Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Khoá luận tốt nghiệp những sáng tác về chủ đề thế giới thực vật cho trẻ mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s u PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁÒ DỤC TIỂU HỌC

VŨ THỊ GIANG

NHỮNG SÁNG TÁC
VÈ CHỦ ĐÈ THỂ GIỚI THỰC VẬT
CHO TRẺ MẦM NON
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC








C huyên ngành: V ăn học trẻ em

Người hưÓTig dẫn khoa học

TS. NGUYỄN THỊ NHÀN

HÀ NÔI - 2015


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Giang

LỜI CẢM ƠN


Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến Sĩ Nguyễn Thị Nhàn người đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa
luận. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục
Tiểu học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã quan tâm, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Trong khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, kính
mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo và các bạn.

Hà Nội,tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Vũ Thị Giang


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Giang

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin khắng định đề tài: Những sáng tác về chủ đề Thế giới thực vật
cho trẻ mầm non là của riêng tôi, không trùng lặp với bất kỳ tác giả nào khác.
Neu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Vũ Thị Giang


Khóa luận tốt nghiệp


Vũ Thị Giang

M ỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu............................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................... 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................... 5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 5
5.1. Tư liệu khảo sát................................................................................................5
5.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 7
6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 7
7. Đóng góp của khóa luận..................................................................................... 7
8. Cấu trúc của khóa luận....................................................................................... 7
NỘI DU NG............................................................................................................. 8
CHƯƠNG 1: NHỮNG SẮC THÁI BIỂU HIỆN VỀ CHÙ ĐỀ THẾ GIỚI
THỰC VẬTCHO TRẺ MẦM NON..................................................................... 8
1.1. Giới thiệu một số tác giả tiêu biểu................................................................. 8
1.1.1. Tác giả Phạm Hố.......................................................................................... 8
ì. ỉ.2. Tác giả Trần Đãng K hoa...........................................................................10
1.2. Biểu hiện phong phú về chủ đề thực vật...................................................... 11
1.2.1. Thê giới hoa lả, cỏ cây quen thuộc, gần gũi..............................................11
1.2.2. Thế giới hoa trải, cỏ cây đẹp đẽ, đa sắc m à u.......................................... 18
1.2.3. Thê giới thiên nhiên phong phủ và đa dạng............................................. 24
Tiểu kết chương 1................................................................................................. 32
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT NHỮNG SÁNG TÁC VỀ CHỦ ĐỀ
THỰC VẬT CHO TRẺ MẦM NON.................................................................. 33
2.1.


Nghệ thuật ca dao, đồng dao....................................................................33

2. ỉ. ì. Thê thơ và nhịp điệu................................................................................. 33
2.7.2. Hình ảnh thơ............................................................................................... 34


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Giang

2.1.3. Ngôn ngữ ca dao - đằng dao................................................................... 35
2.2. Nghệ thuật thơ c a ......................................................................................... 36
2.2. Ị . Thế thơ và nhịp điệu..................................................................................36
2.2.2. Ngôn ngữ thơ............................................................................................. 39
2.2.2.7. Nghệ thuật sử dụng các từ loại linh hoạt............................................. 39
2.22.2. Các biện pháp nghệ thuật..................................................................... 42
2.3. Truyện kể..................................................................................................... 48
2.3.1. Dung lượng truyện....................................................................................48
2.3.2. Ket cấu truyện........................................................................................... 48
2.3.3. Nhân vật trong truyện............................................................................... 51
Tiểu kết chương 2 ......................................................................................................................... 56

KÉT LUẬN.........................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................59


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Giang


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1. Trong đời sống của mỗi con người, từ xưa cho tới nay, văn học đã
trở thành một nhu cầu không thể thiếu. Văn học giúp hiểu biết của con người
phong phú hơn, góp phần hình thành nhân cách. Lứa tuổi thiếu nhi được giới
nghệ sĩ luôn quan tâm. Viết cho thiếu nhi, nhà văn, nhà thơ đã tiếp nhận ở
nhiều khía cạnh khác nhau trong tâm lý, tính cách, sở thích, trạng thái cảm
xúc vui, buồn, thích thú... ở độ tuổi các em. Từ đó, nhà văn, liền cầm bút viết
tặng cho các bạn nhỏ tuổi những món quà tinh thần tốt đẹp.
2. Tuyến tập thơ ca, truyện kê, câu đố cho trẻ mầm non (Tuyến tập) là
cuốn sách đáp ứng được nguồn giáo viên mầm non tìm hiểu. Những sáng tác
của nhiều cây bút khác nhau đã làm nên diện mạo phong phú của Tuyến tập.
Đó là các thể loại ca dao, đồng dao, thơ ca, truyện kể, câu đố. Ở đó các sáng
tác được sắp xếp theo 11 chủ đề xoay quanh lứa tuổi mẫu giáo. Những tác
phẩm được tuyển chọn đem đến cho học sinh nhiều giá trị hữu ích để làm giàu
tâm hồn và giáo dục nhân cách. Luận văn của chúng tôi tìm hiểu chủ đề về
Thế giới thực vật viết cho các em mầm non. Đe tài này giúp cho giáo viên
tăng cường vốn tri thức, giúp trang bị cho trẻ những kiến thức về môi trường
xung quanh. Từ đó giáo dục trẻ thơ những tình cảm tốt đẹp đối với hoa lá cỏ
cây...các em cần hình thành ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống của con
người. Đe tài cũng giúp trẻ thơ biết yêu cái đẹp của cảnh vật quanh ta. Như
thế, văn chương đã góp phần giáo dục con người.
3. Những sáng tác về chủ đề Thế giới thực vật cho trẻ mầm non. Trong
Tuyến tập chúng tôi khảo sát chưa được giới khoa học và các nhà sư phạm đề
cập hệ thống, toàn diện, chưa có công trình chuyên biệt. Điều đó đã giúp
chúng tôi theo đuổi ý tưởng khoa học cho luận văn của mình.

