A : ĐẶT VẤN ĐỀ
Để học tốt và đạt kết quả cao trong các kỳ thi với hình thức trắc nghiệm
như hiện nay học sinh cần đổi mới phương pháp học tập và làm quen với hình
thức thi cử. Nếu trước đây học và thi môn sinh học, học sinh cần học thuộc lí
thuyết hoặc đối với bài tập học sinh phải giải trọn vẹn. Nay học sinh lưu ý
trước hết đến sự hiểu bài, hiểu thấu đáo bản chất các cơ chế các kiến thức cơ
bản đã học vận dụng những hiểu biết đó vào việc phân tích, xác định nhận
biết các đáp án đúng sai trong các câu trắc nghiệm. Đặc biệt đối với các câu
bài tập làm thế nào để có được kết quả đúng nhanh nhất? Đó là câu hỏi lớn
đối với tất cả các giáo viên. Trước thực tế đó đòi hỏi mỗi giáo viên cần xây
dựng cách dạy riêng của mình.
Chương trình sinh học lớp 12 thời gian dành cho phần bài tập Quy luật
di truyền rất ít nhưng ngược lại trong các đề thi tỉ lệ điểm của phần này không
nhỏ. Khối lượng kiến thức nhiều, nhiều bài tập áp dụng, trong khi đó thời gian
hạn hẹp giáo viên khó có thể truyền đạt hết cho học sinh. Là một giáo viên
giảng dạy tại trường THPT Thạch Thành II, bản thân tôi đã rút ra được vài
kinh nghiệm về cách nhận dạng và giải nhanh một số dạng bài tập phần quy
luật di truyền.
Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc tìm tòi phương pháp
dạy học thích hợp với những điều kiện hiện có của học sinh, nhằm nâng cao
kết quả học tập của các em góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo của
nhà trường. Nên tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm giúp học sinh nâng
cao kĩ năng nhận dạng quy luật di truyền và giải nhanh bài tập về phép
lai một tính trạng” - Sinh học 12.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Các quy luật di truyền chi phối trong phép lai 1 tính trạng:
1. Quy luật phân li của Menđen( Hiện tượng trội hoàn toàn)
a, Nội dung: Mỗi tính trạng do một cặp alen quy định, một có nguồn gốc từ
bố, một có nguồn gốc từ mẹ. Các alen của bố và mẹ tồn tại trong tế bào cơ thể
con một cách riêng rẽ không hoà trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử các
thành viên của một cặp alen phân li đồng đều về các giao tử nên 50% số GT
chứa alen này còn 50% số GT chứa alen kia.
b.Cơ sở tế bào học:
- Trong nhân tế bào lưỡng bội, gen nằm trên NST, các NST tồn tại thành từng
cặp tương đồng dẫn đến gen tồn tại thành cặp alen tương ứng.
- Khi giảm phân tạo giao tử, mỗi NST trong từng cặp tương đồng phân li
đồng đều về các giao tử dẫn đến các thành viên của 1 cặp alen phân li đồng
đều về các giao tử.
- Qua thụ tinh có sự tổ hợp của cặp NST tương đồng dẫn đến sự tổ hợp của
các cặp alen.
c. Điều kiện nghiệm đúng:
- P thuần chủng, khác nhau
- alen trội phải trội hoàn toàn
- Mỗi gen quy định 1 tính trạng và nằm trên 1 cặp NST thường
- Số lượng cá thể con lai phải lớn
- Quá trình giảm phân bình thường
2. Hiện tượng trội không hoàn toàn.
- Trội không hoàn toàn là hiện tượng con lai thể dị hợp không hoàn toàn
giống cha mẹ mà biểu hiện tình trạng chung gian.
- Do alen trội không át hoàn toàn alen lặn tương ứng. Trường hợp này bổ
sung cho hiện tượng trội hoàn toàn của Menđen.
3. Hiện tượng đồng trội.
- Đồng trội là hiện tượng ở con lai, các tình trạng của bố và mẹ đươc biểu
hiện ngang nhau.
- Do vai trò của các alen trội alen có vai trò như nhau.( Trường hợp này bổ
sung cho hiện tượng trội hoàn toàn của Menđen)
4. Hiện tượng gen gây chết
- Gen gây chết là gen ảnh hưởng không thuận lợi đến sự sinh trưởng và phát
triển của sinh vật, do vậy dẫn đến làm giảm sức sống hay gây chết cho cơ thể
mang nó.
