Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.96 KB, 79 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động đầu tư từ lâu vẫn được coi là nhân tố quyết định sự tăng trưởng
và là chìa khoá cho sự phát triển của mỗi quốc gia, của nền kinh tế thế giới. Đối
với Hải Dương, là một tỉnh chủ yếu phát triển nông nghiệp và tồn tại nhiều tiềm
năng về mọi mặt cho phát triển kinh tế xã hội thì đầu tư lại càng có vai trò quan
trọng. Trong những năm qua, có thể nói bộ mặt kinh tế của tỉnh đã có những
bước thay đổi đáng kể, có tính chất nhảy vọt, đó là sự tăng trưởng GDP, sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao các phúc lợi cho
người dân. Song, nhìn nhận lại và đặt trong sự phát triển chung của nền kinh tế
thế giới thì sự phát triển ấy chưa phải là lớn, đặc biệt khi mà tỉ lệ nông nghiệp
trong cơ cấu kinh tế cũng như tỉ lệ ở nông thôn trong cơ cấu lao động còn cao,
trình độ của lao động còn thấp và cơ cấu đào tạo chưa hợp lí. Nói tóm lại, mọi
hoạt động vẫn cần phải có sự phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu hơn nữa.
Để xác định được một hướng đi đúng đắn cho phát triển kinh tế xã hội địa
phương và những việc cần làm để thực hiện những bước đi ấy không phải là vấn
đề mà một cá nhân hay tổ chức nào một mình có thể đảm nhận, nó đòi hỏi sự cố
gắng và phối hợp trong hoạt động của tất cả các cấp các ngành trong tỉnh. Và ở
đây, vẫn luôn khẳng định được vai trò quyết định và hết sức quan trọng của hoạt
động đầu tư, đó là cần thiết phải tăng cường đầu tư phát triển mọi mặt nền kinh tế
xã hội. Song, vấn đề đặt ra là mọi nguồn lực đều có hạn, đúng theo lý thuyết kinh
tế của các nhà kinh tế cổ điển thì nó cần sự tác động mạnh mẽ từ bên ngoài, mà ở
đây chính là thu hút ngày càng nhiều, tranh thủ mọi nguồn vốn có thể để phát
triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy, sau quá trình học tập và được thâm nhập thực
tế tại tỉnh, em xin được đưa ra những hiểu biết và kiến nghị của mình thông qua
đề tài: " Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào Hải
Dương", gồm 3 phần:
Chương I: Một số vấn đề lí luận chung.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương II: Thực trạng đầu tư phát triển tại địa bàn Hải Dương giai đoạn từ
1996 đến nay.


Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Đề tài này được hoàn thành dưới sự giúp đỡ tận tình của phòng thẩm định
và đầu tư phát triển - Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương và Cô giáo hướng dẫn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển
Thuật ngữ “đầu tư” (Investment) có thể được hiểu đồng nghĩa với “sự bỏ
ra”, “sự hy sinh” . Từ đó, có thể coi “đầu tư” là sự bỏ ra, sự hy sinh những cái gì
đó ở hiện tại (Tiền, sức lao động, của cải vật chất, trí tuệ…) nhằm đạt được
những kết quả có lợi cho người đầu tư trong tương lai.
Tất cả những hành động bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm mục
đích chung là thu được lợi ích nào đó (về tài chính, về cơ sở vật chất, về nâng cao
trình độ, bổ sung kiến thức…) trong tương lai lớn hơn những chi phí đã bỏ ra. Và
vì vậy, nếu xem xét trên giác độ từng cá nhân hoặc đơn vị đã bỏ tiền ra thì các
hoạt động này đều được gọi là đầu tư.
Tuy nhiên, nếu xét trên giác độ toàn bộ nền kinh tế thì không phải tất cả
các hoạt động đều đem lại lợi ích cho nền kinh tế và được coi là đầu tư của nền
kinh tế.
Những kết quả của đầu tư có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (Tiền
vốn), tài sản vật chất (Nhà máy, đường xá... ), tài sản trí tuệ ( Trình độ văn hoá,
chuyên môn, khoa học kỹ thuật... ) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm
việc có năng suất trong nền sản xuất xã hội.
Trong những kết quả đã đạt được trên đây, những kết quả trực tiếp của sự
hy sinh các nguồn lực là các tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực
tăng thêm có vai trò quan trọng mọi lúc mọi nơi không chỉ với người bỏ vốn mà
cả đối với toàn bộ nền kinh tế. Những kết quả này không chỉ người đầu tư mà cả

