Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

HƯỚNG dẫn kĩ NĂNG GIẢI NHANH bài tập TRẮC NGHIỆM PHẦN HOÁN vị GEN – SINH học 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.3 KB, 11 trang )

HƯỚNG DẪN KĨ NĂNG GIẢI NHANH BÀI TẬP TRẮC
NGHIỆM
PHẦN HOÁN VỊ GEN – SINH HỌC 12
GIỚI THIỆU
I.Lý do chọn chuyên đề .
Cung cấp kĩ năng giải bài tập cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng
của người giáo viên giảng dạy các môn tự nhiên nói chung và giáo viên dạy
sinh nói riêng.Để tăng cường hoạt động học tập của học sinh lĩnh hội kiến
thức,tăng cường hứng thú học tập, đặc biệt giúp học sinh dễ dàng vận dụng kiến
thức lý thuyết để giải các bài tập trong các đề thi nói chung và đề thi ĐH- CĐ
nói riêng, thì người GV phải nắm vững các kiến thức của chương trình sinh học
phổ thông, cũng như các kiến thức liên quan.
Bài tập quy luật di truyền nói chung, bài tập hoán vị gen nói riêng là khá
trìu tượng, học sinh thường gặp khó khăn trong việc giải các bài tập hoán vị gen
có trong các đề thi ĐH- CĐ.
Xuất phát từ lý luận và nhu cầu thực tiễn trong quá trình giảng dạy môn
sinh học khối 12 ở trường THPT Ngô Gia Tự- Lập Thạch- Vĩnh phúc, cũng như
nhu cầu của bản thân, tôi đã lựa chọn và tìm hiểu , nghiên cứu chuyên đề “
Phương pháp giải các dạng bài tập hoán vị gen: Sinh học 12”
II.Mục đích nghiên cứu.
Phân loại, xây dựng phương pháp giải các dạng bài tập HVG và sưu tầm
các bài tập về HVG trong các đề thi.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Là cơ sở lý luận về dạy phương pháp giải bài tập
sinh học.
- Phạm vi nghiên cứu: Bài hoán vị gen (Xét trường hợp có 2 cặp gen
không alen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng): Sinh học 12 THPT.
III.Các nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu nội dung SGK Sinh Học 12-Ban cơ bản,các kiến thức cơ
bản của bài HVG, xây dựng phương pháp giải các dạng bài tập HVG phù hợp
với hiểu biết của học sinh và đảm bảo được tính hiện đại phù hợp với nội dung,


chương trình của Bộ GD- ĐT.
- Điều tra quan sát thực trạng học tập của học sinh để xác định khả năng
vận dụng kiến thức để giải các dạng bài tập HVG.
+ Chỉ ra nguyên nhân,các điều kiện ảnh hưởng.
+ Trên cơ sở đó sưu tầm và xây dựng các phương pháp giải bài tập HVG,
giúp học sinh dễ dàng làm được các bài tập HVG có trong các đề thi.
IV.Phương pháp nghiên cứu.
- Trên cơ sở hiểu đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ của chuyên đề tôi đã
tiến hành nghiên cứu trên các sách báo, internet.. để sưu tầm, phân loại các
dạng bài tập HVG.
1


- Trên cơ sở nghiên cứu khả năng của học sinh khối 12 trường THPT Ngô
Gia Tự để lựa chọn phương pháp phù hợp nhằm giúp học sinh lĩnh hội nhanh
nhất kỹ năng giải các bài tập HVG.

NỘI DUNG
A. Phương pháp giải các dạng bài tập hoán vị gen.
I. Dạng 1:
Tính tần số hoán vị gen khi đề bài cho biết số tế bào giảm phân có trao đổi
chéo.
Công thức: f = số tế bào có trao đổi chéo/2x tổng số tế bào tham gia giảm
phân.
Ví dụ: Nếu có 40 tế bào trong số 200 tế bào thực hiện giảm phân có xảy
ra hiện tượng hoán vị gen thì tần số hoán vị giữa 2 gen bằng bao nhiêu?
Hướng dẫn: Áp dụng công thức: f = số tế bào có trao đổi chéo/ 2 x tổng
số tế bào tham gia giảm phân = 40/ 2x 200 = 0,1 = 10%.
II. Dạng 2:
Tính số lượng, tỷ lệ các loại giao tử và f khi biết kiểu gen của tế bào và số

