Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Một số giải pháp đầu tư phát triển ngành công nghiệp giấy đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.79 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
----- ( -----

ĐỖ BÌNH ĐỊNH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIẤY
ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2001

Trang 1


Mục lục
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
I/. KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ

Trang 1

1) Khái niệm đầu tư: ..........................................................................................................................................................................................Trang 1
2) Phân loại đầu tư: ..........................................................................................................................................................................................Trang 1
II/. VAI TRÒ CỦA NGÀNH GIẤY TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ ................................................................Trang 5
1) Một số đặc trưng cơ bản của ngành giấy ...................................................................................................................Trang 6
2) Vai trò của ngành giấy trong phát triển kinh tế Việt Nam .....................................................................Trang 6
3) Sự cần thiết phải đầu tư ...............................................................................................................................................................Trang 7
III/. KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC ĐẦU TƯ TRONG NGÀNH


GIẤY .......................................................................................................................................................................................................................... Trang 9
1) Trung Quốc ...................................................................................................................................................................................................... Trang 9
2) Nhật Bản ..........................................................................................................................................................................................................Trang 12
3) Thái Lan ..............................................................................................................................................................................................................Trang 13
4) Nhận xét ..........................................................................................................................................................................................................Trang 15
PHẦN II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NGÀNH GIẤY VIỆT NAM TRONG
THỜI GIAN QUA
I/. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG
NGHIỆP GIẤY VIỆT NAM ..........................................................................................................................................Trang 17
1) Khái quát lòch sử phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam ..................................................................................Trang 17

2) Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ngành giấy từ năm 1995 – 2000 ..................Trang 20
3) Quá trình phát triển ngành giấy từ năm 1995 – 2000 .......................................................................Trang 22
II/. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CHO NGÀNH GIẤY THỜI GIAN
QUA .......................................................................................................................................................................................................................... Trang 23
1) Tình hình đầu tư cho ngành giấy Việt Nam thời gian qua ........................................................................... Trang 23
2) Thực trạng triển khai các dự án đầu tư giai đoạn 1997 – 2000 ..............................................Trang 25
3) Thực trạng triển khai các vùng nguyên liệu giấy giai đoạn 1997 – 2000 .............................Trang 27
III/. ĐÁNH GIÁ CHUNG QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ ................................Trang 28
1) Những ưu điểm trong quá trình đầu tư phát triển ngành giấy .........................................................Trang 28
2) Những tồn tại trong quá trình đầu tư phát triển ngành giấy ........................................................ Trang 29
3) Nguyên nhân của tồn tại ............................................................................................................................................................Trang 30

Trang 2


PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH
CÔNG NGHIỆP GIẤY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010
I/. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GIẤY ĐẾN NĂM
2010 .........................................................................................................................................................................................................................Trang 33

1) Căn cứ xác đònh mục tiêu .............................................................................................................................................................Trang 33
2) Mục tiêu phát triển ngành giấy Việt Nam đến năm 2010 ....................................................................Trang 35
II/. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIẤY ...Trang 36
1) Đầu tư khoa học công nghệ .......................................................................................................................................................Trang 36
2) Đầu tư giống cây trồng ..............................................................................................................................................................Trang 38
3) Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu giấy ..................................................................................................................Trang 39
4) Kết hợp đầu tư mới, đầu tư chiều sâu và tận dụng năng lực sản xuất ...............................Trang 41
5) Đầu tư phát triển nguồn nhân lực ....................................................................................................................................Trang 43
6) Phát triển nguồn vốn đầu tư ................................................................................................................................................Trang 44
7) Tổ chức sắp xếp, sáp nhập doanh nghiệp ................................................................................................................Trang 45
8) Đầu tư phát triển ngành cơ khí hỗ trợ ...................................................................................................................Trang 45
III/. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ....................................................................Trang 46
1) Đối với Nhà nước ................................................................................................................................................................................. Trang 46
1.1 Chính sách đầu tư phát triển
Trang 46
1.2 Chính sách nguyên vật liệu ............................................................................................................................................Trang 47
1.3 Chính sách tài chính, thuế .............................................................................................................................................Trang 48
1.4 Chính sách bảo hộ ..................................................................................................................................................................Trang 48
1.5 Chính sách khoa học công nghệ và đào tạo ............................................................................................Trang 49
1.6 Chính sách đổi mới ................................................................................................................................................................Trang 49
2) Đối với ngành và Tổng Công ty Giấy Việt Nam ...............................................................................................Trang 50
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3


LỜI MỞ ĐẦU
1) Ý nghóa chọn đề tài:
Công nghiệp giấy Việt Nam có thể tính khởi đầu từ năm 1912, thời điểm Công ty

Giấy Đông Dương của Pháp xây dựng Xí nghiệp Bột giấy Việt Trì công suất 4.000
tấn/năm và năm 1912 Giấy Đáp Cầu – Hà Bắc ra đời với công suất 2.000
tấn/năm. Thế nhưng hiện nay, ngành công nghiệp giấy Việt Nam so với các nước
trong khu vực vẫn còn là một ngành sản xuất đang ở trình độ sản xuất thấp, hầu
hết các nhà máy đều nhỏ bé và hoạt động ít hiệu quả, cũng chính vì điều kiện sản
xuất như vậy gây nên ô nhiễm môi trường nặng nề. Nhưng sản phẩm làm ra lại
mang tính chất thiết yếu của cuộc sống.

Bên cạnh đó việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội cho
10 năm đầu thế kỷ XXI: “Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá theo đònh
hướng xã hội chủ nghóa, xây dựng nền tảng để đến năm 2010 nước ta cơ
bản trở thành một nước công nghiệp” và việc chuẩn bò cho hội nhập khu
vực và thế giới, Việt Nam chỉ còn một con đường duy nhất là phải có kế
hoạch đầu tư để tạo điều kiện cho các nguồn lực phát triển nhằm rút ngắn
khoảng cách với các nước khu vực và thế giới.
Đứng trước yêu cầu bức xúc của tình hình đất nước cần có nhiều sản
phẩm hơn, chất lượng tốt hơn, và giá thành sản phẩm phải cạnh tranh được,
chuẩn bò cho hội nhập khu vực, trong khi tình hình công nghệ, thiết bò ngành
còn quá lạc hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, tôi mạnh dạn chọn
đề tài nghiên cứu:
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIẤY ĐẾN NĂM 2010”.
2) Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào phân tích một số chỉ
tiêu nhằm đánh giá tình hình hoạt động và thực trạng đầu tư ngành giấy
Việt Nam.
3) Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động đầu tư phát triển của ngành công
nghiệp giấy Việt Nam.
4) Mục tiêu nghiên cứu


Trang 4


• Hệ thống kiến thức cơ bản về đầu tư.
• Đánh giá thực trạng và rút ra những ưu điểm, tồn tại trong đầu tư
phát triển ngành giấy trong thời gian qua.
• Đưa ra một số giải pháp và kiến nghò nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động đầu tư phát triển ngành giấy Việt Nam đến năm 2010.
5) Phương pháp nghiên cứu đề tài
• Phương pháp phân tích thống kê, điều tra thu thập số liệu
• Phương pháp so sánh tổng hợp số liệu
• Phương pháp dự báo
6) Bố cục đề tài
Lời giới thiệu
Phần I: Cơ sở lý luận của đề tài
Phần II: Thực trạng đầu tư ngành giấy Việt Nam trong thời gian qua
Phần III: Một số đề xuất về đầu tư phát triển ngành công nghiệp giấy
Việt Nam đến năm 2010
• Kết luận





Trang 5


PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
I/. KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ

1) Khái niệm đầu tư:
1.1 Theo quan điểm của chủ đầu tư (Doanh nghiệp)
Đầu tư là hoạt động bỏ vốn kinh doanh, để từ đó thu được số vốn
lớn hơn số vốn đã bỏ ra, thông qua lợi nhuận.
1.2 Theo quan điểm của xã hội (Quốc gia)
Đầu tư là hoạt động bỏ vốn phát triển, để từ đó thu được các hiệu quả
kinh tế – xã hội, vì mục tiêu phát triển quốc gia.
2) Phân loại đầu tư:
2.1 Theo chức năng quản trò vốn
2.1.1 Đầu tư trực tiếp
• Đònh nghóa: Đầu tư trực tiếp là phương thức đầu tư, trong đó, chủ đầu
tư trực tiếp tham gia quản trò vốn đã bỏ ra.
• Thực chất: Trong đầu tư trực tiếp, người bỏ vốn và nhà quản trò,
sử dụng vốn là một chủ thể.
• Đặc điểm:
- Do người bỏ vốn và nhà quản trò, sử dụng vốn là một chủ thể, nên
chính chủ thể này hoàn toàn chòu trách nhiệm về kết quả đầu tư của chính
mình.
- Kết quả đầu tư có thể là lãi hoặc lỗ. Có nghóa là, khi đầu tư trực
tiếp; người bỏ vốn, đồng thời là nhà quản trò, sử dụng vốn, chấp nhận
nguyên tắc “Lời ăn – lỗ chòu”.
2.1.2 Đầu tư gián tiếp
• Đònh nghóa: Đầu tư gián tiếp là phương thức đầu tư, trong đó, chủ
đầu tư không trực tiếp tham gia quản trò vốn đã bỏ ra.
• Thực chất: Trong đầu tư gián tiếp, người bỏ vốn và nhà quản trò,
sử dụng vốn là khác chủ thể.
• Đặc điểm:
- Người bỏ vốn, thường là tổ chức hoặc cá nhân cho vay vốn, luôn có
lợi nhuận do thu lãi cho vay; trong mọi tình huống về kết quả đầu tư, dù lãi
hoặc lỗ; đều không có trách nhiệm pháp nhân.

