Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Giải pháp phát triển nguồn nguyên liệu mía cho ngành công nghiệp chế biến đường việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.24 KB, 63 trang )

B

TR

GIÁO D C VÀ ÀO T O

NG

I H C KINH T TP.HCM

NG TH M N

LU N V N TH C S KINH T

TP. H Chí Minh – N m 1999


Đặng Thế Mẫn
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Mục lục
Trang
...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NGUYÊN LIỆU CHO
NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN.....................................................4
1.1 Phát triển nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế
biến................4
1.1.1 Nguyên liệu và vai trò của nó đối với sản xuất công nghiệp.............4
1.1.2 Một số yêu cầu cơ bản trong việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn
nguyên liệu trong sản xuất chế biến công nghiệp.............................6
1.1.3 Quản lý việc sử dụng nguyên liệu trong công nghiệp chế


biến..........7
1.2 Phát triển nguồn nguyên liệu mía cho ngành công nghiệp chế biến
đường Việt Nam.............................................................................................8
1.2.1 Nguồn gốc lòch sử và phát triển cây mía...........................................8
1.2.2 Đặc điểm và ý nghóa kinh tế của nguyên liệu mía đối với ngành
công nghiệp chế biến đường..............................................................9
1.2.3 Sự cần thiết phải phát triển nguồn nguyên liệu mía cho
ngành công nghiệp chế biến đường Việt Nam..................................11
1.2.4 Ý nghóa kinh tế - xã hội của việc phát triển nguồn nguyên
liệu mía cho Chương trình mía đường.............................................13
1.3 Sơ lược về sản xuất và tiêu thụ đường một số nước trên thế giới...........15
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN NGUYÊN LIỆU MÍA VÀ CÔNG
NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐƯỜNG VIỆT NAM............................................21
2.1 Tình hình sản xuất và chế biến đường.......................................................21
2.1.1 Tình hình công nghệ - thiết bò chế biến đường.................................21
----------------------------------------------------------------------------------------------Trang 1


Đặng Thế Mẫn
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.1.2 Tình hình sản xuất và chế biến........................................................26
2.1.3 Giá thành sản xuất đường................................................................29
2.1.4 Tình hình tiêu thụ đường..................................................................29
2.2 Tình hình sản xuất mía nguyên liệu...........................................................31
2.2.1 Về diện tích, năng suất, sản lượng...................................................31
2.2.2 Về giống mía....................................................................................32
2.2.3 Về chất lượng mía............................................................................33
2.2.4 Tình hình tiêu thụ mía nguyên liệu...................................................34
2.3 Khả năng phát triển nguồn nguyên liệu mía cho công nghiệp chế biến

đường Việt Nam............................................................................................38
2.3.1 Những nhân tố thuận lợi..................................................................38
2.3.2 Những nhân tố khó khăn..................................................................41
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NGUYÊN LIỆU MÍA CHO
CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐƯỜNG VIỆT NAM.......................................45
3.1 Quan điểm phát triển nguồn nguyên liệu mía..........................................45
3.2 Các mục tiêu đến năm 2010 của ngành công nghiệp chế biến đường
Việt Nam......................................................................................................47
3.3 Các giải pháp phát triển nguồn nguyên liệu mía......................................49
3.3.1 Các giải pháp về nguyên
liệu...........................................................49
3.3.2 Các giải pháp về sản xuất chế biến đường......................................55
3.4 Một số kiến nghò..........................................................................................57
......................................................................................................59

----------------------------------------------------------------------------------------------Trang 2


Đặng Thế Mẫn
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nghò quyết 10 của Chính phủ tháng 4/1998 ra đời đã đánh dấu sự thay
đổi to lớn của nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền sản xuất nông nghiệp
nói riêng, trong đó mía đường đã trở thành một trong những ngành quan trọng
của nước ta.
Cây mía ngoài việc dùng để giải khát, nó còn là nguyên liệu để chế
biến các loại đường mật và có khi để làm các vò thuốc chữa bệnh. Đất đai và
khí hậu nước ta, đặc biệt là miền Nam rất thích hợp với cây mía. Mía được tập
trung để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy đường ở các tỉnh như: Đồng
Nai, Bình Dương, Quảng Ngãi, … và các lò đường thủ công tại chỗ.

Những năm gần đây sản lượng mía cây của chúng ta đều vượt trên 10
triệu tấn, sản xuất được 700.000 – 750.000 tấn đường các loại và ngành thương
nghiệp đã mua khoảng 400.000 tấn. Kết quả này là một minh chứng cho triển
vọng to lớn của ngành mía đường và mở ra khả năng đáp ứng đủ sản lượng
đường tiêu thụ trong cả nước nếu như chúng ta có thể tổ chức sản xuất, thu
mua, chế biến và cân đối cung cầu một cách thích hợp thì mục tiêu một triệu
tấn đường vào năm 2000 do Chính phủ đề ra là thực hiện được. Mục tiêu này
không những thỏa mãn đường cho xã hội mà còn góp phần tích cực vào việc
thực hiện Nghò quyết 5 của Trung ương nhằm phát triển và đổi mới bộ mặt kinh
tế – xã hội ở nông thôn, chuyển dòch cơ cấu cây trồng, khai thác tiềm năng đất
đai, lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, hiện tại sản xuất mía đường vẫn còn thủ công (các nhà máy
đường quốc doanh chỉ tiêu thụ một lượng mía khiêm tốn trong tổng sản lượng
mía sản xuất trong nước và còn mang tính chất thời vụ, trong khi nhu cầu lại
quanh năm và tăng cao vào những tháng hè, mùa lễ, Tết… cùng với thời tiết
thất thường làm cho sản lượng mía cây thu hoạch không ổn đònh và các nhà
----------------------------------------------------------------------------------------------Trang 3


