Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của công cụ thuế trên điạ bàn tỉnh bà rịa vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (970.13 KB, 71 trang )

B

TR

GIÁO D C VÀ ÀO T O

NG

I H C KINH T TP.HCM

NGUY N V N SÁNG

LU N V N TH C S KINH T

TP. H Chí Minh – N m 2001


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ
I. Thuế-công cụ điều tiết vó mô nền kinh tế
1. Nguồn gốc ra đời và bản chất của thuế
2. Các hình thức của thuế-Phân loại thuế
3. Phí và lệ phí
4. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thò trường
II. Giới thiệu sơ lược về quá trình phát triển hệ thống thuế Việt nam
1. Khái niệm hệ thống thuế
2. Yêu cầu khách quan của hệ thống thuế hiệu quả
3. Hệ thống thuế Việt nam từ 1945 đến nay
III. Kinh nghiệm tổ chức hệ thống thuế ở một số nước trên thế giới
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ VÀ VAI TRÒ


CỦA NÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KT- XH TỈNH BR- VT
1. Vò trí đòa lý và thế mạnh của Tỉnh BR-VT
2. Thực tiễn công tác quản lý thu năm 1996-2000
3. Tác động của thuế đến sự phát triển kinh tế, xã hội tỉnh BR-VT.
4. Một số tồn tại ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò của thuế.
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY HƠN NỮA VAI
TRÒ CỦA CÔNG CỤ THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BR-VT.
I. Các giải pháp ở cấp vó mô
1. Về cơ cấu hệ thống chính sách thuế
1.1 Các loại thuế cần bãi bỏ
1.2. Các loại thuế cần bổ sung sửa đổi
2. Về công tác ban hành các văn bản pháp quy thuế
II. Các giải pháp ở cấp vi mô
1. Về công tác thanh tra kiểm tra thuế
2. Về công cụ giao và kiểm tra thực hiện kế hoạch
3. Tăng cường quản lý việc sử dụng hóa đơn chứng từ
III. Các điều kiện để những giải pháp có thể thực hiện
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

-1-


MỞ ĐẦU
Từ chế độ thuế khóa còn non trẻ, sơ sài khi chúng ta thống nhất
đất nước cho tới nay, qua hai cuộc cách mạng sâu rộng về thuế, chúng
ta đã có một hệ thống thuế tương đối đồng bộ, bao quát và đa dạng.
Cuộc cải cách thuế bước 1 được tiến hành vào năm 1990 đã làm
chuyển biến một cách căn bản và toàn diện hệ thống thuế, cả về mặt tổ

chức lẫn nội dung và phương pháp hành thu . Theo đó hàng loạt các sắc
thuế hoàn chỉnh được ban hành, mà đáng nói nhất phải kể tới thuế
doanh thu, thuế lợi tức. Các sắc thuế này đã góp phần quan trọng trong
thời kỳ đầu trong công cuộc đổi mới, không những đưa đất nước thoát
khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội mà còn tạo ra được động lực tích cực
mang lại khởi sắc rực rỡ cho nền kinh tế. Tuy nhiên theo thời gian và sự
phát triển kinh tế- xã hội, thuế doanh thu, thuế lợi tức và một số nội
dung của các sắc thuế khác đã dần dần bộc lộ rõ nhiều nhược điểm,
nhiều dấu hiệu có nguy cơ đe dọa đến việc phát huy vai trò của thuế.
Các sắc thuế này trở nên lạc hậu, không còn phù hợp với giai đoạn đẩy
mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, đồng thời mở rộng quan
hệ hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đứng
trước tình hình đó, yêu cầu đổi mới hệ thống thuế đặt ra gay gắt và bức
bách hơn bao giờ hết. Và vì vậy cuộc cải cách thuế bước hai được tiến
hành gấp rút ngay từ đầu năm 1999. Nội dung cơ bản của cuộc cải cách
thuế lần này là xóa bỏ thuế doanh thu, thuế lợi tức, thay vào đó là thuế
GTGT và thuế TNDN cùng với việc bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện thuế tài
nguyên, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế xuất nhập khẩu và thuế
tiêu thụ đặc biệt.
Qua hơn hai năm thực hiện cuộc cải cách thuế bước hai, bên cạnh
những thành tựu to lớn đã đạt được, hệ thống thuế vẫn còn bộc lộ một
số vấn đề ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò của thuế. Đó là các vấn
đề về thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế đối với hộ kinh doanh nhỏ,
thuế GTGT trong khâu nhập khẩu, vấn đề thanh tra-kiểm tra, về chỉ tiêu
giao kế hoạch và một số vấn đề khác về thuế. Với những lý do trên, tôi
quyết đònh chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai
trò của công cụ thuế trên đòa bàn tỉnh Bà Ròa-Vũng Tàu” cho luận
văn tốt nghiệp thạc só kinh tế.
Ngoài phương pháp thống kê toán, phương pháp nghiên cứu có
tính chất xuyên suốt và bao trùm toàn bộ đề tài là phương pháp biện

chứng duy vật của Các Mác. Các hình thức và qui luật của tư duy lôgic

-2-


được vận dụng triệt để, mà trong đó, luật lý do đầy đủ, nguyên tắc đi từ
cái trừu tượng đến cụ thể được chú trọng sử dụng.
Về kết cấu luận văn gồm 3 chương :
+ Chương 1 : Một số vấn đề lý luận cơ bản về thuế
+ Chương 2 : Thực trạng công tác quản lý thuế và vai trò của
nó tác động đến sự phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh BRVT
+ Chương 3 : Một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò
của công cụ thuế trên đòa bàn tỉnh BR-VT.
Mặc dù rất cố gắng nhưng do khả năng và thời gian có hạn, chắc
chắn luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết nhất
đònh. Rất mong được các Thầy Cô trong Hội Đồng Khoa Học quan tâm
chỉnh lý, bổ sung để đề tài được hoàn thiện.

-3-


CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ
I. THUẾ – CÔNG CỤ ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ NỀN KINH TẾ.
1. Nguồn gốc ra đời và bản chất của thuế:
Trở về thời kỳ cộng sản nguyên thủy xa xưa, khi mà xã hội loài
người còn ở dạng sơ khai, sản xuất mang nặng tính tự nhiên với nhiều
yếu tố bấp bênh, yếu kém. Để đấu tranh sinh tồn, con người tự phát liên
kết lại với nhau thành những quần thể, nhưng ý thức cai quản, quyền lực
chi phối xã hội lúc bấy giờ chưa xuất hiện .

Khi xã hội loài người phát triển từ chế độ cộng sản nguyên thủy
sang chiếm hữu nô lệ, cũng là lúc xã hội chuyển từ trạng thái tự nhiên
sang sản xuất hàng hóa. Lúc này phân công lao động xuất hiện, sức
sản xuất được nâng lên, của cải xã hội làm ra nhiều hơn, trao đổi được
mở rộng, quan hệ hàng hóa tiền tệ ra đời… những điều kiện này đã làm
nảy sinh ra một lớp người giàu có, chiếm đoạt và tập trung ngày càng
nhiều nguồn lực của cải về tay mình. Họ từng bước củng cố thế lực, liên
kết lại với nhau, vượt lên mọi tầng lớp còn lại trong xã hội để hình thành
nên giai cấp thống trò. Từ đây, quyền lực tập trung chi phối xã hội của
giai cấp thống trò bắt đầu xuất hiện gắn liền với sự ra đời của nhà nước
do chính giai cấp đóù đẻ ra.
Để duy trì hoạt động và củng cố bộ máy của mình, nhà nước sử
dụng sức mạnh quyền lực buộc mọi người dân phải chuyển một phần
công sức và thu nhập vào tay mình mà không được quyền phản kháng.
Những khoản đóng góp mà người dân buộc phải nộp cho nhà nước đó
chính là thuế.
Lúc đầu sức sản xuất còn thấp, thu nhập xã hội và chi tiêu của
nhà nước không nhiều nên thuế rất đơn giản, rời rạc và thường được thể
hiện dưới hình thức ngày công và hiện vật, tức những sản phẩm do
người dân trực tiếp làm ra. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất xã hội, sự phát triển ngày càng cao của kinh tế
hàng hóa, tiền tệ, sự gia tăng mạnh mẽ của các chức năng và quyền lực
của nhà nước đã phát sinh ra những yêu cầu chi tiêu to lớn, đa dạng và
phức tạp làm nảy sinh những biến đổi lớn lao về thuế. các hình thức thu
nộp bằng hiện vật và ngày công không còn phù hợp nữa, thay vào đó
các quan hệ về thuế dưới hình thức giá trò được hình thành và ngày càng
phát triển có tính chất hệ thống, các thứ thuế khác nhau lần lượt ra đời
-4-