- Chỉ có nhà quản trò và sử dụng vốn, trong đầu tư gián tiếp, là pháp
nhân chòu trách nhiệm về kết quả đầu tư.

Trang 6


2.2 Theo tính chất sử dụng vốn đầu tư
2.2.1 Đầu tư phát triển
• Đònh nghóa: Đầu tư phát triển là phương thức đầu tư trực tiếp; trong
đó, việc bỏ vốn nhằm gia tăng giá trò tài sản.
• Thực chất: Sự gia tăng giá trò tài sản trong đầu tư phát triển nhằm tạo
ra những năng lực mới hoặc cải tạo, mở rộng, nâng cấp năng lực hiện có vì
mục tiêu phát triển.
• Ý nghóa: Đối với các nước đang phát triển, đầu tư phát triển có vai
trò quan trọng hàng đầu; là phương thức căn bản để tái sản xuất mở rộng,
tăng thu nhập quốc dân, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao
động.
2.2.2 Đầu tư dòch chuyển
• Đònh nghóa: Đầu tư dòch chuyển là phương thức đầu tư trực tiếp; trong
đó, việc bỏ vốn nhằm dòch nhuyển quyền sở hữu giá trò tài sản.
• Thực chất: Trong đầu tư dòch chuyển, không có sự gia tăng giá trò
tài sản.
• Ý nghóa: Đầu tư dòch chuyển có ý nghóa quan trọng trong hình
thành và phát triển thò trường vốn, thò trường chứng khoán, thò trường hối
đoái…, hỗ trợ cho đầu tư phát triển.
2.3 Theo ngành đầu tư
2.31 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
• Đònh nghóa: Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là hoạt động đầu tư
phát triển nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội.
• Ý nghóa: Đối với các nước đang phát triển, cơ sở hạ tầng rất yếu

kém và mất cân đối nghiêm trọng. Cơ sở hạ tầng cần được đầu tư phát triển,
đi trước một bước, tạo tiền đề để phát triển các lónh vực kinh tế khác.
2.3.2 Đầu tư phát triển công nghiệp
• Đònh nghóa: Đầu tư phát triển công nghiệp là hoạt động đầu tư phát
triển nhằm xây dựng các công trình công nghiệp.
• Ý nghóa: Trong công cuộc phát triển ở Việt Nam hiện nay theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đầu tư công nghiệp là chính yếu,
nhằm gia tăng giá trò sản lượng công nghiệp trong GDP.
2.3.3 Đầu tư phát triển nông nghiệp
• Đònh nghóa: Đầu tư phát triển nông nghiệp là hoạt động đầu tư phát
triển nhằm xây dựng các công trình nông nghiệp.
• Ý nghóa: Việt Nam từ điểm xuất phát là một nước nông nghiệp, với
lợi thế so sánh trong nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực cho nên
đầu tư phát triển nông nghiệp có ý nghóa chiến lược phát triển lâu dài, nhằm
Trang 7


bảo đảm an toàn lương thực quốc gia và tỷ trọng giá trò sản lượng nông
nghiệp hợp lý trong GDP.
2.3.4 Đầu tư phát triển dòch vụ
• Đònh nghóa: Đầu tư phát triển dòch vụ là hoạt động đầu tư phát triển
nhằm xây dựng các công trình dòch vụ (thương mại, khách sạn – du lòch, dòch
vụ khác…).
• Ý nghóa: Trong bối cảnh quốc tế hoá nền kinh tế ngày càng cao, đầu
tư dòch vụ là xu thế phát triển, nhằm gia tăng tỷ trọng giá trò dòch vụ trong
GDP ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2.4 Theo tính chất đầu tư
2.4.1 Đầu tư mới
• Đònh nghóa: Đầu tư mới là hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, nhằm
hoàn thành các công trình mới.

• Thực chất: Trong đầu tư mới, cùng với việc hình thành các công trình
mới, đòi hỏi có bộ máy quản lý mới.
• Ý nghóa:
- Đầu tư mới có ý nghóa quyết đònh trong thực hiện chuyển dòch cơ cấu
kinh tế.
- Đầu tư mới đòi hỏi nhiều vốn đầu tư, trình độ công nghệ và quản lý
mới.
2.4.2 Đầu tư chiều sâu
• Đònh nghóa: Đầu tư chiều sâu là hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản,
nhằm cải tạo, mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá, đồng bộ hoá dây chuyền sản
xuất, dòch vụ; trên cơ sở các công trình có sẵn.
• Thực chất: Trong đầu tư chiều sâu, tiến hành việc cải tạo mở rộng và
nâng cấp các công trình đã có sẵn, với bộ máy quản lý đã hình thành từ trước
khi đầu tư.
• Ý nghóa:
- Đầu tư chiều sâu đòi hỏi ít vốn, thời gian thu hồi vốn nhanh, công
nhân quen tay nghề, bộ máy quản lý quen nghiệp vụ.
- Đầu tư chiều sâu là hình thức đầu tư ưu tiên đối với các nước đang
phát triển, trong điều kiện còn thiếu: vốn, công nghệ và quản lý.
- Đầu tư chiều sâu cần được xem xét trước khi có quyết đònh đầu tư
mới.
2.4.3 Tận dụng năng lực sản xuất – dòch vụ
- Trước khi quyết đònh đầu tư, dù là đầu tư mới hay đầu tư chiều
sâu; cần đánh giá đúng năng lực sản xuất – dòch vụ hiện có.
- Nếu năng lực sản xuất dòch vụ của một ngành – sản phẩm kinh tế
– kỹ thuật chưa được tận dụng, trên quan điểm tiết kiệm và hiệu quả, cần
Trang 8


huy động các giải pháp để sử dụng 100% công suất thiết kế của năng lực

sản xuất hiện có.
2.5 Theo nguồn vốn
2.5.1 Vốn trong nước
• Đònh nghóa: Vốn trong nước là vốn hình thành từ nguồn tích lũy
nội bộ của nền kinh tế quốc dân.
• Ý nghóa:
- Nguồn vốn đầu tư trong nước có ý nghóa quyết đònh trong công
cuộc phát triển một quốc gia.
- Phát triển là sự nghiệp “Tự vận động” của một quốc gia; đòi hỏi
tỷ trọng tích lũy nội bộ của nền kinh tế quốc dân dành cho đầu tư ngày càng
cao; đặc biệt đối với các nước đang phát triển.
- Từ tích lũy nội bộ nền kinh tế quốc dân, vốn ngân sách có ý nghóa
quyết đònh cho đầu tư công ích; vốn của các thành phần kinh tế khác và
trong nhân dân rất quan trọng trong đầu tư kinh doanh.
• Các thành phần vốn trong nước
- Vốn ngân sách Nhà nước
- Vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước
- Vốn thuộc quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia
- Vốn tín dụng thương mại
- Vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước
- Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài của doanh nghiệp Nhà nước
- Vốn do chính quyền cấp tỉnh và cấp huyện huy động sự đóng góp của
các tổ chức, cá nhân
- Vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế không thuộc doanh nghiệp Nhà
nước và vốn đầu tư của dân.
2.5.2 Vốn ngoài nước
• Đònh nghóa: Vốn ngoài nước là vốn hình thành không bằng nguồn tích
lũy nội bộ của nền kinh tế quốc dân.
• Ý nghóa:
- Nguồn vốn nước ngoài là rất quan trọng trong công cuộc xây dựng

đất nước của một quốc gia đang phát triển, có nền kinh tế mở.
- Dù dưới hình thức nào, việc sử dụng vốn nước ngoài đều đòi hỏi chi
phí vốn trong nước kèm theo; do đó, việc sử dụng có hiệu quả vốn nước
ngoài là một đòi hỏi cấp thiết.
- Trong đầu tư trực tiếp của nước ngoài, vốn của bên Việt Nam cần
được huy động một cách tối đa; nhằm tạo ra cơ cấu vốn trong và ngoài nước
một cách hợp lý nhất.
Trang 9


