Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phân tích môi trường ngành dịch vụ viễn thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.6 KB, 14 trang )

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

Sự phát triển của thị trường viễn thông Việt Nam
Người tiêu dùng Việt Nam ngày nay không chỉ được tự do lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ viễn thông
cho mình, mà giá cước các dịch vụ đều giảm đi nhiều lần nhờ yếu tố cạnh tranh của thị trường.

Trước những năm 2000, dịch vụ viễn thông ở Việt Nam được hiểu là một dịch vụ cao cấp, dành
cho người giàu và ở thành phố. Khi đó, người tiêu dùng Việt Nam vẫn xa lạ với việc gọi điện
thoại, bởi phải bỏ ra số tiền là 850.000 đồng (gồm phí lắp đặt và tiền mua máy điện thoại cố định
- tương đương hai chỉ vàng lúc bấy giờ) mới lắp được một đường dây điện thoại. Giai đoạn này
cả nước có chưa một triệu thuê bao (gồm cả cố định và di động). Mấy chục triệu người dân Việt
Nam cũng không có sự lựa chọn nào khác vì thị trường viễn thông Việt Nam chỉ có một nhà
cung cấP là VNPT.
Ít ai có thể nghĩ được 10 năm sau, từ xuất phát điểm đó, thị trường viễn thông Việt Nam đã thực
sự đổi khác. Người tiêu dùng Việt Nam không chỉ được tự do lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ cho
mình, mà giá cước các dịch vụ đều giảm đi gấp nhiều lần nhờ yếu tố cạnh tranh của thị trường.

Hiện Việt Nam có bảy mạng viễn thông di động đang cạnh tranh trên thị trường
hơn 86 triệu dân. Không còn là mảnh đất màu mỡ và dễ khai thác như những năm
trước, các nhà cung cấp dịch vụ cho thị trường viễn thông đang phải tìm cách tăng
trưởng trong môi trường kinh doanh ngày một khó khăn. Tuy nhiên, theo các
chuyên gia kinh tế, mặc dù cánh cửa đang hẹp dần đối với một số mạng có số
lượng khách hàng nhỏ nhưng về dài hạn, đây vẫn là mảnh đất màu mỡ để các nhà
cung cấp khác nhắm đến việc khai phá, hứa hẹn sự sôi động của một thị trường
viễn thông phát triển cao hơn.

Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh
1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Kinh doanh dịch vụ viễn thông, ngoài những yếu tố cạnh tranh sống còn, còn là
câu chuyện về tần số và tài nguyên, thuộc tầm quy hoạch vĩ mô. Nhiều năm nay
vai trò dẫn đầu thị trường đang thuộc về Viettel và VNPT. Và thành quả của sự


cạnh tranh trong những năm qua là các mạng di động này đã nhanh chóng phủ
sóng toàn quốc, mang lại nhiều sự khác biệt cho khách hàng.


