Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý tỉnh phú thọ tỷ lệ 150 000 từ cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 110 000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.88 MB, 133 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

HOÀNG THANH SẮC

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU NỀN ĐỊA LÝ TỈNH PHÚ THỌ
TỶ LỆ 1/50.000 TỪ CƠ SỞ DỮ LIỆU NỀN ĐỊA LÝ
TỶ LỆ 1/10.000

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

HOÀNG THANH SẮC

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU NỀN ĐỊA LÝ TỈNH PHÚ THỌ
TỶ LỆ 1/50.000 TỪ CƠ SỞ DỮ LIỆU NỀN ĐỊA LÝ
TỶ LỆ 1/10.000
Chuyên ngành

: Bản đồ Viễn Thám & Hệ thông tin Địa lý

Mã số

: 60440201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. ĐINH THỊ BẢO HOA

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân
tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Đinh Thị Bảo Hoa.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này
trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hoàng Thanh Sắc


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Tiến sĩ Đinh Thị Bảo Hoa,
người đã tận tình tạo mọi điều kiện, động viên, hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn
thành tốt luận văn này cũng như trong suốt quá trình học tập.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Địa lý – Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên đã chỉ bảo, dạy dỗ em trong suốt những năm học tập tại trường.
Cuối cùng tôi cũng xin cám ơn bạn bè và gia đình đã luôn bên tôi, cổ vũ và
động viên tôi những lúc khó khăn để có thể vượt qua và hoàn thành tốt luận văn này.
Hoàng Thanh Sắc


MỤC LỤC
CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................................ 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH ......................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, PHỤ LỤC ......................................................... 7
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1-TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG CSDL NĐL ....... 13
1. 1. Tổng quan về cơ sở dữ liệu ....................................................................... 13
1.1.1. Khái niệm về cơ sở dữ liệu...............................................................................13
1.1.2. Khái niệm cơ sở dữ liệu địa lý và các đặc trưng........................................13
1.1.3. Cơ sở dữ liệu nền địa lý - giải pháp hữu hiệu hỗ trợ ra quyết định......13
1.2. Khái quát các vấn đề lý luận trong nghiên cứu xây dựng CSDL NĐL từ
tỷ lệ lớn về tỷ lệ nhỏ. ........................................................................................... 16
1.2.1. Yêu cầu cơ bản khi áp dụng phương pháp khái quát hóa ....................... 16
1.2.2. Các vấn đề chung về khái quát hoá (tổng quát hoá) .................................17
1.2.3. Các dạng khái quát hóa truyền thống .......................................................... 18
1.2.4. TQH bản đồ dạng số ......................................................................................... 19
1.3. Thực trạng CSDL NĐL, bản đồ địa hình quốc gia, văn bản quy định kỹ
thuật, quy phạm xây dựng CSDL nền thông tin địa lý các tỷ lệ 1:50 000. .... 21
1.3.1. Thực trạng bản đồ địa hình quốc gia các tỷ lệ 1:50 000 ........................... 22
1.3.2. Thực trạng dữ liệu NĐL ..................................................................................23
1.4. Thực trạng dữ liệu và tài liệu khác của khu vực nghiên cứu (tỉnh Phú
Thọ). ..................................................................................................................... 27
1.4.1. Tổng hợp CSDL Bản đồ địa hình ..................................................................27
1.4.2. Tổng hợp CSDL Nền địa lý .............................................................................27
1.4.3. Tổng hợp bản đồ hiện trạng sử dụng đất.....................................................27
1.4.4. Tổng hợp báo cáo kết quả đo đạc bản đồ địa chính của tỉnh. .................27
1.5. Các quy định và văn bản pháp lý .............................................................. 28
1.5.1. Chuẩn thông tin địa lý ......................................................................................28
1.5.2. Văn bản quy định kỹ thuật về CSDL NĐL .................................................33
CHƯƠNG 2 - CÁC YẾU TỐ THÀNH TẠO NÊN CSDL NỀN ĐỊA LÝ .......... 35
2.1. Các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội cấu thành nên CSDL nền địa lý35
2.1.1. Vị trí địa lí............................................................................................................35

2.1.2. Địa hình, địa mạo ............................................................................................... 36
2.1.3. Khí hậu.................................................................................................................38
2.1.4. Thuỷ văn ..............................................................................................................38

1


2.1.5. Đặc điểm thổ nhưỡng........................................................................................ 41
2.1.6. Sinh vật.................................................................................................................42
2.1.7. Các yếu tố kinh tế - xã hội ...............................................................................45
2.2. Một số công cụ TQH sử dụng đối với dữ liệu trong ArcGIS .................. 46
CHƯƠNG 3- ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TỔNG QUÁT HÓA BẢN ĐỒ XÂY
DỰNG CSDL NĐL TỶ LỆ 1/50.000 TỪ CSDL NDL 1/10.000 TỈNH PHÚ THỌ 53
3.1. Quy trình xây dựng CSDL NĐL ............................................................... 53
3.1.1. Lựa chọn công nghệ .......................................................................................... 53
3.1.2. Quy trình công nghệ ......................................................................................... 53
3.2. Mô hình cấu trúc CSDL NĐL và các chỉ tiêu TQH trong xây dựng
CSDL .................................................................................................................... 56
3.2.1. Cơ sở đo đạc ........................................................................................................59
3.2.2. Biên giới địa giới ................................................................................................ 59
3.2.3. Địa hình ................................................................................................................61
3.2.4. Thủy văn ..............................................................................................................62
3.2.5. Giao thông ...........................................................................................................66
3.2.6. Dân cư cơ sở hạ tầng ......................................................................................... 68
3.2.7. Phủ bề mặt...........................................................................................................69
3.3. Kết quả của quá trình TQH CSDL NDL từ tỷ lệ 1:10.000 về tỷ lệ
1:50.000 ................................................................................................................ 70
3.2.1. Cơ sở đo đạc ........................................................................................................72
3.3.2. Biên giới địa giới .................................................................................................73
3.3.3. Thủy hệ ................................................................................................................74

