SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT TAM ĐẢO
----------
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG ÔN THI ĐH
MÔN: ĐỊA LÍ
CHUYÊN ĐỀ:
“ MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI ÔN LUYỆN BÀI THIÊN
NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA – ĐỊA LÍ 12
Người viết: Lăng Thị Thanh Hoài
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: THPT Tam Đảo
Năm học 2013 - 2014
1
Chuyên đề bồi dưỡng ôn thi ĐH
Môn: Địa lí
“MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI ÔN LUYỆN BÀI THIÊN NHIÊN
NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA – ĐỊA LÍ 12”
- Tác giả chuyên đề: Lăng Thị Thanh Hoài
- Chức vụ: Giáo viên
- Đơn vị công tác: THPT Tam Đảo
- Đối tượng học sinh bồi dưỡng: Học sinh lớp 12
- Số tiết bồi dưỡng: 06 tiết.
PHẦN MỞ ĐẦU
Để làm bài thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học – Cao đẳng môn Địa lí đạt
kết quả cao, một trong những vấn đề rất quan trọng đó là nhận dạng chính xác các câu
hỏi trong đề thi. Nhiều thí sinh sau khi bước ra khỏi phòng thi thường rất lạc quan với
bài làm của mình, nhưng lại thất vọng khi nhận được giấy báo điểm. Vì sao lại như
vậy? Hiện nay hệ thống các câu hỏi trong đề thi rất đa dạng. Cùng một nội dung kiến
thức nhưng có thể có nhiều cách hỏi khác nhau. Nếu thí sinh không có kĩ năng làm
bài sẽ dấn đến bị lạc đề, từ đó kết quả đạt được không cao.
Trong đề thi tuyển sinh môn Địa lí những năm gần đây, thường gặp các dạng câu
hỏi lí thuyết chủ yếu sau:
- Dạng trình bày.
- Dạng chứng minh.
- Dạng so sánh.
- Dạng giải thích.
Do thời gian có hạn, tôi xin trình bày một số dạng câu hỏi thường gặp trong đề
thi nhiều năm nay của phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12, đó là bài “ Thiên nhiên nhiệt
đới ẩm gió mùa”.
2
PHẦN NỘI DUNG
I. MỤC TIÊU VỀ KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG
1. Mục tiêu về kiến thức
Sau bài học, học sinh cần:
- Hiểu và trình bày được các đặc điểm cơ bản của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Phân tích được nguyên nhân hình thành nên đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Hiểu được tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến các thành phần tự
nhiên khác và cảnh quan thiên nhiên.
- Biết được biểu hiện của đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa trong các thành phần
tự nhiên: địa hình, sông ngòi, đất và hệ sinh thái rừng.
- Hiểu được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến các mặt hoạt
động sản xuất và đời sống.
2. Mục tiêu về kĩ năng
- Biết phân tích biểu đồ khí hậu.
- Biết phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố hình thành và phân hóa khí hậu.
- Biết phân tích mối quan hệ tác động giữa các thành phần tự nhiên tạo nên tính
thống nhất của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Khai thác kiến thức từ bản đồ khí hậu, bản đồ Địa lí tự nhiên và Átlat Địa lí
Việt Nam.
- Vận dụng các kiến thức đã học để làm bài thi.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm:
a. Tính chất nhiệt đới:
- Tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm.
- Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 200 C (trừ vùng núi cao);
- Tổng lượng nhiệt hoạt động trong năm từ 80000C - 10000 0C;
- Số giờ nắng tuỳ nơi từ 1400 - 3000 giờ/năm.
b. Lượng mưa, độ ẩm lớn:
- Lượng mưa trung bình năm lớn: 1500 - 2000mm. Mưa phân bố không đều, ở
các khối núi cao và sườn đón gió có thể lên tới 3500 - 4000mm.
- Độ ẩm không khí cao trên 80%, cân bằng ẩm luôn dương.
c. Gió mùa:
c.1. Gió mùa mùa đông:
3
* Gió mùa Đông Bắc
- Thời gian: từ tháng XI đến tháng IV năm sau.