- Gồm các dạng:
+ Gen gây chết hoàn toàn
+ Gen nửa gây chết
+ Gen giảm sức sống
5. Tương tác gen không alen
a.Khái niệm: Tương tác gen không alen là sự tác động qua lại giữa các gen
không alen trong quá trình hình thành 1 kiểu hình.
b. Các kiểu tương tác gen không alen:
+ Tương tác bổ sung: các gen không alen khi cùng hiện diện trong 1 kiểu gen
sẽ tạo kiểu hình riêng biệt.
Tỉ lệ biểu hiện ở F2= 9:3:3:1 ; 9:6:1 ; 9:7
+ Tương tác cộng gộp: 1 tính trạng bị chi phối bởi 2 hoặc nhiều gen thuộc các
locut khác nhau, trong đó mỗi alen cùng loại góp phần như nhau vào sự hình
thành tình trạng.
Tỉ lệ biểu hiện ở F2= 15 :1 hoặc nhiều kiểu hình tạo phổ biến dị liên
tục.
+ Tương tác át chế: là kiểu tương tác 1gen làm cho 1 gen khác ( không alen)
không biểu hiện kiểu hình.
Tỉ lệ biểu hiện ở F2= 12:3:1 ; 13:3 ; 9:3:4
6. Di truyền liên kết với giới tính.
+ Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X( không có alen trên Y).
+ Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính Y( không có alen trên X).
+ Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính, phần tương đồng giữa X
và Y.
7. Di truyền tế bào chất
+ Gen nằm trong tế bào chất quy định tính trạng theo dòng mẹ.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
Trong qúa trình tiếp xúc, trao đổi và trực tiếp giảng dạy bộ môn sinh học
lớp 12 và ôn thi tốt nghiệp thì tôi thấy vấn đề khó khăn nổi bật là:
+ Ở phần QLDT sách giáo khoa chỉ đề cập nhiều về mặt lí thuyết, sách
bài tập không phân loại bài tập về phần này. Nếu giáo viên dạy theo sách giáo
khoa và hướng dẫn của sách giáo viên thì học sinh gặp khó khăn khi xác định
tính trạng di truyền theo quy luật nào mà trong hầu hết các đề thi bài tập
QLDT lại chiếm tỉ lệ nhiều, nhiều bài tập thậm chí rất khó.
+ Nội dung kiến thức nhiều nhưng số lượng tiết dạy dành cho phần quy
luật di truyền lại ít nên khó rèn luyện được các kĩ năng nhận dạng và giải bài
tập.
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
- Phân dạng và lựa chọn các bài tập liên quan đến phép lai 1 tính trạng phù
hợp để hướng dẫn học sinh đưa ra các phương án giải .
- Xây dựng hệ thống bài tập để học sinh vận dụng.
- Tiến hành giảng dạy thực nghiệm, kiểm tra, đánh giá chứng minh hiệu quả
đề tài.
1. Phân dạng bài tập liên quan đến phép lai 1 tính trạng
Dạng 1:
Phép lai 1 tính trạng do 1 gen trên 1 cặp NST thường quy định,
alen trội là trội hoàn toàn.
*Gen có 2 alen:
- Căn cứ tỉ lệ kiểu gen(KG), kiểu hình(KH) trong các trường hợp như sau để
xác định :
Phép lai Tỉ lệ KG Tỉ lệ KH
(trội hoàn toàn)
AA x AA 1AA 1trội(T)
AA x Aa 1AA :1Aa 1T
Aa x Aa 1AA :2Aa:1aa 3T : 1L(lặn)
AA x aa 1Aa 1T
Aa x aa 1Aa :1aa 1T :1 L
aa x aa 1aa 1L
Ví dụ 1: Ở đậu alen A quy định Hoa vàng trội hoàn toàn so với a quy định
Hoa đỏ.
a.Xác định kết quả ở F1, F2 khi lai cặp bố mẹ thuần chủng có kiểu gen khác
nhau.
b. Khi giao phấn 1 cây hoa vàng F1 với cây X thu được kết quả phân li theo tỉ
lệ 1:1. Xác định KG, KH cây X?
Giải:
a. Pt/c: AA x aa
G: A a
F1: Aa(100%) Hoa đỏ
F1xF1: Aa x Aa
F2: KG: 1AA : 2Aa : 1aa
KH: 3 Hoa đỏ : 1 Hoa vàng
b. F1 x cây X 1:1. Suy ra cây X có KG aa(Hoa vàng)
Ví dụ 2: Màu lông ở trâu do 1 gen quy định. Thực hiện các phép lai sau:
1, 1 trâu đực trắng(1) x 1 trâu cái đen(2) 1nghé trắng (3),
1nghé đen (4)
2, 1 trâu đực đen(5) x 1 trâu cái đen(6) 1nghé trắng (7)
Xác định KG của các con trâu trên.
