)
CERs Certified Emission Reductions (Chứng chỉ giảm phát thải)
ET Emission Trading (Buôn bán phát thải)
EUROSTAT European statistic (cơ quan thống kê châu âu)
GHG Greenhouses Gases (Khí gây hiệu ứng nhà kính)
IMF International Monetary Fund (Quỹ tiền tệ quốc tế)
ISO Internaitonal organization for standardisation (Tổ chức quốc tế về
tiêu chuẩn hóa)
JI Joint Implementation (Đồng thực hiện)
3
LCF Low-Carbon foreign direct investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài
trong lĩnh vực carbon thấp)
OCEC Orange County Engineering Council
OECD Organization for Economic Cooperation & Development (Tổ chức
hợp tác và phát triển kinh tế)
RMUs Retail Merchandise Units
R&D Research and Development (Nghiên cứu và phát triển)
TNCs Transnational Corporations (Các Công ty đa quốc gia)
UNCTAD United Naitons Conference on Trade and Development (Diễn đàn
thương mại và phát triển liên hiệp quốc)
UNFCCC United Naitons Framework Convention on Climate Change (Công
ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu)
VAFIE Vietnam’s Association of foreign invested enterprises (Hiệp hội
doanh nghiệp đầu tư nước ngoài)
WTO World Trade Organisation (Tổ chức thương mại thế giới)
WB World Bank (Ngân hàng thế giới)
CHƯƠNG I: LỜI MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của các loài
sinh vật trên trái đất và trở thành một thách thức lớn mà con người phải đối mặt để giải
quyết. Tuy nhiên, cũng nhờ đó những cơ hội thu hút đầu tư mới đã mở ra cho các cộng
đồng, các quốc gia khi họ biết tận dụng nguồn tài nguyên quý giá của mình.
Một trong những hình thức thu hút nguồn đầu tư nước ngoài ở các nước đang
phát triển hiện nay là thu hút LCF của các tập đoàn đa quốc gia vào những lĩnh vực
4
sản xuất các hàng hóa, dịch vụ sạch hơn với công nghệ ít khí thải Carbon nhằm làm
giảm phát thải khí nhà kính trên phạm vi toàn cầu.
Với cam kết phải cắt giảm GHG, các quốc gia công nghiệp hóa phải đầu tư, đổi
mới, cải tiến công nghệ với chi phí rất tốn kém mà hiệu quả mang lại không cao thì có
một cách làm tốt hơn là tiến hành đầu tư những dự án này ở những nước đang phát
triển, nơi trình độ công nghệ chưa cao, môi trường chưa bị ô nhiễm nặng, với chi phí
đầu tư thấp hơn nhiều. Đổi lại, các doanh nghiệp đầu tư nhận được chứng chỉ giảm
phát thải đã được công nhận (CERs) để áp dụng vào chỉ tiêu cắt giảm phát thải ở Quốc
Gia mình.
Những quốc gia đang phát triển không bị ràng buộc bởi cam kết phải cắt giảm
khí nhà kính của nghị định thư Kyoto có thể cải thiện tình hình kinh tế, xã hội và môi
trường từ nguồn tài chính và công nghệ tiên tiến được chuyển giao từ những dự án
LCF. Ở mức độ toàn cầu, thông qua các dự án giảm phát thải, tác động của LCF có thể
khuyến khích đầu tư quốc tế, cung cấp các nguồn lực cần thiết cho tăng trưởng kinh tế
ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Bởi
vậy ngay từ đầu LCF đã giành được sự quan tâm đặc biệt của cả những nước đang
phát triển và những nước công nghiệp hóa. Các quốc gia này đều xác định được FDI
trong giai đoạn mới phải ưu tiên các ngành công nghệ cao, dịch vụ hiện đại, tạo ra đột
phá về công nghệ và sức cạnh tranh của đất nước. Vì ứng dụng công nghệ mới có thể
tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải khí Carbon.
Tuy nhiên, để tránh nguy cơ tụt hậu khi thực hiện đầy đủ các cam kết gia nhập
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cam kết mậu dịch tự do với ASEAN, Trung
Quốc, Nhật Bản từ năm 2012 và tránh trở thành “bãi rác” công nghệ của thế giới, Có
rất nhiều vấn để đặt ra cho nước chủ nhà nói chung và Việt Nam nói riêng là làm thế
nào để đánh giá được đâu là các dòng FDI có cường độ Carbon thấp? những yếu tố
nào ảnh hưởng đến việc quyết định LCF ra nước ngoài của các nhà đầu tư và những
yếu tố nào quyết định đến việc thu hút LCF? Qua phân tích các yếu tố kéo, yếu tố đẩy
và qua những kinh nghiệm của các quốc gia khác trong lĩnh vực thu hút LCF thì Việt
nam cần phải đổi mới chính sách như thế nào nhằm thu hút LCF cả về số lượng và
hiệu quả.
5
Nhận thấy tính thời sự và cấp thiết của vấn đề này, nhóm nghiên cứu xin đóng
góp một tiểu luận nhỏ nghiên cứu tổng quan về tác động của LCF tới phát triển kinh tế
của các nước chủ nhà và yếu tố quyết định thu hút LCF.
1.2 Tình hình nghiên cứu
Không có nhiều những nghiên cứu sâu về thực trạng LCF cũng như những ảnh
hưởng trực tiếp của nó đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Những nghiên cứu trong và
ngoài nước mới chỉ có những phân tích, tổng hợp sơ bộ và tổng quan về tình hình
LCF, các định hướng và yếu tố quyết định trong việc thu hút dòng vốn này.
Theo báo cáo đầu tư của UNCTAD năm 2010, toàn bộ chương IV đề cập đến
việc thúc đẩy đầu tư nước ngoài cho phát triển nền kinh tế ít Carbon. Báo cáo đã nêu
rõ bối cảnh, các tính chất và phạm vị LCF, đồng thời phân tích các định hướng và yếu
tố quyết định LCF. Qua đó thiết lập các chính sách lựa chọn để giúp thu hút nhiều hơn
các dòng vốn này. Cũng theo UNCTAD, FDI đã thực sự thay đổi, cùng với sự thay đổi
của xu hướng đầu tư, khu vực đầu tư thì những khái niệm mới như FDI “xanh”, FDI
hướng tới những nền kinh tế ít phát thải CO
2
, hay FDI không nắm vốn chủ sở hữu
“non-equity” đã xuất hiện và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn.