nền kinh tế xã hội được thụ hưởng.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực
vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để xây dựng sửa chữa nhà cửa và cấu trúc
hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo
nguồn nhân lực, thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của
các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo
tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội, tạo việc làm và nâng cao đời sống của mọi
thành viên trong xã hội. Đối với mỗi quốc gia hay một nền kinh tế thì hoạt động
đầu tư phát triển luôn đóng một vai trò quyết định trong sự đi lên phát triển hay
hưng thịnh của chính quốc gia đó.
Hoạt động đầu tư phát triển có những đặc điểm cơ bản khác biệt với các
loại hình đầu tư khác đó là:
Đầu tư phát triển đòi hỏi một lượng vốn lớn và để nằm khê đọng trong suốt
quá trình thực hiện hoạt động đầu tư. Đây là cái giá phải trả khá lớn của đầu tư
phát triển.
Hoạt động đầu tư mang tính chất lâu dài. Thời gian tiến hành một công
cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi
nhiều năm tháng với nhiều biến động xảy ra và thời gian cần hoạt động để có thể
thu hồi vốn đã bỏ ra cũng đòi hỏi nhiều năm tháng và do đó không tránh khỏi sự
tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên,
xã hội, chính trị, kinh tế...
Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài
trong nhiều năm, có khi hàng trăm năm, thậm chí tồn tại vĩnh viễn. Mặt khác các
thành quả của hoạt động đầu tư là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ở ngay
nơi mà nó được tạo dựng nên. Do đó các điều kiện về địa hình tại đó có ảnh
hưởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tư cũng như tác dụng sau này của các kết
quả đầu tư.
2. Vai trò của đầu tư phát triển
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Từ việc xem xét các khái niệm của đầu tư phát triển, chúng ta có thể
khẳng định đầu tư phát triển là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, là chìa
khoá của sự tăng trưởng. Vai trò của đầu tư được thể hiện ở các mặt sau đây:
2.1. Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu
Cung cầu là hai nhân tố cơ bản trong nền kinh tế thị trường, là động lực
của tăng trưởng kinh tế. Tổng cầu là tổng khối lượng hàng hoá và dịch vụ (Tổng
sản phẩm quốc dân) mà các tác nhân trong nền kinh tế sẽ sử dụng tương ứng với
mức giá cả, thu nhập và một số biến khác đã biết. Còn tổng cung là một bộ phận
khối lượng sản phẩm quốc dân mà các hãng sẽ sản xuất và bán ra trong một thời
kỳ tương ứng với giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất đã cho.
Có hai phương thức tác động của đầu tư đến tổng cung và tổng cầu: Tác
động trực tiếp và tác động gián tiếp. Nếu sử dụng vốn đầu tư là một yếu tố đầu
vào của quá trình trực tiếp tạo ra sản phẩm, tác động đó là trực tiếp. Còn nếu đem
vốn đầu tư là các yếu tố đầu vào khác như: khoa học công nghệ, lao động... từ đó
tác động đến tổng cung và tổng cầu trong nền kinh tế, tác động đó là gián tiếp.
Cơ chế tác động của đầu tư đến tổng cung và tổng cầu ra sao?
Về mặt tổng cầu: Đầu tư là một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu
của toàn bộ nền kinh tế. Đầu tư thường chiếm khoảng 24- 28 % trong cơ cấu tổng
cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đầu tư tác động đến đường tổng cầu làm
đường tổng cầu dịch chuyển và sự tác động của đầu tư là tác động ngắn hạn. Với
tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên về nhu cầu các yếu tố sản xuất tức tổng
cầu tăng, dẫn tới sản lượng cân bằng và giá cả các yếu tố đầu vào tăng lên.
Về mặt tổng cung: Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng
lực mới đi vào tác dụng thì tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên, kéo
theo sản lượng tiềm năng tăng lên trong khi đó giá cả giảm cho phép tăng tiêu
dùng. Tăng tiêu dùng đến lượt mình lại tiếp tục kích thích sản xuất hơn nữa. Sản
xuất phát triển là nguồn gốc cơ bản để tăng tích luỹ, phát triển kinh tế xã hội.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong
xã hội. Đây là tác động có tính chất dài hạn của đầu tư.

Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cung
và đối với tổng cầu của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư dù tăng
hay giảm đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ
sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia. Chẳng hạn, khi tăng đầu tư cầu của
các yếu tố đầu tư tăng làm cho giá của các hàng hoá liên quan tăng (Giá chi phí
vốn, giá công nghệ, lao động, vật tư )đến một mức độ nào đó dẫn đến tình trạng
lạm phát. Đến lượt mình lạm phát làm cho sản xuất trì trệ, đời sống của người lao
động gặp nhiều khó khăn do tiền lương ngày càng thấp hơn, thâm hụt ngân sách,
kinh tế phát triển chậm lại. Mặt khác tăng đầu tư làm cho cầu của các yếu tố liên
quan tăng, sản xuất của các ngành này phát triển, thu hút thêm lao động, giảm
tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống người lao động, giảm tệ nạn xã hội. Tất
cả các tác động này tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế.
Vì vậy, trong điều hành vĩ mô nền kinh tế, các nhà hoạt động chính sách
cần thấy hết tác động hai mặt này để đưa ra các chính sách nhằm hạn chế các tác
động xấu, phát huy các tác động tích cực, duy trì được sự ổn định của toàn bộ
nền kinh tế
2.2. Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế
Để đánh giá mức gia tăng trong tổng sản lượng quốc gia (Y) các nhà kinh
tế thường bắt đầu với việc ước tính tỷ lệ tích luỹ và khối lượng sản phẩm đầu ra
thuần tuý được tạo ra từ đầu tư thuần. Nhiều nghiên cứu đã cố gắng lượng hoá
lượng vốn cần thiết để tăng sản lượng đầu ra thêm một đơn vị mỗi năm trong một
khu vực hay của cả nền kinh tế. Giá trị tính được này gọi là tỷ số vốn - sản lượng
hay hệ số vốn. Tỷ lệ gia tăng giữa vốn so với sản lượng viết tắt là ICOR được xác
định bằng tỷ số giữa khối lượng vốn tăng thêm (∆ k) Với phần gia tăng của GDP
(∆Y) hay suất đầu tư cần thiết để tăng sản lượng đầu ra thêm một đơn vị. Mô
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hình Harrod- Domar đã làm rõ ý nghĩa này. Theo tác giả tốc độ tăng trưởng của
nền kinh tế phụ thuộc vào tỷ số vốn đầu tư - sản lượng và năng suất của vốn đầu
tư.
g =


Y
=

Y
X

K
=

Y
X

K
=
1
X
I
Y Y X

K

K
Y I
CO
R
Y
Công thức trên có thể viết lại là:
Tốc độ
tăng GDP

=
Tỷ lệ vốn ĐT/GDP
ICOR
Nếu gọi I/Y là tỷ lệ vốn đầu tư trong GDP
g là tốc độ tăng trưởng
Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy muốn giữ tốc độ tăng
trưởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt được từ 15- 25 % so với GDP
tuỳ thuộc vào ICOR của mỗi nước. ở các nước phát triển ICOR thường lớn từ 5-
7 do thừa vốn thiếu lao động, vốn được sử dụng nhiều để thay thế cho lao động,
do sử dụng công nghệ hiện đại có giá cao. Còn ở các nước đang phát triển ICOR
thấp từ 2- 3 do thiếu vốn thừa lao động nên có thể và cần phải sử dụng lao động
để thay thế cho vốn.
Chỉ tiêu ICOR phụ thuộc mạnh vào cơ cấu kinh tế và hiệu quả đầu tư trong
các ngành, các vùng lãnh thổ cũng như phụ thuộc vào hiệu quả của chính sách
kinh tế nói chung. Do đó, ở các nước đang phát triển tỷ lệ đầu tư thấp thường dẫn
đến tốc độ tăng trưởng thấp. ở các nước phát triển có tỷ lệ đầu tư trên GDP lớn
nên tốc độ tăng trưởng cao. Các nước NIC, đầu tư đóng vai trò như một ‘Cái hích
ban đầu” tạo đà cho sự cất cánh của nền kinh tế.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2 3. Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu có thể
tăng trưởng nhanh với tốc độ mong muốn ( từ 9- 10 %) là tăng cường đầu tư
nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với các
ngành nông, lâm, ngư nghiệp do những hạn chế về đất đai và các khả năng sinh
học để đạt được tốc độ tăng trưởng từ 5- 6% là rất khó khăn. Như vậy, chính đầu
tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia nhằm đạt
được một tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn nền kinh tế.
Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về
phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình
trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh

tế chính trị... của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp
thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển
2.4. Đầu tư ảnh hưởng đến sự phát triển của khoa học và công nghệ
Công nghệ theo nghĩa chung nhất là một công cụ nhằm biến đổi nguồn lực
tự nhiên thành sản phẩm hàng hoá. Công nghệ làm tăng khả năng cơ bắp và trí
tuệ của con người nhằm mục tiêu vì lợi ích cộng đồng
Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá. Đầu tư là điều kiện tiên
quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của mỗi nước bởi vì
để có công nghệ cần phải có một nguồn vốn đầu tư lớn. Chúng ta đều biết rằng
có hai con đường cơ bản để có công nghệ là nghiên cứu phát minh ra công nghệ
và nhập công nghệ từ nước ngoài. Dù là nghiên cứu hay nhập từ nước ngoài cần
phả có tiền, cần phải có vốn đầu tư. Mọi phương án đổi mới công nghệ không
gắn với nguồn vốn đầu tư sẽ là những phương án không khả thi. Do vậy đầu tư
có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến việc tạo ra công nghệ cả nội sinh lẫn
ngoại sinh.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Một vài điều cần lưu ý, đối với các nước đang phát triển do lợi thế về qui
mô lao động nên có thể xem xét đầu tư và những kỹ thuật mà dùng nhiều lao
động thay thế cho vốn. Tuy nhiên, không thể lấy tiêu chuẩn cực đại hoá việc thu
hút lao động làm thu hút đầu tư. Cần phải có bước đi phù hợp để lựa chọn công
nghệ thích hợp, trên cơ sở đó để phát huy lợi thế so sánh của đơn vị và toàn nền
kinh tế quốc dân.
2.5. Đầu tư với sự phát triển cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ
Đầu tư quyết định sự ra đời tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở. Để tạo
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ cơ sở nào đều cần phải xây
dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt thiết bị máy móc trên nền
bệ, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và thực hiện các chi phí khác gắn liền
với sự hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở vật chất-kỹ thuật vừa tạo ra. Các
hoạt động này chính là hoạt động đầu tư đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh
dịch vụ đang tồn tại. Sau một thời gian hoạt động, các cơ sở vật chất kỹ thuật của

các cơ sở này hao mòn, hư hỏng. Để duy trì được sự hoạt động bình thường cần
định kỳ tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới các cơ sở vật chất kỹ thuật hoặc
đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học kỹ
thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội, phải mua sắm các thiết bị mới
thay thế cho các trang thiết bị cũ đã lỗi thời, cũng có nghĩa là phải đầu tư.
Đối với các cơ sở vô vị lợi (hoạt động không để thu lợi nhuận cho bản thân
mình )đang tồn tại, để duy trì sự hoạt động, ngoài tiến hành sửu chữa lớn định kì
các cơ sở vật chất kỹ thuật còn phải thực hiện các chi phí thường xuyên. Tất cả
những hoạt động và chi phí này đều là hoạt động đầu tư.
3. Nguồn vốn đầu tư phát triển
Bản chất nguồn vốn đầu tư là gì ? Kinh tế học hiện đại giải thích bản chất
của nguồn vốn như sau:
Trước hết, nếu xét trong điều kiện nền kinh tế đóng ta có;
Website: Email : Tel : 0918.775.368
GDP=C+I
GDP: tổng sản phẩm quốc nội
C: tiêu dùng ( của cá nhân và Chính phủ)
I: tiêu dùng của doanh nghiệp
GDP= C+S
S: tiết kiệm
Từ đó suy ra I=S, do đó đối với nền kinh tế đóng nguồn vốn đầu tư chính
là phần tiết kiệm trong nước
Nếu xét trong điều kiện nền kinh tế mở
GDP= C+I+X-M
X: giá trị hàng hoá xuất khẩu
M: giá trị hàng hoá nhập khẩu
GDP= C + S
Vậy S= I+X-M
I = S + (M- X)
Hay I = S + F

F: vốn đầu tư từ nước ngoài
Như vậy trong điều kiện nền kinh tế mở, nguồn vốn để đầu tư ngoài tiết
kiệm trong nước còn có thể huy động vốn từ nước ngoài.
Tóm lại, vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh
doanh dịch vụ, là tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa
vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và
tạo tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội.
3.1. Nguồn vốn huy động trong nước
Nguồn vốn trong nước được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ các
nguồn lực được đưa vào vòng chu chuyển của nền kinh tế. Nó không chỉ bao
gồm tiền vốn biểu hiện bằng tài sản hiện vật như máy móc, vật tư, lao động, đất
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đai, tài nguyên... mà nó còn bao gồm giá trị của những tài sản vô hình như vị trí
địa lý, thành tựu khoa học công nghệ, bản quyền phát minh sáng chế. Các bộ
phận cấu thành nguồn vốn trong nước đó là vốn tích luỹ từ ngân sách, vốn tích
luỹ của các doanh nghiệp và vốn tiết kiệm dân cư.
Vốn tích luỹ từ ngân sách là nguồn vốn được hình thành từ thu thuế, phí và
lệ phí, các khoản viện trợ hoặc các khoản thu khác. Về nguyên tắc vốn tích luỹ từ
ngân sách được xác định bằng cách lấy tổng thu nhập trừ đi các khoản chi tiêu.
Đối với Chính phủ đặc biệt là Chính phủ các nước đang phát triển chi cho đầu tư
phát triển là một nhiệm vụ chi quan trọng. Các khoản chi của Chính phủ qua
ngân sách Nhà nước bao gồm: Chi mua hàng hoá và dịch vụ, các khoản trợ cấp
và chi trả lãi suất các khoản tiền vay. Các khoản thu của Chính phủ chủ yếu thu
từ thuế, một phần là các khoản phí, lệ phí và các khoản thu khác.
Vốn tích luỹ các doanh nghiệp bao gồm vốn tích luỹ của các doanh nghiệp
nhà nước và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Đối với doanh nghiệp nhà nước vốn đầu tư được hình thành từ nguồn ngân
sách đã cấp, các khoản trích khấu hao cùng lợi nhuận tích luỹ được
Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh nguồn vốn đầu tư bao gồm: Vốn
tự có, vốn vay, vốn cổ phần, vốn liên doanh liên kết với cá nhân tổ chức trong và

