Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

CHUYÊN đề bồi DƯỠNG ôn THI đại học môn địa lý CHUYÊN đề địa lý dân cư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.49 KB, 19 trang )

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG ÔN THI ĐẠI HỌC MÔN ĐỊA LÝ
CHUYÊN ĐỀ: ĐỊA LÝ DÂN CƯ
I. Tác giả chuyên đề.
Đinh Thùy Dương - Giáo viên địa lý trường THPT Đội Cấn.
II. Đối tượng học sinh bồi dưỡng.
- Lớp 12
- Số tiết bồi dưỡng: 9 tiết.
III. Mục tiêu chuyên đề.
1. Kiến thức.
- Chứng minh và giải thích được những đặc điểm cơ bản của dân số và phân bố
dân cư nước ta.
- Phân tích nguyên nhân và hậu quả của dân số đông, dân số còn tăng nhanh, cơ
cấu dân số trẻ và phân bố chưa hợp lí, đồng thời biết được chiến lược phát triển
dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta.
- Chứng minh được nước ta có nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh
nghiệm sản xuất phong phú, chất lượng lao động đang được nâng lên.
- Trình bày được sự chuyển dịch trong cơ cấu lao động của nước ta và hiểu được
vì sao việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt, tầm quan trọng của việc sử dụng
lao động trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện
đại hóa, vấn đề và hướng giải quyết việc làm cho người lao động.
- Trình bày và giải thích được 1 số đặc điểm của đô thị hóa ở nước ta.
- Phân tích được ảnh hưởng qua lại giữa đô thị hóa với phát triển kinh tế xã hội.
- Hiểu được sự phân bố mạnh lưới đô thị của nước ta.
2. Kĩ năng.
- Phân tích được các sơ đồ, lược đồ, bản đồ và bảng số liệu.
- Biết cách khai thác Atlat địa lí Việt Nam.
- Biết cách tính toán, xử lí số liệu, chọn đúng và vẽ chính xác biểu đồ.
IV. Hệ thống kiến thức.
Tiết 1 – 2 – 3: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA
I. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc.
1. Đông dân.


- Nước ta là một nước đông dân với số dân 84.156 nghìn người (2006).
- Xếp loại: đứng thứ 13 trên thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á
(sau Inđônêxia và Philipin).
→ Đánh giá: + Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.


+ Khó khăn: Trở ngại lớn cho phát triển kinh tế, giải quyết việc
làm, nâng cao chất lượng cuộc sống, đời sống vật chất và tinh thần.
2. Nhiều thành phần dân tộc.
- Nước ta có 54 dân tộc sống ở khắp các vùng lãnh thổ của đất nước. Nhiều nhất
là dân tộc Việt (kinh) chiếm 86,2%, các dân tộc khác chỉ chiểm 13,8% dân số cả
nước.
- Các dân tộc có những đặc điểm, phong tục, tập quán và truyền thống tổ chức
sản xuất, tổ chức xã hội, địa bàn cư trú rất khác nhau.
→ Đánh giá:
+ Thuận lợi: Đa dạng về bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc.
+ Khó khăn: Sự phát triển không đồng đều và mức sống của các dân tộc
đặc biệt là dân tộc ít người còn thấp.
II. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ.
1. Dân số còn tăng nhanh.
- Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt là cuối thể kỷ XX đã dẫn đến hiện tượng
bùng nổ dân số. (biểu hiện: Thời gian dân số tăng gấp đôi liên tục được rút ngắn
từ 40 năm xuống còn 25 năm)
- Mặc dù tỷ lệ gia tăng dân số đã giảm đáng kể nhưng còn chậm, so với thế giới
vẫn còn cao:
+ Giai đoạn 1989-1999 tỉ lệ gia tăng dân số là 1,7%.
+ Đến giai đoạn 2002-2005 chỉ còn 1,32%.
- Dân số còn tăng nhanh, trung bình mỗi năm tăng hơn 1 triệu người.
* Hậu quả của sự gia tăng dân số:
- Tài nguyên môi trường: cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường → khó khăn

để phát triển bền vững.
- Phát triển kinh tế:
+ Làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
+ Khó khăn cho bố trí cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ.
+ Khó khăn cho tiêu dùng và tích lũy.
- Chất lượng cuộc sống của người dân chậm được nâng cao:
+ Bình quân GDP/người thấp.
+ Dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục khó được nâng cao.
+ Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm lớn.
2. Cơ cấu dân số trẻ.
- Từ năm 1999 đến năm 2005 cơ cấu dân số theo độ tuổi có sự thay đổi rõ rệt:


