Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

HIỆU lực CHẾ PHẨM nấm XANH (METARHIZIUM ANISOPLIAE SOROKIN) PHÂN lập từ 5 địa PHƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 54 trang )

Ket-noi.com
TRƯƠNG THỊ TRÚC GIANG

KHẢO SÁT HIỆU LỰC CHẾ PHẨM NẤM XANH
(Metarhizium anisopliae Sorokin) PHÂN LẬP TỪ NĂM
ðỊA PHƯƠNG: TIỀN GIANG, CẦN THƠ, VĨNH
LONG, SÓC TRĂNG, AN GIANG ðỐI VỚI
RẦY NÂU (Nilaparvata lugens Stal)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ BẢO VỆ THỰC VẬT
Tháng 5/ 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

KHẢO SÁT HIỆU LỰC CHẾ PHẨM NẤM XANH
(Metarhizium anisopliae Sorokin) PHÂN LẬP TỪ NĂM
ðỊA PHƯƠNG: TIỀN GIANG, CẦN THƠ, VĨNH
LONG, SÓC TRĂNG, AN GIANG ðỐI VỚI
RẦY NÂU (Nilaparvata lugens Stal)

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

PGs. Ts. TRẦN VĂN HAI

TRƯƠNG THỊ TRÚC GIANG


Ks. NGUYỄN THỊ DIỆU HƯƠNG

LỚP BẢO VỆ THỰC VẬT
MSSV: 3064931

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ BẢO VỆ THỰC VẬT


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận ñã chấp thuận luận văn tốt nghiệp ñính kèm với ñề tài:
“KHẢO SÁT HIỆU LỰC CHẾ PHẨM NẤM XANH (Metarhizium anisopliae
Sorokin) PHÂN LẬP TỪ NĂM ðỊA PHƯƠNG: TIỀN GIANG, CẦN THƠ,
VĨNH LONG, SÓC TRĂNG, AN GIANG ðỐI VỚI RẦY NÂU (Nilaparvata
lugens Stal)”.
Do sinh viên TRƯƠNG THỊ TRÚC GIANG thực hiện và ñề nạp.
Kính trình hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2010
Cán bộ hướng dẫn

PGs.Ts. TRẦN VĂN HAI

Ks. NGUYỄN THỊ DIỆU HƯƠNG


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp ñã chấp nhận luận văn ñính kèm với ñề tài:
“KHẢO SÁT HIỆU LỰC CHẾ PHẨM NẤM XANH (Metarhizium anisopliae
Sorokin) PHÂN LẬP TỪ NĂM ðỊA PHƯƠNG: TIỀN GIANG, CẦN THƠ,
VĨNH LONG, SÓC TRĂNG, AN GIANG ðỐI VỚI RẦY NÂU (Nilaparvata
lugens Stal)”.
Do sinh viên TRƯƠNG THỊ TRÚC GIANG thực hiện và bảo vệ trước hội ñồng
ngày 15 tháng 05 năm 2010.

Luận văn ñã ñược hội ñồng ñánh giá ở mức ..........................
Ý kiến hội ñồng:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Cần Thơ, ngày
DUYỆT KHOA
CHỦ NHIỆM KHOA NN & SHƯD

tháng 05 năm 2010

CHỦ TỊCH HỘI ðỒNG


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN
------- o O o ------

Họ và tên sinh viên: TRƯƠNG THỊ TRÚC GIANG.

Sinh ngày 04 tháng 09 năm 1987, tại ðồng Tháp.
Con ông TRƯƠNG THÀNH TÂM và bà NGUYỄN THỊ NHUNG.
ðã tốt nghiệp phổ thông trung học năm 2006, tại Trường Trung học phổ thông
Nguyễn ðình Chiểu, Mỹ Tho- Tiền Giang.
ðã vào Trường ðại Học Cần Thơ năm 2006 thuộc Khoa Nông Nghiệp &
SHƯD, ngành Bảo Vệ Thực Vật, khóa 32.
Tốt nghiệp Kỹ sư Nông Nghiệp chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật năm 2010.


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Ông, Bà, Cha, Mẹ người ñã sinh thành, nuôi dưỡng và dành tất cả những gì tốt
ñẹp nhất cho con.
Thành kính biết ơn!
PGs. Ts. TRẦN VĂN HAI ñã truyền dạy kiến thức, tận tình hướng dẫn, giảng
giải và giúp ñỡ em trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Ks. NGUYỄN THỊ DIỆU HƯƠNG ñã theo sát hướng dẫn em trong quá
trình làm luận văn.
Xin chân thành tri ân !
Quý thầy cô ñã truyền ñạt cho em kiến thức quý báu trong quá trình học tập
ñể em có thể hoàn thành tốt ñề tài này.
ðặc biệt biết ơn!
Thầy Nguyễn Thành Hối, anh Phạm Văn Trọng Tính, chị Trịnh Thị Xuân, anh
Bùi Xuân Hùng ñã tận tình giúp ñỡ và chỉ bảo em trong thời gian làm luận văn.
Chân thành cám ơn!
Các em lớp Trồng Trọt khóa 34: Lâm Cảnh Hạc, Nguyễn Minh Luân, Nguyễn
Hoàng Huân, và các em Trung, Thanh… ñã giúp ñỡ chị bố trí tất cả các thí nghiệm.
Các bạn lớp Bảo Vệ Thực Vật: Ngô Trung Hoàng, Huỳnh Hữu ðức, Nguyễn
Chí Long…ñã nhiệt tình hổ trợ tôi trong gần một năm tôi làm luận văn.
Xin ñược bày tỏ lòng biết ơn ñến!