ngoài nước.
Nguồn vốn tiết kiệm của dân cư: Đây là nguồn vốn nhỏ lẻ nằm phân tán
trong dân chúng nhưng cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng vốn toàn
xã hội. Mức tiết kiệm của dân cư một mặt phụ thuộc vào mức thu nhập của họ
mặt khác tuỳ thuộc vào mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm và chính sách ổn định tiền
tệ của Nhà nước.
3.2. Nguồn vốn huy động từ nước ngoài
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bao gồm vốn đầu tư gián tiếp và vốn đầu tư trực tiếp
Vốn đầu tư gián tiếp: là vốn của Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ
chức phi chính phủ được thực hiện dưới các hình thức khác nhau là viện trợ hoàn
lại, viện trợ không hoàn lại, cho vay ưu đãi với thời hạn dài và lãi suất thấp, kể
cả vay theo hình thức thông thường. Một hình thức phổ biến của đầu tư gián tiếp
tồn tại dưới loại hình ODA -viện trợ phát triển chính thức của các nước công
nghiệp phát triển. Vốn đầu tư gián tiếp thường lớn nên có tác dụng mạnh và
nhanh đối với việc giải quyết dứt điểm các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của
nước nhận đầu tư. Tuy nhiên, tiếp nhận vốn đầu tư gián tiếp thường gắn với sự
trả giá về mặt chính trị và tình trạng nợ chồng chất nếu không sử dụng có hiệu
quả vốn vay và thực hiện nghiêm ngặt chế độ trả nợ vay
Vốn đầu tư trực tiếp( FDI) là vốn của các doanh nghiệp và cá nhân nước
ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý quá
trình sử dụng và thu hồi vốn bỏ ra. Vốn này thường không đủ lớn để giải quyết
dứt điểm từng vấn đề kinh tế xã hội của nước nhận đầu tư. Tuy nhiên với vốn
đầu tư trực tiếp nước nhận đầu tư không phải lo trả nợ, lại có thể dễ dàng có được
công nghệ, học tập được kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc theo lối công
nghiệp của nước ngoài, gián tiếp có chỗ đứng trên thị trường thế giới.
Đối với các nước đang phát triển một vấn đề nan giải là thiếu vốn và từ đó
dẫn tới thiếu nhiều thứ khác cần thiết cho sự phát triển như công nghệ, cơ sở hạ
tầng... do đó trong những bước đi ban đầu, để tạo ra được “ cái hích” đầu tiên
cho sự phát triển, để có được tích luỹ ban đầu từ trong nước cho đầu tư phát triển

kinh tế không thể không huy động vốn từ nước ngoài.
Để thu hút nhanh nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đòi hỏi các
nước cần phải tạo lập môi trường thuận lợi, thông thoáng, hấp dẫn cho nhà đầu tư
như cung cấp cơ sở hạ tầng, dịch vụ, tạo lập đồng bộ cơ chế chính sách, luật
Website: Email : Tel : 0918.775.368
pháp, lập các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao hướng thu hút
vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào
3.3. Mối quan hệ giữa vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài.
Trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, nguồn vốn trong nước có vai
trò rất quan trọng, nó quyết định trực tiếp tới sự phát triển kinh tế xã hội của từng
nước, là nguồn vốn đảm bảo tăng trưởng một cách bền vững, ổn định đưa đất
nước đến sự phồn vinh một cách chắc chắn mà không phụ thuộc vào nước ngoài.
Điều đó được thể hiện ở việc chúng ta có thể nắm giữ tập trung được nguồn vốn
này, chủ động bố trí được cơ cấu đầu tư theo mục tiêu phát triển của từng thời kỳ
phù hợp với trình độ phát triển của đất nước.
Nguồn vốn đầu tư trong nước có vai trò quyết định đến sự phát triển kinh
tế xã hội của mỗi quốc gia bởi vì:
Thứ nhất, nó có vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh
tế xã hội bởi lẽ đây là lĩnh vực đầu tư đem lại tỷ suất lợi nhuận thấp thậm chí
nhiều trường hợp không thể thu hồi vốn, chịu nhiều yếu tố bất định của tự nhiên,
kinh tế xã hội và thời gian thu hồi vốn đầu tư kéo dài - đó là lý do các nhà đầu tư
nước ngoài không muốn hoặc không giám đầu tư vào. Song cơ sở hạ tầng lại có
vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.
Thứ hai, vốn trong nước có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển
kinh tế ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, từ đó nâng cao đời sống dân cư ở các
khu vực này, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực thành thị và
nông thôn. Đồng thời còn tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo ra sự
phát triển cân đối. Mặt khác vốn trong nước quyết định thực hiện thắng lợi những
mục tiêu kinh tế xã hội những mục tiêu liên quan đến giáo dục, y tế, quốc phòng,
an ninh.