Giải:
Từ phép lai 2 suy ra màu trắng là tính trạng lặn còn đen là tính trạng trội
hoàn toàn.
Quy ước: A – đen, a - trắng
Con số 7 có KG aa( nhận a từ mẹ và a từ bố) suy ra con số 5,6 có KG Aa
Con số 1,3 có KG aa
Con số 4 có KG Aa
* Gen đa alen
Giả sử 1 gen có 3 alen A, a1, a2( trong đó tính trội theo thứ tự A>a1>a2)
quy định các KH tương ứng A, a1, a2.
KG: AA, Aa1, Aa2 – KH :A
KG : a1a1, a1a2 - KH a1
KG: a2a2 - KH a2
Ví dụ : ở một loài thú gen quy định màu lông có 3 alen nằm trên NST
thường quy định A- lông đen, a1- lông nâu, a2- lông trắng. Tính trội theo thứ
tự A > a1 > a1. Hãy xác định KG của các con thú trong các phép lai sau:
a.Con cái lông đen(1) x Con đực trắng(2) thu được F1: 1 con cái nâu(3), 1con
đực đen(4).
b. con cái nâu(3) x con đực đen(5) thu được một con trắng(6)
Giải:
a.theo đề bài ta có: Con đực trắng(2) KG a
2
a
2
chỉ cho 1 loại GT a
2
, vậy các
con F1 đều có a
2
suy ra con cái nâu(3) KH a
1
a
2
, con đực đen(4) KG Aa
2
.
Con cái lông đen(1) KG Aa1
b. con cái nâu(3) KH a
1
a
2
, Con đực trắng(6) KG a
2
a
2
suy ra nhận a
2
từ con
đực đen(5) . con đực đen(5) KG Aa
2
.
Dạng 2:
Phép lai 1 tính trạng do 1 gen trên 1 cặp NST thường quy định,
alen trội là trội không hoàn toàn.
- Căn cứ tỉ lệ kiểu gen(KG), kiểu hình(KH) trong các trường hợp như sau để
xác định :
Phép lai Tỉ lệ KG Tỉ lệ KH
(trội không hoàn
toàn)
AA x AA 1AA 1T
AA x Aa 1AA :1Aa 1T :1 TG
Aa x Aa 1AA :2Aa:1aa 1T : 2 TG :1 L
AA x aa 1Aa 1TG
Aa x aa 1Aa :1aa 1TG : 1L
aa x aa 1aa 1L
Ví dụ : Hoa dạ lan , alen A quy định hoa đỏ, trội không hoàn toàn so với alen
a quy định hoa trắng. Tìm KG, KH của P và F1 khi nhận được kết quả thuộc
các trường hợp sau:
1- F1 có tỉ lệ 1/2 hồng, ½ trắng
2- F1 có tỉ lệ 1/2 hồng, ½ đỏ
3- F1 có tỉ lệ 1/4đỏ, ½ hồng, ¼ trắng
Giải:
1- F1 = 1/2 hồng( KG Aa), ½ trắng( KG aa) suy ra P : Aa x aa
2- F1 = 1/2 hồng(KG Aa) , ½ đỏ( KGAA) suy ra P : Aa x AA
3- F1 có tỉ lệ 1/4đỏ, ½ hồng, ¼ trắng = 1:2:1 = 4 = 2 x 2 Suy ra P dị hợp Aa
Dạng 3:
Phép lai 1 tính trạng do 1 gen trên 1 cặp NST thường quy định,
có hiện tượng đồng trội.
Ví dụ 1:
Hệ thống nhóm máu MN do 2 alen (L
M
= L
N
)quy định. KG L
M
L
M
– nhóm
máu M, KG L
M
L
N
– nhóm máu MN, KG L
N
L
N
- nhóm máu N.
Một đứa trẻ nhóm máu N . Vậy bố mẹ đứa trẻ này có nhóm máu gì?
Giải:
Đứa trẻ nhóm máu N có KG L
N
L
N
, nhận 1 alen L
N
từ bố, nhận 1 alen L
N
từ
mẹ. Vậy bố mẹ có KG: L
N
L
N
x L
N
L
N
hoặc L
N
L
N
x L
M
L
N
hoặc L
M
L
N
x L
M
L
N
Ví dụ 2:
Hệ thống nhóm máu ABO do 3 alen quy định( I
A
= I
B
> I
o
) .