3.3.4. Giao thông ...........................................................................................................75
3.3.5. Địa hình ................................................................................................................76
3.3.6. Dân cư cơ sở hạ tầng ......................................................................................... 77
3.3.7. Phủ bề mặt...........................................................................................................78
3.4. Đánh giá chất lượng của quá trình TQH CSDL NĐL tỷ lệ 1:50.000 từ tỷ
lệ 1: 10.000 và điều chỉnh các chỉ tiêu TQH cho các khu vực đặc thù ........... 79
3.4.1. Tính toán các chỉ số đưa vào đánh giá .......................................................... 79
3.4.2. Điều chỉnh các chỉ tiêu TQH cho các khu vực dựa trên các chỉ số: .......80
3.4.3. Dân cư cơ sở hạ tầng (KTXH) ........................................................................88
3.4.4. Giao thông ...........................................................................................................92
3.4.5. Phủ bề mặt...........................................................................................................92
3.5. Xây dựng metadata .................................................................................... 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 94

2


TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 96
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 98

3


CHỮ VIẾT TẮT
CSDL

Cơ sở dữ liệu

GIS


Hệ thông tin địa lý

CNTT

Công nghệ thông tin

NĐL

Nền địa lý



Bản đồ

NCKH

Nghiên cứu khoa học

TQH

Tổng quát hóa

4


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình: 2.1a. Vị trí địa lý của tỉnh Phú Thọ trong khu vực các tính phía bắc ............. 36
Hình 2.1- Mô hình số độ cao tỉnh Phú Thọ tỷ lệ 1/50.000........................................ 38
Hình 2.2 - Ranh giới hành chính huyện của tỉnh Phú Thọ ........................................ 46
Hình 2.3 - Biến đổi không gian và thuộc tính ........................................................... 47

Hình 2.4 - Biểu thị kết quả làm trơn ......................................................................... 48
Hình 2.5- Biểu thị kết quả giản lược hóa .................................................................. 48
Hình 2.6 - Biểu thị kết quả gộp vùng ........................................................................ 49
Hình 2.7 - Biểu thị kết quả điểm ............................................................................... 49
Hình 2.8 - Biểu thị kết quả hợp nhất ......................................................................... 50
Hình 2.9 - Biểu thị kết quả phá đối tượng ................................................................. 50
Hình 2.10 - Biểu thị kết quả phóng đại ..................................................................... 51
Hình 2.11 - Biểu thị kết quả dịch chuyển ................................................................. 51
Hình 3.1 - Sơ đồ quy trình......................................................................................... 54
Hình 3.2 - Mô hình cấu trúc CSDL nền địa lý tỷ lệ 1: 50.000 .................................. 58
Hình 3.3 - Mô hình gói Cơ sở đo đạc........................................................................ 59
Hình 3.4 - Mô hình gói Biên giới địa giới ................................................................ 59
Hình 3.5 - Mô hình gói Địa hình ............................................................................... 61
Hình 3.6 - Mô hình gói Thủy văn ............................................................................. 62
Hình 3.7 - TQH sông dạng vùng về dạng đường ...................................................... 63
Hình 3.8 - TQH Cống giao thông.............................................................................. 64
Hình 3.9 - TQH bãi bồi vào sông .............................................................................. 65
Hình 3.10 - Mô hình gói Giao thông ......................................................................... 66
Hình 3.11 - TQH Đoạn vượt sông suối ..................................................................... 67
Hình 3.12 - TQH Đoạn tim đường qua cầu giao thông ............................................ 68
Hình 3.13 - Mô hình gói Dân cư cơ sở hạ tầng ......................................................... 69
Hình 3.14 - Mô hình gói Phủ bề mặt......................................................................... 70
Hình 3.15 - Cấu trúc chung của CSDL NĐL TL 1/50.000 trên ArcCatalog ............ 71
Hình 3.16 - Kết quả dữ liệu chủ đề Cơ sở đo đạc ..................................................... 72

5


Hình 3.17 - Kết quả dữ liệu chủ đề Biên giới địa giới .............................................. 73
Hình 3.18 - Kết quả dữ liệu chủ đề Thủy hệ ............................................................. 74

Hình 3.19 - Kết quả dữ liệu chủ đề Giao thông ......................................................... 75
Hình 3.20 - Kết quả dữ liệu chủ đề địa hình.............................................................. 76
Hình 3.21 - Kết quả dữ liệu chủ đề Dân cư cơ sở hạ tầng ......................................... 77
Hình 3.22 - Kết quả dữ liệu chủ đề Phủ bề mặt......................................................... 78
Hình 3.23 - Mô hình số độ cao tỉnh Phú Thọ tỷ lệ 1/10.000..................................... 81
Hình 3.24 - Biểu đồ của DEM tỷ lệ 1/10.000 ........................................................... 81
Hình 3.25 - Mô hình số độ cao tỉnh Phú Thọ tỷ lệ 1/50.000..................................... 82
Hình 3.26 - Biểu đồ của DEM tỷ lệ 1/50.000 ........................................................... 82
Hình 3.27 - Kết quả xác định các lưu vực sông của tỉnh Phú Thọ ........................... 83
Hình 3.28 - Lát cắt Lưu vực sông Chảy .................................................................... 85
Hình 3.29 - Lát cắt Lưu vực ngòi Cỏ ........................................................................ 85
Hình 3.30 - Lát cắt Lưu vực ngòi Lao....................................................................... 86
Hình 3.31 - Lát cắt Lưu vực ngòi Cỏ (đã điều chỉnh chỉ tiêu TQH)......................... 86
Hình 3.32 - Lát cắt Lưu vực ngòi Lao (đã điều chỉnh chỉ tiêu TQH) ....................... 87
Hình 3.33- Lát cắt Lưu vực sông Chảy (đã điều chỉnh chỉ tiêu TQH) ..................... 87
Hình.3.34- Biểu đồ so sánh mật độ sông suối giữa 2 tỷ lệ........................................ 88
Hình.3.35 - Biểu đồ so sánh Entropy giao thông tỉnh Phú Thọ .................................... 92
Hình.3.36 - Biểu đồ so sánh Entropy các đối tượng trong Phủ bề mặt tỉnh Phú Thọ.... 92
Hình.3.37- Thành lập siêu dữ liệu Metadata cho khu vực tỉnh Phú Thọ .................. 93

