Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Khoá luận tốt nghiệp nghiên cứu về chỉ số hình thái thể lực của học sinh trường tiểu học xuân hòa phúc yên vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (987.07 KB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

LÊ THỊ XUYÊN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ HÌNH THÁI
THẺ

Lực CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIẺU HỌC






XUÂN HÒA - PHÚC YÊN - VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lý người và động vật

HÀ NỘI, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

LÊ THỊ XUYÊN

NGHIÊN CỨU MỘT SÓ CHỈ SÓ HÌNH THÁI
THẺ


Lực CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC




XUÂN HÒA - PHÚC YÊN - VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lý người và động vật

Ngưòi hưóng dẫn khoa học:
T hS . P H Ạ M T H Ị K IM D U N G

HÀ NỘI, 2015




LỜI CẢM ƠN

Với tấm lòng biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn cô Th.s Phạm Thị
Kim Dung đã tận tình giúp đỡ chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cám ơn các thầy giáo, cô giáo trường ĐHSP Hà Nội 2
cùng các thầy giáo, cô giáo khoa Sinh - KTNN đã giúp đỡ em trong quá trình
học tập tại trường và tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện khóa luận tốt
nghiệp.
Em xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu, phòng y tế, các cô giáo cùng
các em học sinh trường tiểu học - Xuân Hòa - Phúc Yên - Vĩnh Phúc đã tạo
điều kiện và giúp đỡ em tiến hành nghiên cún. Ngoài ra, em xin bày tỏ lòng

biết ơn sâu sắc tới gia đình, nhũng người thân và bạn bè của em đã hết lòng
ủng hộ, giúp đỡ, chia sẻ, động viên, khích lệ em hoàn thành khóa luận này.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm còn hạn chế, cho nên đề tài của em
không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự góp ý của
thầy cô và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Lê Thị Xuyên


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên círn của riêng em. Các số
liệu, kết quả trong khóa luận là trung thực và chưa từng được sử dụng bảo vệ
bất kỳ trong một luận văn hay công trình khoa học nào. Neu sai em xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng bảo vệ.

Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Lê Thị Xuyên


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHŨ VIẾT TẮT

BMI
CCĐ


cs
FAO

: (Body mass index) chỉ số khối cơ thể
: Chiều cao đứng
: Cộng sự
: (Food and Agriculture Organization) Tổ chức nông lương Liên

họp quốc
HSSH

: Hằng số sinh học

VNTB

: Vòng ngực trung bình

GTSH

: Giá trị sinh học

WHO

: the World Health Organization (tổ chức Y tế thế giới).


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2. Phân bố học sinh theo tuổi và giới tính.............................................. 11
Bảng 3.1. Chiều cao đứng (cm) của học sinh theo tuổi và giới tính..............14

Bảng 3.2. Chiều cao đứng của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác
nhau......................................................................................................................17
Bảng 3.3. Cân nặng (kg) của học sinh theo lứa tuổi và giới tính...................19
Bảng 3.4. Cân nặng của học sinh theo một số nghiên cứu của các tác giả khác nhau21
Bảng 3.5. Vòng ngực trung bình (cm) của học sinh theo tuổi và giới tính.... 23
Bảng 3.6. VNTB của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau... 25
Bảng 3.7. BMI (kg/m2) của học sinh theo lứa tuổi và giới tín h ..................... 27
Bảng 3.8. BMI của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau...... 29
Bảng 3.9. Chỉ số Pignet của học sinh theo lứa tuổi và giới tín h ....................31
Bảng 3.10. Chỉ số Pignet của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác
nhau..................................................................................................................... 33


DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Đồ thị thế hiện chiều cao đứng của học sinh.................................... 16
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện CCĐ của học sinh nam theo các nghiên cứu của
các tác giả khác nhau.......................................................................................... 18
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện CCĐ của học sinh nữ theo nghiên c ú n .................18
của các tác giả khác nhau..........................................................................................18

Hình 3.4. Đồ thị thể hiện cân nặng của học sinh............................................... 19
Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện cân nặng của học sinh nam theo nghiên cún của
các tác giả khác nhau.......................................................................................... 22
Hình 3.6. Biểu đồ thể hiện cân nặng của học sinh nữ theo nghiên cứu của các
tác giả khác nhau.................................................................................................22
Hình 3.7. Đồ thị thế hiện vòng ngực trung bình của học sin h ....................... 24
Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện VNTB của học sinh nam theo nghiên cứu......... 26
của các tác giả khác nhau...................................................................................26
Hình 3.10. BMI của học sinh theo lứa tuổi và giói tính................................... 27

Hình 3.11. Biểu đồ thể hiện BMI của học sinh nam theo nghiên cứu của các
tác giả khác nhau.................................................................................................31
Hình 3.12. Biểu đồ thể hiện BMI của học sinh nữ theo nghiên cứu của các tác
giả khác nhau.......................................................................................................30
Hình 3.13. Đồ thị thể hiện chỉ số Pignet của học sinh......................................31
Hình 3.14. Biểu đồ thế hiện chỉ số Pignet của học sinh nam ........................ 34
theo nghiên cún của các tác giả khác nhau.......................................................34
Hình 3.15. Biểu đồ thể hiện chỉ số Pignet của học sinh nữ........................... 34
theo nghiên cún của các tác giả khác nhau.......................................................34


