Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

NHỮNG vấn đề cơ bản về TIỀN tệ và lưu THÔNG TIỀN tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.7 KB, 5 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN TỆ VÀ LƯU THÔNG TIỀN TỆ
I) Khái niệm và các hình thái của tiền tệ. Liên hệ với thực tiễn lưu hành của hình
thái tiền tệ ở Việt Nam.
1. Khái niệm tiền tệ.
Theo quan điểm của Mark: Tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt, tách ra khỏi
thế giới hàng hóa, được dùng làm vật ngang giá chung để đo lường và biểu hiện giá
trị của tất cả các hàng hóa khác và thực hiện trao đổi giữa chúng.
+ Giá trị sử dụng của tiền tệ là khả năng thoả mãn nhu cầu trao đổi của xã
hội, nhu cầu sử dụng làm vật trung gian trong trao đổi
+ Giá trị của tiền được thể hiện qua khái niệm “sức mua tiền tệ”, đó là khả
năng đổi được nhiều hay ít hàng hoá khác trong trao đổi
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại: Tiền là bất cứ thứ gì được
chấp nhận chung trong thanh toán để đổi lấy hàng hóa, dịch vụ và thực hiện các nghĩa
vụ tài chính.
2. Các hình thái tiền tệ.
Với quan điểm về tiền tệ rất rộng mở của các nhà kinh tế học hiện đại, từ khi
xuất hiện tới bây giờ, tiền tệ đã trải qua các hình thái sau đây:
a. Hóa tệ
- Hóa tệ phi kim loại.
Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa ngày càng phát triển, phạm vi của trao đổi đã
vượt khỏi cái khung nhỏ hẹp của một vài hàng hóa, giới hạn trong một vài địa
phương, đòi hỏi phải có một hàng hóa có tính chất đồng nhất, tiện dụng trong vai trò
của vật ngang giá, có thể tạo điều kiện thuận lợi trong trao đổi và bảo tồn giá trị.
Thời cổ đại ở Trung Quốc, vật ngang giá chung rất đa dạng từ da cừu, vỏ trai
đến thóc, vải…; ở Hy Lạp, La Mã dùng súc vật; Tây Tạng, Mông Cổ dùng chè; Bắc
Mỹ dùng thuốc lá,… làm vật trung gian trong trao đổi.
Nhưng hóa tệ dạng này có nhiều nhược điểm gây khó khăn trong quá trình trao
đổi hàng hóa như:
- Mỗi vùng, mỗi địa phương chọn một hay một số hàng hóa làm vật ngang giá để trao
đổi trong phạm vi địa phương mình dẫn đến không tính không đồng nhất về hình thái
và chất lượng của vật ngang giá chung.


- Có những vật ngang giá chung như: gia súc, lương thực,… khó bảo quản trong thời
gian dài, khó di chuyển đến nơi khác, khó phân chia hay gộp lại nên không thuận tiện
khi trao đổi khi tham gia trao đổi với nhưng hàng hóa quá nhỏ hoặc quá lớn so với vật
ngang giá chung.
- Hóa tệ kim loại.
Kim loại được chọn làm bản vị cho chế độ tiền tệ các nước được thay thế từ
những kim lại kém giá (sắt, kẽm, đồng…) đến những kim loại có giá trị cao (bạc,
vàng). Để thuận tiện trong quá trình sử dụng , các thương nhân đã tự in và đúc tiền và
sao này nhà nước chính thức ban hành tiêu chuẩn giá cả cho đồng tiền quốc gia và
thống nhất kĩ thuật in – đúc tiền để đảm bảo uy tín, tính chất pháp lý của đồng tiền,
đồng thời chứng thực quyền lực nhà nước.
Khi chủ nghĩa tư bản hình thành, nền sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển
mạnh mẽ đòi hỏi vật trung gian trao đổi phải có giá trị cao, tồn tại như một hình thức
được nhiều người chấp nhận và phải có độ bền để bảo tồn giá trị theo thời gian. Từ