Theo Stephen S. Golub, Celine Kaufmann và Phillip Yeres trong bài nghiên cứu
về đầu tư quốc tế tháng 2 năm 2010 với tựa đề: Định nghĩa và đánh giá đầu tư xanh
“DEFINING AND MEASURING GREEN FDI: AN EXPLORATORY REVIEW OF
EXISTING WORK AND EVIDENCE” đã thu thập rất nhiều các định nghĩa về dòng
FDI xanh, trong đó có nhắc đến LCF như là một phần tử của tập hợp của FDI xanh,
Nghiên cứu này đề xuất một định nghĩa về FDI xanh bao gồm hai phần:
- FDI trong các ngành có sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường, tức
là đề cao việc nhận dạng các ngành có đóng góp cho sự khắc phục ô nhiễm
và quản lý tài nguyên môi trường
- FDI trong các quá trình giảm thiểu tổn hại đến môi trường thông qua việc sử
dụng các công nghệ sạch hoặc hiệu quả hơn, đề cao việc theo đuổi các công
nghệ và bí quyết giúp cải thiện môi trường
Nghiên cứu này thông qua phương pháp thực nghiệm còn điều tra tính thực tế
của các định nghĩa khác nhau về FDI xanh, qua đó đưa ra một cái nhìn tổng quan về
6
ảnh hưởng của FDI lên môi trường và khảo sát chi tiết các rào cản và yếu tố quyết
định các dòng FDI này (như các tiêu chuẩn môi trường của các nước chủ nhà, cũng
như biện pháp khuyến khích đầu tư).
Theo Tiến sỹ kinh tế học Feng Helen Liang tại Haas School of Business UC
Berkeley – California USA trong nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài gây hại
cho môi trường nước chủ nhà, bằng chứng từ Trung Quốc “ DOES FOREIGN
DIRECT INVESTMENT HARM THE HOST COUNTRY’S ENVIRONMENT?
EVIDENT FROM CHINA” năm 2006 đã lựa chọn nghiên cứu về môi trường Trung
Quốc do quốc gia này có hệ thống số liệu, thông tin về tác động của đầu tư nước ngoài
đến môi trường trong nước khá minh bạch và đầy đủ, dễ tiếp cận. Bài nghiên cứu chủ
yếu về tác động của FDI đến môi trường không khí địa phương, có đầy đủ những tác
động tiêu cực và những minh chứng cho những hiệu ứng tích cực của đầu tư nước
ngoài vào môi trường không khí Trung Quốc, đặc biệt tác giả tiếp cận đến SO
2
, một
loại khí gây ô nhiễm môi trường không khí. Nghiên cứu chưa đề cập đến lượng phát
thải carbon, một loại khí gây hậu quả hiệu ứng nhà kính cần quan tâm hơn nữa.
Daniel Chudnovsky and Andres Lopez trong nghiên cứu tháng 8 năm 1999 về
các TNCs và việc khuếch tán công nghệ thân thiện với môi trường ở các nước đang
phát triển “TNCs AND THE DIFFUSION OF ENVIRONMENTALLY FRIENDLY
TECHNOLOGIES TO DEVELOPING COUNTRIES”, lập luận rằng các công nghệ
và việc vận hành các công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường là một phần quan
trọng của các TNCs tận dụng những tiêu chuẩn thấp về môi trường của các nước này
hay để tìm nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực và các công nghệ có hại cho môi trường
(hay những công nghệ bị cấm ở nước đi đầu tư). Nghiên cứu khẳng định việc ảnh
hưởng tốt hay xấu phụ thuộc vào các loại tài sản các công ty này đem đến nước chủ
nhà và ngược lại môi trường, điều kiện nước chủ nhà quyết định số lượng và chất
lượng hoạt động của các tài sản này. Nghiên cứu này cũng cho biết rằng tiềm năng tác
động tích cực đến môi trường nước chủ nhà phụ thuộc vào các nhân tố:
- Các ngành đầu tư vào, thời hạn, chiến lược của các công ty và mức độ ảnh
hưởng xuất khẩu của đầu tư.
7
- Chính sách môi trường trong hoạt động và mục tiêu hướng đến trong quản
lý môi trường của họ; động cơ và loại hình liên kết với các nhà cung cấp,
đối tác, các đối thủ cạnh tranh của họ.
- Các chính sách của nước chủ nhà và sức mạnh thúc đẩy hay vai trò của các
tổ chức phi chính phủ, người tiêu dùng, công nhân và chính quyền địa
phương.
- Các chính sách của nước chủ nhà đề cập đến trách nhiệm của các TNCs
trong hoạt động của họ và bên thứ ba.
Thông qua việc phân tích các cách thức tiến hành chuyển giao công nghệ
tiên tiến, hiện đại vào nước chủ nhà kèm theo những minh chứng cụ thể, nghiên
cứu đã đưa đến một cách nhìn rất tích cực về vai trò của TNCs thông qua không
chỉ FDI đến cải thiện môi trường nước chủ nhà. Tuy nhiên nghiên cứu chưa có
cái nhìn toàn diện về những tác động mà các TNCs đem lại cho môi trường
nước chủ nhà, chỉ có một vài phân tích về hậu quả của chúng gây ra cho nước
chủ nhà thông qua vài trường hợp cụ thể, chưa có cái nhìn khái quát, tổng hợp.
Một bài nghiên cứu khá công phu của tác giả Anne Arquit, Jonathan Gage,
Raymond Saner vào tháng 5 năm 2011 về Những đòn bẩy tăng cường những đóng góp
của TNCs đến sự phát triển ít phát thải Carbon, các định hướng, các yếu tố quyết định
và ý nghĩa chính sách “LEVERS TO ENHANCE TNC CONTRIBUTIONS TO LOW-
CARBON DEVELOPMENT – DRIVERS, DETERMINANTS AND POLICY
IMPLICATION”, nội dung của bài nghiên cứu nói lên tầm quan trọng và vai trò của
TNCs đối với sự phát triển ít Carbon và các phương thức phù hợp để giải quyết biến
đổi khí hậu như là một thất bại của thị trường. Nghiên cứu này trình bảy quá trình ra
quyết định của TNCs, trong đó có các yếu tố quyết định và định hướng LCF, mục tiêu
quyết định đầu tư, động cơ đầu tư ra nước ngoài và các định hướng và yếu tố quyết
định theo ngành. Nghiên cứu này có thể đem lại một nguồn tư liệu đáng kể với nền
tảng lý thuyết khá đầy đủ, toàn diện, có thể làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp sau.
Kế thừa nghiên cứu trên, Theo Raymond Saner, đồng tác giả với bài nghiên cứu
trên, tại Geneva tháng 7 năm 2011 có nghiên cứu về các lựa chọn quản trị quốc tế để
8
củng cố vị trí WTO và UNFCCC “INTERNATIONAL BOVERNANCE OPTIONS
TO STRENGTHEN WTO AND UNFCCC”, đã đưa ra các cơ cấu quản trị ảnh hưởng
đến vai trò của các TNCs cũng như FDI đến sự phát triển ít phát thải CO
2
bao gồm các
quy định quản trị quốc tế như WTO, sự quản trị kinh tế, các thị trường liên quan môi
trường, sự quản trị tổ chức bao gồm chính sách của ngành công nghiệp tự nguyện (hay
công nghiệp tư nhân), mối quan hệ chuỗi giá trị toàn cầu. Nghiên cứu này còn khẳng
định các công ước đa phương (WTO, UNFCCC) chính là các yếu tố định hướng và
quyết định việc đầu tư phát thải CO
2
thấp. Ngoải ra thất bại phi thị trường cũng ảnh
hưởng đến mục tiêu thu hút LCF nói riêng. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ tập trung
nghiên cứu về các chính sách mang tầm quốc tế, chưa nói cụ thể ở từng quốc gia, đặc
biệt là các nước chủ nhà đang phát triển.
