Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Nghiên cứu việc giáo dục sức khỏe sinh sản lứa tuổi vị thành niên trong chương trình sinh học lớp 8 của trường THCS dân tộc nội trú huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (730.9 KB, 58 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN


ĐỖ NGUYỄN THỊ CHÍN

NGHIÊN CỨU VIỆC GIÁO DỤC SỨC KHỎE
SINH SẢN LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN TRONG
CHƢƠNG TRÌNH SINH HỌC LỚP 8 CỦA
TRƢỜNG THCS DÂN TỘC NỘI TRÚ –
HUYỆN LẬP THẠCH – TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lí ngƣời và động vật

HÀ NỘI – 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN


ĐỖ NGUYỄN THỊ CHÍN

NGHIÊN CỨU VIỆC GIÁO DỤC SỨC KHỎE
SINH SẢN LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN TRONG
CHƢƠNG TRÌNH SINH HỌC LỚP 8 CỦA
TRƢỜNG THCS DÂN TỘC NỘI TRÚ –
HUYỆN LẬP THẠCH – TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành: Sinh lí ngƣời và động vật

Người hướng dẫn khoa học

TS. NGUYỄN XUÂN THÀNH

HÀ NỘI – 2015


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới giảng viên hƣớng dẫn- Tiễn sĩ
Nguyễn Xuân Thành cùng các thầy cô giáo trong tổ bộ bộ môn Giải phẫu sinh
lý ngƣời và động vật, Ban chủ nhiệm khoa Sinh –KTNN, Ban giám hiệu cùng
các em học sinh lớp 8 của trƣờng THCS Dân Tộc Nội Trú, huyện Lập Thạchtỉnh Vĩnh Phúc đã tận tình giúp đỡ tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành tốt khóa
luận này.
Mặc dù đã nỗ lực và cố gắng rất nhiều song chắc chắn khóa luận tốt nghiệp
này không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận đƣợc
sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên để đề
tài này đạt kết quả cao hơn.
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Đỗ Nguyễn Thị Chín


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu, các số liệu đƣợc trình bày trong khóa luận là trung thực và không
trùng với kết quả của các tác giả khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2015

Sinh viên thực hiện
Đỗ Nguyễn Thị Chín


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Đặt vấn đề......................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 3
Chƣơng. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 4
1.1. Cơ sở lý thuyết .............................................................................................. 4
1.2. Một số vấn đề về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục ............................ 5
1.2.1. Khái niệm về sức khỏe sinh sản [11] ......................................................... 5
1.2.2. Khái niệm về sức khỏe tình dục [9] ........................................................... 6
1.2.3. Tầm quan trọng của sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục [4] .............. 6
1.2.5. Chăm sóc sức khỏe sinh sản [4] ................................................................. 8
1.3. Sức khỏe sinh sản vị thành niên .................................................................... 8
1.3.1. Quan niệm về tuổi vị thành niên [4] .......................................................... 8
1.3.2. Sức khỏe sinh sản ở lứa tuổi vị thành niên [11] ......................................... 9
1.4.Những nguy cơ về sức khỏe do thai nghén ở tuổi vị thành niên [3] ............ 10
1.5. Những nguy cơ lây nhiễm bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục và
HIV/AIDS [3] ..................................................................................................... 10
1.6. Hậu quả về kinh tế - xã hội do vấn đề thai sản và sinh đẻ ở tuổi vị thành
niên [3] ............................................................................................................... 11
1.7. Sự cần thiết và lợi ích của giáo dục sức khỏe sinh sản đối với thanh thiếu
niên [11] ............................................................................................................. 11
1.8. Chăm sóc sức khỏe sinh sản ở tuổi vị thành niên [11] ............................... 12
1.9. Các hình thức giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên [11] ..................... 13



1.10. Những phƣơng pháp tránh thai thích hợp cho vị thành niên [4], [9] ........ 14

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 17
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................. 17
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. .............................................................. 17
2.3. Nội dung nghiên cứu: .................................................................................. 18
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu:............................................................................ 18

Chƣơng 3. KẾT QỦA NGHIÊN CỨU ............................................................. 19
3.1. Lý thuyết ..................................................................................................... 19
3.2. Một số vấn đề cần bổ sung trong chƣơng trình Sinh học lớp 8 nhằm mục
đích giáo dục SKSS VTN. ................................................................................. 20
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................ 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 43


DANH MỤC BẢNG - HÌNH
BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả nhận thức của học sinh nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng qua bài 60 ................................................................................................. 36
Bảng 3.2. Kết quả nhận thức của học sinh nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng qua bài 61 ................................................................................................ 36
Bảng 3. 3. Kết quả nhận thức của học sinh nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng qua bài 62 ................................................................................................ 37
Bảng 3. 4. Kết quả nhận thức của học sinh nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng qua bài 63 ................................................................................................ 38
Bảng 3.5. Kết quả nhận thức của học sinh nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng qua bài 64 ................................................................................................ 39
Bảng 3.6. Kết quả nhận thức của học sinh nhóm thực nghiệm và nhóm đốí
chứng qua bài 65……………………………………………………………41

