Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
------------------------

TRẦN THỊ KIỆM

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ CÁ
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
---------------------

TRẦN THỊ KIỆM

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ CÁ
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ BẢO

Đà Nẵng – Năm 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Trần Thị Kiệm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 3
5. Bố cục và nội dung nghiên cứu .............................................................. 4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ................................................................ 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HẬU CẦN
NGHỀ CÁ ........................................................................................................ 9
1.1. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ CÁ ................................ 9
1.1.1. Khái niệm dịch vụ ............................................................................ 9
1.1.2. Khái niệm dịch vụ hậu cần nghề cá ............................................... 10
1.1.3. Khái niệm phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá ............................... 10
1.1.4. Đặc điểm phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá ................................ 11
1.1.5. Tầm quan trọng của dịch vụ hậu cần nghề cá ở Việt Nam ............ 15
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ
CÁ ................................................................................................................... 17
1.2.1. Gia tăng quy mô dịch vụ hậu cần nghề cá ..................................... 17

1.2.2. Nâng cao chất lƣợng dịch vụ hậu cần nghề cá ............................... 21
1.2.3. Gia tăng nguồn lực của các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá ........... 24
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HẬU
CẦN NGHỀ CÁ .............................................................................................. 26
1.3.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên .............................................. 26
1.3.2. Nhóm nhân tố về kinh tế ................................................................ 28
1.3.3. Nhóm nhân tố về xã hội ................................................................. 29


1.3.4. Nhóm nhân tố về an toàn, an ninh trên biển .................................. 30
1.4. MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ
CÁ TRONG NƢỚC VÀ THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .............................................................................. 31
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá trong nƣớc ....... 31
1.4.2. Kinh nghiệm phát triển hậu cần nghề cá trên thế giới ................... 36
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho thành phố Đà Nẵng ............................... 38
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 41
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

DỊCH VỤ HẬU CẦN

NGHỀ CÁ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN QUA ........ 42
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ CÁ
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .............................................................................. 42
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 42
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ............................................................... 47
2.1.3.Tình hình tàu thuyền và sản lƣợng khai thác thủy sản .................... 51
2.1.4. Tình hình về an toàn, an ninh trên biển.......................................... 54
2.2. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ CÁ
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .............................................................................. 56

2.2.1. Tình hình về quy mô dịch vụ hậu cần nghề cá............................... 56
2.2.2. Tình hình về chất lƣợng dịch vụ hậu cần nghề cá.......................... 66
2.2.3. Tình hình về nguồn lực của các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá .... 75
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
HẬU CẦN NGHỀ CÁ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ........................................ 78
2.3.1. Những mặt tích cực ........................................................................ 78
2.3.2. Những mặt hạn chế ........................................................................ 79
2.3.3. Nguyên nhân tồn tại ....................................................................... 80
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 82


CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HẬU CẦN
NGHỀ CÁ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN ĐẾN........... 83
3.1. CÁC CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ........................................... 83
3.1.1. Những thách thức cho sự phát triển dịch vụ nghề cá ..................... 83
3.1.2. Xu hƣớng phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá trong thời gian đến ...... 85
3.1.3. Quan điểm, mục tiêu và phƣơng hƣớng phát triển dịch vụ hậu cần
nghề cá thành phố Đà Nẵng ..................................................................... 86
3.2. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HẬU CẦN
NGHỀ CÁ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............................................................ 90
3.2.1. Nâng cao chất lƣợng dịch vụ hậu cần nghề cá tại Âu thuyền và
Cảng cá Thọ Quang .................................................................................. 90
3.2.2. Giải pháp hỗ trợ hoạt động thu mua sản phẩm hải sản khai thác ........ 93
3.2.3. Giải pháp về mở rộng quy mô, phát triển các cơ sở đóng mới, sửa
chữa tàu cá và công nghiệp phụ trợ phục vụ khai thác thủy sản.............. 90
3.2.4. Giải pháp về nâng cao chất lƣợng các hoạt động dịch vụ phục vụ
khai thác hải sản ....................................................................................... 93
3.2.5. Giải pháp về nâng cao khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân
lực ............................................................................................................. 98
3.2.6. Nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc về dịch vụ hậu cần nghề cá ... 100

3.3. KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 101
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................. 103
KẾT LUẬN .................................................................................................. 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU

Ý NGHĨA

BQ

Bình quân

BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn

BQL

Ban Quản lý

DN

Doanh nghiệp

DV


Dịch vụ

ĐVT

Đơn vị tính

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GS

Giáo sƣ

HCNC

Hậu cần nghề cá

HTX

Hợp tác xã

KCN

Khu công nghiệp

KH

Kế hoạch


MTV

Một thành viên

PTNT

Phát triển nông thôn



Quyết định

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP

Thành phố

TS

Tiến sĩ

SP

Sản phẩm

UBND


Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10
2.11
2.12
2.13
2.14
2.15
2.16
2.17
2.18
2.19