lượng, tỷ lệ tế bào tham gia giảm phân có trao đổi chéo.
TH1: Khi biết kiểu gen và số lượng tế bào tham gia giảm phân có trao
đổi chéo:
- Gọi x là số tế bào có trao đổi chéo, y là số tế bào không có trao đổi chéo.
Khi đó:
+ Số lượng mỗi loại giao tử hoán vị = x.
+ Số lượng mỗi loại giao tử liên kết = 2y + x.
+ Tần số hoán vị gen: f = 2x/ 4(x+y).
Ví dụ: Ở một loài động vật có 400 tế bào sinh tinh có kiểu gen AB/ab
tham gia giảm phân tạo tinh trùng, trong đó có 50 tế bào có diễn ra hiện tượng
tiếp hợp trao đổi chéo dẫn đến hoán vị gen, số tế bào còn lại không diễn ra hiện
tượng tiếp hợp trao đổi chéo ở cặp NST chứa cặp gen trên. Hãy tính số lượng
từng loại giao tử tạo ra và tần số hoán vị gen.
Hướng dẫn:
+ Tính số lượng từng loại giao tử tạo ra:
* Số lượng giao tử hoán vị: Ab = aB = 50.
* Số lượng giao tử liên kết: AB = ab = 2 x 350 + 50 = 750.
* Tần số hoán vị gen: f = 2.50/ 4. 400 = 0,0625 = 6,25%.
TH2: Khi biết kiểu gen và tỷ lệ tế bào có trao đổi chéo.
- Gọi a là tỷ lệ tế bào có trao đổi chéo, (1 – a) là số tế bào không có trao
đổi chéo.
2


+ Tỷ lệ giao tử hoán vị = a/4.
+ Tỷ lệ giao tử liên kết = (1-a)/2 + a/4.
+ Tần số hoán vị: f = 2.( a/4).
Bv
Ví dụ: Ở một ruồi giấm cái có kiểu gen bV , trong quá trình giảm phân
tạo trứng có 20% tế bào sinh trứng xảy ra trao đổi chéo. Tính tỷ lệ từng loại

giao tử và tần số hoán vị gen.
Hướng dẫn:
+ Tỷ lệ giao tử: BV = bv = 20%/4 = 5%.
+ Tỷ lệ giao tử: Bv = bV = 80%/ 2 + 20%/4 = 45%.
+ Tần số hoán vị gen = 2.20%/4 = 10%.
III. Dạng 3:
Tính tần số hoán vị gen khi biết tỷ lệ một kiểu hình bất kì ở thế hệ F.
Khi đề bài cho cơ thể mang 2 cặp gen dị hợp A, a và B, b qui định 2 cặp
tính trạng,( trội lặn hoàn toàn), cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng tự thụ
phấn.
Cách làm:
- Gọi tỷ lệ giao tử: AB = ab = x
- Gọi tỷ lệ giao tử Ab = aB = y. Ta có: (x + y) = 0,5 (1).
- Sự kết hợp của các giao tử sẽ cho ra tỷ lệ các kiểu hình tương ứng với
các phương trình như sau:
+ Trội - Trội = 3x2 + 4xy + 2y2.
+ Trội - Lặn = Lặn - Trội = y2 + 2xy.
+ Lặn - Lặn = y2.
- Kết hợp phương trình (1) với 1 trong các phương trình (2) để giải hệ
phương trình ta tìm được x và y.
+ Nếu x < 0,25 => x là giao tử hoán vị, khi đó kiểu gen của P sẽ là:
Ab/aB và tần số hoán vị gen: f = 2x.
+ Nếu x > 0,25 => x là giao tử liên kết, khi đó kiểu gen của P là
AB/ab và tần số hoán vị gen: f = 1 – 2x.
Ví dụ 1: Khi lai thứ lúa thân cao hạt gạo trong với thứ lúa thân thấp hạt gạo
đục .F1 toàn thân cao hạt đục .Cho F1 tự thụ phấn ,F2 gồm 15600 cây với 4 kiểu
hình ,trong đó có 3744 cây thân cao hạt trong.Biết rằng mỗi cặp tính trạng chỉ
do một cặp gen quy định và mọi diễn biến của nhiễm sắc thể trong giảm phân ở
tế bào sinh trứng và tế bào sinh hạt phấn là giống nhau.
Tính tần số hoán vị gen của F1.