1



Khóa luận tốt nghiệp
4.

Vũ Thị Giang

Là giáo viên mầm non tương lai, thực hiện luận văn này sẽ giúp

người viết nâng cao hơn năng lực văn chương. Đe tài cũng hữu ích cho công
việc đứng lớp của người giáo viên trong trường mầm non.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trong các sáng tác cho văn học thiếu nhi, các em luôn là nhân vật
chính. Viết về đời sống, tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của các em luôn thu hút
những người nghệ sĩ.
Những sáng tác cho thiếu nhi luôn được các nhà sư phạm, nhà nghiên
cứu phê bình quan tâm.
Trong sự tri nhận hạn hẹp của bản thân người viết luận văn, chúng tôi
nhận thấy, những tác phẩm viết về chủ đề thiên nhiên trong đó, có Thế giới
thực vật cho lứa tuổi mầm non đã được nhìn nhận trên một số phương diện.
Những tên tuổi quen thuộc có tâm huyết với những sáng tác văn học thiếu nhi
là những tác giả tiêu biếu: Vũ Ngọc Bình, Vân thanh, Định Hải, Võ Quảng,
Văn Hồng, Phạm Hổ, Lã Thị Bắc Lý, Hà Nguyễn Kim Giang...
Luận văn của chúng tôi xin đề cập đến một số ý kiến nhận xét tiêu biểu
về đề tài hoa lá, cỏ cây cho học sinh lứa tuổi mầm non.
Tác giả Tô Hoài khi bàn về “Tính triết lý trong đồng dao Việt Nam” có
trích dẫn bài Lúa ngỏ là cô đậu nành. Tác giả viết: bài đồng dao này, “Cùng
một cách miêu tả và nội dung của nó cùng chung một hướng [...]. Mối tương
quan của vạn vật, của thế giới tự nhiên cũng như thế giới con người, tổ tiên ta
đã nhìn ra sự ràng buộc với nhau trong một bầu trời không khí yêu thương..
[Theo 12, tr.79].
Tác giả Lã Thị Bắc Lý và Lê Thị Ánh Tuyết trong Giáo trình phương

pháp cho trẻ mầm non làm quen với tác phấm văn học, (Nxb Giáo dục 2009),
khi nhận xét về hình ảnh, vần điệu, nhạc điệu, ngôn ngữ trong thơ viết cho trẻ
mầm non có trích những bài thơ làm dẫn dụ, trong đó có bài Bắp cải xanh của
Phạm Hổ và bài Hoa kết trải của Thu Hà. Nhận xét về bài thơ của Phạm Hổ,

2


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Giang

người viết cho rằng: “ Thơ không chỉ có vần mà còn phản ánh cách gieovần
thật phù hợp với sức hấp dẫn của các em”. Ví dụ:
Bắp cải xanh
Xanh mát mắt
Lá cải sắp
Sắp vòng tròn
Búp cải non
Nam ngủ giữa, [tr.9]

về bài thơ của Thu Hà, tác giả nhấn mạnh tới cách dùng từ của nhà thơ
như sau: “Đặc biệt có nhiều từ tượng hình, từ tượng thanh, nhiều động từ,
nhiều tính từ miêu tả, tính từ chỉ màu sắc [...]. Nhờ hàng loạt các tính từ miêu
tả (chói chang, nho nhỏ, xinh xinh), các từ tượng hình (đốm lửa, rung rinh...)
và các động từ chỉ màu sắc (tim tím, vàng vàng, đỏ, trắng tinh...) [...] giúp
trẻ hình dung về các loài hoa với những màu sắc và hình dáng rấtcụ thể”. [7,
tr. 10-11]. Sau đó, người viết trích ra bài thơ Hoa kết trải:
Hoa cà tim tím
Hoa mướp vàng vàng

Hoa lựu chói chang
Đỏ như đốm lửa
Hoa vừng nho nhỏ
Hoa đỗ xinh xinh
Hoa mận trắng tinh
Rung rinh trước gió... [tr. 10]
Cũng trong trang 28 ở sách trên, tác giả ca gợi vẻ đẹp trong bài thơ Hồ
sen của Nhược Thủy và cũng trích toàn văn bài thơ [7, tr. 27-28].
Tác giả Lã Thị Bắc Lý trong công trình Văn học thiếu nhỉ với giáo dục
trẻ em lứa tuổi mầm non cũng nhiều lần trích dẫn những sáng tác về chủ đề

