Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

chuyên đề sinh các dạng bài tập cơ bản phần quy luật menđen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.87 KB, 11 trang )

54

Chuyên đề:
CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN PHẦN QUY LUẬT MENĐEN

Tác giả: Nguyễn Thanh Nga
Giáo viên trường: THPT Quang Hà
Đối tượng bồi dưỡng: Học sinh lớp 12
Số tiết dự kiến: 6 tiết

Nguyễn Thanh Nga


55

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong chương trình sinh học 12 gồm ba phần kiến thức. Phần V: Di truyền học, phần VI: Tiến
hóa, phần VII: Sinh thái học. Trong đó kiến thức khó và nhiều nhất ở đề thi tuyển sinh đại học
là phần di truyền học. Trong phần V gồn năm chương, chương II: tính quy luật của hiện tượng
di truyền là một trong ba chương( chương I, II, III) có nhiều bài tập, Mảng kiến thức quy luật
MenĐen là phần nền tảng để học sinh tiếp cận và hiểu rõ các quy luật di truyền sau MenĐen
nên nếu học sinh hiểu rõ phần này sẽ rất tốt để các em học phần sau. Vì vậy trong khi dạy học
sinh ôn thi đại học tôi đã phân loại bài tập thành các dạng cơ bản để học sinh dễ hiểu, dễ tiếp
thu bài hơn.

Nguyễn Thanh Nga


Các dạng bài tập cơ bản phần quy luật Menđen
PHẦN II: NỘI DUNG
I. Tóm tắt lí thuyết


1>. Quy luật phân li:
a. Nội dung: Mỗi timhs trạng do 1 cặp alen quy định, 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ
mẹ. Các alen của bố và mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con 1 cách riêng rẽ, không hòa trộn
vào nhau. Khi hình thành giao tử, các thành viên của 1 cặp alen phân li đồng đều về các giao
tử, nên 50% số giao tử chứa alen này, 50% giao tử chứa alen kia.
b. Cơ sở tế bào học: Sự phân li cúa các NST trong cặp tương đồng dẫn đến sự phân li của các
alen trong quá trình hình thành giao tử
c. Điền kiện nghiệm đúng: Quá trình giảm phân xảy ra bình thường
2>Quy luật phân li độc lập:
a. Nội dung: Các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong
quá trình hình thành giao tử
b. Cơ sở tế bào học: Sự phân li độc lập của các NST trong giảm phân dẫn đến sự phân li độc
lập của các alen về các giao tử.
c. Điều kiện nghiệm đúng: Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST
tương đồng khác nhau
Quá trình giảm phân xảy ra bình thường
3> Ý nghĩa của quy luật
- Công thức tổng quát: F1 có n cặp gen dị hợp
+ Số loại giao tử của F1: 2n
+ Số loại kiểu gen của F2: 3n
+ Số loại kiểu hình của F2: 2n
+ Tỉ lệ phân li kiểu gen của F2: (1:2:1)n
+ Tỉ lệ phân li kiểu hình của F2: (3:1)n
- Nếu biết các gen phân li độc lập, từ kiểu gen của bố mẹ có thể dự đoán kết quả của con
- Tạo ra số lượng lớn biến dị tổ hợp là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa, chọn giống
II. Bài tập
Dạng 1: Tính số loại giao tử, cách viết các loại giao tử
* Lưu ý:
- Số loại giao tử: + Cơ thể có n cặp dị hợp, số loại giao tử: 2n
+ 1 tế bào sinh dục đực giảm phân: Số loại giao tử: 2