HÌNH
Hình 3.1: So sánh nhận thức đúng giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng. ... 40
Hình 3.2: So sánh nhận thức sai giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng. ....... 40
DANH MỤC CHỮ VIẾT TĂT
KHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình
LTQĐTD: Lây truyền qua đƣờng tình dục
NXB: Nhà xuất bản
SGK: Sách giáo khoa
SKSS: Sức khỏe sinh sản
SKTD: Sức khỏe tình dục
THCS: Trung học cơ sở

VTN: Vị thành niên


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ở Việt Nam cũng nhƣ nhiều nƣớc khác trên thế giới, trẻ VTN có tuổi dậy
thì ngày càng đến sớm hơn so với một vài thập kỷ trƣớc đây. Tuổi dậy thì ở trẻ
là giai đoạn đánh dấu một bƣớc ngoặt quan trọng trong đời một con ngƣời. Ở
nƣớc ta hiện nay có khoảng 50% dân số dƣới tuổi 20, trong số đó có 20 % ở độ
tuổi từ 10- 19 tuổi. Việt nam hiện nay cũng đang phải đối mặt nhiều vấn đề liên
quan đến SKSS VTN nhƣ vấn đề có thai ngoài ý muốn, tình trạng nạo phá thai
cao ở lứa tuổi vị thành niên, tệ nạn ma túy, các bệnh lây qua đƣờng tình dục…
Trẻ vị thành niên là lớp ngƣời rất hiếu động, ham hiểu biết, thích tự khẳng
định mình và thích làm ngƣời lớn. Chính bản thân của lứa tuổi làm cho các em
luôn tò mò, muốn làm những gì ngƣời lớn làm, thích thực hiện những gì ngƣời
lớn ngăn cấm. Nhƣng vốn kiến thức còn hạn chế nên trẻ VTN đã không chọn
lọc những thông tin cần thiết để học mà ngƣợc lại các em dễ sa ngã bởi thứ
“Văn hóa” đen, lời dụ dỗ của những kẻ xấu. Theo bộ y tế, tình trạng nạo phá

nạo hút thai ở lứa tuổi VTN trong những năm gần đây có chiều hƣớng gia tăng.
Mỗi năm có khoảng 1.2- 1.4 triệu trƣờng hợp nạo phá thai, trong số này có
khoảng 300.000 trƣờng hợp là thanh niên chƣa lập gia đình. Sự phát triển lây
nhiễm HIV/AIDS nhanh chóng tới mức báo động. Khoảng 50% số ngƣời
nhiễm HIV ở lứa tuổi vị thành niên, trong đó 14% dƣới 15 tuổi [ 11].
Còn theo số liệu của ủy ban quốc gia phòng chống AIDS, ở Việt Nam tính
đến 19/7/2003 số ngƣời nhiễm HIV là 68.000 ngƣời trong số đó số ngƣời
chuyển sang AIDS là 10.500 ngƣời và đã có 5.900 ngƣời chết vì AIDS [8].
Quan hệ tình dục chính là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều căn bệnh nguy
hiểm đến sức khỏe của các em mà chủ yếu là bệnh LTQĐTD. Theo số liệu
thống kê từ ngôi nhà tuổi trẻ, trung tâm tƣ vấn sức khỏe VTN ở quận Thanh
Xuân- Hà Nội, tỷ lệ trẻ em dƣới 15 tuổi mắc bệnh Giang Mai là 1.16%, mắc
bệnh Lậu là 1.5% thậm chí trong tổng số 50.000 ngƣời nhiễm HIV ở nƣớc ta có
1


không ít trẻ vị thành niên. Vì vậy việc giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho trẻ
VTN là rất quan trọng và cấp bách hiện nay.
Ta thấy một thực trạng, ở nƣớc ta việc giáo dục giới tính trƣớc đây bị né
tránh, ít đƣợc chú trọng nghiên cứu và tổ chức một cách có hệ thống.
Nhƣng những năm trở lại đây việc giáo dục giới tính đã đƣợc chú ý đẩy mạnh
theo tinh thần “Xây dựng chƣơng trình chính khóa và ngoại khóa nhằm bồi
dƣỡng cho học sinh kiến thức về giới tính, hôn nhân, gia đình và nuôi dạy con
cái…”
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lứa tuổi vị thành niên, nhƣng chủ
yếu nghiên cứu ở một số tỉnh và thành phố, còn ở một số trƣờng học có hình thù
đặc biệt chƣa có. Cụ thể, đối với trƣờng THCS Dân Tộc Nội Trú- huyện Lâp
Thạch- tỉnh Vĩnh Phúc, đây là trƣờng học dành cho con em dân tộc thiểu số của
tỉnh. Các em đƣợc sinh ra và lớn lên ở những vùng xa xôi hẻo lánh, kinh tế khó
khăn và dân trí thấp, đặc biệt vấn đề giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản

chƣa đƣợc chú ý quan tâm thực sự. Do đó những thông tin từ chƣơng trình học
ở trƣờng về giáo dục giới tính và SKSS đối với các em học sinh ở đây là rất cần
thiết bổ ích.
Xuất phát từ các vấn đề nêu trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu việc
giáo dục sức khỏe sinh sản lứa tuổi vị thành niên trong chương trình sinh
học lớp 8 của trường THCS Dân Tộc Nội Trú - huyện lập Thạch - tỉnh Vĩnh
Phúc”.