3


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Giang

thực vật như các bài Cây dây leo (Xuân Tửu), Hoa kết trải (Thu Hà), Hoa sen
(Nhược Thủy), Bắp cải xanh (Phạm Hổ)...
Tác giả Vân Thanh trong bài tiếu luận “Thơ viết cho các em những
năm gần đây”, khi đề cập đến cái hay cái đẹp của thơ thiếu nhi cũng đánh giá
cao tính giáo dục, chất trữ tình trong các sáng tác. Tác giả đã trích những bài
thơ dẫn dụ: Bài Bắp cải xanh của Phạm Hổ cũng được tác giả trích dẫn [12,
tr.57].
Ở một bài viết khác có nhan đề “Đọc thơ ca mẫu giáo”, tác giả Vân
Thanh cũng chỉ ra vẻ đẹp của Hồ Sen trong thơ Nhược Thủy. Tác giả nhận
xét: “ Vẻ đẹp của thiên nhiên bao giò' cũng hướng dẫn các em y như một
người bạn [Theo 13, tr.891].
về ý nghĩa giảo dục của các sáng tác thuộc chủ đề Thế giới thực vật có

liên quan đến đề tài cũng được các nhà nghiên cứu, phê bình quan tâm.
Chẳng hạn, tác giả Hà Nguyễn Kim Giang trong Giáo trình phương
pháp tố chức hoạt động cho trẻ mầm non làm quen với tác phầm văn học
(NxbGD 2009), có nhấn mạnh: “Trước hết, tính giáo dục được coi là một
trong những đặc trưng cơ bản nhất của Văn học thiếu nhi. Văn học thiếu nhi
có vai trò vô cùng to lớn trong việc giáo dục toàn diện nhân cách trẻ em cả về
đạo đức, trí tuệ và thẩm mỹ” [tr.5].
Những nhà văn, nhà thơ, những nhà nghiên cứu khác đều nhận thấy rất
rõ vai trò giáo dục của văn học thiếu nhi đối với trẻ thơ.
Tóm lại, những bài viết, những ý kiến của giới nghiên cứu về những
sáng tác chủ đề Thế giới thực vật thường chỉ dừng ở những nhận xét lẻ tẻ đối
với từng sáng tác của một tác giả nào đó. Chúng tôi thấy chưa có công trình
nào nghiên cứu toàn diện, chuyên biệt về những sáng tác qua Tuyến tập luận
văn chúng tôi khảo sát. Căn cứ vào tình hình nghiên cứu, chúng tôi thấy vẫn
còn khoảng chống khoa học, vì vậy chúng tôi lựa chọn đề tài Những sáng tác
về chủ đề Thế giới thực vật cho trẻ mẩm non.
4


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Giang

3. Mục đích nghiên cứu
- Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật những sáng tác về chủ đề
Thế giới thực vật cho trẻ mầm non (qua Tuyến tập được khảo sát).
- Hướng tới việc giáo dục trẻ mầm non ý thức giữ gìn, bảo vệ môi
trường xung quanh, tình yêu thiên nhiên, cảnh vật.
- Bản thân tác giả khóa luận trau dồi tri thức về văn học, sự hữu ích
thiết thực đối với công việc dạy ở cấp học Giáo Dục Mầm Non sau này của

một giáo viên tương lai.
4. Nhiệm vụ nghiên cún
- Luận văn tìm hiểu những kiến thức lý luận liên quan đến các thể loại
ca dao, đồng dao, thơ ca, truyện.
- Luận văn tìm hiểu những biểu hiện phong phú chủ đề Thế giới thực
vật. Giá trị nghệ thuật những sáng tác đó.
- Luận văn chỉ ra ý nghĩa giáo dục đối với học sinh mầm non.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1.

Tư liệu khảo sát
- Khóa luận khảo sát những sáng tác về chủ đề Thế giới thực vật trong

Tuyên tập thơ ca, truyện kể, câu đố cho trẻ mầm non (Tuyển tập), (do Thúy
Quỳnh - Phương Thảo tuyển chọn), NXB Giáo Dục Việt Nam - 2009.
- Khóa luận khảo sát các sáng tác sau:
* Tho’: Gồm có 26 bài
1. Hoa bướm (Nguyễn Đình Kiên)
2. Hoa mơ (Ngô Quân Miện)
3. Hoa kết trải (Thu Hà)
4. Hoa mào gà (Thanh Hào)
5. Lời chào của hoa (Võ Văn Trực)
6. Hoa đồng hồ (Phạm Thái Quỳnh)

5


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Giang


7. Hồ sen (Nhược Thủy)
8. Khé (Phạm Hổ)
9. Quất (Vũ Hạnh Thắm)
10. Thị (Phạm Hổ)
11. Dứa (Phạm Hổ)
12. Chanh ( Phạm Hổ)
13. Na (Phạm Hổ)
14. Dừa (Phạm Hổ)
75. Giàn gấc (Đặng Vương Hưng)
16. Bắp cải xanh (Phạm Hổ)
Ị 7. Củ cà rốt (Phạm Hổ)
18. Đồng dao về củ (Vương Trọng)
19. Cây thược dược (Ngô Quân Miện)
20. Nấm rừng (Nguyễn Châu)
21. Cây bàng (Xuân Quỳnh)
22. Cây dừa (Trần Đăng Khoa)
23. Cây dây leo (Xuân Tửu)
24. Cây (Thy Ngọc)
25. Cây (Phạm Hổ)
26. Cây xấu ho{ Thái Thăng Long)
* Ca dao - Đồng dao: Gồm có 2 bài
1. Lúa ngô là cô đậu nành
2. Nhà tôi có một cây cau
* Truyện kể: Gồm có 12 truyện
/. Vì sao bìm bìm leo trên cây? (Ê-li-da-bét Ga-ken, Nguyễn Huy
Đàn dịch)
2. Chuyên trong vườn (Thành Tuấn)
3. Búp măng non (Sưu tầm)
4. Sự tích rau thì là (Nhược Thủy)

5. Chủ đỗ con (Viết Linh)

6


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Giang

6. Sự tích cây khoai lang (Theo Báo Họa Mi)
7. Sự tích hạt thóc (Sưu tầm)
8. Cây tùng con (N.Ưây-lơ, Nguyễn Huy Đàn dịch)
9. Bé hành đi khám bệnh (Sưu tầm)
10. Hoa bìm bìm (Sưu tầm)
ỉ ỉ. Sự tích một loài hoa (Phạm Đức - Phương Ly)
12. Chuyên của cây hoa hổng (Thanh Huyền)
5.2.

Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu những sắc thái nội dung và giá trị nghệ thuật những sáng

tác thuộc chủ đề Thế giới thực vật qua Tuyến tập được khảo sát.
- Chỉ ra ý nghĩa giáo dục của những sáng tác chủ đề thực vật đối với
học sinh lứa tuổi mầm non.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp nghiên cứu tác phấm theo thể loại
- Kết họp các thao tác khoa học khác: Bình giảng, phân tích...
7. Đóng góp của khóa luận
- Thông qua triển khai đề tài khóa luận, chúng tôi hi vọng giúp bạn đọc

tìm hiểu sâu sắc hơn giá trị nội dung và hình thức nghệ thuật tiêu biểu trong
các sáng tác về chủ đề Thế giới thực vật trong Tuyến tập khảo sát.
- Luận văn góp phần giáo dục trẻ thơ tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo
vệ gìn giữ môi trường xung quanh, góp phần giáo dục nhân cách học sinh.
8. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Ket luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính
của khóa luận gồm 2 chương sau:
Chương 1: Những sắc thái biểu hiện về chủ đề thế giới thực vật cho trẻ
mầm non
Chương 2: Giá trị nghệ thuật những sáng tác về chủ đề thế giới thực vật
cho trẻ mầm non

7


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Giang

NỘI DUNG
CHƯƠNG1
NHŨNG SẮC THÁI BIỂU HIỆN VỀ CHỦ ĐỀ THẾ GIỚI THỤC VẬT
CHO TRẺ MẰM NON
1.1. Giói thiệu một số tác giả tiêu biểu
Vì là một công trình Tuyển tập nên cuốn sách tập họp nhiều cây bút
khác nhau, thuộc các thể loại khác nhau. Tổng số tác giả khá đông. Trong đó,
số tác giả có thơ được tuyển chọn là 17, các cây bút truyện là 12. Ngoài ra còn
những sáng tác là ca dao, đồng dao và truyện của tác giả nước ngoài và nghệ
sĩ dân gian.
Do sự tiếp cận hạn hẹp của tác giả luận văn và khuôn khổ luận văn, vì

vậy, trong phần này, chúng tôi giới thiệu một số tác giả tiêu biểu.
1.1.1. Tác giả Phạm Hỗ
Nhà thơ Phạm Hổ (sinh ngày 28 - 11 - 1926, mất ngày 4 - 5 - 2007),
bút danh Hồ Huy, sinh tại xã Thanh Liêm (nay là xã Nhơn An), huyện An
Nhơn, tỉnh Bình Định. Anh trai ông là nhà văn Phạm Văn Ký và em trai là
nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ.
Ông đỗ bằng Thành chung năm 1943. Sau Cách mạng Tháng Tám ông
làm công tác tuyên truyền và tham gia hoạt động văn học nghệ thuật.
Sau Hiệp định Geneva năm 1954, ông ra Bắc, tham gia sáng lập Hội
Nhà Văn miền Bắc (1957) và cũng là một trong những người đầu tiên hình
thành Nhà xuất bản Kim Đồng, nơi chuyên xuất bản văn hóa phẩm dành cho
trẻ em.
Sau ba năm làm việc tại Nhà xuất bản Kim Đồng, ông chuyển sang Nhà
xuất bản Văn học rồi về báo Văn Nghệ, cơ quan ngôn luận của Hội Nhà văn.
Năm 1957 ông là thành viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam.


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Giang

Chức vụ cuối cùng của ông ở tò' báo này là chức Phó tổng biên tập. Từ
năm 1983, ông là Phó trưởng ban đối ngoại của Hội Nhà văn Việt Nam và là
Chủ tịch Hội đồng văn học thiếu nhi của hội.
Ông vừa viết văn, làm thơ, viết kịch và vẽ tranh. Nổi bật trong các sáng
tác của ông là dành cho thiếu nhi; nhiều tác phẩm đã được đưa vào giảng dạy
trong trường phổ thông.
Năm 2001, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ
thuật, đợt 1.
Một số tác phẩm tiêu biểu

Tác phẩm viết cho thiếu nhi
Thơ: Chú bò tìm bạn (Tuyển tập thơ, chọn từ hơn 15 tập thơ in riêng
từng tập, in lần thứ 3, có bổ sung, Kim Đồng, 1997)
Truyện: Chuyên hoa chuyên quả (Toàn tập, Hà Nội, 1993).
Kịch; Mỵ Châu - Trọng Thủy (Kim Đồng - 1993)
Tác phẩm viết cho người lớn
Thơ: Những ngày xưa thân ải (Hội Nhà văn, 1956); Ra khơi (Hội Nhà
văn, 1960); Đi xa (Hội Nhà văn, 1973); Những ô cửa - những ngả đường (Hội
Nhà văn, 1982).
Truyện: Vườn xoan (Hội Nhà văn, 1962); Tình thương (Phụ nữ, 1973);
Cây bánh tét của người cô (Hà Nội, 1993).
Các giải thưởng văn học
Chú bò tìm bạn (tập thơ): giải thưởng loại A cuộc vận động sáng tác
cho thiếu nhi do Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản tổ chức năm 1957.
Chú vịt bông (tập thơ) nhận giải loại A cuộc vận động sáng tác cho
thiếu nhi do Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản tổ chức năm 1967-1968.
Những người bạn im lặng nhận giải chính thức về thơ, Hội đồng văn
học thiếu nhi Hội nhà văn tặng (1985).