Thứ ba, vốn trong nước lại có vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn
đầu tư nước ngoài, vì cơ sở vất chất kỹ thuật để có thể tiếp thu và phát huy tác
Website: Email : Tel : 0918.775.368
dụng của vốn đầu tư nước ngoài đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế lại
là khối lượng vốn đầu tư trong nươc. Đồng thời vốn đầu tư trong nước là bộ phận
vốn đối ứng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Trong khi, vốn đầu tư trong nước có vai trò quyết định đến sự phát triển
kinh tế của mỗi quốc gia, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng
đặc biệt đối với những nước đang phát triển như Việt Nam. Điều đó được thể
hiện ở chỗ nó tạo nguồn vốn bổ sung quan trọng cho nền kinh tế, do nguồn vốn
tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp nên vốn đầu tư nước ngoài là sự bù đắp
rất lớn sự thiếu hụt về vốn Mặt khác nguồn vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là
vốn FDI đóng góp một phần quan trọng vào việc tăng kim nghạch xuất nhập
khẩu, mở rộng thị trường, góp phần nâng cao trình độ khoa học công nghệ, học
hỏi kinh nghiệm quản lý. Đồng thời nó là nguồn vốn hỗ trợ hoàn thiện cơ cấu
kinh tế.
Tóm lại : Vốn đầu tư đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động đầu tư.
Theo CáC MáC thì vốn đầu tư được ví như thứ dầu nhờn bôi trơn các cỗ máy làm
cho chúng hoạt động nhanh hơn dễ dàng hơn. Từ vai trò và mối quan hệ giũa các
nguồn vốn một lần nữa cho phép chúng ta khẳng định để phát triển kinh tế xã hội
của một quốc gia nguồn vốn đầu tư trong nước quyết định và vốn đầu tư nước
ngoài đóng vai trò quan trọng.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút các nguồn vốn đầu tư.
Việc vốn đầu tư đưa vào một nền kinh tế nhiều hay ít cũng như hiệu quả
của việc sử dụng các nguồn vốn ấy phụ thuộc vào một số yếu tố như: Sự tăng
trưởng và phát triển bền vững của nền kinh tế, các nguồn lực và tiềm năng phát
triển của địa phương, sựe ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô và các chính
saccchs khuyến khích đầu tư.
4.1 Sự phát triển của nền kinh tế.
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Để đánh giá một nền kinh tế được coi là có phát triển hay không người ta
dựa vào một số chỉ tiêu chính như: GDP hàng năm, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu
kinh tế, các chỉ tiêu về phúc lợi công cộng và chăm sóc con người. Để có thể tạo
ra sự phiát triển, trước hết, phải có mức tăng trưởng hàng năm thông qua giá rị
tổng sản phẩm. Sự tăng trưởng này ảnh hưởng đến việc thu hút các nguồn vốn
đầu tư ở hai góc độ: Một là, khi GDP tăng, có nghĩa hiệu quả của vốn đầu tư
được nhìn nhận theo chiều hướng tốt, từ đó, các nhà đầu tư có sự tin tưởng đối
với các hoạt động kinh tế và tăng cường đầu tư vào. Bất kì một nhà đầu tư nào
khi bỏ vốn vào một nền kinh tế, dug với mục đích tìm kiếm lợi nhuận hay là các
nguồn viện trợ đều mong muốn những đồng vốn ấy được sử dụng với hiệu quả
cao nhất, chính vì vậy, nơi họ muốn tìm kiếm và sẵn sàng đầu tư phải là nơi cho
họn thấy được nguồn vốn sẵn có được sử dụng như thế nào. Hai là, khi nền kinh
tế tăng trưởng nhanh sẽ có mức tiết kiệm cao hơn và từ đó tăng cường vốn đầu
tư.ở đây không xét đến việc thu hút thêm các nguồn vốn từ bên ngoài mà là vốn
từ bản thân nền kinh tế thông qua tiết kiệm. Vì xét theo lý thuyết kinhtế cổ điển
cho một nền kinh tế đóng thì: GDP= C+S
Trong đó: C là mức tiêu dùng.
S là mức tiết kiệm.
Và xét theo lý thuyết thì: S = I (trong đó I là mức đầu tư của nền kinh tế).
Như vậy: GDP = C+ I, hay I = GDP- C.
Mức tiêu dùng C của người dân cũng tăng lên khi họ có thu nhập cao hơn,
nhưng nó cũng bị giới hạn bởi các quy luật sinh học, và xét theo góc độ nào đó,
khi mức tiêu dùng C tăng lên, tức là các sản phẩm trên thị trường bán được nhiều
hơn, từ đó khuuyến khích các doanh nghiệp và các hoạt động dịch vụ phát trỉên.
Vấn đề đặt ra ở đây là phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa tiết kiệm và tiêu
dùng. Làm sao để thu hút được nguồn vốn từ tiết kiệm của người dân, biến nó
thành vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Cơ cấu kinh tế cũng ảnh hưởng đến thu hút các nguồn vốn đầu tư. Thường
thì nhà đầu tư nào cũng muốn đầu tư vào những ngành nghề, lĩnh vực đem lại lợi

nhuận cao, có khả năng thu hồi vốn nhanh và đảm bảo. Nếu chia nền kinh tế
thành 3 ngành chủ yếu: Nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và thuỷ sản), công
nghiệp- xây dựng và dịch vụ thì những nơi thu hút nhiều vốn vẫn là công nghiệp
và dịch vụ. Chính vì vậy, những nền kinh tế có cơ cấu tong đó tỉ lệ công nghiệp
và dịch vụ chiếm tỉ lệ cao thì sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn vì ở đât đã
tồn tại sẵn những điều kiện cho các ngành này phát triển như: Cơ sở hạ tầng,
vùng nguyên liệu, thị trường truyền thống, nguồn lao động... Điều này giải thích
tại sao phần lớn vốn đầu tư nước ngoài là vốn lưu chuyển giữa các nước phát
triển.
Trong sự phát triển của nền kinh tế bao gồm cả sự phát triển của hệ thống
cơ sở hạ tầng. Đơn giản bởi vì muốn phát triển phải có cơ sở hạ tầng vững chắc,
và chính sự phát triển kinh tế sẽ tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ
tâng giống như một nền móng vững chắc cho mọi công cuộc đầu tư, vì muốn sản
xuất kinh doanh phải có điện nước đảm bảo, giao thông thuận tiện, các dịch vụ
công cộng phát triển. Vì vậy, bất cứ nhà đầu tư nào cũng muốn bỏ vốn vào đị bàn
có lợi nhất cho hoạt động của họ.
4.2. Các nguồn lực và tiềm năng phát triển.
Nguồn lực ở đây bao gồm: Nguồn lực về con người, thể hiện qua số lượng
và chất lượng lao động, tiềm lực về khoa học công nghệ thể hiện qua việc sở hữu
và áp dụng những công nghệ tiên tiến vào quản lý và sản xuất. Tiềm năng phát
triển bao gồm: điều kiện tự nhiên (vi trí, địa hình, khí hậu), tiềm năng về tài
nguyên (khoáng sản, tài nguyên đât, nước, rừng) và tiềm năng phát triển tế chưa
được khai thác hết ở các ngành.
Xét về ảnh hưởng của nguồn lực cho phát triển đến việc thu hút các nguồn
vốn đầu tư. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh muốn thực hiện được phải cần
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nhân tố con người. Khi các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài đem
vốn đến một quốc gia, họ không thể di chuyển toàn bộ các nguồn lực và phương
tiện sản xuất đến quốc gia đó, vì vậy họ sử dụng nguồn lực tại chỗ là chủ yếu.
Khi một nềnkinh tế có nguồn lao động dồi dào và đáp ứng được nhu cầu sẽ tạo