Đặng Thế Mẫn
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

máy không hoạt động hết công suất, dẫn đến tình trạng phải nhập khẩu đường
trong những năm qua và giá cả không ổn đònh không chỉ gây nên tâm lý bất ổn
cho người trồng mía, khó khăn trong việc tái sản xuất cho các nhà máy chế
biến đường, mà còn là nhiệm vụ khó khăn hàng đầu cho những nhà làm chính
sách.
* Mục đích nghiên cứu:
Nhằm thực hiện Chương trình một triệu tấn đường do Chính phủ đề ra,
thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn theo tinh thần

Nghò quyết 5 của Đảng. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát
triển nguồn nguyên liệu mía cho ngành công nghiệp chế biến đường Việt Nam”.
* Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi rộng, sử dụng số liệu cả nước, có
sự tập trung các vùng trọng điểm ở các tỉnh phía Nam, các tỉnh duyên hải miền
Trung, các tỉnh khu vực phía Bắc.
* Nội dung nghiên cứu:
Để đạt mục đích đã xác đònh, nội dung của luận án ngoài lời nói đầu, kết
luận và các bảng biểu, sơ đồ, phụ lục minh chứng, luận án được chia làm 3
chương và có kết cấu như sau:
Chương 1:
.
Chương 2:
.
Chương 3:
.
* Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng rộng rãi các phương pháp phân
----------------------------------------------------------------------------------------------Trang 4


Đặng Thế Mẫn
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

tích và tổng hợp; phương pháp hệ thống các dữ liệu, số liệu; các kỹ thuật thống
kê, so sánh và đối chiếu với thực tiễn để rút ra kết luận cần thiết trong đánh
giá thực trạng cũng như đề ra các giải pháp có tính khả thi cho đề tài.
Tuy nhiên, do thời gian và trình độ nghiên cứu còn hạn chế, luận án chắc
có nhiều thiếu sót; rất mong quý thầy cô, các đồng nghiệp cũng như các bạn
quan tâm đề tài góp ý để luận án có ý nghóa thiết thực hơn.


----------------------------------------------------------------------------------------------Trang 5


Đặng Thế Mẫn
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NGUYÊN LIỆU CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN.
1.1 Phát triển nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.
1.1.1 Nguyên liệu và vai trò của nó đối với sản xuất công nghiệp:
1.1.1.1 Khái niệm về nguyên liệu:
Nguyên liệu là đối tượng lao động đã chòu sự tác động của lao động từ
trước, thường là sản phẩm của công nghiệp khai thác hoặc của nông nghiệp,
những sản phẩm này (ví dụ: quặng, dầu mỏ, bông, cây mía…) thường là vật liệu
ban đầu (đối tượng lao động) của công nghiệp chế biến.
Nguyên liệu có rất nhiều loại. Nhìn chung, nguyên liệu chia làm hai
loại: Nguyên liệu công nghiệp và nguyên liệu nông nghiệp; trong mỗi loại đó
lại chia ra làm nhiều thứ khác nhau. Ví dụ: Nguyên liệu công nghiệp chia thành
nguyên liệu khoáng sản (quặng, than, dầu mỏ...) và nguyên liệu nhân tạo (cao
su nhân tạo, chất dẽo…). Nguyên liệu nông nghiệp phân loại thành nguyên liệu
thực vật và nguyên liệu động vật.
Như vậy, tất cả các loại nguyên liệu được sử dụng trong quá trình sản
xuất tạo thành đối tượng lao động trong kinh tế. Tuy nhiên, để trở thành nguyên
liệu, đối tượng sẵn có trong tự nhiên phải qua tác động của con người và các
đơn vò sản xuất mua vào làm chất liệu ban đầu để chế biến ra sản phẩm công
nghiệp mới.
1.1.1.2 Vai trò và sự vận động của nguyên liệu trong quá trình sản
xuất công nghiệp:
Nguyên liệu là một yếu tố không thể thay thế được của quá trình sản

xuất, nó ảnh hưởng đến việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố khác của quá trình
sản xuất như công cụ lao động và lực lượng lao động.
Do đó, việc đảm bảo đầy đủ nguyên liệu cho sản xuất chế biến công
----------------------------------------------------------------------------------------------Trang 6


Đặng Thế Mẫn
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

nghiệp có ý nghóa rất lớn đến việc giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu
quả sử dụng máy móc thiết bò, thời gian làm việc có ích của công nhân và vì
thế ảnh hưởng đến khả năng cung cấp sản phẩm cho nền kinh tế quốc dân.
Nguyên liệu - đối tượng của quá trình sản xuất kinh doanh công nghiệp
được vận động theo một quá trình liên tục qua nhiều khâu. Quá trình đó được
bắt đầu từ khi nguyên liệu còn là đối tượng lao động trong môi trường tự nhiên,
qua khai thác và sản xuất và được đưa vào chế biến qua nhiều giai đoạn tạo ra
những sản phẩm trung gian để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng của quá trình
chế biến công nghiệp.
Quá trình vận động đó được thể hiện qua sơ đồ sau:
Tiêu dùng

Phế thải trong
tiêu dùng

Sản phẩm
cuối cùng
Chế biến
bước 2,3...

Chế biến

bước 1

Khai thác
tài nguyên

Phế thải

Nguyên liệu
tái sinh

Phế thải trong sản xuất

Hủy bỏ để
không gây
độc hại

Đối tượng
lao động
trong tự nhiên

Sơ đồ1: Quá trình vận động của nguyên liệu
----------------------------------------------------------------------------------------------Trang 7