MỤC LỤC
MỞ Đ Ầ U .................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................................................... 2
NỘI DUNG.............................................................................................................3
Chương 1. TỎNG QUAN TÀI L IỆ U ................................................................3
1.1. Các vấn đề chung về hình thái, thể lực của cơ thể người............................ 3
1.2. Các nghiên cún về hình thái, thể lực............................................................. 6
1.2.1. Tinh hình nghiên cứu ngoài nước.............................................................. 6
1.2.2. Tinh hình nghiên cứu trong nước................................................................8
Chương 2. ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

cứ u ........... 11

2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 11
2.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................11
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cún................................................................ 11

2.4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................12
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CÚXJ VÀ BÀN L U Ậ N ............................. 14
3.1. Các chỉ số hình thái cơ bản của học sinh trường tiểu học Xuân H òa..... 14
3.1.1. Chiều cao đứng........................................................................................... 14
3.1.2. Cân nặng......................................................................................................18
3.1.3. Vòng ngực trung bình............................................................................... 23
3.2. Các chỉ số thể lực của học sinh trường Tiểu học Xuân Hòa - Phúc Yên Vĩnh Phúc..............................................................................................................26
3.2.1. B M I.............................................................................................................26
3.2.2. Chỉ số Pignet................................................................................................ 30
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NG H Ị.......................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 38
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghiên cún về sự phát triển thể lực của con người nói chung cũng như
trẻ em nói riêng đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm từ nhũng
thế kỷ trước. Ở Việt Nam việc nghiên cứu lĩnh vực này cũng đã được tiến
hành từ những năm 40 của thế kỷ trước đặc biệt được chú trọng từ sau khi đất
nước thống nhất đến nay.
Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đang phát triển rất mạnh
mẽ để theo kịp và hòa nhập với các nền kinh tế khác trong khu vực cũng như
trên Thế giới. Điều này đòi hỏi một nguồn nhân lực có sức khỏe, đủ năng lực,
có trình độ học vấn cao, hiểu biết sâu rộng trong mọi lĩnh vục, năng động với
thời cuộc. Đẻ đáp ứng được nhu cầu này của xã hội thì chất lượng Giáo dục
và Đào tạo đóng vai trò quan trọng. Vì vậy Đảng và Nhà nước ta coi Giáo dục
và Đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhưng chất lượng giáo dục có đạt được
hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào hình thái thể lực trẻ em nhất là lứa tuổi
6 - 10, ở lứa tuổi này đặt nền tảng thể lực hoàn hảo sẽ là chìa khóa thành công

cho các em trong hoạt động trí tuệ, lao động và thể thao đồng thời cũng là cơ
sở để các em tiếp thu được tốt hơn những kiến thức về mọi mặt.
Trẻ em là nguồn nhân lực mới cho tương lai, đóng vai trò quyết định
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em
ngày càng được cộng đồng quan tâm. Trẻ em bị bệnh không những ảnh hưởng
tới tính mạng mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển về thể lực và trí lực. Các chỉ
số hình thái thể lực, trí lực của học sinh được coi là hai mặt cùng phát triển
trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực tri thức cho đất nước. Các chỉ số thể
lực và trí lực của học sinh không phải hằng định mà có thể thay đổi phụ thuộc
vào đối tượng nghiên cứu và các kỳ điều tra, cùng một độ tuối điều kiện sống
khác nhau cũng ảnh hưởng tói trí tuệ và các chỉ số sinh học. Vì vậy, việc
1


nghiên cún các chỉ số thể lực và trí lực của học sinh cần phải tiến hành thường
xuyên và rộng khắp trên tất cả các địa phương trên cả nước, đồng thời không
nên sử dụng các chỉ số, kết quả điều tra cũ để xây dựng chiến lược giảng dạy,
hay sử dụng kết quả của vùng này cho vùng khác, lứa tuổi này áp dụng cho
lứa tuổi khác, nhất là lứa tuổi các em học sinh tiểu học - những người chủ
tương lai của đất nước. Xuất phát từ những nhu cầu thực tế trên em đã chọn
đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu một số chỉ số hình thái thế lực của học sinh
trircmg tiếu học Xuân Hòa - Phúc Yên - Vĩnh Phúc
2. Mục đích nghiên cún
Xác định được một số chỉ số hình thái và thể lực của học sinh 6 - 1 0
tuổi (chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số Pignet, BMI) ở trường
tiểu học Xuân Hòa - Phúc Yên - Vĩnh Phúc.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu một số chỉ số hình thái - thể lực cơ bản: chiều cao đứng,
cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số Pignet, BMI của học sinh nam và nữ
trường tiểu học Xuân Hòa qua các lóp tuổi 6 - 1 0 tuổi.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Cung cấp số liệu về một số chỉ số hình thái cơ bản, góp phần vào việc
bổ sung số liệu cho hướng nghiên cứu về thể lực, sinh lý, trí tuệ của học sinh
tiểu học.
- Cung cấp dẫn liệu cho quá trình giảng dạy, nghiên cún khoa học và là
dẫn liệu cho công tác giáo dục học sinh được tốt hơn trong giai đoạn hiện nay
và tương lai.