điều kiện thụân lợi cho các nhà đầu tư nhanh chóng đưa dự án vào hoạt động. ở
đây xét đến cả số kượng và chất lượng lao động. Sốlượng lao động phụ thuộc vào
quy mô dân số và tỉ lệ dân số ở trong độ tuổi lao động, một nguồn lao động có số
lượng lớn sẽ đáp ứng được nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất và vận hành những
sự án có quy mô lớn. Tuy nhiên, như vậy chưa đủ, trong khi sản xuất đòi hỏi yêu
cầu về chất lượng cao thì chất lượng lao động là vấn đề quan trọng hơn hết, nếu
như có hàng triệu lao động mà trình độ và kĩ năng của họ chỉ có thể sản xuất thủ
công, là các lao động cơ bắp thì cũng chẳng có ý nghĩa gì. Chất lượng lao động
thể hiện ở: truyền thống lao động, khả năng sáng tạo và trình độ qua đào tạo, nó
phụ thuộc vào những truyền thống của quốc gia, địa phương và công tác giáo dục
đào tạo. Khi lao động có chất lượng cao, thứ nhất họ sẽ tham gia vào sản xuất tốt
hơn vì những kiến thức họ có không phải là nhỏ, bao gồm cả những kiến thức cơ
bản và kinh nghịêm qua thời gian. Hơn nữa, họ sẽ tiếp thu nhanh hơn khoa học
kỹ thụât, giảm bớt chi phí đào tạo cho nhà đầu tư. Vấn đề về cơ cấu lao động
cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến các nguồn vốn đầu tư. Cơ cấu ở đây bao gồm
cơ cấu về lao động đã qua đào tạo và lao động chưa qua đào tạo, cơ cấu về các
bậc, chuyên ngành giữa các lao động đã qua đào tạo. Xu thế hiện nay có nhu cầu
cao về công nhân kỹ thuật lành nghề hơn là các cán bộ quản lý, vì vậy, việc điều
chỉnh cơ cấu cũng là vấn đề không nhỏ đối với các quốc gia.
Tiềm năng phát triển của một nền kinh tế ảnh hưởng đến việc thu hút các
nguồn vốn đầu tư thông qua việc các nhà đầu tư nhìn nhận được những điểm có
khả năng phát triển nhưng vì lí do naò đó chưa được khai thác hết từ đó, họ bỏ
vốn vào những nơi còn trống đó. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có
Website: Email : Tel : 0918.775.368
ảnh hưởng rất lớn ở đây, thể hiện ở chỗ, một điều kiện tự nhiên thuận lợi về địa
hình khí hậu và vi trí trong giao lưu giữa các nền kinh tế sẽ thu hút được các nhà
đầu tư vì ở đó sẽ đảm bảo cho sự ổn định sản xuất và thuận lợi cho xuất khẩu
hàng hóa.
4.3. Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô.
Sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô ở đây được nhìn nhận thông qua: sự

ổn định về kinh tế xã hội, ổn định về chính trị, môi trường kinh doanh và ổn định
trong các chính sách tiền tệ. Một quốc gia muốn thu hút vốn đầu tư cho phát triển
kinh tế xã hôị, trước hết, đó phải là nơi không xảy ra các cuộc chiến tranh, các
cuộc nội chiến và khủng bố. Đó phải là một quốc gia có các chính sách kinh tế ổn
định, không có sự thay đổi liên tục về chính sách pháp luật vì khi đó sẽ ảnh
hưởng rất lớn và theo xu hướng tiêu cực đối với các nhà đầu tư. Các chính sách
tiền tệ phải làm sao hạn chế được lạm phát và chống giảm phát, ổn định tỉ giá và
lãi suất. Kinh tế không thể phát triển mà không có lạm phát, song vấn đề là ở chỗ
làm sao để kiểm soát được lạm phát ấy, giữ nó ở một tỉ lệ có lợi cho phát triển,
tránh mất gía đồng tiền quá lớn. Các nhà đầu tư không thể yên tâm và ổn định
sản xuất tại một nước mà giá trị đồng tiền của nước đó liên tục thay đổi, nó ảnh
hưởng trực tiép đến việc xuất nhập khẩu của daonh nghiệp. Hơn nữa, giá trị của
đồng nội tệ còn ảnh hưởng đến lợi nhụân thực tế mà các nhà đầu tư thu được tại
một thị trường xác định. Lãi suất sẽ có ảnh hưởng lớn đến dòng chảy của vốn vào
trong nước hay ra ngoài, ở đây cần có một sự tương xứng giữa lãi suất trong
nước và trên thị trường thế giới. Vì vậy, lãi suất phải có xu hướng cao hơn thế
giới để các nhà đầu tư dồn nhiều vốn vào trong nước hơn. Mặt khác, một mức lãi
suất cao còn là điều kiện để bảo toàn nguồn vốn trong nước, tránh thất thoát ra
ngoài.
4.4. Các chính sách khuyến khích đầu tư.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Một môi trường đầu tư thông thoáng và thuận tiện luôn là nơi mà các nhà
đầu tư muốn tìm đến. Vì vậy mà các quốc gia đều đã và đang thực hiện các biện
pháp nhằm cải tạo môi trường đầu tư của mình, trong đó vai tròp của các chính
sách khuyến khích đầu tư rất quan trọng, bao gồm trong đó những quy định cụ
thể về trình tự, thủ tục đầu tư, các biện pháp ưu đẫi đối với từng ngành. Lĩnh vực
và từng vùng cụ thể. Các nhà đầu tư mong muốn các thủ tục nhanh chóng và đơn
giản, đồng thời có những ưu đãi về thuế, giá thuê đất, và tạo điều kiện cho sử
dụng cơ sở hạ tầng...
Trên đây là những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến việc thu hút các nguồn vốn