làm cho thuế ngày càng phong phú và linh hoạt hơn. Như vậy thuế ra
đời, tồn tại và phát triển từ hai điều kiện tiên quyết là sự xuất hiện của
nhà nước và sự gia tăng các nguồn thu nhập xã hội. Và suy cho cùng nó
cũng bắt nguồn sâu xa từ sự xuất hiện và phát triển của nền sản xuất
hàng hóa – cơ sở của 2 điều kiện ra đời của thuế.
Do có nhiều cách tiếp cận khác nhau ở khía cạnh kinh tế, giai cấp,
xã hội mà hiện nay có rất nhiều quan điểm không đồng nhất với nhau về
khái niệm thuế và về bản chất thuế.
* Trước hết về khái niệm của thuế:
Theo giáo sư GASTON JEZE “Thuế là một khoản đóng góp bằng
tiền mà chính quyền đòi hỏi ở các tư nhân đóng góp vónh viễn, không
đối phần để tài trợ cho các gánh nặng công cộng”. (Tài chính công- Lê
Đình Chân – Trang 123 – Tủ sách đại học 1972).
Còn theo E.R.A Seligman thì : “Thuế là sự đóng góp cưỡng bách
của mỗi người cho chính phủ để trang trải cho các chi phí vì quyền lợi
chung không căn cứ vào lợi ích riêng được hưởng”. (Thuế – Nguyễn
Hồng Thắng – Trang 22 – NXB Thống Kê TP.HCM 1998)
Gần gũi với chúng ta hơn là quan điểm “Thuế là khoản đóng góp
bắt buộc mà nhà nước qui đònh thành luật để mọi tổ chức kinh tế và
người dân phải nộp cho nhà nước, nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của
nhà nước”. (Thuế – Nguyễn Hồng Thắng – Trang 22 – NXB Thống Kê
TP.HCM 1998).
Các đònh nghóa trên đều nêu được dấu hiệu cơ bản nhất của thuế.
Đó là sự cưỡng bách hay tính bắt buộc, nhưng như vậy chưa đủ. Theo
tôi như vậy vẫn còn sự khiếm khuyết nhất đònh về nguồn hình thành (thu
cái gì, từ đâu?) và mục đích của thuế (để làm gì ?). Bởi vì thuế không
những chỉ thu ở tư nhân, ở các tổ chức kinh tế mà thuế còn áp dụng cả
đối với khu vực công (Doanh nghiệp nhà nước) và tổ chức xã hội, tổ
chức nghề nghiệp… Ngoài ra mục đích của thuế không chỉ là sự đáp ứng
nhu cầu chi tiêu của nhà nước mà thuế còn là công cụ hữu hiệu giúp

nhà nước điều hành quản lý kinh tế- xã hội một cách năng động hiệu
quả.
Nói tới khái niệm của thuế là nói đến các dấu hiệu cơ bản nhất,
phân biệt với các loại hình động viên khác của nhà nước và luôn đúng
với mọi kiểu nhà nước. Các dấu hiệu đó theo tôi là nguồn thu, cách thu
và mục đích thu. Trên cơ sở đó, tôi xin nêu một đònh nghóa về thuế
”Thuế là hình thức động viên bắt buộc theo luật đònh một phần thu nhập

-5-


của mỗi tổ chức, cá nhân trong xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu và
thực hiện các chức năng của nhà nước”.
Khái niệm này đã làm rõ được 3 dấu hiệu của thuế đã nêu trên.
- Về nguồn thu: Đó là một phần thu nhập của mỗi thành viên trong
xã hội (tổ chức, cá nhân). Có thu nhập mới có tiền để nộp thuế, nhưng
chỉ một phần thôi, phải có phần còn lại để tái sản xuất giản đơn và tái
sản xuất mở rộng trong chu kỳ sản xuất tiếp theo. Nếu triệt tiêu sản xuất
thì không có thu nhập để đóng thuế. Cơ sở của thuế chính là thu nhập
xã hội. Thu nhập xã hội càng cao tất yếu thuế sẽ thu được càng nhiều.
Đó cũng là nội dung kinh tế cơ bản của thuế.
- Về phương thức thu thuế: Khác với các loại hình động viên khác
của nhà nước như công trái, vay, quyên góp, . . . dựa trên cơ sở tự
nguyện, thuế dựa trên sự cưỡng bách bằng quyền lực và ý chí của nhà
nước để buộc các thành viên trong xã hội đóng góp một phần thu nhập.
Ở nước ta, điều 80 hiến pháp năm 1992 quy đònh: ”Công dân có
nghóa vụ đóng thuế theo quy đònh của pháp luật” hay như tại điều 84 của
hiến pháp 1992 đã ghi “ Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn: Làm luật
và sửa đổi luật, quyết đònh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh thuế;
Quốc hội quy đònh, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế”.

- Về mục đích thu: Trước hết thu để có nguồn chi tiêu duy trì và
củng cố bộ máy nhà nước như chi lương, quốc phòng, an ninh, . . . ; Thứ
hai, thu để nhà nước có nguồn tài chính phục vụ việc thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của mình như chi tiêu cho những công việc chung, vì trật
tự an toàn xã hội, vì sự phát triển y tế, văn hóa, giáo dục, xã hội; Tạo
môi trường pháp lý và điều kiện thuận lợi cho mọi người làm ăn; Thứ ba,
thu để điều tiết vó mô nền kinh tế, điều tiết thu nhập, góp phần thực hiện
công bằng xã hội (sẽ nói rõ hơn ở phần sau). Phương thức thu và hình
thức thu đã thể hiện rõ về nội dung giai cấp và xã hội của thuế.
* Về bản chất thuế :
Nói tới bản chất thuế là nói về những mối liên hệ, những thuộc
tính bên trong chung nhất, cơ bản nhất và ổn đònh quy đònh sự vận động
và phát triển của thuế qua các kiểu nhà nước, các chế độ xã hội từ khi
thuế hình thành và phát triển cho tới nay. Thuộc tính chung, cơ bản và
ổn đònh đó của thuế qua các thời kỳ lòch sử chính là tính cưỡng chế.
Mặt khác, thuế là một bộ phận quan trọng và là hình thức đầu tiên
của tài chính, nên ngoài thuộc tính mang tính chất đặc thù riêng có của
nó (tính cưỡng chế), thuế không thể không mang bản chất của tài chính.

-6-


Mà bản chất của tài chính, theo tôi, đó là sự vận động của các nguồn
lực biểu hiện bằng giá trò dùng để tài trợ cho các mục tiêu kinh tế-xã hội
nhất đònh thông qua các quan hệ phân phối.
Kết hợp cái chung và cái đặc thù của thuế, theo tôi, bản chất của
thuế chính là sự vận động của nguồn thu nhập xã hội trong việc đáp ứng
các nhu cầu chi tiêu và thực hiện các chức năng kinh tế – xã hội của
nhà nước thông qua các quan hệ phân phối bắt buộc bởi quyền lực của
nhà nước.

Bản chất này quy đònh rõ sự vận động phát triển của thuế, thể
hiện ở nguồn gốc của thuế, tức đối tượng thu thuế : nguồn thu nhập xã
hội – cơ sở kinh tế của thuế; phương thức vận động của thuế : các quan
hệ phân phối bắt buộc; xu hướng vận động được quy đònh ở mục đích
của thuế : đáp ứng nhu cầu của nhà nước.
Rõ ràng là bản chất trên có tính chất bao trùm và khái quát nhất
trên cả ba mặt kinh tế, giai cấp và xã hội.
- Về kinh tế: Kinh tế là cơ sở của thuế. Thuế gắn chặt với sản
xuất, kinh doanh và kiểm soát thu nhập của mọi tổ chức, cá nhân để
động viên và điều hòa thu nhập, điều tiết kinh tế (điều tiết sản xuất và
tiêu dùng). Nguồn thu từ thuế cho ngân sách nhà nước chỉ có thể tăng
nhiều, nhanh trên cơ sở kinh tế phát triển và đạt hiệu quả cao. Ngược
lại, qua thu thuế phải góp phần kích thích sản xuất kinh doanh phát
triển; thúc đẩy thực hành tiết kiệm về mọi mặt trong sản xuất và tiêu
dùng một cách hợp lý để tạo nguồn thu thuế ngày càng lớn hơn. Chính
vì vậy, nếu nhà nước tăng mức động viên thuế quá cao chỉ nhằm mục
đích đơn thuần tăng thu ngân sách đáp ứng yêu cầu chi của nhà nước
mà bỏ qua yêu cầu tăng trưởng về kinh tế thì thường gặp thất bại, dễ
dẫn tới hậu quả xấu về nhiều mặt cả về kinh tế – chính trò. Mức động
viên thuế hợp lý sẽ có tác dụng tăng thu ngân sách và kích thích sản
xuất kinh doanh phát triển.
- Về tính giai cấp của thuế: Thuế được hình thành là do sự ra đời
của nhà nước. Nhà nước mang tính giai cấp nên thuế cũng mang tính
giai cấp. Cùng một hiện tượng nhà nước thu thuế của dân, nhưng với
những nhà nước khác nhau thì bản chất giai cấp của thuế cũng khác
nhau. Điều đó được ẩn chứa bên trong những nội dung chủ yếu là thuế
thu vào ai? Thu như thế nào? Và thu để làm gì? Nhà nước nào cũng
phải thu thuế vào dân nhưng các nhà nước bóc lột thường đặt ra nhiều
loại thuế hà khắc, bất công, nặng nề vô lý để vơ vét, chi tiêu phè phỡn
(Nhà nước phong kiến); để chia bớt gánh nặng chi phí chiến tranh xâm