+ 1 tế bào sinh dục cái giảm phân: Số loại giao tử: 1
- Cách viết giao tử: Dùng sơ đồ phân nhánh ( Số alen của giao tử = 1/2 số alen của cá thể)
- Các gen phân li độc lập thì tỉ lệ mỗi loại giao tử bằng tích tỉ lệ của các alen trong giao tử đó
Ví dụ : 1 cơ thể có kiểu gen AaBbDdEE giảm phân cho giao tử mang đầy đủ các gen trội với
tỉ lệ bao nhiêu?
Lời giải:
Xét riêng từng cặp:
Cặp Aa giảm phân cho giao tử 1/2A, 1/2 a
Cặp Bb giảm phân cho giao tử 1/2B, 1/2 b
Cặp Dd giảm phân cho giao tử 1/2D, 1/2 d
Cặp EE giảm phân cho giao tử 100%E
Xét chung các cặp:
Tỉ lệ giao tử ABDE = 1/2 . 1/2 . 1/2 . 1 = 1/8 = 12,5%
Ví dụ 2: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng.
Cơ thể mang kiểu gen AaBbDdeeFf khi giảm phân bình thường cho số loại giao tử là
A. 4.
B. 8.
C. 16.
D. 32.
4
Lời giải: Cơ thể có 4 cặp gen DH  số loại giao tử là 2 = 16 đáp án C
Ví dụ 3: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng.
Cơ thể mang kiểu gen BbDdEEff khi giảm phân bình thường sinh ra các kiểu giao tử là
A. B, B, D, d, E, e, F, f.
B. BDEf, bdEf, BdEf, bDEf.

56


57

C. BbEE, Ddff, BbDd, Eeff.
D.BbDd, Eeff, Bbff, DdEE.
Lời giải: *Xét riêng từng cặp: Bb giảm phân cho B,b
Dd giảm phân cho D,d
EE giảm phân cho 100%E
ff giảm phân cho 100%f
*Xét chung: BDEf, BdEf, bDEf, bdEf đáp án B
Dạng 2: Xác định kết quả phép lai
*Lưu ý: Bố mẹ đều có n cặp dị hợp: Số alen là 2n
Gọi số alen trội là a Số gen có a alen trội là: Ca2n , chiếm tỉ lệ Ca2n/22n
- Số kiểu tổ hợp giao tử = giao tử đực. giao tử cái
- kết quả phép lai = tích kết quả các phép lai 1 tính trạng.
Ví dụ 1: Cho phép lai: P AaBbDd x
aaBbDd. Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng (TT)
và gen trội hoàn toàn.Xác định ở F1:
- Số kiểu tổ hợp?
- Số kiểu gen(KG), số kiểu hình(KH)?
- Tỉ lệ kiểu gen(TLKG)?
- Tỉ lệ kiểu hình(TLKH)?
- Tỉ lệ kiểu hình trội về cả 3 tính trạng, ti lệ kiểu hình 2 trội 1 lăn, tỉ lệ kiểu hình 2 lặn 1 trội?
Lời giải:
*Xét riêng từng cặp tính trạng:
Aa
x
aa
cho các hợp tử: 1/2 Aa, 1/2 aa , gồm 2 KG, 2 KH, TLKG 1:1, TLKH 1:1
Bb
x
Bb
cho các hợp tử: 1/4 BB, 1/2 Bb, 1/4 bb, gồm 3 KG, 2 KH, TLKG1:2:1,

TLKH 3:1
Dd
x
Dd
cho các hợp tử: 1/4 DD, 1/2 Dd, 1/4 dd , gồm 3 KG, 2 KH, TLKG 1:2:1, TLKH 3:1
* Xét chung:
- Số kiểu tổ hợp = 23 . 22 = 32
- Số kiểu gen = 2.3.3 = 18
- Số KH = 2.2.2 = 8
- TLKG = (1:1)(1:2:1)(1:2:1)
- TLKH: (1:1).(3:1).(3:1)
- TLKH: + 3 TT trội: 1/2 . 3/4.3/4 = 9/32
+ 2 trội, 1 lặn = 1/2.3/4.1/4 + 1/2.3/4.1/4 +1/2.3/4.3/4 = 15/32
+ 2 lặn, 1 trội = 1/2.1/4.1/4 + 1/2.3/4.1/4 + 1/2.3/4.1/4 = 7/32
Ví dụ 2: Cho phép lai
P AaBbDdEe
x
AaBbDdEe
Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng (TT) và gen trội hoàn toàn.Xác định ở F1:
- Tỉ lệ KH mang 4 TT trội, 3 trội 1 lăn, 2 trội 2 lặn, 1 trội 3 lặn.
- TLKG mang 1 đồng hơp(ĐH) trội 3 dị hợp(DH), 2 ĐH trội 2 DH, 3 ĐH trội 1 DH?
Lời giải:
*Xét riêng từng cặp tính trạng:
Aa
x
Aa
cho các hợp tử: 1/4 AA, 1/2 Aa, 1/4 aa
Bb
x
Bb