+ Độ tuổi từ 0 -14 tuổi giảm từ 33,5% xuống còn 27%.
+ Độ tuổi từ 15-59 tuổi tăng từ 54,8% lên 64%.
+ Trên 60 tuổi tăng từ 8,1% lên 9%.
- Mặc dù cơ cấu dân số đã thay đổi theo xu hướng già đi nhưng tỉ lệ người trong
độ tuổi lao động và dưới tuổi lao động vẫn còn cao. Độ tuổi từ 15 – 59 tuổi
chiếm đến 64% tổng dân số cả nước, trẻ em từ 0 – 14 tuổi chiếm 27%. Trong khi
đó nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên chỉ chiếm 9% dân số cả nước.
→ Điều đó khẳng định nước ta có cơ cấu dân số trẻ. Mỗi năm nước ta tăng thêm
1,15 triệu lao động.
- Đánh giá:
+ Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, năng động sáng tạo…
+ Khó khăn: Gánh nặng nuôi dạy, chăm sóc trẻ em, sức ép về lao động,
việc làm…
III. Phân bố dân cư chưa hợp lí.
- Mật độ dân số trung bình ở nước ta là 254 người/km 2 (2006), cao hơn mật độ
dân số thế giới 5,3 lần (48 người/km2) và vượt xa các nước trong khu vực.
- Tuy nhiên phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng:

+ Giữa đồng bằng với trung du miền núi.
+ Giữa thành thị với nông thôn.
1. Giữa đồng bằng với trung du miền núi.
- Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du miền núi:
+ Ở đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ nhưng chiếm tới ¾ dân số
cả nước, mật độ dân số cao (VD: ĐBSH 1225 người/km 2, ĐBSCL 429
người/km2…). Tuy nhiên giữa các đồng bằng và ngay trong nội bộ các vùng dân
cư cũng phân bố không đều.
+ Ở miền núi: Chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ nhưng chỉ chiếm ¼ dân số
cả nước, mật độ dân số thấp hơn nhiều so với vùng đồng bằng: Tây Bắc mật độ
dân số là 69 người/km2, Tây Nguyên mật độ dân số là 89 người/km2…
2. Giữa thành thị và nông thôn.
- Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lý giữa nông thôn và thành thị: Dân số nông
thôn chiếm tỷ lệ quá lớn, chiếm tới 73,1% dân số cả nước (2005); Dân thành thị
chỉ chiếm 26,9 % (2005). Dân số nông thôn gấp 2,7 lần thành thị.
- Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn đang có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng:
+ Giảm tỉ trọng dân số nông thôn (80,5% năm 1990 xuống 73,1% năm
2005: giảm 7,4%).
+ Tăng tỉ trong dân số thành thị (từ 19,5% năm 1990 lên 26,9% năm
2005: tăng 7,4%).


→ Đây là sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, phù hợp với quá trình công
nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm,
chứng tỏ quá trình đô thị hóa còn quá chậm.
3. Nguyên nhân của sự phân bố dân cư không đồng đều.
Có rất nhiều nhân tố tác động đến sự phân bố dân cư:
- Điều kiện tự nhiên: Những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi (khí hậu ôn
hòa, đất đai phì nhiêu, địa hình bằng phẳng…) thì dân cư tập trung đông.
- Lịch sử khai thác lãnh thổ: Những vùng có lịch sử khai thác lâu đời thì dân cư