6


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, PHỤ LỤC
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp kết quả xác định lưu vực sông tỉnh Phú Thọ 1/10.000 ... 79
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp kết quả xác định lưu vực sông tỉnh Phú Thọ 1/50.000 ... 80
Bảng 3.3. Bảng tổng hợp hình dạng các lưu vực ...................................................... 84
Bảng 3.4: Bảng tổng hợp kết quả điều chỉnh lại lưu vực tỷ lệ 1/50.000................... 86
Bảng 3.5a. Bảng So sánh chỉ tiêu TQH theo chỉ tiêu BTNMT với chỉ tiêu theo Công
thức Topfer ................................................................................................................ 90

Bảng 3.5b. Bảng So sánh chỉ tiêu TQH theo chỉ tiêu BTNMT với chỉ tiêu theo Công
thức Topfer ................................................................................................................ 91
Phụ lục 1: Các đối tượng địa lý có trong CSDL NĐL 1/10.000 ............................... 98
nhưng không có trong CSDL NĐL 1/50.000 ............................................................ 98
Phụ lục 2: Các đối tượng địa lý có thay đổi về dạng thể hiện không gian của đối
tượng khi chuyển từ CSDL NĐL 1/10.000 lên CSDL NĐL 1/50.000 ..................... 98
Phụ lục 3: Các đối tượng địa lý có trường thuộc tính thể hiện trong CSDL NĐL
1/10.000 nhưng không thể hiện trong CSDL NĐL 1/50.000.................................... 99
Phụ lục 4: Tổng quát hóa hình học và thuộc tính các đối tượng địa lý theo tiêu chí
thu nhận trong mô hình cấu trúc và nội dung CSDL NĐL 1/50.000. ..................... 100

7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bản đồ học là một ngành khoa học nghiên cứu và lập bản đồ các chi tiết bề
mặt của Trái Đất. Trong lịch sử phát triển của bản đồ, đã có những thay đổi căn bản
về khái niệm khi bản đồ được mã hóa trong máy tính và được hiển thị đặc biệt theo
cách hoàn toàn khác đối với các bản đồ trên giấy. Những thuật ngữ khác nhau cũng
đã phản ánh điều này. Từ khái niệm bản đồ số (digital map), khái niệm bản đồ học
máy tính (computer cartography) tới digital cartography là một khái niệm rộng lớn
hơn hàm chứa tất cả các vấn đề về lý luận và thực tiễn của bản đồ học số. Khái niệm
về các tính chất đặc thù của bản đồ cũng thay đổi theo. Trước đây khi nói tới tổng
quát hóa bản đồ, có thể kể tới 5 dạng tổng quát hóa căn bản. Tuy nhiên, khi khái
niệm bản đồ học số ra đời thì để nắm rõ bản chất của tổng quát hóa bản đồ dạng số
cần phải nắm vững 5 thuật ngữ: phân loại, đơn giản hóa, cường điệu hóa, ký hiệu
hóa và nội suy.
Ngày nay bản đồ học đã phát triển thành một ngành khoa học độc lập, liên
quan đến nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Những dấu mốc phát triển của ngành

khoa học bản đồ thường gắn liền với sự phát triển của khoa học máy tính và phần
mềm, chính yếu tố này làm thay đổi về chất trong phương thức sản xuất cũng như
sử dụng bản đồ.
Trước kia bản đồ giấy từng có vai trò vừa là cơ sở dữ liệu (CSDL) thông tin,
vừa là phương tiện truyền đạt thông tin. Ngày nay, cùng với sự phát triển các ứng
dụng của công nghệ bản đồ số và Hệ thống thông tin địa lý (Geographic
Information System - GIS, việc quản lý dữ liệu và trình bày thông tin bản đồ đã có
sự phân chia rõ ràng về mặt vật lý. Khi đặt trong một hệ quản trị CSDL không gian,
bản đồ liên kết với nhau thành một thể thống nhất.
Xây dựng hệ thống thông tin địa lý quốc gia và hệ thống thông tin địa lý
chuyên ngành hiện là xu hướng mà tất cả các nước đều đang hướng tới để phục vụ
cho việc triển khai chính phủ điện tử, giúp cho các nhà quản lý trong việc ra quyết
định đúng đắn về quy hoạch, phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng. Hệ

8


thống thông tin địa lý (GIS) bảo đảm đủ năng lực phục vụ mọi nhu cầu quản lý Nhà
nước, đáp ứng các hoạt động kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, thoả
mãn điều kiện hội nhập quốc tế và phải được xây dựng trên một nền thông tin địa lý
thống nhất theo chuẩn thông tin địa lý cơ sở quốc gia và phù hợp với chuẩn thông
tin địa lý quốc tế.
Trên thực tế, việc khai thác sử dụng CSDL nền địa lý trong từng lĩnh vực,
từng chuyên ngành cụ thể có mức độ chi tiết khác nhau. Đặc biệt đối với cơ sở dữ
liệu nền địa lý tỷ lệ 1:50000 được sử dụng vào hầu hết các các lĩnh vực quản lý,
kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. Cụ thể đối với công tác quy hoạch lãnh thổ, quy
hoạch vùng, khảo sát tài nguyên và đánh giá, phòng chống thiên tai và giảm nhẹ, hệ
thống ứng phó khẩn cấp công cộng để cung cấp thông tin địa lý cơ bản, làm nền
tảng tích hợp các loại số liệu thống kê kinh tế văn hóa hỗ trợ tốt hơn cho các nhà
lãnh đạo ra các quyết định, … Tuy nhiên, hầu như các tỉnh trên cả nước cũng như