- Nguồn gốc: từ trung tâm cao áp lạnh Xibia.
- Hướng gió: Đông Bắc.
- Phạm vi tác động: miền Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra).
- Tính chất:
+ Nửa đầu mùa đông: lạnh và khô.
+ Nửa sau mùa đông: lạnh, ẩm, có mưa phùn.
* Gió Tín phong bán cầu Bắc:
Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng đông bắc,
gây mưa cho ven biển Trung Bộ, mùa khô cho Nam Bộ và Tây Nguyên.
c.2. Gió mùa mùa hạ
- Thời gian: Từ tháng V đến tháng X.
- Hướng gió: Tây Nam.
- Phạm vi hoạt động: cả nước.
- Nguồn gốc và tính chất:
+ Đầu mùa hạ: khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương thổi vào gây mưa lớn
cho Nam Bộ và Tây Nguyên, khô nóng cho Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc.
+ Giữa và cuối mùa hạ: gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán
cầu Nam (ở miền Bắc là gió mùa Đông Nam) nóng ẩm, gây mưa cho cả nước.
* Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa đã tạo nên sự phân chia mùa
khí hậu khác nhau giữa các khu vực.
2. Các thành phần tự nhiên khác
a. Địa hình
- Xâm thực mạnh ở miền đồi núi:
+ Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá.
+ Hiện tượng đất trượt, đá lở, các hang động ngầm, suối cạn, thung khô.
+ Tại các vùng thềm phù sa cổ, địa hình bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung
lũng rộng.
- Bồi tụ nhanh ở vùng châu thổ hạ lưu sông: Đồng bằng sông Hồng và Đồng
bằng sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.
Quá trình xâm thực – bồi tụ là quá trình chính trong sự biến đổi của địa hình
Việt Nam hiện tại.
4
b. Sông ngòi
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc: 2360 con sông có chiều dài trên 10km, dọc bờ
biển cứ đi 20km lại gặp một cửa sông.
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa: tổng lượng nước 839 tỉ m 3/năm; tổng lượng
phù sa khoảng 200 triệu tấn/năm.
- Chế độ nước theo mùa: mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng
với mùa khô, chế độ nước thất thường do chế độ mưa thất thường.
c. Đất
- Quá trình feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta, đất có màu đỏ
vàng, chua, nghèo dinh dưỡng.
- Đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta.
d. Sinh vật
- Tiêu biểu là hệ sinh thái rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
- Thành phần các loài động, thực vật nhiệt đới chiếm ưu thế.
- Cảnh quan tiêu biểu là hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên
đất feralit.
3. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và
đời sống
a. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
- Phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi,
phát triển mô hình nông - lâm kết hợp...
- Khó khăn: Lũ lụt, hạn hán, khí hậu và thời tiết không ổn định, dịch bệnh...
b. Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống
- Thuận lợi phát triển các ngành lâm nghiệp, thuỷ sản, giao thông vận tải, du
lịch...và đẩy mạnh hoạt động khai thác, xây dựng... nhất là vào mùa khô.
- Khó khăn:
+ Các hoạt động giao thông, vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác... chịu ảnh
hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông.
+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản.
+ Các thiên tai như mưa bão, lũ lụt, hạn hán; các hiện tượng thời tiết bất thường
như dông, lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng...
+ Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.
III. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN LUYỆN
1. Các câu hỏi dạng trình bày
5
- Các câu hỏi dạng trình bày được nhận biết qua các từ hoặc cụm từ như “trình
bày”, “phân tích”, “nêu” hoặc “như thế nào”, “thế nào”, “gì”…
- Đây là dạng câu hỏi dễ nhất, chủ yếu chỉ yêu cầu trình bày lại kiến thức. Đối
với dạng này, thí sinh cần hiểu và nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.
Tiếp theo, căn cứ vào câu hỏi sắp xếp (đôi khi cả chọn lọc) các kiến thức cơ bản sao
cho phù hợp nhằm giúp cho bài làm đúng trọng tâm và thêm mạch lạc.
