Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Khoá luận tốt nghiệp phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI
• HỌC
• s ư PHẠM
• HÀ NỘI
• 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC




NGỤY THU HÀ

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ
ẤU NHI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
VÀ GIAO TIÉP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC








Chuyên ngành: Tâm lí học

Người hướng dẫn khoa học
TS. Nguyễn Đình Mạnh

Hà Nội 2015




LỜ I CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy cô trong khoa
Giao dục Tiểu học đã tao điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện khóa
luận. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo: TS. GYC Nguyễn
Đình Mạnh- Trưởng Bộ môn Tâm lý- giáo dục trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn BGH nhà trường, các cô giáo của trường Mầm
non Xuân Hòa- Phúc Yên- Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong
quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Do điều kiện thời gian nghiên cứu, vốn kiến thức còn hạn chế cũng như đây
là lần đầu tiên làm khóa luận, chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót.
Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để đề tài
này thật sự có chất lượng và hữu ích.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2015
Sinh Viên

Ngụy Thu Hà


LỜ I CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua
hoạt động và giao tiếp” là kết quả mà tôi đã trực tiếp tìm tòi, nghiên cứu. Trong
quá trình nghiên cứu tôi có sử dụng tài liệu của một số tác giả để tham khảo. Đó chỉ
là cơ sở để tôi rút ra được những vấn đề cần tìm hiểu ở đề tài của mình. Tôi xin cam
đoan đây là kết quả của cá nhân tôi, hoàn toàn không trùng khớp với kết quả của các
tác giả khác.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Ngụy Thu H à


MỤC LỤC
LỜI CẢM Ơ N ..........................................................................................................................1
MỤC L Ụ C ................................................................................................................................4
MỞ Đ Ầ U ...................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tà i.................................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................................... 4
3. Mức độ và phạm vi nghiên cứu........................................................................................4
4. Nhiệm vụ nghiên c ứ u ........................................................................................................ 4
5. Đối tượng và khách thể nghiên c ứ u ................................................................................ 4
6. Giả thuyết khoa h ọ c ...........................................................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................... 5
8. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề t à i ......................................................... 5
9. Cấu trúc của đề tà i.............................................................................................................. 5
CHƯƠNG I: C ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO
TRẺ ẤU NHI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP...................................... 6
1.1.

Lịch sử nghiên cứu vấn đ ề ......................................................................................... 6

1.2. Những vấn đề lý luận của đề tà i................................................................................... 7
1.2.1. Đặc điểm tâm lý của trẻ ấu n h i................................................................................. 7
1.2.2. Lý luận về ngôn n g ữ ............................................................................................... 12
1.2.3.Lý luận về hoạt động.................................................................................................. 21
1.2.4.Lý luận về giao tiếp.................................................................................................... 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 3 TUỔI
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP Ở TRƯỜNG MẦM NON XUÂN
H Ò A ........................................................................................................................................29
2.1. Mục đích điều t r a ..........................................................................................................29
2.2. Đối tượng điều toa.........................................................................................................29
2.3. Nội dung điều tra...........................................................................................................29
2.4. Thời gian và địa điểm điều to a....................................................................................29
2.5. Phương pháp điều t r a ................................................................................................... 30


2.6. Thực trạng sự phát ưiển ngôn ngữ của trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao
tiếp ở trường mầm non Xuân H òa.....................................................................................30
2.7.Nhận thức của giáo viên mầm non về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2-3 tuổi
thông qua hoạt động và giao tiế p ...................................................................................... 34
2.8.

Nguyên nhân của thực trạ n g ..............................................................................37

2.8.1. Nguyên nhân chủ quan.............................................................................................37
2.8.2. Nguyên nhân khách q u an ........................................................................................ 37
2.9. Đề xuất biện pháp.........................................................................................................38
2.9.1. Cho trẻ được tiếp xúc, hoạt động nhiều với đồ v ậ t............................................. 38
2.9.2. Trò chuyện cùng trẻ trong các tiết học.................................................................. 38
2.9.3. Giao tiếp với trẻ mọi lúc, mọi n ơ i..........................................................................43
2.9.4. Cho trẻ tiếp xúc với nhau, tiếp xúc với cộng đồng một cách thường xuyên;
qua tiết học dưới hình thức đi dạo, tham quan.............................................................. 44
2.9.5. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động ngoài giờ h ọ c ............. 44
2.9.6. Phối kết hợp với phụ h u ynh ....................................................................................48
2.9.7. Sử dụng một số trò c h ơ i.......................................................................................... 49
CHƯƠNG III: THỬ NGHIỆM TÁC ĐỘNG MỘT SỔ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN


NGÔN NGỮ CHO TRẺ Ấ u NHI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIỂP51
3.1. Mục đích thực n g h iệ m ................................................................................................ 51
3.2. Đối tượng thực n g h iệm ............................................................................................... 51
3.3. Thời gian thực nghiệm ................................................................................................ 51
3.4. Nội dung thực nghiệm ................................................................................................. 51
3.5. Xây dựng các tiêu chí đánh giá việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông
qua hoạt động và giao tiế p ................................................................................................. 52
3.6. Tiến hành thực nghiệm ................................................................................................ 52
3.6.1. Chọn m ẫ u ..................................................................................................................52
3.6.2. Thiết kế một số biện pháp trong thực n g h iệm ....................................................53
3.6.3. Hướng dẫn giáo viên thực nghiệm ......................................................................... 53
3.6.4. Cách lấy số liệu và kỹ thuật đ o .............................................................................. 53
3.6.5. Ket quả thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm.................................... 54


3.7. Những nhận xét từ khảo sát.........................................................................................60
3.7. 1 ư u điểm .......................................................................................................................60
3.7.2. Nhược điểm ............................................................................................................... 60
KẾT LUẬN YÀ KIẾN N G H Ị............................................................................................ 62
TÀI LIỆU THAM K H Ả O...................................................................................................64
PHỤ L Ụ C .............................................................................................................................. 66


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Golobolin đã nói: “Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mới
mình vừa xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa mình vừa mói
trồng, thì người giáo viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh đang trưởng
thành, lớn lên”.