đó, vàng bạc đã loại dần kim loại kém giá, dễ gỉ sét để trờ thành tiền tệ phổ biến từ
khoảng thế ky 18 và 19.
Đặc trưng của hóa tệ kim loại: giá trị danh nghĩa của hóa tệ kim loại khi xuất
xưởng luôn bằng giá trị nội tại của nó khác với các đồng tiền kim loại khác
Ưu điểm: tính đồng nhất cao về chất lượng, giá trị ít biến đổi, dễ bảo quản, dễ
vận chuyển, dễ chia nhỏ và gộp lại,… đặc biệt là khi vàng được sử dụng làm tiền tệ
thì ưu điểm trên càng nồi trội.
Nhược điểm: nguồn khai thác có hạn. Khi quy mô sản xuất và trao đổi hàng
hóa ngày càng phát triển đòi hỏi sự gia tăng của phương tiện trao đổi thì nguồn hóa tệ
kim loại không còn đủ khả năng đáp ứng, do đó các nước dần chuyển sang sử dụng
tín tệ.
- Tín tệ ( tiền phù hiệu)
Là loại tiền tệ mà bản thân tự nó không có giá trị (hoặc giá trị nội tại không
đáng kể so với giá trị danh nghĩa), song nhờ sự tín nhiệm của mọi người mà có giá trị

trao đổi và được sử dụng trong lưu thông.
Có 4 dạng tín tệ cơ bản:
+ Tín tệ kim loại:
Tiền bằng kim loại thuộc hình thái tin tệ khác với kim loại tín tệ thuộc hình thái
hóa tệ. Ở hình thái này giá trị nội tại của kim loại thường không phù hợ với gia trị
danh nghĩa của nó.
Khi việc khai thác những kim loại ngày càng khó khăn, giá trị những kim loại
ngày càng cao, dẫn đến việc phát hành và lưu hành tín tệ là vàng và bạc cũng gặp khó
khăn.
Ngày nay, tín tệ kim loại vẫn được sử dụng trong lưu thông dưới dạng các loại
tiền đúc bắng kim loại kém giá ( tiền xu của các quốc gia).
+ Tiền giấy: bao gồm
Tiền giấy khả hoán: là loại tiền được ấn định tiêu chuẩn giá cả bằng vàng và có
thể trực tiếp chuyển đổi ra vàng theo hàm lượng Nhà nước công bố. Tiền giấy khả
hoán được lưu hành trong chế độ bản vị vàng hối đoái, khi số lượng tiền đúc bằng
vàng trong lưu thông không đủ làm phương tiện trao đổi, Nhà nước phát hành tiền
giấy vào lưu thông và công bố hàm kim lượng của đồng tiền.
Tiền giất bất khả hoán (tiền phù hiệu): là tiền giáy được ấn định tiêu chuẩn giá
cả bằng pháp luật, bắt buộc lưu hành và không thể trực tiếp chuyển đổi ra vàng theo
tiêu chuẩn Nhà nước quy định. Ngày nay các nước đều áp dụng chế độ lưu thông tiền
giấy, do ngân hàng trung ương thống nhất phát hành là đồng tiền hợp pháp được lưu
hành với giá trị bắt buộc. Ưu điểm: dễ mang theo trong người, dễ cất giữ, việc in tiền
với nhiều mệnh giá khác nhau có thể đáp ứng cho nhu cầu trao đổi chi ly và chính
xác. Nhược điểm: dễ bị làm giả, chi phí lưu thông cao vì dễ rách nát sau một thời gian
sử dụng và tiền giấy có thể gây ra hiện tượng lạm phát nếu phát hành một khối lượng
tiền giấy quá lớn so với nhu cầu về tiền của nền kinh tế.
+ Bút tệ:
Còn gọi là tiền ghi sổ chỉ được tạo ra thông qua hoạt động của hệ thống ngân
hàng, bút tệ không có hình thái vật chất và chỉ là những con số thể hiện số dư trên tài
khoản ngân hàng.

