Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Quản trị chiến lược công ty UNITED STATES STEEL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.82 KB, 80 trang )

Fall

08

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG

QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
CÔNG TY UNITED STATES STEEL
GVHD

:PGS-TS. Nguyễn Thanh Liêm

Nhóm thực hiện :Nhóm United States Steel – QTKD. K24 DL

ĐăkLăk, 07/2015

MỤC LỤC


I. PHÂN TÍCH SỨ MỆNH VIỄN CẢNH CÔNG TY UNITED STATES STEEL
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CÔNG TY UNITED STATES STEEL
1.1. Giới thiệu chung về Công ty US Steel
Tên Công ty

: UNITED STATES STEEL

Tên viết tắt


: US STEEL

Thành lập

: Ngày 25 tháng 02 năm1901

Trụ sở chính

: Pittsburgh, Pennsylvania

Website

:

Nhân viên

: 52.500 người

Doanh thu năm 2011 :19.884 tỷ USD
1.3. Lịch sử công tyUS Steel
Tổng công ty Thép Hoa Kỳ là công ty thép tích hợp lớn nhất tại Hoa Kỳ và lớn
thứ 11 trên thế giới. Nó sản xuất và bán một loạt các sản phẩm thép bán thành phẩm
và thành phẩm, than cốc, và bột viên taconite. Nó hoạt động một phần nhỏ trong lĩnh
vực bất động sản, kỹ thuật, khai thác mỏ, và các dịch vụ tài chính. Công ty sở hữu và
điều hành một cơ sở sản xuất thép tại Cộng hòa Slovak cung cấp cho thị trường Đông
Âu và doanh với nhà sản xuất thép Nhật Bản và Hàn Quốc.
Carnegie, Schwab, Morgan, và Gary là những người sáng lập US Steel, trong đó
Gary là kiến trúc sư chính.
Ngày 25 tháng 2, năm 1901, Tổng công ty Thép Hoa Kỳ được thành lập với
một vốn có thẩm quyền của $ 1.400.000.000, công ty hàng tỷ đô la đầu tiên trong

lịch sử.
Trong năm đầu tiên thành lập US Steel đã sản xuất một sản lượng chiếm tới
67% tổng lượng thép Hoa kỳ. Trong những thập kỷ sau đó, công ty đã củng cố vị thế
của mình bằng hàng loạt các sự kiện hợp nhất các công ty sản xuất thép khác nhau và
các công ty sản xuất nguyên liệu.
Nhưng các cuộc chuyển dịch cơ cấu trong những năm 1980 lại mang lại sự thay
đổi đáng kể. Cụ thể là vào năm 1982 US Steel đã tham gia vào nghành công nghiệp
năng lượng với việc mua lại công ty dầu khí Marathon, đến năm 1986 mở rông thêm
việc kinh doanh năng lượng bằng việc mua lại công ty dầu Texas và công ty Gas.
Trang 2
GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thanh Liêm

2


Đến cuối năm 1986 US Steel đổi tên thành USX với các nghành công nghiệp đa dạng
như sản xuất thép, năng lượng và các nghành kinh doanh khác.
Đến năm 1991, các cổ đông của công ty đã chấp thuận đề nghị thay đổi mức vốn
của công ty, Các cổ phiếu phổ thông đầu tiên của công ty được ban hành với tên
USX-US steel group common stock ( NYSE:X), sau đó để phản ảnh được hiệu suất
và các khía cạnh về năng lượng thì USX đã đổi tên cổ phiếu thành USX – Marathon
group common stock (NYSE: MRO)
Tháng 10 năm 2001, cổ đông của tổng công ty USX đã bỏ phiếu tách USX
thành hai công ty riêng biệt là Tổng công ty thép Hoa Kỳ (US Steel) và tập đoàn dầu
khí Marathon.
Tuy vậy, Từ trước khi chia tách từ USX, US Steel đã nhận thức được sự cần
thiết phải mở rộng dấu chân địa lý của nó. Tháng 11 năm 2000, US Steel đã nhà máy
sản xuất thép Slovakvới cái tên công ty thép Kosice, Tiếp đó, US Steel mua lại nhà
máy sản xuất thép đã bị đóng cửa LTV ở Đông Chicago, bang Indiana.
Trong thời gian này, Nhiều nhà sản xuất thép Mỹ đã đệ đơn xin phá sản và bán

các tài sản của họ. US Steel đã rất tích cực mua lại các công ty bị phá sản. Cuối năm
2003 US Steel tiếp tục mở rộng vào Trung Âu bằng việc mua nhà máy thép bị phá
sản và đổi tên thành US Steel Serbia.
Vào năm 2007, US Steel mua lại Dallas, sau đó là công ty Lone Star
Technologies và các công ty con của nó vào tháng 6 với sản lượng 2.8 triệu tấn.
US Steel đã tăng năng lực cán phẳng sản phẩm của mình khi mua lại công ty
Stelco ở Canada và đổi tên thành US Steel Canada vào năm 2007,với sản lượng 4.9
triệu tấn của US Steel Canada . Việc này đã nâng khả năng sản xuất của US Steel lên
tới 31.7 triệu tấn, đứng thứ năm trên toàn thế giới.
Hiện nay, US Steel vẫn tự hào về quá khứ nhưng định hướng của của Tổng
công ty là luôn luôn tập trung vào tương lai. Xứng đáng là một trong những Công ty
thép hàng đầu thế giới.

Trang 3
GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thanh Liêm

3


Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu: Tổng công ty AK Steel Holding; Arcelor,
Bethlehem Steel, Corus Group, Kawasaki Steel, Kobe Steel, Nippon Steel, Nucor;
POSCO; ThyssenKrupp.
1.4. Những lĩnh vực hoạt động của công ty
Sản phẩm thép ống cho các container, thép nguyên liệu sản xuất ô tô, thiết bị
máy móc công nghệ xây dựng, các ngành công nghiệp dầu khí, khí đốt.
Khai thác than;
Dịch vụ vận tải đường sắt và sà lan;
Các ngành công nghiệp dầu và khí đốt.
1.5. Các thị trường chính của US Steel
- Hoa kỳ;

- Canada;
- Trung Âu;
- Brazil;
1.6. Các công ty con và chi nhánh của US Steel
1. Trụ sở chính tại - Pittsburgh, Pa: Bao gồm các nhà máy sản xuất than cốc, bất động
sản, sản xuất thép ống, nghiên cứu và công nghệ, vận tải đường sắt và nhà máy hoàn
thiện sản phẩm
2. MonValleyWorks:

là công tysản xuất théptíchhợpbao gồmbốn cơ sởriêng

biệt:ClairtonPlant, EdgarThomsonPlant, IrvinPlant vàFairless Plant.
3.Fairfield Works - Birmingham, Alaska:Bao gồm 02 nhà máy: 01 nhà máy sản xuất
thép và một nhà máy hoàn thiện.
4.Fairfield Tubular Operations - Birmingham, Alaska:
Bao gồm 02 nhà máy: 01 nhà máy sản xuất thép và một nhà máy hoàn thiện sản
phẩm.
5.Gary Works:
- East Chicago Tin - East Chicago, Indiana: Sản xuất kim loại tấm, thép sản xuất
đồ hộp…
- Gary Works - Gary, Ind: Hoàn thiện sản phẩm, sản xuất thép, than cốc.
- Midwest Plant - Portage, Ind: Hoàn thiện sản phẩm.
Trang 4
GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thanh Liêm

4


6.Granite City Works - Granite City, ill: Hoàn thiện sản phẩm, sản xuất thép, than
cốc.