Tên bảng

Trang


Cơ cấu GDP phân theo nhóm ngành (giá hiện hành)
Dân số, lực lƣợng lao động của thành phố Đà Nẵng
Tình hình tàu thuyền và sản lƣợng khai thác thủy sản từ
năm 2010 - 2014
Hiện trạng tàu thuyền phân theo các địa phƣơng
Tình hình tàu thuyền neo đậu tránh trú bão tại Âu
thuyền Thọ Quang
Số cơ sở kinh doanh tại Chợ đầu mối thủy sản Thọ
Quang
Số cơ sở thu mua hải sản trên địa bàn quận Sơn Trà
Tình hình phát triển tàu thu mua sản phẩm trên biển
Các cơ sở đóng, sửa tàu thuyền ở thành phố Đà Nẵng
Hiện trạng các cơ sở sản xuất cung cấp nƣớc đá tại Âu
thuyền và Cảng cá Thọ Quang
Cơ sở kinh doanh xăng dầu trong Âu thuyền Thọ Quang
Kết quả hoạt động của Âu thuyền Cảng cá Thọ Quang
Tình hình thu mua hải sản
Tình hình đóng mới tàu cá
Tình hình cung cấp xăng dầu, nƣớc đá phục vụ cho các
chủ tàu khai thác hải sản
Sự hài lòng của các chủ tàu đánh bắt hải sản đối với các
dịch vụ hậu cần nghề cá
Lao động hoạt động tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ
Quang
Hiện trạng nguồn vốn đầu tƣ dịch vụ hậu cần tại Âu
thuyền và Cảng cá Thọ Quang năm 2014
Tình hình và tỷ lệ cơ giới hóa dịch vụ vận chuyển, bốc
dỡ sản phẩm hải sản

48

50
51
53
55
60
60
61
63
65
66
68
69
72
73
74
75
76
78


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu
hình vẽ

Tên hình vẽ

Trang

2.1


Biểu đồ cơ cấu GDP theo nhóm ngành năm 2014

48

2.2

Biểu đồ tổng công suất tàu thuyền 2010-2014

52


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn 2030 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
1445/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2013 thì thành phố Đà Nẵng đƣợc quy
hoạch là một trong sáu trung tâm nghề cá lớn gắn với ngƣ trƣờng biển Đông
và Hoàng Sa. Định hƣớng phát triển thủy sản là một trong những ngành kinh
tế quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế biển của địa phƣơng, trong
thời gian qua, Đà Nẵng đã đầu tƣ cơ sở hạ tầng nghề cá với mục tiêu hình
thành Trung tâm nghề cá của khu vực miền Trung theo tinh thần Nghị quyết
số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong quá trình phát triển, các hoạt động của ngành dịch vụ hậu cần
nghề cá là một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển bền vững của
ngành thủy sản. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua sự phát triển của lĩnh
vực dịch vụ hậu cần nghề cá ở Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói
riêng vẫn còn quá nhiều mặt tồn tại cần phải khắc phục, đó là cơ sở hạ tầng

cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão đầu tƣ nhƣng chƣa đồng bộ, việc
quản lý chƣa hiệu quả, công tác vệ sinh môi trƣờng chƣa đƣợc chú trọng, các
cơ sở đóng, sửa chữa tàu cá phát triển thiếu quy hoạch, năng lực đóng mới
hạn chế, các hoạt động công nghiệp phụ trợ phục vụ cho khai thác hải sản còn
thiếu đồng bộ, chƣa đáp ứng yếu cầu phát triển sản xuất nghề cá theo hƣớng
hiện đại, dịch vụ thu mua, kinh doanh nguyên liệu thủy sản còn mang tính tự
phát, việc thực hiện dịch vụ hậu cần trên biển chỉ mới bƣớc đầu, còn hạn chế
về tổ chức sản xuất, nhân rộng mô hình, chƣa chú trọng đến việc đầu tƣ kho
lạnh và thực hiện đấu giá sản phẩm. Bên cạnh đó, các hoạt động thông tin ngƣ


2

trƣờng nguồn lợi, hoạt động phòng chống lụt bão, phối hợp tìm kiếm, cứu hộ,
cứu nạn trên biển, công tác đăng ký, đăng kiểm, quản lý chất lƣợng tàu cá
chƣa đƣợc đồng bộ, hạn chế về nguồn kinh phí hoạt động,… Tất cả những tồn
tại, hạn chế nêu trên không chỉ ảnh hƣởng đến hoạt động ngành dịch vụ hậu
cần nghề cá mà còn hạn chế sự phát triển của ngành thủy sản, nhất là khai
thác tiềm năng, lợi thế về biển và phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành
trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá của khu vực miền Trung. Do đó, việc
nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động của ngành và đề xuất các giải pháp
để phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá thành phố Đà Nẵng là rất cấp bách và
cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn trong phát triển ngành thủy
sản của thành phố Đà Nẵng.
Từ những vấn đề nêu trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: "Phát triển
dịch vụ hậu cần nghề cá thành phố Đà Nẵng" để làm đề tài cho luận văn tốt
nghiệp của bản thân, với mong muốn là đề xuất những kiến nghị, giải pháp có
tính gợi ý để giúp các cơ quan quản lý Nhà nƣớc trong việc phát triển dịch vụ
hậu cần nghề cá - một lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng
và phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm nghề cá của khu vực và

cả nƣớc.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển dịch vụ hậu cần
nghề cá.
- Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá TP. Đà Nẵng.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá
thành phố Đà Nẵng
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là lý luận
và thực tiễn phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá tại thành phố Đà Nẵng.