Đặng Thế Mẫn
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.1.2 Một số yêu cầu cơ bản trong việc sử dụng hợp lý và tiết
kiệm nguồn nguyên liệu trong sản xuất chế biến công nghiệp.
Trong việc sử dụng vốn lao động thì hao phí nguyên vật liệu có một ý

nghóa đặc biệt và chiếm một tỷ trọng rất lớn. Vì vậy việc tiết kiệm để giảm
tiêu hao nguyên vật liệu cho sản phẩm và cải tiến đònh mức tiêu hao là một
yêu cầu cần thiết và tất yếu cho tất cả các xí nghiệp nhà máy.
Một số yêu cầu cơ bản:
Œ Khai thác và sử dụng tốt các nguồn lợi để đảm bảo số lượng, chủng

loại, chất lượng nguyên liệu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất công
nghiệp về qui mô, cơ cấu, tốc độ, trình độ kỹ thuật, cũng như hiệu quả kinh tế –
xã hội.
Œ Bảo đảm sự đồng bộ, liên tục, thông suốt, có hiệu quả kinh tế – xã

hội giữa các khâu: sản xuất, chế biến, sử dụng nguyên liệu, vừa đáp ứng yêu
cầu của sản xuất công nghiệp, vừa góp phần bảo vệ, sử dụng tốt tài nguyên,
môi trường.
Œ Bảo đảm và nâng cao hiệu quả kinh tế ở các khâu khai thác, sản xuất

và chế biến, sử dụng nguyên liệu ở cả hình thái hiện vật và giá trò.
Œ Bảo đảm quyền tự chủ của doanh nghiệp trong việc tạo nguồn

nguyên liệu và sử dụng chúng, đồng thời nâng cao vai trò Nhà nước trong đònh
hướng tạo nguồn và sử dụng, trong xây dựng và xây dựng các chính sách bảo
đảm nguồn nguyên liệu cũng như sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên liệu
trong sản xuất công nghiệp.
Xuất phát từ quyền lợi của nền kinh tế quốc dân, của xí nghiệp, của tập
thể cũng như của từng người công dân trong xã hội, việc đònh mức đúng đắn
nhu cầu sử dụng nguyên liệu cho sản xuất, ra sức tiết kiệm giảm tiêu hao vật
tư, duy trì và bảo quản tốt các loại nguyên vật liệu, hàng hóa, sản phẩm là một
----------------------------------------------------------------------------------------------Trang 8



Đặng Thế Mẫn
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

việc làm có ý nghóa quan trọng của công tác quản lý nói chung và ngành công
nghiệp chế biến nói riêng.
1.1.3 Quản lý việc sử dụng nguyên liệu trong công nghiệp chế biến.
Quản lý việc sử dụng nguyên liệu trong sản xuất kinh doanh công
nghiệp là sự tác động của hệ thống chủ thể quản lý ở các cấp tới sự vận động
của nguyên liệu trong quá trình nguyên liệu vận động nhằm đáp ứng quá trình
tái sản xuất với hiệu quả kinh tế cao, phương hướng và nội dung chủ yếu của
quản lý việc sử dụng nguyên liệu là bảo đảm sử dụng hợp lý và tiết kiệm
nguyên liệu.
1.1.3.1 Chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên
liệu.
Nhằm đánh giá trình độ sử dụng nguyên liệu hợp lý và tiết kiệm trong
công nghiệp, có một số chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Hệ số thành phẩm thu được từ một lượng nguyên liệu đưa vào chế
biến.
Đối với ngành công nghiệp chế biến đường từ cây mía, hệ số thành
phẩm được tính theo công thức:

Htp = hc.i x Hth.i

Trong đó:
Htp: Hệ số thành phẩm.
Hc.i: Hệ số chất có ích (độ đường) trong cây mía.
Hthi: Hệ số thu hồi chất có ích.
- Mức tiêu hao nguyên liệu để sản xuất ra một đơn vò sản phẩm.
- ...
----------------------------------------------------------------------------------------------Trang 9



Đặng Thế Mẫn
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.1.3.2 Phương hướng và biện pháp chủ yếu nhằm sử dụng hợp lý và
tiết kiệm nguyên liệu trong sản xuất công nghiệp.
Nguyên liệu là một trong những yếu tố cấu thành nên giá thành sản
phẩm, trong một số ngành công nghiệp, yếu tố này có thể chiếm tới 70-80%.
Do đó, việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên liệu là một trong những biện
pháp quan trọng để góp phần hạ giá thành sản phẩm.
Cần phải thực hiện một số phương hướng và biện pháp chủ yếu sau:
-

Những phương hướng và biện pháp dựa vào tiến bộ kỹ thuật và công

nghệ trong quá trình gia công, chế biến. Trình độ cơ khí hóa và tự động hóa cao
cũng như những công nghệ hiện đại sẽ góp phần giảm mức tiêu hao nguyên
liệu cho một đơn vò sản phẩm.
-

Những phương hướng và biện pháp dựa vào quá trình hoàn thiện tổ

chức sản xuất, tổ chức quản lý, với những công cụ quản lý, cũng như vận dụng
các phương pháp quản lý thông qua đòn bẩy kinh tế nhằm khuyến khích việc
sử dụng hợp lý nguyên liệu.
-

Cùng với việc nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ chế tạo, cũng


như hoàn thiện tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý còn cần phải nâng cao năng
lực làm chủ của đội ngũ người lao động. Bởi vì chính họ là những chủ thể
quyết đònh đến việc quản lý nguyên liệu nói chung và sử dụng hợp lý, tiết kiệm
nguyên liệu nói riêng.
1.2 Phát triển nguyên liệu mía cho ngành công nghiệp chế biến
đường Việt Nam.
1.2.1 Nguồn gốc lòch sử và phát triển cây mía.
Qua nhiều năm tranh luận, ngày nay Tân Ghinê được thừa nhận là nơi
nguyên sản của cây mía. Theo tài liệu nghiên cứu về cấu tạo đòa chất, nhiều
tác giả cho rằng cây mía xuất hiện trên trái đất từ khi lục đòa châu Á và châu
----------------------------------------------------------------------------------------------Trang 10