7. Chi nhánh ở Bang Michigan
8. Chi nhánh ở tiểu bang Minesota
9. US steel Canada
10. Các trung tâm nghiên cứu và công ty con ở bang Texas
11. Chi nhánh tại Denver, colorado
12. Chi nhánh tại Aberta, Canada;
13. Công ty sản xuất ống dẫn dầu Wheeling ở Pine Bluff, Arkansas;
14. Chi nhánh ở Slovak, Mexico, Brazil …
2. PHÂN TÍCH VIỄN CẢNH, SỨ MỆNH CỦA US STEEL

2.1. Sứ mệnh (Mission)
“With 100 years in construction industry US Steel company ‘s guide line is always for
the interest of customers, shareholeders, employees, steel industry and the country.”
Với bề dày kinh nghiệm gần 100 năm trong ngành thép xây dựng, là một doanh nghiệp
sản xuất và kinh doanh hoạt động với phương châm: Khách hàng là tất cả, lợi ích của cổ
đông luôn được chú trọng, lợi ích của người lao động được đặc biệt quan tâm, đóng góp
hiệu quả vào sự phát triển của ngành và của đất nước.
For the customers: US Steel Company commit to maximise the customer’s interest
by consulting and supplying perfect quality products, professional services at the
compatative price.
Đối với Khách hàng: Công ty US Steel cam kết thỏa mãn tối đa lợi ích của khách
hàng trên cơ sở tư vấn và cung cấp cho khách hàng những sản phẩm hoàn hảo, chất lượng,
dịch vụ chuyên nghiệp với giá cả cạnh tranh.
For the employees: US Steel always take care to their material and spirital lives. We
also guarante to provide stable income for the employees and hight appreciate their loyalty
and contribution.
Trang 5
GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thanh Liêm

5



Đối với Nhân viên: Công ty US Steel luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh
thần của người lao động, đảm bảo mức thu nhập ổn định, đặc biệt quan tâm đến sự trung
thành, cống hiến vì sự phát triển của công ty. Đảm bảo người lao động thường xuyên được
đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tay nghề, đảm bảo được phát triển cả
quyền lợi chính trị và văn hoá…
For the Shareholder: US Steel attach special importance to increase share value and
dividend.
Đối với Cổ đông: Công ty US Steel luôn chú trọng và nâng cao giá trị cổ phiếu, duy
trì mức cổ tức tăng cao hàng năm…
For the industry and country: US Steel guarante to pay government’s financial duty,
comply with the rules and polycies of the steel industry and U.S. government, contribute to
stabilize the steel price and share with commudity in the hard time.
Đối với Ngành và Đất nước: Công ty US Steel cam kết thực hiện tốt nghĩa vụ tài
chính đối với ngân sách nhà nước, luôn đề cao và tuân thủ đường lối chỉ đạo và chính sách
quản lý của toàn ngành và của Chính phủ góp phần bình ổn thị trường thép trong nước, luôn
quan tâm chăm lo đến công tác xã hội, từ thiện để chia sẻ khó khăn của cộng đồng.
Các sứ mệnh trên phù hợp với tầm nhìn và giá trị của người sáng lập US Steel Andrew Carnegie, United States Steel phấn đấu để tăng cường cho ngành công nghiệp của
Hoa Kỳ thông qua việc sử dụng có hiệu quả nhân công và nguyên liệu. Các phương án dự
kiến sẽ đạt được điều này là dựa vào công nghệ cao và năng suất công việc, đồng thời phải
phù hợp với thực tiễn quản lý hiện đại.
United States Steel nhận ra rằng “sự trung thực và minh bạch” là thành phần thiết yếu
của một doanh nghiệp mạnh mẽ và ổn định thì lợi nhuận là xúc tác chính cho các hoạt động
kinh tế.
2.1.1. Phân tích sứ mệnh
Nhìn chung, Công ty tìm kiếm quy mô tầm cao và hoàn hảo trong tất cả lĩnh vực hoạt
động của công ty với một bầu không khí làm việc thỏa mái, và do đó khẳng định lại một lần
nữa, đức tin của mình vào các giá trị dân chủ.
Trang 6

GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thanh Liêm

6


Qua sứ mệnh trên ta thấy United States Steel đã nhìn nhận rõ nét về các đòi hỏi của
các bên hữu quan quan trọng. Với khách hàng để đáp ứng được nhu cầu của họ thì công ty
chú trọng đến sản phẩm công nghệ cao, chất lượng đảm bảo và có tính ứng dụng thực tiễn
cao. Còn với nhân viên thì cam kết tạo một không khí làm việc thỏa mái giữa nhân viên và
quản lý đồng thời sẽ làm việc với năng suất hiệu quả nhất. Ngoài ra với cổ đông thì sứ mệnh
cho thấy rõ công ty sẽ minh bạch và trung thực trong các hoạt động kinh doanh của mình để
có thể phát triển mạnh mẽ và ổn định, tìm kiếm được lợi nhuận cao trong kinh doanh.Và sứ
mệnh còn nhấn mạnh đến sự tôn trọng và biết ơn đối với người sáng lập ra công ty- Andrew
Carnegie khi hoạt động kinh doanh, đồng thời phải luôn hướng về đất nước Hoa Kỳ để góp
phần xây dựng và phát triển ngành công nghiệp nước nhà dựa trên niềm tin vào các giá trị
dân chủ.
United States Steel là một trong những nhà sản xuất thép trên toàn cầu và đứng đầu thế
giới về các chủng loại thép được sản xuất nên để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về các
sản phẩm công nghệ cao, an toàn và đảm bảo thì US Steel phải có cách thức và năng lực để
phục vụ khách hàng đó là việc sử dụng nhân công và nguyên liệu hiệu quả, áp dụng các
công nghệ mới hiện đại, luôn công khai trong kinh doạnh và đặc biệt là truyền cảm hứng và
tạo môi trường tốt cho nhân viên sản xuất, niềm tin vào giá trị dân chủ mà mình tôn thờ.
Bản tuyên bố sứ mệnh còn thể hiện rõ ý đồ chiến lược là trở thành một công ty có quy
mô tầm cao và hoàn hảo ở tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình. Đó là một
mục tiêu đầy tham vọng và định hướng.
2.1.2. Các giá trị và cam kết mang lại cho giới hữu quan
2.1.2.1. Giá trị cam kết với nhân viên
Đã từ lâu thì triết lý làm việc và thực tiễn của United States Steel thừa nhận rằng con
người là nguồn lực chính cho năng lực cạnh tranh của công ty. Vì vậy công ty cho rằng việc
giữ nhân viên tài năng là cực kỳ quan trọng và cách tốt nhất tìm kiếm lòng trung thành là

cung cấp cho họ việc làm tốt và đầy sự thử thách, với những cơ hội phát triển và thăng tiến.
United States Steel luôn chú trọng đến vấn đề đào tạo và phát triển. US Steel cam kết
rằng khi công việc kinh doanh của chúng tôi vẫn phát triển thì chúng tôi sẽ khuyến khích và
giúp đỡ tất cả nhân viên cùng phát triển . Công ty sẽ tiếp tục đầu tư và cải thiện khả năng
quản lý và chuyên môn kỹ thuật thông qua việc phát triển nội bộ và đào tạo nhân viên của
mình trên khắp thế giới ở châu Âu, Hoa Kỳ và Châu Úc.
Trang 7
GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thanh Liêm