- Việc sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) phải có hiệu
quả rõ ràng, cần được quản trò chặt chẽ.
• Các thành phần vốn ngoài nước
- Vốn thuộc các khoản vay nước ngoài của chính phủ và các nguồn
viện trợ quốc tế dành cho đầu tư phát triển (kể cả vốn hỗ trợ phát triển
chính thức ODA – Official Development Assistance)
- Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài
- Vốn đầu tư của các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, và các cơ
quan nước ngoài khác được phép xây dựng trên đất Việt Nam.
II/. VAI TRÒ CỦA NGÀNH GIẤY TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
1) Một số đặc trưng cơ bản của ngành công nghiệp giấy
1.1 Công nghiệp giấy là ngành sản xuất công nghiệp tổng hợp đa
ngành
Công nghệ sản xuất giấy ứng dụng một loạt các quá trình tác động cơ
học, hoá học, năng lượng, thông tin và điều khiển từ công đoạn xử lý
nguyên liệu ban đầu, nấu, rửa, tẩy trắng, sàng chọn, nghiền, xeo đến gia
công chế biến, đóng gói thành phẩm.
1.2 Công nghiệp giấy phát triển trên cơ sở: phát triển các nguồn
lực cơ bản của nền kinh tế xã hội, trong đó điều kiện mấu chốt là phát triển

nguồn tiềm năng lâm nghiệp, vật tư hoá chất cơ bản và cơ sở hạ tầng.
Sản phẩm công nghiệp giấy được hình thành trong quá trình sản xuất
chế biến khối lượng lớn hơn nhiều về nguyên liệu đầu vào. Nguyên liệu gỗ,
tre nứa, rơm rạ, than, hoá chất và thiết bò hoá chất cồng kềnh phải vận
chuyển qua chặng đường dài từ vùng nguyên liệu, từ các nhà cung cấp trong
nước và nước ngoài đến nhà máy.
1.3 Công nghiệp giấy có tính toàn cầu, đầu tư phát triển ngành
công nghiệp giấy đòi hỏi tập trung vốn lớn.
Quá trình sản xuất giấy cần phải có một lưu trình sản xuất dài, với
một hệ thống dây chuyền máy móc thiết bò quy mô lớn, phức tạp, nhiều tiền
và các bộ phận sản xuất phụ trợ, sân bãi nguyên liệu, nhà xưởng và kho
tàng. Vì vậy xây dựng nhà máy giấy đòi hỏi tiến độ thời gian dài, diện tích
mặt bằng quy hoạch rộng, vốn đầu tư lớn và suất đầu tư cao, thời gian thu
hồi vốn lâu. Đồng thời quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giấy chòu tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp của thò trường khu vực và thế giới.

Trang 10


2) Vai trò của ngành giấy trong phát triển kinh tế Việt Nam
Giấy là một trong những phát minh có giá trò lâu bền của nền văn
minh nhân loại từ thời kỳ tiền sử cho đến ngày nay, thời đại phát triển vũ
bão của khoa học kỹ thuật, tin học và công nghệ vật liệu mới. Giấy ngày
nay là một trong những vật dụng quan trọng nhất của con người. Và có thể
nói không quá, rằng giấy là cơ sở vật chất của hầu hết những tài sản do con
người sáng tạo ra. Với những tính năng độc đáo của nó, giấy là bạn thủy
chung của các nhà luyện kim và chế tạo máy, của các thầy thuốc và các
nhà khoa học, của các kỹ sư xây dựng và các nhà nông… Giấy được sử dụng
trong các cơ cấu và máy móc khác nhau của các con tầu vũ trụ và các tên
lửa vượt đại dương. Giấy ngày càng có vai trò trong nhiều lónh vực kỹ thuật

khác nhau, kể cả những lónh vực mà mới đây thôi việc xuất hiện của giấy
không hề nghó tới. Giấy hiện nay có khả năng chống cháy và bền vững
trong các môi trường kiềm và axít; giấy không bò phá huỷ bởi các chất khí,
hơi nước và côn trùng. Với những công dụng của nó làm cho ngành công
nghiệp giấy có vai trò quan trọng trong đời sống con người và một khi phát
triển nó sẽ kéo theo sự phát triển của hàng loạt các ngành công nghiệp có
liên quan trọng yếu khác của nền kinh tế như: luyện kim, cơ khí chế tạo
máy, hoá chất…
Công nghiệp giấy từng bước khẳng đònh vò thế của mình trong tiến
trình phát triển kinh tế thế giới. Công nghiệp giấy của Phần Lan, Thụy
Điển, Canada, Đài Loan và Nhật Bản đạt tỷ trọng 20% tổng giá trò kim
ngạch xuất khẩu. Công nghiệp giấy Mỹ là một trong mười ngành có doanh
thu cao nhất, năm 1991 sản xuất 79,5 triệu tấn và đạt giá trò tổng sản lượng
123 tỷ USD.
Công nghiệp giấy Việt Nam phát triển và trưởng thành ngày càng
đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của xã hội, đóng góp tích cực
vào sự nghiệp đổi mới, tạo thêm nguồn thu cho ngân sách, việc làm và thu
nhập ổn đònh cho người lao động, nâng cao đời sống văn hoá và trình độ
dân trí.
3) Sự cần thiết phải đầu tư
3.1 Dự án đầu tư và phát triển
Lý thuyết phát triển cho rằng, khả năng phát triển của một quốc gia
được hình thành bởi các nguồn lực về: vốn, công nghệ, lao động và tài
nguyên thiên nhiên. Đó là hệ thống các mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau rất
chặt chẽ, được biểu diễn bởi phương trình sau đây:
D = f(C,T,L,R)
Trong đó:
Trang 11



D – Khả năng phát triển của một quốc gia
C – Khả năng về vốn
T – Khả năng về công nghệ
L – Khả năng về lao động (con người)
R – Khả năng về tài nguyên thiên nhiên
- Tất cả các yếu tố phát triển nêu trên, cũng chính là các nhân tố
được huy động để thực hiện dự án đầu tư.
- Trong các nhân tố trên, nhân tố “con người” là quyết đònh.
3.2 Vai trò của dự án đầu tư trong quá trình công nghiệp hoá –
hiện đại hoá
3.2.1 Dự án đầu tư là phương tiện để dòch chuyển và phát triển cơ
cấu kinh tế
“Chiến lược ổn đònh và phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000”,
đã khẳng đònh vai trò quan trọng của hoạt động đầu tư như sau:
“Quá trình chuyển dòch cơ cấu kinh tế được thực hiện thông qua hoạt
động đầu tư và sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế, dưới tác
động của cơ chế thò trường được Nhà nước hướng dẫn và thúc đẩy bằng các
công cụ quản lý vó mô và bằng chương trình đầu tư dựa vào nguồn vốn tập
trung”.
- Các dự án đầu tư mới có vai trò to lớn trong chuyển dòch cơ cấu
kinh tế.
- Trong phát triển, cơ cấu kinh tế được dòch chuyển theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
3.2.2 Dự án đầu tư giải quyết quan hệ cung – cầu về vốn trong
phát triển
- Việt Nam là nước đang phát triển, ở trình độ khiêm tốn, với thu
nhập hàng năm trên đầu người còn thấp; trong khi, trình độ trung bình của
các nước đang phát triển trên thế giới cao hơn nhiều lần.
- Giống như mọi quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam có 3 điều
thiếu: 1. Thiếu vốn; 2. Thiếu công nghệ và 3. Thiếu quản lý.

- Do đó, đẩy mạnh hoạt động đầu tư, chính là tăng cường phát huy
mọi tiềm năng về vốn của các thành phần kinh tế ở trong nước, thu hút
nguồn vốn đầu tư của nước ngoài nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển.
3.2.3 Dự án đầu tư góp phần xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật,
nguồn lực mới cho phát triển
Các dự án đầu tư (bao gồm hình thức đầu tư mới và đầu tư chiều sâu)
cho khả năng hình thành các công ty, nhà máy xí nghiệp, dây chuyền sản
xuất, diện tích canh tác nông nghiệp, các trung tâm thương mại, khách sạn –
du lòch mới hay được nâng cấp cải tạo; đặc biệt là tạo ra những năng lực sản
Trang 12


xuất mới, tạo ra nhiều giá trò gia tăng cho xã hội, thúc đẩy sự nghiệp phát
triển.
3.2.4 Dự án đầu tư giải quyết quan hệ cung – cầu về sản phẩm, dòch
vụ trên thò trường, cân đối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng trong xã
hội
Theo quy luật của kinh tế thò trường, vận động có sự quản lý vó mô, các
dự án đầu tư sẽ điền đầy các “khoảng trống” về sản phẩm hàng hoá, dòch
vụ mà nhu cầu thò trường đòi hỏi.
Dự án đầu tư cung cấp thêm nhiều sản phẩm, dòch vụ với nhãn hiệu mới,
kiểu dáng mới, chất lượng và giá thành đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng
cao của người tiêu dùng.
3.2.5 Dự án đầu tư góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho nhân dân, cải tiến bộ mặt kinh tế – xã hội của đất nước
Là hiệu quả tất yếu của việc huy động tiềm năng về vốn, tăng năng lực
sản xuất và dòch vụ, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm, dòch vụ cho xã hội,
dự án đầu tư góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân, làm thay đổi bộ mặt kinh tế – xã hội của đất nước; thông qua
các chỉ tiêu: giá trò gia tăng cho nền kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội,

tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, phát triển thêm nhiều ngành
nghề, phát triển đồng đều các vùng lãnh thổ.
Như vậy, tăng cường đầu tư là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế.
III/. KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC ĐẦU TƯ TRONG NGÀNH
GIẤY.
1/ Trung Quốc
Trong công cuộc cải cách nền kinh tế, ngành công nghiệp giấy Trung
Quốc đang có một tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 1949 tổng sản lượng
giấy và bìa Trung Quốc mới đạt 108.000 tấn, nhưng qua 50 năm phát triển,
ngành giấy Trung Quốc đã đạt sản lượng 30,9 triệu tấn giấy và bìa các loại,
và đã vươn lên hàng thứ 3 trên thế giới liên tục trong 8 năm qua (19922000).
Trung Quốc là một nước đông dân nhất thế giới, nhưng tính theo bình
quân đầu người về tiêu thụ giấy thì vẫn ở mức thấp. Năm 2000, tiêu thụ tính
theo đầu người mới đạt 28,54 kg/người/năm, xấp xỉ một nửa mức bình quân
thế giới và còn kém xa các nước công nghiệp phát triển (200 – 300
kg/người). Mặc dù vậy nhưng tiềm năng đối với các nhà sản xuất giấy
Trung Quốc là rất lớn, kinh tế tăng trưởng, mức sống của người dân được
nâng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân cung cầu của thò trường giấy
đông dân nhất thế giới.
Trang 13


Kể từ năm 1978, năng lực sản xuất giấy bìa Trung Quốc tăng bình
quân 10%/năm. Tuy đạt mức tăng trưởng cao như vậy nhưng Trung Quốc
vẫn phải đối diện với hiện tượng năng lực sản xuất không đáp ứng được nhu
cầu tiêu thụ.
Đầu tư mới của nền công nghiệp giấy Trung Quốc bùng nổ trong giai
đoạn 1997-1999. Có rất nhiều máy xeo mới được lắp đặt tại Trung Quốc: 26
máy xeo khởi chạy trong năm 1997 với công suất là 1,15 triệu tấn; 34 máy

xeo trong năm 1998 tổng công suất là 1,5 triệu tấn; và trên 40 máy trong
năm 1999 với tổng công suất 3 triệu tấn. Hiện nay một số máy xeo giấy in
báo mới đã có kế hoạch khởi chạy vào năm 2000, tại Napping và Qiqihaer,
cả hai đều có công suất 180.000 - 200.000 tấn/năm, và máy xeo đã qua sử
dụng (của Ortviken, Sweden) công suất 120.000 tấn/năm tại Quảng Châu,
các máy xeo mới của Hansol Potential và Giang Tây cũng đang được thực
hiện.
Đã có một thời gian Trung Quốc đã có tới trên 10.000 nhà máy giấy
cỡ nhỏ. Từ năm 1998 – 2000 Chính phủ Trung Quốc đã quyết đònh đóng cửa
hàng loạt các nhà máy có quy mô nhỏ bé, công suất thấp (dưới 5.000
tấn/năm), thiết bò cũ kỹ lạc hậu, hoạt động không có hiệu quả và gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng, nên ở Trung Quốc hiện tại còn khoảng
4.748 nhà máy. Hầu hết các nhà máy cỡ nhỏ của Trung Quốc đều được
trang bò các loại thiết bò máy móc cũ kỹ và hệ thống quản lý lạc hậu lỗi
thời, bởi vậy năng suất và chất lượng sản phẩm thấp kém.
Ngày 10/11/2001 Trung Quốc chính thức gia nhập WTO, điều này
làm cho tính cạnh tranh của thò trường đông dân nhất hành tinh này sẽ sôi
động hơn. Đầu tư nước ngoài sẽ tăng thêm, sản xuất phát triển nhưng cũng
không ít những khó khăn, trở ngại đối với các nhà sản xuất giấy Trung
Quốc. Thuế nhập khẩu đối với bột giấy và giấy sẽ thấp, giá cả rất cạnh
tranh, khi đó chất lượng sản phẩm sẽ là điều quan trọng đối với các nhà sản
xuất trong nước. Do đó, Trung Quốc phải tiến hành cải tạo và xây dựng lại
ngành công nghiệp giấy, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại thò trường nội
đòa đang được quốc tế hoá. Số lượng các nhà máy phải được giảm xuống,
các máy móc thiết bò cũ, lạc hậu phải được nâng cấp, hiện đại hoá, hoặc
thay thế. Không đầu tư phát triển các công suất nhỏ, chỉ tập trung đầu tư các
dự án sản xuất bột giấy với quy mô lớn, công nghệ hiện đại, tiên tiến nhằm
đạt chất lượng sản phẩm cao, xử lý chất thải triệt để và có hiệu quả kinh tế
cao. Theo kế hoạch của Chính phủ vào năm 2005 có 60 nhà máy có công
suất trên 100.000 tấn/năm, 20 trong số đó có công suất trên 300.000

tấn/năm và có 3 nhà máy có công suất trên 1 triệu tấn/năm. Vào năm 2015
Trang 14


có 45 nhà máy có công suất trên 300.000 tấn/năm và có 9 nhà máy có công
suất đạt trên 1 triệu tấn/năm.
Dự đoán trong 5 năm tới tổng sản lượng giấy, bìa của Trung Quốc sẽ đạt
mức 45 triệu tấn/năm. Như vậy đến cuối năm 2005 năng lực sản xuất giấy,
bìa của Trung Quốc phải tăng thêm 14 triệu tấn và năng lực sản xuất bột là
1,5 triệu tấn. Tổng mức đầu tư mới để đạt được mức sản lượng trên sẽ
khoảng 160 tỷ NDT (19,3 tỷ USD), hoặc bình quân mỗi năm 32 tỷ NDT (3,9
tỷ USD). Với lượng đầu tư lớn như vậy, chỉ riêng các nhà làm giấy nội đòa
thì không đạt mục tiêu, Chính phủ Trung Quốc, các nhà đầu tư khác trong
nước và nước ngoài sẽ góp phần rất quan trọng.
Nhập khẩu giấy loại hiện đang chiếm vò trí quan trọng trong công nghiệp
sản xuất giấy của Trung Quốc. Các nhà sản xuất giấy Trung Quốc cho rằng,
nhập khẩu giấy loại là biện pháp hiệu quả nhất và đó là nguồn nguyên liệu
ổn đònh hơn nhiều so với nguyên liệu thay thế khác ở trong nước. Hơn nữa,
với chính sách thuế nhập khẩu giấy loại bằng 0%, nên đã tạo cơ hội thúc
đẩy hơn nữa hoạt động này. Việc thu hồi xơ sợi thứ cấp cũng đang là biện
pháp chủ yếu bảo vệ lợi ích lâu dài cũng như bảo vệ môi trường trong
ngành công nghiệp giấy. Đồng thời Chính phủ Trung ương đã có kế hoạch
phát triển trồng rừng tại khu vực các tỉnh miền Tây, nhằm làm thay đổi hệ
thống sinh thái của khu vực, chống hoang mạc hoá, bảo vệ rừng. Các dự án
này hiện nay đang được triển khai, và đó sẽ là vùng rất lớn cung cấp
nguyên liệu gỗ cho các nhà máy giấy trong tương lai. Hiện nay các nhà làm
giấy Trung Quốc đang rất nỗ lực sử dụng tối đa nguồn nguyên liệu phi gỗ
để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thò trường.
Chính sách đổi mới của Chính phủ Trung Quốc, đặc biệt là các quy đònh
về quyền sở hữu đã tạo cho các nhà làm giấy Trung Quốc bắt kòp xu hướng

phát triển hiện nay của ngành công nghiệp. Với sự điều hành có hiệu quả
và đầu tư quốc tế, công nghiệp giấy Trung Quốc sẽ chuyển biến và tự đáp
ứng nhu cầu của thò trường nội đòa trong thập kỷ tới.
2/ Nhật Bản
Trong những năm gần đây, thách thức lớn của ngành công nghiệp giấy
Nhật Bản là thoát khỏi khủng hoảng và trì trệ kéo dài của nền kinh tế.
Khủng hoảng kinh tế đã làm giảm nhu cầu cũng như giá cả của giấy và bìa
trên thò trường Nhật Bản, đồng thời ngành công nghiệp này còn phải đối
mặt với nguy cơ ngày càng gia tăng do hạ giá nhập khẩu trong quá trình
toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới.
Ngành công nghiệp giấy Nhật Bản hiện nay đang có kế hoạch dỡ bỏ
các nhà máy nhỏ và cũ kỹ, xây dựng các nhà máy mới để tăng năng lực và
hiệu quả sản xuất. Kế hoạch sáp nhập giữa tập đoàn Công nghiệp Nippon
Trang 15