thường tập trung đông như Đồng bằng sông Hồng.
- Điều kiện kinh tế - xã hội (phương thức sản xuất, sự phát triển của kinh tế xã
hội, cơ sở vật chất kĩ thuật…): Những vùng có nền kinh tế xã hội phát triển
mạnh thường thu hút dân cư tập trung đông, như ở nước ta các thành phố lớn có
nền kinh tế - xã hội phát triển mạnh, dân cư tập trung đông mật độ cao.
- Trong các nhân tố trên thì nhân tố kinh tế xã hội có vai trò quyết định đến sự
phân bố dân cư, cụ thể hơn là phương thức sản xuất.
4. Hậu quả.
Dân cư phân bố chưa hợp lí làm ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động và
khai thác tài nguyên.
- Đối với vùng đồng bằng và đô thị: Dân cư tập trung quá đông gây sức ép lớn
đối với việc giải quyết việc làm, ô nhiễm môi trường gia tăng, tài nguyên ngày
càng cạn kiệt, việc giải quyết các nhu cầu phúc lợi xã hội như y tế, giáo dục, nhà
ở…gặp nhiều khó khăn.
- Đối với vùng trung du và miền núi, các vùng nông thôn tài nguyên thiên nhiên
phong phú, đất rộng…nhưng dân cư tập trung ít dẫn đến thiếu nhân lực để khai
thác.
→ Gia tăng sự chênh lệch về kinh tế xã hội giữa các vùng miền.
IV. Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao
động nước ta.
- Kiềm chế tốc độ gia tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính
sách pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- Phân bố dân cư, lao động hợp lí giữa các vùng.
- Quy hoạch và có chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ
cấu dân số nông thôn và thành thị.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, đẩy mạnh đào tạo người lao động có
tay nghề cao, có tác phong công nghiệp.
- Phát triển công nghiệp ở miền núi và nông thôn để khai thác tài nguyên và sử
dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.



Tiết 4 – 5 – 6 : LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
I. Nguồn lao động.
1. Thế mạnh.
- Nguồn lao động rất dồi dào: 42,53 triệu người (Chiếm 51,2% tổng số dân năm
2005).
- Mỗi năm nước ta tăng 1 triệu lao động.
- Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú, tích lũy
qua nhiều thế hệ.
- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhờ những thành tựu trong phát
triển văn hóa, giáo dục và y tế.
2. Hạn chế.
- Nhiều lao động vẫn chưa qua đào tạo (75%).
- Lao động có trình độ cao còn ít (năm 2005: đại học, cao đẳng chỉ chiếm có
5,3%), đội ngũ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.
- Chất lượng lao động giữa các vùng không đồng đều, có sự chênh lệch khá lớn
về chất lượng lao động giữa thành thị và nông thôn.
- Thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao.
- Phân bố không đồng đều. Đại bộ phận lao động tập trung ở đồng bằng và hoạt
động trong nông nghiệp. Vùng núi và cao nguyên lại thiếu lao động, nhất là lao
động có kĩ thuật khai thác tài nguyên…
II. Cơ cấu lao động.
1. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế.
- Lao động trong ngành Nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất
(57,3% năm 2005), tiếp đến là khu vực dịch vụ (24,5%).
So với các nước phát triển trên thế giới thì tỉ lệ lao động trong lĩnh vực dịch vụ
nước ta còn quá thấp, nhất là tỉ lệ lao động trong công nghiệp xây dựng chỉ
chiếm 18,2% (2005).
- Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế đang có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ
trọng lao động nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng lao động công nghiệp –

xây dựng và dịch vụ. Nhưng sự thay đổi diễn ra còn chậm:
+ Nông – lâm – ngư nghiệp: giảm 7,8%.
+ Công nghiệp – xây dựng: tăng 5,1%.
+ Dịch vụ: tăng 2,7%.
2. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế.
- Trong cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, lao động trong thành phần kinh
tế nhà nước chiếm tỉ lệ rất nhỏ 9,5% (2005) và đang có xu hướng giảm nhưng
rất chậm.


- Lao động trong thành phần kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ lệ rất lớn 88,9%
(2005) và đang có xu hướng tăng nhẹ.
- Lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ lệ nhỏ nhất chỉ
chiếm 1,6% (2005), nhưng hiện nay đang có xu hướng tăng nhanh và ngày càng
có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta.
→ Qua cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, cho thấy nền kinh tế nước ta
đang phát triển theo cơ chế thị trường, có nhiều thành phần kinh tế theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
3. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn.
- Phần lớn lao động tập trung ở nông thôn: 75% (2005), thành thị chỉ chiếm
25%.
- Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn đang có sự thay đổi theo hướng:
+ Giảm tỉ trọng lao động nông thôn từ 79,9% xuống còn 75%.
+ Tăng tỉ trọng lao động thành thị từ 20,1% lên 25%.
Tuy nhiên sự thay đổi còn chậm (9 năm tăng 4,9%).
III. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm.
1. Vấn đề việc làm.
- Việc làm là vấn đề kinh tế xã hội lớn.
- Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn rất gay gắt. Năm 2005 cả
nước có 2,1% lao động thất nghiệp, 8,1% lao động thiếu việc làm. Có sự khác

biệt giữa thành thị và nông thôn:
+ Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị (5,3%) cao hơn nông thôn (1,1%).
+ Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn (9,3%) cao hơn thành thị (4,5%).
- Mỗi năm nước ta giải quyết được gần một triệu việc làm mới.
2. Hướng giải quyết việc làm.
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.
- Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, chú ý hoạt động của các ngành
dịch vụ.
- Tăng cường hợp tác, liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản
xuất hàng xuất khẩu.


- Mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn lao
động.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Tiết 7 – 8 – 9: ĐÔ THỊ HÓA
I. Đặc điểm.
Khái niệm: Đô thị hóa là quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là
sự gia tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập
trung dân cư trong các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
1. Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp.
a. Quá trình đô thị hóa chậm.
- Từ thế kỉ thứ 3 trước Công Nguyên, đã có đô thị đầu tiên “ Thành Cổ Loa –
kinh đô của nhà nước Âu Lạc”. Trong thời kì Phong Kiến, một số đô thị Việt
Nam được hình thành ở những nơi có vị trí địa lí thuận lợi.
- Thế kỉ XI xuất hiện thành Thăng Long, rồi đến các đô thị Phú Xuân, Hội An,
Đà Nẵng, Phố Hiến ở thế kỉ XVI – XVIII.
- Thời Pháp thuộc, công nghiệp chưa phát triển, hệ thống đô thị không có cơ sở

để mở mộng, các tỉnh, huyện thường được chia với quy mô nhỏ, chức năng chủ
yếu là hành chính, quân sự. Đến những năm 30 của thế kỉ XX mới có một số đô
thị lớn được hình thành như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định…
- Từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 và trong kháng chiến chống Pháp (1945 1954) quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiều.
- Từ năm 1954 đến năm 1975, đô thị hóa phát triển theo 2 xu hướng khác nhau:
+ Ở miền Nam: Đô thị hóa được đẩy mạnh vào năm 1965 – 1966. Tỉ lệ đô
thị hóa cao và được tăng lên một cách giả tạo do chiến tranh và vì chiến tranh
(chính quyền Sài Gòn dùng đô thị hóa như một biện pháp dồn dân để phục vụ
chiến tranh).
+ Ở miền Bắc: Đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa → hình thành nhiều
đô thị: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Việt Trì, Thái Nguyên…(1955 –
1960).
+ 1965 – 1975 các đô thị bị chiến tranh phá hoại, quá trình đô thị hóa
chững lại.
- Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị hóa chuyển biến khá mạnh, đô thị được
mở rộng và phát triển nhanh hơn, đặc biệt là các đô thị lớn.


b. Trình độ đô thị hóa thấp.
- Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp và cho đến nay còn ở mức rất thấp so
với nước kinh tế phát triển và nhiều nước đang phát triển, thể hiện thông qua cơ
sở hạ tầng của các đô thị (hệ thống giao thông, điện nước, các công trình phúc
lợi xã hội…) còn ở mức thấp.
- Tỉ lệ dân thành thị thấp, năm 1931 là 7,5% → năm 2005 mới chỉ có 26,9%,
phản ánh sự phát triển công nghiệp còn yếu, cũng như tình trạng chậm phát triển
của các ngành thuộc khu vực dịch vụ.
2. Tỉ lệ dân thành thị tăng.
- Dân số thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước có xu hướng tăng
từ năm 1990 → 2005:
+ Dân số thành thị tăng từ 12,9 triệu người → 22,3 triệu người tăng 9,4