tỉnh Phú Thọ chưa có CSDL nền địa lý tỷ lệ 1:50000 hoàn chỉnh. Do vậy, việc xây
dựng CSDL nền địa lý tỷ lệ 1:50000 đảm bảo độ chính xác, tính nhất quán về nội
dung và chất lượng dữ liệu nền để phục vụ cho các ứng dụng của các Bộ, ngành, địa
phương trong cả nước, hướng tới việc triển khai thành lập “Cơ sở hạ tầng không
gian quốc gia Việt Nam - VNSDI”, có vai trò rất quan trọng trong điều kiện hiện
nay nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO; là một yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết, là một
nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng quản lý kinh tế xã hội tài nguyên môi
trường, quốc phòng an ninh của tỉnh Phú Thọ nói riêng và trên cả nước nói chung.
Cần bổ sung yêu cầu về CSDL NĐL phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội
và bảo vệ môi trường tỉnh Phú Thọ
Xuất phát từ những nhu cầu thực tế trên, tôi chọn đề tài: “Xây dựng cơ sở dữ
liệu nền địa lý tỉnh Phú Thọ tỷ lệ 1/50.000 từ cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ
1/10.000” .
2. Mục tiêu của đề tài
- Xây dựng CSDL nền địa lý tỷ lệ 1: 50.000 từ tỷ lệ 1: 10.000 tỉnh Phú Thọ
bằng các phương pháp tổng quát hoá

9


3. Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý tỉnh Phú Thọ tỷ lệ 1:50.000 từ cơ sở
dữ liệu 1:10.000 đặt ra các nhiệm vụ chính như sau:
- Tổng quan các vấn đề liên quan đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý
(về chuẩn thông tin, mô hình cấu trúc CSDL và CSDL hiện hành).
- Nghiên cứu, phân tích các yếu tố cấu thành cơ sở dữ liệu nền địa lý.
- Nghiên cứu xây dựng mô hình cấu trúc nền địa lý từ tỷ lệ 1/10.000 sang tỷ lệ
1/50.000.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý tỉnh Phú Thọ tỷ lệ 1:50.000 từ cơ sở dữ
liệu 1:10.000.

- Đánh giá chất lượng TQH CSDL
- Hoàn thiện và xây dựng metadata.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi lãnh thổ: Khu vực nghiên cứu là tỉnh Phú Thọ.
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa
lý tỷ lệ 1/50.000 từ CSDL ĐL tỷ lệ 1: 10.000 tỉnh Phú Thọ bao gồm 7 lớp thông tin
do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS)
Phương pháp bản đồ: công việc chuẩn bị bản đồ cho nghiên cứu xây dựng cơ
sở dữ liệu bắt đầu từ việc thu thập, biên tập hay xây dựng các bản đồ chuyên đề, xây
dựng hệ thống thông tin thuộc tính đính kèm với từng đối tượng.
Phương pháp bản đồ là phương pháp trực quan, truyền thống để thể hiện sự
phân bố không gian lãnh thổ.

Ngày nay nhờ có ứng dụng công nghệ tin học, phương pháp bản đồ
truyền thống còn được hỗ trợ bởi hệ thông tin địa lý, nhất là trong phân tích
và biến đổi thông tin, phân tích mô hình hoá không gian nhằm trả lời các bài
toán địa lý và thành lập các bản đồ đánh giá tổng hợp.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng các phần mềm:

10


- Phần mềm ArcGIS 10.1 phục vụ tổng quát hóa CSDL NĐL 1/50.000 từ
CSDL NĐL 1/10.000;
- Tools tổng quát hóa CSDL NĐL hỗ trợ tổng quát hóa CSDL NĐL 1/50.000
từ CSDL NĐL 1/10.000 một cách bán tự động;
- Phần mềm VMPEDITOR phục vụ xây dựng Metadata;
- Phần mềm Microsoft Office Visio phục vụ xây dựng mô hình vật lý, mô

hình logic cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1/50.000. Sau khi thiết kế xong sẽ xuất sang
khuôn dạng XML để nhập vào phần mềm ArcGIS.
5.2. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu và các công trình đã công bố
Căn cứ vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu, đề tài đã tiến hành thu thập các
nguồn tài liệu, số liệu, báo cáo, các bản đồ và các thông tin liên quan đến vấn đề nghiên
cứu, đánh giá bản đồ nền Tỉnh Phú Thọ.
Do các tài liệu, số liệu thu thập từ nhiều nguồn khác nhau vì vậy cần chuẩn
hóa để đảm bảo tính đồng bộ về thời gian, đơn vị…Sau đótiến hành phân tích, tổng
hợp, lựa chọn và xử lý biên tập lại. Các dữ liệu trên sau khi được chuẩn hóa, xử lý,
phân tích sẽ là cơ sở cho quá trình nghiên cứu đánh giá bản đồ nền.
5.3. Phương pháp phân tích hệ thống
Phân tích hệ thống (System Analysis) là việc nghiên cứu lĩnh vực vấn đề
nghiệp vụ để đề xuất các cải tiến và xác định các yêu cầu nghiệp vụ cũng như thứ tự
ưu tiên cho giải pháp.Phân tích hệ thống giữa TQH DEM và các vấn đề TQH lưu
vực sông (hệ thống sông, hình dáng lưu vực) để đảm bảo chúng cùng tồn tại và
chỉnh hợp với nhau. Tính hệ thống giữa đặc điểm kinh tế - xã hội và các đối tượng
kinh tế - xã hội được TQH trong một đơn vị hành chính cũng cần đặt trong cùng
một hệ thống để đánh giá về mức độ phù hợp của chúng.
5.4. Phương pháp chuyên gia
Nhiệm vụ của đề tài liên quan đến nhiều vấn đề chuyên ngành khác. Cần
thông qua ý kiến chuyên gia về luận cứ khoa học, giải pháp tổng thể trong quá trình
thiết kế, xây dựng CSDL.
6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn

11


6.1. Ý nghĩa khoa học
Những kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần xây dựng cơ sở khoa học
trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý từ cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ lớn

thông qua TQH.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở dữ liệu nền chung cho việc hoạch định
phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất trong đó có các kế hoạch phát
triển xây dựng Cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, phát triển các ngành kinh tế như
công nghiệp, nông nghiệp, năng lượng v.v...
7. Cơ sở dữ liệu, tài liệu để thực hiện luận văn
-

Cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1/10.000 tỉnh Phú Thọ

-

Bản đồ địa hình tỉnh Phú Thọ tỷ lệ 1/10.000

-

Dự án Xây dựng hệ thống quản lý CSDL NĐL Quốc gia và Cơ sở dữ liệu Đo

đạc bản đồ
-

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở được ban hành

theo Thông tư 02/2012/TT-BTNMT ngày 19 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường.
-

Mô hình cấu trúc, nội dung cơ sở dữ liệu nền địa lý 1:50.000 được ban hành


theo Thông tư số 20/2014/TT-BTNMT ngày 24 tháng 04 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
Hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 được ban
hành kèm theo Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20 tháng 6 năm 2001
Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường).
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phân mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Tổng quan các vấn đề về xây dựng Cơ sở dữ liệu nền địa lý
Chương 2: Các yếu tố thành tạo nên Cơ sở dữ liệu nền địa lý
Chương 3: Ứng dụng phương pháp tổng quát hoá ban đồ xây dựng Cơ sở dữ liệu
nền địa lý tỷ lệ 1: 50.000 từ Cơ sở dữ liệu nền địa lý 1: 10.000

12


CHƯƠNG 1-TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG CSDL NĐL
1. 1. Tổng quan về cơ sở dữ liệu
1.1.1. Khái niệm về cơ sở dữ liệu
Dữ liệu được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ theo một cấu trúc nào đó để có
thể phục vụ cho nhiều người sử dụng với nhiều mục đích khác nhau gọi là cơ sở dữ
liệu (CSDL).
1.1.2. Khái niệm cơ sở dữ liệu địa lý và các đặc trưng
1.1.2.1. Khái niệm cơ sở dữ liệu địa lý
Cơ sở dữ liệu địa lý là tập hợp có tổ chức hợp lý các thông tin về các đối
tượng địa lý có quan hệ với nhau được sắp xếp theo những nguyên tắc và cấu trúc
đã được xác định từ trước, điều khiển nhau và lưu trữ như một đơn vị thống nhất
trong các thiết bị lưu trữ như đĩa cứng, băng từ.
Cơ sở dữ liệu địa lý là một hợp phần cơ bản của Hệ thống thông tin địa lý
(GIS), được tổ chức, lưu trữ, khai thác và sử dụng theo một mục đích cụ thể trong

GIS.
1.1.2.2. Các đặc trưng của cơ sở dữ liệu địa lý
Đặc điểm nổi trội của CSDL địa lý là nó bao gồm các thông tin đã được sắp
xếp và gắn bó với một lãnh thổ nhất định.
CSDL địa lý được tổ chức theo kiểu quan hệ, trong đó số liệu được lưu trữ,
sắp xếp theo các bảng ghi chứa các đối tượng và các giá trị thuộc tính.
Cơ sở dữ liệu địa lý là một Cơ sở dữ liệu đặc biệt gồm các dữ liệu về vị trí,
hình dạng không gian của các đối tượng địa lý được thể hiện dưới dạng điểm,
đường, vùng, ô vuông (pixel) với các giá trị thuộc tính phi không gian của chúng
1.1.3. Cơ sở dữ liệu nền địa lý - giải pháp hữu hiệu hỗ trợ ra quyết định
CSDL địa lý là tập hợp có tổ chức hợp lý các thông tin về các đối tượng địa
lý có quan hệ với nhau được sắp xếp theo những nguyên tắc và cấu trúc đã được xác
định từ trước, điều khiển nhau và lưu trữ như một đơn vị thống nhất trong các thiết
bị lưu trữ như đĩa cứng, băng từ.

13


CSDL địa lý là một hợp phần cơ bản của Hệ thống thông tin địa lý (GIS),
được tổ chức, lưu trữ, khai thác và sử dụng theo một mục đích cụ thể trong GIS.
CSDL địa lý là một CSDL đặc biệt gồm các dữ liệu về vị trí, hình dạng không gian
của các đối tượng địa lý được thể hiện dưới dạng điểm, đường, vùng, ô vuông
(pixel) với các giá trị thuộc tính phi không gian của chúng.(lặp với mục đặc trưng)
Đặc điểm nổi trội của CSDL địa lý là nó bao gồm các thông tin đã được sắp
xếp và gắn bó với một lãnh thổ nhất định. CSDL địa lý được tổ chức theo kiểu quan
hệ, trong đó số liệu được lưu trữ, sắp xếp theo các bảng ghi chứa các đối tượng và
các giá trị thuộc tính.
Với các đặc điểm nêu trên, CSDL địa lý đáp ứng cung cấp thông tin và trợ
giúp lập kế hoạch, quy hoạch, dự báo phát triển lãnh thổ - một trong những nhiệm
vụ quan trọng của QLHC: CSDL địa lý chứa đựng CSDL về các đối tượng địa lý tự