2


2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau:
Điều tra thực trạng sự hiểu biết về giới tính và SKSS VTN ở trƣờng
THCS Dân Tộc Nội Trú - huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.
. Giáo dục cho trẻ VTN biết cách chăm sóc bản thân và những ngƣời xung
quanh.
Thực hiện các mục tiêu giáo dục giới tính và giáo dục sức khỏe.
. Giúp trẻ VTN có khả năng tự phòng vệ và có thể ngăn ngừa nguy cơ lạm
dụng tình dục của ngƣời khác giới, góp phần hạn chế tình trạng phá thai dẫn đến
hậu quả nghiêm trọng nhƣ: Nguy cơ vô sinh, băng huyết, tử vong,… hạn chế
VTN mắc các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục đặc biệt là lây nhiễm
HIV/AIDS…

3


Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý thuyết
Quá trình phát triển của cơ thể từ thấp đến cao luôn chịu ảnh hƣởng và

chi phối của hai yếu tố: Đó là di truyền và nhân tố môi trƣờng. Mọi đặc trƣng
của cơ thể dù hình thái hay chức năng đều chịu sự chi phối của hai nhân tố này.
Sự phát triển của cơ thể nhất là đối với trẻ em ở các lứa tuổi nói chung và trẻ em
ở lứa tuổi VTN nói riêng, các yếu tố môi trƣờng xung quanh tạo cho cơ thể có
tính thống nhất giữa các bộ phận trong cơ thể với nhau, giữa các yếu tố nội môi
và ngoại môi.
Nội môi: Là môi trƣờng bên trong cơ thể gồm máu, nƣớc mô và bạch
huyết. Môi trƣờng trong giúp tế bào thƣờng xuyên liên hệ với môi trƣờng ngoài
trong quá trình trao đổi chất.
Ngoại môi: Là môi trƣờng bên ngoài cơ thể gồm hai yếu tố chính là yếu tố
tự nhiên và yếu tố xã hội.
Yếu tố tự nhiên: Gồm nhiều yếu tố nhƣ nhiệt độ, thời tiết, khí hậu. Các
điều kiện này thay đổi sẽ ảnh hƣởng tới cơ thể phải thay đổi thích nghi.
Yếu tố xã hội: Đây là yếu tố ảnh hƣởng lớn đến con ngƣời. Điều kiện xã
hội tốt sẽ ảnh hƣởng tốt đến con ngƣời và ngƣợc lại. Đặc biệt là đối với trẻ em
lứa tuổi VTN, lứa tuổi đang phát triển và có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý
cũng nhƣ thể chất do đó mà yếu tố xã hội ảnh hƣởng rất lớn. Điều kiện xã hội
cũng ảnh hƣởng đến sức khỏe, sự phát triển trí tuệ, sự thích ứng của cơ thể với
môi trƣờng [7].
Qua đây cho thấy sự ảnh hƣởng của các yếu tố bên trong cơ thể và yếu tố bên
ngoài môi trƣờng sống đến cơ thể, ảnh hƣởng đến sự phát triển tâm sinh lý và
trí tuệ cuả trẻ.
Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học ở Việt Nam và trên thế giới cho thấy
sự phát triển của cơ thể chịu sự chi phối của môi trƣờng sống rất nhiều. Điều
kiện sống tốt, đƣợc chăm sóc tốt, đầy đủ hợp lý trẻ sẽ phát triển cân đối, cơ thể
4


khỏe mạnh, tâm sinh lý và trí tuệ bình thƣờng. Mặc dù ở lứa tuổi này có nhiều
sự biến đổi về thể chất và tâm lý. Vì vậy sức khỏe tốt, cơ thể khỏe mạnh là một

đặc điểm quan trọng giúp các em tự tin, vững vàng trong mọi hoạt động.
Theo các kết quả nghiên cứu khoa học thì trẻ em Việt Nam trong những năm
gần đây ngày càng có tầm vóc lớn hơn và tuổi dậy thì ngày càng đến sớm hơn
so với một vài thập kỷ trƣớc đây. Trẻ em nông dân dậy thì muộn hơn trẻ em
thành thị từ 1- 2 năm và cứ sau 10 năm dậy thì tuổi dậy thì đến sớm hơn 5 tháng
[9].
Tuổi dậy thì ngày càng đến sớm nhƣ vậy mà các em không đƣợc trang bị một
cách kịp thời, đầy đủ những kiến thức về giới tính, SKSS và vệ sinh thì các em
rất dễ mắc phải các sai lầm nghiêm trọng. Do đó việc nghiên cứu các vấn đề
tâm lý tuổi dậy thì và việc cung cấp, trang bị cho trẻ VTN những kiến thức khoa
học, đúng đắn về SKSS là vấn đề rất quan trọng và cần thiết.
1.2. Một số vấn đề về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục
1.2.1. Khái niệm về sức khỏe sinh sản [11]
Tại hội nghị quốc tế dân số và phát triển họp tại Cairo tháng 4 năm 1994 đã
đƣa ra định nghĩa về sức khỏe sinh sản nhƣ sau: “SKSS là một trạng thái sức
khỏe mạnh hài hòa về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả các khía cạnh
liên quan đến hệ thống sinh sản, các chức năng và quá trình sinh sản chứ
không phải là không có bệnh tật hay tổn thương bộ phận sinh sản”.
Do vậy, SKSS hàm ý rằng mọi ngƣời đều có thể có cuộc sống tình dục an
toàn và thỏa mãn, đồng thời có thể sinh đẻ và tự do quyết định việc có con, có
con khi nào và khoảng cách các lần sinh ra sao.
Điều này có nghĩa là nam và nữ có quyền đƣợc biết và tiếp cận với các biện
pháp KHHGĐ an toàn, có hiệu quả, phù hợp với khả năng kinh tế và có thể
chấp nhận đƣợc theo sự lựa chọn của mình, hoặc các phƣơng pháp điều hòa
sinh sản khác không đi ngƣợc với luật pháp. Nó còn bao gồm quyền tiếp cận sử
dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe phù hợp để đảm bảo cho phụ nữ đƣợc an