Quả đúng như vậy! Trong thời đại hiện nay, đất nước ta đang trên đà
phát triển và hội nhập, chiến lược giáo dục con người mới đòi hỏi chúng ta là
những nhà giáo dục cần phải nâng cao hơn nữa về chất lượng dạy và học,
nhằm tạo ra những con ngưòi mới- phát triển toàn diện cả về đức, trí, thể, mỹ,
lao động để có thể tiếp nhận thông tin một cách năng động, sáng tạo, đưa đất
nước tiến lên sánh vai với các cường quốc năm châu. Đây chính là vấn đề vô
cùng cần thiết với ngành giáo dục, đặc biệt là ngành giáo dục mầm non bởi
giáo dục mầm non là mắt xích đàu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là
nơi gieo mầm thuận lợi cho việc nảy nở và phát triển của tuổi thơ.
Việc chăm sóc giáo dục trẻ toàn diện là một vấn đề quan trọng trong
chiến lược phát huy nhân tố con ngưòi của Đảng và nhà nước, là mục tiêu đào
tạo của ngành học Mầm non. Theo tinh thần quyết định 155, quy định mục
tiêu, kế hoạch đào tạo của bộ giáo dục - 1990, chủ trương của Đảng, nhà
nước, qua hơn 60 năm hoạt động, ngành học Mầm non không ngừng đổi mới
về nội dung, phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức giáo dục nhận thức
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Một trong những nhiệm vụ hàng
đầu ở trường mầm non là phát triển ngôn ngữ, làm giàu vốn từ cho trẻ và phải
bắt đầu từ rất sớm, ngay từ khi trẻ mới ra đời. Bởi ngôn ngữ là công cụ của tư
duy, là chìa khóa để trẻ đón nhận sự phong phú rộng lớn của kho tàng kiến
thức, là phương tiện để trẻ khám phá thế giới với các sự vật, hiện tượng xung

1


quanh mình và tự khẳng định mình trong môi trường đó. Giống như Lênin đã
từng nói: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”.
Chính vì thế việc phát triển ngôn ngữ cho ttẻ là YÔ cùng quan trọng, đặc biệt
là với trẻ ấu nhi bởi đây là giai đoạn quan trọng nhất ttong cuộc đời của một
đứa trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ trong giai đoạn này đáp ứng nhu cầu giao
tiếp của trẻ với mọi nguôi xung quanh, giúp trẻ học tập, vui chơi, phát triển

hài hòa và toàn diện, tạo tiền đề cho trẻ bước vào các lớp học tiếp theo.
Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ có rất nhiều cách. Nhưng vói trẻ ấu nhi,
khi mà mọi thứ mói chỉ ở mức “xuất phát điểm” thì việc làm thế nào để giúp
trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất thì đó lại là vấn đề đáng suy ngẫm.
Như đã nói ở trên, con người là một sinh vật xã hội. Ngay từ khi sinh ra, một
đứa trẻ đã có nhu càu hoạt động, giao tiếp, ứng xử với môi trường và những
người xung quanh. Nhiều nhà tâm lý học đã khẳng định: nếu không có sự giao
tiếp giữa con người thì một đứa trẻ không thể phát triển tâm lý, nhân cách và
ý thức tốt được. Thông qua giao tiếp, trẻ có thể tham gia vào các mối quan hệ
xã hội, có thể biểu đạt được những điều chúng cần, chúng muốn. Xa hơn thế,
trẻ còn tự đối chiếu so sánh mình với người khác, với các chuẩn mực xã hội
để từ đó hoàn thiện bản thân. Chẳng hạn như khi gặp người lớn tuổi hơn mình
ừẻ biết phải chào hỏi, phải xưng hô cho đúng mực, phải biết tôn trọng tất cả
mọi người, dù họ là ai đi chăng nữa, phải luôn luôn thể hiện mình là người có
văn hóa, đạo đức. Từ đó, dần dần ừẻ sẽ tích lũy được vốn từ ngữ của mình, là
cơ sở để phát triển ngôn ngữ.
Làm thế nào để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, nhất là với ừẻ ấu nhi là
một vấn đề mà tôi rất tâm đắc. Bởi giai đoạn ấu nhi là thời kỳ “phát cảm ngôn
ngữ”, là giai có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ . Ở
giai đoạn này, trẻ đạt được những thành tích vĩ đại mà ở các giai đoạn trước
hoặc sau không thể có được.

2


Khi bước vào tuối ấu nhi, việc nắm vững hoạt động với đồ vật và việc
giao tiếp với người lớn tạo ra sự biến đổi đáng kể trong các hình thức giao
tiếp. Sự xuất hiện của ngôn ngữ nói là sự kiện quan trọng, vừa là thay thế cho
vật thật, vừa là phương tiện giao tiếp. Đồng thời với sự phát triển nhu cầu
giao tiếp bằng ngôn ngữ, việc tích lũy các hiện tượng do hoạt động với đồ vật