Đặng Thế Mẫn
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

u còn dính liền, cách đây hàng vạn năm.
n Độ và Trung Quốc là hai nước trồng mía có lòch sử lâu đời nhất trên
thế giới. Trung Quốc căn cứ những tài liệu ghi chép cổ xưa cùng sự phân bố
rộng rãi của mía dại ở nhiều nơi trong nước và mức độ phong phú của những
giống mía trồng trọt cho thấy cây mía được trồng rất lâu đời, trước thế kỷ thứ 4
trước công nguyên.
Nghề trồng mía được truyền bá đi các nơi trên thế giới bắt đầu từ châu Á
bằng hai con đường: từ Trung Quốc chuyển sang phía Đông Nam đến Philippin,
Nhật Bản, Inđônêsia. Hướng thứ hai từ n Độ sang phía Tây tới Iran, Ai Cập,
Tây Ban Nha, Ý....Cây mía được trồng ở các nước vùng Đòa Trung Hải vào
khoảng đầu thế kỷ XIII. Năm 1490, trong chuyến vượt biển lần thứ hai, Crittốp
Côlông mới đưa mía sang châu Mỹ, đầu tiên trồng ở đảo Santo Domingo, sau
đó tới Mêhicô (1502), Braxil (1532), Pêru (1533), CuBa (1650).
Trong thế kỷ XVI, đường mía là một nguồn hàng trao đổi quan trọng

giữa các nước Nam Mỹ và thò trường châu u. Cuối thế kỷ XVIII A.S.
Marggraf – giám đốc viện hàn lâm khoa học Berlin khám phá ra nguồn đường
mới: cây củ cải đường. Và từ đây đường mía và đường củ cải cùng song song
phát triển.
1.2.2 Đặc điểm và ý nghóa kinh tế của nguyên liệu mía đối với ngành
công nghiệp chế biến đường.
1.2.2.1 Đặc điểm:
Mía là cây công nghiệp ngắn ngày, thời kỳ thu hoạch mía bắt đầu từ
trung tuần tháng 10 (phía Bắc) hoặc trung tuần tháng 11 (phía Nam), kết thúc
chậm nhất vào tháng 4 (phía Bắc) đến tháng 6 (phía Nam) năm sau. Cần thu
hoạch khi mía có tỷ lệ đường đạt yêu cầu chế biến gọi là chín công nghiệp
(lượng đường phần ngọn tương đương phần thân gốc). Thu hoạch vào ngày
----------------------------------------------------------------------------------------------Trang 11


Đặng Thế Mẫn
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

nắng ráo. Thu hoạch xong cần vận chuyển ngay về nhà máy đường để ép,
chậm nhất là 2 ngày, càng để lâu tỉ lệ đường càng giảm.
Trong công nghiệp đường thường chú ý tới các chỉ tiêu sau:
-

Độ Brix là hàm lượng các chất hòa tan trong nước mía bao gồm
saccarôza và chất hòa tan khác.

-

Độ tinh khiết là tỷ lệ (%) đường saccarôza so với tổng chất hòa tan
trong nước mía.


-

Độ Pol: phản ảnh trò số gần đúng của hàm lượng đường saccarôza có
trong nước mía.

-

RS: Hàm lượng các chất đường khử (Glucôza, fructôza trong nước
mía. Khi mía chín RS chỉ chiếm độ 1%.

-

Tỷ lệ xơ: Hàm lượng xơ bã (xenlulôza) trong cây mía.

-

Năng suất công nghiệp chỉ lượng đường thương phẩm rút ra từ mía,
được đo bằng:

Pol x tỷ lệ thu hồi toàn bộ
100

1.2.2.2 Ý nghóa kinh tế của nguyên liệu mía cây.
Cây mía là nguyên liệu quan trọng của ngành công nghiệp chế biến
đường trên thế giới và là nguyên liệu chế biến đường duy nhất ở nước ta. Sản
phẩm chính của cây mía là đường mía, được dùng chủ yếu làm thức ăn cho
người, làm nguyên liệu để chế biến các loại sữa, bánh kẹo, các loại nước
uống… Đường là một trong những nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng cho cơ
thể con người.

Ngoài sản phẩm chính khi ép mía còn có thêm sản phẩm phụ khác là bã
mía, rỉ mật, bùn lọc... có thể sử dụng làm nguyên liệu để chế biến ra nhiều sản
phẩm có giá trò kinh tế cao.
----------------------------------------------------------------------------------------------Trang 12


Đặng Thế Mẫn
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ngoài ra, mía còn dùng để lợp nhà, làm thức ăn gia súc, chất đốt lò,
phân bón…
Trồng mía làm đường là ngành sản xuất có hiệu quả kinh tế cao: đầu tư,
thu hồi vốn nhanh, kỹ thuật trồng không quá phức tạp. Với năng suất bình quân
50 tấn/ha, sau khi chế biến ta được 5 tấn đường saccarô, 1,6 tấn mật, 15 tấn bã
mía, 2 tấn bùn lọc, 12 tấn ngọn tươi, 20 tấn lá gốc rễ, nếu tận dụng tốt các phụ
phế phẩm thì 1 ha mía cho tổng giá trò sản phẩm tương đương 15 tấn đường, nếu
thâm canh tốt có thể đạt 30 tấn đường.
Sơ đồ 2: Sơ đồ thể hiện giá trò kinh tế của cây mía.
Cây mía

Sp phụ trên
đồng ruộng

Thức ăn
gia súc

Chính phẩm
đường

Phân

bón

Sp chế biến
công nghiệp

Phụ phẩm:
Bã, mật rỉ,
bùn

Chất
đốt

Rượu

Phân bón

Thức ăn Sp sợi Phân Sp vi Sp
gia súc bột giấy bón sinh khác

1.2.3 Sự cần thiết phát triển nguồn nguyên liệu mía cho ngành công
nghiệp chế biến đường Việt Nam.
* Thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn:
Với gần 80% dân số nước ta hoạt động trong lãnh vực nông nghiệp và
liên quan đến nông nghiệp, cho đến nay hoạt động nông nghiệp vẫn là một
trong những ngành đóng góp lớn nhất cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Nghò quyết Đại hội Đảng lần thứ 8 đã đặt sản xuất nông nghiệp và nông thôn
----------------------------------------------------------------------------------------------Trang 13