2


NỘI DUNG
Chương 1. TÓNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Các vấn đề chung về hình thái, thể ỉực của cơ thể người
Các chỉ số thể lực của con người phản ánh mức độ phát triển tổng họp
của các hệ cơ quan trong cơ thể hoàn chỉnh, thống nhất, thể lực là một trong
nhũng thông số cơ bản phản ánh sự phát triển sinh học của cơ thể. Nó có mối
liên quan nhất định với tình trạng sức khỏe và khả năng lao động của con
người. Chính vì vậy, cùng với sự phát triển của y học và sinh học người, việc
nghiên cún thể lực ngày càng phát triển mạnh mẽ và các chỉ số này tù’ lâu đã
được nhiều nhà khoa học quan tâm [4]. Bên cạnh đặc điểm hình thái, thể lực
còn mang tính đặc thù về chủng tộc, giới tính, lứa tuổi và nghề nghiệp được thể
hiện trong môi trường sống nhất định trong mối quan hệ giữa môi trường và
sức khỏe. Các thông số hình thái, thể lực được coi là thước đo sức khỏe và khả
năng lao động của con người.
Một trong những biểu hiện cơ bản của thể lực là các chỉ tiêu về hình thái
của cơ thể, trong đó chiều cao đúng, cân nặng và vòng ngực là các chỉ số cơ
bản. Từ ba chỉ số này có thể tính thêm được chỉ số khối của cơ thể (BMI) và
pignet. Bất kỳ một người bình thường nào cũng có mức độ phát triển thể lực

nhất định [5]. Sự phát triển thể lực là quá trình thay đổi hình dáng và các chức
năng của cơ thể con người. Vì vậy các chỉ số này từ lâu đã được nhiều nhà
khoa học quan tâm [8], [9], [10]. Trong mối quan hệ giữa môi trường và sức
khỏe, các đặc điểm hình thái thể lực được coi là thước đo một mặt về sức khỏe,
mặt khác về khả năng lao động của con người. Cùng với sự phát triển của y học
và sinh học, các công trình nghiên círu về hình thái thể lực được bắt đầu từ rất
sớm trong lịch sử và đến nay vẫn là vấn đề thời sự khoa học về con người nên
việc nghiên cún hình thái thể lực ngày càng phát triển mạnh mẽ [3].
3


Trong các chỉ số trên chiều cao đứng là chỉ số phát triển thể lực được
nhận biết sớm hơn cả, nó là một trong những kích thước được sử dụng trong
hầu hết lĩnh vục nhân trắc học. Chiều cao phản ánh quá trình phát triển chiều
dài của xương, nói lên tầm vóc của một người. Sự phát triển chiều cao mang
tính chất đặc trung cho chủng tộc, giới tính và chịu ảnh hưởng nhất định của
môi trường sống. Ý nghĩa phổ biến hon cả của chiều cao là ở chỗ được coi
như biểu hiện của thể lực và nó là chỉ tiêu quan trọng trong công tác tuyển
chọn vào quân đội, tuyển học sinh, tuyển thợ... [10]. Đặc biệt là trong lĩnh
vục thế thao chuyên nghiệp: bóng chuyền, bóng rổ. Sự tăng kích thước của
chiều cao phụ thuộc vào sự phát triển của xương (quan trọng nhất là xương
chi dưới, xương cột sống). Chiều cao của mỗi người được quyết định bởi di
truyền, giới tính và chịu sự ảnh hưởng nhất định của môi trường (chế độ dinh
dưỡng, điều kiện lao động, thể dục thể thao). Các yếu tố này tác động nên sự
phát triển chiều cao một cách dần dần, liên tục và không đồng nhất.
Trọng lượng cơ thể tính bằng (kg) đã được nhắc tới trong công trình
của Tenon từ thế kỷ 18 (theo [3]). Bước vào thế kỷ XIX, trọng lượng được coi
là tiêu chuẩn không thể thiếu được trong công tác tuyển chọn binh lính [3].
Cũng như chiều cao đúng, cân năng là số đo được khảo sát thường xuyên
trong các nghiên cứu thể lực của con người. Cân nặng ít phụ thuộc vào yếu tố

di truyền, nó liên quan đến điều kiện dinh dưỡng. Cân nặng tăng không đồng
đều trong quá trình phát triển của con người. Ở các châu lục khác nhau, cân
nặng cơ thể con người cũng khác nhau và trong cùng một nước ở mỗi vùng
miền cũng có sự khác nhau. Cân nặng nói lên mức độ và tỉ lệ giữa sự hấp thụ
các chất và tiêu hao năng lượng. Ớ trẻ em, sự tăng cân chủ yếu là sự tăng
thành phần không cố định và có liên quan chặt chẽ đến chế độ dinh dưỡng và
môi trường sống. Ngày nay do kinh tế phát triển, đời sống ngày càng được
nâng cao thì hiện tượng béo phì đang trở thành phố biến trong một số vùng
miền, mỗi quốc gia.
4