mang lại có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ của ừẻ. Các hiện
tượng đó tạo ra cơ sở để lĩnh hội nghĩa của các từ và để liên kết chúng với
hình ảnh của các sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh. Khi trẻ bước
sang năm thứ 3 của cuộc đời, người ta gọi là “bé lên ba cả nhà học nói” thì
ngôn ngữ tích cực của trẻ phát triển mạnh mẽ. Tuy vậy, việc phát triển ngôn
ngữ của trẻ ở tuổi này phần lớn là tùy thuộc vào sự dạy bảo của người lớn.
Chính vì vậy, việc giao tiếp giữa người lớn với ừẻ trong giai đoạn này là vô
cùng quan ừọng và càn thiết. Và làm thế nào để giao tiếp có hiệu quả nhằm
giúp trẻ phát triển ngôn ngữ không phải việc bậc phụ huynh nào cũng có thể
làm được.
Đối với nhóm trẻ từ 1 đến 3 tuổi, qua quan sát những giờ hoạt động học và
giờ hoạt động vui chơi, tôi thấy các cháu rất thích được hoạt động, giao tiếp,
thích được trò chuyện, được nói và được chạy nhảy, nô đùa, nhưng vì ngôn
ngữ của ừẻ còn hạn chế , các cháu còn sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiều, nên
tôi thấy mình cần phải tìm nhiều biện pháp tác động thông qua giao tiếp để
kích thích ngôn ngữ của trẻ phát triển. Bên cạnh đó, trong quá trình tìm hiểu
tôi nhận thấy, đã có rất nhiều người quan tâm và đề cập đến vấn đề phát triển
ngôn ngữ cho ừẻ, nhưng việc phát triển ngôn ngữ cho ừẻ ấu nhi thông qua
hoạt động và giao tiếp còn rất ít và chưa đào sâu, cụ thể. Chính vì vậy, tôi
quyết định chọn đề tài: “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ẩu nhi thông qua hoạt
động và giao tiếp”.

3


2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động
và giao tiếp, ừên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ
cho các em.
3. Mức độ và phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu tại khu vực Xuân Hòa- Phúc Yên- Vĩnh Phúc.
- Nghiên cứu ttên ttẻ 3 tuổi ở trường mầm non Xuân Hòa.
- Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động và giao
tiếp.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những tài liệu liên quan đến đề tài, làm sáng tỏ các khái niệm:
ngôn ngữ, ngôn ngữ ở trẻ ấu nhi, trẻ ấu nhi, hoạt động, giao tiếp...
- Phát hiện ra thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi và những nguyên
nhân ảnh hưởng đến thực trạng trên.
- Đề xuất các biện pháp và thử nghiệm tác động nhằm nâng cao sự phát triển
ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi.
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ấu nhi.
- Khách thể nghiên cứu: 60 trẻ lớp 3 tuổi trường mầm non Xuân Hòa.
6. Giả thuyết khoa học
Thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi còn ở mức độ trung bình.
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng ừên, ừong đó phương pháp
tổ chức hoạt động giao tiếp của giáo viên còn hạn chế. Chính vì vậy, bằng
một số biện pháp tác động cần thiết có thể nhanh chóng cải thiện thực trạng
trên, phát triển ngôn ngữ cho các bé.

4


7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp trò chuyện
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Phương pháp thử nghiệm tác động

- Phương pháp phân tích kết quả
- Phương pháp thống kê toán học
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
8. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Hệ thống hóa được khung lý thuyết của phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi
thông qua hoạt động và giao tiếp.
- Đề xuất được 1 số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua
hoạt động và giao tiếp.
9. Cấu trúc của đề tài
Phần I: Mở đầu
Phần II: Nội dung
Chương I: Cơ sở lý luận của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi
thông qua hoạt động và giao tiếp.
Chương II: Thực ttạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi thông qua
hoạt động và giao tiếp ở trường mầm non Xuân Hòa
Chương III: Thử nghiệm tác động một số biện pháp phát triển ngôn
ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao tiếp
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Phần IV: Danh mục tài liệu tham khảo
Phần V: Phụ lục

5


NỘI DUNG

CHƯƠNG I: C ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ
ẤU NHI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP

1.1.


Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngôn ngữ là tài sản quý báu, là tượng đài đày giá trị của nền văn minh

nhân loại. Nó đi lên và phát triển cùng xã hội loài người, chứa đựng và làm
sống lại những thành tựu to lớn do xã hội loài người xây dựng lên. Vai trò
phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ lâu được các nhà khoa học trong và ngoài nước
quan tâm nghiên cứu. Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ được nghiên
cứu rất kĩ lưỡng ở Liên Xô cũ với nhiều nhà sư phạm cùng với nhiều công
trình có tính khoa học, hiệu quả nổi tiếng. Những công trình này đã vào Việt
Nam từ rất sớm. Giáo viên và sinh viên các trường Mầm non đã biết đến
Chikhieva.E.I như một tác giả có uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu về lĩnh vực
phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo.
Ở Việt Nam, từ sau cách mạng tháng 8/1945, vấn đề này cũng đã được
quan tâm. Một số hội nghị khoa học ở trung ương cũng như ở các địa phương
đã hướng nội dung vào việc thỏa luận, nâng cao chất lượng giảng dạy phát
triển ngôn ngữ cho trẻ trong trường mầm non. Đã có một số cuốn sách và trên
tạp chí nghiên cứu cũng đã xuất hiện rải rác một số bài nghiên cứu về nội
dung và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em.
“Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” của Nguyễn
Xuân Khoa (NXB Đại học sư phạm, 2003) là giáo trình đầu tiên đề cập đến
một cách toàn diện, có hệ thống các vấn đề khoa học và thực tiễn của tiếng
mẹ đẻ đang được thực hiện trong các lớp nhà trẻ, mẫu giáo ở nước ta bằng
phương pháp tiếp cận hoạt động- nhân cách tích hợp.