- Việc giải các câu hỏi dạng trình bày cần được thực hiện theo các bước sau đây:
+ Bước 1: Nhận dạng câu hỏi. Việc nhận dạng câu hỏi trình bày dù là dễ nhưng
không nên chủ quan. Cần đọc kĩ câu hỏi để tránh những sai sót không đáng có.
+ Bước 2: Tái hiện các kiến thức đã có để trả lời câu hỏi. Đối với bước này, cần
chú ý hai trường hợp:
•
Trường hợp thứ nhất, câu hỏi chỉ yêu cầu sử dụng kiến thức cơ bản thuần
tuý dưới góc độ thuộc bài. Đây là trường hợp dễ nhất trong số tất cả các loại câu hỏi,
nghĩa là chỉ cần thuộc bài là đủ. Có thể đơn cử một vài câu hỏi sau:
* Trình bày biểu hiện tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta.
* Hãy nêu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản
xuất và đời sống.
•
Trường hợp thứ hai, bên cạnh yêu cầu về kiến thức cơ bản, câu hỏi còn đòi
hỏi ít nhiều phải tổng hợp, lựa chọn kiến thức. Ví dụ như một số câu hỏi:
* Gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ đã mang lại những thuận lợi và khó
khăn gì cho sản xuất và đời sống ở nước ta?
* Phân tích khó khăn của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đối với sự phát triển
kinh tế của nước ta.
- Một số ví dụ minh hoạ:
Câu 1: Trình bày biểu hiện tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta.
Trả lời
a. Tính chất nhiệt đới
- Hàng năm, nước ta nhận được một lượng bức xạ Mặt Trời lớn, cán cân bức xạ
dương quanh năm.
- Nhiệt độ trung bình năm cao, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới. Nhiệt độ trung
bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 200 C (trừ vùng núi cao).
- Tổng lượng nhiệt hoạt động trong năm lớn từ 80000C - 10000 0C.
- Tổng số giờ nắng dao động tuỳ nơi từ 1400 - 3000 giờ/năm.
b. Lượng mưa, độ ẩm lớn
6
- Lượng mưa trung bình năm lớn: 1500 - 2000mm. Mưa phân bố không đều, ở
các khối núi cao và sườn đón gió có thể lên tới 3500 - 4000mm.
- Độ ẩm không khí cao trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương.
Câu 2: Gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ đã mang lại những thuận lợi
và khó khăn gì cho sản xuất và đời sống ở nước ta?
Trả lời
* Gió mùa mùa đông:
- Thuận lợi: gió mùa mùa đông hình thành ở miền Bắc nước ta một mùa đông
lạnh, thích hợp phát triển các loại rau, quả vụ đông có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới,
làm cho cơ cấu cây trồng nước ta đa dạng hơn.
- Khó khăn: có những đợt gió mùa mùa đông kéo dài, nhiệt độ xuống thấp, rét
đậm, rét hại, sương muối, băng giá… ảnh hưởng xấu đến cây trồng, vật nuôi; ảnh
hưởng đến sức khoẻ con người, sinh ra dịch bệnh; các hoạt động sản xuất bị ngưng
trệ, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn.
* Gió mùa mùa hạ:
- Thuận lợi: Mang đến cho nước ta lượng mưa lớn, cung cấp một lượng nước lớn
cho sản xuất, phát triển thuỷ điện và sinh hoạt. Lượng mưa do gió mùa hạ mang lại
làm dịu bớt không khí oi bức của mùa hạ, làm cho thời tiết dễ chịu hơn, mát mẻ hơn.
- Khó khăn:
+ Vào thời gian hoạt động của gió Lào khô nóng, nhiệt độ tăng lên ảnh hưởng
xấu đến sức khoẻ con người và sản xuất.
+ Có những lúc mưa quá lớn, kéo dài gây lũ lụt, nhất là vùng Trung Bộ và Đồng
bằng sông Cửu Long.
Câu 3: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện qua các thành phần đất
đai và sông ngòi nước ta như thế nào?