Hướng dẫn:
- Quy ước: A thân cao, a thân thấp.
B hạt đục, b hạt trong. Trội lặn hoàn toàn.
- Gọi tỷ lệ giao tử của F1: AB = ab = x.
Ab = aB = y.
- Ta có: x + y = 0,5(1)
3


- Mặt khác theo bài ra tỷ lệ kiểu hình thân cao- hạt trong( trội - lặn) =
3744/15600 = 0,24
=> ta có: y2 + 2xy = 0,24.(2).
- Giải hệ phương trình: x + y = 0,5
y2 + 2xy = 0,24 ta tìm được x = 0,1, y = 0,4.
- Vì x = 0,1< 0,25 => x là giao tử hoán vị => Kiểu gen F1 là: Ab/aB và tần
số hoán vị gen của F1 là: f = 2x = 0,2 = 20%.
Ví dụ 2: Cho F1 thân cao hạt đỏ tự thụ phấn, F 2 thu được 30.000 cây, trong
đó có 48 cây thấp vàng còn lại 3 loại kiểu hình khác nữa. Biềt diễn biến của
NST của tế bào sinh hạt phấn và tế bào sinh noãn trong giảm phân giống nhau.
Tính tần số hoán vị gen của F1:
Hướng dẫn:
- F1 cao- đỏ tự thụ phấn => F2 xuất hiện kiểu hình thấp – vàng => Tính
trạng cao - đỏ là trội hoàn toàn so với thấp – vàng.
- Theo bài ra: Tỷ lệ cây thấp – vàng( lặn - lặn) ở F2 = 48/30000 = 0,0016 =
2
x ab/ab => x = 0,04 < 0,25 => x là giao tử hoán vị => kiểu gen của F1 là
Ab/aB và tần số hoán vị gen của F1 là: f = 2x = 0,08 = 8%.
* Lưu ý: Trong dạng toán tìm tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ con, để tìm nhanh
người ta thường dùng các hệ thức:
+ (trội – trội) – (lặn – lặn) = 0,5

+ (trội – lặn) + (lặn – lặn) = (lặn – trội) + (lặn – lặn) = 0,25
IV. Dạng 4: Tính tần số hoán vị gen trong phép lai phân tích.
f = Tổng số cá thể có kiểu hình chiếm tỷ lệ nhỏ/ Tổng số cá thể tạo ra ở F B.
Ví dụ: Phép lai cái F1 xám, dài lai phân tích với đực đen, cụt được F 2
gồm: 965 xám, dài: 944 đen, cụt : 206 xám, cụt: 185 đen, dài. Tính tần số hoán
vị gen của F1:
Hướng dẫn: f = Tổng số cá thể chiếm tỷ lệ nhỏ/ Tổng số cá thể tạo ra ở
F B.
f = (206 + 185)/(965 + 944 +206 +185) = 0,195 = 19,5%.
B. Một số bài tập hoán vị gen:
Bv

Câu 1: Ở một ruồi giấm cái có kiểu gen bV , khi theo dõi 2000 tế bào sinh tinh
trong điều kiện thí nghiệm, người ta phát hiện 360 tế bào có xẩy ra hoán vị gen
giữa V và v. Như vậy khoảng cách giữa 2 gen trên là:
A. 36 cM.
B. 9 cM.
C. 18 cM.
D. 3,6 cM.
Câu 2.Có 7000 tế bào AB//ab giảm phân có280 tế bào có trao đổi đoạn. Tần số
hoán vị gen là:
A. 1%
B. 10%
C. 20%
D. 15%.
Câu 3: Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen gen AD/ad đã xảy ra
hoán vị gen giữa các alen D và d với tần số 18%. Tính theo lí thuyết, cứ 1000
tế bào sinh tinh của cơ thể này giảm phân thì số tế bào không xảy ra hoán vị gen
giữa các alen D và d là
4