6


Phan Thiều với cuốn: Dạy nói cho trẻ trước tuổi cấp I (NXBGD


1973).
Tạ Thị Thanh Ngọc với tác phẩm: Dạy trẻ phát âm đúng và làm giàu
vốn từ cho trẻ.
Luận án phó tiến sĩ của Lưu Thị Lan: Những bước phát trim ngôn ngữ
cho trẻ từ 1- 6 tuổi trên cơ sở dữ liệu ngôn ngữ cho trẻ em nội thành Hà Nội
(1996).
Trên báo “Giáo dục sức khỏe- tâm lý” có bài viết “Hướng dẫn giúp bé
phát triển ngôn ngữ” của tác giả Lê Thị Đào. Bài viết xoay quanh vấn đề
hướng dẫn các bậc phụ huynh làm thế nào để giúp con mình phát triển ngôn
ngữ một cách tốt nhất.
Trên tạp chí “Bibi.vn” có bài viết “Phát triển ngôn ngữ của trẻ em ”
của TS Đặng Hoàng Minh, khoa Sư phạm, Đại học quốc gia Hà Nội. Bài viết
này nói về sự phát tiển ngôn ngữ của trẻ em qua từng giai đoạn lứa tuổi và
những khó khăn thường gặp phải của trẻ khi nói, hiểu.
Ngoài ra, còn rất nhiều các cuốn sách và tạp chí khác cũng đề cập tới
vấn đề này. Những công trình nghiên cứu này đã dựa vào đặc điểm phát triển
tâm sinh lý và ngôn ngữ của trẻ. Đó là những đóng góp vĩ đại trên các phương
diện lý luận và thực tiễn. Song, việc nghiên cứu vấn đề ngôn ngữ nói chung
và việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao tiếp
nói riêng vẫn còn chưa được nhiều, gần như chưa có một công trình nào
nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này.
1.2. Những vấn đề lý luận của đề tài
1.2.1. Đặc điểm tâm lý của trẻ ấu nhi
1.2.1.1. Sự phát triển hoạt động của trẻ ấu nhi

1


Ở trẻ ấu nhi, hoạt động với đồ vật trở thành chủ đạo. Chính nhờ vậy mà
tâm lí của trẻ phát triển mạnh, đặc biệt là trí tuệ. Do nắm được phương thức

hành động với một số đồ vật mà sự định hướng của trẻ vào thế giới đồ vật có
một bước phát triển mới. Đó là những hành vi tích cực giúp cho sự phát triển
tâm lí của trẻ.
Trong số những hành động với đồ vật mà trẻ nắm được ở lứa tuổi ấu
nhi thì những hành động công cụ và hành động thiết lập các mối tương quan
là những hành động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vói sự phát triển của trẻ.
a) Hành động công cụ
Hành động công cụ là hành động trong đó một đồ vật nào đó được sử
dụng như một công cụ để tác động lên các đồ vật khác. Chẳng hạn dùng thìa
để xúc cơm, dùng dao để thái rau.
Hành động công cụ mà trẻ nắm được ở lứa tuổi ấu nhi chưa phải là
hoàn toàn thành thạo, còn phải tiếp tục hoàn thiện thêm.
b) Hành động thiết lập các mối tương quan
Đó là những hành động đưa hai hoặc nhiều đối tượng (hoặc các bộ
phận của chúng) vào những mối tương quan nhất định trong không gian.
Chẳng hạn: hành động chồng các khối gỗ thành hình tháp, hoạt động lắp ráp
các đồ chơi. Đây là những hành động khá phức tạp đối vói trẻ ấu nhi, bỏi vì
những hành động này phải được điều chỉnh bằng chính kết quả thu được.
Người lớn cần phải giúp trẻ đạt được kết quả đúng bằng cách làm mẫu cho trẻ
và giúp trẻ thực hiện các hành động để dần dần trẻ nắm được hành động đó.
Nhờ hành động thiết lập các mối tương quan như vậy, các chức năng
tâm lí của trẻ như tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy được phát triển mạnh,
đặc biệt là tư duy trực quan - hành động, làm cơ sở cho sự phát triển các kiểu
tư duy cao hơn sau này (như tư duy trực quan - hình tượng và tư duy lôgic).

8


1.2.1.2. Sự phát triển tâm lý của trẻ ẩu nhi dưới ảnh hưởng của hoạt động
với đồ vât

a) Sự phát triển ngôn ngữ
Đây là thời kỳ nhạy cảm đối với sự phát triển của ngôn ngữ. Chính
trong thời gian này, sự lĩnh hội ngôn ngữ diễn ra có hiệu quả nhất. Việc nắm
vững hoạt động với đồ vật và việc giao tiếp với người lớn tạo ra sự biến đổi
đáng kể trong các hình thức giao tiếp giữa trẻ ấu nhi với ngưòi lớn. Đó chính
là yếu tố làm nảy sinh ở trẻ nhu cầu giao tiếp với người lớn bằng ngôn ngữ.
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ấu nhi theo hai hướng chính: hoàn thiện sự
thông hiểu lòi nói của người lớn và hình thành ngôn ngữ tích cực của trẻ.
Hoàn thiện sự thông hiểu lời nói của người lớn: Trong khi hoạt động
với đồ vật trẻ em thường gặp tình huống cụ thể, trong đó các đồ vật và các
hành động với đồ vật chưa thể tách rời khỏi nhau. Lời nói kết hợp với tình
huống cụ thể mới tạo thành tín hiệu hành động đối vói trẻ lên hai tuổi. Sự kết
hợp giữa lời nói với tình huống cụ thể được lặp đi lặp lại nhiều lần, dần dần
đứa trẻ hiểu được lòi nói mà không phụ thuộc vào tình huống cụ thể nữa. Việc
nghe và hiểu lời nói vượt ra khỏi tình huống cụ thể là một thành tựu rất quan
trọng của trẻ ấu nhi. Nó giúp trẻ biết sử dụng ngôn ngữ là phương tiện cơ bản
để nhận thức thế giới.
Hình thành ngôn ngữ tích cực (nói): Trẻ lên 2 hoạt động với đồ yật
ngày càng phong phú thì giao tiếp với những người xung quanh ngày càng
được mở rộng, đặc biệt từ 20 tháng trở đi đứa trẻ trở nên mạnh dạn hơn, có
nhiều sáng kiến hơn, điều đó không chỉ thúc đẩy trẻ lĩnh hội ngôn ngữ, thông
hiểu lời nói của những người xung quanh mà còn kích thích trẻ phát triển
ngôn ngữ tích cực. Đây là thời kì phát cảm ngôn ngữ. Trẻ không chỉ luôn luôn
đòi hỏi biết được tên các đồ vật mà còn cố gắng phát ra các âm để gọi tên các

9


đồ vật đó. Tuy nhiên ở trẻ ta thường bắt gặp những lời nói của trẻ ít giống với
lời nói của người lớn. Ngưòi ta gọi loại ngôn ngữ ấy là ngôn ngữ tự trị.