Ưu điêm: sử dụng bút tệ an toàn hơn tiền giấy do tránh được rủi ro mất mát;
quá trình sử dụng bút tệ qua hệ thống ngân hàng thuận tiện, tiết kiệm chi phí và thời


gian so với giao dịch bằng tiền mặt; việc chuyển đổi bút tệ sang tiền mặt dễ dàng,
nhanh chóng.
Nhược điểm: khi sử dụng bút tệ trong thanh toán phải chịu phí giao dịch do
ngân hàng ấn định. Chính vì thế mà khi giao dịch nhỏ lẻ thì người giao dịch có thể
chịu mức phí cao.
+ Tiền điện tử
Là hình thức phát triển cao của tiền ghi sổ (bút tệ) được sử dụng qua hệ thống
thanh toán tự động hay còn gọi là máy trả tiền tự động – ATM. Tiền điện tử tồn tại và
được sử dụng thông qua các công cụ là các loại thẻ thanh toán như: thẻ tín dung, thẻ
ghi nợ,…
Liên hệ Việt Nam.
II) Các chức năng cơ bản của tiền tệ. Mối liên hệ giữa các chức năng của tiền tệ.
Liên hệ sự biểu hiện các chức năng của tiền tệ trong thực tế hoạt động của một
tổ chức kinh doanh.
1. Khái niệm tiền tệ;
Theo quan điểm của Mark: Tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt, tách ra khỏi
thế giới hàng hóa, được dùng làm vật ngang giá chung để đo lường và biểu hiện giá
trị của tất cả các hàng hóa khác và thực hiện trao đổi giữa chúng.
+ Giá trị sử dụng của tiền tệ là khả năng thoả mãn nhu cầu trao đổi của xã
hội, nhu cầu sử dụng làm vật trung gian trong trao đổi
+ Giá trị của tiền được thể hiện qua khái niệm “sức mua tiền tệ”, đó là khả
năng đổi được nhiều hay ít hàng hoá khác trong trao đổi
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại: Tiền là bất cứ thứ gì được
chấp nhận chung trong thanh toán để đổi lấy hàng hóa, dịch vụ và thực hiện các nghĩa
vụ tài chính.
2. Các chức năng của tiền tệ.

a. Chức năng thước đo giá trị
Tiền tệ thực hiện chức năng này khi nó đo lường và biểu hiện giá trị của hàng
hóa khác và chuyển giá trị hàng hóa thành giá cả hàng hóa.
Thực hiện chức năng thước đo giá trị, tiền tệ trở thành một “tiêu chuẩn” để đo
lường hao phí lao động xã hội kết tinh trong các hàng hóa. Đây là chức năng cơ bản
nhất của tiền tệ. Để thực hiện chức năng này, tiền phải có những điều kiện sau:
- Tiền phải có đầy đủ giá trị. Khi tiền được sử dụng làm thước đo giá trị của các hàng
hóa khác thì bản thân đồng tiền đó phải mang giá trị đầy đủ để có thể lấy giá trị của
tiền so sánh với giá trị của các hàng hóa còn lại.
- Tiền phải có tiêu chuẩn giá cả: còn gọ là hàm kim lượng của đồng tiền. Theo
nguyên lý chung, hệ thống thước đo giá trị của mỗi quốc gia bao gồm:
+ Tiền đơn vị (gắn với tên gọi của đồng tiền)
+ Tiền ước số (phần chia nhỏ hay phần thập phân của tiền đơn vị)
+ Tiền bội số ( bội số của tiền đơn vị).
Tất cả những điểm này đều phải được quy định bởi pháp luật của Nhà nước.
Ý nghĩa: với chức năng này, tiền tệ trở thành thước đo chung để biểu thị và so
sánh giá cả của tất cả các hàng hóa, từ đó làm cho đời sống kinh tế được đơn giản hóa
rất nhiều.