Theo nghiên cứu của Michael W. Hansen thực hiện tháng 6 năm 1999 về việc
quản lý môi trường qua biên giới của các công ty xuyên quốc gia “CROSS BORDER
ENVIRONMENTAL MANAGEMENT IN TRANSNAITONAL CORPORATIONS”
có trình bày các yếu tố quyết định việc quản lý môi trường của các TNCs xuyên biên
giới do thứ nhất là nguồn chính sách quốc tế, chính sách môi trường nước đi đầu tư và
các chính sách môi trường của nước nhận đầu tư; thứ hai là các thị trường; thứ ba là
các ngành công nghiệp như mức độ tập trung và liên kết của một nền công nghiệp;
cuối cùng là lực lượng đặc thù của công ty như bản chất của công nghệ sản xuất, lịch
sử môi trường ở nước đi đầu tư hay tầm cỡ và định hướng của TNC, sự tổ chức và
chiến lược quốc tế, sự sở hữu. Bài tiểu luận cũng kế thừa một số lý luận tiếp cận quyết
định công ty về quản lý môi trường hay cũng chính là cách thể hiện trách nhiệm môi
trường của các TNCs thông qua các yếu tố trên.
Bài báo cáo của tổ chức WWF-UK thực hiện vào tháng 8/1999 bởi Nick Mabey
và Richard McNally về đầu tư trực tiếp nước ngoài và môi trường: từ thiên đường ô
nhiễm tới sự phát triển bền vững “FOREIGN DIRECT INVESTMENT AND THE
ENVIRONMENT: FROM POLLUTION HAVENS TO SUSTAINABLE
DEVELOPMENT” được chia làm 2 phần, phần đầu nói về mối quan hệ phức tạp giữa
đầu tư, môi trường, những tranh cãi xung quanh giả định thiên đường ô nhiễm
9
“pollutions Havens” và những nỗ lực theo đuổi các chính sách liên quan; Phần thứ hai
nhấn mạnh về các giải pháp đảm bảo xúc tiến đầu tư thay vì làm suy yếu sự phát triển
môi trường bền vững. Bài báo cáo nhấn mạnh chất lượng của dòng FDI có giúp cải
thiện môi trường không phụ thuộc vào sự kết hợp của các chính sách từ hai quốc gia đi
đầu tư và nhận đầu tư. Các nước phát triển được nhấn mạnh về trách nhiệm của mình
đối với môi trường nước chủ nhà đồng thời cũng là sự đảm bảo cho các nhà đầu tư của
họ đầu tư ra nước ngoài. Chẳng hạn như các nước phát triển có trách nhiệm cải thiện
năng lực quy định của nước chủ nhà để giúp các nhà đầu tư của họ triển khai, vận hành
các công nghệ sạch họ vốn có ở nước chủ nhà. Bên cạnh đó do áp lực của nền kinh tế,
nhiều nước phát triển phải giảm mức độ tiêu thụ không bền vững, cung cấp các nguồn
lực để hỗ trợ việc quản lý môi trường ở các nước đang phát triển và đảm bảo các công
ty của họ hoạt động có trách nhiệm ở nước chủ nhà. Tóm lại Bài nghiên cứu này đề
cao trách nhiệm của nước đi đầu tư, đóng vai trò như là nhân tố định hướng cho các
nhà đầu tư nước ngoài đưa vào hoạt động những dòng FDI có lợi cho cải thiện môi
trường nước chủ nhà. Ngoài ra có một vấn đề cần làm rõ hơn là các nhà làm chính
sách ở nước chủ nhà bị cáo buộc đang sử dụng chiến lược “gây ô nhiễm ở hiện tại, giải
quyết ở tương lai”, do các nước này giảm tiêu chuẩn môi trường để lôi kéo các nhà đầu
tư mới. Chiến lược trên của các nước chủ nhà tiềm tàng những nguy cơ gây xung đột
với mục tiêu giảm thiểu và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trên đây là sơ lược về tình hình nghiên cứu liên quan đến phát triển LCF trên
thế giới. Ở Việt nam các nghiên cứu còn manh nha, với số lượng ít và nội dung còn tản
mạn, chưa mang tính học thuật, nhưng cũng đóng góp được một các nhìn sơ lược về
định hướng của nước ta về định hướng về việc thu hút LCF.
Nhìn chung các nghiên cứu cũng đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về LCF,
vai trò của dòng đầu tư đến sự phát triển bền vững nói chung và môi trường đầu tư nói
riêng của nước chủ nhà. Các nghiên cứu cũng đã phần nào chỉ ra được các khía cạnh
liên quan đến vấn đề thu hút LCF như việc chuyển giao và vận hành công nghệ tiên
tiến hay việc sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ thân thiện môi trường…nhưng chưa đi
sâu nghiên cứu các yếu tố quyết định và định hướng thu hút dòng LCF ở nước chủ nhà
10
và nước đi đầu tư. Bài tiểu luận ngoài việc đưa ra cái nhìn tổng quan về LCF sẽ nghiên
cứu và tìm hiểu sâu thêm về tác động của LCF tới phát triển nền kinh tế các nước chủ
nhà nói chung và Việt nam nói riêng.
1.3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu những tác động của đầu tư trực tiếp nước
ngoài trong lĩnh vực môi trường giữa các quốc gia đang phát triển và các quốc gia
công nghiệp hóa nhằm làm giảm phát thải khí nhà kính trên phạm vi toàn cầu tới phát
triển kinh tế của các nước chủ nhà đang phát triển nói chung và Việt nam nói riêng
cũng như các yếu tố quyết định thu hút LCF nhằm rút ra kinh nghiệm thu hút đầu tư
LCF tại việt nam từ kinh nghiệm quốc tế.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Các nghị định quốc tế liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu.
- Các cơ chế của Nghị định Kyoto và tác động đến đầu tư nước ngoài.
- Tác động của LCF đối với nước chủ nhà cũng như nước đầu tư.
- Kinh nghiệm thu hút LCF trong ngành tái tạo năng lượng thông qua cơ chế phát triển
sạch tại một số nước trong khu vực.