Trả lời
* Đất đai
- Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt
đới ẩm ở nước ta . Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hoá diễn ra mạnh,
tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan (Ca 2+, Mg2+, K+) làm
đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxit sắt (Fe2O3) và ôxit nhôm (Al2O3) tạo ra đất feralit
(Fe - Al) đỏ vàng.
- Diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp trên đá mẹ axit do đó đất feralit là loại đất
chính ở vùng đồi núi nước ta.
7
* Sông ngòi
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc: nước ta có 2360 con sông có chiều dài trên
10km, dọc bờ biển trung bình cứ đi 20km lại gặp một cửa sông. Sông ngòi nước ta
nhiều, nhưng phần lớn là sông nhỏ.
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa:
+ Tổng lượng nước là 839 tỉ m3/năm (60% lượng nước là lấy từ phần lưu vực
ngoài lãnh thổ).
+ Tổng lượng phù sa của sông ngòi trên lãnh thổ nước ta là khoảng 200 triệu
tấn/năm.
- Chế độ nước theo mùa: mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng
với mùa khô, chế độ nước thất thường do chế độ mưa thất thường.
Câu 4: Hãy nêu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt
động sản xuất và đời sống.
Trả lời
* Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
- Thuận lợi:
+ Phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật
nuôi, phát triển mô hình Nông - Lâm kết hợp...
+ Ở miền Bắc và những vùng núi cao trong cả nước có một mùa đông lạnh nên
có thể trồng các loại cây cận nhiệt đới và ôn đới, làm phong phú thêm tập đoàn cây
trồng bao gồm cả nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
- Khó khăn: Lũ lụt, hạn hán, khí hậu và thời tiết không ổn định, dịch bệnh phát
triển...
*Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống
- Thuận lợi để phát triển các ngành lâm nghiệp, thuỷ sản, giao thông vận tải, du
lịch...và đẩy mạnh hoạt động khai thác, xây dựng... nhất là vào mùa khô.
- Khó khăn:
+ Các hoạt động giao thông, vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác... chịu ảnh
hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông.
+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản.
+ Các thiên tai như mưa bão, lũ lụt, hạn hán và diễn biến bất thường của thời
tiết như dông, lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng... cũng gây ảnh hưởng lớn
đến sản xuất và đời sống.
8
+ Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.
2. Các câu hỏi dạng chứng minh
- Dạng câu hỏi chứng minh đòi hỏi thí sinh phải vận dụng kiến thức đã có để
minh chứng một hiện tượng địa lí nào đó.
- Ở dạng này, cần nắm vững kiến thức cơ bản và ghi nhớ các số liệu chủ yếu liên
quan tới yêu cầu của câu hỏi. Đồng thời, biết cách sàng lọc, lựa chọn kiến thức cũng
như số liệu cần thiết để chứng minh, tránh sự sa đà, dàn trải, không thuyết phục.
- Các bước giải cụ thể:
+ Bước 1: Đọc kĩ và nhận dạng câu hỏi. Vấn đề then chốt cần chú ý là xem câu
hỏi yêu cầu phải chứng minh cái gì để lựa chọn cách giải phù hợp.
+ Bước 2: Hệ thống hoá kiến thức, số liệu có liên quan đến câu hỏi. Ở đây có hai
điểm cần lưu ý:
•Về kiến thức, thí sinh cần căn cứ vào yêu cầu của câu hỏi để chọn lọc các kiến
thức thích hợp.
• Về số liệu, nên lưu ý đến những số liệu cơ bản nhất, có độ chính xác ở mức
tương đối.
+ Bước 3: Dùng kiến thức cơ bản và số liệu đã chọn lọc để chứng minh theo yêu
cầu của câu hỏi đặt ra. Vấn đề mấu chốt là tìm ra các bằng chứng có tính thuyết phục
cao.
- Sau đây là một số ví dụ cụ thể:
Câu 1: Chứng minh rằng khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió
mùa.
Trả lời
a. Tính chất nhiệt đới
- Tổng lượng bức xạ Mặt Trời lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm.
- Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 200 C (trừ vùng núi cao).
- Tổng lượng nhiệt hoạt động trong năm lớn từ 80000C - 10000 0C.