Nhịp độ tăng khối lượng lớn nhất trong những năm đầu của đời sống.
Đen năm 10 tuổi cân nặng của các em nam và nữ tương đương nhau. Sự tăng
trưởng đó được duy trì đến khoảng 15 tuổi, sau đó trẻ em nam lại vượt các em
nữ và cân nặng của các em trai được duy trì trong suốt thời gian sau trong đời
sống [13].
Chỉ tiêu thứ ba là vòng ngực cũng được coi là đặc trung cơ bản của thể
lực, mức độ phát triển của lồng ngực có liên quan đến hoạt động hô hấp và
sức khỏe của con người, số đo vòng ngực nói lên tầm vóc của mỗi con người.
Kích thước vòng ngực liên quan đến sự phát triển của trọng lượng và chiều
cao. Người đầu tiên lưu ý tới số đo vòng ngực là các bác sỹ lâm sàng, ở đầu
thế kỷ XIX. Dần dần, đến cuối thế kỉ XIX, vòng ngực trở thành chỉ tiêu quan
trọng trong các cuộc tuyển chọn binh lính và nhân công lao động [3].
Từ ba chỉ số cơ bản trên có thế tính thêm một số chỉ tiêu khác biếu hiện mối
quan liên quan giữa ba chỉ tiêu đó như chỉ số pignet, chỉ số BMI... Chỉ số
pignet đã được quốc tế thừa nhận từ lâu và được dùng để đánh giá thể lực của
con người và hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Nông lương
Thế giới (FAO) đã công nhận chỉ số khối cơ the (Body mass index = BMI) là
chỉ số được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người, còn chỉ số

pignet để đánh giá mức độ khỏe hay yếu. Các chỉ số này có ý nghĩa cao trong
việc đánh giá sự phát triển của học sinh.
Nhiều công trình nghiên cún về thể lực đã cho thấy sự khác nhau giữa
trẻ em thành phố và trẻ em nông thôn, giữa nam và nữ, giữa các giai đoạn
phát triến của cơ thể. Trên thực tế, sự phát triển thế lực của trẻ em phụ thuộc
rất nhiều vào yếu tố, nhóm yếu tố bên trong bao gồm tính di truyền, giới tính,
hoocmôn. Đây là những yếu tố quy định và điều khiển sự phát triển tầm vóc,
thể lực. Những yếu tố nay khó tác động, khó thay đổi.
Neu như nhóm yếu tố bên trong khó tác động, khó làm thay đối thì
nhóm yếu tố bên ngoài con người có thể tác động và làm thay đổi. Yeu tố bên
5


ngoài có ý nghĩa hon với đề tài nghiên cứu vì đây là yếu tố thực tiễn cho phép
ta có thể tác động chủ động để nâng cao tầm vóc và thể lực.
Ngoài ra còn kể đến vấn đề tâm lý thoải mái dấn đến mọi quá trình làm
việc đều đạt hiệu quả cao. Quá trình tâm lý tốt sẽ làm cho quá trình hấp thụ và
chuyển hóa chất dinh dưỡng tốt dẫn đến cơ thể có thể lực tốt.
1.2. Các nghiên cún về hình thái, thể lực
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Ớ mức độ tiến hóa sinh vật, con người đều có nguồn gốc từ thời hiện
đại nên cấu tạo hình thái, cấu tạo cơ bản giống nhau nhưng do khác nhau về
tính di truyền và biến dị nên các cá thể trong cùng một loài không hoàn toàn
giống nhau về mặt hình thái. Pirher một trong những người sáng lập ra bộ
môn di truyền học quần thể khi xây dựng môn thống kê toán học úng dựng
trong di truyền học, nhân trắc học mới đấy đủ.
Rudolf Martin là người đặt nền móng cho hình thái học và nhân trắc học
hiện đại qua 2 tác phẩm nổi tiếng: “Giáo trình về nhân trắc học” và “Kim chỉ
nam đo đạc cơ thể và xử lý thống kê”. Sau Rudolf Martin đã có nhiều công trình
bổ sung và hoàn thiện thêm các đề xuất của ông cho phù hợp với tùng nước...

Năm 1937, Gaspar nghiên cún về sự phát triển thể lực của học sinh
thành phố Stugate (Đức), trong 10 năm (1923 - 1934), kết quả là chỉ số phát
triển thể lực của học sinh bị ảnh hửng rõ rệt qua đời sống xã hội, chiến tranh,
làm cho chiều cao cân nặng đều giảm tù’ 4 - 6 cm và 1 - 1,5kg.
Khu vực Đông Dương, 1942 Đỗ Xuân Hợp cộng tác với P.Hward đã
nghiên cứu và đã ra cuốn sách “Nhũng đặc điểm nhân chủng và sinh học của
người lao động”.
Năm 1948, tổ chức Y tế thế giới vì sức khỏe cộng đồng ra đời và tổ
chức này đã có công lớn trong chăm sóc đánh giá sự phát triển sức khỏe trẻ
em thông qua hai chỉ số chiều cao và cân năng.