Năm 2010, các mạng di động MobiFone, VinaPhone và Viettel đã giảm cước bình
quân 15%, các đợt khuyến mãi nhân đôi thẻ nạp cho thuê bao trả trước diễn ra
dồn dập... Tuy nhiên, ngành viễn thông VN đạt doanh thu hơn 226.000 tỉ đồng
trong năm 2010, trong đó chỉ riêng VNPT và Viettel đã chiếm đến 85%, tương
đương mức khoảng 193.000 tỉ đồng. Thị trường viễn thông sẽ tiếp tục tăng trong
năm 2011, khi VNPT và Viettel vẫn tiếp tục đưa ra mục tiêu cao hơn.
2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
- Truyền thông “lấn sân” viễn thông kế hoạch truy cập Internet qua mạng cáp
truyền hình (Với ưu thế về băng rộng). Với sự phát triển của công nghệ, các doanh
nghiệp viễn thông - công nghệ thông tin và truyền thông của Việt Nam bắt đầu trở
thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau. Việc truy cập Internet qua mạng cáp
truyền hình có thể đạt tốc độ tải về tới 54 Mbps và tải lên 10 Mbps. Đồng thời,
thông qua hệ thống đường truyền này, ngoài truyền hình và Internet, khách hàng
còn có thể tiếp cận nhiều dịch vụ giải trí khác như chơi game online, xem ti vi trên
máy vi tính, xem truyền hình và phim theo yêu cầu...
- Mạng di động MVNO
Ưu điểm lớn nhất của di động MVNO là khai thác tối đa cơ sở hạ tầng mạng.
Những nhà cung cấp MVNO sẽ không phải đầu tư quá nhiều vốn để xây dựng hệ
thống mạng. Bên cạnh đó, nhờ các đối tác MVNO, các nhà khai thác di động MNO
sẽ tận thu được số vốn đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng bằng việc khai thác triệt để
những phân khúc thị trường còn bỏ ngỏ.
- Nhà đầu tư nước ngoài đang hào hứng tham gia vào thị trường viễn thông Việt
Nam
3. Khách hàng tiêu thụ
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn
bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.



Khách hàng được phân làm 2 nhóm:
+Khách hàng lẻ
+Nhà phân phối
Cả hai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản
phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong
ngành thông qua quyết định mua hàng.
Tương tự như áp lực từ phía nhà cung cấp ta xem xét các tác động đến áp
lực cạnh tranh từ khách hàng đối với ngành
+ Quy mô
+Tầm quan trọng
+Chi phí chuyển đổi khách hàng
+Thông tin khách hàng
Đặc biệt khi phân tích nhà phân phối ta phải chú ý tầm quan trọng của họ,
họ có thể trực tiếp đi sâu vào uy hiếp ngay trong nội bộ của doanh nghiệp.
4. Nhà cung cấp
- Nhà cung cấp tài chính bao gồm: BIDV, MHB, Vinaconex, EVN
- Nhà cung cấp nguyên vật liệu, sản phẩm bao gồm: AT&T (Hoa Kỳ), BlackBerry
Nokia Siemens Networks, ZTE
5. Sản phẩm thay thế
- Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu
cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành.
- Ngành viển thông rộng mở vì vậy trong tương lai gần sẽ có những sản phẩm thay
thế sẽ giúp khách hàng ngày càng thỏa mản nhu cầu của mình.


Điện thoại di động chính là sản phẩm thay thế cho điện thoại cố định và
sắp tới là VOIP sẽ thay thế cho cả hai sản phẩm cũ.
Phân tích SWOT

S (Strengths)
1. Thị trường nhiều di động cạnh tranh hơn với nhiều tập đoàn lớn (VNPT, Viettel,
Mobile,…) Gia nhập WTO giúp VN thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhất là
tập trung cho thị trường băng rộng
2. Dịch vụ di động và dịch vụ cố định đạt mức tăng trưởng khá cao
3. . Phát triển nhiều dịch vụ mới, dịch vụ GTGT, giải trí
W (Weaknesses)
1. Thiếu các nhà đầu tư chiến lược trên thị trường
2. Phát triển không đồng đều
3 Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng mạng lớn. Mạng phát triển theo địa dư hành chính,
dàn trải gây lãng phí, khó khăn khi nâng cấp
O (Opportunities)
1. Phải cạnh tranh sẽ thúc đẩy tăng trưởng toàn thị trường viễn thông.
2. Chính phủ đang thực hiện tự do hóa ngành viễn thông, tạo đk tham gia cho các
tập đoàn viễn thông lớn
3. Triển khai 3G để phủ sóng vùng nông thôn

4. Thu nhập BQ đầu người tăng, ổn định, trình độ dân trí nâng cao làm gia tăng
nhu cầu, dân số đông làm tăng nhu cầu về dịch vụ viễn thông
5. Công nghệ viễn thông – internet phát triển mạnh
6. Xu hướng giảm giá thiết bị đầu cuối tạo nhiều cơ hội thu hút người sử dụng