A. 820.
B. 180.
C. 360.
D. 640
Câu 4: Ở một loài thực vật, gen qui định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen
quy định hạt xanh; gen qui định hạt vỏ trơn trội hoàn toàn so với alen qui định
hạt vỏ nhăn. Cho các cây có kiểu gen giống nhau và dị hợp tử về hai cặp gen tự
thụ phấn ở đời con thu được 2000 cây trong đó có 80 cây có kiểu hình hạt xanh,
vỏ nhăn. Biết rằng không có đột biến xảy ra, quá trình phát sinh giao tử đực và
giao tử cái giống nhau. Theo lí thuyết số cây có kiểu hình hạt vàng, vỏ trơn ở
đời con là
A. 1920. B. 1000. C. 1080. D. 420.
Câu 5: Ở cà chua, alen trội A quy định tính trạng thân cao, alen lặn a quy định
tính trạng thân thấp, gen trội B quy định tính trạng quả cầu, alen lặn b quy định
tính trạng quả bầu dục. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể.
Lai cà chua thân cao, quả cầu dị hợp tử về hai cặp gen với cà chua thân cao, quả
bầu dục có kiểu gen

Ab
,
ab

F1 thu được tỉ lệ: 47,5% thân cao, quả cầu : 27,5%

thân cao, bầu dục : 2,5% thân thấp, quả cầu : 22,5% thân thấp, quả bầu dục.
Khoảng cách giữa gen quy định chiều cao của thân và gen quy định hình dạng
quả trên cặp nhiễm sắc thể là:
A. 20cM.B. 5cM.

C. 10cM. D. 15cM.
Câu 6: Ở 1 loài thực vật khi cho lai 2 cơ thể thuần chủng tương phản về 2 cặp
tính trạng thu được F1 100% thân cao, quả tròn. Khi cho F1 giao phối với nhau ở
F2 thu được 9% thấp, dài. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, không có đột
biến xáy ra. Kết luận đúng về di truyền của các tính trạng trên ở F1 là:
A. x với f= 40% ở cả hai bên
B. x với f= 10% cả hai bên
C. (f= 40% )x (f= 10%)
D. x với f= 20% ở cả hai bên
Câu 7. F1 dị hợp về 2 cặp gen giao phấn với nhau F2 thu được 4000 cây tong đó
có 160 cây thấp tròn. Biết A: cao, a: thấp; B: dài, b: tròn. F 1 có HVG với tần
số:
A. 30%
B. 10%.
C. 40%
D. 20%
Câu 8: F1 dị hợp về 2 cặp gen giao phấn với nhau F 2 thu được 4000 cây tong đó
có 640 cây thấp ,dài. Biết A: cao, a: thấp; B: dài, b: tròn diễn biến của tế bào
sinh noãn và hạt phấn giống nhau. F1 có HVG với tần số:
A. 30%
B. 10%.
C. 40%
D. 20%
AB Ab
Câu 9: Cặp bố mẹ đem lai có kiểu gen ab × aB . Hoán vị gen xảy ra ở 2 bên với
ab

tần số bằng nhau, kiểu hình quả vàng, bầu dục có kiểu gen ab . Kết quả nào sau
đây phù hợp với tỉ lệ kiểu hình quả vàng, bầu dục ở đời con?
A. 7,29%

B. 12,25%
C. 16%
D.
5,25%
Câu 10: Ở một loài thực vật, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp,
quả hình cầu trội hoàn toàn so với quả hình lê. Các gen quy định chiều cao và
hình dạng quả cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể và cách nhau 20 centimoocgan
(cM). Cho cây thuần chủng thân cao, quả hình cầu lai với cây thân thấp, quả
5


hình lê, F1thu được 100% thân cao, quả hình cầu. Cho cây F 1 lai với cây thân
thấp, quả hình lê, F2 thu được 4 loại kiểu hình, trong đó cây cao, quả hình lê
chiếm tỉ lệ là
A. 40%.
B. 25%.
C. 10%.
D. 50%.
Câu 10: Ở một loài thực vật, gen quy định hạt dài trội hoàn toàn so với alen
quy định hạt tròn; gen quy định hạt chín sớm trội hoàn toàn so với alen quy
định hạt chín muộn. Cho các cây có kiểu gen giống nhau và dị hợp tử về 2 cặp
gen tự thụ phấn, ởđời con thuđược 4000 cây, trongđó có 160 cây có kiểu hình
hạt tròn, chín muộn. Biết rằng không cóđột biến xảy ra, quá trình phát sinh giao
tử đực và giao tử cái xảy ra hoán vị gen với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, số
cây có kiểu hình hạt dài, chín sớmởđời con là
A. 2160.
B. 840.
C. 3840.
D. 2000.
Câu 11: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với

alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b
quy định quả vàng. Cho cây thân cao, quả đỏ giao phấn với cây thân cao, quả
đỏ (P), trong tổng số các cây thu được ở F1, số cây có kiểu hình thân thấp, quả
vàng chiếm tỉ lệ 1%. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ
kiểu hình thân cao, quả đỏ có kiểu gen đồng hợp tử về cả hai cặp gen nói trên ở
F1 là
A. 66%.
B. 1%.
C. 51%.
D. 59%.
Câu 12: Phép lai cái F1 xám, dài x đực đen, cụt được F 2 gồm: 965 xám, dài:
944 đen, cụt : 206 xám, cụt: 185 đen, dài. Biến dị tổ hợp ở F 2 chiếm:
Câu 13: Theo dõi sự di truyền của 2 cặp tính trạng được quy định bởi 2 cặp gen
và di truyền trội hoàn toàn. Nếu F1 có tỷ lệ kiểu hình 7A-B- : 5A-bb : 1aaB- :
3aabb thì kiểu gen của P và tần số hoán vị gen là
A.
C.

AB
ab
AB
ab

x
x

AB
; hoán vị 1bên
ab
Ab

; f = 25%
ab

với f = 25%

Ab
Ab
x
; f = 8,65%
aB
aB
Ab
Ab
x
; f = 37,5%
aB
ab

B.

D.

Câu 14: Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định và tính trạng trội là trội
hoàn toàn. Trong phép lai:

AB
ab

AB
ab


Dd x

dd, nếu xảy ra hoán vị gen cả 2 giới với

tần số là 20% thì kiểu hình aaB-D- ở đời con chiếm tỷ lệ
A. 12 % B. 9 %
C. 4,5% D. 8 %
Câu 15: Ở phép lai giữa ruồi giấm

AB
ab

XDXd với ruồi giấm

AB
ab

XDY cho Fl có

kiểu hình đồng hợp lặn về tất cả các tính trạng chiếm tỉ lệ 4,375%. Tần số hoán
vị gen là
A. 40%. B. 35%.
C. 20%. D. 30%.
Câu 16: Một cá thể có kiểu gen

AB

DE


ab

de

, biết khoảng cách giữa gen A và gen B là

40 cM, D và E là 30 cM. Các tế bào sinh tinh của cá thể trên giảm phân bình
thường hình thành giao tử. Tính theo lí thuyết trong số các loại giao tử được tạo
ra, loại giao tử Ab DE chiếm tỉ lệ
6


A. 12 %. B. 18 %.
Câu 17: Kiểu gen

AB
ab

C. 7 %.

D. 6 %.

EeXDY. Trong giảm phân có xảy ra hoán vị gen giữa A

và B với tần số 20%, tạo loại giao tử ABeY chiếm tỷ lệ là bao nhiêu?
A. 10%.
B. 20%.
C. 40%.
D.
30%.

Câu 18: Ở ruồi giấm, các gen quy định màu sắc thân và chiều dài cánh nằm
trên cặp nhiễm sắc thể số II; gen quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể X,
không có alen trên Y; gen quy định chiều dài lông nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể
thường khác. Biết rằng mỗi gen đều có 2 alen, không có đột biến mới xảy ra. Số
loại kiểu gen tối đa có thể tạo ra qua ngẫu phối là
A. 135.
B. 150.
C. 105.
D. 120.
Câu 19: Cho A qui định cây cao, a qui định cây thấp, B qui định quả đỏ, b qui
định quả vàng. Cặp gen này nằm trên một NST cách nhau 20 cM .Cho D qui
định chua, d qui định ngọt, H qui định quả dài, h qui định quả bầu, cặp gen này
nằm trên một NST khác và cách nhau 10 cM. Lai P: Ab/aB,DH/dh
x
ab/ab, dh/dh . F1 cây thấp, vàng, ngọt bầu chiếm tỉ lệ là :
A. 4,5%
B. 2%
C. 8%
D. 9%
Câu 20: Cho biết mỗi tính trạng do một gen quy định và trội hoàn toàn,có
hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số 20%. Ở phép lai AB/ab, Dd x AB/ ab, dd.
Đời con có bao nhiêu loại kiểu gen, bao nhiêu loại kiểu hình ?
A. 30 kiểu gen, 8 kiểu hình
B. 18 kiểu gen, 12 kiểu hình
C. 20 kiểu gen, 8 kiểu hình D. 20 kiểu gen, 12 kiểu hình
Câu 21: 4 tế bào sinh trứng có kiểu gen , khi giảm phân xảy ra hoán vị gen ở
cả 2 cặp NST với f= 20% thì số loại tế bào trứng tối đa có thể tạo ra là:
A. 1
B. 4
C. 8