6


Từ giữa thế kỉ XVIII, việc nghiên CÚ01 về sự tăng trưởng và phát triển ở
trẻ em bắt đầu được chú ý. Công trình đầu tiên nghiên cún về thể lực của con
người là do Christian Friedrich Jumpert tiến hành vào năm 1754. Khi đó ông
đã nghiên cứu về chiều cao, cân năng và một số chỉ tiêu khác của trẻ em từ 1
đến 25 tuổi, kết quả của công trình này được giới nghiên cứu đánh giá cao.
Cũng trong thời gian này P.Monbeilard đã nghiên cún thực tế trên
chính con trai mình trong suốt 18 năm liên tục. Từ đó đến nay vấn đề thể lực
luôn được nhiều người quan tâm.
Nghiên cún tầm vóc và thể lực thuộc khoa học Giải phẫu người. Đây là
nghành khoa học phát triển khá sớm để thực hiện ước mơ tự tìm hiểu và tự
khám phá bản thân mình của con người. Cùng với sự phát triển của toán học
các số đo kích thước cơ thế cũng đồng thời được do trên cơ thể người như
chiều cao, cân nặng và VNTB. Việc nghiên cún bắt đầu ngay từ khi con
người biết đo chiều cao của mình, biết mình nặng bao nhiêu. Nhưng phải đến
đầu thế kỷ XXI nó mới trở thành môn khoa học với đầy đủ ý nghĩa và tính
chính xác. Trong đó các tác giả dựa vào phương pháp Martin và bổ sung về

mặt lý luận, thực tiễn tùy theo điều kiện mỗi nước. Ở đây có thể kể đến “Học
thuyết về sự phát triển con người” của P. N Baskirop (1962). Ông đã nêu lên
các quy luật phát triển cơ thể ảnh hưởng của điều kiện sống hoặc cuốn “Nhân
trắc học” của Evan Dervael ra đời năm 1964, với những nhận xét toàn diện về
các quy luật phát triển thể lực theo giới tính và lứa tuổi. Ông đã xây dựng các
thang phân loại thể lực theo các chỉ số thể lực dựa vào giá trị trung bình cộng
và độ lệch chuẩn.
Năm 1977, hiệp hội các nhà tăng trưởng học đã được thành lập, đánh
dấu một bước phát triển mới của việc nghiên cún vấn đề này trên thế giới.
Từ đầu thế kỷ XX, việc nghiên cứu thể lực con người được tiến hành ở
nhiều nước trên thế giới như Liên Xô, Trung Quốc, Đức, Rumani, Mỹ,
7


Pháp... Các công trình nghiên cứu đề cập đến một số vấn đề như: Sự phát
triển thể lực và những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực ở trẻ em.
Điều này có thể thấy qua các công trình nghiên cún của Xy Galpperil (1965)
và Tôm Xiewier (1968). Và các kết quả nghiên cứu tiếp theo của Bunak
(1965), Valastovski (1976), BDichev và Tarasov (1967) đã cho thấy rằng sự
phát triển thể lực của con người chịu sự tác động tương hỗ của các nhân tố
bên ngoài cũng như các nhân tố bên trong như: Di truyền, giới tính, hocmôn.
Theo các tác giả thì môi trường không phải là điều kiện tiên quyết nhưng lại
là nguồn gốc phát triến cơ thể con người.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, nghiên cứu về thể lực được tiến hành muộn hơn so với trên
thế giới. Tác phẩm “đặc điểm nhân chủng và sinh học người Đông Dương”
của Huard p và Đỗ Xuân Họp có thể được coi là nhũng tác phẩm đầu tiên đề
cập đến vấn đề nghiên cứu thể lực của người Việt Nam. Nghiên cứu hình thái
học ngày càng chuyên môn hóa và được đánh dấu bằng sự ra đời của bộ môn
hình thái học tại một số trường đại học. Công trình “Hằng số sinh học người

Việt Nam” [16] của Nguyễn Tấn Gi Trọng và cs đã đề cập tương đối đầy đủ
về các chỉ số thể lực của người Việt Nam ở mọi lứa tuổi.
Năm 1974 cuốn “Nhân thái học và sự ứng dụng nghiên cún trên Việt
Nam” của Nguyễn Quang Quyền ra đời. Nó được coi là cuốn sách đầu tay cho
những người nghiên cứu nhân thái học ở Việt Nam [14].
Từ sau năm 1975 các công trình nghiên cún hình thái, thể lực trẻ em
được triển khai rộng trên toàn quốc. Công trình nghiên cứu của Nguyễn Khải,
Phạm Văn Nguyện và cs trên học sinh phố Huế 6 -> 18 tuổi [17]. Công trình
của Phạm Hồng Minh và cs trên học sinh 7-> 17 tuổi ở vùng Hoàng Liên Sơn,
Bắc thái, Vĩnh Phúc, Hậu Giang [7].