đầu tư vào một nền kinh tế, những ảnh hưởng này được xem xét dưới nhiều góc
độ khác nhau song nhìn chung nó sẽ có những tác động tích cực tới việc thu hút
ngày càng nhiều vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội khi các nhân tố này
được cân bằng và giữ ở mức độ thích hợp. Còn như thế nào là thích hợp thì lại
phụ thuộc vào điều kiện và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia
cũng như tình hình chung của nền kinh tế thế giới.
5. Sự cần thiết phải tăng cường thu hút vốn cho đầu tư phát triển kinh
tế xã hội.
Để giải thích được tại sao luôn phải đặt ra vấn đề cần tăng cường thu hút
vốn cho đầu tư phát triển, trước hết phải xét đến vai trò của đầu tư phát triển.
Như đã đưa ra ở phần trên, vai trò của đầu tư phát triển hết sức quan trọng và có
tính chất quyết định đối với sự phát triển của mọi nền kinh tế, chính vì vậy luôn
cần phải tăng cường cho hạot động đầu tư phát triển, mà muốn thực hiện được
điều đó yêu cầu phải có vốn.
Trong điều kiện và xu thế phát triển như hiện nay, nhu cầu về vốn đầu tư
cho phát triển ngày càng cao, thứ nhất là do phải mở rộng quy mô của các hoạt
động đầu tư, đầu tư không thể chỉ tiến hành các hoạt động nhỏ lẻ mà yêu cầu trên
một quy mô lớn. Thứ hai, chất lượng của các công trình đòi hỏi ngày càng cao,
Website: Email : Tel : 0918.775.368
các máy móc, thiết bị đưa vào phải hiện đại và tất nhiên kèm theo đó là một
khoản chi phí đầu tư không nhỏ. Hơn nữa, các nguồn lực hiện nay ngày càng trở
lên hạn hẹp so với nhu cầu phát triển đó. Nguồn vốn của các nhà đầu tư thì có
hạn, vì vậy, họ sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn cho hoạt động của mình hơn. Điều
này dẫn đến sự cạnh tranh lẫn nhau trong việc thu hút vốn đầu tư. Chính vì
những lí do đó, ngày càng phải có những biện pháp tăng cường thu hút vốn đầu
tư cho phát triển kinh tế xã hội.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN HẢI DƯƠNG
GIAI ĐOẠN 1996 ĐẾN NAY

I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH
1. Các điều kiện và nguồn lực cho phát triển
1.1. Điều kiện tự nhiên
`Với 12 huyện, thành phố, Hải Dương là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc
Bộ, giáp với Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng và Quảng Ninh. Được tách ra từ tỉnh
Hải Hưng từ năm 1997, Hải Dương được coi là tỉnh nằm ở vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc, có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Khi tam giác kinh
tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh đi vào hoạt động, tỉnh là cầu nối liền không
thể thiếu đối với mọi oạt động kinh tế. Nằm cách Hà Nội 60 km, tuyến đưiờng 5
là cầu nối liền , đảm bảo cho sự phát triển kinh tế của Hải Dương gắn với sự phát
triển của cả nước. Hơn nữa, tỉnh còn có đủ điều kiện để phát triển giao thông cả
về đường sắt và đường thuỷ, gần các cảng biển, tạo điều kiện thuận lợi cho giao
lưu kinh tế. Trong khi đó, trung tâm kinh tế xã hội của cả tỉnh là Thành phố Hải
Dương lại nằm ngay trên tuyến dường Hà Nội- Hải Phòng, tuy đây chỉ là một
thành phố mới và nhỏ song cũng là điểm quan trọng thu hút đầu tư vào tỉnh noí
chung. Với vị trí như vậy, khí hậu Hải Dương cũng nằm trong vùng khí hậu
chung của các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng, nóng ẩm và có mùa đông lạnh và đặc
biệt nầm sâu trong đất liền nên ít phải chịu những trận thiên tai lớn, có điều kiện
thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Về đất đai, Hải Dương có diện tích đất tự nhiên là 164.837,37 ha (theo số
liệu 1/7/2000), trong đó đất nông nghiệp là 105.668,79ha, đất lâm nghiệp 9.147,4
ha, đất nông nghiệp bình quân đầu người là 625m
2
, đất lúa bình quân một khẩu
nông nghiệp là 570m
2
. Hải Dương chủ yếu bao gồm các huyện đồng bằng, chỉ có
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hai huyện miền núi là Chí Linh và Kinh Môn. Hầu hết các huyện trong tỉnh đều
có điều kiện thuận lợi sản xuất lúa gạo, đảm bảo an ninh về lương thực, hình

thành các vùng trồng rau quy mô lớn ở một số huyện.
Về tài nguyên thiên nhiên, ngoài diện tích đất thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp, Hải Dương còn có hệ thống núi đá phục vụ một số nhâ máy xi măng lớn
của tỉnh như: Hoàng Thạch, Duyên Linh... Tuy không có các khoảng sản và tài
nguyên trong lòng đất như khu vực lân cận Quảng Ninh nhưng vơí điều kiện địa
hình, khí hậu, Hải Dương đã hình thành một số khu du lich nhiều tiềm năng,
mang ý nghĩa cả về tự nhiên và lịch sử- văn hoá như: Khu Côn Sơn- Kiếp Bạc,
cụm di tích Kính Chủ- An Phụ, tượng đầi Trần Hưng Đạo...
Nói chung điều kiện tự nhiên của Hải Dương được đánh giá là thuận lợi
cho phát triển. Những điểm thuân lợi đó chủ yếu tồn tại ở dạng tiềm năng, đòi
hỏi có các lực lượng để khai thác những tiềm năng ấy thành động lực cho phát
triển, đó là nguồn lao động, khoa học công nghệ...
1.2. Nguồn lực cho phát triển
Dân số của Hải Dương tính đến cuối năm 2000 là 1.672.000 người (đứng
thứ 13/61 tỉnh, thành phố và ước tính đến năm 2005 là 1.732.268 người, tốc độ
tăng trưởng dân số trung bình 1,007%/năm. Trong đó số người trong độ tuổi
lao động là 892.560 người (chiếm 54% dân số), hàng năm thường xuyên được
bổ sung lực lượng học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông học lên. Trong
cơ cấu nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật trên địa bàn tỉnh
có22.178 người với trình độ đào tạo đa dạng, phân bổ ở hầu hết các ngành và tuổi
đời trung bình là 42,8. Trong tổng số lao động đã qua đào tạo, tỉ lệ công nhân kỹ
thuật- trung học chuyên nghiệp- Đại học, cao đẳng là 4,4-1-1,1. Tỉ lệ lao động
làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp của tỉnh chiếm 82,8% tổng số
lao động.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Về chất lượng nguồn nhân lực, phần lớn lao động của Hải Dương xuất
phát từ nông thôn, chính vì vậy, họ mang tư chất cần cù của người nông dân,
cùng với việc được đào tạo thông qua hệ thống trường lớp, các cấp học, ngành
học ổn đinh đã tạo nên một thế mạnh cho lao động Hải Dương. Hơn nữa, là một
tỉnh giáp với 2 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng nên người dân cũng được tiếp