- Tổng số giờ nắng dao động tuỳ nơi từ 1400 - 3000 giờ/năm.
b. Tính chất ẩm
- Lượng mưa trung bình năm lớn: 1500 - 2000mm. Mưa phân bố không đều, ở
các khối núi cao và sườn đón gió có thể lên tới 3500 - 4000mm.
- Độ ẩm không khí cao trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương.
c. Tính chất gió mùa
Trong năm nước ta có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
c.1. Gió mùa mùa đông
9
* Gió mùa Đông Bắc
- Thời gian: từ tháng XI đến tháng IV năm sau.
- Nguồn gốc: từ trung tâm cao áp lạnh Xibia.
- Hướng gió: Đông Bắc.
- Phạm vi tác động: miền Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra).
- Tính chất:
+ Nửa đầu mùa đông: lạnh và khô.
+ Nửa sau mùa đông: lạnh, ẩm, có mưa phùn.
* Gió Tín phong bán cầu Bắc:
Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng đông bắc,
gây mưa cho ven biển Trung Bộ, mùa khô cho Nam Bộ và Tây Nguyên.
c.2. Gió mùa mùa hạ
- Thời gian: Từ tháng V đến tháng X.
- Nguồn gốc: áp cao Bắc Ấn Độ Dương và áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam.
- Hướng gió: Tây Nam.
- Phạm vi hoạt động: cả nước.
- Tính chất:
+ Đầu mùa hạ: khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương thổi vào gây mưa lớn
cho Nam Bộ và Tây Nguyên, khô nóng cho Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc.
+ Giữa và cuối mùa hạ: gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến
bán cầu Nam (ở miền Bắc là gió mùa Đông Nam) nóng ẩm, gây mưa cho cả nước.
* Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa đã tạo nên sự phân chia mùa
khí hậu khác nhau giữa các khu vực.
Câu 2: Chứng minh địa hình nước ta là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió
mùa.
Trả lời
* Xâm thực mạnh ở miền đồi núi:
- Nền nhiệt cao với một mùa mưa và một mùa khô xen kẽ đã thúc đẩy quá trình
xâm thực mãnh liệt, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị bào mòn rửa trôi…
- Điều kiện nóng ẩm đẩy nhanh cường độ phong hoá, đặc biệt là phong hoá hoá
học, làm đất đá vụn bở, hiện tượng đất trượt, đá lở phổ biến.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đẩy nhanh tốc độ hoà tan và phá huỷ đá vôi, tạo
thành các dạng địa hình cacxtơ với các hang động ngầm, suối cạn, thung khô…
10
- Tại các vùng thềm phù sa cổ, địa hình bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung
lũng rộng.
* Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông:
Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở miền đồi núi là sự bồi tụ mở mang nhanh
chóng các đồng bằng hạ lưu sông. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu
Long hàng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.
Quá trình xâm thực – bồi tụ là quá trình chính trong sự biến đổi của địa hình
Việt Nam hiện tại.
Câu 3: Chứng minh rằng Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều
nước, nhiều phù sa.
Trả lời
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc: nước ta có 2360 con sông có chiều dài trên
10km, dọc bờ biển trung bình cứ đi 20km lại gặp một cửa sông. Sông ngòi nước ta
nhiều, nhưng phần lớn là sông nhỏ.
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa:
+ Sông ngòi nước ta có lượng nước lớn, tổng lượng nước là 839 tỉ m 3/năm (60%
lượng nước là lấy từ phần lưu vực ngoài lãnh thổ).
+ Tổng lượng phù sa của sông ngòi trên lãnh thổ nước ta là khoảng 200 triệu
tấn/năm.
3. Các câu hỏi dạng so sánh
- Dạng câu hỏi so sánh yêu cầu thí sinh phải nêu được sự giống nhau và khác
nhau giữa hai hay nhiều hiện tượng địa lí.
- Đây là dạng câu hỏi tương đối khó, nhưng nếu nắm vững cách giải thì bài làm
có thể đạt kết quả tốt. Đối với dạng này, trước hết phải nắm vững kiến thức cơ bản.