3

- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Tập trung nghiên cứu các nội dung liên quan đến dịch vụ
hậu cần nghề cá thành phố Đà Nẵng bao gồm các lĩnh vực: Các hoạt động dịch
vụ tại các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão; Dịch vụ đóng mới, sửa
chữa tàu thuyền, Dịch vụ cung cấp xăng dầu, nƣớc đá phục vụ cho khai thác
hải sản; Các hoạt động dịch vụ thu mua hải sản của các tàu thuyền đánh bắt.
+ Về không gian: tại thành phố Đà Nẵng.
+ Về thời gian: Đánh giá thực trạng dịch vụ hậu cần nghề cá tại thành
phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2014. Các giải pháp có ý nghĩa trong những
năm đến.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thu thập số liệu: Nguồn số liệu thứ cấp thu thập thông
qua việc kế thừa các tài liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu đã đƣợc công
bốthông qua các chƣơng trình điều tra cơ bản, các đề tài, dự án nghiên cứu
trên địa bàn thành phố về dịch vụ hậu cần nghề cá và ngành thủy sản thành
phố Đà Nẵng. Ngoài ra đề tài còn kế thừa sử dụng số liệu điều tra khảo sát đã

đƣợc công bố của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà
Nẵng. Nguồn số liệu này đƣợc thu thập trên cơ sở việc điều tra khảo sát,
phỏng vấn chuyên sâu các hộ ngƣ dân, tổ hợp tác, các doanh nghiệp, hộ kinh
doanh trong lĩnh vực dịch vụ hậu cần nghề, cán bộ quản lý thủy sản tại các
phƣờng có nghề cá, cán bộ thủy sản phòng kinh tế các quận ven biển (chủ yếu
Sơn Trà, Thanh Khê, Hải Châu), cán bộ thủy sản tại Chi cục Thủy sản, cán bộ
Ban quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang.
- Phƣơng pháp phân tích: Đề tài đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên
cứu cụ thể nhƣ:
- Phƣơng pháp phân tích thực chứng;
- Phƣơng pháp phân tích chuẩn tắc;


4

- Phƣơng pháp phân tích thống kê;
- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp;
- Phƣơng pháp phân tích so sánh;
- Các phƣơng pháp khác...
5. Bố cục và nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, danh mục các biểu, đồ thị, các chữ viết tắt
và danh mục tài liệu tham khảo, bố cục đề tài gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá.
Chƣơng 2. Thực trạng phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá thành phố Đà
Nẵng.
Chƣơng 3. Một số giải pháp phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá thành
phố Đà Nẵng trong thời gian đến.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nƣớc ta là một nƣớc có nhiều lợi thế về phát triển kinh tế biển, tiềm
năng và trữ lƣợng khai thác lớn với nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Hoạt

động khai thác thủy sản và hậu cần nghề cá nhiều nơi đang đƣợc chú trọng
nên sản lƣợng thủy sản đánh bắt đƣợc không ngừng tăng qua các năm. Hàng
năm các địa phƣơng cùng với các Bộ, Ngành liên quan tổ chức các cuộc họp,
xây dựng các chƣơng trình góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động hậu cần
nghề cá nói chung, học tập, nhân rộng các mô hình hoạt động có hiệu quả từ
các địa phƣơng cũng nhƣ khu vực. Trong thời gian qua đã có một số đề tài
nghiên cứu liên quan đến ngành thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá của Việt
Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng nhƣ sau:
- Chiến lƣợc phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 của Chính
phủ Việt Nam. Chiến lƣợc của Chính phủ đã xác định tầm quan trọng của
ngành thủy sản Việt Nam trong những năm tới; đề ra lộ trình, mục tiêu phát
triển ngành thủy sản một cách đồng bộ từ khâu khai thác, nuôi trồng, chế


5

biến, dịch vụ hậu cần nghề cá, đào tạo nguồn nhân lực…. Chiến lƣợc của
Chính phủ là cơ sở để các Bộ, ngành, UBND các tỉnh thành phố cụ thể hóa
chiến lƣợc phát triển ngành thủy sản của từng địa phƣơng.
- Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng phát triển bền vững khai thác thủy
sản vùng duyên hải Nam Trung bộ của Phan Thị Dung - Đại học Nha Trang.
Nội dung chính tập trung phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động khai
thác thủy sản các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và đề xuất các giải pháp phát
triển bền vững khai thác thủy sản nhƣ: Tăng cƣờng công tác quản lý tàu cá,
đăng ký, đăng kiểm tàu cá, công tác thông tin liên lạc và trang thiết bị an toàn
tàu thuyền khi hoạt động trên biển.
- Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá vùng
Duyên hải miền Trung của GS. TS. Trƣơng Bá Thanh, TS. Lê Bảo (2013).
Nội dung bài viết nghiên cứu đánh giá thực trạng, khó khăn tồn tại và đề xuất
các giải pháp phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá gồm: Hệ thống cảng cá, bến