-7-


lược và đưa về chính quốc (nhà nước đế quốc) hoặc để dành sự ưu ái có
lợi cho các nhà tư bản qua tính lũy thoái của thuế gián thu (nhà nước tư
sản), . . . Về biện pháp thu thuế, tức thu như thế nào của nhà nước bóc
lột, đặc biệt là nhà nước phong kiến thì cực kỳ dã man tàn bạo. Những
kỳ đốc sưu, đốc thuế không khác gì những cuộc vây ráp truy lùng, đàn
áp những người trốn thuế. Song bản chất giai cấp của thuế được thể
hiện rõ nhất ở mục đích, ý nghóa của việc thu, nộp thuế. Trong các xã
hội người bóc lột người, nhân dân lao động đóng thuế để nuôi bộ máy
nhà nước áp bức bóc lột lại chính mình. Còn dưới chế độ xã hội chủ
nghóa, nhân dân đóng thuế cho nhà nước để chi tiêu cho những công
việc nhằm phục vụ trở lại cho nhân dân lao động. Đó là điều khác biệt
cơ bản về bản chất giai cấp, bản chất chính trò của thuế.
- Thuế còn thể hiện tính xã hội rộng rãi. Trước hết vì thuế thu vào
toàn dân, thuế có liên quan đến mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Thuế
là một công cụ có hiệu lực được nhà nước sử dụng để thực hiện chức
năng của mình trong việc quản lý đối với toàn xã hội. Thuế điều chỉnh
các quan hệ phân phối, phân phối lại thu nhập xã hội giữa các tổ chức
kinh tế, giữa các tầng lớp dân cư, các quan hệ giữa người với người. Do
đó, thuế mang tính xã hội rất rộng rãi. Nghiên cứu bản chất xã hội của
thuế giúp chúng ta quán triệt đầy đủ và sâu sắc yêu cầu về tính đơn
giản, dễ hiểu, dễ làm, dễ kiểm tra trong việc hoạch đònh chính sách thuế
và tổ chức thu thuế.
2. Các hình thức của thuế - Phân loại thuế
Thuế ra đời cùng với sự xuất hiện của nhà nước. Thời kỳ đầu khi
hàng hóa chưa phát triển, thuế thường được thu bằng hiện vật. Cùng với
sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội, mà

đỉnh cao là sự xuất hiện và phát triển của tiền tệ, thuế được thu bằng
tiền là chủ yếu. Với hình thức giá trò, các quan hệ về thuế ngày càng
phát triển có tính hệ thống, các loại thuế khác nhau lần lượt ra đời làm
cho thuế ngày càng đa dạng, phong phú. Nhưng để sử dụng tốt công cụ
thuế, cần phải phân loại các hình thức thuế, để hiểu rõ bản chất từng
loại thuế. Từ đó, xác đònh đúng đối tượng và phương pháp thu nộp thích
hợp, hiệu quả.
Có một số cách phân loại hình thức của thuế như sau :
* Căn cứ theo góc độ của người nộp thuế và người chòu thuế, người
ta thường chia làm hai loại là thuế trực thu và thuế gián thu.
+ Thuế trực thu là loại thuế mà người nộp đồng thời cũng là người
chòu thuế. đây người nộp thuế tự tính và trích một phần thu nhập của
-8-


mình trực tiếp nộp cho nhà nước, tức là thuế thu trực tiếp vào thu nhập
của người nộp thuế. Ưu điểm của thuế trực thu là động viên trực tiếp vào
thu nhập của từng tổ chức, cá nhân có thu nhập nên bảo đảm được tính
công bằng xã hội: người có thu nhập nhiều thì nộp nhiều, người có thu
nhập ít thì nộp ít, không có thu nhập, thu nhập thấp thì không phải nộp
thuế. Thuế trực thu còn cho phép tính đến những yếu tố độc lập với thu
nhập của người nộp thuế như: Hoàn cảnh bản thân (bệnh tật), tình trạng
hôn nhân, hoàn cảnh gia đình (số người phải nuôi dưỡng), . . . Tuy vậy,
thuế trực thu cũng có những mặt hạn chế là: việc tính toán thuế phức
tạp, việc xác đònh đúng thu nhập rất khó khăn và thường diễn ra rất
chậm. Nhiều trường hợp phải đến kỳ quyết toán mới thu được đủ thuế;
Có trường hợp thu thiếu thì phải nộp thêm, thu thừa thì phải hoàn trả.
Một trở ngại khác là thuế thu trực diện vào thu nhập của người nộp thuế
nên về tâm lý dễ bò phản ứng. Mặt khác nếu chỉ thu thuế trực thu thì
diện quản lý thu thuế sẽ rất rộng (đất nước có bao nhiêu người thì có

bấy nhiêu đối tượng phải kiểm soát thu thuế) nên tốn nhiều công sức
mà hiệu quả thấp. Chính vì vậy, để động viên tất cả mọi người trong xã
hội, cần phải có thêm loại thuế khác cùng với thuế trực thu hợp thành
hệ thống thuế thống nhất, trong đó các loại thuế vừa thực hiện chức
năng nhiệm vụ chính của mình, vừa hỗ trợ nhau để phát huy tác dụng
đồng bộ của cả hệ thống thuế. Loại thuế đó là thuế gián thu.
+ Thuế gián thu Bản chất kinh tế của thuế gián thu là người nộp
thuế (tức là người bán hàng hóa, dòch vụ) có thể chuyển dòch số thuế
phải nộp sang người mua hàng hóa, dòch vụ chòu, bằng cách cộng số
thuế đó vào giá bán hàng hóa, dòch vụ. Do đó, người nộp thuế không
phải là người chòu thuế, mà người chòu thuế chính là người tiêu dùng
hàng hóa, dòch vụ. Gọi là thuế gián thu vì nhà nước thu thuế vào người
tiêu dùng nhưng không thu trực tiếp vào thu nhập của người tiêu dùng
mà lại thu gián tiếp qua người bán hàng hóa, dòch vụ.
Ưu điểm của thuế này là diện thu rất rộng, có thể nói do toàn dân
đóng góp. Nghiệp vụ tính thuế đơn giản, thu kòp thời hơn thuế trực thu.
Thuế gián thu nằm trong giá cả nên dễ thu hơn. Người chòu thuế khó
nhận biết là mình phải nộp thuế nên ít có phản ứng. Điểm nổi bật của
thuế gián thu là nó mang lại nguồn thu thường xuyên và tương đối ổn
đònh cho ngân sách nhà nước vì bất luận trong hoàn cảnh nào thì sự tiêu
dùng của xã hội luôn diễn ra với xu hướng phát triển ngày càng đa
dạng, phong phú. Đối tượng quản lý của thuế gián thu hẹp hơn rất nhiều
so với thuế trực thu vì “trăm kẻ bán, vạn người mua”, chỉ cần quản lý các

-9-


cơ sở sản xuất kinh doanh là có thể thu được từ tất cả người tiêu dùng
hàng hóa, dòc vụ trong xã hội.
Nhược điểm của thuế gián thu là tính lũy thoái của nó. Vì thuế gián

thu đánh như nhau trên cùng một loại sản phẩm nên người giàu và
người nghèo nếu tiêu dùng cùng một loại sản phẩm hàng hóa và số
lượng như nhau thì chòu thuế như nhau. Nhưng thực chất tỷ lệ động viên
thuế gián thu so với thu nhập thì người giàu chòu thuế thấp hơn người
nghèo. Người có mức thu nhập càng cao thì tỷ lệ nộp thuế gián thu trên
thu nhập càng thấp.
* Căn cứ theo đối tượng đánh thuế, có các loại sau :

− Thuế đánh vào sản phẩm hàng hóa như : thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế
xuất nhập khẩu.

− Thuế đánh vào giá trò tăng thêm như thuế GTGT.
− Thuế đánh vào thu nhập như thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân đối
với người có thu nhập cao.