T (Threats)
1. Quá trình phân cấp Nhà nước diễn ra chậm chạp
2. 1/3 làng xã VN nằm ở các vùng núi khó để triển khai DV viễn thông. Làm cản trở
việc phát triển mạng cố định, di động và internet
3.Tỷ lệ thuê bao di động ngừng hoạt động chưa được xác định rõ ràng tạo ra
không minh bạch trên thị trường di động
4. Sự gia tăng cạnh tranh có thể dẫn đến chiến tranh về giá cước qua đó làm giảm

nghiêm trọng chất lượng dịch vụ
5. Công nghệ và DV phát triển nhanh tạo sức ép nguy cơ tiềm ẩn tụt hậu công
nghệ
6. Nguy cơ giảm thị phần do chính sách mở cửa của Nhà nước xuất hiện cạnh
tranh từ các tập đoàn viễn thông có ưu thế vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản


4.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VINAPHONE
4.1.1. Quá trình hình thành và phát triểnCông ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone,
được thành lập theo quyết định số
331/ QĐ-TCCB ngày 14/6/1997 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện (nay là
Bộ Thông tin và truyền thông). Vinaphone là doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị thành
viên hạch toán phụ thuộc của VNPT. Tên giao dịch quốc tế là Vietnam Telecom
Services Company, với thương hiệu ban đầu là GPC, đến năm 2006 lấy thương hiệu
là Vinaphone. Nhìn chung, trong thời gian qua Vinaphone đó thực hiện tốt vai trò là
một trong những nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất trên thị trường Việt Nam.


Kết quả đó được thể hiện trong việc hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về thị trường,
sản phẩm, dịch vụ do VNPT giao. Năm 1996, chỉ có 19.545 thuê bao thì đến
31/12/2010 đã có 15.353.745 thuê bao tăng gấp 785,56 lần và đến thời điểm này số
thuê bao đó đạt trên 20 triệu, chiếm thị phần lớn thứ ba sau Viettel và Mobifone. Là
đơn vị thành viên của Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam, năm
1999 VinaPhone là mạng đầu tiên phủ sóng trên 100% các tỉnh, thành phố, sau đó
7 năm, tháng 6 năm 2006, VinaPhone lại một lần nữa là mạng di động đầu tiên
thực hiện phủ sóng 100% số huyện trên địa bàn cả nước kể cả các huyện miền núi,
hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Là đơn vị thành viên của Tập đoàn bưu chính viễn thông
Việt Nam, năm
1999 VinaPhone là mạng đầu tiên phủ sóng trên 100% các tỉnh, thành phố, sau đó
7 năm, tháng 6 năm 2006, VinaPhone lại một lần nữa là mạng di động đầu tiên

thực hiện phủ sóng 100% số huyện trên địa bàn cả nước kể cả các huyện miền núi,
hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
4.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh và chức năng sản xuất kinh
doanh của công ty

4.1.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức hoạt động kinh doanh của Vinaphone
(hình 5
trang 43):
4.1.2.2. Chức năng sản xuất kinh doanh của Vinaphone
- Tổ chức, xây dựng, quản lý, bảo dưỡng và vận hành khai thác mạng lưới, dịch vụ
viễn thông ( bao gồm các mạng: thông tin di động, nhắn tin và điện thoại dùng thẻ


toàn quốc) trong phạm vi cả nước để kinh doanh và phục vụ theo quy hoạch, kế
hoạch và phương hướng phát triển do Tập đoàn giao;
- Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây dựng và lắp đặt chuyên ngành thông tin di động,
nhắn tin, điện thoại dùng thẻ;
- Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên ngành viễn thông để
phục vụ hoạt động của đơn vị;
- Bảo trì, sửa chữa các thiết bị chuyên ngành thông tin di động, nhắn tin, điện
thoại dùng thẻ;
- Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi được Tập đoàn giao và phù hợp
với quy định của pháp luật.
4.1.3. Kết quả kinh doanh giai đoạn từ năm 2006 - 2010
* Về Phát triển thuê bao:

Bảng 1. Sản lượng thuê bao điện thoại di động
giai đoạn 2006-2010 của Vinaphone
Đơn vị tính: số thuê bao


2006 2007 2008 2009 2010
1 Phát triển thuê bao 1.741.508 4.112.698 7.549.432 11.615.967 15.353.745
2 Thuê bao phát sinh cước 1.401.231 3.001.239 5.109.582 8.609.257 13.893.845

Nguồn : Báo cáo tổng kết VNPT
4.2.1. Tầm nhìn và sứ mệnh

4.2.1.1. Tầm nhìn


Dịch vụ thông tin di động của Vinaphone ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở
thành một phần tất yếu trong cuộc sống của mỗi người dân Việt Nam. Vinaphone
luôn là mạng điện thoại di động dẫn đầu ở Việt Nam, luôn ở bên cạnh khách hàng
dù bất cứ nơi đâu.

4.2.1.2. Sứ mệnh
Vinaphone luôn nỗ lực ứng dụng hiệu quả công nghệ viễn thông tiên tiến để
mang dịch vụ thông tin di động đến cho khách hàng ở bất cứ nơi đâu, góp phần
thúc đẩy kinh tế - xã hội của Việt Nam.
4.2.2. Định hướng chiến lược
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nên định hướng kinh
doanh của Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone nhắm tới là giải pháp toàn diện
cho khách hàng.
4.2.3. Giá trị cốt lõi
- Giá trị mang tính Nhân văn: Giá trị tốt đẹp nhất Vinaphone hướng tới là
phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân viên, mang lại lợi ích cho đối tác, đóng góp vì lợi ích của cộng đồng. Tất cả
"Vì con người, hướng tới con người và giữa những con người".

- Giá trị mang tính Kết nối: Nhờ những ứng dụng công nghệ viễn thông tiên

tiến, Vinaphone có mặt ở khắp mọi nơi, mọi cung bậc tình cảm để mang con
người đến gần nhau hơn, cùng nhau trải nghiệm, chia sẻ Cảm Xúc - Thành Công Trí Thức.


- Giá trị mang tính Việt Nam: Tiên phong trong lĩnh vực phát triển thông tin
di động ở các vùng xa xôi của đất nước, vừa kinh doanh, vừa phục vụ để thúc đẩy
phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.