Anh Phan Văn Dòn ñã hổ trợ về phương tiện và ra sức giúp ñỡ em trong tất cả
những lần ñi lấy mẫu tại ñịa phương.
Xin gởi lời chúc thành công và hạnh phúc trong tương lai ñến với mọi người.
TRƯƠNG THỊ TRÚC GIANG


CÁC TỪ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN
Ma: Nấm xanh Metarhizium anisopliae
ðHCT: ðại học Cần Thơ
SHƯD: Sinh học ứng dụng
NN: Nông nghiệp
VL: Vĩnh Long
TG: Tiền Giang
ST: Sóc Trăng
AG: An Giang
CT: Cần Thơ
NSKP: Ngày sau khi phun


Trương Thị Trúc Giang, 2010 : “Khảo sát hiệu lực chế phẩm nấm xanh
(Metarhizium anisopliae Sorokin) phân lập từ năm ñịa phương: Tiền Giang,
Cần Thơ Vĩnh Long, Sóc Trăng, An Giang ñối với rầy nâu (Nilaparvata lugens
Stal)”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông nghiệp và
Sinh Học Ứng Dụng, Trường ðại học Cần Thơ.

TÓM LƯỢC
ðề tài « So sánh hiệu lực chế phẩm nấm xanh (Metarhizium anisopliae
Sorokin) phân lập từ 5 ñịa phương : Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng,
An Giang ñối với rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) » ñã ñược thực hiện từ tháng 5
năm 2009 ñến tháng 4 năm 2010- trong phòng thí nghiệm và nhà lưới thuộc Bộ môn

Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường ðại học
Cần Thơ.
Kết quả ñạt ñược như sau:
Phần 1: Thu thập, phân lập và hoàn thành chế phẩm nấm xanh Metarhizium
anisopliae
Phần 2: Bố trí thí nghiệm và kết quả
Kết quả ñã ñạt ñược như sau:
- Trong ñiều kiện phòng thí nghiệm, bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Trường ðại học
Cần Thơ
Thí nghiệm 1: Khảo sát hiệu lực của 5 loại chế phẩm ñối với thành trùng rầy nâu
cánh dài từ ngày 5/1/2010 ñến ngày 13/1/2010.
Hai nghiệm thức Ma-ST, Ma-TG và Ma-CT có hiệu lực cao, tăng nhanh và
ñều qua các thời ñiểm, ñến 11 NSKP ñạt ñược hiệu lực 100%. 2 nghiệm thức MaVL (97,61%) và Ma-AG (96,64%) có hiệu lực thấp hơn.
Thí nghiệm 2: Khảo sát hiệu lực của 5 loại chế phẩm ñối với thành trùng rầy nâu
cánh ngắn từ ngày 30/3/2010 ñến ngày 9/4/2010.

i


Ba nghiệm thức Ma-ST, Ma-CT và Ma-TG có hiệu lực gây chết rầy nâu cao
hơn 2 nghiệm thức Ma-VL và Ma-AG. Ở 9 NSKP, Ma-ST ñạt ñộ hữu hiệu 98,15%,
Ma-CT 99,00% và Ma-TG 97,07%, ñến 11 NSKP thì cả 3 ñều ñạt ñộ hữu hiệu
100%. Ma-VL và Ma-AG cho hiệu quả thấp hơn. Ma-VL là 75,87% (9 NSKP) và
96,00% (11 NSKP), Ma-AG là 82,71% (9 NSKP) và 94,91% (11 NSKP).
- Trong ñiều kiện nhà lưới, bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Trường ðại học Cần Thơ.
Thí nghiệm 3: Khảo sát hiệu lực của 5 loại chế phẩm ñối với thành trùng rầy nâu
cánh dài từ ngày 30/1/2010 ñến ngày 9/2/2010.
Ba nghiệm thức có hiệu lực cao là Ma-ST, Ma-CT và Ma-TG, 2 nghiệm thức
có hiệu lực thấp hơn là Ma-VL và Ma-AG. Ma-CT có hiệu lực cao và tăng rất
nhanh (ñạt hiệu lực 100% vào 9 NSKP), Ma-CT và Ma-TG cũng cho hiệu quả rất

cao và ñạt hiệu lực 100% vào 11 NSKP. Ma-VL và Ma-AG có hiệu lực thấp hơn
nhưng vẫn tăng nhanh qua các thời ñiểm Ma-VL là 80,50% (9 NSKP) và 97,04%
(11 NSKP), Ma-AG là 88,91% (9 NSKP) và 99,04% (11 NSKP).
Thí nghiệm 4: Khảo sát hiệu lực của 5 loại chế phẩm ñối với thành trùng rầy nâu
cánh ngắn từ ngày 31/3/2010 ñến ngày 10/4/2010
Ba nghiệm thức có hiệu lực cao là Ma-ST, Ma-CT và Ma-TG, vào 11 NSKP
Ma-ST và Ma-CT ñạt hiệu lực 100%, Ma-TG ñạt hiệu lực 97,82%.2 nghiệm thức có
hiệu lực thấp hơn là Ma-VL ( 94,38%) và Ma-AG (95,86%).
Tóm lại, ñối với cả thành trùng rầy nâu cánh ngắn và cánh dài thì 3 nghiệm
thức Ma-ST, Ma-CT và Ma-TG cho hiệu lực cao trong cả ñiều kiện phòng thí
nghiệm và nhà lưới. 2 nghiệm thức Ma-VL và Ma-AG cho hiệu lực thấp hơn.

ii


MỤC LỤC
TÓM LƯỢC...........................................................................................................i
MỤC LỤC .......................................................................................................... iii
DANH SÁCH BẢNG........................................................................................... vi
DANH SÁCH HÌNH ...........................................................................................vii
MỞ ðẦU .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 .......................................................................................................... 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ...................................................................................... 2
1.1 ðặc ñiểm chung về rầy nâu ............................................................................. 2
1.1.1 ðặc ñiểm hình thái và sinh học .................................................................... 2
1.1.2 Khả năng gây hại ........................................................................................ 3
1.1.3 Phòng trị rầy nâu bằng nấm ký sinh ............................................................. 3
1.2 Nấm xanh Metarhizium anisopliae Sorokin .................................................... 3
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu ..................................................................................... 3
1.2.2. Phân loại ..................................................................................................... 4