cá, các cơ sở đóng và sửa chữa tàu cá, sự phát triển ngành công nghiệp phụ
trợ phục vụ cho khai thác hải sản, dịch vụ thu mua, kinh doanh nguyên liệu
thủy sản và các hoạt động hỗ trợ phục vụ khai thác hải sản khác nhƣ hoạt
động thông tin ngƣ trƣờng nguồn lợi, hoạt động phòng chống lụt bão và phối
hợp tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển, công tác đăng kiểm quản lý chất
lƣợng tàu cá và các trang thiết bị,... của các tỉnh Duyên hải miền Trung.
- Nghiên cứu tổng quát các vấn đề liên quan đến phát triển ngành thủy
sản và dịch vụ hậu cần nghề cá thành phố Đà Nẵng đã có công trình nghiên
cứu nhƣ:
+ “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp thành phố Đà
Nẵng đến năm 2020”, trên cơ sở rà soát, đánh giá hiện trạng các lĩnh vực sản
xuất giai đoạn 2001 – 2010, đề xuất phƣơng án lựa chọn quy hoạch phát triển
và một số giải pháp, định hƣớng phát triển ngành nông, lâm, thủy sản thành


6

phố Đà Nẵng đến năm 2020. Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp & Phát
triển nông thôn là căn cứ để định hƣớng phát triển trên các lĩnh vực, trong đó
có dịch vụ hậu cần nghề cá của thành phố Đà Nẵng.
+ Đề án chuyển đổi cơ cấu nghề, cơ cấu tàu thuyền trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng theo hƣớng phát triển bền vững. Theo đó, không phát triển tàu
công suất nhỏ (<20cv), không khuyến khích đóng tàu từ 20cv đến dƣới 50cv;
hỗ trợ kinh phí khuyến khích ngƣ dân đóng tàu công suất từ 90cv trở lên; tổ
chức đánh bắt hải sản theo tổ hợp tác, nghiệp đoàn nghề cá. Thành phố
khuyến khích phát triển tàu công suất lớn với các trang thiết bị hiện đại để
thực hiện dịch vụ tiêu thụ sản phẩm trên biển cho ngƣ dân. Đề án cũng đã đề
xuất các giải pháp liên quan đến hỗ trợ chuyển đổi nghề khai thác và phát
triển dịch vụ hậu cần nghề cá theo hƣớng bền vững.
+ Đề án nâng cao năng lực đánh bắt hải sản của ngƣ dân thành phố Đà

Nẵng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng (năm
2012). Nội dung Đề án tập trung các giải pháp hỗ trợ nâng cao năng lực khai
thác xa bờ của thành phố Đà Nẵng, trong đó có các giải pháp về phát triển
dịch vụ hậu cần nghề cá phục vụ nâng cao năng lực khai thác hải sản của
thành phố. Chủ trƣơng của thành phố đối với việc nâng cao năng lực khai thác
là đẩy mạnh thực hiện giảm tỷ trọng tàu công suất nhỏ dƣới 90 Cv trở lên, có
chính sách hỗ trợ ngƣ dân đóng mới tàu công suất lớn 400 Cv trở lên để tham
gia khai thác và thực hiện dịch vụ hậu cần nghề cá gắn với bảo vệ an ninh chủ
quyền biển đảo.
Ngoài ra, còn có những công trình nghiên cứu liên quan nhƣ:
- Luận văn Thạc sĩ "Phát triển bền vững ngành Thủy sản thành phố Đà
Nẵng đến năm 2020" của Trần Thị Thơm (năm 2011). Nội dung nghiên cứu
tập trung đánh giá hiện trạng, đề xuất giải pháp phát triển bền vững ngành
thủy sản trên các lĩnh vực: Khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần


7

nghề cá và nội dung nghiên cứu trên 3 khía cạnh: bền vững về kinh tế, xã hội
và môi trƣờng. Phát triển bền vững là một trong những yêu cầu cấp baqchs
trong giai đoạn hiện nay, nhất là đối với lĩnh vực thủy sản.
- Luận văn Thạc sĩ ”Phát triển tổ hợp tác khai thác thủy sản trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng đến năm 2020” của Nguyễn Văn Lâm (năm 2012). Nội
dung nghiên cứu phân tích sâu về mô hình tổ, đội khai thác hải sản trên biển,
đây là một trong những mô hình phát triển khá hiệu quả về khai thác hải sản
gắn với đảm bảo an toàn và bảo vệ an ninh quốc phòng trên biển. Thành phố
Đà Nẵng đƣợc xác định là một trong những địa phƣơng thành công trong phát
triển mô hình tổ, đội khai thác trên biển, tuy nhiên việc hỗ trợ phát triển tổ,
đội khai thác còn gặp nhiều khó khăn, chất lƣợng các tổ, đội khai thác chƣa
cao, chƣa thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm trên biển cho ngƣ dân.