7


Mặt khác, Chúng tôi cam kết đảm bảo không gây tổn hại cho nhân viên, nhà thầu của
chúng tôi. Điều này là không thể thiếu cho quá trình kinh doanh của chúng tôi và đã được
nêu trong các chính sách sức khỏe và an toàn, tiêu chuẩn và quy trình làm việc. Đảm bảo
rằng các nhân viên và các nhà thầu của chúng tôi trở về nhà từ công việc một cách an toàn
mỗi ngày là quan trọng hơn bất cứ điều gì khác.
Trong tháng 10 năm 2009, Hiệp hội Thép Thế giới (worldsteel) công nhận United
States Steel đã rất xuất sắc trong việc bảo vệ sức khỏe và an toàn cho nhân viên , đặc biệt là
liên quan đến chương trình hợp đồng cho lực lượng lao động. Thực tế thì United States
Steel tiến hành thành lập các ủy ban an toàn lao động ở tất cả các bộ phận tại Hoa Kỳ hay
tại Châu Âu thì có 1 hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn (HSMS) có 15 nguyên tắc cơ bản
được xem xét toàn diện về công cụ, các tiêu chuẩn và quy trình.
United States Steel tự hào là một công ty sử dụng lao động bình đẳng và không phân
biệt đối xử trên cơ sở chủng tộc, đẳng cấp, tôn giáo, màu sắc, tổ tiên, giới tính, tình trạng
hôn nhân, khuynh hướng tình dục, tuổi, quốc tịch, nguồn gốc dân tộc hoặc khuyết tật....thể
hiện qua tất cả các vị trí điều hành trên toàn cầu. Những chính sách và việc thực thi cho
nhân viên được quản lý chặt chẽ để đảm bảo tất cả các quyết định liên quan đến khuyến
khích, bồi thường và bất kỳ các hình thức khen thưởng và công nhận nào đều là dựa trên
thành tích. Bản chất trong văn hóa giao tiếp giữa quản lý và nhân viên ở tất cả các cấp của

United States Steel là sự minh bạch và trung thực.
2.1.2.2. Cam kết với khách hàng
United States Steel cam kết cung cấp cho khách hàng của chúng tôi các sản phẩm và
dịch vụ tốt nhất. Công ty luôn định hướng đến các giải pháp sáng tạo, kết hợp chuyên môn
quốc tế với dịch vụ địa phương để đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của các khách hàng.
Chúng tôi sản xuất, xử lý và phân phối các sản phẩm thép và cung cấp các dịch vụ cho
khách hàng trên toàn thế giới. Vì vậy phải luôn đột phá trong đổi mới, chúng tôi tiếp tục
phát triển sản phẩm mới, các giải pháp trong mối quan hệ với khách hàng của chúng tôi để
đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của môi trường ngày nay
Đồng thời phải luôn chú trọng đến quản lý chất lượng các sản phẩm. Toàn bộ hoạt
động sản xuất của United States Steel được kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt theo quy
trình, từ quản lý và thiết kế, sản xuất và quản lý dự án theo hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001:2000 đã được phê duyệt- để đảm bảo việc cung cấp sản phẩm chất lượng cao và các
giải pháp tối ưu cho khách hàng.
Trang 8
GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thanh Liêm

8


2.1.2.3. Cam kết cho cổ đông
United States Steel phấn đấu để tăng giá trị cổ đông bằng cách tạo ra chiến lược kinh
doanh sống động gắn liền với tình hình thực tế của Công ty và các cách thức để xây dựng
khả năng sản xuất của cộng đồng. Nỗ lực hằng năm của Công ty là thông qua việc sáng tạo
ra các sáng kiến mới và đầy thử thách, không chỉ giúp tăng cường giá trị cổ đông mà còn
mang lại lợi ích to lớn cho cộng đồng.
Giá trị cổ đông cũng được tăng cường bằng cách:
Tăng thu nhập từ các hoạt động hiện hành bằng cách tối ưu tài sản; khẳng định sự khác
biệt trên thị trường, cải tiến liên tục và đạt được sức mạnh tổng hợp trên tất cả các đơn vị
kinh doanh

Để đạt được tốc độ tăng trưởng chiến lược thông qua việc phát triển năng lực, mở rộng
các dự án khai thác mỏ; tăng cường nghiên cứu và đổi mới phát triển, chú trọng đến việc
xây dựng các vùng, lãnh thổ mới.
Tạo lập một cộng đồng bền vững thông qua các chương trình phát triển và đưa ra các
sáng kiến khách nhau để giải quyết khó khăn.
2.1.2.4. Giá trị cam kết với cộng đồng
Thông thường, mỗi doanh nghiệp lớn đều có những tác động đến các cộng đồng và xã
hội nơi mà nó hoạt động và US Steel cũng vậy. United States Steel cam kết vào việc góp
phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương và khu vực với rất nhiều cách, chẳng hạn như:
Môi trường: United States Steel luôn đảm bảo rằng sẽ bảo vệ tối đa cho môi trường
trong quá trình kinh doanh của mình. Điều này được thể hiện thông qua việc duy trì môi
trường làm việc an toàn, lành mạnh và công bằng cho tất cả các nhân viên và nhà thầu, bảo
vệ môi trường và duy trì các tiêu chuẩn cao về đạo đức ở bất cứ nơi nào mà công ty hoạt
động. United States Steel còn cam kết đóng một vai trò tích cực trong việc xây dựng và giải
quyết vấn đề biến đổi khí hậu bằng cách giảm lượng khí thải carbon của riêng mình và bằng
cách sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn nhiên liệu, năng lượng.
Y tế: United States Steel đã hổ trợ các chương trình y tế cộng đồng ở Hoa Kỳ để góp
phần giải quyết các vấn đề quan trọng như sức khỏe bà mẹ - trẻ em, sức khỏe sinh sản - tình
dục vị thành niên và căn bệnh HIV / AIDS.

Trang 9
GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thanh Liêm

9


Nước và vệ sinh môi trường: Tại những ngôi làng xa xôi của các nước Nam Mỹ, nơi
nước uống an toàn khan hiếm, United States Steel cung cấp nước sạch cho cộng đồng thông
qua việc chuyên chở, phân phối nước qua đường ống dẫn nước hay xây dựng nhiều giếng
nước phục hồi đảm bảo cho tất cả mọi người trong vùng đều có nước an toàn để sử dụng.

Con người: United States Steel đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho mọi người đặc
biệt là người dân trong vùng nơi mà có các nhà máy của United States Steel hoạt động
Nông nghiệp: Hiệp hội Phát triển nông thôn United States Steel đang thực hiện một số
dự án ở các nước Nam Mỹ nơi có nhà máy của US Steel đang hoạt động để nâng cao năng
suất lao động trong nông nghiệp nhằm góp phần nâng cao đời sống của nông dân nghèo và
gia đình của họ.
2.2. Viễn cảnh (Vision)
“US Steel aspires to become a reputation construction steel manufacturing and
trading company within region and over the world”
Công ty US Steel tham vọng trở thành Nhà sản xuất và kinh doanh thép tầm cỡ Khu
vực và Thế giới
“Developing Industrial production be our key target”
Phát triển sản xuất công nghiệp là nòng cốt
“Maintaining the leading enterprise's competitiveness position”
Duy trì vị trí cạnh tranh của Doanh nghiệp chủ đạo
“Promoting interbranch investment projects”
Đẩy mạnh các dự án đầu tư liên ngành
“Training and educating human resource meeting with global standards and
qualifications”
Đào tạo nhân lực tiêu chuẩn, chất lượng toàn cầu
“Strongly exploiting oversea market”
Khai thác mạnh mẽ thị trường nước ngoài
“Ensuring competitiveness ability within nation and the region”
Đảm bảo năng lực cạnh tranh quốc gia và khu vực
2.2.1. Phân tích viễn cảnh của United States Steel
2.2.1.1. Mục tiêu thách thức
Mục tiêu thách thức của United States Steel sẽ trở thành chuẩn mực của ngành công
nghiệp thép toàn cầu. Điều này thể hiện khát khao của United States Steel mong muốn theo
10
Trang 10

GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thanh Liêm


đuổi vị trí dẫn đầu trong ngành công nghiệp thép, mong muốn trở thành chuẩn mực chung
cho ngành công nghiệp thép trên thế giới, là chuẩn mực để cho những công ty hoạt trong
ngành công nghiệp thép phải hướng đến. Cơ sở của mục tiêu thách thức này là một nền văn
hóa thực hiện cam kết mục tiêu khát vọng, an toàn và trách nhiệm xã hội, cải tiến liên tục,
sự cởi mở và minh bạch.
United States Steel tự hào về sự hiệu quả của một nền văn hóa của mình. United States
Steel cam kết theo đuổi mục tiêu thách thức, sự an toàn, bảo vệ môi trường, cải tiến liên tục,
sự cởi mở và trách nhiệm xã hội trong mọi lĩnh vực kinh doanh trên khắp thế giới.
Mục tiêu của United States Steel là “để cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng
đồng". Điều này được thể hiện liên tục thông qua sự đóng góp của US Steel cho các cộng
đồng tại hơn 80 quốc gia hoạt động trên khắp thế giới.
United States Steel sẽ thực hiện viễn cảnh thông qua:
Sự quản lý: bằng cách phát triển phương thức làm việc theo nhóm, nuôi dưỡng tài
năng, nâng cao năng lực lãnh đạo và cùng nhau làm việc với niềm tự hào, tốc độ và niềm
đam mê.
Khả năng cung ứng: bằng cách phát triển các giải pháp hàng đầu trong công nghệ,
quy trình và sản phẩm.
Quan hệ khách hàng: bằng cách sẽ trở thành nhà cung cấp nhiều sự lựa chọn, cung
cấp các sản phẩm và dịch vụ cao cấp đồng thời tạo ra các giá trị trong quan hệ đối tác chặt
chẽ với khách hàng của chúng tôi.
Sự đổi mới: bằng cách cung cấp một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, tôn
trọng môi trường, chăm sóc cho cộng đồng và thể hiện các tiêu chuẩn cao về đạo đức.
2.2.1.2. Mô tả sống động
Theo ông Andrew Carnegie, Chủ tịch United States Steel nói: "United States Steel tin
rằng mục đích chính của doanh nghiệp là cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
United States Steel sẽ tình nguyện nguồn lực của mình, đến mức mà có thể đủ khả năng để
duy trì và cải thiện môi trường lành mạnh, thịnh vượng và cải thiện chất lượng cuộc sống

của người dân trong những khu vực mà United States Steel hoạt động ".
Bản mô tả sống động của United States Steel nói lên mấu chốt để United States Steel
thực hiện được mục tiêu thách thức trên. United States Steel rất xem trọng về cộng đồng mà
nó hoạt động. Để thực hiện được mục tiêu lớn đầy táo bạo trên United States Steel phải nỗ
lực phục vụ tốt cho cộng đồng.
Trang 11
GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thanh Liêm

11


Đồng thời bản mô tả sống động này toát lên một nền văn hoá của United States Steel.
Một nền văn hoá mà hướng đến nhân viên, khách hàng, cộng đồng của United States Steel.
United States Steel muốn trở thành chuẩn mực của ngành công nghiệp thép thì điều quan
trọng quyết định là phải thực hiện tốt những cam kết của nền văn hoá mà phục vụ hướng
đến xã hội.
Những vấn đề thể hiện về nền văn hoá mà United States Steel hướng đến xã hội như:
Môi trường: “Thực hành và thủ tục chịu trách nhiệm đảm bảo rằng tất cả các khía
cạnh của kinh doanh của United States Steel được thực hiện với sự tôn trọng tối đa cho môi
trường”.
Cộng đồng: “Mỗi doanh nghiệp lớn có tác động đến các cộng đồng và xã hội mà nó
hoạt động. Trong tất cả các hoạt động của nó trên toàn thế giới, United States Steel góp
phần phát triển kinh tế và xã hội địa phương và khu vực”.
An toàn nơi làm việc: “Đảm bảo rằng các nhân viên và các nhà thầu của United
States Steel trở về nhà từ công việc một cách an toàn mỗi ngày là quan trọng hơn bất cứ
điều gì khác”.
Sử dụng lao động: “United States Steel luôn luôn là một người sử dụng lao động tiên
phong và giác ngộ”.
Hành vi đạo đức: “Hành vi đạo đức là nội tại để United States Steel tiến hành kinh doanh
của và là một phần di sản của United States Steel từ người sáng lập của United States

Steel Corporation, Andrew Carnegie tin rằng doanh nghiệp phải hoạt động một cách tôn
trọng các quyền của tất cả các bên liên quan của nó và tạo ra một lợi ích tổng thể cho xã
hội”
Điều này được thể hiện thông qua các hành động thực tiễn của ông cụ thể như sau:
Sự ra đời nhà từ thiện
Sự nghiệp từ thiện Andrew Carnegie bắt đầu khoảng năm 1870. Ông được biết đến với món
quà của tòa nhà thư viện công cộng miễn phí. Món quà như vậy đầu tiên của ông là vào năm
1881, và nó đã được theo sau bởi những món quà tương tự như 2509 cộng đồng trong thế
giới nói tiếng Anh.
Giàu là “Trị”
Năm 1889, ông đã viết "Tin mừng của cải” trong đó ông mạnh dạn nói rõ quan điểm của
mình rằng những người giàu có chỉ là "ủy thác" sự giàu có của họ và theo một nghĩa vụ đạo
Trang 12
GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thanh Liêm

12


đức để phân phối nó theo những cách thúc đẩy phúc lợi và hạnh phúc của con người thông
thường . Carnegie là một nhà văn sung mãn, báo giá mà ông cho là nổi tiếng nhất đến từ
"Tin Mừng của cải": "người đàn ông chết do đó chết giàu hổ thẹn."
Toàn thời gian từ thiện
Khi Carnegie đã nghỉ hưu từ kinh doanh năm 1901, ông thiết lập khoảng cách nghiêm túc
để phân phối tài sản của ông. Ngoài các thư viện, cung cấp hàng trăm cơ quan nhà thờ cho
cộng đồng địa phương. Sự giàu có của Carnegie đã giúp thành lập nhiều trường cao đẳng,
trường học, các tổ chức phi lợi nhuận và các hiệp hội trong cả nước thông qua của mình,
cũng như ở Scotland và khắp nơi trên thế giới. Đóng góp của ông đáng kể nhất, cả về tiền
và về ảnh hưởng lâu dài, là thành lập quỹ ủy thác một số ưu đãi hoặc các tổ chức mang tên
ông.
Đến lúc ông qua đời vào năm 1919, Andrew Carnegie đã cho khoảng 350 triệu USD, nhưng

di sản của sự rộng lượng của ông vẫn tiếp tục diễn ra trong công tác của ủy thác và các tổ
chức mà ông trời phú.
2.3. Core value - Giá trị cốt lõi
2.3.1. Phân tích tư tưởng cốt lõi
United State Steel hoạt động theo những nguyên tắc sau đây:
“Intergrating customers’ interests into our success”
Tích hợp lợi ích của Khách hàng vào thành công của Công ty
“Opportunities and awards based on individual’s effort and contribution”
Cơ hội và phần thưởng giành cho cá nhân dựa trên công sức và sự cống hiến
“A working attitude of US Steel companies is expressed by continuing performance
and determination to achieve common goals”
Thái độ làm việc của công ty US Steel thể hiện thông qua quyết tâm làm việc không
ngừng để đạt được mục tiêu chung
“Adhering to ethics, group/enterprise and interests - the fundamental policy of US
Steel company”
Tôn trọng đạo đức, tông trọng tập thể, tôn trọng quyền lợi là chính sách cơ bản của
Công ty

Trang 13
GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thanh Liêm

13


“Forefront and innovative thinking, experiencing in action - the key of our
competition”
Đi đầu trong tư duy, coi trọng hành động là chìa khóa của cạnh tranh
Những điều trên được thể hiện thông qua các hoạt động sau:
Liêm chính: Chúng tôi hoạt động kinh doanh một cách công bằng, trung thực và minh
bạch. Tất cả những gì chúng tôi làm đều được kiểm tra, giám sát một cách công khai.