và Daishowa sẽ giúp hạ giá thành sản phẩm cũng như nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh cho ngành công nghiệp giấy Nhật Bản. Trong khi đó,
Nhật Bản lại tiếp tục phải đối mặt với những thách thức ngày càng gia tăng
do tốc độ tăng trưởng thấp, cạnh tranh khốc liệt trong nhập khẩu, vấn đề
môi trường, sự ổn đònh nguyên liệu trong sản xuất và toàn cầu hoá nền kinh
tế thế giới.
Theo thông báo của Hiệp hội Giấy Nhật Bản (JPA), sau khi hạ xuống
còn 29,2 triệu tấn vào năm 1998, sản lượng giấy và bìa Nhật Bản đã đạt
hơn 30 triệu tấn vào năm 1999. Trong khi đó, năm 1999 nhu cầu giấy và bìa
trong nước Nhật Bản cũng đã tăng sau khi giảm xuống 4,6% vào năm 1998.
Tổng mức tiêu thụ giấy và bìa đạt 30,5 triệu tấn vào năm 1999, tăng 1,2%
so với năm 1998. Tuy nhiên sự phục hồi này hoàn toàn không làm hài lòng
các nhà sản xuất giấy, bởi vì nó vẫn thấp hơn mức tiêu thụ của năm 1996 và
1997. Sự phục hồi không mấy ấn tượng này là kết quả của việc tăng GDP

dương 0,9% của Nhật Bản vào năm 1999.
Hoạt động xuất khẩu giấy và bìa Nhật Bản tăng mạnh vào năm 1999,
đạt mức 1,23 triệu tấn. Mức xuất khẩu này tăng 5,3% so với năm 1998. Sự
phục hồi các thò trường Châu Á khác đã giúp Nhật Bản đẩy mạnh xuất
khẩu. Xuất khẩu giấy in và giấy viết các loại tăng 15% đạt 656.000 tấn,
xuất khẩu giấy in báo tăng 44,5% đạt mức 130.000 tấn. Trong khi đó, nhập
khẩu giấy và bìa của Nhật Bản năm 1999 giảm rõ rệt, tổng lượng giấy và
bìa nhập khẩu giảm 23% do việc nhập khẩu giấy in và viết giảm 26%
(xuống còn 211.000 tấn). Giá giấy giảm trên thò trường Nhật Bản đã làm
giảm sức hấp dẫn của thò trường này đối với các nhà sản xuất giấy nước
ngoài và luồng hàng nhập khẩu.
Mặc dù hoạt động xuất khẩu trong thời gian qua đã có chuyển biến
tích cực, ngành công nghiệp giấy Nhật Bản vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào
tiêu thụ nội đòa cả về chất lượng cũng như số lượng. Hiện nay ngành công
nghiệp này đang tiếp tục cải tiến và đổi mới để đáp ứng nhu cầu của khách
hàng.
Hiện nay ngành công nghiệp giấy Nhật Bản một mặt vẫn tiếp tục sử
dụng các nhà máy cũ để sản xuất ra các sản phẩm giấy và bìa khổ nhỏ (có
khoảng gần 60% các máy xeo giấy của Nhật Bản có khổ nhỏ hơn 3 mét).
Nhưng mặt khác, họ cũng đang tích cực triển khai kế hoạch cải tiến sản
phẩm và hiện đại hoá ngành công nghiệp giấy của mình. Các nhà sản xuất
giấy hàng đầu của Nhật Bản đang chuẩn bò tiến hành dỡ bỏ các máy móc cũ
và đầu tư xây dựng nhà máy mới. Bên cạnh đó, Hiệp hội Giấy Nhật Bản
cũng đã đề cập đến việc đóng cửa các nhà máy sản xuất giấy cỡ nhỏ.
Trang 16


Tổ hợp Công nghiệp Nippon (NPI) đang có kế hoạch thay thế các máy
xeo cũ của họ bằng các máy xeo mới, NPI đã lập kế hoạch dừng hoạt động
6 máy xeo cũ có tổng công suất 160.000 tấn/năm và đưa các máy xeo mới

vào hoạt động. NPI cũng đã lập kế hoạch sát nhập với Daishowa, hai công
ty này sẽ trở thành một công ty cổ phần vào cuối năm 2001. Việc sáp nhập
này sẽ dẫn đến việc hình thành một nhà sản xuất giấy và bìa lớn nhất Nhật
Bản với tổng công suất 8,9 triệu tấn/năm. Hai công ty này khi sát nhập sẽ
cho phép tạo ra sự hợp lý trong giá cả và giảm chi phí sản xuất của cả hai
công ty cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm của NPI bằng việc cung
cấp bột giấy từ các nhà máy của Daishowa ở Canada. Cùng với việc thực
thi các dự án dỡ bỏ các máy cũ và thay thế bằng máy mới, việc sáp nhập
này cũng được coi là một bước tiến trong việc nâng cao sức cạnh tranh toàn
cầu của ngành công nghiệp giấy Nhật Bản.
3) Thái Lan
Thái Lan là nước có ngành giấy mạnh thứ hai trong khối Asean (sau
Inđônexia). Công nghiệp giấy Thái Lan đã chòu ảnh hưởng nặng nề của
khủng hoảng kinh tế từ năm 1996 và đã kéo dài tới cuối năm 1998. Tổng
sản lượng giấy và bìa đã giảm một cách kỷ lục từ 2.248.000 tấn năm 1995
xuống 1.705.000 tấn năm 1998. Sau thời gian khủng hoảng ngành giấy Thái
Lan đã hồi phục khá mạnh, tốc độ tăng trưởng năm 1999 so với năm 1998 là
12%. Tăng trưởng năm 2000 so với năm 1999 là 5%, tuy nhiên vẫn còn rất
nhiều khó khăn mà ngành giấy nước này phải vượt qua.
So với một số nước láng giềng trong khu vực bán đảo Đông – Nam Châu
Á như Inđônexia, Philippin, Myanma, Lào, Campuchia, Thái Lan có nhiều
lợi thế về mặt vò trí đòa lý thuận lợi cho giao dòch, về môi trường chính trò ổn
đònh. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp nước ngoài, nhất là những công ty
từ các châu lục khác, đã chọn Thái Lan là điểm đến để từ đó thâm nhập vào
thò trường Châu Á.
Công suất của ngành công nghiệp bột giấy đã tăng gấp đôi kể từ năm
1993 tới năm 1996. Công suất sử dụng cũng ở mức rất cao, 90% trong những
năm 1990 – 1993, và tiếp tục ở mức 80% trong những năm 1994 – 1995.
Tuy nhiên do thiếu hụt cung trên thò trường Châu Á nên với công suất sản
suất như trên vẫn không đáng kể gì so với nhu cầu. Từ những đánh giá về

thò trường các nhà đầu tư trong thời gian đó đã tiến hành xây dựng nhiều
dây chuyền lớn với tiềm năng xuất khẩu mạnh ở Thái Lan. Hiện nay, Thái
Lan đã có những thay đổi lớn về năng lực sản xuất, có thể duy trì cạnh tranh
nhiều năm do trình độ công nghệ của các dây chuyền này tương đối cao.

Trang 17


Hiện nay, Thái Lan có 6 nhà máy sản xuất bột giấy, tổng công suất bột
giấy 956.000 tấn/năm. Công ty Phoenix Pulp & Paper Puplic đang xây dựng
mở rộng thêm dây chuyền sản xuất bột giấy 250.000 tấn/năm. So với mức
tiêu thụ trong nước, tổng công suất sản xuất giấy của Thái Lan khá dư thừa.
Năm 2000, Thái Lan có 44 nhà máy với tổng công suất giấy là 3.650.000
tấn, tăng 7% so với năm 1999 (trong đó giấy kraft là 2.210.500 tấn; giấy in,
viết là 983.070 tấn; bìa các loại là 254.100 tấn; giấy sinh hoạt là 80.340 tấn
và giấy in báo là 122.000 tấn). Nhưng mức tiêu thụ trong nước là 1.959.000
tấn. Số dư công suất là 1.691.000 tấn. Những năm tới đây, Thái Lan không
có dự án đầu tư mới về giấy, chỉ có những cải tiến nhỏ một số dây chuyền
hiện có. Tuy thế, tổng công suất giấy sẽ tăng thành 4.079.000 tấn trong năm
2004. Các mặt hàng có sản lượng vượt mức hầu hết là cáctông và giấy bìa
hòm hộp. Nhu cầu trong nước đối với cáctông lớp mặt và cáctông sóng lớp
giữa chỉ bằng một nửa công suất sản xuất. Một khối lượng lớn cáctông lớp
mặt đã được xuất khẩu, các loại giấy in, giấy viết cũng đã được xuất khẩu.
Do chất lượng sản phẩm được nâng cao và quy mô sản xuất mở rộng, nên
Thái Lan có những cơ hội tốt để xuất khẩu các loại giấy bìa, cũng như giấy
in, giấy viết sang các nước xung quanh và các nước khu vực.
Trong giai đoạn 2001 – 2004, Thái Lan dự đònh sẽ tăng cường sử dụng
giấy loại từ mức 1.861.000 tấn năm 2000 lên 2.283.000 tấn năm 2004; tổng
công suất bột giấy tăng từ 956.000 tấn lên 1.206.000 tấn/năm và tổng công
suất giấy cũng tăng từ 3.650.000 tấn năm 2000 lên 4.079.000 tấn năm 2004,