D. 16
Câu 22. Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định và tính trạng trội là trội hoàn
toàn. ở phép lai:

AB
AB
Dd ×
Dd ,
ab
ab

nếu xảy ra hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số là

20% thì kiểu hình A-B-D- ở đời con chiếm tỷ lệ
A. 30%
B. 45%
C. 35%
Câu 23: F1 có kiểu gen

AB DE
ab de

D. 33%

, các gen tác động riêng rẽ, trội hoàn toàn, xảy ra

trao đổi chéo ở hai giới. Cho F1 x F1. Số kiểu gen ở F2 là:
A. 20
B. 100
C. 256

D. 81
Câu 24. Ở phép lai giữa ruồi giấm

AB D d
X X
ab

với ruồi giấm

AB D
X Y
ab

cho F1 có

kiểu hình đồng hợp lặn về tất cả các tính trạng chiếm tỉ lệ 4,375%. Tần số hoán
vị gen là
A. 40%.
B. 30%.
C. 35%. D. 20%.

7


Câu 25. Hai gen A và B cùng nằm trên một NST ở vị trí cách nhau 40cM. Nếu
mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và trội hoàn toàn thì ở phép lai
Ab
,
ab


Ab
aB ×

kiểu hình mang cả hai tính trạng trội (A-B-) sẽ chiếm tỉ lệ
A. 25%.

B. 35%.

C. 30%.

Câu 26. Một cá thể có kiểu gen

D. 20%.

BD
Aa bd

(tần số hoán vị gen giữa hai gen B và D

là 20%). Tỉ lệ loại giao tử abD là :
A. 5%
B. 20%
C. 15%
D. 10%.
Câu 27. Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và di truyền trội
hoàn toàn; tần số hoán vị gen giữa A và B là 20%. Xét phép lai
X dE Y,

kiểu hình A-bbddE- ở đời con chiếm tỉ lệ
A. 45%.

B. 35%.
C. 40%.

Câu 28: Ở phép lai

X A Xa

BD
Bb
× Xa Y
,
bd
bD

Ab
Ab
D
d
aB X E X E × ab

D. 22,5%.

nếu có hoán vị gen ở cả 2 giới, mỗi gen

qui định một tính trạng và các gen trội hoàn toàn thì số loại kiểu gen và kiểu
hình ở đời con là:
A. 40 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình.
B. 20 loại kiểu gen, 16 loại kiểu
hình.
C. 40 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.

D. 20 loại kiểu gen, 8 loại kiểu
hình.
Câu 29. Ở ruồi giấm gen A- quy định tính trạng thân xám, a- thân đen, B- cánh
dài, b- cánh cụt. Các gen cùng trên một cặp NST tương đồng. Cho ruồi cái
thân xám, cánh dài lai với ruồi đực thân xám,cánh dài ở F1 thu được 15 %
thân đen cánh cụt. Kiểu gen của ruồi cái đem lai và tần số hoán vị gen f sẽ
là:
A.

AB
ab

D.

, f = 40 %
Ab
,
aB

B.

Ab
,
aB

f = 40%

C.

AB

ab

, f = 30%

f= 30%

Câu 30: Một cơ thể dị hợp 3 cặp gen, khi giảm phân tạo giao tử A BD = 15%,
kiểu gen của cơ thể và tần số hoán vị gen là
Bd

BD

A. Aa bD ; f = 40%. B. Aa bd ; f = 30%.
BD
bd

Bd

C. Aa bD ; f = 30%.

D.