- Luận văn thạc sĩ “Quản lý Nhà nƣớc về khai thác thủy sản thành phố
Đà Nẵng” của Trần Viết Phƣơng (2013). Nội dung nghiên cứu tập trung đánh
giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp liên quan đến công tác quản lý nhà
nƣớc về khai thác thủy sản của thành phố Đà Nẵng.Việc quản lý khai thác hải
sản đƣợc đề xuất theo hƣớng gắn kết với công tác dịch vụ hậu cần và chế biến
thủy sản, đồng thời nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc về khai thác thủy sản
trên địa bàn thành phố.
- Báo cáo tổng kết từ năm 2010 - 2014 của Sở Nông nghiệp & Phát
triển nông thôn Đà Nẵng, Chi cục Thủy sản thành phố Đà Nẵng và Ban quản
lý Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang. Nội dung báo cáo đánh giá tình hình
thực hiện nhiệm vụ công tác hằng năm trên lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về thủy
sản, trong đó có đánh giá tình hình thực hiện công tác dịch vụ hậu cần nghề cá
và công tác quản lý cơ sở hạ tầng tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang. Bên
cạnh những kết quả đạt đƣợc, báo cáo tổng kết cũng thực hiện đánh giá những


8

tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang
để có giải pháp khắc phục trong thời gian đến.
Các công trình trên có ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn, đã phân tích,
đánh giá toàn diện về sự phát triển ngành thủy sản trên các khía cạnh khác
nhau. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chƣa có một công trình nghiên cứu đánh
giá toàn diện về dịch vụ hậu cần nghề cá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để
có giải pháp đề xuất phát triển phù hợp với xu hƣớng phát triển nghề cá hiện
đại. Theo tài liệu tác giả thu thập, chỉ có một số công trình nghiên cứu, bài
viết viết về dịch vụ hậu cần nghề cá vùng duyên hải miền Trung trong đó có
Đà Nẵng. Tuy nhiên, do nghiên cứu cả khu vực miền Trung nên chƣa tập
trung phân tích sâu thực trạng, nguyên nhân và có những giải pháp phát triển
dịch vụ hậu cần nghề cá của thành phố Đà Nẵng.

Hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá không chỉ dừng lại ở việc đơn lẻ mà
còn phải xây dựng chƣơng trình, mục tiêu phát triển, kế hoạch hoạt động và
hoạt động phải có sự gắn kết từ các hoạt động đầu vào, đánh bắt, chế biến và
tiêu thụ. Chính vì vậy cần phải nghiên cứu để hoàn thiện công tác quản lý,
quy hoạch, kế hoạch phát triển góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
hoạt động hậu cần nghề cá nói chung và tại cảng cá Thọ Quang nói riêng.


9

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
HẬU CẦN NGHỀ CÁ
1.1. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ CÁ
1.1.1. Khái niệm dịch vụ
Trong cuộc sống ngày nay chúng ta biết đến rất nhiều hoạt động trao
đổi đƣợc gọi chung là dịch vụ và ngƣợc lại dịch vụ bao gồm rất nhiều loại
hình hoạt động và nghiệp vụ trao đổi trong các lĩnh vực và ở cấp độ khác
nhau. Đã có nhiều khái nhiệm, định nghĩa về dịch vụ đƣợc phát biểu dƣới
những góc độ khác nhau:
Adam Smith từng định nghĩa rằng: “dịch vụ là những nghề hoang phí
nhất trong tất cả các nghề nhƣ: cha đạo, luật sƣ, nhạc công, ca sĩ opera, vũ
công,… công việc của tất cả bọn họ tàn lụi đúng lúc nó đƣợc sinh ra”. Từ
định nghĩa này, ta có thể nhận thấy rằng Adam Smith có lẽ muốn nhận mạnh
đến khía cạnh “không tồn trữ đƣợc” của sản phẩm dịch vụ, tức là đƣợc sản
xuất và tiêu thụ đồng thời.
Các Mác cho rằng: “Dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng
hóa, khi mà kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lƣu thông thông
suốt, trôi chảy, liên tục để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao đó của con ngƣời

thì dịch vụ ngày càng phát triển”. Với định nghĩa này, Các Mác đã chỉ ra
nguồn gốc ra đời và sự phát triển của dịch vụ, kinh tế hàng hóa càng phát
triển thì dịch vụ càng phát triển mạnh.
Giáo sƣ Philip Kotler định nghĩa: “Dịch vụ là bất kỳ hoạt động hay lợi
ích nào mà chủ thể này cung cấp cho chủ thể kia, trong đó đối tƣợng cung cấp
nhất thiết phải mang tính vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu một vật nào


10

cả, còn việc sản xuất dịch vụ có thể hoặc không có thể gắn liền với một sản
phẩm vật chất nào”.
Ngày nay vai trò quan trọng của dịch vụ trong nền kinh tế ngày càng
đƣợc nhận thức rõ hơn. Có một định nghĩa rất hình tƣợng nhƣng cũng rất nổi
tiếng về dịch vụ hiện nay, mà trong đó dịch vụ đƣợc mô tả là bất cứ thứ gì bạn
có thể mua và bán nhƣng không thể đánh rơi nó xuống dƣới chân bạn.
Nhƣ vậy có thể định nghĩa một cách chung nhất:
Dịch vụ là hoạt động có chủ đích nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của
con ngƣời đƣợc thể hiện qua các hoạt động tƣơng tác giữa ngƣời cung cấp
dịch vụ và khách hàng.
1.1.2. Khái niệm dịch vụ hậu cần nghề cá
Khái niệm về dịch vụ hậu cần nghề cá trong ngành thủy sản đƣợc hiểu
nhƣ sau:
“Dịch vụ hậu cần nghề cá là các hoạt động làm cơ sở nhằm đẩy mạnh
phát triển khai thác hải sản trên các vùng biển, đảm bảo an toàn cũng nhƣ
nâng cao hiệu quả sản xuất từ khâu đánh bắt cho đến khâu thu mua sản phẩm
của ngƣ dân”
Một số hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá chủ yếu nhƣ:
- Các hoạt động dịch vụ tại các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú
bão;