− Thuế đánh vào tài sản như : thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử
dụng đất.

− Thuế đánh vào việc khai thác sử dụng tài nguyên như thuế tài
nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Ngày nay, cùng với đà phát triển về kinh tế, xã hội kéo theo vai trò
quản lý của Nhà nước ngày càng mở rộng, thì hầu hết các quốc gia điều
có xu hướng chuyển hóa chế độ thuế từ vài loại thuế đơn lẻ sang một hệ
thống đa sắc thuế bao quát hơn mọi mặt đời sống kinh tế xã hội .
3. Phí – Lệ phí :
3.1. Khái niệm phí và lệ phí (gọi chung là lệ phí) :
Lệ phí được đề cập ở đây là các loại lệ phí do nhà nước quy đònh
gắn liền với các hoạt động quản lý hành chính của các cơ quan hành
chính nhà nước. Về loại này, trong thực tế hiện nay có loại gọi là lệ phí
như lệ phí trước bạ, lệ phí chứng thu, lệ phí công chứng, lệ phí bay qua

bầu trời, lệ phí sân bay, bến cảng, . ..; Có loại gọi là phí như phí giao
thông, phí kiểm dòch, phí đăng kiểm, phí giám đònh, phí qua phà, phí bến
bãi, phí lưu kho, . . .
Lệ phí là khoản thu của nhà nước mang tính bù đắp một phần chi
phí để chi ra cho các hoạt động quản lý hành chính của nhà nước, phục
vụ trực tiếp một yêu cầu, lợi ích, nguyện vọng cụ thể của cá nhân hoặc
tập thể nhân dân.
- 10 -


Một vấn đề đặt ra là nhà nước thu thuế của dân để chi tiêu cho bộ
máy quản lý nhà nước nhằm phục vụ dân, nhất là nhà nước ta là nhà
nước của dân, do dân, vì dân, đã thu thuế rồi, tại sao còn thu lệ phí? Có
nước, như nước Pháp, họ gọi các loại lệ phí của nhà nước đặt ra là một
loại thuế hành chính. Xét cả về lý luận và thực tiễn, bên cạnh thuế vẫn
cần có lệ phí với hai lý do sau :
- Một là, lệ phí là một trong những hình thức quan trọng để bổ
sung nguồn thu cho ngân sách, phù hợp với tính chất đặc thù của từng
loại công việc, từng loại hoạt động trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
hành chính của nhà nước ở các cấp, các ngành. Nếu chỉ bằng thuế thì
không bao quát được hết các nguồn thu này và đây cũng là vấn đề
mang tính thông lệ, truyền thống từ trước đến nay.
- Hai là, bằng biện pháp kinh tế kèm theo, lệ phí góp phần nâng
cao hiệu lực và hiệu quả của các biện pháp quản lý hành chính của nhà
nước đối với toàn xã hội. Thực tế những dòch vụ công cộng do nhà nước
cung cấp có thu tiền đối với người sử dụng thì thường có hiệu quả hơn
so với khi nhà nước không thu tiền. Những dòch vụ của nhà nước cung
cấp cho các đối tượng không thu tiền thường đưa đến một sự tiêu dùng
lãng phí quá đáng nên nhà nước phải dùng biện pháp tăng thuế để bù
đắp cho các hoạt động công cộng. Như vậy sẽ tạo ra một sự không

công bằng là thuế do toàn dân đóng góp, nhưng dòch vụ công cộng do
nhà nước cung cấp thì thường có một số người được hưởng nhiều hơn.
Chính vì vậy, việc thu lệ phí sẽ có hai điều lợi là : Đảm bảo cung cấp
dòch vụ công cộng có hiệu quả, nâng cao được hiệu lực quản lý hành
chính nhà nước, đồng thời tránh được việc tăng thuế gây ảnh hưởng
không tốt.
3.2. Phân biệt thuế với lệ phí :
Thuế, phí và lệ phí đều giống nhau về tạo nguồn thu cho ngân
sách nhà nước, đều là một phần thu nhập của các tổ chức, cá nhân
đóng góp cho nhà nước để phục vụ nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Tuy
nhiên giữa chúng có sự khác biệt rõ rệt ở ba khía cạnh sau :
-Về đẳng cấp pháp lý: Thuế có đẳng cấp cao hơn phí và lệ phí.
Thuế được ban hành chủ yếu dưới dạng luật hoặc pháp lệnh do Quốc
hội hoặc Ủy ban Thường trực Quốc hội thông qua, còn phí và lệ phí
được ban hành chủ yếu dưới dạng nghò đònh, quyết đònh của chính phủ,
thậm chí có loại do chính quyền đòa phương ban hành (theo sự phân cấp
của nhà nước). Thủ tục và trình tư ban hành lệ phí không phức tạp,
không chặt chẽ như thuế.

- 11 -


- Về tính chất : Thuế vừa mang tính trực thu, vừa mang tính gián
thu còn lệ phí chỉ đơn thuần mang tính trực thu.
- Về mặt kinh tế : Thuế đóng 3 vai trò lớn : Tạo nguồn thu chủ yếu
cho ngân sách, điều chỉnh vó mô nền kinh tế và điều tiết thu nhập, góp
phần thực hiện công bằng xã hội. Trong khi phí và lệ phí chỉ có tác dụng
tạo nguồn thu cho ngân sách. Mặc khác, số thu từ thuế được tập trung
vào ngân sách sau đó phân phối sử dụng theo các mục tiêu khác nhau,
không quy đònh gắn với một mục đích chi nhất đònh và không có tính

hoàn trả trực tiếp. Tính bắt buộc đơn phương và tính không hoàn trả là
đặc trưng cơ bản của thuế. Trái lại phí và lệ phí gắn chặt với việc tài trợ
cụ thể cho một hoạt động dòch vụ chuyên dùng nào đó, nó mang tính
hoàn trả trực tiếp rõ ràng. Quan hệ về thu lệ phí là quan hệ trao đổi mua
bán, có đi có lại. Tuy nhiên, mức thu lệ phí là một loại giá cả đặc biệt do
nhà nước quyết đònh. Nó không có sự mặc cả như giá cả hàng hóa, dòch
vụ trên thò trường.
4. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thò trường:
Trải qua một thời kỳ lòch sử khá dài từ chế độ chiếm hữu nô lệ đến
đầu chế độ tư bản, do nền sản xuất hàng hóa còn ở mức độ giản đơn và
kém phát triển ; Mặt khác, đây còn là thời kỳ mà chiến tranh ngự trò khá
phổ biến giữa các nước với nhau, nên chức năng chủ yếu của nhà nước
thời kỳ này chỉ giới hạn ở phạm vi quản lý hành chính, giữ gìn trật tự xã
hội và phòng chống ngoại xâm… Nói chung, nhà nước không can thiệp
sâu vào kinh tế. Do vậy trong thời kỳ này thuế chỉ đóng vai trò là công
cụ tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước nhằm đáp ứng các mục tiêu
phi kinh tế.
Tuy nhiên, khi chủ nghóa tư bản chuyển sang giai đoạn phát triển
cao, trong đó các yếu tố của nền kinh tế thò trường đã được xác lập hoàn
thiện thì bên cạnh những ưu việt không thể phủ nhận, kinh tế thò trường
cũng được bộc lộ nhiều khuyết tật : sự rối loạn của cung cầu, lạm phát,
khủng hoảng, hủy hoại môi trường… Lý thuyết nổi tiếng của Adam Smith
về cơ thể tự điều chỉnh của “bàn tay vô hình” đã không còn phù hợp
nữa. Trước tình hình đó, nhà nước bắt đầu ý thức mở rộng chức năng
của mình trong lãnh vực kinh tế, điều này đã được khẳng đònh bằng câu
nói nổi tiếng của Paul A.Samvelson: “Điều hành một nền kinh tế không
có cả chính phủ lẫn thò trường cũng như đònh vỗ tay bằng một bàn tay”.
Mặt khác kinh tế thò trường còn nảy sinh ra vấn đề xã hội nan giải như :
Thất nghiệp, hối lộ, tham nhũng, khoảng cách phân hóa lớn giữa giàu và
nghèo … Để điều chỉnh các vấn đề xã hội và giải quyết các vấn đề đó