Aa

; f = 40%.

Câu 31: Xét cá thể có kiểu gen:

Ab
Dd

aB

. Khi giảm phân hình thành giao tử xảy

ra hoán vị gen với tần số 30%. Theo lý thuyết, tỷ lệ các loại giao tử AB D và
aB d được tạo ra lần lượt là:
A. 6,25% và 37,5%
B. 15% và 35%.
C. 12,5% và 25%. D. 7,5%
và 17,5%.
8


Câu 32: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và di truyền trội
hoàn toàn; tần số hoán vị gen giữa A và B là 20%, giữa D và E không có hoán
vị gen. Xét phép lai

Ab D d
Ab d
X E Xe ×
X Y,
aB
ab E

tính theo lý thuyết, các cá thể con có

mang A, B và có cặp nhiễm sắc thể giới tính là
A. 7,5%. B. 12,5%. C. 18,25%. D. 22,5%.
Câu 33. Một cá thể có kiểu gen Aa


BD
bd

AB

DE

ab

de

ở đời con chiếm tỉ lệ

(tần số hoán vị gen giữa hai gen B và D

là 20%). Tỉ lệ loại giao tử abD là :
A. 5%
B. 20%
D. 10%.
Câu 34: Một cá thể có kiểu gen

X dE X de

C. 15%
, biết khoảng cách giữa gen A và gen B là

40 cM. Các tế bào sinh tinh của cá thể trên giảm phân bình thường hình thành
giao tử, theo lí thuyết, trong số các loại giao tử được tạo ra, loại giao tử ab DE
chiếm tỉ lệ
A. 30%. B. 40%.

C. 20%.
D. 15%.
Câu 35: Xét tổ hợp gen (Ab/aB) Dd, nếu tần số hoán vị gen là 18% thì tỉ lệ
phần trăm các loại giao tử hoán vị của tổ hợp gen này là
A. ABD = Abd = aBD = abd = 4,5%
B. ABD = ABd = abD = abd = 9,0%.
C. ABD = ABd = abD = abd = 4,5%.
D. ABD = Abd = aBD = abd = 9,0%.
Câu 36: Cho giao phối 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và
thân đen, cánh cụt thu được F 1 100% thân xám, cánh dài. Tiếp tục cho F 1 giao
phối với nhau được F2 có tỉ lệ 70,5% thân xám, cánh dài: 20,5% thân đen, cánh
cụt: 4,5% thân xám, cánh cụt: 4,5% thân đen, cánh dài. Tần số hoán vị gen ở
ruồi cái F1trong phép lai này là
A. 4,5%.
B. 9 %.
C. 20,5%.
D. 18%.
Câu 37: Ở ruồi giấm, gen B quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen b quy
định thân đen; gen V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen v quy định
cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và cách
nhau 17 cM. Lai hai cá thể ruồi giấm thuần chủng (P) thân xám, cánh cụt với
thân đen, cánh dài thu được F1. Cho các ruồi giấm F1 giao phối ngẫu nhiên với
nhau. Tính theo lí thuyết, ruồi giấm có kiểu hình thân xám, cánh dài ở F 2chiếm
tỉ lệ
A. 50%.
B. 56,25%.
C. 41,5%.
D. 64,37%.
Câu 38:Một cá thể có kiểu gen


AB DE
ab DE

, biết khoảng cách giữa gen A và gen B là

40cM. Các tế bào sinh tinh của cá thể trên giảm phân bình thường hình thành
giao tử, theo lý thuyết, trong số các loại giao tử được tạo ra loại giao tử ab DE
chiếm tỉ lệ
A. 30%.
B. 40%.
C. 20%.
D. 15%.
Câu 39: Cho biết không có đột biến, hoán vị gen giữa alen B và b ở cả bố và
mẹ đều có tần số 20%.Tính theo lí thuyết, phép lai (AB/ab) x (Ab/aB) cho đời
con có kiểu gen Ab/Ab chiếm tỉ lệ
9


A. 10%. B. 4%. C. 16%. D. 40%.
Câu 40: Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a
quy định thân đen, gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy
định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường.
Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắc trắng.Gen
quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng
trên Y. Phép lai : (AB/ab)XDXd x (AB/ab)XDY cho F1 có kiểu hình thân đen,
cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 15%. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ ruồi đực F 1 có kiểu
hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ là
A. 5%.
B. 7,5%.
C. 15%.