cho các hợp tử: 1/4 BB, 1/2 Bb, 1/4 bb
Dd
x
Dd
cho các hợp tử: 1/4 DD, 1/2 Dd, 1/4 dd
Ee
x
Ee
cho các hợp tử: 1/4 EE, 1/2 Ee, 1/4 ee
* Xét chung:
- TLKH 4 TT trội: 3/4.3/4.3/4. 3/4 = 81/256

Nguyễn Thanh Nga


Các dạng bài tập cơ bản phần quy luật Menđen
- TLKH 3 TT trội, 1 TT lặn: C34.3/4.3/4.3/4. 1/4 = 108/256
- TLKH 2 TT trội, 2 TT lặn: C24.3/4.3/4.1/4. 1/4 = 54/256
- TLKH 1TT trội, 3 TT lặn: C14.3/4.1/4.1/4. 1/4 = 12/256
- TLKG 1 ĐH trội, 3 DH: C14.1/4.2/4.2/4. 2/4 = 32/256
- TLKG 2 ĐH trội, 1 DH: C24.1/4.1/4.2/4. 2/4 = 24/256
- TLKG 3 ĐH trội, 1 DH: C34.2/4.2/4.2/4. 1/4 = 32/256
Ví dụ 3: Câu 44/ Đề tuyển sinh 2010 – mã 381
Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và
không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe
x
AaBbDdEe
cho đời con có KH mang 2 TT trội và 2 TT lặn chiếm tỉ lệ
A.27/128
B. 9/256

C. 9/64
D. 9/128
Lời giải: Tỉ lệ con mang 2 TT trội và 2 TT lặn:
C24.3/4. 3/4. 1/4.1/4 = 27/128 đáp án A
Ví dụ 4: Câu 13/ Đề tuyển sinh 2011 – mã 469
Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, xác suất sinh 1 người con có 2 alen trội
của 1 cặp vợ chồng đều có kiểu gen AaBbDd là
A.15/64
B. 27/64
C. 5/16
D. 3/32
2
Lời giải: Số KG có 2 alen trội: C 6 = 15
Tỉ lệ con mang 2 alen trội = 15/ 23.23 = 15/64 đáp án A
Ví dụ 5: Câu 23/ Đề tuyển sinh 2013 – mã 749
Ở 1 loài thực vật, loocut gen quy định màu sắc gồm 2 alen, alen A quy định quả đỏ, a quả
vàng. Cho cây P có KGDH Aa tự thụ phấn, thu được F 1. Biết rằng không phát sinh đột biến
mới và sự biểu hiện của KG này không phụ thuộc điều kiện môi trường. Dự đoán nào sau đây
là đúng khi nói về KH ở F1?
A. Các cây F1 có 3 loại KH, trong đó có 25% số cây quả vàng,25% số cây quả đỏ và 50% số
cây có cả quả đỏ và quả vàng
B. Trên mỗi cây F1 có 2 loại quả, trong đó có 75% số quả đỏ và 25% số quả vàng
C. Trên mỗi cây F1 có 2 loại quả, trong đó có 50% số quả đỏ và 50% số quả vàng
D. Trên mỗi cây F1 chỉ có 1 loại quả, quả đỏ hoặc quả vàng
Lời giải: Aa x Aa cho 1/4AA: 1/2Aa: 1/4aa
Như vậy trên mỗi cây F1 chỉ có 1 loại quả đỏ hoặc vàng đáp án D
Ví dụ 6: Câu 29/ Đề tuyển sinh 2013 – mã 749
Cho biết các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDD x
aaBbDd thu được ở đời con có số cá thể mang KGDH về 1 cặp gen chiểm tỉ lệ
A.50%