- Thực trạng thu hút LCF thông qua cơ chế phát triển sạch ở Việt nam, một số rào cản
và khuyến nghị.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tác động của LCF tới phát triển kinh tế ở các nước
chủ nhà đang phát triển
Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ thời gian cho phép, bài tiểu luận tập
trung khảo sát về mặt lý thuyết các yếu tố tác động tới phát triển kinh tế và các yếu tố
để thu hút LCF của các nước chủ nhà đang phát triển, những vướng mắc trong quá
trình thực hiện của Việt Nam và kinh nghiệm thu hút LCF thông qua cơ chế phát triển
sạch ở Việt nam qua kinh nghiệm quốc tế.
11
1.5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu
Trên cơ sở vận dụng phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác - Lê nin, luận án sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối
chiếu, diễn giải, quy nạp, thu thập dữ liệu thứ cấp một cách có hệ thống và tìm hiểu
mối tương quan giữa các tài liệu với nhau và phương pháp chuyên gia để nghiên cứu.
Tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính (khám phá, tìm hiểu về
hành vi) là chủ yếu và sử dụng các số liệu thứ cấp (tổng hợp từ các nguồn khác như
sách, báo, tài liệu nghiên cứu của Chính phủ, tìm kiếm trên mạng, báo cáo nghiên cứu
thương mại) để chứng minh,. Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn chính thống
trong nước và quốc tế như: Tổng cục thống kế Việt Nam, Bộ tài nguyên môi trường,
các Bộ ngành khác trong nước và WB, UNCTAD, IMF…
1.6 Cấu trúc của Tiểu luận:
Chương I: Lời mở đầu
Chương II: Các nghị định quốc tế liên quan đến tình hình biến đổi khí hậu và đầu tư
trực tiếp nước ngoài.
Chương III: Các yếu tố quyết định LCF và kinh nghiệm thu hút LCF trong lĩnh vực tái
tạo năng lượng của một số nước trên thế giới.
Chương IV: Thực trạng thu hút LCF của Việt Nam thông qua cơ chế phát triển sạch
trong thời gian qua và những rào cản
Chương V: Một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy LCF ở Việt Nam
12
CHƯƠNG II: CÁC NGHỊ ĐỊNH QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH HÌNH
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI.
2.1 Thực trạng biến đổi khí hậu trên thế giới và sự ra đời của nghị định Kyoto
2.1.1 Thực trạng biến đổi khí hậu Trên thế giới:
Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc
dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ
hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các
tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí
quyển.
Các lý thuyết về sự hâm nóng toàn cầu phát sinh từ cuối thế kỷ 19 do những
nhà khoa học Thụy Điển trong khi quan sát sự thay đổi nhiệt độ của không khí bị ô
nhiễm để rồi từ đó kết luận rằng trái đất nóng dần do con người phóng thích các khí ô
nhiễm vào không khí. Lý thuyết này là nguyên nhân khởi đầu cho bao cuộc thảo luận
sau đó giữa các nhà khoa học. Họ đã võ đoán là từ năm 1896, thán khí (CO
2
) thải vào
không khí do việc đốt than đá để tạo ra năng lượng là nguyên nhân chính gây ra “hiệu
ứng nhà kính”. Theo ước tính, thán khí trong không khí đã tăng 30% từ 1750 đến nay.
Mãi đến năm 1949, sau khi khảo sát hiện tượng tăng nhiệt độ trong không khí ở
Âu Châu và Bắc Mỹ từ năm 1850 đến 1940 so với các nơi khác trên thế giới, các nhà
nghiên cứu Anh đã đi đến kết luận là sự phát triển ở các quốc gia phát triển có nền
13
công nghệ cao đã làm tăng lượng ô nhiễm thán khí trong không khí, do đó làm cho mặt
đất ở hai vùng này nóng mau hơn so với các vùng chưa phát triển.
Đến năm 1958, các cuộc nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Mauna Loa
Observatory có đài quan sát Mauna Kea nằm trên vùng núi cao nhất thuộc hòn đảo
thuộc quần đảo Hawai – Tiểu bang thứ 50 của Mỹ đặt ở cao độ 3345m mới chứng
minh được khí CO
2
là nguyên nhân chính yếu của sự gia tăng nhiệt độ này. Đến năm
1976, các chất khí methane, chlorofluoroCarbon (CFC), nitrogen oxide (NOx) cũng
được xác nhận là nguyên nhân của hiệu ứng nhà kính.
Từ năm 1979 đến 1983, nhiều báo cáo của Hàn Lâm Viện Quốc gia về Khoa
học Hoa Kỳ đã chứng minh và cảnh báo rằng nơi nào có ô nhiễm không khí trầm trọng
là nguy cơ có nhiệt độ không khí tăng càng lớn.
Các cuộc nghiên cứu mới nhất do hai nhà khoa học Thomas Karl và Kevin
Trenberth đến từ Quận Boulder, tiểu bang Colorado, Hoa kỳ, trên tạp chí Sciences số
tháng 12/2003 nói lên tính cách khẩn thiết của vấn đề này. Theo ước tính của hai ông
thì từ 1990 đến 2100, nhiệt độ trên mặt địa cầu sẽ tăng từ 3,1 đến 8,9oF (1,6 đến
4,2oC). Và sự tăng nhiệt độ này sẽ làm nóng chảy hai tảng băng ở Greenland và
Antartica và có thể làm ngập lụt các bờ biển. Điều sau này sẽ làm thu hẹp diện tích
sống của con người trên quả địa cầu. Để rồi từ đó sinh sản ra nhiệu hệ lụy như sau:
• Trái đất sẽ chịu đựng những luồng khí nóng bất thường;
• Hạn hán sẽ thường xuyên hơn và xảy ra ở nhiều nơi;
• Mưa to, bão tố xảy ra bất thường cũng như không thể tiên liệu trước như
hiện nay;
• Hệ thực vật, sinh vật bị thay đổi;
• Và sau cùng mực nước biển sẽ dâng cao ở nhiều nơi ước tính khoảng
75cm năm 2100.
Và hiệu ứng nhà kính đã được giải thích một cách khoa học hơn như sau: Các
khí kể trên di chuyển trong bầu khí quyển, “nhốt” (trap) khí nóng thải hồi từ mặt địa
cầu, do đó khí nóng này không thể thoát ra ngoài không gian được. Ngược lại, các khí
14
trên cũng đã hành xử như một nhà kính để lọc các tia sáng mặt trời trước khi vào trái
đất. Tháng 4,2004 Trung tâm Nghiên cứu Mauna trên lại vừa công bố một báo cáo
khoa học mới nhất trong đó ghi nhận nồng độ của thán khí (CO
2
) trong năm 2002 là
376 mg/L và năm 2003 là 379mg/L. Và trong vòng 10 năm trở lại đây, mức thán khí
tăng hàng năm là 1,8mg/L; trong lúc đó mức tăng trung bình là 1mg/L ở 5 thập niên về
trước.