5



toàn trong quá trình mang thai và sinh nở và đem lại cho các cặp vợ chồng cơ
hội tốt nhất để có một đứa con khỏe mạnh [11].
Có thể tóm tắt nội dung của SKSS ở 4 điểm chính sau:
- Thai nghén và sinh đẻ an toàn, con khỏe và lành mạnh có điều kiện nuôi
con bằng sữa mẹ.
- Có đời sống tình dục an toàn và thỏa mãn.
- Đƣợc quyền quyết định lên quan đến thai nghén và sinh đẻ nạo thai an
toàn và hợp pháp.
- Đƣợc chữa các bệnh về tình dục và vô sinh để đƣợc hƣởng quyền làm mẹ.
Nhƣ vậy, SKSS có ý nghĩa xã hội và y học sâu sắc rất nhân bản vì đã nâng
cao những yêu cầu bảo vệ chức năng đặc thù của phụ nữ là chức năng sinh
sản.
1.2.2. Khái niệm về sức khỏe tình dục [9]
SKTD gắn liền với SKSS đã đƣợc tổ chức Y tế thế giới (WHO) phát biểu từ
năm 1975 nhƣ sau: “SKTD là sự tổng hợp các khía cạnh thể chất, tình cảm,
tri thức, xã hội của con ngƣời có tình dục sao cho cuộc sống của con ngƣời
phong phú hơn, tốt đẹp hơn về nhân cách, về giao tiếp và tình yêu”.
Khái niệm SKSS và SKTD đã thể hiện nhận thức đầy đủ hơn của con ngƣời
về chức năng sinh sản và tình dục, đặt ra yêu cầu trong xã hội và trách nhiệm
của các cá nhân trong việc bảo vệ sức khỏe, bảo vệ cuộc sống hạnh phúc.
Khái niệm SKTD không chỉ liên quan đến khả năng sinh sản của con ngƣời
mà còn liên quan đến những quyền cơ bản của con ngƣời nhƣ: Quyền đƣợc lựa
chọn tình bạn, quyền đƣợc làm chủ cơ thể, quyền đƣợc có hạnh phúc tình dục,
quyền không bị lạm dụng, quyền đƣợc tiếp cận với các biện pháp ngừa các bệnh
LTQĐTD.
1.2.3. Tầm quan trọng của sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục [4]
Ở mọi xã hội và nền văn hóa, SKSS và SKTD bao giờ cũng là phần trung tâm
của tổng thể của con ngƣời cho cả cuộc đời. Hành vi sinh sản và tình dục lành

6



mạnh tạo điều kiện thuận lợi để có sức khỏe tốt. Đối với phụ nữ và trẻ VTN thì
SKSS và SKTD có tầm quan trọng đặc biệt.
- Đối với phụ nữ: SKSS và SKTD có tầm quan trọng đặt biệt nhất là trong
những năm tháng trong độ tuổi sinh sản. Phụ nữ phải chịu gánh nặng rất
lớn về những vấn đề sức khỏe liên quan đến sinh sản và tình dục do nhiều
lý do nhƣ: Đặc điểm sinh lý, chức năng giới tính phải mang thai, sinh đẻ
và nhiều khi còn do tâm lý chủ động trong đời sống tình dục. Mặt khác
phụ nữ luôn có nguy cơ phải chịu những biến chứng khi mang thai và sinh
đẻ, nạo thai không an toàn,… Do đó nếu phụ nữ không đƣợc trang bị đầy
đủ những kiến thức về SKSS và SKTD thì thƣờng dẫn đến những biến
chứng nghiêm trọng.
- Đối với trẻ VTN: Có rất nhiều em không nhận đƣợc thông tin và gặp
nhiều trở ngại khi tiếp cận với dịch vụ. Nhiều trẻ VTN có quan hệ tình
dục nhƣng không sử dùng các biện pháp tránh thai. Trên thế giới ƣớc
lƣợng có khoảng 260 triệu trẻ em gái từ 15- 16 (có chồng hoặc chƣa có
chồng) và 11% trong số đó đã có hoạt động tình dục và không muốn có
thai nhƣng lại không dung biện pháp tránh thai hiện đại nào. Hậu quả là
các em có nguy cơ bị mắc các bệnh LTQĐTD khá cao, một số lớn các em
gái phải thôi học vì mang thai … Nhƣ vậy trẻ VTN rất dễ bị tổn thƣơng về
SKSS và SKTD nếu nhƣ chúng ta không trang bị kịp thời cho các em
những kiến thức này [12].
1.2.4. Quyền sinh sản [4]
Sinh sản (nêu trong chƣơng trình hành động của Hội nghị Quốc tế về dân số
và phát triển tại Cairo viết tắt là ICPD) đƣợc nêu lên dựa trên những phát biểu
về quyền bao gồm quyền có một đời sống tình dục an toàn và thỏa mãn, có khả
năng sinh đẻ và đƣợc tự do muốn đẻ hay không đẻ và đẻ bao nhiêu. Điều cuối
của phát biểu trên muốn nói rằng phụ nữ, nam giới và VTN có quyền đƣợc tiếp
cận với mọi hoạt động dịch vụ y tế có chất lƣợng cao những quyền này cũng