sản lượng tiêu thụ năm 2004 sẽ đạt mức 2.440.000 tấn, tăng 6% so với năm
2000. Hiện nay, mức tiêu thụ bình quân đầu người ở Thái Lan là 31
kg/người/năm, dự kiến đến năm 2004 mức này sẽ tăng lên 39,8
kg/người/năm.
Bạch đàn trồng là nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất bột có chất lượng
cao. Rừng bao phủ 23% diện tích Thái Lan, nhưng chủ yếu là ở những vùng
xa xôi và rất khó khai thác. Từ năm 1989, Thái Lan đã ban hành lệnh cấm
chặt phá, khai thác rừng tự nhiên. Chính phủ đã khoanh phạm vi rừng cần
bảo vệ và vận động khu vực tư nhân trồng rừng. Tính đến nay khu vực rừng
trồng đã lên đến 500.000 ha, cung cấp một phần quan trọng nguyên liệu cho
ngành giấy (tổng cộng 2.867.000 m3 gỗ cứng). Sản lượng sản xuất bột hiện
nay là gần một triệu tấn mỗi năm, đáp ứng nhu cầu trong nước và có
khoảng gần 200.000 tấn dành cho xuất khẩu hàng năm.
4) Nhận xét
Khảo sát tình hình hoạt động đầu tư ngành giấy của một số nước có thể
rút ra một số nhận xét sau:
Trang 18


Các nước tăng cường đầu tư các nhà máy sản xuất giấy và bột giấy
với quy mô lớn để thay thế những nhà máy nhỏ hoạt động kém hiệu qủa,
gây ô nhiễm môi trường; áp dụng công nghệ – kỹ thuật hiện đại có khả
năng cạnh tranh lâu dài đảm bảo cho ra những sản phẩm chất lượng tốt có
tiềm năng xuất khẩu; đồng thời quan tâm đến các giải pháp xử lý nước thải
nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Xu thế của ngành giấy trong khu vực và thế giới ngày càng tăng
cường mức sử dụng giấy loại tái chế. Đây là biện pháp chủ yếu bảo vệ lợi
ích lâu dài cũng như bảo vệ môi trường trong ngành công nghiệp giấy đồng
thời tăng nhanh sản lượng giấy với mức đầu tư thấp, vì vậy công nghệ và
thiết bò xử lý tái chế giấy loại đang ngày càng được áp dụng rộng rãi. Chiến

dòch thu gom giấy và nhập khẩu giấy loại hiện đang chiếm vò trí quan trọng
trong công nghiệp sản xuất giấy loại ở các nước nhằm ổn đònh nguồn
nguyên liệu cho nhà máy và đề phòng hiện tượng biến đổi thất thường của
thò trường giấy loại thế giới.
Hiện nay ở các nước đang tiến hành cải tạo và xây dựng lại ngành
công nghiệp giấy bằng cách tổ chức sắp xếp và sáp nhập các doanh nghiệp
trong ngành giấy tạo ra sự hợp lý trong giá cả, hạ giá thành sản phẩm cũng
như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho ngành công nghiệp giấy.
Đồng thời, ngành công nghiệp này cũng đang tiếp tục cải tiến và đổi mới
sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tiến tới nâng cao sức cạnh
tranh toàn cầu.
Nhằm bảo đảm nguồn nguyên liệu giấy dồi dào trong tương lai các
nước đã và đang quan tâm đầu tư phát triển công ngiệp trồng rừng làm
nguyên liệu cho giấy cũng như tránh cạn kiệt nguồn tài nguyên, hoang mạc
hoá, thiên tai gây hậu quả xấu tới sinh thái và môi trường sống.
Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham
gia đầu tư phát triển ngành công nghiệp giấy và coi đó là một trong những
biện pháp quan trọng nhằm tăng nguồn vốn, công nghệ – kỹ thuật hiện đại,
phương thức quản lý tiên tiến mang tầm cỡ quốc tế. Bên cạnh đó, chính
sách đổi mới của Chính phủ nhằm giữ vững và phát triển ngành đang tạo
điều kiện cho các nhà làm giấy bắt kòp xu hướng phát triển hiện nay của
ngành công nghiệp.
Cuối cùng, xu hướng toàn cầu hoá ngành giấy và bột giấy buộc các
công ty trong ngành phải đi vào sản xuất hiệu quả hơn nữa nếu muốn không
phải từ bỏ kinh doanh. Các nhà sản xuất sẽ hợp lý hoá hơn nữa việc cung
cấp giấy và bột giấy, tăng cường hợp nhất và chuyển nhượng công ty, cắt
giảm tối đa chi phí sản xuất.
Trang 19



PHẦN II
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NGÀNH GIẤY VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN QUA
I/. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG
NGHIỆP GIẤY VIỆT NAM.
1) Khái quát lòch sử phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam.
Giấy là một phát minh lâu đời và có giá trò của nền văn minh nhân
loại. Khi khảo cổ một vùng ở miền Bắc Trung Quốc trong một hang động
vào năm 1957 người ta tìm thấy những mảnh vụn của giấy làm từ xơ thực
vật. Qua khảo nghiệm đã xác đònh giấy được làm ra từ thế kỷ thứ hai trước
công nguyên. Sự khám phá đã soi rọi rõ hơn về nguồn gốc của giấy. Bởi vì,
lâu nay vẫn cho rằng giấy xuất hiện ở Trung Quốc vào năm 105 của kỷ
nguyên chúng ta gắn liền với tên tuổi của Thái Luân, viên quan nhỏ trong
triều đình nhà Hán, người nổi tiếng thời đó về chế tạo vũ khí và đạn dược.
Thực ra, Thái Luân là người đã tổng kết các cách làm giấy từ trước đó và
đệ trình chính quyền đương thời về phương pháp làm giấy để truyền bá
trong dân chúng.
Ở Việt Nam, sản phẩm giấy gắn bó mật thiết với nền văn hiến của
người Việt. Trong thế kỷ thứ ba, giấy được làm ra ở Việt Nam và trở thành
cống vật có giá trò của người Việt cho các vua chúa Trung Hoa. Cuốn sách
cổ Trung Hoa đầu thế kỷ thứ IV “Nam phương thảo mộc trọng” ghi rõ năm
824 các nhà buôn nước Đại Tần, Đông La Mã mua ba vạn tờ giấy mật
hương của Giao Chỉ để dâng cho Vua Tần Vũ Đế. Giấy mật hương sắc trắng
vân mây như vẩy cá hương thơm và có ưu điểm độc đáo là dù bò rơi xuống
nước cũng không bò nát. Thời Nhà Đường, từ thế kỷ VII đến X, giấy của
người Việt Nam làm ra qua buôn bán giao lưu giữa các nước có tiếng là đẹp
và bền. Đến thời nhà Lý, từ thế kỷ XI đến XIII, những người làm giấy Việt
Nam đã làm được giấy có sắc vàng, vẽ rồng mây và thường gọi là giấy
Long ám. Vào cuối thế kỷ thứ XIV, cuốn sách Đại Việt Sử Lược đã ghi
nhận: đầu thế kỷ thứ XIII, phía tây của ngoại thành Hà Nội nghề giấy đã

hình thành nên những xóm làng giấy và người ta thường gọi là “Ngõ Giấy”.
Năm 1435, Nguyễn Trãi đã viết trong cuốn Dư Đòa Chí “… Phường Yên
Thái chuyên làm giấy…”. Nghề giấy đã đi vào ca dao và được truyền qua
bao thế hệ “… Tiếng chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ”.
Như vậy nghề làm giấy ở nước ta có một bề dày lòch sử lâu đời. Ở
thời kỳ sơ khai, mành trúc được sử dụng làm lưới để hình thành lên tờ giấy