1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG

Dịch vụ viễn thông phải trở nên rẻ và nằm trong tay mỗi người, mỗi gia đình. Từ tư duy này, một
khái niệm mới đã hình thành và được tổng quát thành 4Any. Đó là anytime (mọi lúc),
anywhere (mọi nơi), anybody (mọi người) và anyprice (giá rẻ).
Nhìn lại chặng đường 10 năm trở lại đây, ngành công nghệ thông tin nói chung và ngành viễn thông Việt
Nam nói riêng đã có những bước phát triển vượt bậc. Những khái niệm về viễn thông mới bắt đầu ra đời.
Đến năm 2000, cả nước mới có khoảng 3 triệu thuê bao điện thoại (đạt mật độ 3,5 máy trên 100 dân).
Trên các bảng xếp hạng chỉ số liên quan đến công nghệ thông tin và viễn thông như chỉ số sẵn sàng cho
nền kinh tế điện tử hay chỉ số sẵn sàng kết nối NRI, Việt Nam đều đứng ở vị trí cuối bảng hoặc thậm chí
như chỉ số xã hội thông, còn chưa được cho vào bảng xếp hạng. Năm 2000, lần đầu tiên có một dịch vụ
viễn thông không do VNPT cung cấp. Với dịch vụ điện thoại đường dài VoIP 178 của Viettel, người dân
Việt Nam đã có thể lưạ chọn sử dụng các dịch vụ viễn thông với cước phí thấp hơn tới 40%
Thế độc quyền đã dần được phá bỏ. Nhưng, bỏ độc quyền không đồng nghĩa với việc thị trường chắc
chắn phát triển bùng nổ. Bởi lúc đó, có một mặc định rằng viễn thông là công nghệ hiện đại, cao cấp,
đương nhiên dịch vụ viễn thông cũng là cao cấp, là dành cho số ít. Nếu các doanh nghiệp đi sau vẫn giữ
nguyên quan niệm này thì chắc chắn rằng bức tranh viễn thông ở Việt Nam ngày hôm sẽ vẫn đơn điệu.
Nhưng những người đi sau lại nghĩ rằng, viễn thông phải trở nên rất rẻ và phải rất dễ dàng nằm trong tay
mỗi người, vào trong nhà của mỗi gia đình. Vì đó là nhu cầu cơ bản thiết yếu mỗi người. Từ tư duy này,
một khái niệm viễn thông mới ở Việt Nam đã hình thành. Khái niệm mới này về sau được tổng quát thành
4Any. Đó là anytime: mọi lúc, anywhere: mọi nơi, anybody: mọi người, anyprice: giá rẻ.

Chính thức cung cấp dịch vụ di động vào năm 2004. Nhưng chỉ sau một năm, Viettel đã có một triệu thuê
bao. 6 năm sau, đã có tới 40 triệu thuê bao (gấp 10 lần tổng số thuê bao di động toàn quốc vào năm
2004) và phủ sóng di động tới 95% diện tích và 98% dân số. Dưới sức ép cạnh tranh, các nhà cung cấp
dịch vụ di động còn lại cũng buộc phải đi theo con đường mà khái niệm viễn thông mới đã đưa ra.
Viễn thông đã đi vào từng gia đình ở khắp ngõ ngách bản làng, nằm trong bàn tay của mỗi người không
phân biệt giàu nghèo, tuổi tác. Và quan trọng, giá đã rẻ hơn rất nhiều so với 10 năm trước. Một khái niệm
mới được kiên trì thực hiện, trên bản đồ viễn thông quốc tế, Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh thứ 2
thế giới. Chỉ trong 10 năm, cả nước đã có 114 triệu thuê bao (đạt mật độ 132 máy cho 100 dân), tăng lên
28 lần so với năm 2000.
Cuối năm 2009, đầu năm 2010, các nhà cung cấp lần lượt khai trương dịch vụ di động 3G. Một lần nữa,
quan điểm phát triển của các nhà cung cấp lại có những khác biệt cơ bản. Các nhà cung cấp thuộc
VNPT cho rằng 3G là một dịch vụ viễn thông cao cấp, giá thành cao nên chỉ tập trung đầu tư cung cấp tại
các trung tâm dân cư có mức sống cao. Còn Viettel ngay từ đầu đã cho rằng 3G cũng chỉ là dịch vụ bình
dân. Gần đây, lãnh đạo của doanh nghiệp này còn cho biết đến cuối năm 2010, về cơ bản, sóng 3G sẽ
phủ rộng tương đương 2G. Kèm theo đó là chương trình quang hóa đến tận các vùng nông thôn.
Hiện, có đến 20 triệu hộ dân với khoảng 80% dân số Việt Nam chưa được sử dụng Internet băng rộng và
chưa có truyền hình cáp. Đây chính là những nhiệm vụ mà viễn thông nói riêng và công nghệ thông tin
nói chung cần phải trực tiếp thực hiện trong thời gian trước mắt. Và khái niệm viễn thông 4Any vẫn là con
đường để đi đến mục tiêu.