- 12 -


một cách hiệu quả không ai khác hơn, chính nhà nước phải nhảy vào
cuộc.
Như vậy, chính sự phát triển của nền sản xuất xã hội đã đặt ra
yêu cầu khách quan đòi hỏi nhà nước ngày càng mở rộng chức năng
quản lý điều hành kinh tế xã hội của mình, và để thực hiện tốt các chức
năng này, đòi hỏi nhà nước phải có nguồn kinh phí lớn hơn, công cụ
quản lý hữu hiệu hơn để tác động vào nền kinh tế. Trên hết và trước hết
thuế là công cụ sắc bén được nhà nước nhận thức và sử dụng một cách
tất yếu đầy hiệu lực can thiệp vào các quá trình kinh tế- xã hội. Từ đây
thuế đảm nhận thêm hai vai trò nữa : Quản lý điều tiết vó mô nền kinh tế
và điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội. Đến đây ta có thể rút
ra một kết luận quan trọng : việc mở rộng vai trò của thuế luôn gắn liền
với sự mở rộng chức năng quản lý kinh tế – xã hội của nhà nước, và suy
cho cùng nó gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Từ vai
trò đầu tiên thuần túy tạo nguồn thu cho ngân sách, cho tới nay thuế đã
mở rộng thêm vai trò điều tiết vó mô nền kinh tế và điều tiết thu nhập
thực hiện công bằng xã hội. Chúng ta sẽ nghiên cứu từng vai trò cụ thể
dưới đây.
4.1. Thuế tạo nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước.
Đây là vai trò cơ bản thể hiện chức năng vốn có của thuế. Trong
nền kinh tế thò trường vai trò này càng được nổi bật bởi hệ thống thuế
gần như bao quát tất cả các hoạt động kinh doanh, các nguồn thu nhập
trong xã hội, và do đặc điểm riêng của thuế nó đã trở thành nguồn thu
chủ yếu cho ngân sách nhà nước. Vì như đã biết, thu ngân sách bao
gồm 2 nguồn thu chủ yếu : một là thu từ thuế và các khoản có tính chất
thuế (phí, lệ phí) hai là thu ngoài thuế như là công trái, vay, viện trợ, thu

từ sự đóng góp tự nguyện của nhân dân và thu khác. Trong đó thu ngoài
thuế là nguồn thu không ổn đònh, không thường xuyên, thậm chí nguồn
thu này có khi còn trở thành gánh nặng cho đất nước nếu bò lạm dụng.
Thu ngoài thuế thường là các biện pháp tình thế và chiếm một tỷ lệ
không đáng kể trong tổng thu ngân sách. Trái lại nguồn thu từ thuế luôn
gắn liền với các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nguồn thu nhập
trong xã hội, nên đây là nguồn thu thường xuyên, ổn đònh và có thể khai
thác lâu dài. Đặc biệt thuế huy động sự tham gia của toàn xã hội, thâm
nhập vào mọi ngành nghề, mọi lãnh vực của đời sống, vì vậy nó tạo ra
được nguồn thu to lớn tập trung chủ yếu vào ngân sách mà chưa có một
hình thức động viên nào khác có thể thực hiện được. Điều này được
thực tiễn chứng minh qua sự “Khảo sát của The Wordl Bank tại 85 nước
trên thế giới. Vào năm 1990 có đến 60 quốc gia mà khoản thu thuế

- 13 -


chiếm 80% tổng thu ngân sách nhà nước. Đặc biệt ở các nước công
nghiệp phát triển, tỷ trọng này đạt rất lớn : Đức 92,7%, Mỹ 95%. Pháp
95,3%, Nhật 95,4%”. Riêng ở nước ta, tỷ lệ này được thực hiện như sau :
Năm
Tỉ lệ trên tổng thu ngân sách

1997

1998

1999

2000


81,2%

80,8%

83,3%

83,22%

Tạo nguồn thu cho ngân sách là vai trò và chức năng vốn có của
thuế. Tuy nhiên để phát huy vai trò này cần phải đặt thuế trong mối
quan hệ tăng trưởng kinh tế. Bởi chính sự tăng trưởng kinh tế là cơ sở
tồn tại và phát triển của thuế. Nhà nước không vì nhu cầu cấp bách của
mình để tăng thu mà bỏ qua yêu cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của
thuế. Mặt khác, ở vai trò này của thuế, cần xem xét vấn đề có tính
nguyên tắc : thuế phải có tác dụng nuôi dưỡng thuế, tránh gây ra tình
trạng thuế giết thuế (lạm thu thuế). Muốn thế “hãy hớt lông cừu, đừng lột
da nó” và một thành ngữ Anh nói một cách hình ảnh và cụ thể hơn
“Người ta không thể vừa ăn thòt vừa uống sữa của một con bò”. Xu thế
khai thác nguồn thu thuế tốt nhất theo các chuyên gia là “Đối với các
nước đang phát triển, bình quân chiếm khoảng 18% GDP, đất nước
càng giàu lên thì tỉ lệ thuế trong GDP càng tăng lên”.
4.2. Thuế là công cụ quản lý và điều tiết vó mô nền kinh tế xã hội :
Do chính sách thuế ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, giá cả mà
sự thay đổi của các yếu tố này gây tác động mạnh đến quan hệ cung –
cầu, đầu tư, tiêu dùng… trong nền kinh tế, nên thuế có vò trí quan trọng
trong việc quản lý, hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, và
cũng là công cụ trực tiếp nhất, cơ bản nhất tác động đến lợi ích của toàn
dân. Nhận thức rõ vấn đề này, nhà nước đã sử dụng công cụ thuế một
cách triệt để, để quản lý điều tiết vó mô nền kinh tế.

Khi năng lực sản xuất của xã hội đạt đến đỉnh cao, nền kinh tế
đang ở giai đoạn cực thònh, nhà nước có thể tăng thuế nhằm điều chỉnh
giá cả, giữ cho nền kinh tế phát triển ổn đònh. Việc gia tăng thuế sẽ có
tác dụng “ức chế” sự tăng trưởng của tổng cầu, từ đó làm cho nền kinh
tế “bớt nóng” lại. Mặt khác, tăng thuế để nhà nước nghiêng phần thu
nhập nhiều hơn về mình, tạo ra nguồn vật chất dự trữ dồi dào đề phòng
khi nền kinh tế rơi vào giai đoạn xấu. Ngược lại khi nền kinh tế suy thoái
nhà nước có thể dùng chính sách thuế mềm dẻo, qua đó sẽ kích thích
tiêu dùng, nâng cao tổng cầu, phục hồi sức sản xuất từng bước ổn đònh
chấn hưng nền kinh tế. Thực tế tại Mỹ, trong vòng 30 năm qua chính
sách thuế đã trở thành công cụ chủ yếu của chính quyền Mỹ để chống
suy thoái và lạm phát.
- 14 -


Ở phạm vi hẹp hơn, để tạo điều kiện thuận lợi cho một ngành phát
triển hoặc hạn chế sự mở rộng ngành khác khi xét thấy không cần thiết,
nhà nước sẽ áp dụng các mức thuế suất thấp hay cao tương ứng. Cũng
như để mở đường cho một ngành, một vùng kinh tế mới phát triển, nhà
nước sử dụng chính sách ưu đãi, miễn giảm, đồng thời sử dụng ngay
nguồn thu từ thuế để đầu tư trực tiếp cho ngành, vùng cần phát triển. Có
thể thấy rõ điều này qua chính sách thuế khuyến khích phát triển vùng
sâu, vùng xa, khuyến khích xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu của nước
ta trong thời gian qua và hiện nay.
Như vậy thuế đóng vai trò quan trọng trong việc đònh hướng lôi kéo
hợp tác, đầu tư, kích thích sản xuất lưu thông hàng hóa, hướng dẫn tiêu
dùng, bảo hộ sản xuất nội đòa, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu…. Bảo
đảm cho nền kinh tế tăng trưởng ổn đònh, bền vững. Đó cũng là điều thể
hiện rõ nhất về tính ưu việt của thuế khóa.
Rõ ràng là sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước là thành

quả chung của toàn thể cộng đồng người trong xã hội cùng góp sức tạo
nên. Trong nền kinh tế thò trường, nếu để bản thân thò trường tự điều
chỉnh việc phân phối của cải và thu nhập của các thành viên trong xã
hội thì kết quả sẽ dễ dàng dẫn đến sự phân cực đối lập nhau với khoảng
cách ngày càng lớn: một thiểu số người sẽ giàu lên nhanh chóng và số
còn lại (chiếm đa số) phải chòu một cuộc sống nghèo khó. Do vậy, nếu
không chia xẻ thành quả chung cho mọi người một cách hợp lý thì thật
là thiếu công bằng, dễ dẫn đến sự bất ổn trong xã hội và xung đột giai
cấp gay gắt. Vì thế một lần nữa nhà nước phải sử dụng công cụ thuế
can thiệp vào xã hội để giải quyết những bất ổn nêu trên.
Thực chất thuế không phải là công cụ duy nhất để nhà nước thực
hiện công bằng xã hội, nhưng sự can thiệp của thuế sẽ dễ dàng hơn, tế
nhò và hiệu quả hơn so với các công cụ khác, ở đây thuế đã trực tiếp
hay gián tiếp can thiệp để điều tiết lại thu nhập qua hai cách tác động :
Thuế gián thu và thuế trực thu.
Qua tác động của thuế gián thu : với việc áp dụng các loại thuế, và
thuế suất phân biệt, trong đó ấn đònh các hàng hóa dòch vụ cao cấp xa
xỉ như xe ô tô, máy lạnh, bia, rượu, đua ngựa, đánh gold… phải chòu mức
thuế suất cao (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu) nhằm điều tiết
một phần thu nhập của các tổ chức, cá nhân có thu nhập cao. Đồng thời
áp dụng mức thuế suất vừa phải, thậm chí thấp đối với các sản phẩm,
dòch vụ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của đời sống nhân dân
lao động. Điều đó đã góp phần giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập
trong xã hội.
- 15 -