8


Năm 1975 - 1980 Nguyễn Quang Quyền và Thẩm Thị Hoàng Điệp, Lê
Gia Vinh cùng đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cún các chỉ số đánh giá thể
lực sinh học người Việt Nam [15].
Năm 1989, Thẩm Thị Hoàng Điệp [4] và cs đã nghiên cứu về sự phát
triển chiều cao đứng, vòng đầu, vòng ngực của người Việt Nam từ 1 đến 55
tuổi ở 8 tỉnh thuộc 3 miền của đất nước. Ket quả nghiên cứu cho thấy, các chỉ
số thu được trong công trình này đều cao hơn hẳn so với các chỉ số nghiên
cún trước đó.
Đào Huy khuê [10] đã nghiên CÚ01 36 chỉ tiêu kích thước về sự tăng
trưởng , phát triển cơ thể của học sinh từ 6 - 17 tuổi ở thị xã Hà Đông và nhận
thấy, tốc độ tăng tốc tối đa các chỉ số hình thái của nam thường ở giai đoạn 14
-1 6 tuổi còn ở nữ là 11 - 15 tuổi. Từ 6 - 9 tuổi, các kích thước của nữ thường
cao hơn của nam và ngược lại từ 16 - 17 tuổi các kích thước của nam lại cao
hơn của nữ.
Năm 1991 - 1995, nhóm các tác giả Trần Văn Dân và cs [2] đã nghiên
cứu các chỉ số kích thước của cơ thể của học sinh ở một số tỉnh, thành phố

như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Bình. Tác giả nhận thấy, so với dẫn liệu trong
cuốn “Hằng số sinh học người Việt Nam” thì sự phát triển chiều cao của trẻ tù’
6 - 1 6 tuổi tốt hơn, đặc biệt ở trẻ em thị xã, thành phố, còn khu vực nông thôn
chưa thấy có sự thay đổi đáng kể. Theo các tác giả trên, chỉ số pignet cao do
trẻ trong độ tuổi này có xu hướng phát triển iru thế về phần xương, còn chỉ số
BMI thấp là do trẻ khá gầy, nói lên rằng đây là nhóm tuổi đang lớn nhanh, ưu
thế phát triển là xương, chưa ở giai đoạn tích mỡ.
Nghiên cứu của Trần Thị Loan [11] từ năm 1999 - 2002, trên học sinh
Hà Nội từ 6 - 17 tuổi cho thấy, các chỉ số hình thái như chiều cao, cân nặng,
vòng ngực trung bình của học sinh lớn hơn so với kết quả nghiên cứu của các
tác giả khác từ thập kỷ 80 trở về trước và so với học sinh ở Thái Bình, Hà

9


Tây, ngoại thành Hải Phòng ở cùng thời điểm nghiên círu. Điều này chứng tỏ,
điều kiện sống đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển các chỉ số hình
thái thế lực của học sinh.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về các chỉ số thể lực của học
sinh Việt Nam khá phong phú. Tuy kết quả nghiên cứu các chỉ số này trong
các công trình nghiên cứu có khác nhau ít nhiều, nhưng đều xác định được sự
thay đổi của các chỉ số này theo lứa tuổi và mang đặc điểm giới tính. Có sự
khác biệt giữa nam và nữ, giữa trẻ em thành thị và trẻ em nông thôn, cũng
như giữa các địa bàn nghiên CÚ01 khác nhau, giữa các nhóm dân tộc khác

nhau. Các kết quả nghiên cứu này đã phục vụ lớn cho ngành Y và cũng là cơ
sở để xây dựng giải pháp nâng cao chất lượng con người Việt Nam trong
tương lai.

10



Chương 2. ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỦXJ

2.1. Đối tượng nghiên cún
Đối tượng nghiên CÚ01 là chỉ số hình thái thể lực của học sinh trường tiểu
học Xuân Hòa - Phúc Yên - Vĩnh Phúc có độ tuổi từ 6 - 10 tuổi (từ lớp 1 lớp 5), có trạng thái tâm lý và sức khỏe bình thường, không có dị tật bẩm sinh
và bệnh mãn tính.
Nghiên cứu được tiến hành trên 423 học sịnh tróng đó 214 học sinh nam và
209 học sinh nữ.
Sự phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới tính được thế hiện trong
bảng sau:
Bảng 2. Phân bố học sinh theo tuổi và giới tính
Tuôi

Tông sô

Nam

Nữ

6

88

44

44

7


85

43

42

8

83

42

41

9

83

42

41

10

84

43

41


Tông

423

214

209

2.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu một số chỉ số: chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung
bình, BMI, pignet.
2.3. Địa điếm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cún được tiến hành tại phòng y tế của trường tiếu học Xuân Hòa
- Phúc Yên - Vĩnh Phúc:
Thời gian: 09/2014 - 04/2015
11


2.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cún tài liệu để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
- Phương pháp nghiên cún thực nghiệm:
*Tiến hành đo một số chỉ số hình thái: chiều cao đứng, cân nặng, vòng
ngực trung bình ở các đối tượng khác nhau.
- Chiều cao đứng: Được xác định bằng thước đo chiều cao gắn trên cân

y học Trung Quốc, có vạch chia đến 0,1 cm. Khi đo, học sinh ở tư thế đứng
thẳng, hai gót chân sát vào nhau, mắt nhìn thẳng, đồng thời đảm bảo bốn điểm
là chẩm, lưng, mông, gót chạm vào thước đo. Tư thế đứng thắng được xác
định khi đuôi mắt và lỗ tai ngoài cùng ở trên đường thẳng nằm ngang, song