KG I
A
I
A
, I
A
I
o
- nhóm máu A
KG I
B
I
B
, I
B
I
o
- nhóm máu B
KG I
A
I
B
- nhóm máu AB
KG I
o
I
o
- nhóm máu O
Bố mẹ phải có KG thế nào để chắc chắn có con nhóm máu AB?
Giải:
Con có nhóm máu AB có KG I
A
I
B
: phải nhận 1alen I
A
ở 1 bên
bố( hoặc mẹ) còn nhận 1alen I
B
ở 1 bên mẹ( hoặc bố) suy ra KG P: I
A
I
A
x
I
B
I
B
Dạng 4:
Phép lai 1 tính trạng do 1 gen gây chết
trên 1 cặp NST thường quy định.
- Căn cứ tỉ lệ kiểu gen(KG), kiểu hình(KH) trong các trường hợp như sau để
xác định :
Phép lai Tỉ lệ KG Tỉ lệ KH
Aa x Aa 1AA :2Aa:1aa 2T:1 L
Aa x aa 1Aa :1aa 1T : 1L
aa x aa 1aa 1L
Ví dụ :
Đem lai 1 cặp cá chép trần với nhau khi thu hoạch được 2 dạng với tỉ lệ 2
chép trần: 1 chép vảy. Giải thích hiện tượng trên. Hãy chọn cặp cá bố mẹ có
KH như thế nào để có sản lượng cá giống cao nhất?
Giải:
+P : cá chép trần x cá chép trần F1 = 2 : 1. Đây là hiện tượng gen gây
chết.
KG đồng hợp trội AA – gây chết khi trứng chưa nở
KG dị hợp Aa – chép trần
KG aa - chép vảy
Sơ đồ lai: P: Aa x Aa
F1 KG 1AA: 2Aa :1aa
KH 2 chép trần: 1 chép vảy
+ Để có sản lượng cá giống cao nhất thí tất cả trứng đẻ ra đều phải nở, tức là
không có tổ hợp AA suy ra cả bố và mẹ không đồng thời có alenA.
Chọn cặp cá bố mẹ có KH chép trần x chép vảy hoặc chép vảy x chép vảy
Dạng 5:
Phép lai 1 tính trạng có hiện tượng
tương tác của các gen không alen.
* Phương pháp 1:
- Khi xét về 1 tính trạng, nếu kết quả phân li KH ở thế hệ sau tương
đương 16 kiểu tổ hợp giao tử như tỉ lệ 9:3:3:1 hay là biến đổi của tỉ lệ này
như 9:6:1 ; 9:7 ; 9:3:4 ; 12:3:1 ; 13:3, 15:1; 1:4:6:4:1 ta suy ra tính trạng đó
được di truyền theo quy luật tương tác của 2 cặp gen không alen.
- Tuỳ theo tỉ lệ cụ thể ta có kiểu tương tác tương ứng với tỉ lệ đó:
Tương tác bổ sung: các gen không alen khi cùng hiện diện trong 1 kiểu
gen sẽ tạo kiểu hình riêng biệt.
Tỉ lệ biểu hiện = 9:3:3:1 ; 9:6:1 ; 9:7
+ Tỉ lệ biểu hiện = 9:3:3:1
ta quy ước KH : 9A-B- # 3A-bb # 3aaB- # 1aabb
+ Tỉ lệ biểu hiện = 9:6:1
ta quy ước KH : 9A-B- # 3A-bb = 3aaB- # 1aabb
+ Tỉ lệ biểu hiện = 9:7
ta quy ước KH : 9A-B- # 3A-bb = 3aaB- = 1aabb
Tương tác cộng gộp: 1 tính trạng bị chi phối bởi 2 hoặc nhiều gen
thuộc các locut khác nhau, trong đó mỗi alen cùng loại góp phần như nhau
vào sự hình thành tình trạng.
Tỉ lệ biểu hiện = 15 :1 ; 1:4:6:4:1 hoặc nhiều kiểu hình tạo phổ biến dị
liên tục.
+ Tỉ lệ biểu hiện = 15 :1
ta quy ước KH : 9A-B- = 3A-bb = 3aaB- # 1aabb
+ Tỉ lệ biểu hiện = 1:4:6:4:1
ta quy ước KH : 1AABB # 2AABb = 2AaBB # 1AAbb =
1aaBB=4AaBb# 2Aabb =2 aaBb # 1aabb
Tương tác át chế: là kiểu tương tác 1gen làm cho 1 gen khác ( không
alen) không biểu hiện kiểu hình.