B.87,5%
C.12,5%
D.37,5%
Lời giải: * Xét riêng từng cặp TT: Aa x aa  1/2Aa : 1/2aa
Bb x Bb  1/2BB:2/4Bb: 1/4bb
DD x Dd  1/2DD:1/2Dd
*Xét chung:Tỉ lệ cá thể mang KGDH về 1 cặp gen là:
1/2.2/4.1/2+1/2.2/4.1/2+1/2.1/2.2/4 = 6/16 = 37,5% đáp án D
Dạng 3: Xác định KG của bố mẹ
- Xác định KG của từng TT
- Kết hợp các KG  KG của bố mẹ
* Lưu ý: 1 cặp TT:
+ Nếu F1 đồng tính  P: AA x AA hoặc AA x Aa hoặc AA x aa
hoặc aa x aa
+ Nếu F1 phân tính 1:1  P: Aa x aa
+ Nếu F1 phân tính 1: 2 : 1  P: Aa x Aa
Ví dụ 1: Ở 1 loài thực vật, gen A quy định quả đỏ, a quả vàng. Gen B quy định quả tròn, b
bầu dục. Cho 2 cây chưa biết KG lai với nhau được F 1: 3 đỏ, tròn: 3 đỏ, bầu dục: 1 vàng, tròn:
1 vàng, bầu dục.Xác định KG của P?
Lời giải: * Xét riêng: Đỏ/ vàng = 3+3/1+1 = 3/1  KG củ P quy định cặp TT này là Aa x Aa

58


59
Đỏ/ vàng = 1/1  KG củ P quy định cặp TT này là Bb x bb
*Xét chung: (3:1).(1: 1) = 3: 3: 1: 1  các gen phân li độc lập (PLĐL)
Kết hợp KG của từng cặp TT: KG của P AaBb x Aabb
Ví dụ 2: Ở Ngô, gen A quy định thân cao, a thân thấp. Gen B quy định hạt vàng, b hạt trắng.
Xác định KG, KH của P để F1:

a. TLKH 3:1
b. TLKH 1:1:1:1
Lời giải:
a. 3:1 = (3:1).(1:0)
* Trường hợp 1: Chiều cao cây tỉ lệ 3:1  KG P quy định TT này là Aa x Aa
Màu sắc tỉ lệ (1:0)  KG P quy định TT này là BB x BB hoặc BB x Bb hoặc BB x bb hoặc
bb x bb
Kết hợp 2 cặp TT  KG P: AaBB x AaBB hoặc AaBB x AaBb hoặc AaBB x Aabb hoặc
Aabb x Aabb
* Trường hợp 2: Chiều cao cây tỉ lệ 1:0  KG P quy định TT này là AA x AA hoặc AA x
Aa hoặc AA x aa hoặc aa x aa
Màu sắc tỉ lệ (3:1)  KG P quy định TT này là Bb x Bb
Kết hợp 2 cặp TT  KG P: AABb x AABb hoặc AABb x AaBb hoặc AABb x aaBb hoặc
aaBb x aaBb
b. 1:1:1:1= (1:1)(1:1)
Chiều cao cây tỉ lệ 1:1  KG P quy định TT này là Aa x aa
Màu sắc hạt tỉ lệ 1:1  KG P quy định TT này là Bb x bb
 KG của P aabb x AaBb hoặc Aabb x aaBb
Ví dụ 3: Câu 46/ Đề tuyển sinh 2011 – mã 469
Cho biết mỗi gen quy định 1 TT, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biển. Trong 1
phép lai, người ta thu được đời con có KH phân li theo tỉ lệ 3 A-B-: 3aaB-: 1A-bb: 1aabb.
Phép lai nào sau đây phù hợp với kết quả trên?
A. AaBb x Aabb
B. Aabb x aaBb
C. AaBb x AaBb
D. AaBb x aaBb\
Lời giải:
3 A-B-: 3aaB-: 1A-bb: 1aabb = (1A- :1aa)(3B- :1bb)
 (Aa x aa) (Bb x Bb)  AaBb x aaBb\ đáp án D
Ví dụ 4: Câu 1/ Đề tuyển sinh 2012 – mã 279