Tiếp theo cần biết cách hệ thống hoá, phân loại và sắp xếp kiến thức theo từng nhóm
riêng biệt để dễ dàng cho việc so sánh cũng như biết cách khái quát hoá kiến thức đã
có để tìm ra các tiêu chí so sánh.
- Các bước giải cụ thể:
+ Bước 1: Định hướng cách giải.
Về nguyên tắc, với câu hỏi so sánh nhất thiết phải làm rõ sự giống nhau và khác
nhau của đối tượng cần so sánh. Tuy nhiên, cần đọc kĩ câu hỏi và xem yêu cầu của nó
là gì để trả lời cho phù hợp.
11
•
Ở cách thứ nhất, yêu cầu của câu hỏi là “so sánh” (ví dụ so sánh khí hậu
giữa Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ) thì cần phải làm rõ sự giống nhau và khác
nhau.
•Ở cách thứ hai, câu hỏi chỉ yêu cầu tìm sự giống nhau hoặc sự khác nhau (ví dụ
so sánh sự khác biệt về khí hậu giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên).
+ Bước 2: Xác định các tiêu chí để so sánh.
Có thể coi đây là bước có ý nghĩa quyết định đến chất lượng của bài làm, giúp
cho bài làm mạch lạc, rõ ràng và giảm thiểu việc bỏ sót ý.
Muốn xác định tương đối chính xác các tiêu chí để so sánh, cần phải hệ thống và
khái quát hoá kiến thức đã học.
+ Bước 3: So sánh theo các tiêu chí bằng kiến thức cơ bản đã được chọn lọc. Sau
khi định hướng cách giải, xác định tiêu chí, bước cuối cùng là dùng kiến thức cơ bản
để làm nổi bật từng tiêu chí cụ thể.
Để làm bài mạch lạc, đối với mỗi phần (giống nhau, khác nhau) cần phải so sánh
lần lượt từng tiêu chí. Khi phân tích sự giống nhau, cần làm rõ các đối tượng phải so
sánh có sự tương đồng như thế nào theo từng tiêu chí. Sau đó tiếp tục phân tích từng
tiêu chí thể hiện sự khác nhau.
- Sau đây là một số ví dụ cụ thể:
Câu 1: So sánh sự khác biệt về khí hậu giữa Đông Trường Sơn và Tây
Nguyên.
Trả lời
Sự khác biệt về khí hậu giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên:
- Về nhiệt độ:
Có sự chênh lệch giữa 2 vùng: nhiệt độ Đông Trường Sơn cao hơn (ảnh hưởng
của gió Lào), Tây Nguyên có nhiệt độ thấp hơn (ảnh hưởng của độ cao địa hình).
- Về lượng mưa:
+ Đông Trường Sơn: Mưa vào thu – đông do địa hình đón gió Đông Bắc từ biển
thổi vào, hay có bão, áp thấp và dải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh, mưa nhiều. Thời
gian này Tây Nguyên là mùa khô.
+ Tây nguyên: Mưa vào mùa hạ do đón gió mùa Tây Nam. Khi này, bên Đông
Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.
Câu 2: So sánh sự giống nhau và khác nhau về khí hậu giữa Bắc Trung Bộ
và Nam Trung Bộ.
12
Trả lời
* Sự giống nhau:
- Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt cao, mưa nhiều, chịu tác động
của gió mùa (gió mùa mùa đông theo hướng đông bắc, gió mùa mùa hè theo hướng
tây nam).
- Mưa theo mùa, mưa chủ yếu vào thu – đông.
- Chịu tác động của bão hàng năm từ biển Đông và Thái Bình Dương, chịu tác
động của gió Tây khô nóng.
* Sự khác nhau:
- Bắc Trung Bộ thuộc miền khí hậu phía Bắc, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió
mùa Đông Bắc (đến dãy Bạch Mã) nên có mùa đông tương đối lạnh.
+ Chịu tác động mạnh mẽ của gió Tây khô nóng.
- Nam Trung Bộ thuộc miền khí hậu phía Nam, không chịu tác động của gió mùa
Đông Bắc, mà chủ yếu là của gió Tín phong bán cầu Bắc nên mùa đông ấm.