Tỉ lệ biểu hiện = 12:3:1 ; 13:3 ; 9:3:4
+ Tỉ lệ biểu hiện = 12:3:1
ta quy ước KH : 9A-B- = 3A-bb # 3aaB- # 1aabb
+ Tỉ lệ biểu hiện = 13:3
ta quy ước KH : 9A-B- = 3A-bb = 1aabb # 3aaB-
+ Tỉ lệ biểu hiện = 9:3:4
ta quy ước KH : 9A-B- # 3A-bb # 3aaB- = 1aabb
* Phương pháp 2:
Lai phân tích về 1 tính trạng, nếu Fa phân li KH tương đương 4 kiểu tổ
hợp giao tử như 1:1:1:1 ; 1:2:1 ; 3:1 ta suy ra tính trạng đó được di truyền
theo quy luật tương tác của 2 gen không alen.
* Phương pháp 3:
Khi xét sự di truyền của 1 tính trạng nào đó, nếu tỉ lệ phân li kiểu hình ở
thế hệ sau tương đương 8 tổ hợp giao tử như 3:3:1:1 ; hay là biến đổi của tỉ lệ
này như 4:3:1 ; 6:1:1 ; 3:3:2 ; 5:3 ; 7:1 ta suy ra tính trạng đó được di truyền
theo quy luật tương tác của 2 gen không alen.
Dạng 6:
Phép lai 1 tính trạng có hiện tượng
di truyền liên kết với giới tính.
* Di truyền liên kết với giới tính
+ Trường hợp gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X không có
alen tương ứng trên Y:
- Tính trạng có sự di truyền chéo.
- Kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau
- Tỉ lệ phân li KH của con lai không giống nhau ở giới đực và cái.
+ Trường hợp gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính Y không có
alen tương ứng trên X: Tính trạng có sự di truyền thẳng nghĩa là truyền cho
100% giới dị giao tử.
+ Trường hợp gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính phần tương
đồng giữa X và Y.
- Kết quả lai thuận và lai nghịch giống nhau và tie lệ phân li KH tính
chung giống tỉ lệ của Menđen
- Tỉ lệ phân li KH khác nhau ở giới đực và cái
* Sự di truyền của tính trạng chịu ảnh hưởng của giới tính: đực và cái có
KG dị hợp giống nhau nhưng biểu hiện KH trái ngược nhau:
Ví dụ : Bệnh hói đầu ở người
h: Gen quy định hói đầu, trội ở nam lặn ở nữ
h’: Gen quy định không hói đầu, trội ở nữ lặn ở nam
KG ở nữ: h’h’và hh’- không hói đầu
hh - hói đầu
KG ở nam: h’h’ - không hói đầu
h’h và hh - hói đầu
* Sự di truyền của gen gây chết trên NST giới tính: tỉ lệ đực : cái # 1:1.
Ví dụ: Trong một phép lai giữa 2 cá thể bố mẹ đã nhận được 595 cá thể trong
đó số cá thể cái là 330. Giải thích kết quả phép lai trên.
Giải
Số cá thể đực: 495 -330 = 165
Tỉ lệ đực:cái = 2:1. Vậy đây là trường hợp gen trội gây chết liên kết với NST
giới tính X và không có alen trên Y.
Quy ước:
Cái: X
N
X
N
- chết
X
N
X
n
- dạng đột biến
X
n
X
n
- dạng hoang dại
Đực: X
N
Y – chết
X
n
Y - dạng hoang dại
P : X
N
X
n
- dạng đột biến x X
n
Y - dạng hoang dại
F1: KG X
N
X
n
: X
n
X
n
: X
N
Y: X
n
Y
KH 2 dạng hoang dại : 1 dạng đột biến
Tỉ lệ đực:cái = 2:1
Dạng 7:
Phép lai 1 tính trạng có hiện tượng
di truyền tế bào chất.
• Đặc điểm: tính trạng di truyền theo dòng mẹ
• Ví dụ:
- Phép lai 1:
P :Hoa loa kèn mầm vàng(bố) x hoa loa kèn mầm xanh(mẹ)
F1: 100% Hoa loa kèn mầm xanh
- Phép lai 2:
P : Hoa loa kèn mầm vàng(mẹ) x hoa loa kèn mầm xanh(bố)
F1: 100% Hoa loa kèn mầm vàng
Như vậy với bài tập liên quan đến phép lai 1 tính trạng học sinh đã biết
phân tích đề bài tìm được mối liên hệ giữa các dữ kiện của giả thiết từ đó định
hướng được QLDT và cách giải nhanh và đầy đủ các trường hợp.