- Dịch vụ đóng mới, sửa chữa tàu thuyền,
- Dịch vụ cung cấp xăng dầu, nƣớc đá phục vụ cho khai thác hải sản;
- Các hoạt động dịch vụ thu mua hải sản của các tàu thuyền đánh bắt.
1.1.3. Khái niệm phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá
Khái niệm “Phát triển” đã xuất hiện từ những ngày đầu của lịch sử triết
học, tồn tại và không ngừng hoàn thiện cùng với sự tồn tại và hoàn thiện của
hệ thống triết học nhân loại. Trên thế giới hiện nay có một vài khái niệm, định


11

nghĩa mô tả sự phát triển, tuy nhiên một định nghĩa thống nhất và hoàn chỉnh
về sự phát triển vẫn chƣa đƣợc ngã ngũ. Theo tác giả Nguyễn Trần Bạt trong
cuốn sách “Cải cách và sự phát triển” cho rằng: Sự phát triển là trạng thái cho
phép chúng ta thỏa mãn những nhu cầu tốt đẹp của con ngƣời. Ở đâu con
ngƣời có năng lực nhận thức tốt hơn, có năng lực và điều kiện hƣởng thụ tốt
hơn, có điều kiện để tƣ duy một cách tự do và sáng tạo hơn, có sức cạnh tranh
tốt hơn, tóm lại, ở đâu con ngƣời cảm thấy hạnh phúc thì ở đó có sự phát
triển. Phát triển suy cho cùng chính là sự tăng trƣởng những giá trị con ngƣời
chứ không phải là tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế. Chỉ tiêu tăng trƣởng kinh tế là
một yếu tố để biểu thị - có lẽ là tập trung nhất - năng lực thỏa mãn nhu cầu
của con ngƣời, nhƣng không phải là tất cả.
Phát triển theo quan niệm của triết học Mác - LêNin là một trƣờng hợp
đặc biệt của vận động. Trong quá trình phát triển, sự vật hiện tƣợng chuyển
hóa sang chất mới, cao hơn, phức tạp hơn làm cho cơ cấu tổ chức, phƣơng
thức vận động và chức năng của sự vật ngày càng hoàn thiện hơn.
Theo quan điểm phát triển là sự lớn lên về quy mô, tăng trƣởng về số
lƣợng, hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế và chất lƣợng. Nhƣ vậy, phát triển
dịch vụ hậu cần nghề cá là sự tăng lên về loại hình, chủng loại các dịch vụ
hậu cần nghề cá, tăng lên số lƣợng dịch vụ. Sự bao phủ của mạng lƣới, đa

dạng hóa các dịch vụ hỗ trợ, nâng cao chất lƣợng dịch vụ.
1.1.4. Đặc điểm phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá
a. Đặc điểm dịch vụ hậu cần nghề cá
- Dịch vụ hậu cần nghề cá có những đặc điểm chung của dịch vụ sau
đây: Tính phi vật thể, tính tƣơng tác, tính không đồng nhất và khó định lƣợng;
tính không lƣu trữ.
+ Tính phi vật thể: Đặc tính này là giá trị riêng có của một dịch vụ,
thực tế phản ánh rằng khách hàng nhận đƣợc sản phẩm thực tế từ kết quả hoạt


12

động dịch vụ là rất ít, kết quả thƣờng là sự trải qua hơn là sự sở hữu. Tính phí
vật thể là đặc điểm quan trọng nhất của dịch vụ. Ngƣời sử dụng dịch vụ
không thể tiêu dung trực tiếp dịch vụ đó trƣớc khi mua nó. Nói cách khác, quá
trình sản xuất ra dịch vụ cũng gắn liền với quá trình tiêu thụ nó. Dịch vụ đồng
hành với sản phẩm vật chất nhƣng nó lại tồn tại dƣới dạng phi vật chất nên
ngƣời sử dụng có thể đánh giá đƣợc chất lƣợng của dịch vụ khi trực tiếp sử
dụng nó. Tính phi vật thể của dịch vụ làm cho khách hàng khó khăn trong
việc đánh giá các dịch vụ cạnh tranh. Khi tiêu dung dịch vị, khách hàng
thƣờng gặp rủi ro, họ thƣờng dựa vào các nguồn thông tin cá nhân, đôi khi giá
cả cũng không thể quyết định cho chất lƣợng dịch vụ. Chính vì đặc điểm quan
trọng này buộc các nhà cung cấp phải có trách nhiệm trong việc tạo dựng
thƣơng hiệu thông qua cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, chân thực và
khách quan về những tiện ích và ƣu việt của dịch vụ.
+ Tính tương tác: Dịch vụ hậu cần nghề cá đƣợc sản xuất và tiêu thụ
đồng thời nên cung cầu dịch vụ không thể tách rời, tiến hành đồng thời,
không có thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng để kiểm tra sản phẩm hỏng.
+ Tính không đồng nhất và khó định lượng: Tính đặc thù này đƣợc quy
định bởi sản xuất và tiêu thụ dịch vụ hậu cần nghề cá trong một thời gian và

không gian nhất định nên không tạo ra khoảng cách giữa ngƣời sử dụng và
ngƣời sử dụng và ngƣời cung cấp dịch vụ. Nói cách khác, ngƣời tiêu dùng
không chỉ hƣởng thụ một cách thụ động sản phẩm dịch vụ đƣợc cung ứng, mà
họ còn trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất thông qua việc phản hồi của
họ với nhà cung cấp về chất lƣợng và mức độ hoàn thiện của sản phẩm. Vì
vậy, không có sự đồng nhất trong việc thụ hƣởng sản phẩm, mỗi khách hàng
có sự cảm thụ riêng của mình dẫn đến khó định lƣợng đối với cùng một sản
phẩm.