1.2.3. Sự phân bố .................................................................................................. 4
1.2.4. ðặc ñiểm hình thái ...................................................................................... 4
1.3. ðặc ñiểm sinh lý - sinh hóa của nấm xanh Metarhizium anisopliae ............... 5
1.3.1. Khả năng ñồng hóa các nguồn carbon, nitơ ................................................. 6
1.3.2. Nhu cầu về chất kích thích sinh trưởng ....................................................... 7
1.3.3. Khả năng biến ñổi các cơ chất khác nhờ vào hệ thống enzym ..................... 7
1.3.4. Khả năng sinh ñộc tố diệt côn trùng ............................................................ 7
1.3.5. Cơ chế tác ñộng của nấm xanh Metarhizium anisopliae lên côn trùng ........ 8
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng ñến sinh trưởng và phát triển của nấm Metarhizium
anisopliae ............................................................................................................. 9

iii


1.4.1. Ảnh hưởng của môi trường và phương pháp nuôi cấy ................................. 9
1.4.2. Ảnh hưởng của nhiệt ñộ và ñộ ẩm ............................................................... 10
1.4.3. Ảnh hưởng của ánh sáng ............................................................................. 10
1.4.4. Ảnh hưởng của ñộ thoáng khí ..................................................................... 10
1.4.5. Ảnh hưởng của hàm lượng nước ................................................................. 11
1.4.6. Ảnh hưởng của ñộ pH ................................................................................. 11
1.5 Tình hình sản suất chế phẩm Metarhizium anisopliae ..................................... 11
1.5.1 Trên thế giới ................................................................................................ 11
1.5.2 Tại Việt Nam ............................................................................................... 13
1.6 Nguyên liệu dùng ñể sản xuất nấm côn trùng .................................................. 13
CHƯƠNG 2 ........................................................................................................ 15
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ................................................................ 15
2.1 Phương tiện .................................................................................................... 15
2.2 Phương pháp................................................................................................... 15
2.2.1 Thu thập và phân lập nấm nguồn ................................................................. 15
2.2.2 Hoàn thành dạng chế phẩm .......................................................................... 16

2.2.3 Chuẩn bị thí nghiệm..................................................................................... 16
2.2.3.1 Nhân nguồn rầy ........................................................................................ 16
2.2.3.2 Chuẩn bị bố trí thí nghiệm ........................................................................ 16
2.2.4 Bố trí thí nghiệm .......................................................................................... 16
2.2.4.1 Hiệu lực của 5 chế phẩm nấm xanh Metarhizium anisopliae ký sinh rầy nâu
trong ñiều kiện phòng thí nghiệm ......................................................................... 16
2.2.4.2 Hiệu lực của 5 chế phẩm nấm xanh Metarhizium anisopliae ký sinh rầy nâu
trong ñiều kiện nhà lưới........................................................................................ 19

iv


2.2.5 Tính tỷ lệ (%) rầy nâu nhiễm nấm trở lại...................................................... 20
CHƯƠNG 3 ......................................................................................................... 21
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................................. 21
3.1 Hiệu lực chế phẩm nấm xanh trong ñiều kiện phòng thí nghiệm ..................... 21
3.1.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát hiệu lực của 5 chế phẩm ñối với thành trùng rầy nâu
cánh dài. ............................................................................................................... 21
3.1.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát hiệu lực của 5 loại chế phẩm ñối với thành trùng rầy
nâu cánh ngắn....................................................................................................... 24
3.2 Hiệu lực chế phẩm nấm xanh trong ñiều kiện nhà lưới.................................... 27
3.2.1 Thí nghiệm 3: Khảo sát hiệu lực của 5 chế phẩm ñối với thành trùng rầy nâu
cánh dài. ............................................................................................................... 27
3.2.2 Thí nghiệm 4: Khảo sát hiệu lực của 5 chế phẩm ñối với thành trùng rầy nâu
cánh ngắn. ............................................................................................................ 29
CHƯƠNG 4 ......................................................................................................... 32
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ .................................................................................. 32
4.1. Kết luận ...................................................................................................... 32
4.2. ðề nghị ....................................................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 34

PHỤ CHƯƠNG

v


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1 ðộ hữu hiệu của 5 chế phẩm nấm xanh ñối với thành trùng rầy nâu cánh
dài trong ñiều kiện phòng thí nghiệm.................................................................... 21
Bảng 3.2 Tỷ lệ (%) rầy nâu cánh dài nhiễm nấm trở lại trong ñiều kiện phòng thí
nghiệm…………………………………………………………………………….. 23
Bảng 3.3 ðộ hữu hiệu của 5 chế phẩm nấm xanh ñối với thành trùng rầy nâu cánh
ngắn trong ñiều kiện phòng thí nghiệm.…………………………………………...24
Bảng 3.4 Tỷ lệ (%) rầy nâu cánh ngắn nhiễm nấm trở lại trong ñiều kiện phòng thí
nghiệm.……………………………………………………………………………..26
Bảng 3.5 ðộ hữu hiệu của 5 chế phẩm nấm xanh ñối với thành trùng rầy nâu cánh
dài trong ñiều kiện nhà lưới.……………………………………………………….27
Bảng 3.6 Tỷ lệ (%) rầy nâu cánh dài nhiễm nấm trở lại trong ñiều kiện phòng thí
nghiệm.……………………………………………………………………………..28
Bảng 3.7 ðộ hữu hiệu của 5 chế phẩm nấm xanh ñối với thành trùng rầy nâu cánh
ngắn trong ñiều kiện nhà lưới.……………………………………………………..29
Bảng 3.8 Tỷ lệ (%) rầy nâu cánh dài nhiễm nấm trở lại trong ñiều kiện phòng thí
nghiệm.…………………………………………………………………………….31

vi


DANH SÁCH HÌNH
Hình 4.1 Nấm tại 5 ñịa phương sau khi ñã phân lập và chuẩn bị làm chế phẩm .... 33
Hình 4.2 Bố trí thí nghiệm tại phòng thí nghiệm .. .. ............................................. 33
Hình 4.3 Bố trí thí nghiệm tại nhà lưới................................................................. 33