nhiên và Kinh tế - xã hội theo lãnh thổ, từ đó cho phép đánh giá tổng hợp và chuyên
ngành các yếu tố địa lý được chính xác và khách quan thuận lợi, nhanh chóng, cho
phép xây dựng các phương án khác nhau.
Từ CSDL địa lý có thể thành lập các bản đồ một cách tự động và hiệu quả.
CSDL địa lý là mô hình không gian của lãnh thổ, tích hợp các thông tin đa
dạng về nội dung theo lãnh thổ, là một trong những công cụ hỗ trợ quản lý hiệu quả.
* CSDL địa lý – phương thức thể hiện trực quan thông tin địa lý
CSDL địa lý được định nghĩa là mô hình thu nhỏ của thế giới thực trên cơ sở
toán học nhất định, sử dụng hệ thống ký hiệu để diễn đạt nội dụng một cách có chọn
lọc và khái quát.
CSDL địa lý là một phương thức giúp thể hiện và nhận thức thông tin trong
thế giới thực một cách hiệu quả bởi vì: bản đồ xây dựng với cơ sở toán học nên đảm
bảo tính chính xác và khả năng đo được của bản đồ; Bản đồ là mô hình thu nhỏ giúp
nhìn toàn bộ, bao quát một khu vực nghiên cứu. Việc sử dụng hệ thống ký hiệu để
diễn đạt giúp ta nhận thức nội dung bản đồ trở nên nhanh chóng, đơn giản, trực
quan hóa, hiệu quả hơn; Khái quát hóa là một đặc trưng quan trọng của bản đồ,

14


nhằm làm nổi rõ những vấn đề chính, tăng giá trị thông tin, giúp người đọc có cái
nhìn sâu sắc hơn về đối tượng, sự việc.
Mô hình CSDL địa lý không chỉ phản ánh hình thức bên ngoài mà cả bản
chất bên trong của các hiện tượng, ghi nhận và hệ thống hóa tri thức và các quy luật
không gian, giúp truyền đạt, cảm nhận và nhận thức nhanh, đúng về thông tin.
Để thể hiện thông tin trên CSDL địa lý gồm các giai đoạn: khảo sát, nắm
vững, tổng hợp và thể hiện dữ liệu.
Như vậy CSDL địa lý được dùng trong nhiều lĩnh vực trong đó có quản lý
hành chính – một lĩnh vực cần đến rất nhiều dữ liệu thuộc nhiều ngành.
* CSDL địa lý - phương thức phân tích, dự báo, quy hoạch

CSDL địa lý cho phép nhận biết sự phân bố của đối tượng và mối quan hệ
qua lại giữa chúng. Đặc biệt bản đồ số cho phép phóng to, thu nhỏ, phân tích phân
bố không gian của hiện tượng thuận tiện.
CSDL địa lý cho phép thực hiện các phép đo đạc, triết tách thông tin, định
hướng như độ dài, góc, diện tích,…Cho phép phân tích không gian bởi các thông tin
trên bản đồ được gắn với tọa độ không gian của thể giới thực. Vì vậy, có thể thực
hiện các phân tích không gian như: tìm kiếm trong phạm vi, xác định phạm vi ảnh
hưởng, nội suy để xác lập khuynh hướng phân bố hiện tượng,…mà kết quả sẽ là
những thông tin hữu ích trong việc trợ giúp ra quyết định.
CSDL địa lý cho phép phân tích, đối sánh: Khi sử dụng nhiều bản đồ với các
chủ đề khác nhau được xây dựng cùng thời điểm, ta có thể phân tích phân tích mối
quan hệ giữa các chỉ tiêu, nội dung động thái và thứ bậc hoạt động, từ đó có thể rút
ra được quy luật, cách giải thích về những hiện tượng hoặc tìm ra những vùng thỏa
mãn điều kiện cho trước.
Khi sử dụng CSDL địa lý cùng một chủ đề xây dựng ở những thời điểm khác
nhau ta có thể thu nhận được các giá trị của các hiện tượng, quá trình, nhìn chúng
trong mối quan hệ và sự tiến hóa theo thời gian để chỉ ra xu hướng nhờ đó đưa ra
được các dự báo, khuynh hướng phân bố mới trong không gian.

15


Từ CSDL địa lý có thể xây dựng đồ thị, biểu đồ, khi kết hợp nhiều biểu đồ ở
các thời điểm khác nhau, có thể so sánh và nhìn được các động thái ở dạng ba chiều.
Có thể sử dụng bản đồ như mô hình thay thế: đây là ưu thế của bản đồ, cho
phép thực hiện những “thí nghiệm” trên mô hình, các “phép thử” trước khi đưa ra
quyết định để giảm thiểu về người, tiền của, công sức, thời gian,…
Với sự phát triển công nghệ bản đồ số, người sử dụng không chỉ tương tác
với bản đồ mà là cả với dữ liệu bên trong bản đồ đó nữa. Ngoài ra, ngày nay với các
chức năng như hỗ trợ việc thực hiện các phép phân tích, dự báo đơn giản hơn rất

nhiều. Đó chính là tiền đề cho việc đưa công cụ CSDL địa lý vào sử dụng rộng rãi,
trở thành công cụ hỗ trợ quản lý hành chính, hỗ trợ việc đề xuất những quyết định
quan trọng trong kinh tế quốc dân liên quan tới quy hoạch, khai thác lãnh thổ, phát
triển các tổng thể sản xuất lãnh thổ, bảo vệ tài nguyên và môi trường. Tuy nhiên,
CSDL địa lý không thay thế, không quyết định mà chỉ là công cụ hỗ trợ ra quyết
định.
1.2. Khái quát các vấn đề lý luận trong nghiên cứu xây dựng CSDL NĐL từ tỷ
lệ lớn về tỷ lệ nhỏ.
1.2.1. Yêu cầu cơ bản khi áp dụng phương pháp khái quát hóa
Điều kiện đặc biệt quan trọng đầu tiên là sự hiểu biết bản chất các đối tượng,
hiện tượng và khái quát hóa phải tuân theo những yêu cầu của phép biện chứng duy
vật. Trước hết phải tính đến các quan hệ:
- Giữa các đối tượng của một trong những yếu tố nội dung;
- Giữa các yếu tố khác nhau của nội dung;
- Giữa các yếu tố của một bản đồ và của các bản đồ cùng loại khác nhau;
- Có tính đến sự phát triển của hiện tượng;
Khái quát hóa đảm bảo tính chính xác hình học không mâu thuẫn với yêu cầu
về tương quan địa lý.
Khái quát hóa đảm bảo sự phù hợp về mặt địa lý. Yêu cầu sao cho bản đồ phải
phản ánh được hiện thực trong những nét chủ yếu, điển hình, biểu hiện đúng các
quan hệ tương hỗ các đặc điểm địa lý của hiện thực.