Qua tác động của thuế trực thu : Có hai loại thuế trực thu điển
hình: Thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập đối với người có
thu nhập cao. Thuế thu nhập doanh nghiệp bao hàm thuế thu nhập

doanh nghiệp bổ sung nhằm điều tiết thu nhập của những doanh nghiệp
có thu nhập cao do lợi thế khách quan và các điều kiện sản xuất kinh
doanh thuận lợi mang lại. Thuế thu nhập cá nhân đối với những người có
thu nhập cao dựa trên nguyên tắc lũy tiến theo mức thu nhập. Như vậy
ở đây thuế được xây dựng trên quan điểm khả năng nộp thuế. Khi chính
phủ mở rộng vai trò của mình trong quản lý và điều hành xã hội, đòi hỏi
mở rộng tương ứng nguồn thu vào ngân sách. Nếu cứ tiếp tục tăng thuế
suất của các sắc thuế tỉ lệ thì sớm hay muộn gì cũng gây ra một áp lực
xuống tầng lớp dân cư có thu nhập thấp. Không nên bần cùng hóa
người có thu nhập thấp, trong khi vẫn còn những nguồn có thể thu thuế
đang nằm trong tay nhóm người có thu nhập cao, thu nhập vượt trội. Tốt
hơn nên gia tăng tỉ lệ thu nhập cá nhân khi thu nhập vượt qua một
“ngưỡng” xác đònh. Toàn bộ số thuế này tập trung vào ngân sách nhà
nước, rồi từ đây chính phủ sử dụng đáp ứng nhu cầu chi tiêu về mọi
mặt, trong đó mảng chi phúc lợi công cộng chiếm tỉ lệ đáng kể. Rõ ràng
bằng cách đánh thuế lũy tiến (trực thu), một phần thu nhập của người
giàu chuyển sang người nghèo thông qua nhà nước bằng các con đường
trợ cấp, cứu tế xã hội….. Vậy thu nhập xã hội đã được điều tiết một cách
tương đối công bằng, hợp lý.
II. Giới thiệu sơ lược về quá trình phát triển hệ thống thuế Việt nam :
1. Khái niệm Hệ thống thuế :
Hệ thống thuế của một nước là một tập hợp các sắc thuế cụ thể
của nước đó. Một hệ thống thuế có thể chỉ dựa trên một loại thuế, thậm
chí có trường hợp chỉ một sắc thuế duy nhất. Nhưng cho đến nay, hầu
như tất cả các nước đều đã lựa chọn một hệ thống thuế gồm nhiều loại
thuế. Điều này cho thấy không có một loại thuế nào có thể thỏa mãn
được tất cả các yêu cầu đề ra về hiệu quả, về số thu, về công bằng
trong việc phân chia nghóa vụ thuế giữa những người chòu thuế, nhất là
các yêu cầu về điều chỉnh vó mô nền kinh tế. Việc áp dụng hệ thống
nhiều loại thuế mới phát huy được tính linh hoạt, đa dạng của thuế, mới

có thể thực hiện được yêu cầu đề ra trong việc tạo nguồn thu hiệu quả,
trong việc điều tiết vó mô nền kinh tế – xã hội, cũng như yêu cầu đơn
giản, rõ ràng của từng sắc thuế, làm cho thuế dễ dàng được chấp nhận
hơn.
Cơ cấu một hệ thống chính sách thuế thường có ba loại thuế:
Thuế đánh vào thu nhập; Thuế đánh vào tiêu dùng; Thuế đánh vào vốn,
- 16 -


tài sản. Qua đó, nhà nước có thể kiểm soát đượ toàn bộ thu nhập xã hội
để bảo đảm số thu cho ngân sách và điều tiết vó mô đối với nền kinh tế.
2. Các yêu cầu khách quan của một hệ thống thuế hiệu quả :
Một hệ thống thuế hiệu quả phải đảm bảo được các yêu cầu sau :
2.1/ Hệ thống thuế phải bao quát hết nguồn thu để quản lý và thu vào
NSNN :
Tính tất yếu khách quan của yêu cầu này xuất phát từ yêu cầu
quản lý và về động viên.
Về mặt quản lý : Đối với thuế thì có quản lý mới thu thuế được và
ngược lại có thu mới dễ quản lý. Mà quản lý nhà nước là quản lý toàn
diện mọi đối tượng, mọi lónh vực của đời sống kinh tế – xã hội. Do đó,
bao quát hết các nguồn thu là một đòi hỏi khách quan để thu thuế vào
ngân sách và thực hiện chức năng điều tiết. Có thể quản lý bằng nhiều
công cụ, biện pháp khác nhau, nhưng trong thực tế, quản lý bằng công
cụ thuế là sâu sắc hơn, thường xuyên hơn và có thế mạnh riêng của nó.
Về mặt động viên : Mọi công dân đều bình đẳng về nghóa vụ và
quyền lợi theo quy đònh của hiến pháp. Cho nên mỗi người đều có nghóa
vụ nộp thuế cho nhà nước. Nếu còn một số người không thực hiện nghóa
vụ nộp thuế thì không thể đảm bảo số thu cho ngân sách; Hoặc là gánh
nặng về thuế ấy phải dồn sang cho những người khác gánh chòu thêm
và như vậy là không công bằng. Vì vậy, một yêu cầu khách quan nữa là

phải bao quát hết nguồn thu để thu thuế và thực hiện công bằng xã hội.
Đối tượng của thuế là thu nhập. Cho nên để thực hiện yêu cầu
bao quát hết nguồn thu thì nơi nào có thu nhập là nơi đó có thuế. Có ba
loại thuế bao quát hết các nguồn thu nhập xã hội là: Loại thuế đánh trên
thu nhập; Loại thuế đánh trên tiêu dùng và loại thuế đánh trên vốn, tài
sản.
2.2/ Hệ thống thuế phải góp phần điều tiết vó mô nền kinh tế :
Tính khách quan của yêu cầu này thể hiện ở cơ sở kinh tế của
thuế. Kinh tế phát triển thì mới tạo được nhiều nguồn thu cho ngân sách.
Do dó, thuế phải góp phần kích thích các hoạt động sản xuất kinh doanh
phát triển bằng mức động viên linh động, hợp lý. Mặt khác, để đảm bảo
cho các hoạt động sản xuất kinh doanh tránh được các khuyết tật của cơ
chế thò trường, giữ được sự tăng trưởng ổn đònh nên trong mỗi quốc gia,
nền kinh tế phải phát triển theo đònh hướng của nhà nước. Công cụ quan
trọng và hiệu quả nhất mà nhà nước sử dụng để điều tiết vó mô nền kinh
tế đó là hệ thống thuế.
- 17 -