Sự hiểu biết: Chúng tôi luôn chăm sóc, tôn trọng và thương yêu đồng nghiệp và khách
hàng của chúng tôi trên khắp thế giới, và luôn luôn làm việc vì lợi ích của cộng đồng mà
chúng tôi phục vụ.
Xuất sắc: Chúng tôi phải không ngừng phấn đấu để đạt được tiêu chuẩn cao nhất có
thể trong công việc hằng ngày của chúng tôi cũng như chất lượng hàng hoá và dịch vụ mà
chúng tôi cung cấp.
Đoàn kết: Chúng tôi phải làm việc gắn bó khăng khít với các đồng nghiệp thông qua
các nhóm và với khách hàng cũng như các đối tác trên khắp thế giới, xây dựng các mối
quan hệ mạnh mẽ dựa trên sự khoan dung, sự hiểu biết và hợp tác lẫn nhau.
Trách nhiệm: Chúng tôi luôn có ý thức trách nhiệm, và luôn hiểu biết rõ các quốc gia,
cộng đồng địa phương và môi trường mà chúng tôi làm việc, luôn đảm bảo rằng những gì
mọi người mang đến sẽ được đáp trả lại nhiều hơn nữa cho mọi người.
2.3.2. Mục tiêu cốt lõi
“Mục đích kinh doanh của công ty chúng tôi là đem lại cho xã hội gấp bội những gì chúng
tôi đã lấy”.
Vai trò dẫn dắt và thôi thúc thể hiện ở chỗ công ty định hướng cho tất cả thành viên
trong công ty hướng về giá trị mà họ đã tạo ra cho xã hội. Ở đây công ty ý thức được trách
nhiệm của mình đối với xã hội, họ không đặt mục tiêu lợi ích kinh doanh lên hàng đầu, mà
thông qua việc đem lại lợi ích cho xã hội.

Trang 14
GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thanh Liêm

14


II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
Giới hạn phạm vi nghiên cứu



Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất thép



Không gian: Trong phạm vi tại Hoa Kỳ



Thời gian: Từ đầu năm 2001- 2012

1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THÉP
1.1. Thị trường thép thế giới
Nhu cầu thép thế giới sẽ tăng trong năm 2011 và 2012 nhờ động lực từ các nền
kinh tế mới nổi và đang phát triển, trong khi nhu cầu thép ở các nền kinh tế phát triển
vẫn thấp.
Theo Hiệp hội thép thế giới (WSA), nhu cầu thép toàn cầu sẽ tăng trong cả năm
2011 và 2012 bất chấp khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhờ động lực từ các nền kinh tế
mới nổi và đang phát triển, trong khi tăng trưởng nhu cầu thép ở các nền kinh tế phát
triển vẫn trì trệ. Theo đó, WSA dự báo tiêu thụ thép trong năm 2011 sẽ tăng lên 1,40
tỷ tấn (tăng 6,5% so với cùng kỳ) và năm 2012 sẽ tăng lên 1,47 tỷ tấn (tăng 5,4% so
với cùng kỳ).
Tăng trưởng nhu cầu thép của Trung Quốc - nước sản xuất và tiêu thụ thép lớn
nhất thế giới - được dự kiến 7,5% so với cùng kỳ trong năm 2011 lên 643 triệu tấn, và
6% so với cùng kỳ cho năm 2012 lên 682 triệu tấn, do sự tăng trưởng mạnh của lĩnh
vực xây dựng.Trong khi nhu cầu thép của Nhật sẽ chỉ tăng 2,7% so với cùng kỳ trong
năm nay lên 61,8 triệu tấn, do ảnh hưởng của thảm họa động đất và sóng thần hồi
tháng 3.
Tiêu thụ thép Ấn Độ được dự báo sẽ tăng 4,3% so với cùng kỳ trong năm 2011
lên 67,7 triệu tấn nhờ kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ. Sang năm 2012, nhu cầu thép
cũng được dự báo tăng 7,9% so với cùng kỳ. WSA dự báo tiêu thụ thép tại Ấn Độ sẽ

tăng 8% – 10% trong những năm tới bởi kinh tế hồi phục, hàng hoạt các dự án cơ sở
hạ tầng được thực hiện và sản lượng công nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ.
Riêng ở Mỹ, WSA hy vọng tăng trưởng nhu cầu thép sẽ ở mức 11,6% so với
cùng kỳ trong năm 2011 và dự báo sẽ giảm xuống 5,2% so với cùng kỳ trong năm
Trang 15
GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thanh Liêm

15


2012.
Nhiều dấu hiệu cho thấy nhu cầu thép giảm sút ở Trung Quốc, nước sản xuất và
tiêu thụ số 1 thế giới, đã gây áp lực lên giá thép thế giới, nhất là các sản phẩm thép
dài dùng trong xây dựng, do chính sách thắt chặt tiền tệ ở nước này và cuộc bùng nổ
xây dựng đã từng đẩy sản lượng thép lên cao kỷ lục đang mất xung lượng. Dự báo giá
quặng sắt sẽ tiếp tục giảm cho tới đầu năm 2012.
1.2. Thị trường thép Hoa Kỳ
Theo Sở Thương Mại Mỹ, sản lượng thép nhập khẩu của Mỹ trong tháng 7/2011
là 2,344 triệu tấn, tăng 6.6% so với tháng 7/2010, giảm 4.5% so với tháng trước và
thấp hơn mức mong đợi. Sản lượng thép nhập khẩu tích lũy trong 7 tháng đầu năm
2011 là 15.63 triệu tấn, tăng 21.9% so với năm trước.
Theo nguồn nhập khẩu: sản lượng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia trên Thế
Giới, trừ khu vực Châu Âu, Nam Trung Mỹ và Nhật Bản, đều giảm so với tháng
trước. Từ một năm trước đây, sản lượng nhập khẩu từ Bắc Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và CIS
đã giảm rõ rệt, trong khi đó, khối lượng nhập khẩu từ Trung Quốc, Nam Mỹ và Hàn
Quốc lần lượt tăng tương đối cao. Mỹ đã nhập khẩu 142 nghìn tấn thép thành phẩm
từ Trung Quốc trong tháng 7, tăng 64.8% so với năm trước nhưng giảm 3.7% so với
tháng trước.
Đến 28/8/2011, với việc Mỹ áp dụng giấy phép nhập khẩu, sản lượng nhập khẩu
là 1.85 triệu tấn, thấp hơn hồi tháng 7, và nhập khẩu trong tháng 8 cũng sẽ tiếp tục đi

xuống.
Công suất: theo số liệu thống kê của Hiệp Hội Sắt Thép Mỹ, đến cuối tuần ngày
27/8/2011, Mỹ đã sản xuất 1.861 triệu tấn thép thô với công suất 76.1%. Sản lượng
này tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng giảm 1.4% so với tuần trước. Vào
ngày 27/8/2011, sản lượng tích lũy trong năm 2011 đạt 62.359 triệu tấn ròng, với
công suất bình quân khoảng 74.7%. Con số này tăng 6.2% so với thời điểm năm
trước.