Hình 4.4 Rầy nâu cánh ngắn nhiễm nấm trở lại .................................................... 33
Hình 4.5 Rầy nâu cánh dài nhiễm nấm trở lại....................................................... 33

vii


MỞ ðẦU
Việc ứng dụng chế phẩm sinh học trong Bảo vệ Thực Vật nhằm hướng ñến
một nền nông nghiệp bền vững là một giải pháp ñang ñược ưu tiên hàng ñầu.
Từ năm 1990, Viện Bảo Vệ Thực Vật Hà Nội ñã nghiên cứu nấm ký sinh gây hại
cây trồng trên cơ sở thu thập và tuyển chọn những nguồn nấm có ích làm nguồn
giống ñể sản xuất ra các thuốc vi sinh trong phòng trừ tổng hợp một số ñối tượng
sâu hại cây trồng như sâu xanh, sâu khoang hại rau, bọ cánh cứng hại dừa, châu
chấu hại ngô, rầy nâu hại lúa…và ñạt ñược một số kết quả nhất ñịnh.
Vài năm gần ñây, Viện lúa Ô Môn, Bộ môn Bảo vệ Thực Vật- Trường ðại
học Cần Thơ,..ñã có một số nghiên cứu sử dụng các loại nấm ký sinh côn trùng ñể
phòng trừ một số ñối tượng sâu hại như rầy nâu hại lúa, châu chấu hại bắp, bọ cánh
cứng hại dừa, sùng ñất hại ñậu phộng,..bước ñầu ñã thu ñược những kết quả nhất
ñịnh (Trần ðỗ Huyền Trân, 2008).
Từ cuối năm 2008, Bộ môn Bảo vệ Thực Vật ñã thành công trong việc
nghiên cứu và chuyển giao quy trình sản xuất chế phẩm nấm xanh Metarhizium
anisopliae Sorok trong ñiều kiện nông hộ tại Tỉnh Sóc Trăng và ñang triển khai
sang nhiều ñịa phương khác. ðó là quy trình ñơn giản giúp nông dân tự tạo ra chế
phẩm với số lượng lớn ñể phòng trừ sâu gây hại trên ñồng ruộng và ñem ñến một
giá trị to lớn hơn trong việc hướng sự quan tâm của người nông dân ñến nền sản
xuất an toàn. Từ những thành công ñó ñặt ra yêu cầu bức thiết phải nghiên cứu và
hoàn thiện chế phẩm nấm xanh, trong ñó việc tìm ra chủng nấm có hiệu lực cao ñể
ứng dụng vào sản xuất chế phẩm ñược xem là quan trọng hàng ñầu. Do ñó, ñề tài :
« So sánh hiệu lực chế phẩm nấm xanh (Metarhizium anisopliae Sorokin) phân lập
từ 5 ñịa phương : Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, An Giang ñối với

rầu nâu (Nilaparvata lugens Stal)» ñược thực hiện từ tháng 05/2009 ñến tháng
04/2010.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 ðặc ñiểm chung về rầy nâu
- Tên tiếng Anh: Brown plant hopper
- Tên khoa học: Nilaparvata lugens Stal
- Họ: Delphacidae
- Bộ: Homoptera
(Nguyễn Xuân Hiển và cs., 1979).
1.1.1 ðặc ñiểm hình thái và sinh học
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004), rầy nâu có cơ thể màu nâu
vàng, ñỉnh ñầu nhô ra phía trước. Phần gốc râu có 2 ñốt nở to, ñốt roi râu dài và
nhỏ. Cánh trong suốt, giữa cạnh sau của mỗi cánh trước có 1 ñốm ñen, khi 2 cánh
xếp lại 2 ñốm này chồng lên nhau tạo thành 1 ñốm ñen to trên lưng.
Rầy cái có kích thước cơ thể 4 – 5 mm, cơ thể có màu nâu lợt, kích thước to
hơn rầy ñực, bụng to tròn, ở khoảng giữa mặt dưới bụng có bộ phân ñẻ trứng màu
ñen.
Rầy trưởng thành có hai dạng cánh: cánh dài và cánh ngắn. Rầy trưởng thành
cánh ngắn xuất hiện phổ biến trước lúc lúa trổ bông, nếu thức ăn ñầy ñủ ñúng vào
thời tiết thích hợp thì loại hình cánh ngắn xuất hiện nhiều, có thể lên tới 100%. Rầy
cánh dài thường xuất hiện vào giai ñoạn lúa chín. Thời gian sống trung bình của rầy
ñực và rầy cái khoảng 10 – 20 ngày. Trong thời gian ñó một rầy cái cánh dài ñẻ
khoảng 100 trứng, rầy cái cánh ngắn ñẻ từ 300 – 400 trứng.
Trứng rầy nâu ñược ñẻ thành từng hàng vào bên trong bẹ cây lúa, mỗi hàng có
từ 8 – 30 trứng. Trứng rầy giống hình hạt gạo, dài 0,3 – 0,4 mm, mới ñẻ màu trắng

rong, sắp nở màu vàng. Phía trên ñầu trứng có bộ phận che lại gọi là nắp trứng.
Thời gian ủ trứng từ 5 – 14 ngày. Ấu trùng rầy nâu hay còn gọi là rầy cám, khi mới
nở rất nhỏ, có màu trắng sữa, càng lớn rầy càng chuyển sang màu nâu nhạt. Ấu
trùng rầy nâu có 5 tuổi, phát triển trong thời gian từ 14 – 20 ngày.