9


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Giang

Nàng tiên nhỏ thành ốc (kịch), giải thưởng về kịch cho thiếu nhi do
Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản và Hội Nghệ sỹ sân khấu tặng (1986).
1.1.2. Tác giả Trần Đăng Khoa
Trần Đăng Khoa sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958, quê làng Trực Trì,

xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo...
Từ nhỏ, ông đã được cho là thần đồng thơ văn. Lên 8 tuổi, ông đã có thơ
được đăng báo. Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông: Từ góc
sân nhà em được nhà xuất bản Kim Đồng ấn. Có lẽ sáng tác được nhiều người
biết đến nhất của ông là bài thơ Hạt gạo làng ta, sáng tác năm 1968, được thi
sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc (1971).
Ông cũng được biết đến nhiều với câu chuyện cháu bé Khoa đề nghị
đôi câu thơ "Đường ta rộng thênh thang tám thước" thành "Đường ta rộng
thênh thang ta bước" trong bài thơ Ta đi tới của nhà thơ Tố Hữu, khi bé Khoa
mới 10 tuổi.
Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngày 26 tháng 2 năm 1975 khi đang học lớp
10/10 tại trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, quân số tại Tiểu đoàn 691 Trung
đoàn 2 Quân tăng cường Hải Hưng. Sau khi thống nhất, việc bổ sung quân
cho chiến trường không còn cần thiết nữa, ông được bổ sung về quân chủng
hải quân. Sau đó ông theo học Trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang
học tại Viện Văn học Thế giới M. Gorki thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã
hội Nga. Khi trở về nước ông làm biên tập viên Văn nghệ quân đội.
Từ tháng 6 năm 2004, khi đã mang quân hàm thượng tá Quân đội nhân
dân Việt Nam, ông chuyển sang công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, giữ chức
Phó Trưởng Ban Văn học Nghệ thuật, sau đó là Trưởng Ban Văn học Nghệ
thuật Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 2008, khi Đài tiếng nói Việt Nam thành

10


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Giang

lập Hệ phát thanh có hình VOVTV, ông được phân công làm Giám đốc đầu

tiên của hệ này.
- Hiện nay, ông là Phó Bí thư Đảng ủ y Đài Tiếng nói Việt Nam
Tác phẩm
Trần Đăng Khoa không có nhiều tác phẩm, và danh hiệu “thần đồng
thơ trẻ” của nhà thơ thời thơ ấu không hề liên quan hay được nối tiếp đến
quãng đời về sau khi nhà thơ tham gia nhập ngũ, theo học ở Nga, khi về nước
làm biên tập viên, làm báo. Thi hứng một thời không là động lực cho xúc cảm
khi tác giả đã cao tuổi. Những tác phẩm nổi bật của Trần Đăng Khoa:
- Từ góc sân nhà em, 1968.
- Góc sân và khoảng trời, tập thơ, 1968, tái bản khoảng 30 lần, được
dịch và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới
- Khúc hát người anh hùng, trường ca, 1974.
- Bên cửa so máy bay, tập thơ, 1986.
- Chân dung và đoi thoại, tiểu luận phê bình, Hà Nội: Nhà xuất bản
Thanh niên, 1998, tái bản nhiều lần. Tác giả cho biết ban đầu đã dự kiến phát
hành tập II của tác phẩm này, nhưng hiện đã gộp bản thảo vào phần I để tái bản.
- Bài Thơ tình người lính biển đã được Hoàng Hiệp phổ nhạc.
- Đảo chìm, tập truyện - ký, đến đầu năm 2009 đã tái bản 25 lần.
Giải thưỏiầg
Ông ba lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền
phong (các năm 1968, 1969, 1971), Giải nhất báo Văn nghệ (1982) và Giải
thưởng Nhà nước (năm 2000).
1.2. Biểu hiện phong phú về chủ đề thực vật
1.2.1.

Thế giới hoa láy cỏ cây quen thuộc, gần gũi.
Bước chân vào thế giới thực vật, các em nhỏ sẽ bắt gặp tất cả những gì

quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Ta sẽ gặp hoa mơ, hoa khế, hoa thị,


11


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Giang

cây dừa, cây bắp cải xanh, củ cà rốt, cây dây leo; đó còn là truyện kể về chú
đỗ con, sự tích hạt thóc.. .Tất cả đều có mặt trong Tuyển tập.
Trước hết, những cây cỏ hoa trải này là những loài quen thuộc trẻ
thường nhìn thấy trong vườn nhà, trước hiên nhà, trên đường đến trường hay
ngoài ruộng: Hoa khế, hoa chanh, cây thị, cây chanh, cây na, quả gấc, quả
dừa, cây bắp cải, củ cà rốt...
Đó đây ven đê hay cạnh đường đi ta gặp cây xấu hổ. Cảnh tượng lá cây
khép

lại khi có cái gì đó chạm vào là rất quen thuộc:
Tay em khẽ chạm
Lá cụp vào rồi
Cây như có mắt
Phải không bạn ơi
{Cây xấu ho - Thái Thăng Long)
Câu chuyện Sự tích hạt thóc (Sưu tầm) giúp các em nhỏ biết được

nguồn gốc của hạt thóc có từ đâu và đây là loại hạt rất gần gũi với các em
trong bữa ăn hàng ngày. Lúa gạo nuôi sống dân tộc ta từ ngàn xưa đến nay:
“Một hôm , trong lúc đàn gà đang bới đất tìm giun và sâu bọ để ăn, bất
ngờ một con chim bay qua và làm rơi một hạt xuống to bằng quả dừa.”
Cả họ nhà gà con nào con ấy kêu toáng và chạy xung quanh hạt lạ ấy,
bà tiên trên trời thấy đàn gà, cãi nhau inh ỏi nên đã đi xuống, bà liền hỏi “Ai