triệu người.
+ Tỉ lệ dân thành thị tăng từ 19,5% → 26,9% tăng 7,4%.
Tuy nhiên sự gia tăng dân số thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước
còn chậm và thấp so với các nước trong khu vực.
3. Phân bố đô thị không đồng đều giữa các vùng.
- Mạng lưới đô thị nước ta trải ra tương đối rộng khắp trên lãnh thổ tuy nhiên
phân bố không đều giữa các vùng:
+ Về số lượng đô thị:Vùng có nhiều đô thị nhất là Trung du và miền núi
Bắc Bộ (167 đô thị), tuy nhiên chủ yếu là các đô thị vừa và nhỏ. Tiếp theo là đến
Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng, …Đông Nam bộ có ít đô thị
nhất (chỉ có 50 đô thị). Trung du và miền núi Bắc Bộ gấp 3,3 lần Đông Nam Bộ.
+ Về quy mô: Các đô thị lớn tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ, Đồng
bằng sông Hồng. Còn phần lớn các vùng là các đô thị nhỏ.
+ Về số dân đô thị: Vùng Đông Nam Bộ có số lượng đô thị không nhiều
(ít đô thị nhất) nhưng số dân đô thị lại lớn nhất (6928 nghìn người). Vùng Đồng
Bằng sông Hồng có số lượng đô thị đứng thứ 3 nhưng lại có số dân đô thị đứng
thứ 2 → chứng tỏ hai vùng này tập trung nhiều đô thị lớn. Ngược lại, Trung du
và miền núi Bắc Bộ nhiều đô thị nhất nhưng số dân đô thị chỉ đứng thứ 5 trong 7
vùng. Một số vùng số dân đô thị còn ít như Tây Nguyên (Chỉ có 1368 nghìn
người chỉ bằng 19,7% dân số đô thị vùng Đông Nam Bộ), Bắc Trung Bộ (chỉ có
1463 nghìn người tương đương 21,1% dân số đô thị ở Đông Nam Bộ).
- Số lượng các thành phố lớn còn quá ít so với số lượng đô thị.
II. Mạng lưới đô thị.


- Mạng lưới đô thị nước ta được phân thành 6 loại dựa vào tiêu chí cơ bản như:
số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân tham gia vào hoạt động phi nông
nghiệp.
- Dựa vào cấp quản lí được chia ra, đô thị trực thuộc trung ương và đô thị trực
thuộc tỉnh, đô thị trực thuộc huyện.

- Đến năm 2007 nước ta có 5 thành phố trực thuộc trung ương (Hà Nội, Hải
Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ); 2 đô thị đặc biệt (Hà Nội,
TP. Hồ Chí Minh); 4 đô thị loại 1 (Hải Phòng, Đã Nẵng, Cần Thơ, Huế), 13 đô
thị loại 2; 26 đô thị loại 3, 639 đô thị loại 4 và 5.
III. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội.
1. Tích cực.
Khi đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa sẽ:
- Tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế (giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ
trọng khu vực II và III).
- Ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, các vùng trong
nước. Năm 2005, khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP công
nghiệp – xây dựng; 87% GDP dịch vụ và 80% GDP ngân sách nhà nước.
- Tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế (các đô thị thường là
nơi tiêu thụ hàng hóa lớn và đa dạng).
- Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động (các đô thị là nơi sử
dụng nhiều lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật, có cơ sở vật chất kĩ thuật
hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong và ngoài nước…).
2. Tiêu cực.
Khi đô thị hóa không xuất phát từ quá trình công nghiệp hóa (Đô thị hóa tự phát)
sẽ:
- Ô nhiễm môi trường.
- Thất nghiệp, thiếu việc làm.
- Mất trật tự an ninh xã hội.
- Gia tăng tệ nạn xã hội….
V. Các dạng bài tập đặc trưng và phương pháp.
1. Các dạng bài tập đặc trưng.
a. Dạng trình bày và phân tích: Đây là dạng bài hay gặp trong thi đại học và
không khó nhưng học sinh phải thuộc bài, nắm vững kiến thức cơ bản khi trình
bày.