Đặng Thế Mẫn

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

vào vò trí tập trung hàng đầu, trong đó chú trọng đặc biệt sản xuất lương thực,
cây công nghiệp, cây ăn quả xuất khẩu, vùng nguyên liệu tập trung cho công
nghiệp chế biến nhằm phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, trong đó Chương
trình mía đường là một trong tám chương trình nông nghiệp lớn của quốc gia:
Đến năm 2000 đạt sản lượng 1 triệu tấn đường. Năm 2010 phấn đấu đạt sản
lượng đường chế biến công nghiệp lớn hơn 2,5 triệu tấn.
* Đáp ứng đủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đường:
Sau 4 năm thực hiện Chương trình 1 triệu tấn đường vào năm 2000, đến
nay trong cả nước đã có 41 nhà máy đường hoạt động với tổng công suất
69.050 TMN.
Mặc dù trong nội dung của chương trình đã coi việc qui hoạch, đầu tư,
xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, đảm bảo nhà máy đủ mía hoạt động là
mục tiêu hàng đầu, nhưng khuyết điểm lớn nhất của Chương trình 1 triệu tấn
đường là: không đảm bảo đủ nguyên liệu cho nhà máy hoạt động. Thực tế triển
khai Chương trình trong thời gian qua cho thấy, xây dựng vùng nguyên liệu
thường diễn ra chậm và không đủ diện tích, hệ thống giao thông thủy lợi yếu
kém trong khi kỹ thuật trồng trọt và canh tác tiên tiến chưa được coi trọng.
Điều đó đã dẫn đến các nhà máy xây dựng xong chỉ hoạt động được khoảng
20-30% công suất thiết kế, thậm chí có nhà máy chỉ đủ mía để chạy 9-10%
công suất, làm cho các nhà máy mất tính khả thi, hiệu quả sản xuất công
nghiệp thấp.
Phát triển nguồn nguyên liệu mía nhằm đáp ứng đủ nguyên liệu cho
ngành công nghiệp chế biến đường.
* Tạo vùng nguyên liệu đồng bộ và ổn đònh với khâu chế biến.
Chúng ta đã xây dựng các nhà máy đường thiếu qui hoạch vùng nguyên
liệu mía đồng bộ với công suất chế biến, thường cứ xây xong mới thấy không
----------------------------------------------------------------------------------------------Trang 14



Đặng Thế Mẫn
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

đủ nguyên liệu. Việc phát triển nguồn nguyên liệu đi đôi với qui hoạch vùng
nguyên liệu đồng bộ với khâu chế biến, xây dựng mối liên kết gắn bó giữa
người trồng mía với nhà máy để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu ổn đònh
lâu dài; mặt khác là việc đầu tư khoa học – kỹ thuật vào canh tác (giống, phân
bón, nước, vận chuyển) để có năng suất cao và chi phí thấp.
* Tạo sức cạnh tranh.
Không chỉ riêng ngành công nghiệp đường, mà tổng thể tổ hợp nông –
công nghiệp đường nước ta hiện nay không có sức cạnh tranh. Với công nghiệp
đường của các nước phát triển từ lâu, cộng với năng suất cây mía cao, chữ
đường cao đã khiến giá thành đường của họ rất thấp, cho nên đến khi hàng rào
thuế quan được dỡ bỏ, thì toàn bộ tổ hợp nông – công nghiệp mía đường của
nước ta lâm vào tình trạng bế tắc. Phát triển nguồn nguyên liệu tạo tiền đề cho
giá thành mía đường hạ, tạo sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao.
1.2.4 Ý nghóa kinh tế - xã hội của việc phát triển nguồn nguyên liệu
mía cho Chương trình mía đường.
-

Chương trình mía đường với các nhà máy phân bố khắp vùng trong cả

nước, đã mang lại hiệu quả to lớn về mặt kinh tế – xã hội, đã tạo được một đội
ngũ cán bộ, công nhân, nông dân cho thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn. Chương trình sẽ góp phần tăng cường ổn đònh chính trò
- xã hội, tạo điều kiện phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, hạ tầng cơ sở cho
nông thôn, tạo nên mối liên minh công nông bền vững, có hiệu quả và tổ chức
lại nông dân theo hướng hợp tác hóa, đưa các vùng nông thôn nghèo lạc hậu
trở thành các vùng nông thôn mới, hình thành các thò trấn, thò tứ, các tụ điểm

công nghiệp dòch vụ.
-

Chương trình tạo công ăn việc làm cho trên 30.000 lao động công

nghiệp, 600.000 lao động nông nghiệp, ổn đònh cho khoảng 1.400.000 người,
----------------------------------------------------------------------------------------------Trang 15


Đặng Thế Mẫn
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở một số vùng, tận dụng đất có hiệu quả
theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa lớn, thúc
đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.
-

Ngoài sản xuất đường, các nhà máy còn thực hiện đa dạng hóa sản

phẩm, tổng hợp lợi dụng từ sản xuất đường tạo thêm việc làm và sản xuất ra
nhiều mặt hàng khác, ngoài đường cung cấp cho nhu cầu xã hội và từng đòa
phương. Cùng với sự phát triển lớn mạnh của ngành đường, kéo theo sự tăng
trưởng của các ngành khác như tư vấn, thiết kế, cơ khí, điện lực, xây dựng, lắp
máy và các dòch vụ khác, tạo thêm việc làm với thu nhập cho cán bộ công nhân
trong nước.
-

Tiết kiệm ngoại tệ do nhập khẩu đường.

Trong những năm qua do nhu cầu tiêu thụ đường trong nước cao hơn sản

lượng sản xuất trong nước, nên bắt buộc ta phải nhập khẩu đường. Kể từ năm
1999, chính phủ đã ra quyết đònh cấm nhập khẩu đường dùng để tiêu thụ trong
nước. Để thấy được hao tốn ngoại tệ do nhập khẩu đường, xem bảng 1 dưới
đây.
Bảng 1: Tình hình nhập khẩu đường qua các năm.
Năm

Sản lượng (tấn)

1993

146.735

Đơn giá
(USD/tấn)
280

Giá trò (USD)

1994

175.500

300

52.650.000

1995

22.000


330

7.260.000

1996

72.000

300

21.600.000

1997

35.000

280

9.800.000

1998

80.000

255

20.400.000

41.085.800


Nguồn: Tổng Công ty Mía Đường II
Từ khi chương trình mía đường phát triển, sản lượng đường sản xuất
----------------------------------------------------------------------------------------------Trang 16