đã nhìn thấy”, “Bầy gà đồng thanh nói:
Cháu nhìn thấy trước !” ...
Nghe đàn gà nói vậy, “Bà Tiên không biết phân xử thế nào bèn lấy gậy
đập nát những hạt ra thành từng mảnh nhỏ bằng hạt thóc như bây giờ và vung
cho những hạt đó rơi xuống khắp nơi và nói:
Ai chịu khó bới thì sẽ nhặt được
Từ đó, bầy gà phải nhặt từng hạt thóc, những hạt còn sót lại mọc thành
những cây lúa như bây giờ.
12


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Giang

Những cây rau, cây quả ngoài vườn nhà, ngoài ruộng quê hiện hữu
trong lời thơ chân thực vốn như chúng vẫn thế ở bên ngoài. Đó là cây bắp cải
xanh xếp hình khéo léo:
Bắp cải xanh
Xanh mát mắt
Lá cải sắp
Sắp vòng tròn
Búp cải non
Nam ngủ giữa
(Bắp cải xanh - Phạm Hố)
Có thể là những củ cà rốt lớn nhỏ bên nhau, “lá xanh”, “củ đỏ” mà
ngày nào ta gặp ở ngoài ruộng:
Lá xanh
Củ đỏ
Lớn nhỏ

Bên nhau
Đất đội
Ngập đầu
Nhảy lên
Đẹp thật
(Củ cà rốt - Phạm Hổ)
Đen với câu chuyện Sự tích rau thì là của tác giả Nhược Thủy, các em
nhỏ sẽ biết được tại sao các loài rau gần gũi, thân quen với các em trong cuộc
sống hàng ngày, trong mỗi bữa ăn lại có tên gọi như bây giờ, đặc biệt là cây rau
thì là bé nhỏ, hấp tấp đi đâu cũng vội vàng nên mới có tên gọi là Rau Thì Là:
Ngày xửa ngày xưa, ngày mới có các loại rau thì chưa rau nào có tên
cả, thành ra khó gọi quá, cứ nhầm luôn, mất cả thì giờ. Một hôm, các loài rau
rủ nhau đến nhà Trời xin Trời đặt tên cho. Trời nói: A phải đấy đặt tên cho dễ
13


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Giang

gọi, dễ tìm.[...] con thì là rau Cải Thìa nhé ! Cải thìa ạ? Vâng, cảm ơn Trời.
Sau Cải Thìa, lần lượt đến chị em nhà cải: [...] Đến nhà Trời, chú vừa thở vừa
nói: Xin trời đặt tên cho! Tên à ? Tên đặt cho các anh em, bạn bè của con hết
cả rồi. Đe ta nghĩ thêm cho con vậy. Xin trời nghĩ mau con còn về liên hoan.
[...] Thế con thì là...Trời vừa nói đến đây, còn đang nghĩ thêm tí nữa thì chú
Rau bé hấp tấp đã tưởng là Trời đã nói xong, chú cuống quý vội vàng: Vâng,
vâng, con Thì Là. Rồi chú chào Trời và co cẳng chạy một mạch về vườn. Các
bạn xúm lại hỏi tên. Chú rau bé đáp: Tôi thì là. Thì là gì. Thì là Thì là ! Mọi
người cười ầm lên. Vì thế, từ đó chú Rau bé hay rong chơi và hay hấp tấp
phải mang cái tên “Thì Là” nghe chẳng ra thế nào.

Ngoài vườn kia là cây chanh có nhiều quả:
Một lùm xanh biếc
Che kín đàn gà
Chanh non sần vỏ
Chanh già láng vỏ
Chanh cốm thơm quá
(Chanh - Phạm Hổ)
Đó còn là giàn gấc quen thuộc trước thềm nhà. Những trái gấc chín
vàng dấu trong lòng màu đỏ tươi như ủ mặt trời bên trong:
...Sáng nay gấc khoe
Đeo đầy giàn quả
Nhộn nhịp ong bay
Rung rình vòm lá.
Trái gấc xinh xinh
Chín vàng nắng đỏ
Bao nhiêu mặt trời
Ngủ say trong đỏ
(Giàn Gấc - Đặng Vương Hưng)

14


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Giang

Trong câu chuyện Sự tích một loài hoa, (Phạm Đức - Phương Ly) giúp
các em nhỏ khám phá ra một loài hoa tuy nhỏ bé. Loài hoa này có màu đỏ,
thân cỏ rất đẹp và đặc biệt loài hoa này rất gần gũi với các em nhỏ, loài hoa
ấy người ta gọi là Hoa Mười Giờ. Chính loài hoa này đã tượng trưng cho