b. Dạng bài chứng minh: thường gặp trong thi đại học.
c. Dạng bài so sánh: là dạng bài khó yêu cầu học sinh phải nắm vững kiến thức
cơ bản và vận dụng một cách linh hoạt.
d. Dạng bài giải thích: là dạng bài khó, yêu cầu học sinh phải biết cách vận
dụng, sâu chuỗi các vấn đề, thường ít gặp hơn các dạng trên.
e. Dạng bài tính toán, vẽ và nhận xét biểu đồ: yêu cầu học sinh phải biết cách xử
lí số liệu, biết cách chọn và vẽ đúng biểu đồ.
2. Phương pháp đặc thù.
- Giáo viên đưa ra các dạng bài và hướng dẫn học sinh cách giải ở từng dạng.
- Hướng dẫn học sinh xây dựng hệ thống các tiêu chí với từng đặc điểm.
- Hướng dẫn học sinh tổng kết kiến thức theo sơ đồ và theo các cụm từ trọng
điểm.
VI. Bài tập
Câu 1: Tại sao ở nước ta hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số đã giảm nhưng quy mô
dân số vẫn tiếp tục tăng? Dân số gia tăng nhanh đã ảnh hưởng như thế nào đến
phát triển kinh tế xã hội?
Hướng dẫn:
- Hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số đã giảm, tuy nhiên mức độ giảm vẫn còn chậm,
cụ thể:
+ Giai đoạn 1979 – 1989: 2,1%
+ Giai đoạn 1989 – 1999: 1,7%
+ Giai đoạn 2002 – 2005: 1,32%
- Hơn nữa, do quy mô dân số đông (năm 2006: 84,2 triệu người) lại phần lớn là
dân số trẻ, số người trong độ tuổi sinh đẻ nhiều nên dân số hàng năm vẫn tăng
thêm trung bình hơn 1 triệu người.
Câu 2: Tại sao mật độ dân số ở Đồng bằng sông Hồng cao hơn Đồng bằng
sông Cửu Long?
Hướng dẫn:
- Do Đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời hơn gắn với nền

nông nghiệp thâm canh lúa nước và cơ cấu ngành, nghề đa dạng, nhiều thành
phố, trung tâm công nghiệp, dịch vụ hơn.
Câu 3:
Cho bảng số liệu sau đây:
Số dân và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta, giai đoạn 1960 – 2006.


Năm

Số dân (triệu người)

Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (%)

1960

30,17

3,93

1965

34,92

2,93

1970

41,03

3,24


1979

52,74

2,50

1989

64,61

2,1

1999

76,32

1,4

2006

84,16

1,3

a. Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô dân số và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở nước
ta, giai đoạn 1960 – 2006.
b. Nhận xét và giải thích.
Hướng dẫn:
a. Vẽ biểu đồ: Biểu đồ kết hợp: cột thể hiện dân số, đường thể hiện tỉ lệ gia tăng

dân số tự nhiên.
b. Nhận xét và giải thích.
* Nhận xét:
- Dân số nước ta tăng liên tục qua các năm (Dẫn chứng).
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm (Dẫn chứng). Đây chính là kết
quả của việc triển khai cuộc vân động công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình.
* Giải thích:
- Do quy mô dân số hiện nay lớn hơn trước đây rất nhiều, vì tuy tỉ lệ tăng dân số
giảm nhanh nhưng tổng dân số vẫn tăng nhanh.
- Do hậu quả của vấn đề tăng nhanh dân số trước đây nên số phụ nữ trong độ
tuổi sinh đẻ của nước ta hiện nay chiếm tỉ lệ khá đông.
Câu 4: Cho bảng số liệu:
Dân số nước ta phân theo nhóm tuổi năm 1979, 1989, 2005
Năm

Nhóm tuổi (%)

Tổng số
(Nghìn người)

0 -14

15 - 59

Từ 60 trở lên

1979

52.472


41,7

51,3

7,0

1989

64.405

38,7

54,1

7,2

2005

84.156

27,1

63,9

9,0

a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta trong ba
năm 1979, 1989, 2005.
b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số qua các năm kể trên.



Hướng dẫn:
a. Vẽ biểu đồ:
* Tính bán kính:
- Lấy quy mô dân số năm 1979 là 1 đvbk thì:
- Bán kính quy mô của năm 1989 là: 1,1 (đvbk)
- Bán kính quy mô dân số của năm 2005 là: 1,2 (đvbk)
* Vẽ biểu đồ: 3 biểu đồ tròn.
b. Nhận xét và giải thích
- Có sự thay đổi về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi.
+ Nhóm tuổi 0 – 14 giảm 8,1%.
+ Nhóm tuổi 15 – 59 tăng 7,0%.
+ Nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên tăng 1,1%.
→ Như vậy cơ cấu dân số nước ta đang chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu
dân số già.
- Nguyên nhân:
+ Do chính sách dân số được thực hiện khá triệt để, nhận thức của người dân
cũng không ngừng tăng lên đã làm giảm tỉ lệ sinh.
+ Do y tế phát triển, đời sống được nâng lên đã làm tăng tuổi thọ trung bình.
Câu 5:
Cho bảng số liệu:
Cơ cấu lao động có việc làm theo trình độ chuyên môn kĩ thuật năm 1996 và
năm 2005.
Trình độ

1996

2005

Đã qua đào tạo:


12,3

25,0

- Có chứng chỉ nghề sơ cấp

6,2

15,5

- Trung học chuyên nghiệp

3,8

4,2

- Cao đẳng, đại học và trên đại học

2,3

5,3

Chưa qua đào tạo

87,7

75,0

Trong đó:


a. Hãy phân tích bảng số liệu và rút ra nhận xét.
b. Cho biết những tác động tiêu cực của thực trạng về trình độ lao động ở nước
ta.