2


1.1.2 Khả năng gây hại
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004), cả rầy non và rầy trưởng
thành ñều chích hút cây lúa bằng cách dùng vòi chích chọc vào cây lúa và hút nhựa
ñể sống trong khi chích hút nhựa rầy còn tiết ra nước bọt phân hủy mô cây, tạo
thành một bao xung quanh vòi chích hút, cản trở sự di chuyển nhựa nguyên và nước
lên phần trên của cây lúa làm cây lúa bị khô héo, gây nên hiện tượng “cháy rầy”.
Rầy nâu thích tấn công cây lúa lúc còn nhỏ, nhưng nếu mật số cao có thể gây hại
mọi giai ñoạn tăng trưởng của cây lúa.
Ngoài ảnh hưởng trực tiếp như trên, rầy nâu còn gây hại gián tiếp cho cây lúa
như:
- Các vết chích hút và nơi ñẻ trứng của rầy nâu trên thân cây lúa bị hư do sự
xâm nhiễm của nấm bệnh và vi khuẩn.
- Phân rầy tiết ra các chất ñường thu hút nấm ñen tới ñóng quanh gốc lúa, cản
trở sự quang hợp ảnh hưởng ñến sự phát triển của cây lúa.
- Rầy nâu thường truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cho cây lúa.
1.1.3 Phòng trị rầy nâu bằng nấm ký sinh
Trong tự nhiên, rầy nâu bị một số nấm ký sinh gây bệnh như nấm xanh
Metarhizium anisopliae, Metarhizium flavoviride; nấm trắng Beauveria bassiana;
nấm tua Hirsutella sp.; nấm tím Paecilomyces sp.; nấm bột Nomuraea
atypicola,…Các loại nấm này ñã và ñang tiếp tục nghiên cứu trong phòng trừ sinh
học (Nguyễn Trường Giang, 2009).
1.2 Nấm xanh Metarhizium anisopliae Sorokin

1.2.1. Lịch sử nghiên cứu
Năm 1836, Augustino Bassi ñã ñề xuất dùng vi sinh vật làm tác nhân sinh
học trong việc quản lý côn trùng gây hại. Năm 1873, Le Conte ñưa ra ñề nghị
nghiên cứu bệnh côn trùng trong phòng trừ sâu hại (Yasuhisa Kunimi, 2005).
Năm 1878, khi nghiên cứu về loài sâu non bộ cánh cứng hại lúa mì
Anisoplia austriaca, I. I. Metchnikov ñã phát hiện thấy một loài nấm bào tử màu lục

3


có thể gây chết hàng loạt loài sâu này. Ông xác ñịnh loài nấm này có tên khoa học
là Entomophthora anisopliae. Về sau, Sorokin kiểm tra lại và thấy loài nấm này
không thuộc giống Entomophthora mà thuộc về giống Metarhizium (Lâm Tố Oanh,
2005).
1.2.2. Phân loại
Xếp theo hệ thống phân loại nấm của G. C. Anisworth, 1966, 1970, 1971
cho rằng nấm Metarhizium anisopliae thuộc ngành phụ lớp nấm bất toàn
(Deuteromycetes), giống Metarhizium. Một giả thiết khác cho rằng nấm
Metarhizium anisopliae thuộc ngành phụ lớp nấm túi Ascomycotina, lớp Plecmyces
và giống Metarhizium (Phạm Thị Thùy, 2004).
1.2.3. Sự phân bố
Nấm Metarhizium anisopliae là nấm gây hại côn trùng, xuất hiện phổ biến
trong tự nhiên, có thể phân lập từ xác côn trùng chết hay ñược phân lập từ trong ñất.
Ở những nơi không có côn trùng, người ta cũng phân lập ñược nấm
Metarhizium anisopliae ngay cả trong ñiều kiện thời tiết rất khắc nghiệt (như ở
ðức) trên những khu ñất ở rừng sâu khi bị ñốt cháy, cả trong những chất thải hữu cơ
hoặc trong trầm tích ở sông chứa ñất ñầm lầy trồng những loại cây ñước, hoặc trong
tổ của một số loài chim và cả trong rễ của cây dâu tây cũng có thể phân lập ñược
nấm Metarhizium anisopliae (Phạm Thị Thùy, 2004).
1.2.4. ðặc ñiểm hình thái

Nấm Metarhizium anisopliae vì có màu lục hoặc xanh lục nên người ta
thường gọi là nấm lục cương.
Nấm Metarhizium anisopliae có dạng sợi phân nhánh, có vách ngăn ngang,
ñường kính 3 - 4 µ m (Trần Thị Thanh, 2000).
Sợi nấm phát triển trên bề mặt côn trùng có màu từ trắng ñến hồng, cuống
sinh bào tử ngắn nhiễm tỏa tròn trên ñám sợi nấm dày ñặc. Bào tử trần hình que có
kích thước 3,5 x 6,4 x 7,2 µ m, màu từ lục xám ñến ôliu - lục, bào tử xếp thành

4


chuỗi khá chặt chẽ và nhìn bằng mắt thường có thể thấy bào tử ñược tạo ra trên bề
mặt cơ thể côn trùng một lớp phấn khá rõ màu xanh lục. Sợi nấm khi phát triển bên
trong côn trùng có chiều rộng khoảng 3 – 4 m, dài khoảng 20 m, chia thành nhiều tế
bào ngắn, trong tế bào có thể thấy rõ nhiều giọt mỡ (Phạm Thị Thùy, 2004).
Nấm Metarhizium anisopliae có bào tử dạng hình trụ, hình hạt ñậu, hình
bầu dục, khuẩn lạc màu xanh, thỉnh thoảng có màu tối hoặc màu hồng vỏ quế. Loài
Metarhizium anisopliae có 2 dạng bào tử nhỏ và lớn, dạng bào tử nhỏ Metarhizium
anisopliae var. anisopliae có kích thước bào tử 3,5 - 5,0 x 2,5 - 4,5 m, dạng bào tử
lớn là Metarhizium anisopliae var. major có kích thước bào tử 10,0 - 14,0 m (Lâm
Tố Oanh, 2005).
Nhiều nhà khoa học ñã nghiên cứu và tìm thấy có khoảng 240 loài côn
trùng thuộc họ Elateridae và Curculionidae dễ bị nhiễm bệnh bởi nấm Metarhizium
anisopliae (Phạm Thị Thùy, 2004).
1.3. ðặc ñiểm sinh lý - sinh hóa của nấm xanh Metarhizium anisopliae
Nấm Metarhizium anisopliae không thể sinh trưởng tốt trên nền cơ chất
không có kitin, chúng sống ñược ở nhiệt ñộ thấp 80C, có biên ñộ về ñộ ẩm rộng, ở
nơi tích lũy nhiều CO2 và thiếu O2 chúng có thể sống tới 445 ngày.
Ở nhiệt ñộ dưới 100C và trên 45 0C thì nấm thường không hình thành bào tử.
Nhiệt ñộ thích hợp cho sự nảy mầm của bào tử là từ 25 - 300C và sẽ bị chết ở 49 550C, nhiệt ñộ cho nấm phát triển tốt nhất là 250C. pH thích hợp là 6,0 và có thể dao