Ở đậu hà lan, gen A quy định thân cao, a thân thấp. Gen B quy định hoa đỏ, b hoa trắng, các
gen phân li độc lập. Cho 2 cây đậu P giao phấn với nhau thu được F 1 gồm 37,5% cây thân
cao, hoa đỏ; gồm 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ; gồm 12,5% cây thân cao, hoa trắng; gồm
12,5% cây thân thấp, hoa trắng.Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, TLPLKG ở F 1

A. 3:1:1:1:1:1
B. 3:3:1:1
C.2:2:1:1:1:1
D. 1:1:1:1:1:1:1:1
Lời giải: TLKH ở F1 là 3:3;1:1  3A-B-: 3aaB-: 1A-bb: 1aabb
(1A-:1aa)(3B-:1bb) (Aa x aa)(Bb x Bb)
P AaBb x aaBb
Aa x aa  1 Aa: 1aa
Bb x Bb  1BB: 2Bb: 1bb
(1:1)(1:2:1) = 1:2:1:1:2:1 đáp án C
Ví dụ 5: Câu 5/ Đề tuyển sinh 2012 – mã 279
Ở 1 loài thực vật lưỡng bội, gen A quy định thân cao, a thân thấp. Gen B quy định hoa đỏ, b
hoa vàng, các gen phân li độc lập. Cho cây thân cao, hoa đỏ(P) tự thụ phấn thu được F 1 gồm 4
loại KH. Cho cây P giao phấn với 2 cây khác nhau:
Với cây thứ nhất, thu được đời con có KH phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1
Với cây thứ 2, thu được đời con chỉ có 1 loại KH

Nguyễn Thanh Nga


Các dạng bài tập cơ bản phần quy luật Menđen
Biết rằng không có ĐB và các cá thể con có sức sống như nhau. KG của cây P, cây thứ nhất,
cây thứ 2 lần lượt là
A. AaBb, Aabb, AABB
B.AaBb, aaBb, AABb

C.AaBb, aabb, AABB
D.AaBb, aabb, AaBB
Lời giải: *Cây 1: 1:1:1:1 = (1:1)(1:1)  (Aa x aa) (Bb x bb)
 AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb\
* Cây 2: (1:0)(1:0) (AA x Aa)(BB x Bb)  AABB x AaBb hoặc AABb x AaBB. F 1
phải dị hợp 2 cặp gen
Vậy KG của P là AaBb, KG của cây 1 là aabb, KG của cây 2 là: AABB đáp án C
Dạng 4: Bài tập trội không hoàn toàn
Ví dụ: Pt/c Cao, đỏ x Thấp, vàng
F1
100% Cao, tím
Biện luận viết sơ đồ lai từ PF2. Biết các gen phân li độc lập
Lời giải:
* Xét cặp TT kích thước: Pt/c, F1 đồng tính cao là TT trội, thấp là TT lặn.
- Cặp TT màu sắc: pt/c, F1 biểu hiện TT trung gian  TT màu sắc trội không hoàn toàn
Qui ước: A quy định thân cao, a thân thấp
BB quy định hoa đỏ, Bb hoa tím, bb hoa vàng
P Cao, đỏ có KG AABB. Thấp, vàng có KG aabb
SĐL
Pt/c
AABB x aabb
Gp
AB
ab
F1
AaBb
F1 x F1
F2
TLKG: 1AABB, 2 AaBB, 2 AABb, 4AaBb, 1Aabb, 2 Aabb, 1 aaBB, 2 aaBb, 1 aabb
TLKH: 3 cao, đỏ: 6 cao, tím: 3 cao, vàng: 1 cao, đỏ: 2 cao, tím: 1 thấp, vàng