Đặng Thế Mẫn
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

trong nước đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội đòa, khắc phục được tình trạng nhập
khẩu đường, tiết kiệm được hàng năm lượng ngoại tệ khá lớn và có khả năng
xuất khẩu ra thế giới.
- Hướng đến xuất khẩu.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, theo qui đònh của các tổ chức
ASEAN, APEC, WTO; các nước thành viên phải có lòch trình cắt giảm các biện
pháp thuế quan và phi thuế quan bảo hộ sản xuất trong nước, đặc biệt là các
biện pháp hỗ trợ xuất khẩu. Vì vậy giải pháp quan trọng của các nhà máy
đường ngay từ bây giờ phải tập trung cao độ vào việc phấn đấu giảm giá thành
đường, xây dựng phương án tiêu thụ đường – xuất khẩu đường. Việc phát triển
ngành mía đường trong nước, ngoài mục tiêu đáp ứng thò trường nội đòa, thì
xuất khẩu cũng là mục tiêu quan trọng mà chính phủ đã đề cập.
Tóm lại: Phát triển nguồn nguyên liệu nhằm thực hiện Chương trình mía
đường, chúng ta đã huy động được nguồn vốn khá lớn, xây dựng các khu công
nghiệp và vùng mía tập trung. Khẳng đònh được cây mía trong nền nông nghiệp
Việt Nam, đã giúp chuyển dòch cơ cấu cây trồng, cơ cấu kinh tế trong nông
nghiệp, đưa lại việc làm cho hàng chục vạn lao động, góp phần xóa đói giảm
nghèo. Chương trình mía đường thực sự đi vào cuộc sống nông thôn, hợp lòng
dân, nhất là các vùng trung du, miền núi, các vùng đất xấu…
1.3 Sơ lược về sản xuất và tiêu thụ đường một số nước trên thế giới.
Đường được sản xuất ở 97 nước trên thế giới, trong những nước sản xuất

đường có 34 nước xuất khẩu. Sản xuất đường thế giới thời gian qua luôn trong
tình trạng cung vượt cầu, tồn kho hướng theo xu thế tăng.
Giá đường trên thò trường thế giới biến động tăng giảm theo từng thời kỳ
khác nhau. Sau khi bò giảm thấp nhất trong năm 1984, 1985 đã bắt đầu hồi
phục từ những năm đầu thập kỷ 90, nhưng từ năm 1995 giá đường lại có xu
Bảng 2: Tình hình cung cầu đường trên thế giới.
----------------------------------------------------------------------------------------------Trang 17


Đặng Thế Mẫn
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đvt: Triệu tấn
Vụ sản xuất

Sản lượng sản

Nhu cầu tiêu

Tồn kho

xuất

dùng

1994-1994

116,161

112,887


22,5

1995-1996

122,304

118,293

26,5

1996-1997

123,105

122,409

27,2

1997-1998

124,062

125,494

25,1

1998-1999

131,100


124,400

50,1

Nguồn số liệu: World Markets and Trade -USDA
hướng giảm dần và đến đầu năm 1999 đạt mức giá thấp nhất trong vòng 15
năm qua: Giá đường thô ở mức 160-170 USD/tấn; giá đường tinh 210-220
USD/tấn. Theo dự đoán của nhiều nhà kinh tế, nhất là các chuyên gia trong
ngành đường thế giới, giá đường vẫn chưa có khả năng tăng cao đến năm 2005.
Tình hình sản xuất và tiêu thụ một số nước như sau:
- Trung Quốc:
Cho đến nay, Trung Quốc là một nước nhập khẩu đường tuy lượng đường
nhập đã giảm một cách rõ rệt do sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp
đường trong nước. Những năm gần đây, khi sản xuất trong nước đã đủ đáp ứng
tiêu dùng, ngành công nghiệp đường Trung Quốc phải chòu tác động của việc
cung tăng nhanh hơn cầu và nhập khẩu lậu, làm giá đã giảm liên tiếp từ năm
1996 đến nay.
+ Tình hình sản xuất:
Sản lượng củ cải đường trong niên vụ 1999 giảm khoảng 0,5 triệu tấn,
hay 3,4% so với niên vụ trước. Trong khi đó, diện tích trồng mía đã tăng lên
1,409 triệu ha, dẫn tới tăng sản lượng khoảng 4 triệu tấn và đạt 83,9 triệu tấn,
với năng suất mía hầu như giữ nguyên 60 tấn/ha. Nhờ vậy, sản lượng đường
----------------------------------------------------------------------------------------------Trang 18


Đặng Thế Mẫn
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

trong vụ 1998/1999 đạt 9 triệu tấn, tăng 4,4% so với niên vụ trước.

+ Tình hình tiêu thụ:
Mặc dù sản xuất trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, nhưng do
những cam kết từ trước của Chính phủ với CuBa, Trung Quốc không thể chấm
dứt hoàn toàn việc nhập đường. Trong năm 1998, lượng đường nhập khẩu hợp
pháp từ CuBa lên tới 224 ngàn tấn và sau đó tái xuất ra thò trường thế giới và
Chính phủ chòu khoản bù lỗ này.
Với mức thu nhập được nâng cao rõ rệt, tiêu thụ đường tăng nhanh từ
những năm 1980, nhưng sự gia tăng đã chấm dứt vào năm 1997. Lượng đường
tiêu dùng năm 1999 giữ ở mức không đổi như năm 1998 vào khoảng trên dưới
9 triệu tấn.
Để tăng cầu, Trung Quốc đang cố gắng tăng xuất khẩu, giảm bớt lượng
đường dư thừa trong nước. Với mục đích khuyến khích xuất khẩu, chính phủ đã
hoàn lại 50% thuế VAT (hiện đang ở mức 13%) cho đường xuất khẩu. Tuy
nhiên, với khoản chênh lệch hiện tại giữa giá đường trong nước và giá quốc tế
thì rất ít có khả năng Trung Quốc sẽ tăng được xuất khẩu nếu không có sự trợ
giá một cách rõ rệt.
- Thái Lan:
+ Tình hình sản xuất:
Thái Lan là một trong những nước xuất khẩu đường hàng đầu thế giới.
Sản lượng mía vụ 1998/1999 tăng một cách đáng kể lên khoảng 50,5 triệu tấn.
Năng suất mía ướt đạt 53,4 tấn /ha. Trong vụ này Thái Lan sản xuất khoảng
5,227 triệu tấn, tăng 23% so với năm trước đó.
Mục tiêu của ngành công nghiệp mía đường Thái Lan là nâng cao tính
cạnh tranh của đường Thái Lan trên thò trường thế giới thông qua tăng cường
hiệu quả về chi phí tập trung vào các yếu tố như năng suất mía, năng suất
----------------------------------------------------------------------------------------------Trang 19