D. 2,5%.
Câu 41: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với
alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b
quy định hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số
1. Alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài, cặp
gen Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa hai
cây (P) đều thuần chủng được F1 dị hợp về 3 cặp gen trên. Cho F 1 giao phấn với
nhau thu được F2, trong đó cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài chiếm
tỉ lệ 4%. Biết rằng hoán vị gen xảy ra cả trong quá trình phát sinh giao tử đực
và giao tử cái với tần số bằng nhau. Tính theo lí thuyết, cây có kiểu hình thân
cao, hoa đỏ, quả tròn ở F2 chiếm tỉ lệ
A. 49,5%. B. 54%
C. 16,5%
D. 66,0%
Câu 42: Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen AaBbX DeXde đã
xảy hoán vị gen giữa các alen D và d với tần số 20%. Cho biết không xảy ra đột
biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử abXde được tạo ra từ cơ thể này là
A. 5,0%.
B. 7,5%.
C. 2,5%.
D. 10,0%.
Kết quả điều tra khảo sát thực tiễn
Sau khi áp dụng chuyên đề “ Phân loại các dạng bài tập hoán vị gen” vào
ôn luyện tại các lớp 12A2, 12A7, 12A8 ở trường THPT Ngô Gia Tự….Tôi thu
được kết quả như sau:
1.Kết quả quan sát thực tế
+Không khí học sôi nổi,các em chú ý theo dõi bài học.
+ Các em đã nhận biết tốt các dạng bài và có khả năng giải quyết tốt các
bài tập hoán vị gen.
+Tỷ lệ các bài tập được giải quyết khá cao: 12A2 + 12A8( trên 90%).

-Lớp 12A7 không được ôn tập chuyên đề trên.
+Không khí học trầm hơn,các em bị phân tán nhiều trong giờ học,ít phát
biểu xây
dựng bài
+ Các em rất khó khăn trong việc nhận biết dạng bài tập, do vậy kĩ năng
giải bài tập hoán vị gen kém.
2.Kết quả nghiên cứu sản phẩm:
10


- Bằng việc tổ chức cho các em làm 40 bài tập trắc nghiệm hoán vị gen
trong vòng 90 phút ở các lớp tôi đã thu được kết quả như sau:
Số bài tập làm được
( Tổng 40 40
35->39 3020<20 Ghi chú
bài)
>34
>29
Lớp – sĩ số
5

30

3

2

Ban A

8


28

2

1

Ban B

5

23

2

12A2- 40hs
12A8- 39hs
12A7- 33hs

3

Ban T

KẾT LUẬN
Để học sinh có kĩ năng làm bài tập qui luật di truyền nói chung, bài tập
hoán vị gen nói riêng thì việc người giáo viên phân loại và hương dẫn phương
pháp giải bài là hết sức cần thiết.
Qua việc ôn tập cho các em học sinh khối 12 chuyên đề “Phương pháp
giải các dạng bài tập hoán vị gen”.tôi nhận thấy kĩ năng giải bài tập hoán vị gen
của học sinh được nâng lên rất nhiều so với các lớp không được ôn tập chuyên

đề này.
Do thời gian có hạn, sự phân loại các dạng bài tập hoán vị gen có thể
chưa đầy đủ tất cả các dạng. Mặt khác trong một bài toán qui luật di truyền có
thể có nhiều qui luật di truyền chi phối vì vậy đề tài của tôi có thể chưa được
hoàn mỹ, rất mong sự đóng góp, nhận xét của các bạn đồng nghiệp.
Tài Liệu Tham Khảo
1.SGK Sinh Học 12 –Ban Cơ Bản + Nâng cao-NXBGD.2007
2.SGV Sinh Học 12 – Ban Cơ Bản+ Nâng cao- NXBGD.2007
3. Phương pháp giải bài tập qui luật di truyền- Vũ Đức Lưu NXB ĐHSP
Hà Nội. 2005.
4. Sưu tầm các bài tập trong các đề thi ở trang : Thư viện đề thi trên
internet…

11



×