Trang 16
GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thanh Liêm

16


Năm 2012 Mỹ nhập khẩu 2,6 triệu tấn thép trong tháng 3, tăng 8,3% so với
tháng trước, theo cáo sơ bộ mới nhất từ Bộ Thương mại Mỹ. Tổng số thép nhập khẩu
tháng 3 là 2,6 triệu tấn, tăng 8,33% so với 2,4 triệu tấn trong tháng 3. Giá trị nhập
khẩu thép đã tăng từ mức 2,8 tỷ USD lên 3 tỷ USD. Nhập khẩu thép từ Mexico tăng
trong khi nhập từ Ấn Độ giảm. "Trong quý đầu tiên của năm 2012, thị trường thép đã
tăng dần từ mức thấp nhất trong năm 2009 do suy thoái kinh tế. Dữ liệu cho thấy
nhập khẩu thép cả thành phẩm và bán thành phẩm đều tăng ", David Phelps, Chủ tịch
của Viện thép quốc tế của Mỹ cho biết.
Thông qua việc phân tích các chỉ số trên ta thấy thị trường thép Hoa Kỳ trong
năm 2012 có nhiều triển vọng mặc dù vẫn còn chịu ảnh hưởng của các chính sách
tiền tệ, lãi suất, khả năng biến động giá thép, áp lực cung ngắn hạn và thị
trường bất động sản. Thị trường thép tấm đã bắt đầu khởi sắc trở lại thông qua
việc tăng giá bán 40 USD/tấn do khan hiếm về nguồn nguyên liệu, theo dự báo
ngành thép vẫn có thể duy trì tăng trưởng ở mức 7 – 10% với thực trạng đang
triển khai ở các thị trường xây dựng, dự án bất động sản hiện tại.
Về dài hạn thị trường khả quan hơn với nguồn cầu cao trong khi áp lực

cung không đáng kể so với nhu cầu dài hạn, thị trường bất động sản vẫn còn
quá trình phát triển dài trong khi các yếu tố biến động giá, lãi suất, lạm phát ít hơn
khi kinh tế thế giới phát triển ổn định sau chu kỳ khủng hoảng.
2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
2.1. Môi trường kinh tế
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Giai đoạn 2007-2009 Mỹ rơi vào khủng hoảng nặng nề, từ tháng 12-2007 đến 72009. Cuộc khủng hoảng này là nguyên nhân chính làm cho kinh tế Hoa Kỳ rơi vào
suy thoái từ tháng 12 năm 2007. NBER dự đoán đây sẽ là đợt suy thoái nghiêm trọng
nhất ở Hoa Kỳ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Bình quân mỗi tháng từ tháng
1-> 9 năm 2008, có 84 nghìn lượt người lao động Hoa Kỳ bị mất việc làm. Hàng loạt
tổ chức tài chính trong đó có những tổ chức tài chính khổng lồ và lâu đời bị phá sản
Trang 17
GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thanh Liêm

17


đã đẩy kinh tế Hoa Kỳ vào tình trạng đói tín dụng. Đến lượt nó, tình trạng đói tín
dụng lại ảnh hưởng đến khu vực sản xuất khiến doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất,
sa thải lao động, cắt giảm các hợp đồng.
Kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra, rất nhiều người đã sợ hãi đầu tư.
Những dấu hiệu phục hồi gần đây đã phần nào lấy lại được niềm tin của nhà đầu tư,
mặc dù chưa đạt đến mức độ của thời gian đầu năm 2007
Các báo cáo kinh tế đều nhận định Mỹ đã rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế trầm
trọng trong nửa đầu năm 2011 với mức tăng trưởng chỉ từ 0,4-1,3%. Đáng buồn hơn,
dự báo kinh tế Mỹ 6 tháng cuối năm cũng không có gì sáng sủa, lạc quan hơn. Tốc độ
tăng trưởng chậm chạp sau suy thoái. Trong 6 tháng đầu năm 2011, nền kinh tế Mỹ
tăng trưởng với tốc độ chậm chạp nhất kể từ thời điểm cuộc suy thoái kinh tế chấm
dứt. Giá xăng dầu tăng cao trong khi thu nhập tăng dè dặt buộc người dân nước này
phải thắt chặt chi tiêu.

Bộ Thương mại Mỹ cho biết kinh tế nước này tăng trưởng với tốc độ quá chậm
chạp 1,3% trong giai đoạn từ tháng 4 tới tháng 6 và 0,4% trong 3 tháng đầu năm nay.
Tiêu dùng gần như im ắng suốt mùa xuân năm nay, chỉ tăng ở mức không đáng kể là
0,1% sau mức tăng trưởng 2,1% vào mùa đông năm ngoái. Chi tiêu cho hàng hóa lâu
bền, như ô tô và các trang thiết bị khác, giảm 4,4%. Chi tiêu chính phủ giảm trong
quý III Chính quyền các bang cũng cắt giảm chi tiêu trong quý thứ IV tính từ thời
điểm cuộc suy thoái kết thúc. Ngay cả khi cứu vãn được nền kinh tế nước này vào
cuối năm 2011, tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2011vẫn sẽ chậm hơn so với
năm ngoái là 2,9%. Các nhà kinh tế của RBC Capital Markets dự báo tốc độ tăng
trưởng trong năm 2011 là 2,3%. Không hy vọng tăng trưởng mạnh trong năm nay
Cuộc khủng hoảng nợ càng làm phức tạp thêm nền kinh tế vốn đang yếu kém
này. Các nhà lập pháp không thể làm gì để giải quyết tình trạng khủng hoảng, thậm
chí những quyết định của họ còn có thể khiến tốc độ tăng trưởng chậm lại trong ngắn
hạn. Thoả thuận nhằm nâng cao hạn mức cho vay bao gồm cắt giảm chi tiêu dài hạn
sẽ có thể làm giảm khả năng kích thích đầu tư của chính phủ trong giai đoạn khó
khăn này. Nếu Quốc hội không nâng cao hạn mức vay và giải quyết vấn đề nợ công
Trang 18
GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thanh Liêm

18


thì thị trường tài chính sẽ suy yếu và lãi suất có thể tăng lên. Hầu hết các nhà kinh tế
chỉ hy vọng mức tăng trưởng nhẹ trong nửa cuối năm nay do những tác động tiêu cực
của tình trạng giá cả xăng dầu tăng cao và gián đoạn chuỗi cung ứng do động đất ở
Nhật Bản hồi tháng 3. Tuy nhiên tốc độ phát triển đó không đủ mạnh để làm giảm tỷ
lệ thất nghiệp hiện tại là 9,2%.
Một số nguyên nhân làm cho nền kinh tế nước Mỹ tăng trưởng chậm
Các nhà kinh tế đưa ra một vài lý do cho tình trạng tăng trưởng đáng thất vọng
này là:

Tiêu dùng cá nhân suy giảm: Trì hoãn trả lương, lương thấp và thất nghiệp khiến
người dân không muốn chi tiêu.
Cắt giảm chi tiêu chính phủ.
Tỷ lệ tăng trưởng việc làm thấp.
Ngoài ra, những bế tắc trong đàm phán nhằm nâng cao hạn mức cho vay lên
14.300 tỷ USD.
Tình trạng nợ công tăng.
2.1.2. Lãi suất
Với tình hình kinh tế thế giới trong năm 2011 thì ngân hàng trung ương của
nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, đều đang điều chỉnh
lãi suất chính sách theo chiều hướng tăng dần nhằm đối phó với áp lực lạm phát.
Trong 6 tháng đầu năm 2011, Ngân hàng TW Trung Quốc đã 3 lần tăng lãi suất chính
sách lên đến mức hiện tại là 6,56; Ngân hàng TW Ấn Độ nâng lãi suất từ mức 5,75%
lên 6,25%/năm...
Một số nước phát triển cũng nâng lãi suất chính sách như, Ngân hàng TW châu
Âu (ECB) hai lần tăng lãi suất từ 1%/năm lên mức hiện tại 1,5%/năm. Tuy nhiên,
chính phủ một số nước phát triển như Mỹ, Anh, Thụy Sỹ, Na Uy và Nhật Bản vẫn
tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản thấp như cuối năm 2010 để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Ngân hàng TW Anh duy trì mức lãi suất thấp kỷ lục 0,5%/năm từ tháng 3-2009 và
chương trình mua trái phiếu trị giá 200 tỉ bảng Anh.
Trang 19
GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thanh Liêm

19


2.1.3. Tỷ giá hối đoái
Trong 6 tháng đầu năm 2011, đồng đô la Mỹ liên tục giảm giá so với hầu hết các
đồng tiền chủ chốt trên thế giới ngoại trừ đợt phục hồi nhẹ trong tháng 5 - 2011. Theo
số liệu do Reuters thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2011, đồng đô la Mỹ giảm giá

nhiều nhất so với đồng euro (-7,77%), đô la Úc (-4,8%), bảng Anh (-2,79%) và các
đồng tiền khu vực châu Á như đô la Singapore (-4,27%), đồng won Hàn Quốc (4,84%)…so với cuối năm 2010.
Diễn biến tỷ giá đồng USD so với EUR và GBP

2.1.4.Lạm phát
Lạm phát - mối quan tâm lớn nhất hiện nay - đã tăng lên mức cao và đe dọa cản
trở tốc độ phục hồi kinh tế thế giới cũng như sự ổn định kinh tế vĩ mô của các nước.
Lạm phát ở các quốc gia phát triển có dấu hiệu tăng nhanh hơn các quốc gia đang
phát triển.
Mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) so với cùng kỳ năm trước tính đến cuối
tháng 5-2011 tại Mỹ là 3,6%, cao nhất kể từ tháng 7/2008, tại Anh là 4,5%,
Singapore là 4,48%, Canada là 3,7%; tính đến cuối tháng 6-2011 tại khu vực
Eurozone là 2,7% và tại Hàn Quốc là 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trang 20
GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thanh Liêm

20


Bảng : Các chỉ số giá hàng hóa cơ bản (Nguồn: IMF)

Chỉ số giá
tổng hợp

Chỉ số giá Chỉ số giá
phi năng

lương


lượng

thực

Chỉ số giá Chỉ số giá
nguyên liệu nguyên liệu Chỉ số giá
công

thô nông

nghiệp

nghiệp

kim loại

Chỉ số giá
năng
lượng

T6/2010

143.37

148.88

136.49

157.71


122.86

182.88

140.14

T12/2010

174.67

187.56

156.14

170.12

125.67

202.24

141.96

T6/2011

195.13

193.98

181.41


203.98

160.05

235.71

195.81

11.71%

3.42%

16.18%

19.90%

27.36%

16.55%

37.93%

36.10%

30.29%

32.91%

29.34%


30.27%

28.89%

39.72%

% so với cuối
năm 2010
% so với cùng
kỳ năm ngoái

Tỷ lệ lạm phát ở Mỹvào thời gian gần nhất làởmức8,43% vào tháng 7năm 2011.
Biểu đồ tỷ lệ lạm phát ở Mỹ từ 2008-2011

Lạm phát tại Mỹ năm 2011 cao nhất trong vòng 4 năm, lạm phát tăng lên mức
cao có thể xuất phát từ những bất ổn nội tại của từng quốc gia và cũng có phần chịu
ảnh hưởng từ sự biến động của hoạt động kinh tế toàn cầu. Và nguyên nhân chủ yếu
là do giá cả các mặt hàng nguyên nhiên liệu thế giới tăng cao, nhất là biến động thất
thường của giá xăng dầu.
Giá nhiên liệu giảm đã bù đắp được mức giá ngày càng tăng của thực phẩm,
chăm sóc y tế và nhà ở khiến lạm phát trong tháng 12 tại Mỹ hầu như không thay đổi

Trang 21
GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thanh Liêm

21


so với tháng trước đó, dấu hiệu mới nhất cho thấy tình hình lạm phát đang trong tầm
kiểm soát.

Theo số liệu Bộ lao động Mỹ vừa công bố, lạm phát tháng 12 năm 2011 tại Mỹ
hầu như không biến đổi nhiều. Trong khi đó, lạm phát lõi (không bao gồm giá thực
phẩm và nhiên liệu) tăng 0,1% so với tháng trước.
Trong tháng 12, ngoài giá nhiên liệu giảm, người tiêu dùng Mỹ còn được hưởng lợi
từ các chương trình giảm giá của các tập đoàn bán lẻ nhằm kích thích tiêu dùng trong
các dịp lễ.
Tính chung cho cả năm 2011, lạm phát tại Mỹ tăng 3%, tăng mạnh so với mức
tăng chỉ 1,5% trong năm 2010 và là năm có mức lạm phát cao nhất kể từ năm 2007.
Chỉ số lạm phát lõi cũng ghi nhận mức tăng cao nhất trong vòng 4 năm, đạt 2,2%.
Tuy nhiên, so với mức lạm phát đỉnh điểm 3,9% hồi tháng 9, lạm phát tại nền kinh tế
lớn nhất thế giới đang hạ nhiệt một cách rõ rệt.
CPI tăng mạnh trong năm 2011 có sự đóng góp phần lớn của việc giá thực phẩm
leo thang. Cụ thể, thực phẩm đã tăng tới 4,7% trong năm qua, mức tăng cao nhất kể từ
năm 2008.
Trong năm 2012, các chuyên gia kinh tế kỳ vọng lạm phát sẽ tiếp tục giảm khi
giá dầu và các loại hàng hóa nông nghiệp đã bắt đầu hạ nhiệt.
Lạm phát thấp sẽ tác động tích cực tới nền kinh tế Mỹ nói chung khi nó khuyến
khích doanh nghiệp và cả người dân mạnh tay chi tiêu, đặc biệt trong bối cảnh tỷ lệ
thất nghiệp đang ở mức cao và mức lương có tốc độ tăng trưởng chậm. Bên cạnh đó,
còn là cơ sở để Cục dự trữ liên bang Mỹ thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng để đẩy
mạnh tốc độ tăng trưởng.
➢ Cơ hội