Năm 1990, 49 nhà bác học đã có giải Nobel đã ra thông cáo kêu gọi mọi quốc
gia trên thế giới phải có biện pháp tức thời để hạn chế ô nhiễm không khí hầu bảo vệ
quả địa cầu.
2.1.2 Nghị Định thư Kyoto
Nghị định thư Kyoto là một nghị định liên quan đến Chương trình khung về vấn
đề biến đổi khí hậu (Framework Convention on Climate Change) mang tầm quốc tế
của Liên hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Bản
dự thảo được kí kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 tại Hội nghị các bên tham gia lần
thứ ba (3rd Conference of the Parties) khi các bên tham gia nhóm họp tại Kyoto, và
chính thức có hiệu lực vào ngày 16 tháng 2 năm 2005.
Nghị định thư Kyoto đã được 166 nguyên thủ quốc gia trên thế giới đồng ý trên
nguyên tắc, quy định rằng: Giai đoạn đầu tiên được gọi là giai đoạn ngân sách, đối với
giai đoạn này các nước được xác lập các mức phát thải khí nhà kính bằng số lượng xác
định một cách nghiêm ngặt (còn gọi là các ngân sách phát thải) và thực hiện trong 5
năm, từ năm 2008 – 2012. Những chỉ tiêu các nước phải đạt được trong giai đoạn đó
được trình bày trong bảng bằng tỷ lệ % của các chỉ tiêu cơ sở về các phát thải khí nhà
kính (đối với đa số các nước mức cơ sở là năm 1990).
Các nước trên thế giới được UNFCCC chấp thuận trước đây vào 9/5/1992 và
sau này là nghị định Kyoto phân chia các nước thành 2 nhóm:
+ Nhóm 1: Thuộc Phụ lục 1, gồm các nước phát triển với lượng phát thải khí
nhà kính rất lớn.
+ Nhóm 2: Không thuộc Phụ lục 1, trong đó có Việt Nam, thuộc các nước đang
phát triển.
15
Cho đến 11/2007 Nghị định thư Kyoto đã được 175 nước phê chuẩn, trong đó
có khoảng 36 nước phát triển (riêng với liên minh châu âu được tính là 1), những nước
này bắt buộc đến năm 2020 phải giảm tổng lượng phát thải khí nhà kính tối thiểu là
20% so với mức năm 1990. Trong trường hợp việc gia nhập vào Nghị định thư Kyoto
bị “những nước lớn nhất từ chối”: Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Úc (nước Úc đã phê
chuẩn Nghị định thư vào cuối năm 2007) thì việc cắt giảm phát thải sẽ là 30%.
Việc thực hiện các nghĩa vụ theo Nghị định thư Kyoto được kiểm soát một cách
nghiêm ngặt. Những phương pháp kiểm soát có thể là sự giám sát từ vũ trụ về các phát
thải khí nhà kính. Những nước không thực hiện các nghĩa vụ đó sẽ bị trừng phạt bằng
những khoản tiền lớn do quốc tế quy định kể cả bị phong toả kinh tế.
Đồng thời Nghị định thư Kyoto cung cấp cho các nước những ưu đãi nhất định
để giảm nhẹ việc thực hiện những nghĩa vụ. Thí dụ cắt giảm các phát thải khí nhà kính
đạt được nhờ kết quả thực hiện các dự án phối hợp trong các ngành kinh tế khác nhau,
có thể phân phối giữa các nước tham gia bằng cách buôn bán các quota về phát thải
(quota cho phát thải).
2.2Cơ chế của Nghị định thư Kyoto
Nhằm giúp các nước tham gia ký kết đạt được mục tiêu, trách nhiệm của mình
với chi phí hiệu quả nhất, Nghị định thư Kyoto thiết lập ba “cơ chế mềm dẻo”:
- Cơ chế đồng thực hiện (JI)
- Cơ chế mua bán phát thải (ET)
- Cơ chế phát triển sạch (CDM)
2.2.1. Cơ chế đồng thực hiện - JI.
Cơ chế JI này được định nghĩa trong điều 6 của Nghị định thư Kyoto, cơ chế
cho phép các bên thuộc nhóm trong Phụ lục I (các nước đầu tư) muốn có được các
mức phát thải được chứng nhận (credits) khi thực hiện các dự án giảm phát thải hoặc
thu hồi cacbon ở các bên cũng thuộc phụ lục I (các nước chủ nhà). Các dự án JI dễ
thực hiện ở các nước có cơ hội giảm phát thải hoặc tăng cường thu hồi Carbon với chi
phí thấp. Các mức giảm Carbon được chứng nhận do cơ chế đồng thực hiện (JI) tạo ra,
được gọi là các đơn vị giảm phát thải (Emission Reduction Units). Các nước đầu tư có
thể sử dụng các đơn vị CER để đạt được các chỉ tiêu phát thải khí nhà kính của mình.
16
Lượng giảm đơn vị phát thải Carbon được tính bằng đơn vị CER sẽ được khấu trừ từ
lượng phát thải chỉ định của nước chủ nhà do thực hiện dự án JI (UNFCCC, 2005c).
2.2.2 Mua bán phát thải - ET
Mua bán phát thải được định nghĩa trong điều 17 của Nghị định thư. Các bên
thuộc Phụ lục I có thể có các đơn vị định lượng chỉ định (Assigned amount units), đơn
vị giảm phát thải (EURs), giảm phát thải được chứng nhận (CERs), các đơn vị khử
(RMUs) của các bên khác thuộc phụ lục I thông qua mua bán giảm phát thải.
2.2.3 Cơ chế phát triển sạch - CDM
Cơ chế phát triển sạch (CDM) là cơ chế duy nhất có liên quan tới các nước
đang phát triển và là một phương thức mềm dẻo tạo thuận lợi cho việc thực thi Nghị
định thư Kyoto, cho phép nhóm nước phát triển buộc phải giảm mức thải khí nhà kính
(nhóm nước thuộc Phụ lục I) đầu tư các dự án giảm phát thải tại các nước đang phát
triển với mức chi phí rẻ hơn so với thực hiện tại chính nước đó.
Trong 3 cơ chế của Nghị định thư Kyoto, CDM có ý nghĩa cực kỳ quan trọng
đối với các nước đang phát triển. Cơ chế này giúp các nước đang phát triển thu hút
LCF thông qua việc triển khai các công nghệ thân thiện môi trường bằng các nguồn
vốn đầu tư của chính phủ, doanh nghiệp các nước phát triển. CDM cho phép các quốc
gia với những mục tiêu giảm phát thải bắt buộc được phát triển dự án tại các quốc gia
đang phát triển. Đồng thời, cơ chế phát triển sạch CDM cũng nhằm mục tiêu hướng tới
phát triển bền vững bằng các cam kết cụ thể về hạn chế và giảm lượng khí nhà kính
phát thải định lượng của các nước trên phạm vi toàn cầu.