bao gồm cả sự không phải chịu sự đựng mọi loại hình ép buộc và phân loại nào.
7


1.2.5. Chăm sóc sức khỏe sinh sản [4]
Điều này cũng đƣợc nêu rõ trong chƣơng trình hành động của Hội nghị Quốc
tế về Dân số và phát triển. Theo chƣơng trình này thì chăm sóc SKSS phải bao
gồm:
- Tƣ vấn thông tin giáo dục truyền thông về KHHGĐ và dịch vụ.
- Giáo dục và cung cấp dịch vụ chăm sóc khi mang thai, sinh đẻ an toàn và
chăm sóc sau khi sinh, đặc biệt là nuôi con bằng sữa mẹ và chăm sóc sức
khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh.
- Phòng ngừa và điều trị hợp lý vô sinh
- Nạo phá thai bao gồm việc phòng ngừa nạo phá thai và quản lý hậu quả về
sức khỏe của nạo phá thai.
- Điều trị viêm nhiễm đƣờng sinh dục, các bệnh lây truyền qua quan hệ tình
dục và các bệnh khác liên quan đến SKSS.
- Thông tin giáo dục và tƣ vấn về tình dục, SKSS và trách nhiệm của cha
mẹ sao cho phù hợp.
Các dịch vụ chăm sóc cần có sự liên kết với nhau thông qua các hình thức
lồng ghép hoặc một hệ thống chuyển tuyến có hiệu quả giữa các đơn vị làm
nhiệm vụ chăm sóc.
1.3. Sức khỏe sinh sản vị thành niên
1.3.1. Quan niệm về tuổi vị thành niên [4]
Tuổi vị thành niên đƣợc hiểu là giai đoạn từ 10- 19 tuổi.
Năm 1988, trong một tuyên bố chung giữa tổ chức y tế thế giới (WHO) quỹ
nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF) và quỹ dân số liên hợp quốc (UNFPA) đã
thống nhất phân loại nam nữ còn trẻ tuổi thành 3 loại nhƣ sau:
- VTN từ 10- 19 tuổi
- Thanh niên từ 15- 24 tuổi

-

Ngƣời trẻ từ 10- 24 tuổi.

Với định nghĩa trên, VTN chiếm 20% dân số thế giới. Trong khi khái niệm
thanh niên khác nhau theo từng nền văn hóa thì toàn thế giới ngày càng nhất trí
8


rằng: VTN là một giai đoạn khác biệt và quan trọng trong cuộc sống của con
ngƣời.
1.3.2. Sức khỏe sinh sản ở lứa tuổi vị thành niên [11]
Theo nghiên cứu trên thế giới, nhóm vị thành niên có một số đặc điểm: Tuổi
dậy thì ngày một sớm hơn, thiếu nữ kết hôn muộn hơn xƣa, hoạt động tình dục
nhiều hơn xƣa và không dùng các biện pháp tránh thai. Những đặc điểm này
khiến cho một phận không nhỏ trẻ VTN có nguy cơ mang thai và sinh đẻ ngoài
ý muốn, kèm theo đó là những hậu quả nhƣ thai nghén, sinh nở, nuôi con, khi
bản thân ngƣời mẹ còn quá trẻ.
Phá thai và hậu quả của nó nhƣ viêm nhiễm, tắc ống dẫn trứng, tử cung dẫn
đến vô sinh, kèm theo đó là nguy cơ về các bệnh LTQĐTD, đặc biệt là đại dịch
HIV/AIDS mà cả thế giới đang rất lo lắng.
Hoạt động giáo dục sớm ở trẻ VTN là nét nổi bật nhất và mở đầu cho những
nguy hại đến SKSS. Theo báo cáo thống kê của đoàn thanh niên cho biết, năm
1994 trong giới sinh viên có 15% nam và 30% nữ đã từng có quan hệ tình dục.
Tuổi trung bình của cả hai giới là 19 tuổi.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Quang Mai và cộng sự thấy rằng 68% sinh viên
đang đã yêu nhau và 20% trong số đó đã sử dụng các biện pháp tránh thai. Theo
những số liệu mới nhất, ở Mỹ hàng năm có đến hơn một triệu trẻ vị thành niên
mang thai, trong số này 80% chƣa lập gia đình. Theo một báo cáo quỹ bảo vệ
trẻ em ghi nhận hiện trạng cứ 20 trẻ VTN Mỹ thì có 10 em đã sinh hoạt tình

dục, nhƣng trong này chỉ có 4 em sử dụng thuốc ngừa thai, 2 em có thai và 1 em
có con. Tình trạng đáng báo động ra tăng nhanh chóng theo thời gian. Trong khi
vào năm 1985 cứ 5 em dƣới 15 tuổi (chiếm 20%) hoặc 3 em dƣới 16 tuổi
(chiếm 33%) mới có một em đã sinh hoạt tình dục thì hiện nay tỉ lệ này là 29%
ở tuổi 15, 46% ở tuổi 16 và 43% ở tuổi 17. Ngƣời ta ƣớc tính rằng trong số 100
nữ sinh vào hệ cao đẳng hay đại học, có đến 80% em đã quan hệ tình dục ít nhất
1 lần [16]. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đáng báo động trong đời