III. Bài tập tự giải
Câu 1: Bệnh mù màu là tính trạng liên kết với X. Nếu con trai của 1 gia đình có mẹ mù màu,
bố BT cưới 1 cô gái mà mẹ cô ta bị bệnh còn bố BT, xác suất để cặp vợ chồng đó có 1 con gái
BT?
A.0%
B.50%
C.75%
D.100%
Câu 2:ở người, thiếu răng hàm do các gen trội quy định, bệnh bạch tạng, bệnh taysach do gen
lăn trên NST thường quy định. Các gen phân li độc lập. 1 người đàn ông có răng hàm, DH về
bệnh bạch tạng và taysach lấy 1 người phụ nữ DH về 3 cặp gen trên.Tỉ lệ con của họ sinh ra
có răng hàm, bị taysach và bị bạch tạng là bao nhiêu?
A.1/8
B.1/16
C.1/32
D.1/64
Câu 3: Trong trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng và phân li độc lập. Xác suất bắt gặp loại
giao tử mang cả 3 alen trội từ cá thể AaBbDD
A.6,25%
B.12,5%
C.50%
D.25%
Câu 4: Chiều cao thân ở 1 loài thực vật do 4 cặp gen nằm trên NST thường qui định chịu tác
động cộng gộp theo kiểu sự có mặt 1 alen trội sẽ làm chiều cao cây tăng thêm 5 cm. Người ta
cho giao phấn cây cao nhất có chiều cao 190 cm với cây thấp nhất, được F 1 sau đó cho F1 tự
thụ. Nhóm cây ở F2 có chiều cao 180 cm chiếm tỉ lệ:
A.70/256
B.35/256
C.56/256
D. 28/256

Câu 5: ở 1 loài cây, màu hoa do 2 cặp gen không alen tương tác tạo ra. Cho 2 cây hoa trắng
thuần chủng giao phấn voái nhau được F2 toàn hoa đỏ. Tạp giao với nhau được F 2 có tỉ lệ
9đỏ : 7trắng. Khi lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa đỏ tự thụ phấn thì xác suất ở thế hệ sau không có
sự phân li KH là

60


61
A.9/7
B.9/16
C.1/3
D.1/9
Câu 6:ở ngô, tính trạng màu sắc hạt do 2 gen không alen quy định. Cho ngô hạt trắng giao
phấn với hạt trắng được F1 962 trắng, 241 vàng, 80 đỏ. Theo lí thuyết, tỉ lệ hạt trắng ở F 1 đồng
hợp về cả 2 cặp gen trong tổng số hạt trắng ở F1 là
A.3/8
B. 1/8
C. 1/6
D.3/16
Câu 7: trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, 1 gen quy định 1 tính trạng, gen
trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdHh
x
AaBbDdHh sẽ cho số cá thể
mang KG có 2 cặp ĐH trội và 2 cặp DH chiếm tỉ lệ?
A. 3/32
B.9/64
C. 81/256
D.27/64
Câu 8: ở 1 loài ĐV, gen B quy định lông xám, b lông đen, gan A át chế gen B và b, gen a