ñộng trong khoảng 3,3 - 8,5, Nấm Metarhizium anisopliae có khả năng phân giải
tinh bột, xenlulose và kitin (lông và da côn trùng) (Phạm Thị Thùy, 1994).
Nấm Metarhizium anisopliae có thể ñồng hóa nhiều nguồn thức ăn carbon
khác nhau. Chúng phát triển tốt trên môi trường có chứa glucose hay lipid. Muốn
tạo thành bào tử, nấm Metarhizium anisopliae ñòi hỏi phải có ẩm ñộ không khí khá
cao.

5


Sản phẩm trao ñổi chất có thể làm tê liệt ấu trùng của sâu loài Galleria,
Mellonela và Bombyx mori. Trong dịch nuôi cấy người ta ñã tách ñược dung dịch
toxin và xác ñịnh bản chất hóa học của chúng là peptid vòng destruxin A, B, C và D
(Phạm Thị Thùy, 2004).
1.3.1. Khả năng ñồng hóa các nguồn carbon, nitơ
Các công trình nghiên cứu của Hegendus và cs. ñã xác ñịnh môi trường tốt
nhất ñể phân lập nấm Metarhizium anisopliae là môi trường có chứa kitin làm
nguồn carbon (Phạm Thị Thùy, 2004).
ðể thực hiện các quá trình sinh lý khác nhau, nấm thường có những nhu
cầu về nguồn thức ăn carbon khác nhau. Hegendus và cs., Dorta và cs. cho biết nấm
Metarhizium anisopliae khi nuôi cấy chìm, nếu bổ sung thêm kitin hoặc
hexosamines và glucose thì thu ñược lượng bào tử cao nhất. Theo các tác giả thì
nhu cầu không giống nhau về nguồn gốc thức ăn carbon nhưng các loại ñường này
rất thích hợp ñối với sự hình thành hệ sợi nấm, song chưa chắc ñã là thích hợp cho
việc hình thành các cơ quan sinh sản hoặc việc tích lũy những chất chuyên hóa
khác. Trên nguồn thức ăn phức tạp như tinh bột, xenlulose, kitin, ñầu tiên nấm phải
sinh ra các enzym ñể thủy phân các hợp chất này thành các hợp chất ñơn phân tử
sau ñó mới ñồng hóa chúng ñược. Nhờ khả năng ñồng hóa nguồn carbon phức tạp
này mà trong cơ chế diệt côn trùng của chủng nấm Metarhizium anisopliae ñã ñược
rất nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu và họ ñều khẳng ñịnh rằng quá trình xâm

nhập của nấm này trước hết là phải do quá trình phân hủy lớp vỏ kitin ở ngoài lớp
da côn trùng, sau ñó là phân hủy protein của các mô côn trùng, ñồng thời với
protein là sự phá hủy lipid (Phạm Thị Thùy, 2004).
Khi nghiên cứu về hiệu quả của nguồn carbon, nitơ và vitamin ñối với nấm
Metarhizium anisopliae ñược phân lập từ sâu Inoplus ruoricus, người ta nhận thấy
quá trình nảy mầm, sinh trưởng và hình thành bào tử, nấm Metarhizium anisopliae
ñã sử dụng cả nguồn nitrate và nitơ amon. Trong nguồn nitơ ñã thử, chỉ có axit amin
cystein là ức chế cả sự sinh trưởng và hình thành bào tử của nấm. Những vitamin ñã

6


thử cũng không làm tăng sự sinh trưởng và hình thành bào tử của nấm Metarhizium
anisopliae (Phạm Thị Thùy, 2004).
Ngoài việc sử dụng các nguồn nitơ vô cơ, nấm Metarhizium anisopliae còn
có thể sử dụng tốt những nguồn nitơ hữu cơ như protein, pepton và các axit amin.
Axit glutamic là một trong những axit amin thích hợp hơn cả cho sự phát triển của
nấm Metarhizium anisopliae (Phạm Thị Thùy, 2004).
1.3.2. Nhu cầu về chất kích thích sinh trưởng
Trong môi trường nuôi cấy nấm Metarhizium anisopliae nếu ñược bổ sung
thêm kitin tự nhiên của vỏ châu chấu di cư Locusta migratonia sẽ làm tăng khả
năng sinh bào tử (Phạm Thị Thùy, 2004)
Các nguyên tố vi lượng cũng có tác dụng kích thích sự phát triển của nấm
Metarhizium anisopliae (Phạm Thị Thùy, 2004).
Một ñặc tính sinh lý, sinh hoá rất quan trọng của Metarhizium anisopliae là
khả năng biến ñổi các cơ chất khác nhau nhờ hệ thống enzym sinh ra trong quá trình
trao ñổi chất vì hệ enzym là một trong những yếu tố ñặc trưng cho cơ chế lây nhiễm
và xâm nhập của nấm Metarhizium anisopliae vào cơ thể côn trùng (Trần Minh
Tâm, 2002).
1.3.3. Khả năng biến ñổi các cơ chất khác nhờ vào hệ thống enzym