Trang 20


là được gọi là công nghệ xeo liềm trúc. Vào thời kỳ này sản xuất giấy chủ
yếu theo phương pháp thủ công.
Thời kỳ sản xuất giấy bằng cơ giới Việt Nam có thể tính khởi đầu từ
năm 1912, thời điểm Công ty Giấy Đông Dương của Pháp xây dựng Xí
nghiệp Bột giấy Việt Trì công suất 4.000 tấn/năm và năm 1912 Giấy Đáp
Cầu – Hà Bắc ra đời với công suất 2.000 tấn/năm.
Năm 1946 Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Xí nghiệp Bột giấy
Việt Trì bò tàn phá, quân dân ta tháo gỡ máy móc thiết bò của Giấy Đáp
Cầu và di chuyển ngược lên vùng Chợ Chu Bắc Cạn xây lắp hình thành nên
Xí nghiệp Giấy Hoàng Văn Thụ phục vụ đắc lực cho công cuộc kháng chiến
chống Pháp của dân tộc. Đồng thời nhiều cơ sở sản xuất theo phương pháp
thủ công, dùng liềm đồng trải vải cũng được xây dựng như các xí nghiệp
giấy: Việt Bắc, Ngòi lửa (Vónh Phú), Lam Sơn (Thanh Hoá), Lao Động, Lê
Hồng Phong (Nghệ Tónh)…
Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, nước ta tạm thời
chia làm hai miền. Ở miền Bắc ngành giấy được tổ chức sắp xếp lại theo
hướng sản xuất cơ giới, các xí nghiệp sản xuất giấy theo phương pháp thủ
công bò giải thể. Ngành giấy từng bước phục hồi, năm 1960 đạt sản lượng
4.800 tấn và đạt mức tăng trưởng 2,5 lần so với năm 1955.
Trong thập niên 1960 – 1970, nhiều nhà máy được đầu tư xây dựng.

Ở miền Bắc Nhà máy Giấy Việt Trì với công suất thiết kế 18.000 tấn/năm
được đưa vào sản xuất năm 1961 và sau đó là một loạt các nhà máy giấy
khác được đầu tư xây dựng như Vạn Điểm, Hoà Bình, Trúc Bạch…
Ở miền Nam, ngành giấy tiếp thu nhiều công trình được đầu tư sau
giải phóng. Phần lớn các xí nghiệp ở trong tình trạng mất cân đối giữa sản
xuất bột giấy và sản xuất giấy, chủ yếu dựa vào nguồn bột nhập như: Nhà
máy Giấy Đồng Nai 20.000 tấn/năm (1961), Nhà máy Giấy Tân Mai 18.000
tấn/năm (1963), Nhà máy Giấy Thủ Đức và Nhà máy Giấy Vónh Huê 6.000
tấn/năm (1967), Nhà máy Giấy Bình An 6.000 tấn/năm (1974)… Do đó đến
thời kỳ này bộ mặt ngành công nghiệp giấy đã có những bước thay đổi quan
trọng, thời kỳ phát triển sản xuất giấy theo phương pháp cơ giới đẩy nhanh
nhòp độ tăng sản lượng. Sản lượng giấy năm 1970 tăng lên 10 lần so với
năm 1960 và đạt sản lượng hơn 50.000 tấn.
Trong thời kỳ chiến tranh phá hoại, ở miền Bắc ngành công nghiệp
giấy bò tàn phá nặng nề, hai nhà máy lớn nhất là Việt Trì và Hoàng Văn
Thụ bò hư hại nặng. Tổng sản lượng của 4 nhà máy thuộc Trung ương quản
lý và các nhà máy giấy đòa phương bò suy giảm gần 40%, chỉ còn 17.000
tấn/năm tính ở thời điểm năm 1995.
Trang 21


Năm 1975, sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, tổng công
suất thiết kế ngành công nghiệp giấy Việt Nam đạt xấp xỉ 72.000 tấn/năm.
Nhưng do ảnh hưởng chiến tranh ở cả hai miền Nam – Bắc nên sản lượng
giấy toàn quốc chỉ xấp xỉ 28.000 tấn.
Để góp phần khắc phục tình trạng thiếu bột trầm trọng ở phía Nam,
ngành giấy đã hoàn thành công trình xây dựng Nhà máy Bột giấy Viễn
Đông, đồng thời xây dựng thêm các phân xưởng sản xuất bột ở các Nhà
máy Giấy Thủ Đức, Linh Xuân… Chương trình phục hồi ngành giấy ở miền
Bắc cũng được triển khai: phục hồi Nhà máy Giấy Việt Trì, Trung Quốc

thực hiện kế hoạch cung cấp các thiết bò máy xeo giấy cỡ nhỏ cho đòa
phương… Tổng sản lượng giấy năm 1978 đạt 67.000 tấn.
Năm 1979 đánh dấu một sự suy giảm nghiêm trọng của ngành công
nghiệp giấy Việt Nam. Viện trợ của các nước phương Tây về việc hỗ trợ
các nhu cầu bột giấy, nhiên liệu và hoá chất để bảo đảm duy trì sản xuất
các nhà máy giấy ở phía Nam bò cắt giảm. Đồng thời khi xảy ra chiến tranh
biên giới phía Bắc và Tây Nam thì viện trợ phục hồi ngành giấy của Trung
Quốc không còn nữa. Vì vậy tổng sản lượng giấy toàn quốc năm 1979 chỉ
đạt 41.000 tấn, bò giảm so với năm trước 38,8%.
Mở đầu kỷ nguyên phát triển mới của ngành công nghiệp giấy Việt
Nam được đánh dấu bằng sự kiện Công ty Giấy Bãi Bằng được đưa vào vận
hành năm 1981. Đó là một công trình sản xuất khép kín, ứng dụng kỹ thuật
cơ giới và tự động hoá tương đối hiện đại và đồng bộ, được xây dựng với
nguồn vốn viện trợ của nhân dân Thụy Điển. Công trình được xây dựng
tương đối hoàn chỉnh từ khu nguyên liệu, đường giao thông và một phức hợp
các công đoạn sản xuất chính, sản xuất phụ trợ, với công suất thiết kế sản
xuất 55.000 tấn giấy viết và giấy in.
Năm 1990, lần đầu tiên công nghệ sản xuất bột theo phương pháp
nhiệt cơ TMP được ứng dụng vào công trình mở rộng Nhà máy Giấy Tân
Mai. Công trình hoàn thành đã đưa năng lực sản xuất của toàn nhà máy lên
48.000 tấn, góp phần cải thiện chất lượng giấy in báo và giấy in.
2) Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ngành giấy từ năm
1995 - 2000
Năm 1995 ngành giấy đang làm ăn thuận lợi, sản xuất đến đâu tiêu
thụ đến đó. Nhưng vào đầu năm 1996, giá bột và giấy trên thò trường thế
giới đột ngột hạ giá (bằng khoảng 2/3 giá bán năm 1995) trong khi đó thuế
nhập khẩu của hai mặt hàng chính là giấy in và giấy viết chưa điều chỉnh
kòp thời, do đó mặt hàng giấy trong nước bò cạnh tranh gay gắt về giá cả và
chất lượng. Giấy nhập ngoại tràn lan theo con đường chính thức và nhập
khẩu đã làm cho ngành giấy điêu đứng.

Trang 22


Sang năm 1997, theo đề nghò của Tổng Công ty Giấy Việt Nam và
Bộ Công nghiệp, Chính phủ đã có những biện pháp nhằm hạn chế và
kiểm soát giấy nhập khẩu, song giấy nhập khẩu tồn đọng từ năm 1996 và
các hợp đồng nhập khẩu từ năm 1996 còn tiếp tục về trong 6 tháng đầu
năm 1997 vẫn làm rối loạn thò trường. Giấy sản xuất trong nước tiêu thụ
tiếp tục khó khăn, mặc dù các nhà sản xuất trong nước đã cố gắng nâng
cao chất lượng và đưa ra những mặt hàng mới. Trong năm 1997, Việt Nam
đã nhập 158.000 tấn giấy, trong khi Tổng Công ty sản xuất ra 127.365 tấn
giấy, nhưng lượng tồn kho vẫn ở mức cao. Tuy nhiên so với năm 1996 thì
tình hình sản xuất có khá hơn. Sản lượng giấy các loại đã tăng 14,69% so
với năm trước, doanh thu của các đơn vò sản xuất giấy tăng 25% so với
năm trước (trong khi toàn Tổng Công ty tăng 32%), chỉ tiêu nộp ngân sách
vượt 6,4% so với kế hoạch đề ra và tăng 9,5% so với năm trước.
Năm 1998 có thể nói là một trong những năm thắng lợi đối với ngành
giấy khi Nhà nước tiếp tục bảo hộ ngành giấy sản xuất trong nước. Không
nhập khẩu những sản phẩm mà sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu trong
nước như giấy viết, giấy in, giấy in báo, nên đã tạo ra được một thò trường
ổn đònh. Mặt khác, những công trình đầu tư chiều sâu của Tổng Công ty
hoạt động ổn đònh và phát huy hiệu quả đã tạo cho ngành giấy một bước
nhảy đáng khích lệ, sản lượng giấy các loại tăng 30% so với năm trước,
trong đó Công ty Giấy Tân Mai tăng 59,5%, Việt Trì tăng 42,8%, Đồng
Nai tăng 38%, Bãi Bằng tăng 12,2%. Doanh thu toàn Tổng Công ty tăng
38% so với kế hoạch đề ra và tăng 37,8% so với năm trước. Với kết quả
đã đạt được đó Tổng Công ty đã trở thành đơn vò có tốc độ tăng trưởng
loại cao nhất trong Bộ Công nghiệp về sản lượng và doanh thu. Lợi tức
thực hiện tăng 35,7% và tổng số nộp ngân sách tăng 24% so với năm
trước.