16


1.2.2. Các vấn đề chung về khái quát hoá (tổng quát hoá)
Tổng quát hóa (TQH) bản đồ là phương pháp đặc biệt để lựa chọn và khái quát
các yếu tố nội dung bản đồ, nhằm phản ánh lên bản đồ một bộ phận mặt đất các nét
đặc trưng, những nét cơ bản, điển hình của đối tượng, hiện tượng và mối liên hệ
giữa chúng sao cho đúng quy luật tự nhiên, kinh tế xã hội và phù hợp với mục đích,

chủ đề và tỷ lệ bản đồ.
Mục đích của TQH nhằm lựa chọn giữ lại các yếu tố chủ yếu, quan trọng và
cần thiết khi thu nhỏ các hình ảnh của mặt đất lên một bản đồ (CSDL) theo một tỷ
lệ nhất định mà vẫn đảm bảo phản ánh đúng bản chất của các đối tượng địa lý trên
mặt đất về lượng, chất và hình dạng cũng như mối quan hệ có tính quy luật giữa
chúng. Vì vậy, TQH giải quyết được mâu thuẫn giữa tính vô hạn của các yếu tố trên
mặt đất và tính có hạn và đơn giản với các phương pháp biểu thị trên bản đồ.
Nguyên tắc của TQH xuất phát từ nghiên cứu bản chất của các đối tượng, hiện
tượng và mối tương quan giữa chúng. Đó là: Sự đầy đủ về nội dung bản đồ, trình tự
tổng quát hóa và sự thống nhất.
Tính đầy đủ của nội dung là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của
TQH. Để đạt được việc này một cách trọn vẹn rất khó. Nội dung đầy đủ là phải đảm
bảo vừa chi tiết nhưng lại phải vừa trực quan dễ đọc. Do vậy khi xây dựng các chỉ
tiêu thu nhận đối tượng địa lý cần phải xây dựng theo trình tự mức độ quan trọng và
mức độ độ lớn cho đến khi đảm bảo trực quan dễ đọc thì dừng lại. Độ chi tiết và đầy
đủ của nội dung chỉ có thể đạt được khi phân tích hiểu rõ các đặc trưng, mối quan
hệ giữa chúng, phân loại các đối tượng địa lý theo đúng bản chất của đối tượng và
hiện tượng.
Tính hệ thống cũng rất quan trọng khi xây dựng các chỉ tiêu biểu thị. Đó là sự
biểu thị lên bản đồ các đối tượng và hiện tượng với mối tương quan thực tế. Ví dụ:
mối tương quan giữa các yếu tố hình thái địa hình với mạng lưới sông suối trên thực
tế. Một mặt cấu trúc hình thái địa hình và độ nghiêng của mặt đất phối hợp với đặc
điểm khí hậu khu vực tạo nên các lưu vực sông. Mặt khác, đặc điểm các con sông,
mạng lưới sông làm thay đổi và hình thành nên hình thái địa hình. Từ mối quan hệ

17


này nảy sinh ra sự thống nhất hình vẽ giữa mạng lưới sông và các khe mon khi biểu
thị đường bình độ trên bản đồ (CSDL). Sự thống nhất còn thể hiện cả trên các bản

đồ cùng thể loại và cả trên các bản đồ cùng thể loại nhưng khác nhau tỷ lệ và ngay
cả trên các bản đồ khác nhau. Các đối tượng đưa lên bản đồ tỷ lệ lớn cũng phải là
các đối tượng đưa lên bản đồ tỷ lệ nhỏ hơn (kích thước và hình dáng cùng đối tượng
địa lý được biểu thị cơ bản phải đúng đặc trưng, bản chất như trên thực tế).
Các đối tượng, hiện tượng địa lý luôn luôn có mối quan hệ tương quan tương
hỗ lẫn nhau, do đó khi TQH cần phải dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học khía cạnh
bản chất của hiện tượng để lựa chọn và khái quát hợp lý. Khi TQH, nếu khái quát
quá sẽ làm nghèo nội dung bản đồ, còn nếu dữ lại nhiều yếu tố quá sẽ làm rối bản
đồ, yếu tố phụ làm nhiễu các yếu tố chính làm người đọc khó phát hiện quy luật
phát triển của hiện tượng.
1.2.3. Các dạng khái quát hóa truyền thống
Theo lý thuyết bản đồ học của Xalixep, tổng quát hóa bản đồ thể hiện ở các
dạng sau:
* Sự tổng quát hóa hình dạng
Dạng phổ biến nhất là TQH hình dạng. Dạng TQH này cũng thường đuợc áp
dụng đối với các đối tượng có dạng kéo dài hay đường bao (như sông, bình độ,
đường giao thông, địa giới, biên giới, ranh giới…) - đối tượng đường (line). Biểu
hiện của dạng này là sự đơn giản hóa có suy tính hình dạng mặt bằng của đối tượng
(độ dài, diện tích) trong đó vẫn đảm bảo được đặc trưng của đối tượng và làm sáng
tỏ những dấu hiệu cần thiết của nó. Giải quyết nhiệm vụ này đôi khi phải cần đến
các chỉ tiêu phóng to một số chi tiết, một sự cường điệu hóa nào đó trong biểu thị.
Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản cần xác định cho dạng TQH này là: hệ số uốn cong, kích
thước và hình dạng góc ngoặt..
* Sự tổng quát hóa các đặc điểm định lượng
Bao gồm việc mở rộng các khoảng chia mà trong đó không phản ánh mức độ
biến đổi của chỉ số định lượng có tính đặc trưng cho đối tượng.