13

Ngoài những đặc điểm chung trên thì hậu cần nghề cá còn có những
đặc điểm riêng có của hoạt động thủy sản, đó là:
- Hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá có đặc điểm chung của ngành thủy
sản là phụ thuộc vào ngƣ trƣờng, mùa vụ và thiên tai, thời tiết.
Nghề cá có nhiều loại hình đánh bắt khác nhau tuy nhiên mỗi loại nghề
đánh bắt chỉ phù hợp với một số loài thủy sản và có tính thời vụ. Đối với từng
thời kỳ khác nhau, hoạt động khai thác đánh bắt chủ yếu tập trung vào một số
sản phẩm chủ yếu mang lại giá trị kinh tế cao nhƣ: ở vùng Bắc Trung Bộ đánh
cá cơm hiệu quả chủ yếu từ tháng 2 đến tháng 4; đánh mực chủ yếu từ tháng 5
đến tháng 8. Quy luật này cũng phụ thuộc vào từng vùng khác nhau, thời gian
đánh ở cá ở phía Bắc khác thời gian đánh cá ở phía miền Trung cũng nhƣ ở
miền Nam. Vì vậy nếu chọn đúng thời điểm đánh cá thì lƣợng cá nhiều, trọng
lƣợng đạt tiêu chuẩn và dễ đánh bắt, hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn.
Nghề khai thác, đánh bắt thủy hải sản phụ thuộc nhiều vào thời tiết.
Không giống nhƣ các ngành nghề khác, tàu thuyền đánh bắt làm việc trên
biển vì vậy chỉ có thể ra khơi đánh bắt khi trời yên, biển lặng. Những khi gió
mùa, áp thấp nhiệt đới hay bão tố các tàu phải nghỉ nằm bờ hoặc nếu đang
đánh bắt trên biển thì phải nhanh chóng tìm nơi trú ẩn an toàn hay thoát ra

khỏi vùng nguy hiểm nếu không sẽ bị sóng, gió đánh chìm. Bên cạnh đó một
số nghề còn phụ thuộc thời gian trong tháng. Ví dụ, những ngày trăng sáng từ
13 đến 20 hàng tháng những tàu hành nghề theo hình thức đánh bóng (dùng
bóng đèn để thu hút cá đến gần) thì những ngày trăng sáng phải nghỉ vì nếu
có đánh bắt cũng không hiệu quả và rất dễ bị lỗ vốn.
- Đối tƣợng phục vụ chính của ngành dịch vụ hậu cần nghề cá là phục
vụ cho các hoạt động khai thácthủy sản. Dịch vụ hậu cần nghề cá đòi hỏi chi
phí lớn, nhiều rủi ro và luôn gắn liền với hiệu quả đánh bắt của ngƣ dân.


14

Nghề cá đòi hỏi chi phí lớn, nhiều rủi ro. Mỗi chuyến đi biển đánh bắt,
ngoài chi phí đóng tàu và trang bị ngƣ lƣới cụ cần thiết thì các tàu cần trang bị
dầu, nƣớc, đá lạnh, thức ăn, hàng hóa thiết yếu khác vì vậy chi phí là rất lớn.
Bên cạnh đó tình hình thời tiết phức tạp, diễn biến khó lƣờng, nguồn lợi thủy
sản không ổn định, tình hình tranh chấp trên biển ngày càng căng thẳng và đã
có nhiều tàu thuyền và ngƣ dân bị bắt và xua đuổi làm cho mỗi chuyến đi biển
của ngƣ dân tiềm ản nhiều rủi ro.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất, đánh bắt, hiện nay trên cả nƣớc đang
hình thành các tổ đội sản xuất trên biển và các hiệp hội nghề cá. Các tổ đội
sản xuất này gồm nhiều tàu thuyền khác nhau cùng đánh bắt trên biển vừa
phối hợp trong đánh bắt, phát hiện luồng cá vừa bảo vệ lẫn nhau trên biển.
Những đặc điểm trên đã ảnh hƣởng lớn đến việc phát triển dịch vụ hậu cần
nghề cá của mỗi địa phƣơng. Dịch vụ hậu cần nghề cá luôn gắn liền với hiệu
quả đánh bắt của ngƣ dân. Các cở sở hoạt động dịch vụ cần tìm hiểu kỹ để có
kế hoạch sản xuất phù hợp với đơn vị mình.
b. Đặc điểm phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá
- Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá theo chiều rộng
Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá theo chiều rộng là quá trình phát

triển nhằm mở rộng quy mô, tăng trƣởng về mặt số lƣợng, về loại hình dịch
vụ. Phát triển theo chiều rộng cũng chính là đầu tƣ mới, theo quan điểm này
thì phát triển theo chiều rộng là đầu tƣ trên cơ sở cải tạo và mở rộng cơ sở vật
chất kỹ thuật hiện có, xây dựng mới các cơ sở vật chất với những kỹ thuật
công nghệ cơ bản nhƣ cũ.
Nhƣ vậy, thực chất của việc phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá theo
chiều rộng là để mở rộng quy mô các cơ sở hậu cần nghề cá nhằm đáp ứng
nhu cầu phát triển khai thác thủy sản theo hƣớng bền vững.