2. Một số bài tập vận dụng
Bài 1 : Sử dụng dữ kiện sau để trả lời các câu từ 1 – 7.
Lai giữa Pt/c khác nhau về 2 cặp gen tương phản, F1 đồng loạt xuất
hiện cây hoa kép, F2 phân li KH theo số liệu 1080 cây hoa kép : 840 cây hoa
đơn.
Câu 1 : Tính trạng hoa được di truyền theo quy luật nào ?
A. Tương tác cộng gộp B. Tương tác bổ sung
C. Tương tác át chế D. Tác động cộng gộp
Câu2 : Cách quy ước gen nào sau đây đúng cho trường hợp trên.
A. A-B-=A-bb=aaB- : hoa kép aabb : hoa đơn
B. A-B-=A-bb=aabb : hoa kép aaB- : hoa đơn
C. A-B- : hoa kép A-bb=aaB-=aabb : hoa đơn
D. A-B-=aaB-=aabb : hoa kép A-bb : hoa đơn
Câu 3 : KG của P trong phép lai trên
A.AABB x aabb B.Aabb x aaBB
C. AABB x aabb hoặc AAbb x aaBB D. AABB x aabb hoặc AaBb x AaBb
Câu 4 : Tỉ lệ phân li KG ở F2 :
A.9 :3 :3 :1 B.9 :7
C.(1 :2 :1)
2
D.1 :2 :1 :1 :2 :1
Câu 5 : Tỉ lệ phân li KH ở F2 :
A. 3 hoa kép : 1 hoa đơn B. 9 hoa kép : 7 hoa đơn
C. 7 hoa kép : 9 hoa đơn D. 13 hoa kép : 3 hoa đơn
Câu 6 : Kết quả lai phân tích F1 :
A. 3 hoa kép : 1 hoa đơn B. 1 hoa kép : 3 hoa đơn
C. 3 hoa kép : 5 hoa đơn D. 9 hoa kép : 7 hoa đơn
Câu 7 : Muốn ngay F1 phân li KH 3 :1, KG của P có thể là một trong bao
nhiêu sơ đồ lai hợp lí.
A.2 B.8 C. 6 D.3
Bài 2 : Khi tiến hành 1 số phép lai ở gà người ta thu được kết quả sau :
PL1 :P gà trắng x gà nâu
F1 : ½ trắng : ½ nâu
PL2 :P gà nâu x gà nâu
F1 : 75% nâu : 25% trắng
PL3 : P gà trắng x gà trắng
F1 : 45 con gà nâu/240 gà cả nâu và trắng.
Biện luận và viết sơ đồ lai.
Bài 3 : Người ta lai 2 gà trống t/c thu được F1, tiếp tục cho F1 x F1 thu được
F2 : 25 con đen( nhóm A) : 52 con xanh da trời(nhóm B) : 26 con
trắng( nhóm C).
a. Giải thích, xác định KG P.
b. Tiếp tục cho giao phối :
- gà nhóm A x gà nhóm B
- gà nhóm B x gà nhóm B
- gà nhóm C x gà nhóm B
Xác định tỉ lệ phân tính ở từng phép lai.
Bài 4 Có 2 anh em sinh đôi cùng trứng, vợ anh nhóm máu A, con của họ có
nhóm máu a và AB. Vợ em có nhóm máu B, con của họ có nhóm máu A,B và
AB.
- Xác định KG của 2 anh em và con của họ
- Xác đinh KG của các con có nhóm máu A.
Bài 5 Ở ruồi giấm, F1xF1 thu được F2 có 75% con mắt đỏ : 25% con mắt
trắng( toàn con đực). Giải thích và viết sơ đồ lai.
Bài 6 Chọn đáp án đúng cho các câu sau :
Câu 8: Trong các thí nghiệm của Menđen, khi lai bố mẹ thuần chủng khác
nhau về một cặp tính trạng tương phản, ông nhận thấy ở thế hệ thứ hai
A. có sự phân ly theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn. B. có sự phân ly
theo tỉ lệ 1 trội: 1 lặn.
C. đều có kiểu hình khác bố mẹ. D. đều có kiểu
hình giống bố mẹ.