Đây là hình thức hợp tác được xây dựng theo Nghị định thư Kyoto nhằm hỗ trợ
các nước đang phát triển thực hiện phát triển bền vững thông qua sự đầu tư vào lĩnh
vực môi trường của chính phủ các nước công nghiệp hoá và các công ty/doanh nghiệp
của các nước này. Trong rất nhiều hội nghị, diễn đàn thế giới và khu vực diễn ra mới
đây đều cho thấy: Biến đổi khí hậu mà biểu hiện chủ yếu là hiện tượng nóng lên toàn
cầu đang là mối quan tâm chung của toàn nhân loại. Biến đổi khí hậu đã và đang ảnh
hưởng tới toàn bộ đời sống vật chất và môi trường sống của chúng ta. Mặc dù các
17
nước tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc (UNFCCC) về biến đổi khí hậu,
Nghị định thư Kyoto cũng rất nỗ lực trong việc giảm thiểu phát thải khí nhà kính ra
khí quyển nhằm đạt được mục tiêu chung trong việc bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất.
Tuy nhiên, công tác này vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Việc phát thải quá mức khí nhà
kính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu, hậu quả của
nó trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng đang là thách thức lớn
nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI. Các nước trên thế giới đã và đang hợp tác
cùng nhau giải quyết vấn đề này, trên cơ sở pháp lý là Công ước khung của Liên Hợp
Quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto.
Mục tiêu chính của CDM là giúp đỡ các nước đang phát triển đạt phát triển bền
vững và tạo thuận lợi cho các nước phát triển đạt được mục tiêu giảm phát thải của
mình thông qua các dự án triển khai tại các nước đang phát triển.
Trong số ba cơ chế Kyoto đã đề cập ở trên, CDM là quan trọng nhất cho đến
nay và có giao dịch thương mại lên tới 12 tỷ đô la Mỹ vào năm 2007 (Point Carbon,
2008). Các dự án quản trị Carbon dựa vào quỹ ví dụ như Quỹ môi trường toàn cầu
(GEF) có trước CDM vẫn góp phần nâng cao năng lực và chuyển giao công nghệ,
nhưng thường không bao giờ tạo ra số tiền tương tự như cơ chế này.
Lượng khí nhà kính thu được từ mỗi dự án đầu tư theo cơ chế CDM sẽ được đo
lường bằng các phương pháp đã được Quốc tế thông qua và được thể hiện bằng đơn vị
đo lường chuẩn gọi là các CER
s
– Certified Emision Reductions (1 CER
s
tương đương
với 1 tấn CO
2
tiết kiệm được).
Thị trường mua bán phát thải khí nhà kính là một thị trường mới mẻ chưa từng
có trong lịch sử phát triển kinh tế từ trước tới nay. Do đó, chưa có được những quy
ước, quy định chặt chẽ và rõ ràng trong cơ chế này. Tuy nhiên, đã là thị trường thì
đương nhiên phải có người mua và người bán. Người mua ở đây là các nước phát triển
được quy định tại Phụ lục I. Người bán là các nước đang phát triển, trong đó có Việt
Nam.
18
Đã là mua và bán nên phải có “cân đong, đo đếm” rõ ràng. Ngoài việc các bên
tham gia thực hiện dự án phải giám sát “cân đo” chặt chẽ, quốc tế còn quy định buộc
phải có một tổ chức quốc tế được chỉ định để thẩm tra và đề nghị Ban chấp hành (đại
diện của các nước tham gia để công nhận và cấp chứng chỉ, chứng nhận).
Theo Tập đoàn môi giới về thương mại của Đức ngày 28/7/2011, hiện nay giá
cả giao động từ 9 đến 13 EUR/1 CER (tương đương 1 tấn phát thải CO2) phụ thuộc
theo từng dự án.
2.3Khái niệm LCF:
2.3.1 Khái niệm FDI:
Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF: FDI được định nghĩa là “một khoản đầu tư với
những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nên kinh tế (nhà đầu tư trực
tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác. Mục
đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh
nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó”.
UNCTAD cũng đưa ra một khái niệm về FDI, theo đó luồng vốn FDI bao gồm
vốn được cung cấp (trực tiếp thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà đầu tư trực
tiếp nước ngoài cho cho các doanh nghiệp FDI, hoặc vốn mà nhà đầu tư trực tiếp nước
ngoài nhận được từ doanh nghiệp FDI gồm có 3 bộ phận: vốn cổ phần, thu nhập tái
đầu tư và các khoản vay trong nội bộ công ty.
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm: “Đầu tư trực
tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền
nước ngoài hoặc bất kì tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác
kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này”.
OECD đưa ra khái niệm: “ một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một doanh
nghiệp có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư
trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc có quyền biểu quyết. Điểm mấu
chốt của đầu tư trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty”. Tuy nhiên
không phải tất cả các quốc gia nào đều sử dụng mức 10% làm mốc xác định FDI.
Trong thực tế có những trường hợp tỷ lệ sở hữu tài sản trong doanh nghiệp của chủ
19
đầu tư nhỏ hơn 10% nhưng họ vẫn được quyền điều hành quản lý doanh nghiệp, trong
khi nhiều lúc lớn hơn nhưng vẫn chỉ là người đầu tư gián tiếp.
Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực tiếp
nước ngoài như sau: “đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia là việc nhà đầu
tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào vào quốc gia đó để có
được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia
đó, với mục tiên tối đa hoá lợi ích của mình”.
Tài sản trong khái niệm này, theo thông lệ quốc tế, có thể là tài sản hữu hình
(máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ, bát động sản, các loại hợp đòng và giáy phép
có giá trị …), tài sản vô hình (quyền sở hữu tí tuệ, bí quyết và kinh nghiệm quản lý…)
hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ…). Như vậy FDI bao
giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài. Hai đặc điểm cơ bản của
FDI là: có sự dịch chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế và chủ đầu tư (pháp nhân, thể
nhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng vốn và quản lý đối tượng đầu tư.
2.3.2 Khái niệm LCF
Đầu tư nước ngoài ít Carbon (LCF) được xem là sự chuyển giao công nghệ, sự
vận hành hay sản xuất bởi các TNCs ở các nước chủ nhà thông qua hình thức nắm vốn
chủ sở hữu hoặc không nắm vốn chủ sở hữu, các hoạt động độc lập hay các hoạt động
khác đóng vai trò là một mắt xích trong chuỗi giá trị của họ, việc sử dụng sản phẩm và
dịch vụ môi trường của họ tạo ra lượng phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính thấp hơn
đáng kể so với lượng phát thải từ các ngành công nghiệp kinh doanh thông thường.
LCF cũng bao gồm FDI được tiến hành để tiếp cận công nghệ, tiến trình và sản phẩm
Carbon thấp.