Đối với hệ thống thuế của mỗi nước, các yêu cầu, nội dung, mức
độ điều tiết vó mô nền kinh tế thường được lực chọn để ghi rõ trong các
điều luật của từng sắc thuế và trong cả hệ thống thuế. Nó được thể hiện
cụ thể trong các quy đònh về phạm vi đánh thuế và không đánh thuế, bò
đánh nhiều loại thuế hay ít, thuế suất cao hay thấp, chế độ miễn giảm,
hoàn lại thuế, . . .
2.3/ Hệ thống thuế góp phần động viên công bằng, hợp lý thu nhập xã
hội :
Công bằng ở đây là công bằng hợp lý. Người có thu nhập nhiều
phải nộp thuế nhiều hơn người có thu nhập ít. Điều quan trọng là sau khi
nộp thuế, người có thu nhập cao phải được hưởng số thu nhập còn lại

nhiều hơn người có thu nhập thấp. Người không có thu nhập thì không
phải nộp thuế. Trên ý nghóa đó, thuế góp phần điều hòa thu nhập xã
hội. Bằng việc sử dụng đồng bộ các loại thuế, hệ thống thuế phải góp
phần thực hiện yêu cầu này.
2.4/ Hệ thống thuế phải quán triệt yêu cầu đơn giản, dễ hiểu, dễ làm,
dễ kiểm tra:
Tính khách quan của yêu cầu này thể hiện rõ ở tính xã hội rộng rãi
của thuế. Thuế thu vào toàn dân, thuế có liên quan đến mọi cá nhân, tổ
chức trong xã hội. Chính mọi người dân là người thực hiện các chính
sách do nhà nước ban hành. Chính sách thuế có đơn giản, dễ hiểu thì
người dân (ở mọi tầng lớp, mọi trình độ khác nhau) mới nhận thức và
thực hiện đúng. Như vậy thuế mới phát huy tác dụng.
Đơn giản có thể hiểu nôm na là không quá rườm rà, phức tạp. Cần
cân nhắc lựa chọn phương án đơn giản nhất trong điều kiện có thể
nhưng cần phải đảm bảo được yêu cầu về nội dung đề ra cho cả hệ
thống thuế và cho từng sắc thuế.
Yêu cầu dễ hiểu được thể hiện qua cách trình bày một luật thuế
sao cho lôgic, mạch lạc, rõ ràng bằng các từ ngữ phổ thông để ai cũng
hiểu rõ và đúng như nhau. Trường hợp cần thiết sử dụng tiếng nước
ngoài thì phải ghi chú giải thích.
Một chính sách thuế đơn giản, dễ hiểu thì sẽ dễ làm và dễ kiểm
tra giám sát việc thực hiện trong thực tế.
3. Hệ thống Việt nam từ năm 1945 đến nay :
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, nước Việt nam dân chủ cộng
hòa thành lập, các loại thuế phản tiến bộ trong thời Pháp thuộc được

- 18 -


hủy bỏ hoàn toàn, nguồn thu của Chính phủ chủ yếu dựa vào hình thức

quyên góp tự nguyện và một số thuế như :
- Thuế hí cuộc tập trung vào rạp hát, xiếc, khiêu vũ, đua ngựa, ả
đào
- Thuế sát sinh đánh vào việc giết mổ trâu bò ngựa, . . .
- Thuế đặc biệt nhằm vào xe tải, chuyên chở công cộng, cầu
đường, . . .
Đến năm 1951, sau chiến thắng biên giới, chính phủ sắp xếp lại
thuế. hệ thống thuế lúc đó bao gồm: Thuế nông nghiệp, thuế công
thương nghiệp, thuế hàng hóa, thuế xuất nhập khẩu, thuế sát sinh, thuế
trước bạ, thuế tem.
Đến năm 1957, xí nghiệp quốc doanh nộp theo hai khoản là trích
nộp lợi nhuận và khấu hao tài sản cố đònh.
Từ năm 1975 đến năm 1980 : Thời kỳ này miền Bắc vẫn tiếp tục
thực hiện hệ thống thu và thuế cũ, có sửa đổi cho phù hợp với tình hình
mới. Còn miền Nam có áp dụng một số sắc thuế cũ của chính quyền
Sài gòn trên cơ sở xóa bỏ một số loại thuế phản tiến bộ và sửa đổi bổ
sung để thích ứng với điều kiện cả nước thống nhất.
Từ năm 1980 đến năm 1989 : Cả nước áp dụng hệ thống thu và
thuế thống nhất trên toàn quốc. Đặc trưng của hệ thống này là có sự
phân biệt đối với các thành phần kinh tế. Xí nghiệp quốc doanh thì thực
hiện chế độ thu quốc doanh, thu trích nộp lợi nhuận, thu chênh lệch giá
cùng các hình thức thu khác. Trong khi các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế khác lại chòu tác động của thuế. Riêng về thu quốc
doanh, thực chất nó là một loại thuế gián thu do mức thu được ấn đònh
trước trong giá cả được kế hoạch hóa giá cả từng loại hàng hóa. Điều
này đặc biệt gây khó khăn cho việc quản lý hành thu.
Thời kỳ 1990 – 1998 : Ngay từ giữa những năm 80, cùng với công
cuộc đổi mới và mở cửa nền kinh tế, hệ thống thuế đã được nghiên cứu
cải cách toàn diện. Và đến năm 1990, hệ thống thuế mới hoàn chỉnh
nhất được hình thành, áp dụng thống nhất cho tất cả các cơ sở sản xuất

kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Hệ thống thuế giai đoạn này
bao gồm 10 sắc thuế và một số loại phí, lệ phí. Đó là thuế nông nghiệp,
thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu,
thuế tài nguyên, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà đất, thuế chuyển
quyền sử dụng đất, thuế thu về sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Các

- 19 -


loại lệ phí gồm: Lệ phí môn bài, lệ phí sát sinh, lệ phí trước bạ, công
chứng, . . . phí cầu phà, kiểm dòch, lưu kho, . . .
Thời kỳ 1999 đến nay : Đứng trước yêu cầu bức xúc của hội nhập
và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cuộc cải cách
thuế bước 2 được hình thành và triển khai ngay từ đầu năm 1999. Nội
dung cơ bản của cuộc cải cách thuế lần này là thay thế thuế doanh thu
bằng thuế giá trò gia tăng, thay thế thuế lợi tức bằng thuế thu nhập
doanh nghiệp. Các sắc thuế và phí, lệ phí khác đều dựa trên cơ sở của
hệ thống thuế thời kỳ năm 1990, có sửa đổi bổ sung cho phù hợp với
tình hình mới.
III. Kinh nghiệm tổ chức hệ thống thuế ở một số nước trên thế giới :
Hầu hết các nước đều áp dụng chính sách có nhiều sắc thuế. Tên
gọi của từng sắc thuế có thể khác nhau nhưng đều gồm ba loại thuế chủ
yếu là thuế đánh trực tiếp vào thu nhập, thuế đánh vào việc sử dụng thu
nhập và thuế đánh vào thu nhập đã chuyển thành tài sản. Số lượng các
sắc thuế trong hệ thống thuế của một số nước như sau :
TÊN NƯỚC

Số lượng các sắc thuế

Thái Lan

Philippin
Inđônêsia
Malaysia
Singapore
Brunei
Trung Quốc
Mỹ
Pháp
Đức

9
12
9
15
9
7
33
11
14
7

Nguồn : Báo cáo khảo sát của Tổng cục Thuế 1990 – 1992
Việc sử dụng công cụ thuế để điều tiết vó mô nền kinh tế ở các
nước được thực hiện theo những nguyên tắc nhất đònh trong hệ thống
thuế :
- Một là: Sử dụng đúng để phát huy tốt nhất tác dụng đích theo
chức năng riêng biệt của từng sắc thuế, của từng loại thuế. Trên cơ sở
đó phát huy tác dụng đồng bộ của cả hệ thống chính sách thuế nhằm
đạt mục tiêu điều tiết vó mô nền kinh tế. Không nên đặt ra quá nhiều
mục tiêu cho mỗi sắc thuế riêng biệt và càng không nên đặt ra các mục


- 20 -


tiêu giống nhau cho các loại thuế khác nhau vì mỗi sắc thuế, mỗi loại
thuế có vai trò khác nhau trong cơ cấu hệ thống thuế.
- Hai là: Thuế trực thu và thuế gián thu được phối hợp chặt chẽ với
nhau trong việc động viên cho ngân sách và điều tiết vó mô nền kinh tế
– xã hội. Nhưng thông thường thì những biện pháp ưu đãi đầu tư thường
tập trung nhiều ở nội dung miễn, giảm thuế trực thu sẽ có hiệu quả thực
tế hơn là miễn, giảm thuế gián thu.
Đứng trước xu thế mở rộng hợp tác song phương và đa phương và
để bù đắp việc cắt giảm thuế nhập khẩu, cũng như giảm thuế trực thu
nhằm kích thích phát triển trong điều kiện cạnh tranh, các nước, nhất là
các nước phát triển đang có xu hướng tăng thuế gián thu. Năm 1998,
Nhật Bản đưa thuế suất thuế VAT từ 3% lên 5%; Thái Lan nâng thuế
suất VAT từ 7% lên 10%; Áo từ 16% lên 32% (1994); Đức từ 10% lên
15% (1994); Đan Mạch, Thụy Điển, Đài Loan cũng duy trì thuế suất thuế
VAT ở mức cao là 25%.
Ở các nước có nền kinh tế đang phát triển, tuy thu nhập còn thấp
nhưng thuế thu nhập cũng được đặt ở vò trí quan trọng. Ngay như Lào là
một nước có nền kinh tế chưa phát triển, với hơn 4 triệu dân, nhưng từ
năm 1990 đã ban hành thuế thu nhập cá nhân với mức khởi điểm chòu
thuế là 25.000 kip/tháng (tương đương 400.000 đồng Việt nam). Thông
thường, các nước đều sử dụng biện pháp không thu thuế, miễn thuế,
giảm thuế, thoái trả thuế hoặc thu thuế thấp đối với mặt hàng, dòch vụ
cần khuyến khích; Đánh thuế cao đối với các hàng hóa, dòch vụ không
khuyến khích hoặc cần hạn chế phát triển. Inđônêsia quy đònh không
thu thuế đối với điện, khí đốt, sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến
nhằm kích thích tiêu dùng đối với những mặt hàng này; Ở Thụy Điển,