+ Ít chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng.
4. Các câu hỏi dạng giải thích
- Các câu hỏi lí thuyết thuộc dạng giải thích yêu cầu thí sinh phải trả lời câu hỏi
“Tại sao?”, “Vì sao”, “Nguyên nhân”…
- Đây là một dạng rất khó, đòi hỏi thí sinh không chỉ nắm chắc kiến thức cơ bản,
mà còn phải biết khái quát hoá các kiến thức có liên quan đến câu hỏi và mối liên hệ
của chúng để tìm ra nguyên nhân.
- Khi gặp những câu hỏi dạng này, cần lưu ý các bước giải sau đây:
+ Bước 1: Tập trung đọc kỹ câu hỏi để xem câu hỏi yêu cầu phải giải thích cái
gì. Việc đọc kĩ câu hỏi là tiền đề giúp cho thí sinh có được định hướng đúng để trả lời.
+ Bước 2: Sắp xếp các kiến thức có liên quan đến các câu hỏi và tìm mối liên hệ
giữa chúng với nhau để tìm ra nguyên nhân. Đây là khâu rất quan trọng nhằm giúp thí
sinh có được một dàn bài hợp lý.
+ Bước 3: Đưa ra các lí do để giải thích yêu cầu của câu hỏi.
Để tiến hành các bước như vậy, thí sinh cần nắm chắc kiến thức cơ bản đồng
thời lại phải có sự linh hoạt để vận dụng kiến thức làm rõ yêu cầu của câu hỏi. Chẳng
hạn, câu hỏi “Tại sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?”. Để trả lời câu hỏi
này, cần vận dụng kiến thức của các bài trước và của bài 9 sách giáo khoa Địa lí 12.
Nguyên nhân bao trùm là vị trí địa lí, biển Đông và vị trí trung tâm của khu vực gió
mùa châu Á.
- Một số ví dụ minh hoạ cụ thể:
13
Câu 1: Tại sao khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa?
Trả lời
- Tính chất nhiệt đới:
Vị trí nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến nửa cầu Bắc nên nền nhiệt
cao và lượng bức xạ lớn.
- Tính chất ẩm:
Do tiếp giáp với biển Đông rộng lớn cùng với các khối khí di chuyển qua biển đã
mang đến cho nước ta lượng mưa lớn, độ ẩm cao.
- Tính chất gió mùa:
+ Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên gió Tín phong bắc bán
cầu hoạt động quanh năm.
+ Mặt khác, nước ta nằm trong khu vực hoạt động điển hình của gió mùa châu Á
nên khí hậu Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của khối khí hoạt động theo mùa.
Câu 2: Tại sao vào cuối mùa đông, gió mùa Đông Bắc lại gây mưa cho vùng
ven biển Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng? Tại sao miền Nam hầu như
không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc?
Trả lời
- Vào cuối mùa đông, gió mùa Đông Bắc lại gây mưa cho vùng ven biển Bắc Bộ
và đồng bằng sông Hồng vì lúc này gió mùa Đông Bắc di chuyển lệch ra phía đông,
qua biển vào nước ta nên đã đem theo thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn.
- Miền Nam hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vì:
+ Khi di chuyển xuống phía Nam, do tác động của bề mặt đệm, khối khí lục địa
bị thay đổi tính chất, bớt lạnh.
+ Do ảnh hưởng của bức chắn địa hình – dãy núi Bạch Mã nên hầu như gió mùa
Đông Bắc chỉ tác động từ dãy Bạch Mã trở ra.
Câu 3: Vì sao địa hình đồi núi nước ta bị xâm thực mạnh?
Trả lời
- Với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa (nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, có hai mùa
mưa và khô rõ rệt,….) các quá trình cơ học, vật lý, hoá học, sinh học diễn ra
mạnh làm thay đổi bề mặt địa hình.
- Vùng đồi núi nước ta lại có địa hình cao, dốc, cấu trúc địa chất phức tạp,….
nên quá trình xâm thực diễn ra mạnh.