Câu 9: Cho lúa hạt tròn lai với lúa hạt dài, F
1
100% lúa hạt dài. Cho F
1
tự thụ
phấn được F
2
. Trong số lúa hạt dài F
2
, tính theo lí thuyết thì số cây hạt dài khi
tự thụ phấn cho F
3
toàn lúa hạt dài chiếm tỉ lệ
A. 1/4. B. 1/3. C. 3/4. D. 2/3.
Câu 10: Xét một gen gồm 2 alen trội-lặn hoàn toàn. Số loại phép lai khác
nhau về kiểu gen mà cho thế hệ sau đồng tính là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 6.
Câu 11: Ở người, gen quy định nhóm máu A, B, O và AB có 3 alen: I
A
, I
B
, I
O
trên NST thường. Một cặp vợ chồng có nhóm máu A và B sinh được 1 trai
đầu lòng có nhóm máu O. Kiểu gen về nhóm máu của cặp vợ chồng này là:
A. chồng I
A
I
O
vợ I
B
I
O
. B. chồng I
B
I
O
vợ I
A
I
O
.
C. chồng I
A
I
O
vợ I
A
I
O
. D. một người I
A
I
O
người còn
lại I
B
I
O
.
Câu 12: Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường.
Một người đàn ông tóc xoăn lấy vợ cũng tóc xoăn, họ sinh lần thứ nhất được
1 trai tóc xoăn và lần thứ hai được 1 gái tóc thẳng. Cặp vợ chồng này có kiểu
gen là:
A. AA x Aa. B. AA x AA. C. Aa x Aa. D. AA
x aa.
Câu 13: Trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen, nếu cho F
2
giao
phấn ngẫu nhiên với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F
3
được dự đoán là:
A. 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. B. 7 hoa đỏ: 1 hoa trắng.
C. 8 hoa đỏ: 1 hoa trắng. D. 15 hoa đỏ: 1 hoa trắng.
IV. KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI.
1. Giảng dạy thực nghiệm.
1.1. Lựa chọn đối tượng, giảng dạy thực nghiệm.
Các lớp lựa chọn là những lớp đại trà có kết quả đầu vào tương đương
nhau.
+ Giảng dạy đối chứng tại lớp 12A7 : Chỉ giảng dạy kiến thức theo chuẩn,
không rèn luyện kĩ năng nhận dạng và giải nhanh bài tập.
+ Giảng dạy thực nghiệm tại 2 lớp 12A5 và 12A9 : Ngoài việc giảng dạy
kiến thức theo chuẩn, tôi còn dành thời gian của tiết học hướng dẫn các cách
nhận dạng và giải bài tập, học sinh vận dụng kiến thức vừa học để làm bài tập
tại lớp, các em tự tìm ra các cách giải phù hợp, cách giải nhanh.
1.2.Kiểm tra đánh giá.
+ Lần 1 : Khảo sát chất lượng trước khi áp dụng đề tài, tiến hành kiểm tra
15 phút bằng hình thức trắc nghiệm sau khi học xong Chương II : Tính quy
luật của hiện tượng di truyền ở chương trình chính khóa.
+ Lần II : tiến hành kiểm tra 15 phút bằng hình thức trắc nghiệm sau khi
ôn tập xong Chương II : Tính quy luật của hiện tượng di truyền ở chương
trình ôn thi tốt nghiệp.
2. Kết quả
Đề tài này được tôi áp dụng trong dạy học tại trường THPT Thạch Thành
II, năm học 2012 – 2013, tôi thu được Kết quả cụ thể như sau:
2.1. Kết quả kiểm tra:
+ Lần kiểm tra thứ nhất: Khảo sát chất lượng trước khi áp dụng đề tài.
Bố trí Lớp Kết quả điểm kiểm tra(%)
Giỏi Khá Trung
bình
Yếu Kém
Đối chứng 12A7 0 32,5 60,5 7 0
Thực
nghiệm
12A5 0 32,5 62,5 5 0
12A9 0 31,7 61 7,3 0
+ Lần kiểm tra thứ hai: Giảng dạy thực nghiệm đề tài tại 2 lớp 12A5, 12A6
Bố trí Lớp Kết quả điểm kiểm tra(%)
Giỏi Khá Trung
bình
Yếu Kém
Đối chứng 12A7 0 32,5 62,8 4,7 0
Thực
nghiệm
12A5 2,5 50 47,5 0 0
12A9 2,4 51,2 44 2,4 0
2.2. Mức độ gia tăng kiến thức đạt được:
Bố trí Lớp %Mức độ gia tăng kiến thức đạt được giữa 2 lần kiểm
tra
Giỏi Khá Trung
bình
Yếu Kém
Đối chứng 12A7 0 0 2,3 - 2,3 0
Thực
nghiệm
12A5 2,5 17,5 - 15 - 5 0
12A9 2,4 19,5 - 17 - 4,9 0
Như vậy, việc áp dụng đề tài vào giảng dạy thu được kết quả cao hơn:
Kết quả học tập của học sinh ở 2 lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối
chứng.