15

Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá theo chiều rộng đi đôi với việc quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng góp phần có thêm nhiều cơ
sở phục vụ nhu cầu hậu cần nghề cá của ngƣ dân. Nó còn góp phần tạo ra
nhiều việc làm mới, giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động ở địa
phƣơng, góp phần làm tăng ngân sách nhà nƣớc đóng góp vào đà tăng trƣởng
chung của nền kinh tế. Đầu tƣ theo chiều rộng có hiệu quả càng lớn thì các cơ
sở cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá càng có điều kiện về vốn, lao động, …
để phát triển thêm dịch vụ hỗ trợ cung cấp cho ngƣ dân.
- Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá theo chiều sâu
Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá theo chiều sâu là quá trình phát triển
đƣợc thực hiện trên cơ sở cải tạo, nâng cấp, đồng bộ hóa, hiện đại hóa cơ sở
vật chất kỹ thuật hiện có, hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế, chính sách và
chất lƣợng dịch vụ.
Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá theo chiều sâu là điều kiện không
thể thiếu trong xu hƣớng nhà nƣớc đang đầu tƣ phát triển ngành thủy sản bền
vững gắn với mục tiêu tái cơ cấu ngành thủy sản theo hƣớng giá trị gia tăng
và phát triển bền vững thì cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong
đó có tổ chức sản xuất lại các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến và đặc

biệt là dịch vụ hậu cần nghề cá. Phát triển theo chiều sâu là giúp các cơ sở hậu
cần nghề cá nâng cao chất lƣợng dịch vụ, gia tăng các loại hình dịch vụ ... đáp
ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của phát triển khai thác thủy sản.
1.1.5. Tầm quan trọng của dịch vụ hậu cần nghề cá ở Việt Nam
Từ nhiều năm nay, các mặt hàng thủy, hải sản khai thác từ biển đƣa vào
chế biến xuất khẩu chỉ đạt khoảng 40  50% tổng sản lƣợng, thấp hơn nhiều
so với tiềm năng khai thác. Chính vì thế một trong những giải pháp mà ngành
thủy sản cần chú trọng đến là tăng cƣờng công tác dịch vụ hậu cần sẽ giúp


16

ngƣ dân giảm chi phí sản xuất và tăng chất lƣợng sản phẩm thủy sản xuất
khẩu. Cụ thể:
- Theo Tổng cục Thủy sản, hàng năm, sản lƣợng khai thác từ biển của
cả nƣớc đạt khoảng 2,5 triệu tấn. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, sản lƣợng khai
thác biển của cả nƣớc đạt 1,3 triệu tấn, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2012.
Tuy nhiên, sản lƣợng thủy sản đƣa vào chế biến chỉ đạt khoảng 40  50%
tổng sản lƣợng khai thác.
- Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản cho biết, nguyên nhân
chính là do hầu hết tàu thuyền khai thác xa bờ đều bảo quản sản phẩm sau thu
hoạch bằng phƣơng pháp truyền thống là sử dụng đá xay với thời gian ngắn,
còn lại chỉ một số ít tàu câu mực sử dụng phƣơng thức phơi khô và một số ít
tàu lƣới vây cá cơm sử dụng muối để bảo quản cá theo đơn đặt hàng của các
chủ nậu, vựa.
- Hiện nay, tồn tại lớn nhất trong khai thác xa bờ là công nghệ bảo quản
sau thu hoạch trên tàu vỏ gỗ của ngƣ dân quá thô sơ. Tuy đã có nhiều nghiên
cứu cải tiến cách bảo quản nhƣng đến nay vẫn chƣa mang lại kết quả khả thi
do không thể thay đổi kết cấu các hầm chứa trên tàu vỏ gỗ.
- Từ trƣớc đến nay, ngƣ dân thƣờng bảo quản hải sản khai thác theo

cách truyền thống là ƣớp nƣớc đá. Do nhiệt độ, hầm bảo quản không đảm bảo
kỹ thuật nên chất lƣợng sản phẩm sau khai thác giảm sút. Hơn nữa, do thiếu
kinh phí nên tàu ngƣ dân chƣa thể trang bị hầm bảo quản. Các chuyến biển
thƣờng kéo dài hơn 20 ngày, khi gặp thời tiết xấu, chất lƣợng cá càng bị
xuống cấp trầm trọng, hơn 60% lƣợng cá khi đƣa vào bờ bị thƣơng lái chê
chất lƣợng kém. Cá không đạt tiêu chuẩn nên việc tiêu thụ cũng khó khăn, giá
bán thấp.
- Trung bình có 11,7% chủ tàu có nhu cầu áp dụng công nghệ bảo quản
sản phẩm; 20,4% chủ tàu mong muốn cải tiến hầm bảo quản hiện đại. Tuy


×