Lên 3, ngôn ngữ tích cực của trẻ phát triển mạnh mẽ, trẻ rất thích nói và
hỏi luôn mồm suốt ngày. Nhờ đó việc sử dụng các hình thức ngữ pháp của
tiếng mẹ đẻ đạt tới một bước tiến bộ đáng kể. Đen cuối tuổi thứ 3, trẻ nói
được những câu khá phức tạp. Lòi nói của trẻ thường gắn liền vói quá trình tri
giác và như là tạo cho mình một cú pháp riêng khác với người lớn.
b) Sự phát triển trí tuệ
Những dạng hành động tri giác và những dạng hành động tư duy mới
đang được hình thành là biểu hiện rõ rệt nhất của sự phát triển trí tuệ ở trẻ ấu
nhi.
Sự phát triển trí giác và sự hình thành những biểu tượng về các thuộc
tính của đồ vật: Tri giác của trẻ được tinh vi, đày đủ dàn chính là nhờ trẻ
được hoạt động với đồ vật, nhất là hành động công cụ và hành động thiết lập
các mối tương quan. Việc nắm vững hành động định hướng bên ngoài không
diễn ra ngay lập tức mà phụ thuộc vào sự dạy dỗ của người lớn. Từ sự đối
chiếu, so sánh những thuộc tính của các đối tượng bằng các hành động định
hướng bên ngoài, trẻ chuyển sang so sánh, đối chiếu các thuộc tính của các
đối tượng bằng mắt. Một kiểu hành động tri giác mói được hình thành.
Sự phát triển tư duy: Ở tuổi ấu nhi, trẻ học được những hành động xác
lập mối quan hệ giữa các đồ vật để giải quyết một nhiệm vụ thực tiễn nào đó
nhờ sự giúp đỡ của người lớn. Người lớn đưa ra những mẫu hành động cho
trẻ bắt chước. Quá trình thực hiện những hành động công cụ và hành động
xác lập những mối tương quan chính là cơ sở để hình thành những hành động
tư duy ở trẻ.
Cuối tuổi ấu nhi, ừên cơ sở tư duy trực quan hành động đang phát triển
mạnh, bắt đầu có sự xuất hiện một số hành động tư duy được thực hiện trong

10


óc, không cần những phép thử bên ngoài. Đó chính là kiểu tư duy trực quan hình tượng, là kiểu tư duy mà trong đó việc giải các bài toán được thực hiện

nhờ hành động bên trong với các hình ảnh. Kiểu tư duy này là một trình độ
phát triển cao hơn kiểu tư duy trực quan - hành động, và sẽ được phát triển
đầy đủ ở lứa tuổi mẫu giáo.
c) Sự phát triển tình cảm
Trẻ ấu nhi dễ xúc cảm, nhìn chung trẻ chưa làm chủ được cảm xúc của
mình. Tuy vậy, trẻ cảm nhận khá chính xác tính chất những phản ứng xúc
cảm của ngưòi khác và biết cách ứng xử vừa lòng người khác hoặc bắt người
khác chiều theo ý mình.
Lứa tuổi này, một hiện tượng cảm xúc hay gặp ở trẻ là lo lắng. Càng lớn trẻ
càng có nhiều hơn sự lo lắng, nhiều khi nó in dấu khá sâu đậm trong trí trẻ,
làm mất đi cảm giác an toàn, khiến trẻ trở nên sợ hãi. Đối tượng sợ hãi thường
là các con vật, bóng tối, người lạ, thầy thuốc, các hiện tượng tự nhiên như
giông bão...
Trong tuổi hài nhi, trẻ bắt đầu có tình yêu đối với những người gàn gũi
như bố mẹ, anh chị, ông bà. Bước sang tuổi ấu nhi tình yêu lại có thêm những
hình thái mới tình cảm tự hào và tình cảm xấu hổ.
1.2.1.З. Xuất hiện tiền đề của sự hình thành nhân cách
Dấu hiệu đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách là sự xuất hiện tự
ý thức. Trẻ bắt đầu nhận ra mình vào tuổi lên 2. Đầu tiên trẻ để ý đến hình
dáng bên ngoài của mình rồi sau đó mới đến những ý nghĩ bên trong. Cũng
trong thòi gian này trẻ tiếp tục hiểu cơ thể của mình: quan tâm đến các bộ
phận (mắt, mũi, chân tay...), cả những đặc điểm về giói tính. Ở tuổi lên 3 trẻ
thường phát hiện ra mình qua việc tự soi gương.
Bước cao hơn của sự tự ý thức là trẻ tự nhận xét, đánh giá được mình.
Ở tuổi này, sự chê trách hoặc không đồng ý của người lớn đều làm cho trẻ đau

11


khổ và sự xa cách hay thờ ơ cũng làm cho trẻ buồn nản. Nhu cầu được “khen”