9


sống của giới VTN là sự thiếu vắng chế độ giáo dục giới tính phù hợp trong gia
đình cũng nhƣ xã hội.
Ở Việt Nam, hội thảo toàn quốc về SKSS VTN năm 1997 khuyến nghị rằng
cần đẩy mạnh giáo dục SKSS cho VTN. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh đã thông qua một chƣơng trình hành động, trong đó bao gồn các vấn đề
giáo dục dân số, sức khỏe cho thanh thiếu niên, ngăn ngừa HIV/AIDS. Các
trung tâm tƣ vấn dần đƣợc thành lập để giải đáp các thắc mắc của thanh thiếu
niên về đề tài SKSS và những mối quan tâm khác.
1.4.Những nguy cơ về sức khỏe do thai nghén ở tuổi vị thành niên [3]
Lứa tuổi vị thành niên với đặc trƣng là cơ thể chƣa phát triển hoàn chỉnh, sự
thành thục sinh dục chƣa đạt đƣợc những yêu cầu sinh học cần thiết. Các hiểu
biết về sinh lý thụ thai, các biện pháp tránh thai chƣa đầy đủ. Khi có thai có các
biểu hiện tâm lý bất thƣờng nhƣ: Xấu hổ, lung túng, sợ tai tiếng, nhƣng không
đến các cơ sở y tế KHHGĐ để có những lời khuyên thích đáng, dẫn đến phá
thai muộn thƣờng gây hậu quả không tốt.
Tỷ lệ tai biến do sảy thai tuổi vị thành niên thƣờng cao hơn lứa tuổi ngoài 20,
nguy cơ tử vong do sinh đẻ cao, tỷ lệ phải can thiệp khi sinh cao, tỷ lệ tử vong
tăng do hoạt động nạo phá thai không an toàn và tỷ lệ bị nhiễm độc cho thai
nghén cao. Mẹ thƣờng bị thiếu máu và suy dinh dƣỡng, tỷ lệ trẻ em nhẹ cân

tăng.
1.5. Những nguy cơ lây nhiễm bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục và
HIV/AIDS [3]
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), hàng năm có 250 triệu ngƣời mới bị nhiễm
các bệnh LTQĐTD, hàng đầu là lứa tuổi từ 20- 24 tuổi, sau đó là lứa tuổi 1519. Các bệnh LTQĐTD gồm bệnh Lậu, Giang mai, hạ cam, Hecpet sinh dục, sùi
mào gào, nhiễm virus HIV… Trong số các trƣờng hợp mắc bệnh đƣờng tình
dục cứ 20 ngƣời mắc bệnh thì có 1 ngƣời ở lứa tuổi vị thành niên và ½ trong
tổng số các trƣờng hợp nhiễm HIV/AIDS là những ngƣời dƣới 25 tuổi.
Những lý do lây truyền bệnh LTQĐTD cao ở tuổi VTN là:
10


- Ít dung bao cao su khi quan hệ tình dục
- Do có những cuộc tình “ngẫu hứng” nên không phòng hộ hoặc không biết
cách phòng hộ.
- Có quan hệ tình dục với nhiều đối tƣợng
- Do bị lạm dụng tình dục.
Chính vì những lý do trên mà tuổi VTN có thể đứng trƣớc các nguy cơ: Vô
sinh, chửa ngoài dạ con, HIV/AIDS, mắc các bệnh LTQĐTD.
1.6. Hậu quả về kinh tế - xã hội do vấn đề thai sản và sinh đẻ ở tuổi vị
thành niên [3]
- Hạn chế khả năng học tập dẫn đến giảm cơ hội tìm đƣợc việc làm tốt.
- Điều kiện kinh tế khó khăn dẫn tới suy yếu sức khỏe cả mẹ và con.
- Nhà nƣớc chỉ trả trực tiếp trợ cấp về y tế, xã hội để giải quyết khó khăn
cho cả mẹ và con. Xã hội chi trả gián tiếp những hậu quả do học vấn kém, mặt
khác có con sớm dẫn đến phải thôi học, làm tăng tốc độ phát triển dân số, khi
lâm vào hoàn cảnh khó khăn VTN bỏ học để đi làm có khi từ bỏ quyền làm mẹ,
thậm chí giết cả đứa bé mới sinh ra hoặc bi quan tự tử hoặc làm gái mại dâm…
- Từ khó khăn về kinh tế có thể kéo theo một loạt các tệ nạn xã hội khác nhƣ
trộm cắp, cƣớp giật…