18



Dạng TQH này biểu hiện khi xây dựng Danh mục đối tượng địa lý trên cơ sở
từ các tỷ lệ lớn và được biểu hiện trong việc xác định các chỉ tiêu thu nhận đối
tượng từ bản đồ 10 000 về bản đồ 1:50 000.
* Sự tổng quát hóa theo các đặc điểm định tính
Có mục đích giảm bớt những khác biệt về chất lượng ở thể loại các đối tượng
(giảm số lượng biểu, loại): thứ nhất thay thế sự phân loại chi tiết bằng những phân
loại tổng quát hơn (ví dụ thay thế biểu thị chi tiết rừng đặc dụng, rừng sản xuất,
rừng dự phòng bẳng biểu thị đối tượng rừng); thứ hai loại bỏ các những bậc phân
cấp thấp.
1.2.4. TQH bản đồ dạng số
* Sự chọn lọc các đối tượng được thể hiện áp dụng khi lập Danh mục các đối
tượng địa lý và xác định các thuộc tính của chúng.
Tức là giới hạn nội dung bản đồ, danh mục đối tượng địa lý ở những đối tượng
cần thiết và loại bỏ những đối tượng khác. Bản đồ bao giờ cũng phản ánh một khía
cạnh của hiện thực và trong số các đối tượng được đưa lên bản đồ chỉ giữ lại các đối
tượng quan trọng tùy vào mục đích, đề tài, tỷ lệ và đặc diểm khu vực địa lý. Những
tiêu chuẩn tối thiểu nhiều khi được xác định bởi đặc tính định lượng hoặc định tính.
Xuất phát từ mục đích, tỷ lệ bản đồ để xác định các chỉ tiêu này. Cũng có thể xây
dựng định mức các chỉ tiêu lựa chọn chỉ rõ tiêu chuẩn đại diện của các đối tượng
tương ứng với mật độ của chúng.
* Sự chuyển hóa từ những đối tượng (khái niệm) đơn giản đến những tập hợp
hoặc những đối tượng phức tạp hơn (khái niệm tổng quát hóa bậc cao hơn)
* Dạng cuối cùng của TQH là thay thế các đối tượng riêng biệt (khái niệm
đơn giản) bằng các dấu hiệu tập hợp (khái niệm tổng quát bậc cao)
1.2.5. Kiểm soát chất lượng TQH bằng chỉ số
* Phép đo Miller
Một tiếp cận phổ biến để đo đạc hình dạng là thiết lập một hình tham chiếu
đặc biệt và so sánh xem hình được đo sẽ khác như thế nào với nó. Thường thì hình
tham chiếu là hình tròn vì hình tròn là hình nhỏ gọn có hai chiều. Điều đó có nghĩa


19


là bất kỳ hình nào có diện tích bằng với vòng tròn đều có chu vi lớn hơn hình tròn.
Một phép đo kiểu này là phép đo Miller được xây dựng để nghiên cứu hình dạng
của mạng lưới dòng chảy trong lưu vực.
Trong phép đo Miller, hình dạng của lưu vực (C) là tỉ số giữa diện tích của
lưu vực (Ab) và diện tích của vòng tròn có cùng chu vi (Ac) có nghĩa là C=Ab/Ac.
Với cách này, tra cứu hình dạng lưu vực có giá trị từ gần 0 trong trường hợp lưu
vực trải dài, tới 1 trong trường hợp lưu vực có dạng hình tròn hoàn hảo (hình a).
Trong khi miền giá trị đem lại một chỉ số tra cứu rất thuận tiện, phép đo Miller cũng
gặp phải những vấn đề. Đó là các giá trị được dùng để tính toán trong bảng tra cứu
đều dựa trên diện tích và chu vi của hai hình mà không từ hình dáng trực tiếp của
nó. Kết quả là nhiều hình dạng có thể có cùng chỉ số tra cứu (hình b).

* Chỉ số chỉ định tính bất định Entropy:

ni: số lượng cá thể của loài thứ i trong mẫu
N: tổng số lượng cá thể của tất cả các loài có trong mẫu
Sử dụng số lần xuất hiện của các đơn vị trong một khu vực (ví dụ như trong
một zone quy hoạch) để tính toán sự manh mún, sự tập trung co cụm của các thửa.

20


* Nguyên tắc Topfer
Nguyên tắc này chỉ ra mối liên quan giữa mức độ tổng quát hóa và tỷ lệ bản đồ
:

Trong đó : ns : Số lượng địa vật trên bản đồ tài liệu.

nc : Số lượng địa vật bản đồ thành lập.
Sc: Mẫu số tỉ lệ ở bản đồ tài liệu
Ss: Mẫu số tỉ lệ ở bản đồ thành lập
1.2.6. Quy trình chung thực hiện TQH từ CSDL NĐL tỷ lệ 1:10.000
thành tỷ lệ 1:50.000

Danh mục đối tượng địa lý 1: 10.000

Tái cấu trúc dữ liệu
Tổng quát hoá

Đánh giá chất lượng TQH

Xây dựng Metadata

Cơ sở dữ liệu nền địa lý 1: 50.000
1.3. Thực trạng CSDL NĐL, bản đồ địa hình quốc gia, văn bản quy định kỹ
thuật, quy phạm xây dựng CSDL nền thông tin địa lý các tỷ lệ 1:50 000.

21


×