Vì vậy, có thể nói tất cả các hoạt động của các TNCs có liên quan đến nước chủ
nhà từ việc quản lý gián tiếp từ công ty mẹ thông qua các chi nhánh lớn nhỏ ở nước
ngoài để thực hiện các trách nhiệm môi trường đến các hoạt động trực tiếp sản xuất,
trao đổi, tiếp cận người tiêu dùng ở nước chủ nhà đem lại một hay nhiều tác động tích
20
cực cho môi trường nhờ việc giảm Carbon dioxit ra ngoài môi trường hơn các hoạt
động thông thường thì được coi là đầu tư nước ngoài Carbon thấp (LCF).
2.4Phân loại LCF
Hoạt động đầu tư nước ngoài nhằm tạo ra ít khí thải Carbon về tiềm năng có thể
làm giảm khối lượng thải khí nhà kính tại các nước chủ nhà nhận vốn đầu tư nước
ngoài. Dựa theo cách mà các TNCs đóng góp cho việc giảm phát thải khí gây hiệu ứng
nhà kính, có thể chia LCF thành hai loại chính như sau:
2.4.1 Quy trình xử lý Carbon thấp:
Các quy trình hoạt động của tập đoàn đa quốc gia và các công ty có liên quan
theo các chuỗi giá trị toàn cầu của họ có thể được nâng cấp bằng việc đưa vào áp dụng
các quy trình hoạt động ít khí thải Carbon làm giảm khối lượng thải khí nhà kính.
Bảng II.1: Việc áp dụng các quy trình hoạt động ít khí thải Carbondẫn đến việc
giảm các khối lượng thải khí nhà kính theo một chuỗi giá trị điển hình
Nguồn: WIR 2010, UNCTAD;
Mặc dù thể loại đầu tư này thường đòi hỏi phải có các nghiên cứu và ứng dụng
bằng cả các công nghệ cứng và mềm khi được tiến hành tại các quốc gia chủ nhà nhận
vốn đầu tư nước ngoài, thể loại đầu tư này thường chỉ liên quan đến việc phổ biến các
công nghệ đối với nền kinh tế của quốc gia chủ nhà nhận vốn đầu tư nước ngoài khi
được tiến hành ở nước ngoài.
Hoạt động đầu tư nước ngoài đối với các quy trình hoạt động ít khí thải Carbon
diễn ra thông qua việc nâng cấp các hoạt động hiện nay của các tập đoàn đa quốc gia
cũng như các khoản đầu tư mới.
Đầu tiên, các công ty ở tất cả các ngành công nghiệp và lĩnh vực có thể, theo
nguyên tắc, chuyển sang sử dụng đầu vào với phát thải nhà kính thấp hơn, ví dụ
21
chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sinh học, tái tạo, mặt
trời hay năng lượng hạt nhân cho phát điện.
Thứ hai một công ty có thể thay đổi các quy trình để tiêu thụ ít hơn một lượng
đầu vào riêng biệt (tăng tính hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc
nhiên liệu).
Thứ ba, một công ty có thể thay đổi các quy trình để giảm các phát thải liên
quan (ví dụ tăng hiệu quả trong cung cấp năng lượng bởi việc thiết lập thêm các nhà
máy năng lượng hóa thạch hiệu quả hơn hoặc cải thiện hình thức xử lý tự động để sử
dụng năng lượng ít hơn). Tóm lại, một công ty có thể nỗ lực để tái tạo lại hoặc xử lý
rác thải hoạt động từ quá trình sản xuất của nó theo phương pháp sao cho phát thải ít
Carbon.
2.4.2 Tạo ra hoặc thúc đẩy các sản phẩm và dịch vụ Carbon thấp thông qua cách
chúng được sử dụng.
Các TNCs có thể tạo ra hoặc phổ biến, thúc đẩy các sản phẩm và dịch vụ
Carbon thấp thông qua cách chúng được sử dụng (chứ không chỉ là cách chúng được
sản xuất ra như thế nào).
Theo OCEC và EUROSTAT vào những năm 1990 đã thống nhất định nghĩa về
hàng hóa và dịch vụ môi trường như sau: “ngành công nghiệp hàng hóa và dịch vụ môi
trường bao gồm các hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ để đo lường, ngăn chặn,
hạn chế, giảm thiểu hoặc sửa chữa sự tổn hại môi trường đến nguồn nước, không khí
và đất, cũng như các vấn đề liên quan đến rác thải, tiếng ồn và hệ thống sinh thái”.
Ngành này cũng bao gồm các công nghệ sạch, các sản phẩm và dịch vụ giảm
nguy hại môi trường và giảm thiểu ô nhiễm và sử dụng nguồn nhân lực, như danh sách
các hoạt động bảo vệ môi trường và các hoạt động quản lý nguồn tài nguyên dưới đây:
Hoạt động bảo vệ môi trường (EP) Hoạt động quản lý tài nguyên
(RM)
22
1. Bảo vệ không khí xung quanh và khí hậu
2. Quản lý nước thải
3. Quản lý rác thải
4. Bảo vệ và khắc phục sói mòn đất, nước ngầm và nước mặt
5. Giảm độ rung và tiếng ồn
6. Bảo vệ đa dạng sinh học và cảnh đẹp
7. Bảo vệ chống lại bức xạ
8. Nghiên cứu và phát triển
9. Các hoạt động bảo vệ môi trường khác
1. Quản lý các nguồn nước
2. Quản lý tài nguyên rừng
3. Quản lý hệ động thực vật hoang dã
4. Quản lý nguồn năng lượng
5. Quản lý khoáng sản
6. Nghiên cứu và phát triển
7. Các hoạt động quản lý nguồn tài
nguyên thiên nhiên khác
UNCTAD định nghĩa các sản phẩm tốt hơn cho môi trường là các sản phẩm gây
ra ít tác hại đến môi trường hơn trong 1 vài quy trình trong vòng đời sống của chúng
hơn các sản phẩm thay thế sử dụng cùng mục đích. Theo WTO dịch vụ môi trường
được chia ra làm 4 loại:
- Các dịch vụ xử lý nước thải
- Các dịch vụ xử lý rác thải
- Các dịch vụ xử lý vệ sinh và các dịch vụ tương tự
- Các dịch vụ khác
Việc phân loại các dịch vụ môi trường này phản ánh rõ các nghành công nghiệp
này hoạt động thế nào.
Dịch vụ môi trường còn được chia thành dịch vụ cơ sở hạ tầng và phi hạ tầng.
Dịch vụ môi trường cơ sở hạ tầng đại diện cho 80% thị trường dịch vụ môi trường và
bao gồm xử lý các nguồn nước và nước thải, quản lý chất thải rắn và chất thải nguy
hại. Dịch vụ phi hạ tầng bao gồm kiểm soát ô nhiễm không khí, đất và khắc phục hậu
quả ô nhiễm nước, giảm bớt tiếng ồn.