Đặng Thế Mẫn
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


đường. Đối với sản xuất đường, quan trọng nhất là giảm công suất dư thừa của
nhà máy bằng việc giữ công suất nhà máy không thay đổi trong khi tăng sản
lượng mía ép. Vấn đề thứ hai là tăng năng suất mía. Để cải thiện năng suất
mía, ngành công nghiệp mía đường Thái Lan dựa vào hai yếu tố chính là giống
mía và công tác thủy lợi.
+ Tình hình tiêu thụ:
Nhu cầu tiêu thụ tăng nhẹ trong năm 1999 lên 1,75 triệu tấn và có thể
tiếp tục tăng lên đôi chút trong năm 2000. Tuy nhiên, sản lượng chất HFS được
sử dụng làm chất thay thế cho đường trong ngành nước giải khát và chế biến
thực phẩm cũng ngày càng tăng.
Để khuyến khích xuất khẩu, chính phủ Thái Lan đã áp dụng mức thuế
suất 0% đối với đường xuất khẩu. Lượng đường xuất khẩu của Thái Lan là 3,5
triệu tấn trong niên vụ 1998/1999. Mặc dù có sự cạnh tranh gay gắt từ Braxin,
đường xuất khẩu trong năm 2000 có thể giữ nguyên như năm 1999.
- Philippin:
Mía là cây trồng quan trọng thứ tư ở Philippin sau lúa, gạo, dừa, và ngô.
Đến tận gần đây, Philippin là một nước xuất khẩu đường đều đặn, nhưng hiện
nay đang hơi chuyển sang nhập khẩu.
Do cung chưa đủ cầu, không hạn chế về tổng số lượng đường sản xuất ở
Philippin. Các nhà máy được tự do mở rộng công suất sản xuất, nhưng bất kể
một lượng đường thừa nào sẽ bò phân loại thành Quedan D và bán theo giá
quốc tế. (A: cho đường mía xuất khẩu sang Mỹ; B: cho tiêu thụ nội đòa trực
tiếp; C: cho dự trữ đường nội đòa; D: cho xuất khẩu quốc tế).
- Inđônêsia:
Inđônêsia là một trong những nước nhập khẩu đường lớn trên thế giới,
lượng đường nhập khẩu bình quân 1,2 triệu tấn/năm.
----------------------------------------------------------------------------------------------Trang 20



Đặng Thế Mẫn
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trước năm 1998, chính sách về đường được qui đònh rất chặt chẽ và chòu
sự kiểm soát của cơ quan quản lý hậu cần quốc gia – BULOG. Từ năm 1998
đến nay, do yêu cầu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Chính phủ Inđônêsia đã
chấm dứt sự tồn tại của BULOG. Hiện nay, Inđônêsia là mở cửa hoàn toàn đối
với các nhà sản xuất đường trên thế giới mà không có bất kỳ một biện pháp
bảo hộ nào về thuế cũng như phi thuế.
- Cộng đồng Châu u:
Ngành đường của Cộng đồng Châu u được kiểm soát toàn diện hơn về
mức giá, lượng bán ra trên thò trường nội đòa, lượng đường xuất khẩu và thò
trường xuất khẩu. Mục đích của việc kiểm soát là duy trì giá đường cao và ổn
đònh ở thò trường nội đòa.
Cộng đồng Châu u phân chia hạn ngạch sản xuất, tức là phân chia thò
trường. Có hai loại hạn ngạch; hạn ngạch A phản ánh mức tiêu thụ đường quốc
gia, hạn ngạch B được lập ra như là tỷ lệ % của hạn ngạch A. Tổng hạn ngạch
A và B sẽ được tiêu thụ tại EU. Số đường còn lại gọi là “hạn ngạch C” được
xuất khẩu ra khỏi EU theo giá đường thế giới. Các khoản trợ cấp xuất khẩu
được trả gián tiếp bởi người tiêu dùng thuộc EU thông qua giá đường nội đòa
cao.
Qua nghiên cứu bước đầu về tình hình sản xuất tiêu thụ đường trên thế
giới và một số thông tin trình bày trên đây, có thể rút ra một số nhận xét về
chính sách của các nước đối với ngành mía đường như sau:
Hầu hết các nước sản xuất đường, nhất là các nước có xuất khẩu đường
đều có chính sách hỗ trợ ngành mía đường.
Chính phủ mỗi nước đều qui đònh mức bán đường của các nhà sản xuất
trong nước ra thò trường nội đòa.
Về nhập khẩu, các nước đều qui đònh mức thuế nhập khẩu đường cao và
rất cao.