II. MÔI TRƯỜNG NGÀNH
1. Định nghĩa ngành
Dịch vụ viễn thông
Viễn thông (trong các ngôn ngữ châu Âu xuất phát từ tele của tiếng Hy Lạp có
nghĩa là xa và communicare của tiếng La tinh có nghĩa là thông báo) miêu tả một cách
tổng quát tất cả các hình thức trao đổi thông tin qua một khoảng cách nhất định mà không
phải chuyên chở những thông tin này đi một cách cụ thể (thí dụ như thư). Theo nghĩa hẹp
hơn, ngày nay viễn thông được hiểu như là cách thức trao đổi thông tin, dữ liệu thông qua
kỹ thuật điện, điện tử và các công nghệ hiện đại khác. Các dịch vụ viễn thông đầu tiên

theo nghĩa này là điện báo và điện thoại, sau dần phát triển thêm các hình thức truyền đưa
số liệu, hình ảnh ...
Như vậy, dịch vụ viễn thông nói chung là một tập hợp các hoạt động bao
gồm các nhân tố không hiện hữu, tạo ra chuỗi giá trị và mang lại lợi ích tổng hợp.
Do đó, thực thể dịch vụ viễn thông thường được phân làm 2 loại: dịch vụ cơ bản
(dịch vụ cốt lõi) và dịch vụ giá trị gia tăng (dịch vụ phụ thêm).
2. Dịch vụ cơ bản là dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp cung cấp cho thị trường.
Dịch vụ cơ bản thỏa mãn một loại nhu cầu nhất định vì nó mang lại một loại giá trị
sử dụng (hay là giá trị lợi ích) cụ thể. Dịch vụ cơ bản quyết định bản chất của dịch
vụ, nó gắn liền với công nghệ, hệ thống sản xuất và cung ứng dịch vụ. Nói một
cách cụ thể hơn viễn thông cơ bản là dịch vụ để kết nối và truyền tín hiệu số giữa
các thiết bị đầu cuối.Các dịch vụ cơ bản của viễn thông bao gồm dịch vụ thoại và
dịch vụ truyền số liệu. Dịch vụ thoại bao gồm dịch vụ điện cố định, di động; Dịch


vụ truyền số liệu gồm: dịch vụ kênh thuê riêng, dịch vụ truyền dẫn tín hiệu truyền
hình ...
3. Dịch vụ giá trị gia tăng là những dịch vụ bổ sung, tạo ra những giá trị phụ trội
thêm cho khách hàng, làm cho khách hàng có sự cảm nhận tốt hơn về dịch vụ cơ
bản. Dịch vụ giá trị gia tăng của dịch vụ viễn thông là các dịch vụ làm tăng thêm
các giá trị thông tin của người sử dụng dịch vụ bằng cách khai thác thêm các loại
hình dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng dịch vụ .Dịch vụ giá
trị gia tăng của dịch vụ viễn thông bao gồm các dịch vụ gia tăng trên nền thoại đó
là: dịch vụ hiển thị số gọi đến, dịch vụ chuyển cuộc gọi tạm thời, dịch vụ báo thức,
dịch vụ điện thoại hội nghị ba bên, dịch vụ nhắn tin...; các dịch vụ gia tăng trên
nền truyền số liệu như: dịch vụ truyền âm thanh, hình ảnh, tin nhắn đa phương
tiện GPRS (Genaral Packet Radio Services)...


2.Mô tả ngành

Có 9 DN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông: Viettel, VNPT, HTC,
FPT, EVN, SPT, GTEL
Về doanh thu của các doanh nghiệp trong ngành, Tập đoàn VNPT và Tập đoàn
Viettel vẫn dẫn đầu
Biểu đồ tỉ lệ thị phần doanh thu năm 2011 ngành Viễn thông

Biểu đồ tỷ lệ thị phần theo thuê bao điện thoại di động năm 2011


Biểu đồ tỉ lệ thị phần theo thuê bao truy nhập Internet thông qua hệ thống hữu tuyến năm
2011



×