song với mặt bàn cân. Chiều cao đứng được tính theo đơn vị centimet (cm).
- Trọng lượng cơ thể: Được xác định bằng cân đồng hồ của Nhật có độ
chính xác đến 0,1 kg. Đo xa bữa ăn khoảng 4h. Khi cân mỗi đối tượng chỉ mặc
một bộ quần áo mỏng, không mang giày, dép, đứng yên ở vị trí giữa bàn cân,
hai bàn chân sát nhau. Trước khi đo bất kì học sinh nào cân đều được chỉnh
để đảm bảo độ chính xác. Đơn vị tính trọng lượng cơ thể là kilogam (kg).
- Vòng ngực trung bình: Được xác định bằng số trung bình cộng của số
đo vòng ngực lúc hít vào tận lực và lúc thở ra cố sức. Vòng ngực được đo ở tư
thế đứng thẳng bằng thước dây vòng quanh ngực vuông góc với cột số xương
bả vai, phía trước quá mũi ức. Như vậy, chu vi đo thước tạo thành nằm trên
mặt phang ngang song song với mặt đất. Trước khi đo hướng dẫn đối tượng
hít vào tận lực và thở ra cố sức để đo. Dụng cụ đo là thước dây bằng vải của
Trung Quốc, không co giãn, có chia số tới mm. Đơn vị đo vòng ngực trung
bình là cm
*Tính các chỉ số thể lực:
- Chỉ số pignet được tính theo công thức:
Pignet = Chiều cao (cm) - [Cân nặng (kg) + vòng ngực trung bình (cm)]

12


Đánh giá chỉ số pignet theo Nguyễn Quang Quyền [6]:
Pignet < 23,0

: Cực khỏe.

Pignet = 23,0 -ỉ- 28,9

: Rất khỏe


Pignet = 29,0 -ỉ- 34,9

: Khỏe

Pignet = 35,0

: Trung bình.

41,0

Pignet = 41,1 -T 47,0

: Yếu.

Pignet = 47,1 -r 53,0

: Rất yếu.

Pignet >53,0

: Cực yếu.

-

Chỉ so BMI gọi là chỉ số khối cơ thể tính theo công thức

BMI = Khối lượng cơ thể (kg) / [Chiều cao đúng (m)]2
BMI càng cao thì sức khỏe càng tốt và ngược lại
BMI ở lứa tuổi 5 - 1 0 nằm trong: Khoảng < 13 là gầy
Khoảng > 17 là béo

Khoảng 13^-17 là bình thường
-Phương pháp xử lý số liệu:
Tính toán các thông số theo các thuật toán thống kê xác suất dùng trong
y, sinh học. Để phân tích, đánh giá kết quả, việc tính toán số liệu được thực
hiện trên máy vi tính bằng Microsoíl Excel.

13


Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CÚXJ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Các chỉ số hình thái cơ bản ciía học sinh trường tiểu học Xuân Hòa
3.1.1. Chiều cao đủng
Chiều cao đứng là một kích thước quan trọng trong nghiên cún hình
thái người, nó phản ánh sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể người qua các
lóp tuổi. Các nghiên cứu về lĩnh vực này cho thấy, ở lứa tuổi học sinh, chiều
cao đứng thay đổi theo lứa tuổi và giới tính. Sự tăng chiều cao phụ thuộc vào
sự phát triển của xương (quan trọng nhất là xương chi dưới, xương cột sống).
Ớ học sinh chiều cao đúng thay đổi theo chủng tộc và giới tính, phụ thuộc vào
yếu tố di truyền, chịu ảnh hưởng nhất định của môi trường địa lý và điều kiện
xã hội (chế độ dinh dưỡng, điều kiện lao động, thể dục thể thao).
Ket quả nghiên cứu chiều cao đứng của học sinh trường tiểu học Xuân
Hòa - Phúc Yên - Vĩnh Phúc Được thể hiện ở bảng 3.1 và hình 3.1.
Bảng 3.1. Chiều cao đứng (cm) của học sinh theo tuổi và giới tĩnh
Nam (1)

Nữ (2)

p (1-2)
X -X ,


rr\ A•
Tuôi

n

>c ± S D

tăng

n

^ ± S ỉ)

6

44

117,52+3,14

-

44

116,86+4,06

-

0,66


>0,05

7

43

124,23+3,72

6,71

42

122,33+4,09

5,47

1,90

<0,05

8

42

128,79+5,91

4,55

41


129,73+4,91

7,40

-0,95

>0,05

9

42

134,76+4,58

5,98

41

134,40+5,06

4,67

0,36

>0,05

10

43


138,30+5,10

3,54

41

141,24+6,41

6,84

-2,94

<0,05

tăng

Tăng trung
Tăng trung bình/ năm

5,19

6,10
bình/năm

--------------- 7------------------ 1------------1-------------*----- ?---

Từ các sô liệu trong bảng 3.1 có thê thây:
Ớ độ tuổi 6 - 1 0 , chiều cao đứng của học sinh nam và học sinh nữ tăng