1.7. Sự cần thiết và lợi ích của giáo dục sức khỏe sinh sản đối với thanh
thiếu niên [11]
*Sự cần thiết của giáo dục sức khỏe sinh sản
Ngày nay một trong bốn vấn đề toàn cầu đó là sự bùng nổ dân số và Việt
Nam cũng đƣợc coi là một trong những nƣớc có tốc độ tăng dân số cao nhất.
Điều đó đã đặt ra những yêu cầu gắt gao về kiểm soát sinh đẻ và KHHGĐ.
Thế kỷ XXI là thế kỷ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin đang
trên đà phát triển rực rỡ, làm cho các quốc gia hiểu biết nhau hơn, giao lƣu văn
hóa, kinh tế làm cho những đòi hỏi về chất lƣợng cuộc sống, về quyền con
ngƣời cũng đƣợc nâng cao hơn. Đặt biệt là phong trào phụ nữ phát triển mạnh
với những yêu cầu ngày càng sâu sắc hơn, mở rộng những quyền phụ nữ, trong
11


đó nổi bật là quyền bình đẳng, quyền sinh sản và tình dục.Và cuối cùng là xuất
hiện đại dịch HIV/AIDS đe dọa toàn nhân loại làm cho sự quan tâm đến SKSS
trở nên bức bách hơn.
Trẻ VTN là lớp ngƣời trẻ tuổi, là lực lƣợng hùng hậu, là nguồn nhân lực mới
cho tƣơng lai và cũng là niềm huy vọng của nhân loại nên rất cần có những kiến
thức về SKSS, làm hành trang bƣớc vào đời, chuẩn bị cho các em trở thành một
con ngƣời khỏe mạnh, phát triển toàn diện.
*Lợi ích của giáo dục sức khỏe sinh sản
SKSS không chỉ giới hạn ở sức khỏe ngƣời mẹ mà còn bao gồm cả những
vấn đề liên quan đến quá trình sinh sản của cả nam và nữ, đến sự an toàn và
hạnh phúc trong đời sống tình dục đồng thời nhấn mạnh nhiều đến quyền tự
quyết của phụ nữ đối với việc sinh đẻ của họ. Cho nên, việc giáo dục SKSS sẽ
đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho mỗi ngƣời.
- Sự hiểu biết của bản thân mình giúp cho mỗi ngƣời biết quý trọng bản
thân và biết tự hào về bản thân mình, nhất là suy nghĩ có trách nhiệm hơn
về hành vi tình dục, từ đó biết quý trọng hạnh phúc trong cuộc sống chung

thủy một vợ một chồng, tránh sự lây nhiễm các bệnh LTQĐTD.
- Biết tôn trọng tình bạn, tình yêu, tình vợ chồng…
- Biết sống lành mạnh
- Biết tự kiềm chế và giúp nhau kiềm chế ham muốn tình dục, ý thức đƣợc
giá trị của sự kiềm chế (tôn trọng nề nếp gia đình, tôn trọng bản thân và
tình bạn).
1.8. Chăm sóc sức khỏe sinh sản ở tuổi vị thành niên [11]
Vấn đề SKSS VTN nổi cộm lên là vấn đề có thai ngoài ý muốn và phòng
chống các bệnh LTQĐTD. Hai vấn đề đều có nguyên nhân chung đó là quan hệ
tình dục không an toàn. Vì vậy, phải làm sao để VTN không có quan hệ tình
dục là tốt nhất, nếu không tránh đƣợc tuyệt đối thì họ phải giáo dục nhƣ thế nào
để có quan hệ tình dục một cách an toàn và có trách nhiệm.

12


Trƣớc hết, chúng ta phải cung cấp cho các em những thông tin giáo dục
truyền thông, đó là:
- Giáo dục về giới tính, sức khỏe tình dục và sinh sản ở lứa tuổi VTN.
- Những nguy cơ do thai sản ở tuổi VTN.
- Cung cấp các thông tin về tránh thai ngoài ý muốn và phá thai không an
toàn.
- Cung cấp các thông tin và cách phòng chống các bệnh LTQĐTD.
- Phổ biến vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh bộ phận sinh dục
- Những nguy cơ dẫn đến vô sinh
- Giải thích những đồn đại không đúng về tuổi VTN.
Sau đó tƣ vấn cho các em nội dung sau:
- Nguy cơ và ảnh hƣởng của việc có thai sớm
- Nạo hút thai an toàn
- Cung cấp và sử dụng các biện pháp tránh thai

- Vệ sinh kinh nguyệt và vệ sinh bộ phận sinh dục
- Cách phòng tránh ma túy…
Tất cả những nội dung thông tin giáo dục truyền thông này đều rất cần thiết
đối với các em lứa tuổi VTN, giúp các em biết cách tự bảo vệ mình, tự chăm
sóc cho bản thân và cho cả những ngƣời xung quanh.
1.9. Các hình thức giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên [11]
- Tuyên truyền phổ biến các thông tin đại chúng nhƣ sách báo. Đài phát
thanh, truyền hình, internet…
- Đƣa giáo dục giới tính vào trong nhà trƣờng.
- Qua các đoàn thể: Đoàn thanh niên, câu lạc bộ, các buổi hội thảo, thăm
quan, các buổi sinh hoạt văn hóa văn nghệ…
- Giáo dục đồng đẳng: Là một hình thức rất quan trọng, mọi ngƣời thích
nghe, dễ tiếp thu và làm theo lời khuyên của những ngƣời cùng nhóm
tuổi, cùng hoàn cảnh nhƣ họ.