Khi thực hiện chức năng thước đo giá trị không nhất thiết phải xuất hiện một
lượng tiền thực chất, bởi vì việc đo lường giá trị hàng hóa chỉ thực hiện trong tư duy,
trong ý niệm.
b. Chức năng phương tiện trao đổi và thanh toán.
Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện trao đổi và thanh toán khi nó xuất hiện
trong lưu thông với tư cách làm môi giới trung gian cho quá trình trao đổi hàng hóa
và là phương tiện để thực hiện quan hệ thanh toán các khoản nợ và các nghĩa vụ tài
chính.
Khi thực hiện chức năng phương tiện lưu thông và thanh toán, tiền tệ phải có
đủ những điều kiện sau đây:

- Phải có sức mua ổn định hoặc không suy giảm quá nhiều trong một khoảng thời
gian nhất đinh;
- Số lượng tiền tệ phải được cung ứng đầy đủ cho nhu cầu lưu thông hàng hóa trong
nền kinh tế.
Ý nghĩa:
- Thúc đẩy hiệu quả của nền kinh tế qua việc giảm bớt thời gian và chi phí phải gánh
chịu khi trao đổi hàng hóa dịch vụ và thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa;
- Tiết kiệm chi phí lưu thông xã hội;
- Tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng và các phương tiện thanh toán không dùng
tiền mặt.
Chức năng này có tác dụng to lớn và rõ rệt không chỉ đối với quá trình trao đổi
thanh toán hàng hóa dịch vụ và các nghĩa vụ tài chính nói riêng mà còn đối với nền
kinh tế hàng hóa nói cung, nhưng nó có thể tạo ra mầm mống của những cuộc khủng
hoảng kinh tế.
c. Chức năng phương tiện cất trữ/tích lũy giá trị.
Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện cất trữ giá trị khi nó tam thời rút khỏi
lưu thông tồn tại dưới dạng giá trị dự trữ để đáp ứng cho nhu cầu mua sắm chi trả
trong tương lai.
Dự trữ giá trị là tích lũy một lượng giá trị nào đó bằng những phương tiện
chuyển tải giá trị được xã hội thừa nhận, với mục đích để chuyển hóa thành hàng hóa
hoặc dịch vụ trong tương lai.
Để thực hiện chức năng này, tiền tệ phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
- Tiền phải có giá trị nội tại (tiền đủ giá) hoặc phải có sức mau ổn định, lâu dài.;
- Giá trị dự trữ phải được thể hiện bằng những phương tiện hiện thực và được xã hội
thừa nhận. Hay nói cách khác, phải thể hiện bằng tiền mặt hoặc các phương tiện
chuyển tải giá trị khác.
Khi thực hiện chức năng này, tiền ở trạng thái không vận động, không phục vụ
cho quá trình lưu thông hàng hóa, như vậy đối lập với tính chất của tiền trong chức
năng phương tiện lưu thông.
Chức năng phương tiện cất trữ của tiền cho phép người sở hữu nó dự trữ một

sức mua cho các giao dịch trong tương lai.
- Ý nghĩa:
+ Thúc đẩy quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng và thanh toán không dùng
tiền mặt
+ Tạo điều kiện cho thị trường tài chính phát triển.
3. Mối liên hệ giữa các chức năng của tiền tệ (xem lại)


Liên hệ sự biểu hiện các chức năng của tiền tệ trong thực tế hoạt động của một
tổ chức kinh doanh.
III) Khái niệm, bản chất kinh tế của lạm phát. Ảnh hưởng của lạm phát đối với
nền kinh tế xã hội. Các giải pháp ổn định tiền tệ và kiểm soát lạm phát. Liên hệ
với thực tế lạm phát và kiểm soát lạm phát của Việt Nam.
1. Khái niệm lạm phát.
Cho đến nay, tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về lạm phát. Xét về góc độ
dấu hiệu biểu hiện và nguyên nhân chính của lạm phát, người ta thường đề cập đến
các quan điểm thông dụng về lạm phát như sau:
- Lạm phát giá cả
- Lạm phát lưu thông tiền tệ
- Lạm phát cầu kéo, chi phí đẩy
Lạm phát là hiện tượng phát hành tiền vào lưu thông quá lớn, vượt quá số
lượng tiền cần thiết trong lưu thông, làm cho sức mua của đồng tiền giảm sút không
phù hợp với giá trị danh nghĩa mà nó đại diện.



×