- Lớp phủ thực vật ở các vùng đồi núi bị chặt phá nhiều làm tăng quá trình xâm
thực.
14
Câu 4: Giải thích các đặc điểm của sông ngòi nước ta.
Trả lời
- Lượng mưa và địa hình quy định sự phân bố mạng lưới sông ngòi nước ta.
Mạng lưới sông ngòi dày đặc là do hàng năm nước ta nhận được lượng mưa lớn, địa
hình bị cắt xẻ và có nhiều đứt gãy.
- Sông ngòi nước ta nhiều nước là do khí hậu có lượng mưa lớn. Sông ngòi nước
ta giàu phù sa vì bắt nguồn và chảy qua các miền đồi núi và cao nguyên, vùng đồi núi
nước ta lại có quá trình xâm thực mạnh.
- Do lượng mưa nước ta phân theo mùa (mùa mưa và mùa khô) nên sông ngòi
nước ta cũng có chế độ nước theo mùa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn
tương ứng với mùa khô.
IV. MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN LUYỆN TỔNG HỢP
Câu 1: Nguyên nhân và biểu hiện tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu
nước ta là gì?
Câu 2: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào? Vì
sao nước ta có khí hậu khác hẳn với một số nước có cùng vĩ độ?
Câu 3: Chứng minh và giải thích tính chất sông ngòi nhiệt đới ẩm gió mùa của
thiên nhiên Việt Nam.
Câu 4: Hãy nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần
địa hình và đất nước ta. Vì sao địa hình đồi núi nước ta bị xâm thực mạnh?
Câu 5: Trình bày và giải thích về sự khác biệt về thời gian mùa mưa giữa Bắc
Bộ, Tây nguyên và Nam Bộ với Duyên hải miền Trung của nước ta.
PHẦN KẾT LUẬN
Hiện nay, lộ trình thực hiện Đổi mới hình thức thi Đại học – Cao đẳng và tốt
nghiệp THPT của Bộ GD & ĐT đang được triển khai một cách mạnh mẽ. “Một số
dạng câu hỏi ôn luyện bài Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa – Địa lí 12” thực sự là tài
liệu bổ ích, có hiệu quả cao, đáp ứng được yêu cầu của các kì thi Đại học – cao đẳng
và tốt nghiệp THPT đang được thực hiện theo tinh thần đổi mới hiện nay.
15
Qua thực tiễn thực hiện, tôi nhận thấy sử dụng tài liệu “Một số dạng câu hỏi ôn
luyện bài Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa – Địa lí 12” là rất hữu ích trong quá trình
giảng dạy của giáo viên cũng như ôn tập, luyện thi của các em học sinh và đã đạt
được những kết quả đáng khả quan trong các kì thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng và
tốt nghiệp THPT.
Mặc dù rất cố gắng, song chuyên đề khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thông (Tổng chủ biên), Sách giáo khoa và sách giáo viên Địa lí 12, NXB
Giáo dục, 2010.
2. Lê Thông, Nguyễn Đức Vũ, Phí Công Việt, Tìm hiểu kiến thức Địa lí 12,
NXB Giáo dục, 2008.
16
3. Lê Thông (Chủ biên), Hướng dẫn ôn thi HSG Địa lí 12, NXB Giáo dục,
2013.
4. GS.TS. Lê Thông, Hướng dẫn cách làm bài thi tuyển sinh môn Địa lí, NXB
Giáo dục, 2003.
5. GS.TS Lê Thông (Chủ biên), Hướng dẫn học và làm bài tập Địa lí 12, NXB
Giáo dục, 2009.
6. Lê Thông (Chủ biên), Bộ đề tuyển sinh Đại học và Cao đẳng theo mẫu của
Bộ giáo dục và đào tạo môn Địa lí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.
7. Th.S. Trần Thị Kim Oanh, Các dạng bài tập thực hành Địa lí 12, NXB Giáo
dục, 2008.
8. Th.S. Trần Thị Kim Oanh, Hỏi – đáp kiến thức Địa lí 12, NXB Giáo dục,
2008.
17