13


- Giáo dục trong gia đình: Là mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ
phải nhận thức rõ trách nhiệm tham vấn của mình đối với con cái, sẵn
sàng giúp đỡ. Điều quan trọng là cha mẹ phải biết lắng nghe con cái nói
lên nguyện vọng, tâm tƣ tình cảm, những vƣớng mắc của các em. Cha mẹ
phải kiên trì, mềm dẻo giúp các con vƣợt qua những khó khăn ở lứa tuổi
VTN .
1.10. Những phƣơng pháp tránh thai thích hợp cho vị thành niên [4], [9]
- Vòng tránh thai: Phƣơng pháp này có tỷ lệ thất bại chỉ khoảng 1- 5 %

- Đình sản: Là phƣơng pháp tránh thai vĩnh viễn đƣợc áp dụng cho cả nam
và nữ.
- Bao cao su: Đƣợc lồng vào dƣơng vật khi giao hợp nhằm ngăn cản tinh

trùng vào âm đạo của phụ nữ. Hiện nay bao cao su có cả loại dành cho nữ
giới nhƣng không đƣợc dùng thông dụng nhƣ bao cao su dành cho nam
giới.

14


-Thuốc diệt tinh trùng: Thuốc ở dạng kem, bọt sủi và keo đƣợc đặt trong
âm đạo để diệt tinh trùng.
- Thuốc tránh thai: Đƣợc tổng hợp từ các chất có thành phần giống
Estrogen và Progesteron.

- Viên thuốc tránh thai khẩn cấp: Là một loại thuốc tránh thai có thể dùng
đƣợc trong phạm vi 72 giờ sau khi quan hệ mà không sử dụng một biện
pháp tranh thai nào. Thuốc có thể có vài tác dụng phụ, uống nhiều quá
mức quy định rất có thể dẫn đến vô sinh.

15


- Tính ngày an toàn của chu kỳ kinh nguyệt: Thực chất đây là biện pháp
tránh giao hợp vào ngày trƣớc (5 ngày) và sau (2 ngày) rụng trứng.
- Xuất tinh ngoài âm đạo: Để tránh tinh trùng lọt vào âm đạo của phụ nữ
bằng cách nam giới rút dƣơng vật ra khỏi âm đạo ngay trƣớc khi phóng
tinh
- Mũ tử cung: Có hình mũ chụp vào tử cung.

16



- Miếng ghép tránh thai có thành phần là một lƣợng nhỏ Progesteron dạng
viên nhộng hay dạng que. Chúng đƣợc phẫu thuật ghép dƣới da cánh tay
hay vùng bả vai.
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của tôi là các em học sinh lớp 8 của trƣờng THCS
Dân Tộc Nội Trú - huyện lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc. Trong đó gồm các em
học sinh lớp 8A, 8B, 8C với tổng số là 82 em học sinh ở lứa tuổi 13, 14, 15.
Nhóm

Số học sinh

Thực nghiệm (1)

29 em học sinh
lớp 8A+ 12 em
học sinh lớp 8C

Đối chứng (2)

Số nam

Số nữ

16

25

15


26

28 em học sinh
lớp 8B+ 13 em
học sinh lớp 8C

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.
a. Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015

STT
1

Nội dung công việc

Đọc tài liệu, xây dựng đề tài Từ tháng 4 đến tháng 9 năm
nghiên cứu

2

Thời gian

2014

Soạn các bài giảng phần thực Từ tháng 9 đến 12 năm 2014
nghiệm sinh học lớp 8

17



3

Giảng bài, phát phiếu trắc Từ tháng 12 năm 2014 đến 3
nghiệm , thu số liệu

4

năm 2015

Viết luận văn, sửa chữa và Từ tháng 3 đến 5 năm 2015
bảo vệ luận văn

b. Địa điểm nghiên cứu: Tại các phòng học của trƣờng THCS Dân Tộc Nội Trú
- huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung:
- Điều tra thực trạng nhận thức của học sinh lớp 8 trƣớc khi học chƣơng trình
sinh học lớp 8
- Nghiên cứu lý thuyết bổ sung vào sinh học lớp 8
- Soạn giảng các kiến thức bổ sung
- Phát phiếu kiểm tra nhận thức sau khi giảng xong chƣơng trình sinh học lớp
8
- Thu thập số liệu và xử lí số liệu thu đƣợc
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
a. Phương pháp lý luận

- Nghiên cứu tài liệu, bổ sung các kiến thức giáo dục SKSS vào các bài
giảng sinh học lớp 8.
- Soạn và giảng các bài giảng trong chƣơng trình sinh học lớp 8 có bổ
sung kiến thức SKSS cho nhóm thực nghiệm.

- Giảng chƣơng trình sinh học lớp 8 bình thƣờng cho nhóm đối chứng.
b. Phương pháp thực nghiệm

- Phƣơng pháp điều tra sử dụng phiếu trắc nghiệm: Phát phiếu trắc
nghiệm cho nhóm đối tƣợng và thực nghiệm.
- Phƣơng pháp xử lý số liệu: Dùng phƣơng pháp tính số % để xử lý số
liệu thu đƣợc, so sánh qua bảng kết quả thu đƣợc để rút ra kết luận.
18


×