xúc sớm với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đời sống văn hoá. Tuy nhiên, nhìn
nhận một cách khách quan hơn thì tỉ lệ lao động từ nông thôn cao cũng là một
hạn chế đối với phát triển trong thời đại khoa học - công nghệ như hiện nay. Để
khắc phục điểm này, đòi hỏi có sự quan tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
phát triển cơ sở hạ tầng cho ngành giáo dục, đồng thời với nó là các chính sách
thu hút nhân tài về tỉnh làm việc.
Về phát triển khoa học công nghệ, tỉnh luôn xác định đây là yếu tố quyết
định hiệu quả hoạt động của mọi lĩnh vực. Công nghệ thông tin đã được áp dụng
vào quản lý. Đến nay đã có cơ sở dữ liệu về quản lý doanh nghiệp, kinh tế- xã
hội, thông tin địa lý, môi trường (GSI). Một số cơ quan, đơn vị bước đầu đã xây
dựngtrang Web với quy mô, dung lượng khác nhau, phục vụ cho trao đổi thông
tin, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh đầu tư và văn hoá, du lịch Hải Dương. Mạng
lưới viễn thông trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển mạnh mẽ. Trong 5 năm
1996-2000, tỉnh đã thực hiện 190 đề tài nghiên cứu khoa học áp dụng vào các
lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Trong tương lai, với sự quan tâm
đầu tư của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh và các ban ngành, trình độ khoa học công nghệ
của Hải Dương sẽ có những bước phát triển mới, thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế xã hội.
2. Tình hình kinh tế xã hội chung của tỉnh
Trong thời gian qua, bằng việc thực hiên kế hoạch 5 năm 1996-2000 và
bước đầu thực hiện kế hoạch 5 năm 2001-2005, kinh tế Hải Dương đạt mức tăng
Website: Email : Tel : 0918.775.368
trưởng khá, văn hoá xã hội phát triển, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội. Một số chỉ tiêu đạt được như sau:
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân giai đoạn 1996-2000 là
8,6%/năm, GDP năm 2001 đạt 6.666 tỉ đồng (theo niên giám thống kê năm
2001), công nghiệp- xây dựng tăng 8,7%/năm, dịch vụ tăng 12,6%/năm. Cơ cấu
kinh tế nông lâm nghiệp- công nghiệp, xây dựng- dịch vụ đã có những bước
chuyển biến đáng kể. Cụ thể: Năm 1995 là 40,6%- 34,9%- 24,5%, năm 2000 là
35,3%- 37,3%- 24,7%, năm 2001 là 33,3%- 38%- 28,7%.

Giá trị nông- lâm ngư nghiệp tăng bình quân 5%/năm, sản lượng lương
thực quy thóc tăng bình quân 2,6%/năm. Giá trị công nghiệp trên địa bàn tăng
11,4%/năm, trong đó công nghiệp trung ương tăng 7,5%/năm, công nghiệp đia
phương tăng 10%/năm .
Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng 7,8%/năm, thu ngân sách hàng năm
vượt chỉ tiêu trung ương giao, huy động vốn tăng 9%/năm. Mỗi năm tỉnh tạo việc
làm mới cho trên 2 vạn lao động.
Về văn hoá xã hội, công tác giáo dục được chăm lo nhiều hơn, tỉ lệ phổ
cạp giáo dục trung học cơ sở ở các xã phường là 89,3%, dân trí từng bước được
nâng cao.
Tuy nhiên, năng lực sản xuất của các ngành kinh tế còn hạn chế, hiệu quả
kinh tế còn thấp, cơ cấu kinh tế có chuyển đổi nhưng còn chậm. Nông nghiệp
phát triển nhưng không cao, công nghiệp chưa có tốc độ tăng trưởng nhảy vọt và
còn nhiều phiền hà trong công tác quản lý.
Trong giai đoạn từ nay đến 2005, toàn tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đái hoá, vượt qua khó khăn thử thách, phấn đấu đạt mức tăng trưởng
cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Từng bước tăng cường cơ sở hạ tầng
kinh tế xã hội và nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, đảm bảo các yếu tố phát
triển bền vững, tạo tiền đề vững chắc cho phát triển kinh tế cao hơn. Tập trung
Website: Email : Tel : 0918.775.368
giải quyết các vấn đề xã hội, cải thiên đời sống nhân dân, nâng cao chất lượng
đào tạo bả vệ sức khoẻ và các hoạt động văn hoá, thông tin thể dục thể thao. Đảm
bảo quốc phòng vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
II. TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CHO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1996-2002.
Kể từ khi tái lập tỉnh đến nay, Hải Dương luôn xác định không ngừng
tâưng cương thu hút và tận dụng triệt để các nguồn vốn cho phát triển kinh tế xã
hội bầng các biện pháp nhằm tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng và
thuânj lợi hơn cho các nhà đầu tư, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng từng
đồng vốn. Để thấy rõ thực trạng của quá trình thu hút và sử dụng vốn đầu tư cho

phát ttriển kinh tế xã hội của tỉnh, có thể xem xét trên một số khía cạnh sau:
1. Môi trường đầu tư của Hải Dương
Môi trường đầu tư là một yếu tố quan trọng và đầu tiên mà các nhà đầu tư
xem xét khi quyết định đầu tư vào một địa bàn. Một môi trường đầu tư được coi
là hấp dẫn khi nó tỏ ra thuận tiện cho các nhà đầu tư kể cả đối với khi chuẩn bi
đầu tư cũng như trong quá trình thực hiện đầu tư, đồng thời địa bàn tiếp nhận
đầu tư cũng phải tỏ ra mình có đủ năng lực tiếp nhận cũng như sử dụng có hiệu
quả nguồn vốn đó. Trong đó bao gồm các chính sách ưu đãi, sự phát triển cơ sở
vật chất hạ tầng và tiềm lực phát triển kinh tế xã hôi địa phương, bao gồm cả
tiềm lực con người và điều kiện tự nhiên. Có thể đánh giá thực tế từng yếu tố này
trên địa bàn tỉnh Hải Dương thời gian qua như sau:
1.1. Về cơ chế chính sách
Ngoài việc thực hiện Luật khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài
theo đúng quy định của Chính phủ, Hải Dương đã đưa vào áp dụng một số chính
sách khuyến khích đầu tư đẫ và đang được các nhà đầu tư ghi nhận, như cải tiến
quy trình tiếp nhận dự án, bố trí nguồn ngân sách cho công tác xúc tiến, vận đông
đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua mức thuế và các quy định nhằm đẩy

×