Trang 22
GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thanh Liêm

22


Nhu cầu tiêu thụ thép gắn liền với tăng trưởng của nền kinh tế. Đặc biệt, tỷ lệ tiêu

thụ thép bình quân của Hoa Kỳ đang ở mức 178 kg thép/người năm 2010 so với mức
bình quân 193 kg của thế giới và 275 kg của khu vực châu Á. Trong dài hạn, quá trình
công nghiệp hoá, đô thị hoá và phát triển cơ sở hạ tầng tiếp tục là yếu tố thúc đẩy nhu
cầu sử dụng thép. Tốc độ đô thị hoá trung bình hàng năm của Hoa Kỳ trong 10 năm
qua vào khoảng 3,4%, tỷ lệ ước tính trong 10 năm tới vào khoảng 3%. Theo kế hoạch,
tỷ lệ đô thị hoá có thể đạt 70% vào năm 2025. Vì vậy, mặc dù những thách thức về nhu
cầu thấp và chi phí sản xuất cao mà các công ty thép Hoa Kỳ phải đối mặt có thể tiếp
tục trong năm 2012 nhưng cũng báo hiệu những triển vọng lạc quan trong dài hạn.
Khủng hoảng chính là cơ hội để sàng lọc, buộc ngành thép Hoa Kỳ phải cấu trúc lại.
Những doanh nghiệp không đủ khả năng sẽ bị loại ra khỏi ngành thép, những nhà máy
lạc hậu, quy mô nhỏ sẽ bị đào thải, hoặc các doanh nghiệp sẽ phải liên kết với nhau,
tạo dựng thành những thương hiệu mạnh, chuyển hướng đầu tư sản xuất các chủng loại
thép chất lượng cao mà các nước khác chưa sản xuất được. Sự phá sản của một số
doanh nghiệp yếu kém sẽ giúp cho ngành thép Hoa Kỳ đầu tư và phát triển theo chiều
sâu. Nhiều ý kiến đã cho rằng, năm 2012 sẽ là năm tái cơ cấu ngành thép của Hoa Kỳ.
Mặc dù Chính quyền các bang vẫn tiếp tục hạn chế đầu tư công nhưng những dự
án xây dựng cơ sở hạ tầng như dự án giao thông, các công trình kiến trúc vẫn tiếp tục
được thực hiện để phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Những dự án này thường yêu
cầu các loại thép mác cao, chất lượng tốt mà US Steel rất có lợi thế.
➢ Thách thức
Nguồn vốn đầu tư cho dây chuyền sản xuất của US Steel chủ yếu dựa vào nguồn
vốn vay, nên khi khủng hoảng kinh tế, US Steel phải chịu tác động kép về lãi suất và
tỷ giá (đồng đô la giảm). Trong năm 2011, lãi suất cao và những khó khăn trong việc
huy động vốn đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả SXKD của US Steel.
Theo các phân tích tài chính nguồn vốn US Steel sử dụng một lượng vốn lưu
động rất lớn nên khi lãi suất cao hơn cả ROE (tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu) đã
Trang 23
GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thanh Liêm

23



khiến cho US Steel chịu thêm gánh nặng chi phí. Với lãi suất ngân hang tăng 1% 1,5%, mỗi tấn thép phải trả lãi khoảng hơn 10 USD/tháng nên buộc US Steel chấp
nhận bán với giá thấp hơn giá xuất xưởng để thu hồi vốn. Áp lực trả lãi vay ngân
hàng càng tăng khi lượng tồn kho vượt mức cho phép và kéo dài nhiều tháng, (khách
hàng tiêu thụ khối lượng thép lớn của US Steel là các nhà sản xuất ô tô hang đầu của
Hoa kỳ là General Motors, Ford Motor và Chrysler LLC có nguy cơ bị phá sản. Các
nhà lãnh đạo 3 hãng ô tô này đã nỗ lực vận động Quốc hội Hoa Kỳ cứu trợ, nhưng
không thành công. Ngày 12 tháng 12 năm 2008, GM đã phải tuyên bố tạm thời đóng
cửa 20 nhà máy của hãng ở khu vực Bắc Mỹ làm cho khối lượng hang tồn kho của
US Steel rất lớn). Theo ước tính của Hiệp hội thép Hoa Kỳ, số tiền lãi mà US Steel
phải chịu cho số hàng tồn kho cuối năm lên đến gần 5 triệu USD/tháng. Việc Tiếp
cận vốn khó khăn đã khiến cho hoạt động kinh doanh US Steel đình trệ, cổ phiếu của
tập đoàn thép Mỹ US Steel mất hẳn 6% trong phiên giao dịch chứng khoán Mỹ hôm
qua (27/7), để tồn tại trên thị trường trong giai đoạn hiện nay buộc tập đoàn thép US
Steel phải bán bớt một chi nhánh không sinh lời.
Như đã phân tích ở trên việc US Steel tiếp tục phải đối mặt với một loạt các khó
khăn khi lượng hàng tồn kho lớn, sức tiêu thụ giảm, chi phí vốn quá cao, giá các vật tư
nhiên liệu đầu vào tăng ở mức hai con số, giá than, giá xăng dầu, giá điện đều tăng vài
chục phần trăm. Thị trường thép trong nước tuy có nhu cầu lớn nhưng lại không ổn
định và thường xuyên chịu áp lực từ thép nhập khẩu có giá cạnh tranh, nguy cơ thiếu
điện có thể tái diễn như mùa khô năm 2010... sẽ ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch
sản xuất và kinh doanh của US Steel.
Trong khi đó, với việc hội nhập sâu, hàng rào thuế quan của các nước đang phát
triển phải giảm dần theo lộ trình cam kết WTO và AFTA, thép nhập khẩu từ Trung
Quốc và các nước trong khu vực ASEAN với ưu thế giá rẻ sẽ càng tạo thêm áp lực
cạnh tranh cho các doanh nghiệp thép tại thị trường Mỹ.
2.2. Môi trường công nghệ
Trang 24
GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thanh Liêm


24


Ngày nay sự phát triển vượt bậc về công nghệ thông tin hiện đại được áp dụng
cho nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau trên thế giới. Riêng đối với ngành
thép thì việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất là cần thiết. Ứng dụng công nghệ là
chìa khóa không chỉ tạo hiệu quả kỹ thuật, kinh tế mà còn đáp ứng yêu cầu tiết kiệm
năng lượng, an toàn và bảo vệ môi trường.
Hiện nay các nhà máy thép lớn trên thế giới đang sử dụng dây chuyền công nghệ
ESP (Endless Strip Production) thay cho nhiều nhà máy vẫn sử dụng công nghệ
thông thường, có nghĩa là thép phải qua các công đoạn đun nóng, làm nguội và đun
nóng trở lại trước khi thành một cuộn thép thành phẩm ra lò. Nhờ dụng công nghệ
ESP đã giảm lượng điện tiêu thụ đến 45%, tiết kiệm được rất nhiều nhiên liệu và chi
phí sản xuất. Ngoài ra, giải pháp về sử dụng khí thải sấy thép phế liệu, giúp giảm
30kWh điện năng/tấn sản phẩm nhằm giảm tiêu thụ năng lượng, giảm chi phí và giảm
thiểu ô nhiễm môi trường.
Tại Hoa Kỳ, Ngoài việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến trên thế giới thì công
nghệ sản xuất thép tại các nhà máy trong nước được tiếp tục cải tiến. Chỉ trong 2 năm
gần đây hơn 20 nhà máy của US Steel đã cài đặt thiết bị Lọc Múc và máy đúc liên tục
tại bộ phận cảm ứng lò nóng chảy .Và nâng cấp các thiết kế mạch điện tử để bảo tồn
năng lượng. Một số đơn vị đã cài đặt máy móc cho phù hợp kích thước tan chảy thép
phế liệu, xử lý nam châm điện, tưới hóa chất và xử lý cơ học để nâng cao mật độ và
chất lượng Điều này đã cải thiện được tốc độ tan chảy và năng suất sử dụng năng
lượng ít hơn cho mỗi tấn kim loại được sản xuất. Tiêu thụ điện năng thấp là 525 ~
550 kWh (đơn vị) cho mỗi tấn.
➢ Cơ hội
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ ứng dụng trong thời gian này mở ra cho
các nhà máy của US Steel cơ hội để cải tiến công nghệ sản xuất và dịch vụ, cho ra đời
những sản phẩm mới, mở rộng phổ sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách

hàng cả về chất và lượng. Việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất thép sẽ tiết kiệm
Trang 25
GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thanh Liêm

25


×