Học sinh hiểu bài và thao tác thành thạo các dạng bài tập quy luật di
truyền ngay tại lớp.
Giáo viên tiết kiệm được thời gian, học sinh tự giác, độc lập làm bài.
Phát huy được tính tích cực, tự giác của học sinh .
Dựa vào sự phân dạng bài tập giáo viên có thể dạy nâng cao được nhiều
đối tượng học sinh, thu hút được nhiều học sinh học môn sinh học hơn,
C . KẾT LUẬN CHUNG
Giải bài tập quy luật di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc học
tập Sinh học, nó giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo, đồng thời nó góp
phần quan trọng trong việc ôn luyện kiến thức cũ, bổ sung thêm những phần
thiếu sót về lý thuyết và thực hành .
Trong quá trình giảng dạy Môn sinh học tại trường THPT cũng gặp
không ít khó khăn trong việc giúp các em học sinh làm các dạng bài tập quy
luật di truyền, song với lòng yêu nghề, sự tận tâm công việc cùng với một số
kinh nghiệm của bản thân và sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp. Tôi đã kết
hợp giữa hai mặt :"Lý luận dạy học sinh học và thực tiễn đứng lớp của giáo
viên". Chính vì vậy không những từng bước làm cho đề tài hoàn thiện hơn về
mặt lý thuyết, mặt lý luận dạy học mà làm cho nó có tác dụng trong thực tiễn
dạy và học
Trong quá trình thực hiện đề tài này không tránh khỏi sự thiếu sót. Tôi
rất mong được sự quan tâm giúp đỡ, đóng góp chỉ bảo để bản thân tôi được
hoàn thiện hơn trong giảng dạy cũng như SKKN này có tác dụng cao trong
việc dạy và học .
Thạch Thành, ngày10 tháng5 năm 2013
Người thực hiện
Lê Thị Dung
D. TÀI KHẢO LIỆU THAM KHẢO.
1.Các dạng bài tập chọn lọc về di truyền – biến dị.
Lê Đình Trung – NXB GD.
2. Tuyển chọn bài tập di truyền hay và khó.
Vũ Đức Lưu- NXB ĐHQG HN.
3. Đề thi ĐH-CĐ các năm 2008-2009-2010.
Bộ GD&ĐT.
4. Sinh học di truyền và biến dị.
Trần Đức Lợi- Nhà xuất bản trẻ.
5. 1111 Câu hỏi trắc nghiệm sinh học.
NXB ĐHQG HN- Lê Đình Trung.
6. Sinh học 10-11-12 nâng cao.
Đỗ Mạnh Hùng- NXB GD.
7. Bài tập sinh học 12
NXB GD.
8. Phương pháp giải lý thuyết và bài tập trắc nghiệm sinh học 12.
Huỳnh Quốc Thành. NXB ĐHQG HN.
9. Phương pháp giải bài tập sinh học
- Phan Kỳ Nam
MỤC LỤC
Nội dung Trang
A : ĐẶT VẤN ĐỀ
1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN. 2
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3
III. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 3
1. Phân dạng bài tập liên quan đến phép lai 1 tính trạng 3
2. Một số bài tập vận dụng 9
IV.KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 11
1.Giảng dạy thực nghiệm. 11
1.1. Lựa chọn đối tượng, giảng dạy thực nghiệm.
1.2.Kiểm tra đánh giá.
2. Kết quả 11
2.1. Kết quả kiểm tra
2.2. Mức độ gia tăng kiến thức đạt được
C . KẾT LUẬN CHUNG 12
D. TÀI KHẢO LIỆU THAM KHẢO. 13
.
.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH II
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH
NÂNG CAO KĨ NĂNG NHẬN DẠNG
QUY LUẬT DI TRUYỀN VÀ GIẢI NHANH
BÀI TẬP VỀ PHÉP LAI MỘT TÍNH TRẠNG
Người thực hiện: Lê Thị Dung
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
SKKN thuộc môn: Sinh học
THANH HOÁ, NĂM 2013