----------------------------------------------------------------------------------------------Trang 21


Đặng Thế Mẫn
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Các nước đều duy trì giá đường nội đòa cao hơn giá đường trong mậu dòch
thương mại quốc tế. Giá tiêu thụ nội đòa cao là một bộ phận bù đắp cho giá
đường xuất khẩu thấp, nhằm giúp cho các nhà máy xuất khẩu được số lượng
đường dư thừa không tiêu thụ hết trong nước (tuy giá thấp nhưng hạch toán
chung nhà máy vẫn có lãi).
* Tóm tắt chương 1:
- Nguyên liệu là đối tượng lao động đã qua tác động của con người, là
yếu tố không thay thế được trong quá trình sản xuất và thường chiếm tỷ trọng rất
lớn trong cơ cấu sản phẩm, đặc biệt trong công nghiệp chế biến đường tỷ trọng
này khá cao - khoảng 60% cho nguyên liệu mía cây.
- Cây mía dùng để chế biến đường có từ lâu đời trên thế giới và ở nước ta,
riêng nước ta mía là cây nguyên liệu chủ yếu dùng để sản xuất đường nên là cây
công nghiệp ngắn ngày có ý nghóa kinh tế rất lớn trong ngành công nghiệp chế
biến.
- Phát triển nguồn nguyên liệu mía là cần thiết, một mặt thực hiện mục
tiêu Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông thôn, một mặt đem lại lợi ích kinh tế xã hội cho đất nước và là nguồn thu nhập chính cho nhân dân ở một số vùng.
- Đối với các nước trên thế giới, ngoài mía dùng để chế biến đường còn
có nguồn khác dùng làm đường như củ cải đường, cây thốt nốt; đặc biệt là
đường củ cải cũng chiếm tỷ lệ cao trong sản lượng đường thế giới. Hiện nay có
khoảng 34 nước xuất khẩu đường và thường dùng các chính sách để hỗ trợ cho
việc xuất khẩu. Đối với các nước nhập khẩu, thường đánh thuế nhập khẩu đường
rất cao, nhằm bảo hộ đường tiêu thụ nội đòa.

: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN NGUYÊN

LIỆU MÍA VÀ CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐƯỜNG VIỆT NAM
2.1 Tình hình sản xuất và chế biến đường:
----------------------------------------------------------------------------------------------Trang 22


Đặng Thế Mẫn
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.1.1 Tình hình công nghệ – thiết bò chế biến đường:
2.1.1.1 Qui mô nhà máy:
Cách đây 4 năm, ngành công nghiệp đường nước ta chỉ có 12 nhà máy
với tổng công suất 10.300 TMN, thiết bò hầu hết là cũ, các chỉ tiêu công nghệ
đạt thấp, hàng năm sản xuất được khoảng 100.000 tấn đường. Thực hiện
Chương trình 1 triệu tấn đường, những năm qua chúng ta đã cải tạo, nâng cấp
hầu hết các nhà máy cũ, xây dựng thêm 29 nhà máy mới, đưa tổng số nhà máy
trong cả nước lên 41, tổng công suất 69.050 TMN. Vụ ép 1998/1999 đã sản
xuất được 552.500 tấn đường, gấp 5,5 lần so với năm 1994. Đi đôi với việc phát
triển về số lượng, ngành đường đã được hiện đại hóa một bước nhờ tiếp thu
những tiến bộ về công nghệ và thiết bò của nền công nghiệp đường thế giới.
Bảng 3: Qui mô nhà máy chế biến công nghiệp qua các vụ:

Vụ

Số lượng nhà máy

Công suất (TMN)

1994-1995

12


10.300

1995-1996

14

15.200

1996-1997

24

31.600

1997-1998

35

50.800

1998-1999

41

69.050
Nguồn: Tổng Công ty Mía đường II.

Với 41 nhà máy hoạt động vụ ép 1998 -1999 có các qui mô công suất
như sau:

-

11 nhà máy có công suất từ 100 TMN - 900 TMN với tổng công suất
5.300 TMN chiếm 7,7%.

-

23 nhà máy có công suất từ 1.000 TMN - 2000 TMN với tổng công
suất 29.250 TMN chiếm 42,4%.

----------------------------------------------------------------------------------------------Trang 23


Đặng Thế Mẫn
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

-

07 nhà máy có công suất từ 2.500 TMN - 8.000 TMN với tổng công
suất 34.500 TMN chiếm 49,9%.

Công suất bình quân 1 nhà máy là 1.684 TMN, năm 2000 sẽ có thêm 5
dự án hoàn thành, trong đó 2 dự án mở rộng. Số nhà máy sẽ có là 44, công suất
bình quân 1 nhà máy sẽ vào khoảng 2.000 TMN.
Công suất nhỏ nhất là 100 TMN (nhà máy Đồng Xuân).
Công suất lớn nhất là 8.000 TMN (nhà máy Bourbon Tây Ninh).
* Nhận đònh:
- Qui mô các nhà máy mới chọn là phù hợp. Đối với các vùng nguyên liệu
phân tán, cơ sở hạ tầng yếu kém. Chọn công suất 1.000 TMN có tính đến mở
rộng lên 1.500 – 2.000 TMN. Đối với vùng nguyên liệu tập trung đã xây dựng

các nhà máy có công suất trên 2.000 TMN - 8.000 TMN. Đồng thời các nhà máy
này cũng có phương án mở rộng lên gấp đôi như 6.000 TMN lên 12.000 TMN,
8.000 TMN lên 16.000 TMN. Tuy nhiên, so với các nước có nhà máy đường cỡ
lớn như Thái Lan, bình quân một nhà máy đường công suất 10.000 TMN, Braxin:
9.200 TMN, c: 9.100 TMN, Nam Phi: 6.800 TMN, Mêhicô: 4.900 TMN… thì các
nhà máy đường của ta hiện nay thuộc loại qui mô nhỏ.
- Cỡ công suất các nhà máy đường của ta có thể so sánh tương đương với
cỡ các nhà máy đường n Độ, một nước hàng năm sản xuất 15 triệu tấn đường
(công suất bình quân 1 nhà máy đường n Độ là 2.000 TMN, nhà máy đường lớn
nhất có công suất 10.000 TMN). Nếu thực hiện bước 2 của dự án, nghóa là tiếp
tục mở rộng nâng cấp, thì sau năm 2000 công suất bình quân các nhà máy
đường của ta sẽ vào khoảng 2.500 TMN, công suất nhà máy đường lớn nhất sẽ là
16.000 TMN.
- Hướng phát triển ngành công nghiệp mía đường của ta với nhiều cỡ qui
mô và từng bước mở rộng nâng cấp là phù hợp với qui luật phát triển chung của
ngành công nghiệp đường thế giới. Khi nguyên liệu mía đường phát triển tăng
----------------------------------------------------------------------------------------------Trang 24


×