Dù có nhiều định nghĩa về hàng hóa và dịch vụ môi trường, tuy nhiên tất cả đều
có một điểm chung là nói về những ngành sản xuất hàng hóa và cung cấp các dịch vụ
giúp cải thiện, nâng cấp hiệu suất trên toàn diện các khía cạnh môi trường.
Một trường hợp đặc biệt của loại thứ hai này nằm trong việc TNCs cung cấp
các dịch vụ công nghệ ít khí thải Carbon bằng việc cải tiến lại các quy trình thải khí
nhà kính tại các công ty hoạt động độc lập ở địa phương và các tổ chức khác ở các
nước chủ nhà nhận đầu tư nước ngoài. Việc này cho phép các công ty có thể nâng cấp
23
các hoạt động và công việc kinh doanh của họ để nâng cấp kiến thức của họ và vươn
tới các thị trường mới. Các hoạt động đầu tư nước ngoài như vậy vào các dịch vụ công
nghệ ít khí thải Carbon hiện nay có thể chưa có quy mô lớn, đặc biệt là tại các nước
đang phát triển, song các công ty đang ngày càng đưa ra nhiều các dịch vụ như vậy.
Lấy ví dụ như, dưới góc độ sự gia tăng về thị trường năng lượng sạch, Công ty Kỹ
thuật tư vấn Ricardo Consulting Engineers (nước Anh) – công ty đã bắt đầu thiết kế và
sản xuất các động cơ ô tô từ năm 1915 – đã làm mới công nghệ của mình thành một
loạt các hoạt động kinh doanh mới tập trung vào các dịch vụ công nghệ ít khí thải các
bon. Công ty Ricardo đã trở nên tích cực tại các thị trường với việc sử dụng thay thế
đối với công nghệ của công ty, ví dụ như năng lượng có thể tái tạo lại, sản xuất điện,
và vận tải và cơ sở hạ tầng. Việc này đã dẫn đến nhiều các hoạt động kinh doanh mạnh
mẽ mới, lấy ví dụ như các dịch vụ phát triển sản phẩm và dịch vụ cho các hệ thống
năng lượng gió, năng lượng mặt trời và năng lượng thủy triều tại châu Á, châu Âu và
Bắc Mỹ.
Tuy nhiên, việc hình thành nên quy mô và phạm vi của hoạt động đầu tư nước
ngoài nhằm tạo ra ít khí thải Carbon có một số khó khăn.
Trước tiên, việc xác định và đo lường hoạt động đầu tư nước ngoài nhằm tạo ra
ít khí thải Carbonkhông phải là dễ dàng, với việc thiếu đi một biện pháp đo lường
tuyệt đối, có các thể loại khác nhau của việc hoạt động đầu tư nước ngoài nhằm tạo ra
ít khí thải Carbonvà sự cụ thể hóa của hoàn cảnh.
Thứ hai là, loại đầu tư nước ngoài nhằm tạo ra ít khí thải Carbonnói trên cũng
đúng, với các điều chỉnh phù hợp, đối với cả các hình thức đầu tư vốn và không liên
quan đến vốn trong sự tham gia của TNCs. Lấy ví dụ như, khái niệm nâng cấp công
nghệ đối với các hoạt động nhằm làm giảm các lượng khí thải nhà kính có thể đã được
áp dụng đối với các dự án thỏa thuận xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT).
Thứ ba là, trong khi một TNC có thể giảm khối lượng thải khí nhà kính tại các
cơ sở sản xuất mà TNC đó sở hữu hoặc điều hành, TNC đó cũng có thể gây tác động
đến các lượng khí thải trong chuỗi giá trị của mình (Hình II.1). Ví dụ như, các nhà
24
cung cấp tại một nước nhận đầu tư nước ngoài có thể được thuyết phục hoặc hỗ trợ để
chuyển đổi sang các công nghệ ít khí thải Carbon để làm giảm khối lượng thải khí nhà
kính liên quan đến các yếu tố đầu vào của TNCs. TNCs cũng có thể hành động để làm
giảm khối lượng thải khí nhà kính trong các hoạt động của khách hàng của họ. Họ
thường có vị thế tốt hơn để cung cấp sự hỗ trợ kỹ thuật đối với các nhà cung cấp và
khách hàng của họ hơn so với các công ty trong nước, và – trong bối cảnh có các chuỗi
giá trị quốc tế - cũng có thể có khả năng nhiều hơn để làm điều đó nhằm đáp ứng các
nhu cầu đối với các sản phẩm ít khí thải Carbon của các khách hàng sử dụng cuối cùng
của họ tại các quốc gia phát triển. Hơn thế nữa, TNCs có thể tiến bộ hơn trong việc
giảm khối lượng thải khí nhà kính so với các nhà cung cấp và các khách hàng tại địa
phương của họ, điều đó có thể dẫn đến việc các đối tác tại địa phương này có thể phải
điều chỉnh công nghệ sản xuất của họ một cách tương ứng.
CHƯƠNG III: CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH LCF VÀ KINH NGHIỆM
THU HÚT LCF TRONG LĨNH VỰC TÁI TẠO NĂNG LƯỢNG CỦA
MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
3.1 Lợi ích của các bên tham gia LCF
3.1.1 Lợi ích của nước chủ nhà khi tham gia LCF.
3.1.1.1 Bổ sung cho nguồn vốn trong nước
Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi
một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn
trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có
vốn FDI nói chung và LCF nói riêng.
25
Các nước đang phát triển thu hút LCF thông qua việc triển khai các công nghệ
thân thiện môi trường bằng các nguồn vốn đầu tư của chính phủ, doanh nghiệp các
nước phát triển và một nguồn bổ sung lớn cho nguồn vốn trong nước.
3.1.1.2 Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý
Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động
được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên, công nghệ và bí
quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút LCF từ các công ty
đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh
doanh trong lĩnh vực môi trường và phát triển bền vững, chẳng hạn như nâng cao hiệu
quả cung cấp và sử dụng năng lượng, tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái sinh,
chuyển đổi nhiên liệu và công nghệ sạch, nông nghiệp và lâm nghiệp (thu hồi và hấp
thụ khí phát thải), các quy trình sản xuất công nghiệp phát thải khí nhà kính mà các
công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn.
Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu
tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước.
3.1.1.3 Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu
Khi thu hút LCF từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư
của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn
với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy,
nước thu hút LCF sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy
mạnh xuất khẩu những sản phẩm sạch, đáp ứng tiêu chuẩn và yêu cầu về môi trường
của các Quốc gia phát triển trên thế giới.
3.1.1.4 Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công
Vì một trong những mục đích của FDI nói chung và LCF nói riêng là khai thác
các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa
phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.
Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều
trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút LCF, sẽ được xí