không át, các gen PLĐL. Lai phân tích cơ thể DH 2 cặp gen, tỉ lệ KH ở đời con là:
A. 2 đen, 1 trắng, 1 xám
B. 2 đen, 3
trắng,
C. 1 đen, 1 trắng, 2 xám
D. 1 đen, 2
trắng, 1 xám
Câu 9: ở mèo B- lông đen, b lông hung. Cặp Bb – lông tam thể. Các gen này nằm trên X. Lai
mèo đực đen với cái tam thể thu được kết quả có tỉ lệ
A 1 cái đen, 1 cái tam thể, 1 đực đen, 1 đực hung
B.mèo cái toàn đen, mèo đực
1 đen, 1 tam thể
C. mèo đực toàn đen, mèo cái 1 hung, 1 tam thể
D. mèo đực toàn đen, mèo cái
1 đen, 1 tam thể
Câu 10: Cho P t/c cao, tròn lai với thấp, dài được f 1 cao, tròn. Cho F1 tự thụ được F2 gồm
4000 cây trong đó có 250 thấp, dài. Số lượng cây cao, tròn ở F2 là
A. 1895
B, 2250
C.500
D.750
Câu 11: 2 chị em sinh đôi cùng trứng, người chị lấy chồng nhóm máu A các con sinh ra đều
nhóm A. Người emlấy chồng nhóm B sinh con đầu lòng nhóm O. KG của 2 chị em về
tínhẻtạng nhóm máu có thể là
A. IAIB
B. IAIA
C. IBI0
D. I0I0
Câu 12: Bệnh phêninkêto niệu và bạch tạng là 2 bệnh do gen lặn nằm trên NST thường gây
ra, 2 gen này không liên kết với nhau. Nếu 1 cặp hoàn toàn bình thường có 1 con mang cả 2

bệnh trên. Khả năng để đứa thứ 2 cũng bị 2 bệnh trên là bao nhiêu?
A.1/2
B.1/4
C. 1/8
D.1/16
Câu 13: ở phép lai AaBbDd x aaBbdd. Theo lí thuyết, đời F1 có tỉ lệ cá thể thuần chủng là
A.12,5%
B.0%
C.6,25%
D.18,75%
Câu 14: ở người bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định, mù màu do gen
lặn nằm trên NST X. Một cặp vợ chồng , bên vợ có bố bị mù màu, bà nội và ông ngoại bị
bạch tạng. Bên chồng có bố bị bạch tạng. Những người khác trong gia đình đều không bị
bệnh. Xác suất cặp vợ chồng này sinh 1 đứa con không bị cả 2 bệnh này là
A.5/8
B.9/16
C.3/8
D.3/16
Câu 15: ở 1 loài TV, A quy định hoa vàng, a quy định hoa trắng. Cho cây vàng t/c giao phấn
với cây trắng được F1, cho F1 tự thụ được F2, cho F2 tự thụ được F3. Theo lí thuyết, Tỉ lệ phân
li KH ở F3 là:
A. 5 cao: 3 thấp
B. 3cao: 1 thấp
C. 3 cao: 5 thấp
D. 1 cao: 1 thấp

Nguyễn Thanh Nga


Các dạng bài tập cơ bản phần quy luật Menđen


62

Câu 16: ở 1 loài TV lưỡng bội, khi lai 2 cây hoa trắng t/c với nhau, được F 1 toàn trắng. Cho
F1 giao phấn với nhau được F2 gồm 81,25% trắng, 18,75% đỏ. Cho F1 giao phấn với tất cả cây
hoa đỏ ở F2 thu được đời con. Biết không xảy ra ĐB, theo lí thuyết ở đời con số cây có KG
ĐH tử lặn về 2 cặp gen trên chiếm tỉ lệ
A.1/12
B.1/16
C.1/8
D.1/24
Câu 17: Nếu P thuần chủng khác nhau n tính trạng phân li độc lập, thì số loại kiểu hình đồng
hợp lặn ở F2 là:
A. 4n
B. 3n.
C. 1n
D. 2n.
Câu 18: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các gen trội là trội
hoàn toàn, phép lai: AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A-bbC-D- ở đời con là:
A. 27/256.
B. 81/256.
C. 3/256.
D. 1/16.
Câu 19: Trong trường hợp các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do, phép lai có thể tạo ra ở đời
con nhiều loại tổ hợp gen nhất là: A. AaBb × AABb.
B. aaBb × Aabb.
C. AaBb × aabb.
D. Aabb × AaBB.
Câu 20: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân
thấp. Cho cây thân cao giao phấn với cây thân cao, thu được F1 gồm 900 cây thân cao và 299