đó dẫn đến sự phát triển tinh thần tự trọng và có tác dụng làm cho hành vi của
trẻ ttở nên tốt đẹp.
Sự định hướng trong thời gian cũng là tự nhận thức, tự ý thức. Tuy
nhiên sự định hướng về thời gian của ttẻ lên ba còn rất mơ hồ, mông lung.
Đặc biệt là sự cảm nhận về khoảng cách thời gian vẫn còn chưa chính xác.
1.2.2. Lý luận về ngôn ngữ
1.2.2.1. Khái niệm ngôn ngữ
Con người có khả năng truyền đạt kinh nghiệm của mình cho người
khác và vận dụng kinh nghiệm của người khác vào hoạt động của mình, làm
cho con người có những khả năng to lớn, nhận thức và nắm được những lực
lượng bản chất của tự nhiên, xã hội và bản thân... chính là nhờ ngôn ngữ.
Trong quá trình giao tiếp với nhau, con người sử dụng các từ ngữ theo
những quy tắc ngữ pháp nhất định của một thứ tiếng. Chính vì vậy, theo
GS.TS Nguyễn Quang uẩn, “ngôn ngự là quá trình mỗi cá nhân sử dụng một
thứ tiếng ị tiếng nói) nào đó để giao tiếp ”. Nói cách khác, ngôn ngữ là sự giao
tiếp bằng tiếng nói.
Theo triết học Mac - Lênin, ngôn ngữ là sản phẩm của sự phát triển
lịch sử xã hội. Tư duy và ngôn ngữ được hình thành và phát triển trong quá
trình lao động.
Theo Usinxkin: “ngôn ngữ là cơ sở của mọi sự phát triển trí tuệ và là
kho tàng của mọi kiến thức. Tất cả mọi sự hiểu biết đều bẳt đầu từ ngôn ngữ,
thông qua ngôn ngữ và trở ỉạỉ cũng bằng ngôn ngữ. ”
1.2.2.2.CÓC bộ phận và các đơn vị của ngôn ngữ
a) Các bộ phận của ngôn ngữ
Ngôn ngữ bao gồm ba bộ phận cấu thành: Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
b) Các đơn vị của ngôn ngữ
12


- Ảm vị: là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất mà người ta có thể phát âm ra được

trong chuỗi lời nói. Ví dụ các âm “b”, “t”, “v”,... hoàn toàn không thể chia
nhỏ chúng hơn được nữa.
Ấm vị có chức năng nhận cảm và chức năng phân biệt nghĩa. Ví dụ
“bào” có nghĩa là một dụng cụ của thợ mộc để làm mòn, nhẵn gỗ, còn “vào”
có nghĩa là một hành động đi tò ngoài tới trong. Cái làm ta phân biệt được hai
nghĩa đó không phải là do bộ phận ngữ âm trùng nhau giữa hai từ là (-ào) mà
do sự đối lập giữa âm (b) và âm (v) tạo nên.
- Hình vị: là một chuỗi kết hợp một vài âm vị, biểu thị một khái niệm.
Nó là đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa. Chức năng của hình vị là chức năng ngữ
nghĩa. Ví dụ kết hợp “quốc gia” trong tiếng Việt gồm hai hình vị: “quốc” là
nước và “gia” là nhà.
- Từ: là chuỗi kết họp của một hoặc một vài hình vị mang chức năng gọi tên
và chức năng ngữ nghĩa. Ví dục các từ: tủ, ghế, đi, chạy, cười, khóc...
- Câu: là chuỗi kết hợp của một hoặc nhiều từ, chức năng của nó là chức năng
thông báo.
Bất cứ thứ tiếng (ngôn ngữ) nào cũng chứa đựng hai phạm trù: phạm
trù ngữ pháp và phạm trù logic. Phạm trù ngữ pháp là một hệ thống các quy
định việc thành lập từ và câu cũng như qui định sự phát âm, phạm trù này ở
các thứ tiếng khác nhau là khác nhau. Phạm trù logic là quy luật, YÌ vậy tuy
dùng các thứ tiếng khác nhau nhưng các dân tộc khác nhau vần hiểu được
nhau.
Tóm lại, ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu đặc biệt, dùng làm phương
tiện giao tiếp và là công cụ tư duy.
1.2.2.3.CÓC chức năng của ngôn ngữ
a) Chức năng chỉ nghĩa

13


Ngôn ngữ được dùng để chỉ chính sự vật, hiện tượng, tức là làm yật

thay thế cho chúng. Nhờ vậy, con người có thể nhận thức được sự vật, hiện
tượng ngay cả khi chứng không có trước mặt, tức ở ngoài phạm vi nhận thức
cảm tính. Các kinh nghiệm của loài người cũng được cố định lại, được tồn tại
và truyền đạt cho các thế hệ sau nhờ ngôn ngữ. Chính YÌ vậy, chức năng chỉ
nghĩa của ngôn ngữ còn được gọi là chức năng làm phương tiện lưu giữ,
truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử.
b) Chức năng thông báo
Ngôn ngữ được dùng để truyền đạt và tiếp nhận thông tin, để biểu cảm
và nhờ đó thúc đẩy, điều chỉnh hoạt động của con người.
Ví dụ: đang chuẩn bị đi học, nghe đài báo có mưa giông, ta liền mang áo mưa
đi theo.
c) Chức năng khái quát hóa
Chức năng khái quát hóa của ngôn ngữ còn gọi là chức năng nhận thức
hay chức năng làm công cụ hoạt động trí tuệ.
Hoạt động trí tuệ bao giờ cũng có tính chất khái quát và không thể tự
diễn ra, mà phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện, công cụ. Ở đây ngôn ngữ
vừa là công cụ để hoạt động trí tuệ, vừa là công cụ để cố định lại các kết quả
của hoạt động này, làm cho hoạt động trí tuệ không bị lặp lại hay gián đoạn
mà liên tục phát triển.
1.2.2.4.CÓC loại ngôn ngữ
a) Ngôn ngữ bên ngoài
Ngôn ngữ bên ngoài là thứ ngôn ngữ hướng vào người khác, được dùng
để truyền đạt và tiếp thu tư tưởng, ý nghĩ. Ngôn ngữ bên ngoài bao gồm 2
mặt: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
Ngôn ngữ nói: Là ngôn ngữ được hướng vào người khác, được biểu
hiện bằng âm thanh và được tiếp thu bằng cơ quan phân tích thính giác. Ngôn
ngữ nói là hình thức ngôn ngữ cổ sơ nhất của lịch sử loài người. Ngôn ngữ
nói lại gồm 2 loại: đối thoại và độc thoại.
14