Năm 1999 là năm đầu thực hiện Luật thuế giá trò gia tăng. Thuế suất
thuế giá trò gia tăng đầu ra đối với ngành giấy là 10% (không tính vào
doanh thu) mà trước đây thuế doanh thu là 1 – 2% (tính vào doanh thu)
trong khi giá bán không tăng (theo sự chỉ đạo của Chính phủ), vô hình
chung đã làm giảm doanh thu của ngành. Vì thế, doanh thu của Tổng
Công ty Giấy Việt Nam năm 1999 bò giảm 1%, trong khi nếu tính như năm
1998, thì đạt tốc độ tăng trưởng 9%. Số thuế giá trò gia tăng phải nộp trong
năm cao hơn 2 lần nếu tính so với thuế doanh thu trước đây đã làm giảm
hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Năm 1999, số phải nộp ngân
sách tăng 62.149 triệu đồng, nên mặc dù các doanh nghiệp đã cắt giảm
chi phí và phát huy sự năng động sáng tạo trong SXKD nhưng lợi tức vẫn
Trang 23


bò giảm 28.110 triệu đồng. Trong Tổng Công ty có 8 đơn vò buộc phải
giảm thuế giá trò gia tăng theo quy đònh thì mới hoà vốn, trong khi nhòp độ
sản xuất vẫn được duy trì, sản lượng giấy của Tổng Công ty vẫn tăng chút
ít so với năm 1998 (tăng 0,7%).
Trong năm 2000, Nhà nước vẫn duy trì bảo hộ thông qua thuế nhập
khẩu đối với giấy in, giấy viết và giấy in báo, đồng thời cho điều chỉnh giá
giấy do đó đã tạo nên những điều kiện thuận lợi để ngành giấy phát triển,
giá bột giấy giảm mạnh và nhiều công trình đầu tư ở giai đoạn trước
(1996-2000) đang phát huy tác dụng. Tuy nhiên, do các đơn vò chủ lực
trong Tổng Công ty hoạt động đã vượt công suất thiết kế ban đầu, trong
khi năng lực sản xuất mới chưa chủ động được, nên tốc độ tăng trưởng
không cao. Những biến động tăng về giá cả của đầu vào như điện, xăng
dầu… đặc biệt là giá bột giấy tăng cao đã làm giảm hiệu quả của hoạt
động sản xuất kinh doanh. Chỉ tính riêng chi phí bột nhập đưa vào sản
xuất năm 2000 tăng so với chênh lệch giá so với năm 1999 ở Công ty
Giấy Bãi Bằng là trên 35 tỷ đồng và Công ty Giấy Tân Mai là trên 45 tỷ

đồng, mặc dù các đơn vò này đã cố gắng sử dụng loại bột và tỷ lệ phối
trộn kinh tế nhất. Tổng số nộp ngân sách trong năm giảm tuyệt đối 43 tỷ
do được thoái thu thuế giá trò gia tăng của các công trình đầu tư xây dựng
cơ bản lớn ở Công ty Giấy Tân Mai, Bãi Bằng, Việt Trì… tăng hơn một
năm. Khó khăn chủ yếu cũng giống như các năm trước như giá điện, xăng
dầu tăng cao và chính sách cho các công trình đầu tư, trồng rừng vẫn chưa
rõ ràng.
3) Quá trình phát triển ngành giấy từ năm 1995 – 2000
Bảng 1: Ngành công nghiệp giấy Việt Nam từ năm 1995 đến 2000
Chỉ tiêu
1995
2000
1. Số lượng nhà máy
94
150
2. Công suất sản xuất giấy (tấn/năm)
275.000
450.000
3. Công suất sản xuất bột giấy (tấn/năm)
245.000
270.000
4. Sản lượng sản xuất giấy (tấn/năm)
201.000
355.000
5. Nhập khẩu giấy (tấn/năm)
90.000
200.000
6. Xuất khẩu giấy (tấn/năm)
1.000
50.000

7. Dân số (triệu người)
72,5
77,08
8. Tiêu thụ giấy bình quân kg/người/năm
4
6,55
Nguồn: Tạp chí Công nghiệp giấy, Tạp chí Papermaker
Để thích ứng với đòi hỏi phát triển của đất nước, năng lực sản xuất của
toàn ngành giấy đã có bước tiến đáng kể, công suất sản xuất giấy năm 1995
Trang 24


mới có 275.000 tấn, thì đến năm 2000 đã vươn tới 450.000 tấn (tức tăng
63,64%, trung bình mỗi năm tăng 12,73%); công suất sản xuất bột từ
245.000 tấn tăng lên tới 270.000 tấn. Sản lượng giấy sản xuất từ 201.000
tấn năm 1995 lên 350.000 tấn năm 2000 (tức tăng 74,13% trong 6 năm,
trung bình tăng 14,83%/năm). Tiêu thụ các loại giấy và cáctông cũng tăng
từ 4 kg/người/năm lên tới 6,55 kg/người/năm.
Tuy vậy, hiện nay công nghiệp giấy trong nước chỉ có thể đáp ứng được
khoảng 2/3 nhu cầu nội đòa và điểm yếu cơ bản của ngành giấy Việt Nam là
còn thiếu bột, năm 1995 nhập khẩu bột từ 38.000 tấn lên 127.000 tấn bột
năm 2000. Mặt khác, do chúng ta mới sản xuất được mấy mặt hàng chủ lực
là giấy in báo, các loại giấy in, viết thông thường và một lượng nhất đònh
các loại cáctông và giấy bao gói cấp thấp và trung bình, nên vẫn bắt buộc
vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn, từ chỗ 90.000 tấn năm 1995 lên tới
200.000 tấn năm 2000, tốc độ tăng hàng năm 24,44%.
Nếu so sánh với các nước trong khu vực và thế giới thì ngành giấy Việt
Nam khá nhỏ bé về năng lực sản xuất, sản lượng, quy mô nhà máy, sử dụng
công nghệ – thiết bò lạc hậu, năng suất lao động thấp… (Xem phụ lục 1)
Quy mô bình quân các xí nghiệp sản xuất giấy Việt Nam 3.000 tấn/năm,

xếp loại nhỏ nhất Đông Nam Á, chỉ bằng 6,02% quy mô bình quân các xí
nghiệp công nghiệp giấy Đông Nam Á, bằng 17,49% quy mô bình quân
Châu Á và 8,11% quy mô bình quân thế giới.
Công ty giấy Bãi Bằng và công ty giấy Tân Mai (phần mở rộng), công
nghệ sản xuất đứng hàng đầu ở nước ta nhưng lạc hậu so với thế giới từ 15
– 20 năm. Các xí nghiệp Đồng Nai, phần dây chuyền cũ của Tân Mai, Bình
An, Linh Xuân, Thủ Đức và Việt Trì đều được xây lắp và huy động sản
xuất 20 – 30 năm, dây chuyền thiết bò phần lớn cũ và lạc hậu so với khu
vực. Những xí nghiệp không thuộc 2 nhóm trên, dây chuyền thiết bò và công
nghệ lạc hậu, chắp vá của Trung Quốc, Đài Loan hoặc tự gia công chế tạo
trong nước.
Năng suất lao động công nghiệp giấy Việt Nam tăng nhanh những năm
gần đây nhưng so với khu vực và thế giới năng suất lao động công nghiệp
giấy Việt Nam còn ở mức quá thấp (năng suất lao động của giấy Tân Mai
đạt 25,9 tấn, giấy Bình An đạt 20,5 tấn, giấy Bãi Bằng 17,8 tấn và giấy
Đồng Nai đạt 30,1 tấn), chưa thể tạo được bước ngoặc chuyển đổi mạnh mẽ
để vươn lên hòa nhập công nghiệp giấy khu vực và thế giới. Năng suất lao
động bình quân của thế giới 35 – 40 tấn. Năng suất lao động của các nước
công nghiệp phát triển cao hơn năng suất lao động công nghiệp giấy Việt
Nam hàng chục lần: 510 – 520 tấn ở Mỹ, 470 – 480 tấn ở Thụy Điển, 175 –
180 tấn ở Đài Loan.
Trang 25


×