qua các lóp tuổi. Cụ thể, lúc 6 tuổi chiều cao trung bình của học sinh nam là

14


117,52 ± 3,14 cm và đến 10 tuổi chiều cao trung bình đạt tới 138,30 ± 5,10
cm, trung bình mỗi năm tăng 5,19 cm. Chiều cao đứng trung bình của học
sinh nữ tăng tù' 116,86 ± 4,06 cm lúc 6 tuổi lên 141,24 ± 6,41 cm lúc 10 tuổi,
trung bình mỗi năm tăng 6,10 cm. Tốc độ tăng trung bình/năm của học sinh
nam (5,19 em/năm) thấp hơn học sinh nữ (6,10 cm/năm).
Ớ cùng một độ tuổi chiều cao đúng của học sinh nam và học sinh nữ
không giống nhau. Cụ thể, ở tuổi 6 chiều cao đứng trung bình của học sinh
nam là 117,52 ± 3,14 cm, của học sinh nữ là 116,86 + 4,06 cm, học sinh nữ
thấp hơn học sinh nam, chênh lệch 0,66 cm. Ở độ tuổi 7, chiều cao đứng trung
bình của học sinh nam là 124,23 ± 3,72 cm, của học sinh nữ là 122,23 + 4,09
cm, học sinh nữ thấp hơn học sinh nam, chênh lệch là 1,90 cm. Nguyên nhân
có thể do học sinh nam hiếu động hơn, nên hoạt động trao đổi chất nhanh dẫn
tới sự sinh trưởng sẽ nhanh hơn so với học sinh nữ. Ớ tuổi 8 chiều cao đứng
trung bình của học sinh nam là 128,79 ± 5,91 cm, của học sinh nữ là 129,73 ±
4,91 cm, học sinh nam thấp hơn học sinh nữ, chênh lệch là 0,95 cm. Ở tuổi 9,
chiều cao đứng trung bình của học sinh nam là 134,76 ± 4,58 cm, của học
sinh nữ là 134,40 ± 5,06 cm, học sinh nữ thấp hơn học sinh nam, chênh lệch
là 0,36 cm. Ớ tuổi 10, chiều cao đứng trung bình của học sinh nam là 138,30
± 5,10 cm, của học sinh nữ là 141,24 ± 6,41 cm, học sinh nam thấp hơn học
sinh nữ, chênh lệch là 2,94 cm. Có điều này là do có thể một số em nữ có biểu
hiện dậy thì sớm hơn. Sự khác biệt về chiều cao đứng của học sinh không có
ý nghĩa thống kê (p>0,05).

15


Chiều cao đửng (cm)

160.00 1
140.00



I ■ I I I :

20.00 ■
0.00 J—










6

7

8

9

10

T uổi


Hình 3.1. Đồ thị thể hiện chiều cao đứng của học sinh
Có thể giải thích sự khác nhau về mức tăng trưởng của chiều cao đứng
giữa học sinh nam và học sinh nữ là do quy luật không đồng đều theo giới
tính của trẻ em. Chiều cao đứng là một biến số độc lập không bị ảnh hưởng
bởi các chỉ tiêu khác, có tính ổn định cao và do bộ xương quyết định. Sự tăng
trưởng chiều cao đứng do sự phát triển của hệ xương, đặc biệt là các xương
dài chi phối.
Ớ học sinh chiều cao đứng thay đổi theo lứa tuổi, giới tính, chủng tộc
và chịu ảnh hưởng rõ rệt của môi trường sống và điều kiện dinh dưỡng, kinh
tế - xã hội.
Ket quả nghiên cún trên học sinh từ 6 - 10 tuổi, nhận thấy chiều cao
của học sinh liên tục tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng chiều cao của học sinh
không đồng đều và có thời điểm nhảy vọt, chiều cao tăng có sự chênh lệch
giữa học sinh nam và nữ trong cùng một độ tuổi. Ket quả phù hợp với nghiên
cứu của các tác giả [8], [9], [10], [11]. So với số liệu về chiều cao nghiên cún
trình bày trong cuốn giá trị sinh học người Việt Nam thập kỷ 90 - thế kỉ XX
[6], Tràn Thị Loan [11], học sinh trường tiểu học Xuân Hòa lớn hơn đáng kể.
So với nghiên cún gần đây của Nguyễn Thị Hiền [8] chiều cao của học sinh
16


trường tiểu học Xuân Hòa cao hon. Điều này chứng tỏ, chiều cao của học sinh
thập niên này lớn hơn so với thập niên trước. Chiều cao của học sinh thành thị
lớn hơn của hơn của học sinh nông thôn. Nguyên nhân của hiện tượng này là
do điều kiện kinh tế, chất lượng cuộc sống của đất nước ta đã thay đổi hơn rất
nhiều so với trước đây.
Bảng 3.2. CCĐ của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau
Giới tính
Nam


Nữ

HSSH

Trần Thị Loan

Nguyễn Thị

Lê Thị Xuyên

Tuổi

1975

(2000)

Hiền (2010)

(2015)

6

107,16

112,58

-

117,52


7

111,43

117,35

114,85

124,23

8

117,33

122,23

119,37

128,79

9

121,16

126,56

124,38

134,76


10

126,02

130,80

128,51

138,30

6

106,36

110,35

-

116,86

7

110,64

116,06

114,61

122,33


8

116,51

121,28

118,92

129,73

9

121,14

126,46

123,45

134,40

10

126,07

132,40

129,43

141,24


17


×