Hướng dẫn:
a. Nhận xét:
- Trong cơ cấu lao động có việc làm chia theo trình độ chuyên môn kĩ thuật của
nước ta, số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỉ lệ quá lớn (87,7% năm 1996 và
75% năm 2005), còn số lao động đã qua đào tạo thì chiếm tỉ lệ quá nhỏ chỉ 25%
(2005).
- Trong cơ cấu lao động đã qua đào tạo thì tỉ lệ lao động mới chỉ có chứng chỉ
nghề sơ cấp lại chiếm tỉ lệ cao nhất, gấp 3 lần số lao động có trình độ cao đẳng,
đại học và trên đại học.
→ Qua đó cho thấy trình độ lao động nước ta phần lớn còn quá thấp.
- Cơ cấu lao động có việc làm chia theo trình độ chuyên môn kĩ thuật của nước
ta trong những năm gần đây có sự thay đổi theo xu hướng tăng tỉ trọng số lao
động đã qua đào tạo, giảm tỉ trọng số lao động chưa qua đào tạo (Dẫn chứng).
- Trong lao động đã qua đào tạo, số người lao động có chứng chỉ nghề tăng lên
rất nhanh trong những năm gần đây, số người lao động có trình độ trung học
chuyên nghiệp có tăng nhưng chậm, còn số lao động có trình độ cao đẳng, đại
học và trên đại học tăng lên khá nhanh.
→ Chứng tỏ ngành giáo dục và đào tạo của nước ta đã có nhiều đổi mới…chất
lượng lao động tăng lên.
b. Những tác động tiêu cực của thực trạng về trình độ lao động của nước ta.
- Phần lớn lực lượng lao động của nước ta có trình độ thấp → năng suất lao
động thấp → hiệu quả kinh tế chưa cao, tích lũy xã hội bị hạn chế.
- Năng suất lao động thấp → mức thu nhập của người lao động thấp → chất
lượng cuộc sống thấp.

- Trình độ lao động thấp → hạn chế sự đầu tư của nước ngoài, khó khăn để phát
triển các ngành công nghệ cao. VD: ngành dầu khí phải thuê các chuyên gia
nước ngoài…
- Thực trạng lao động ở nước ta: thừa lao động thủ công, thiếu trầm trọng lực
lượng công nhân lành nghề, các kĩ sư, các nhà khoa học…nên việc phát triển các
ngành công nghiệp hiện đại, các ngành kinh tế đòi hỏi trình độ cao gặp nhiều
khó khăn.
Câu 6: Tại sao lại có sự chênh lệch lớn về lao động có trình độ chuyên môn kĩ
thuật giữa thành thị và nông thôn?
Hướng dẫn:
Có sự chênh lệch lớn về lao động giữa thành thị và nông thôn vì:


- Thành thị: thường là trung tâm văn hóa, khoa học, kinh tế, chính trị, đầu mối
giao thông, có nhiều điều kiện để đào tạo và yêu cầu sử dụng lao động chất
lượng cao.
- Nông thôn: kinh tế, văn hóa, cơ sở hạ tầng, giáo dục còn chậm phát triển nên
chưa thể đào tạo kịp thời…
Câu 7: Hạn chế trong sử dụng lao động ở nước ta?
Hướng dẫn:
Những hạn chế trong sử dụng lao động ở nước ta:
- Năng suất lao động thấp.
- Phần lớn lao động có thu nhập thấp.
- Phân công lao động xã hội còn chậm chuyển biến.
- Chưa sử dụng hết thời gian lao động.
Câu 8: Tại sao vấn đề việc làm lại là vấn đề kinh tế xã hội lớn ở nước ta?
Hướng dẫn:
Vấn đề việc làm là vấn đề kinh tế xã hội lớn ở nước ta vì: Nước ta là một nước
đông dân, nguồn lao động dồi dào, mỗi năm tăng lên hơn 1 triệu lao động trong
điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã gây ra nhiều hậu quả: thất nghiệp (Dẫn