không thu thuế VAT đối với xuất bản báo chí, dòch vụ nha khoa, ngân
hàng, tài chính, bảo hiểm, hội họa, quà tặng, dòch vụ tang lễ. Luật thuế
VAT của Pháp quy đònh thuế suất của các mặt hàng thiết yếu cho đời
sống là 6,4%, đối với các mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng thì từ
20% đến 25%.
Một đặc điểm chung dễ thấy là tuy mức độ khác nhau, nhưng
quốc gia nào cũng gặp khó khăn trong thu - chi ngân sách. Nhiều quốc
gia muốn hạ thuế để khuyến khích đầu tư phát triển, nhưng như vậy thì
giảm thu. Mà giảm thu thường phải đi với giảm chi. Cắt giảm chi ngân
sách cho giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội là điều không phải dễ dàng,
nhiều khi còn gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của các tầng lớp xã hội.
Kinh nghiệm ở các nước cho thấy, biện pháp hữu hiệu và dễ được chấp
nhận là phải tổ chức hệ thống thuế theo xu hướng chung là hạ thấp thuế
- 21 -


suất đi đôi với mở rộng diện thu thuế để vừa khuyến khích được sản
xuất, vừa tạo được số thu ổn đònh đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà
nước.
Tóm lại : Thuế là một phạm trù kinh tế khách quan. Quá trình phát
sinh, phát triển của nó gắn liền với sự phát triển của nhà nước và sự gia
tăng của các nguồn thu nhập xã hội. Song, thuế không thụ động một
chiều, thông qua sự mở rộng chức năng quản lý kinh tế xã hội của nhà
nước, thuế đã thể hiện vai trò tác động tích cực của mình, thúc đẩy các
quá trình kinh tế xã hội tăng trưởng, ổn đònh và công bằng. Tuy nhiên,
trong thực tiễn của nền sản xuất xã hội không phải không có những vấn
đề phát sinh làm hạn chế việc thực hiện các vai trò của thuế. Vì vậy,
đến đây chúng ta tạm dừng lại ở những nội dung mang tính chất lý luận
cơ bản xoay quanh vai trò của thuế làm cơ sở để đi vào xem xét, phân
tích tìm ra các nguyên nhân gây ra sự hạn chế đó, cùng những giải pháp

khắc phục nhằm không ngừng phát huy hiệu quả các vai trò của thuế.

- 22 -


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ VÀ
VAI TRÒ CỦA NÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BR-VT
I/ VỊ TRÍ ĐỊA LÝVÀ THẾ MẠNH KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH BR-VT.
Bà Ròa – Vũng Tàu (BR -VT) là một tỉnh miền Đông Nam Bộ Việt
Nam. Trung tâm tỉnh cách Tp Hồ Chí Minh 125km. Phía Đông và phía
Nam tỉnh giáp biển Đông, phía Tây giáp Đồng Nai và phía Bắc giáp Bình
Thuận. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 81.968 ha. Tính đến ngày
01/01/2001, tỉnh BR–VT có số dân lên tới 812.286 người, mật độ dân số
bình quân : 4 người/ha được phân bố trên 7 đơn vò hành chính cấp huyện
và tương đương gồm : Thành phố Vũng Tàu, thò xã Bà Ròa, các huyện :
Xuyên Mộc, Long Đất, Châu Đức, Tân Thành và Côn Đảo. Tỉnh BR –
VT có nhiều trục đường bộ lớn, giao thông thuận lợi với các tỉnh khác,
cùng hệ thống đường thủy với nhiều cầu cảng đã và đang được xây
dựng hiện đại tạo cho BR–VT có vò trí chiến lược quan trọng. Chính vì
vậy mà chính phủ đã qui hoạch đòa bàn tỉnh BR–VT cùng với Đồng Nai,
Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương thành vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam và của cả nước trong thời kỳ phát triển mới.
Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, khu vực kinh tế
phát triển năng động nhất trong cả nước, đồng thời cũng là khu vực hấp
dẫn nhất đối với đầu tư nước ngoài, cho nên BR–VT có nhiều cơ hội và
thế mạnh để đẩy nhanh nhòp độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.
Thế mạnh đầu tiên và quan trọng nhất là hoạt động thăm dò, khai
thác dầu khí. Với trữ lượng tài nguyên thiên nhiên dầu khí lớn, sản lượng

khai thác ngày càng tăng đã đưa BR-VT lên vò trí thứ hai trong toàn quốc
về số thu ngân sách. Đó cũng là nguồn lực chủ yếu làm thay đổi bộ mặt
kinh tế - xã hội ngày càng rạng rỡ hơn của tỉnh.
Thế mạnh thứ hai là BR–VT có nhiều bãi biển đẹp, nhiều khu nghỉ
mát lý tưởng, có nhiều danh lam thắng cảnh ngoạn mục, đây là điểm rất
thuận lợi để phát triển ngành du lòch. Lợi ích từ ngành công nghiệp
không khói này đang gia tăng và chiếm tỉ lệ trọng yếu trong GDP của
tỉnh.
BR–VT là một tỉnh ven biển nên có điều kiện phát triển các ngành
nghề truyền thống: Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, làm muối…. Đồng thời

- 23 -


có điều kiện để mở rộng mạng lưới giao thông đường thủy, xây dựng các
cầu cảng tạo ra một đầu mối quan trọng giao lưu kinh tế với các nước
trong khu vực và trên thế giới.
BR–VT có nhiều khu đất rộng, kết cấu bền vững lại nằm gần các
tuyến giao thông thủy bộ, điều kiện cung cấp điện, nước được dễ dàng
và thông tin liên lạc thuận lợi, rất lý tưởng để xây dựng hình thành các
khu công nghiệp, kích thích đầu tư phát triển kinh tế .
BR–VT có nhiều nguồn khoáng sản : đá, đất sét, cát , sỏi… với trữ
lượng lớn thích hợp phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng.
Ngoài ra BR–VT cũng là tỉnh có lợi thế về nguồn lao động, số
người trong độ tuổi lao động xấp xỉ 500 ngàn người. Cơ cấu nguồn lao
động còn khá trẻ, bộ phận từ 18 – 30 tuổi chiếm 30 % cho nên dễ dàng
tiếp thu công nghệ và kiến thức quản lý mới.
Bên cạnh những thế mạnh và điều kiện thuận lợi đó, sức sản xuất
nông nghiệp vẫn còn thấp, số hộ nghèo vẫn còn nhiều tập trung ở các
khu vực nông thôn và các hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Nhưng những thế mạnh

vẫn chiếm ưu thế.
Với những thế mạnh như vậy, cho phép BR–VT có những điều
kiện cơ bản để khắc phục những điểm còn yếu, phát triển toàn diện các
mặt kinh tế - xã hội tỉnh nhà theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Tất nhiên, để phát huy khơi dậy những thế mạnh sẵn có đó đòi hỏi phải
có sự tác động đồng bộ của nhiều chính sách phù hợp cả ở tầm vi mô
và vó mô. Riêng ở tầm vó mô, công cụ thuế luôn chiếm vò trí quan trọng
hàng đầu, mà việc phát huy hơn nữa vai trò của nó suy cho cùng cũng
là nhằm khơi dậy những thế mạnh của nền kinh tế, tạo ra những nguồn
lực làm điều kiện thúc đẩy các lónh vực khác, tiến tới phát triển cân đối
hài hòa cả về kinh tế lẫn xã hội.
II/ KẾT QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ NĂM 1996 - 2000.
Để xem xét, đánh giá tổng quát hiện thực vai trò của thuế đối với
sự phát triển kinh tế xã hội trên đòa bàn tỉnh BR–VT, làm cơ sở đề xuất
các giải pháp thúc đẩy sự vận hành đi lên của nền kinh tế xã hội bằng
việc phát huy hơn nữa vai trò của thuế, chúng ta có thể khảo sát thực
tiễn công tác quản lý thu thuế trên tỉnh nhà qua kết quả thu thuế và
công tác thanh tra- kiểm tra một số năm gần đây.
1/ Kết quả giao, thực hiện chỉ tiêu kế hoạch :
Nhiệm vụ thu được các cấp có thẩm quyền giao cho ngành thuế
tỉnh thực hiện từ năm 1996 đến năm 2000 như sau :
- 24 -


×