Ngôn ngữ viết: Là ngôn ngữ được hướng vào người khác, được biểu
hiện bằng các kí hiệu chữ viết và được tiếp thu bằng cơ quan phân tích thị
giác. Ngôn ngữ viết cho phép con người tiếp xúc vói nhau 1 cách gián tiếp
trong những khoảng cách không gian và thời gian lớn.
b) Ngôn ngữ bên trong
Ngôn ngữ bên trong là ngôn ngữ cho mình, hướng vào chính mình giúp
con người suy nghĩ được, tự điều chỉnh, tự giáo dục. Ngôn ngữ bên trong
không phải là phương tiên của giao tiếp. Nó là cái yỏ từ ngữ của tư duy. Khác
với ngôn ngữ bên ngoài, ngôn ngữ bên trong có một số đặc điểm độc đáo sau
đây:
- Không phát ra âm thanh. Đặc điểm này cũng có ở ngôn ngữ thầm. Ngôn
ngữ thầm chưa phải là ngôn ngữ bên trong thực sự.
- Bao giờ cũng được rút gọn, cô đọng, thường chỉ là một câu hoàn chỉnh
được rút ngắn, đôi khi chỉ còn một từ.
- Tồn tại dưới dạng cảm giác vận động, do cơ chế đặc biệt của nó qui định.
1.2.2.5.Vai trò cửa ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình hình
thành và phát triển loài người, làm cho đời sống tâm lý con người khác xa về
chất so với con vật. Ngôn ngữ tham gia vào mọi hoạt động của con người. Nó
cố định lại những kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người, nhờ đó thế hệ sau kế
thừa, phát huy được sức mạnh tinh thần của các thế hệ đi trước.
a) Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp
V.I Lenin cho rằng: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng
nhất của loài người. Do đó, ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng trong đời
sổng hàng ngày, không có ngôn ngữ đứa trẻ không thể phát triển thành người
một cách thực thụ. Muốn nói được, muốn giao tiếp được với mọi người xung
quanh thì đứa trẻ phải được trải qua quá trình hình thành và phát triển ngôn
ngữ trong môi trường nhất định


15


Không có ngôn ngữ, không thể giao tiếp được, thậm chí không thể tồn
tại được. Nhất là trẻ em - một sinh thể yếu ớt rất cần đến sự chăm sóc, bảo vệ
của người lớn. Ngôn ngữ chính là một trong những công cụ hữu hiệu để ttẻ
bày tỏ những nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có thể
chăm sóc, điều khiển, giáo dục trẻ, là điều kiện để trẻ tham gia vào mọi hoạt
động.
b) Ngôn ngữ là công cụ để phát triển trí tuệ
Ngôn ngữ đóng vai ừò rất quan trọng trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ.
Thông qua ngôn ngữ giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh một cách sâu,
rộng, rõ ràng, chính xác. Ngôn ngữ giúp trẻ tích cực sáng tạo trong hoạt động
trí tuệ, vì vậy việc phát triển trí tuệ không tách rời việc phát triển ngôn ngữ.
Cụ thể: muốn cho ừẻ phân biệt các vật này với vật khác, biết được tên gọi,
hình dạng, công dụng, và những thuộc tính cơ bản của vật, nếu chỉ cho ừẻ
xem xét mà không dùng từ ngữ để giải thích, hướng dẫn và khẳng định những
kết quả đã quan sát được thì những tri thức mà trẻ thu được đó nhất định sẽ
hời hợt, nông cạn, có khi còn sai lệch hẳn. Trong khi nhận thức các sự vật đó,
trẻ phải dùng từ để gọi tên sự vật, tên các chi tiết, đặc điểm, tính chất, công
dụng của sự vật, từ đó trẻ biết phân biệt sự vật này với sự vật khác.
Khi đã có một vốn ngôn ngữ nhất định trẻ sử dụng ngôn ngữ như một
biểu hiện nhận thức của mình. Trẻ có thể dùng lời để diễn đạt những suy nghĩ,
những cảm xúc của mình. Trẻ còn dùng ngôn ngữ để đặt ra muôn vàn câu hỏi,
yêu cầu, nguyện vọng, thể hiện biết bao thái độ, tình cảm yêu, ghét... Trẻ
hiểu được chỉ dẫn của người lớn, của cô giáo thì các hoạt động trí tuệ, các
thao tác tư duy của trẻ được chính xác, kích thích trẻ tích cực hoạt động, kích
thích ừẻ nói và sự hiểu biết của ừẻ ngày càng được nâng lên.
c) Ngôn ngữ là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện


16


Sự phát triển toàn diện của trẻ bao gồm sự phát triển về đạo đức, chuẩn
mực hành vi văn hóa.
Ở lứa tuổi mầm non, đặc biệt là tuổi mẫu giáo, trẻ bắt đầu hiểu biết và
lĩnh hội những khái niệm, những quy tắc, những chuẩn mực đạo đức của xã
hội. Tuy mới chỉ là những khái niệm ban đầu nhưng lại vô cùng quan trọng,
có tính chất quyết định những nét tính cách riệng biệt của mỗi con người
trong tương lai. Muốn cho trẻ hiểu và lĩnh hội những khái niệm đạo đức này,
chúng ta không thể thông qua những hoạt động cụ thể hoặc qua những sự vật
hiện tượng trực quan đơn thuần, mà phải có ngôn ngữ. Giáo viên dùng lời nói
của mình cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc giải thích, nêu gương, thuyết phụ
trẻ, giáo dục những hành vi đạo đức trong sáng cho trẻ. Cũng nhờ có ngôn
ngữ mà trẻ thể hiện được đày đủ những nhu cầu và nguyện vọng đầy đủ của
m ình.
Ngôn ngữ phát triển giúp trẻ sớm tiếp thu những giá trị thẩm mỹ trong
thơ ca, truyện kể, những tác phẩm nghệ thuật ngôn tò. Sự tác động của lời nói
nghệ thuật như một phương tiện hữu hiệu để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ.
1.2.2.6. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non
a) Đặc điểm ngữ âm của trẻ từ 0 đến 6 tuổi
*Giai đoạn tiền ngôn ngữ (0 đến 12 tháng tuổi)
Trong giai đoạn tiền ngôn ngữ, trẻ em đã tự học cách sử dụng bộ máy
phát âm, tập phát âm các âm vị, tập lắng nghe và nhìn sự chuyển động của cơ
quan phát âm (của người nói). Đây là cơ sở ban đầu rất quan trọng để trẻ tiếp
thu ngôn ngữ ở giai đoạn sau.
*Giai đoạn ngôn ngữ (từ 1 đến 6 tuổi)
- Vói trẻ từ 1 đến 3 tuổi: Trẻ ở độ tuổi này có thể nghe và hiểu được các từ
gàn gũi, quen thuộc (bà, bố, mẹ), các câu đơn giản (bé chào bà), đồng thời ttẻ
cũng bắt đầu thể hiện nhu cầu, mong muốn của mình bằng lời nói, tuy nhiên