Khả năng phân giải kitin của côn trùng thông qua sự sinh trưởng và phát
triển của nấm Metarhizium anisopliae, theo tác giả khi bổ sung thêm thành phần
biểu bì của sâu Dratraea saccharalis vào môi trường nuôi cấy thì nấm phát triển tốt
hơn. Tác giả cũng chứng minh ñược vai trò của enzym phân giải kitin thông qua sự
sinh trưởng và phát triển của chúng (Phạm Thị Thùy, 2004).
1.3.4. Khả năng sinh ñộc tố diệt côn trùng
ðộc tố là một trong những sản phẩm thứ cấp không ổn ñịnh, sản phẩm thứ
cấp là một loại hợp chất ñược sinh ra từ các chất trao ñổi sơ cấp nhờ quá trình
chuyển hoá sinh hoá ñặc biệt. Các sản phẩm thứ cấp ñó thường ñược tích lũy vào

7


cuối giai ñoạn sinh trưởng của nấm khi các nguồn thức ăn và năng lượng ñã cạn dần
(Phạm Thị Thùy, 2004).
Nấm Metarhizium anisopliae có một số ngoại ñộc tố như Destruxin A, B,
C hay D. Các ngoại ñộc tố ñó là những sản phẩm thứ cấp vòng peptid, L - prolyne,
L - leucine, anhydride, L - prolyne - L - valine anhydride và Desmethyl Destruxin
B.
Theo Suzuki và cs. (1966 - 1970), Destruxin A có công thức nguyên là
C29H49O7N5, ñiểm sôi là 1800C.
Theo S. Tamura (1965) Destruxin B có công thức nguyên là C30H51O7N5
ñiểm sôi là 2340C. ðó là những depxipeptid vòng (Trần Thị Thanh, 2000).
Theo Trần Thị Thanh (2000) thì người ta ñã tổng hợp nhân tạo ñược
Destruxin B, có khoảng 70 loài côn trùng bị tiêu diệt bởi nấm Metarhizium
anisopliae trong ñó có tới 34 loài côn trùng cánh cứng và có 5 loài côn trùng cánh
vẩy.
S. Tamura và cs. (1965 - 1970) ñã tiến hành nuôi cấy nấm lục cương. Các
tác giả cũng tách ñược những ñộc tố trên từ môi trường Czapek - Dox có chứa 0,5%
pepton. Từ 1 lít dung dịch nuôi cấy người ta có thể thu nhận ñược 13 - 15mg ñộc tố

Destruxin A và B, dịch lọc ñược xử lý bằng than hoạt tính rồi ñược phản hấp thụ
bằng N - butanol, sau ñó ñược tách bằng benzen và ñược làm sạch trên cột nhôm
oxit trung tính (Phạm Thị Thùy, 2004).
1.3.5. Cơ chế tác ñộng của nấm xanh Metarhizium anisopliae lên côn trùng
Những bào tử của nấm Metarhizium anisopliae khi dính vào côn trùng, gặp
ñiều kiện thuận lợi sẽ nẩy mầm và nhiễm thành sợi nấm xuyên qua vỏ kitin của côn
trùng. Chúng phát triển trong cơ thể côn trùng tạo thành ống mầm xuyên qua vỏ côn
trùng, tiếp tục phân nhánh tạo thành mạng sợi chằng chịt bên trong cơ thể côn trùng.
Côn trùng huy ñộng tất cả tế bào bạch huyết (lympho- cyte) ñể chống ñỡ, nhưng
nấm Metarhizium anisopliae ñã sử dụng ñộc tố Destruxin A và B làm cho tế bào

8


bạch huyết lần lượt bị tiêu diệt, ñây cũng là lúc côn trùng chết, cơ thể cứng lại là do
các sợi nấm ñan xen lại với nhau. Cũng có trường hợp khi bị nấm tấn công cơ thể
côn trùng bị ngắn lại hoặc bị khô do hệ thống tiêu hoá bị tổn thương hoặc do thiếu
nguồn thức ăn. Khi nấm Metarhizium anisopliae ký sinh thì tuyến mỡ và mô khác
của côn trùng bị hòa tan do lipaza và proteaza của nấm tiết ra (Phạm Thị Thùy,
2004).
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng ñến sinh trưởng và phát triển của nấm
Metarhizium anisopliae
1.4.1. Ảnh hưởng của môi trường và phương pháp nuôi cấy
Môi trường nuôi cấy là yếu tố quan trọng cho nấm sinh trưởng và phát
triển, nếu môi trường không tốt, nấm nhiễm yếu hoặc có thể sẽ không nhiễm. Trong
quá trình nảy mầm ñể hình thành bào tử nấm Metarhizium anisopliae cần các nguồn
C, N. Sự phát triển của nấm phụ thuộc vào các chất ức chế khác nhau. Môi trường
thích hợp nhất cho nấm phát triển là môi trường có chứa kitin làm nguồn carbon,
nếu bổ sung thêm chất kitin và glucose thì trong quá trình nuôi cấy, nấm
Metarhizium anisopliae sẽ thu ñược số lượng bào tử cao, bởi vì thành phần kitin

trong môi trường nuôi cấy là rất cần thiết ñối với các loài nấm, nó giúp cho sự phát
triển và hình thành bào tử ñính (Conidiospore) và bào tử trần (Blastoospore). Tuy
nhiên không phải nguồn thức ăn C và N nào cũng ñều có lợi cho sự sinh trưởng và
phát triển cũng như sự nảy mầm và hình thành bảo tử của nấm Metarhizium
anisopliae, vì ngoài nguồn nitơ vô cơ ra, nấm Metarhizium anisopliae còn sử dụng
tốt nguồn hữu cơ như protein, pepton và các axit amin. Các nguyên tố vi lượng như
Zn 2+, Mg2+ có tác dụng kích thích cho sự phát triển của nấm.
Về phương pháp nuôi cấy theo các tác giả Rombach, Basto Cruz và cs.,
Hegedus và cs., Miao và cs., Jenkins và Prior, Shimanzu và cs. thì sử dụng phương
pháp nuôi cấy chìm ñể sản xuất nấm sẽ thu ñược kết quả tốt, vì trong nuôi cấy
chìm, người ta ñã xác ñịnh ñược khả năng sinh bào tử chồi và lượng sinh khối
Metarhizium anisopliae là rất cao. Bằng phương pháp nuôi cấy chìm (tại Trung