chiếc đồng hồ để báo hiệu cho các loài hoa khác tham gia cuộc thi xem loài
hoa nào đẹp nhất, nhưng: “Cuối cùng, bác c ổ thụ già tuyên bố:
Mỗi bông hoa đều có hương sắc riêng, tô điểm cho đất trời, cho cuộc
đời đáng yêu. Do vậy, tất cả các loài hoa đều xứng đáng nhận phần thưởng.
Tuy nhiên, có một bông hoa bé nhỏ báo hiệu thời gian thi cho chúng ta, đã
cháy đỏ hết mình và bị kiệt sức héo tàn, đáng được trân trọng, đã đoạt giải đặc
biệt.”
Các em cũng sẽ nhìn thấy những cây dừa xanh mát vươn cao giữa trời
quê hương. Những quả dừa được ví như đàn lợn con, mà những con lợn thì vô
cùng gần gũi đối với mỗi gia đình:
Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phêch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nam trên cao
(Cây dừa - Trần Đăng Khoa)
Một chú gà ngơ ngác, lang thang trong vườn hoa, đôi mắt nhìn
không chớp khi chú giật mình nhìn thấy bông hoa mào gà mà chú ngỡ là
mào của mình. Chú kêu lên hoảng hốt, tưởng ai đã lấy mào của chú cắm
lên cây hoa ấy:
Một hôm chú gà trong
Lang thang trong vườn hoa
Đen bên hoa mào gà
Ngơ ngác nhìn không chớp.

15


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Giang


Bông gà kêu hoảng hốt:
- Lạ thật ỉ Các bạn ơi ỉ
Ai lấy mào của tôi
Cam lên cây này thế?
(Hoa mào gà - Thanh Hào)
Vì sao bìm bìm leo trên cây? (Ê-li-da-bét Ga-ken) câu chuyện kể về
một loài hoa có màu hồng, màu xanh rất là đẹp. Ở đây, tác giả đã giúp trẻ
khám phá ra một điều kì diệu của một loại hoa, có hình dạng “Trổ hoa hình
quả chuông màu hồng, màu xanh xinh đẹp phủ kín mặt đất, chứ chưa bao giờ
tìm cách leo lên cao hơn”. Đó là một loài hoa chỉ bò dưới đất nhưng Bìm Bìm
đã cảm thông, muốn làm bạn, chia sẻ với Chim Chích con thiệt thòi vì bị
thương không thể bay được ra ngoài tổ nhận biết thế giới xung quanh. Chính
vì lòng cảm thông với bạn và lòng ham thích của mình nên Bìm Bìm nó đã cố
vươn leo lên cao để làm bạn với Chim Chích: “Cách đó không xa, tít tận
ngọn cây cao có tổ hai mẹ con Chim Chích. Chích con tàn tật. Nó bị gãy một
cánh và hầu như không thể bay được [...]. Nhưng cuối cùng, lòng ham thích
của nó mãnh liệt đến nỗi nó quấn quanh thân cây, bám vào vỏ rồi vào cành,
lên tận tổ của Chích con” và đó chính là cách Bìm Bìm học leo cây.
Quả thị còn giúp các em nhỏ ngủ ngon hon khi có thị kề bên má thơm
thơm mát mát. Kỳ diệu hơn, khi quả thị đi vào những lời kể của bà trong cổ
tích Tấm cám quen thuộc:
Túi thị lủng lắng
Bé xách trong tay
Có thị cạnh mả
Bé càng ngủ say.
Bà kể: “Thị này
Ngày xưa cô Tấm
Chui vào đây trốn
Đợi ngày gặp Vua...

(Thị - Phạm Hổ)

16


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Giang

Những bông hoa bé nhỏ, gần gũi thân quen với trẻ trong những chậu
hoa, giỏ hoa cũng được tác giả Phạm Thái Quỳnh miêu tả sinh động. Những
cánh hoa rung rinh, đỏ như ông mặt trời, giống như chiếc đồng hồ không kim,
cứ đều đều mỗi ngày, tới mười giờ là hoa lại nở. Và, chính sự thức giấc của
hoa đã tạo cho bé thói quen ý thức về thời gian:
Có một loài hoa
Ngủ nhiều hơn thức
Mặt trời lên cao
Hoa mới mở mắt.
Mười giờ hoa nở

Hoa nở, bé gọi:
“Mẹ ơi, mười g iờ ”.
(Hoa đồng hồ - Phạm Thái Quỳnh)
Câu chuyện Búp măng non (Sưu tầm) giúp trẻ hình dung ra quá trình
trưởng thành của những cây tre, rừng tre. Mở đầu câu chuyện là hình ảnh cây
tre rất gần gũi, quen thuộc với các em. “Cây tre mọc thẳng, dáng cao cao, lá
nhòn nhọn, trông rất đẹp. Bất kể trời gió lớn mưa to, tre vẫn thẳng vút, không
bao giờ ngả nghiêng.” Đe có thể xuyên qua mặt đất, các chú măng con đã
phải trải qua rất nhiều khó khăn và vất vả, nhưng những chú măng cũng chưa
thế vươn lên khỏi mặt đất, Măng non nản lắm, nhưng nhờ có Tre mẹ động

viên an ủi, các chú măng non đã cố gắng suy nghĩ và nhờ sự thông minh,
nhanh nhẹn của mình các chú măng non đã xuyên qua mặt đất, lên được mặt
đất các chú chim sẻ thấy măng non đã vội khen tấm tắc vì măng non rất giỏi
và từ đó các Măng non được ông mặt trời chiếu sáng, lớn lên rất nhanh, “Từ
búp măng non, chú đã trở thành cây tre nhỏ giống mẹ. Những cây tre nhỏ sẽ
hợp thành một rừng tre mới.”