việc phát âm của trẻ còn rất khó khăn. Trẻ vẫn còn sử dụng các âm bập bẹ để
17


thể hiện các nhu cầu khác nhau. Đến 3 tuổi, cơ quan phát âm và tai nghe ngôn
ngữ của trẻ ở độ tuổi này đã phát triển, hoàn thiện hơn. Trẻ có khả năng phát
âm đúng hầu hết các âm đơn và thanh điệu.
- Với t ó tò 3 đến 6 tuổi: Ở thời kì này trẻ hoàn thiện dàn về mặt ngữ âm. Các
phụ âm đầu, âm cuối, thanh điệu dần dần được định vị. Trẻ phát âm đúng hầu
hết các âm vị của tiếng mẹ đẻ, biết điều chỉnh nhịp điệu, cường độ của giọng
nói khi giao tiếp. Tuy vậy, ttẻ vẫn còn mắc một số lỗi về phát âm, còn nhầm
lẫn khi phát âm một vài phụ âm và nguyên âm, thanh điệu.
Kết luận: Khả năng hoàn chỉnh về mặt phát âm của trẻ được tăng dần theo
từng độ tuổi, trẻ nhanh chóng định vị được các âm yị có cấu âm đơn giản,
những âm vị có cấu âm phức tạp trẻ dễ mắc lỗi nhưng nếu không được người
lớn chỉ bảo uốn nắn thì sẽ để lại những hậu quả đáng tiếc về sau này.
b)

Đặc điểm vốn từ của trẻ

*Đặc điểm vốn từ của trẻ từ 0 - 3 tuổi
v ề số lượng từ:
- Trẻ dưói 1 tuổi có khoảng 5 -10 tò.
- Giai đoạn từ 1 - 2 tuổi vốn từ của trẻ tăng lên rõ rệt. Đã bắt đầu xuất hiện
các từ ghép. Vốn từ chủ động của trẻ tăng rất nhanh.
- Trẻ 2 - 3 tuổi có vốn tò tăng rất nhanh,
v ề từ loại:

- Vốn từ của ttẻ dưới 1 tuổi chủ yếu là danh từ, rất ít động từ, chưa có tính từ
và các từ loại khác.

- Trẻ cuối năm thứ hai có đầy đủ các từ loại: danh từ, động từ, tính từ, đại
phó từ.
- Đen cuối 3 tuổi, trong vốn từ của trẻ có tất cả các từ loại: danh từ, động từ,
tính từ, số từ...
*Đặc điểm vốn từ của trẻ từ 3 - 6 tuổi
Vốn từ xét về mặt số lượng:

18


- số lượng từ của trẻ tăng nhanh theo thời gian, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
khác nhau, trong đó quan trọng nhất là các tác động của môi trường như: sự
tiếp xúc ngôn ngữ thường xuyên của những người xung quanh, trình độ của
cha mẹ...
- Sự tăng có tốc độ không đồng đều.
- Năm thứ 3 có tốc độ tăng nhanh nhất.
- Từ 3 - 6 tuổi tốc độ tăng vốn tò giảm dàn.
Vốn từ xét về mặt cơ cấu từ loại:
Danh từ là những từ loại xuất hiện sớm nhất, sau đó là các từ loại như động
từ, tính từ, đại từ, số từ, ttạng từ, quan hệ từ...
- Giai đoạn 3 - 4 tuổi, về cơ bản trong vốn từ của trẻ đã có đủ các loại từ,
ừong đó tỉ lệ danh từ, động tò cao hơn nhiều so với các loại khác.
- Giai đoạn 5 - 6 tuổi, tỉ lệ danh từ, động từ giảm đi nhường chỗ cho tính từ
và các từ loại khác tăng lên.
c)Đặc điểm ngữ pháp trong lời nói của trẻ từ 1 đến 6 tuổi
*Giai đoạn dưói 3 tuổi:
- 15 tháng trẻ đã biết dùng những câu đầu tiên. Đó là những câu 1 từ. Câu 1
từ thường gắn liền với văn cảnh. Nhờ văn cảnh cùng ngữ điệu câu nói, nét
mặt, cử chỉ của trẻ mà người nghe hiểu được điều mà trẻ muốn nói. Ví dụ: Đi
(trẻ đòi đi chơi). Nước (trẻ muốn uống nước).

- Sau câu 1 từ là sự xuất hiện của câu cụm từ. Loại câu này chưa thể hiện rõ
các thành phần câu. Ví dụ: Cô Hương. Bác Ngọc.
- Tiếp sau câu cụm từ là các loại câu đơn đày đủ 2 thành phàn chính. Ví dụ:
Mèo kêu. Gà gáy.
Đến cuối 3 tuổi, các dạng câu đơn của trẻ phong phú hơn, được mở
rộng thêm các thành phần khác như bổ ngữ, định ngữ, trạng ngữ. Ví dụ: Mẹ đi
chợ. Áo màu xanh. Sáng nay cháu ăn cơm.
Trẻ cuối 3 tuổi cũng đã bắt đầu biết sử dụng các loại câu ghép:

19


×