9


Quốc), Li và cs. ñã thí nghiệm tách chiết theo phương pháp bản mỏng và các tác giả
ñã xác ñịnh ñược ñộc tố của nấm Metarhizium anisopliae là Destruxin A, B, C và D
(Phạm Thị Thùy, 2004).
1.4.2. Ảnh hưởng của nhiệt ñộ và ñộ ẩm
Nhiệt ñộ và ẩm ñộ là hai yếu tố quan trọng có ảnh hưởng ñến sự sinh
trưởng và phát triển của nấm Metarhizium anisopliae. Theo kết quả nghiên cứu của
Viện Bảo Vệ Thực Vật xác ñịnh phạm vi nhiệt ñộ thích hợp cho nấm Metarhizium
anisopliae phát triển tốt, phát triển ñều trong khoảng 25 - 300C. Ẩm ñộ thích hợp
trong phạm vi từ 80 - 90%, trên hoặc dưới ngưỡng nhiệt - ẩm ñộ ñó thì nấm sẽ phát
triển yếu, khi nhiệt ñộ quá cao thì bào tử dễ bị chết hoặc không hình thành bào tử
(Phạm Thị Thùy, 2004).
1.4.3. Ảnh hưởng của ánh sáng
Ánh sáng có tác dụng xúc tiến bào tử nảy mầm và hình thành bào tử, mặt
khác ánh sáng cũng có tác dụng ức chế và diệt nấm.

Qua nhiều năm sản xuất nấm côn trùng, Viện Bảo Vệ Thực Vật xác ñịnh
nấm Metarhizium anisopliae phát triển tốt trong ñiều kiện ánh sáng yếu, chỉ cần một
lượng ánh sáng nhỏ trong ngày với thời gian 6 - 8 giờ cũng ñủ cho nấm phát triển
tốt. Nếu dưới ánh sáng trực xạ nấm Metarhizium anisopliae rất khó nẩy mầm. Vì
vậy, phòng nuôi cấy nấm cần phải che ánh sáng mặt trời ñể hạn chế tia tử ngoại
(Phạm Thị Thùy, 2004).
1.4.4. Ảnh hưởng của ñộ thoáng khí
Nấm Metarhizium anisopliae thuộc loại hiếu khí, khi nấm phát triển chúng
ñòi hỏi ñiều kiện có hàm lượng oxy thích hợp trong cả biên ñộ rộng cũng như trong
dụng cụ nuôi cấy. Quá trình nghiên cứu, Phạm Thị Thùy và cs. ñã rút ra kết luận
phạm vi thích hợp cho nấm Metarhizium anisopliae phát triển là 0,3 - 0,7m3 môi
trường/m3 không khí. Nếu sản xuất lớn cần ñể ñộ dầy bề mặt (xốp) của nấm trên

10


khay hay nia khoảng 10 - 15cm, trong phòng sản xuất có không gian thích hợp và
ñiều kiện ẩm ñộ phù hợp (Phạm Thị Thùy, 2004).
1.4.5. Ảnh hưởng của hàm lượng nước
Nấm Metarhizium anisopliae ñòi hỏi lượng nước thích hợp, nếu quá khô
hoặc quá ẩm thì nấm ñều phát triển không tốt, tỷ lệ nước thích hợp trong môi trường
ñể nấm phát triển tốt nhất là 30 - 50% (Phạm Thị Thùy, 2004).
1.4.6. Ảnh hưởng của ñộ pH
Theo Phạm Thị Thùy (2004), phạm vi nấm Metarhizium anisopliae sống ở
ñộ pH: 3,5 - 8,0, song nấm Metarhizium anisopliae ưa môi trường axit và phát triển
thích hợp nhất ở ñộ pH từ 5,5 - 6, Vì vậy, Phạm Thị Thùy ñã bổ sung vào môi
trường một lượng nhỏ KH2PO4 và MgSO4,7H2O, mục ñích là ñể duy trì tính ổn ñịnh
pH trong môi trường nuôi cấy .
1.5 Tình hình sản suất chế phẩm Metarhizium anisopliae
1.5.1 Trên thế giới

Năm 1878, Metschnhikov ñã phát hiện và phân lập ñược nấm xanh
Metarhizium anisopliae trên sâu non bộ cánh cứng hại lúa mì (Anisophiae
austrinia). Ông ñã tiến hành sản xuất bào tử nấm Metarhizium anisopliae dạng
thuần khiết rồi trộn với chất bột nền và ñưa ra ñồng ruộng ñể diệt sâu non và trưởng
thành bọ ñầu dài hại củ cải ñường (Bothinaders punctiventris), hiệu quả ñạt ñược 55
- 80% sau 10 - 15 ngày thử nghiệm (Phạm Thị Thuỳ, 2004).
Theo Bartlett M. C. và Jaronski S. T., Krassilstchik là người ñầu tiên dùng
môi trường nhân tạo ñể sản xuất chế phẩm nấm ký sinh côn trùng vào năm 1884,
Brazil cũng ñã sản xuất chế phẩm nấm diệt côn trùng bằng gạo hoặc cám lúa mì
ñựng trong bọc plastic thanh trùng (Yasuhisa Kunimi, 2005).
Vấn ñề ñược nghiên cứu nhiều nhất là thành phần dinh dưỡng cũng như
phương pháp nuôi cấy nấm côn trùng. ðể nhận ñược lượng sinh khối và bào tử nấm,
Dangar và cs. ñã nuôi cấy nấm Metarhizium anisopliae trên môi trường Czapek-

11


×