17


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Giang

Như vậy, những sáng tác trên muốn nói với các em rằng, muôn vàn hoa
lá, cỏ cây xung quanh chúng ta cũng có nhịp sống, sự sống. Chúng cũng lớn
lên hàng ngày như các em, hãy biết yêu thương, bảo vệ, chăm sóc và trân
trọng chúng. Chúng là bè bạn thân thiết của con người, bảo vệ cho cuộc sống
con người được mát mẻ, được đẹp hơn.
1.2.2. Thế giới hoa trái, cỏ cây đẹp đẽ, đa sắc màu
Màu sắc là vẻ đẹp ưu thế của thế giới cỏ cây hoa trái xứ sở nhiệt đới
này. Nhiều sắc màu từ nhiều loài hoa trái làm đẹp những trang thơ.
Qua những sáng tác, bạn đọc nhận ra một thế giới hoa trái cỏ cây đẹp
đẽ vì màu sắc của chúng.
Với bài thơ Hoa kết trải, tác giả Thu Hà miêu tả những bông hoa rực rỡ
màu sắc. Các em nhỏ cảm nhận được vẻ đẹp lộng lẫy, tươi tốt của mảnh
vườn:
Hoa cà tím tím
Hoa mưóp vàng vàng
Hoa lựu chói chang

Đỏ như đốm lửa
Hoa vừng nho nhỏ
Hoa đ ẽ xinh xỉnh
Hoa mận trắng tinh
Rung rinh trước gió
(Hoa kết trải -Thu Hà)
Trong câu thơ đầu, tác giả Thu Hà đã miêu tả hoa cà với màu tím nhè
nhẹ “Hoa cà tím tím”; câu thơ thứ hai tác giả đã lặp lại hai lần từ vàng để
nhằm nhấn mạnh cho trẻ thấy hoa mướp có màu vàng rất rõ “Hoa mướp vàng
vàng”. Hoa lựu với màu đỏ rực rỡ giống như những tia nắng hè chói chang:
“Hoa lựu chói chang, đỏ như đốm lửa”.

18


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Giang

Không chỉ thế, tác giả còn nhắc nhở các em phải biết trân trọng, giữ
gìn, bảo vệ cho mảnh vườn mãi mãi giữ được vẻ đẹp ấy:
Này các bạn nhỏ
Đừng hải hoa tươi
Hoa yêu mọi người
Nên hoa kết trải.
(Hoa kết trải - Thu Hà)
Đen với Chuyên của cây hoa hồng, tác giả Thanh Huyền cho các em
nhỏ biết nhiều loại hoa khác nhau: “Nào là Cúc vàng tươi, nào Violet tím
biếc, nào Thược Dược đủ màu sắc rực rỡ. Nhưng đẹp nhất, thơm nhất vẫn là
Hoa Hồng”, mỗi loài hoa có một sắc màu khác nhau làm cho thiên nhiên của

con người thêm sức sống.
Với trí tưởng tượng phong phú, Ngô Quân Miện miêu tả hoa mơ kết
hợp với rất nhiều sự vật xung quanh như chú gà vàng, những tia nắng ấm áp,
cơn gió, làm cho những cánh hoa mơ bay bay và trận mưa trắng đã xuất hiện:
Gốc mơ già
Hoa nở trang
Con gà vàng
Nằm sưởi nắng.
Cơn gió đến
Rung cành cây
Hoa bay bay
Trận mưa trắng.
(Hoa m ơ - Ngô Quân Miện)
Bài thơ Khế của tác giả Phạm Hổ giúp trẻ tưởng tượng ra hình ảnh cây
khế bình dị mà vẫn thật đẹp. Những chùm hoa nhỏ màu tím từ cành cao rơi
xuống giếng, tắm mát rồi nhẹ nhàng theo gàu nước lên:
Hoa từ cành cao
19


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Giang

Rủ nhau xuống giếng
Tắm xong, hoa tỉm
Theo gàu nước lên.
Còn hình ảnh quả khế, được tác giả miêu tả giống như vàng treo trên
cây, long lanh với màu vàng khi quả khế chín:
Khê chín đầy cành

Vàng treo lóng lánh.
(Khế- Phạm Hổ)
Trong bài thơ Thị (Phạm Hổ), hình ảnh quả thị được tác giả miêu tả vô
cùng đẹp đẽ và ấn tượng đối với các em nhỏ, từ những chiếc lá tới quả thị
xanh, quả thị chín:
Lá xanh quả xanh
Lá xanh quả vàng
Chìm chuyền rung rinh.
cThị - Phạm Hổ)
Đen với truyện Hoa bìm bìm (Sưu tầm), các em nhỏ sẽ biết được tại sao
các loài hoa lại có màu sắc, hình dáng đẹp như vậy.
“Ngày xửa ngày xưa, các loài hoa chưa có màu sắc như bây giờ. Một
hôm, có một cô Tiên từ trên trời bay xuống, áo của cô có dải lụa bay phấp
phới, xanh, đỏ, tím, vàng rất đẹp. Bên bờ dậu, Bìm Bìm cố vươn mình để
ngắm cô Tiên xinh đẹp, rực rỡ. Một cô Tiên sà xuống bên Bìm Bìm và hỏi:
Bìm Bìm ơi ! Cháu có thích màu áo của cô không ?
Cháu thích lắm, nhất là màu tím.
Cô tiên nói:
Cô sẽ cho cháu mấy viên ngọc quý có thể hóa phép ra các màu mà cháu
thích.”
Và chính vì điều đó Bìm Bìm đã tặng cho các bạn xung quanh mình
như bạn hoa mướp “Bìm Bìm tung viên ngọc vàng vào chùm nụ mướp. Tức
20


×