cây thân thấp. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây F1 tự thụ phấn cho F2 gồm toàn cây thân cao so
với tổng số cây ở F1 là:
A. 3/4.
B. 1/2.
C.1/4.
D. 2/3.
Câu 21: Ở người, kiểu gen IA IA, IA IO quy định nhóm máu A; kiểu gen I B IB, IBIO quy định
nhóm máu B; kiểu gen IA IB quy định nhóm máu AB; kiểu gen I O IO quy định nhóm máu O.
Tại một nhà hộ sinh, người ta nhầm lẫn 2 đứa trẻ sơ sinh với nhau. Trường hợp nào sau đây
không cần biết nhóm máu của người cha vẫn có thể xác định được đứa trẻ nào là con của
người mẹ?
A. Hai người mẹ có nhóm máu AB và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm
máu AB.
B. Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu B, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm
máu A
C. Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm
máu A.
D. Hai người mẹ có nhóm máu B và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm
máu O.
Câu 22: Cho cặp P thuần chủng về các gen tương phản giao phấn với nhau. Tiếp tục tự thụ
phấn các cây F1 với nhau, thu được F2 có 75 cây mang kiểu gen aabbdd. Về lí thuyết, hãy cho
biết số cây mang kiểu gen AaBbDd ở F2 là bao nhiêu?
A. 150 cây.
B. 300 cây.
C. 450 cây.
D. 600 cây.
Câu 23: Ở bí ngô, kiểu gen A-bb và aaB- quy định quả tròn; kiểu gen A- B- quy định quả dẹt;
kiểu gen aabb quy định quả dài. Cho bí quả dẹt dị hợp tử hai cặp gen lai phân tích, đời FB thu
được tổng số 160 quả gồm 3 loại kiểu hình. Tính theo lí thuyết, số quả dài ở F B là:
A.

54.
B. 40.
C. 75.
D. 105.


63

PHẦN III: KẾT LUẬN
Trong quá trình giảng dạy ôn thi đại học phần quy luật MenĐen , tôi đã tiến hành phân thành
các dạng bài tập như trên và thực tế cho thấy có hiệu quả rõ rệt. Thể hiện ở việc nắm bắt kiến
thức của các em học sinh, việc vận dụng giải bài tập. và quan trọng hơn đó là các em thấy giải
bài tập dễ dàng hơn, làm đề nhanh hơn, dễ hơn các em vẫn nghĩ khi chưa được học, từ đó tăng
thêm hứng thú của các em khi học bộ môn này.
Tuy nhiên,thực tế ở trường THPT QUANG HÀ số học sinh học khối B rất it và có năm có
năm không có nên tôi cũng ít dạy ôn đại học, việc trau rồi kiến thức, rút kinh nghiệm sau các
năm dạy còn rất hạn chế, vì vậy việc phân loại các dạng bài tập như vậy có thể sẽ còn có rất
nhiều thiếu sót. Rất mong các bạn đồng môn đóng góp ý kiến để tôi hoàn thiện hơn mảng kiến
thức này cũng góp phần giảng dạy học sinh tốt hơn.

Nguyễn Thanh Nga


Các dạng bài tập cơ bản phần quy luật Menđen

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa sinh học nâng cao lớp 12- NXB Giáo Dục
2. Phương pháp giải nhanh bài tập di truyền của Phan Khắc Nghệ - NXB Giáo Dục
3. Phương pháp luyện giải bài tập sinh học tập 1 của Vũ Đức Lưu – NXB Đại Học Quốc Gia
hà Nội


64



×