chứng), tệ nạn xã hội, khó nâng cao mức sống…
Câu 9: So sánh vấn đề việc làm ở nông thôn và thành thị. Tại sao có sự khác
nhau đó?
Hướng dẫn:
- Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn rất gay gắt. Năm 2005 cả
nước có 2,1% lao động thất nghiệp, 8,1% lao động thiếu việc làm. Có sự khác
biệt giữa thành thị và nông thôn:
+ Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị (5,3%) cao hơn nông thôn (1,1%).
+ Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn (9,3%) cao hơn thành thị (4,5%).
- Nguyên nhân: Do đặc điểm mùa vụ của nông nghiệp và sự phát triển ngành
nghề ở nông thôn còn hạn chế nên tình trạng thiếu việc làm là rất đặc trưng cho
khu vực nông thôn…
Câu 10:
Cho bảng số liệu sau:
Dân số thành thị và nông thôn nước ta thời kì 1960 – 2006


Đơn vị: nghìn người
Năm

Số dân thành thị

Số dân nông thôn

1960

4727

25645


1970

8787

32276

1976

10127

39033

1979

10094

42368

1985

11360

48512

1990

13281

51908


1995

14938

57057

2000

18772

58864

2006

22824

61332

a. Tính tỉ lệ dân số thành thị trong tổng số dân ở nước ta.
b. Nhận xét và giải thích về mức độ đô thị hóa ở nước ta giai đoạn 1960 – 2006.
Hướng dẫn:
a. Tỉ lệ dân thành thị trong tổng dân số ở nước ta:
Năm

Số dân thành thị trong tổng số dân (%)

1960

15,6


1970

21,4

1976

20,6

1979

19,2

1985

19,0

1990

20,7

1995

20,7

2000

24,2

2006


27,1

b. Nhận xét và giải thích.
* Nhận xét:


- Từ năm 1960 đến nay: Quá trình đô thị hóa ở nước ta có chuyển biến rõ rệt.
Các đô thị được mở rộng và phát triển nhanh hơn, đặc biệt là các đô thị lớn. Tuy
nhiên cơ sở hạ tầng của các đô thị (điện, nước, giao thông, các công trình xã
hội…) vẫn còn ở mức độ thấp so với khu vực và thế giới.
- Tỉ lệ dân thành thị trong tổng dân số tăng:
+ Năm 1960 số dân thành thị khoảng 4,7 triệu người (chiếm 15,6%).
+ Năm 2006 số dân thành thị khoảng 22,8 triệu người (chiếm 27,1%).
* Giải thích
Tốc độ phát triển đô thị hóa các giai đoạn không đều nhau:
+ Năm 1960: tỉ lệ đô thị hóa thấp (15,6%) do đất nước đang có chiến
tranh.
+ Giai đoạn 1970 – 1995: tốc độ đô thị hóa chậm, tỉ lệ dân số thành thị
dao động khoảng 20%.
+ Từ năm 2000 – 2006: tỉ lệ đô thị hóa tăng khá nhanh vì nước ta đang
trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Câu 11: Cho bảng số liệu sau:
Diện tích, dân số theo các vùng ở nước ta năm 2006
Dân số (nghìn người)

Diện tích (km2)

Cả nước

84.155,8


331.211,6

Đồng bằng sông Hồng

18.207,9

14.862,5

Trung du và miền núi Bắc Bộ

12.065,4

101.559,0

Duyên hải miền Trung

19.530,6

95.918,1

Tây Nguyên

4.868,9

54.659,6

Đông Nam Bộ

12.0677,5


23.607,7

Đồng bằng sông Cửu Long

17.415,5

40.604,7

Địa phương

a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số và cơ cấu diện tích của nước ta phân theo
vùng.
b. Tính mật độ dân số trung bình cả nước và các vùng.
c. Nêu nhận xét, cho biết nguyên nhân, hậu quả và phương hướng khắc phục
tình hình phân bố dân cư bất hợp lí ở nước ta.
Hướng dẫn:


a. Vẽ biểu đồ:
- Xử lí số liệu: Cơ cấu dân số và diện tích các vùng nước ta năm 2006 (Đơn vị:
%)
Địa phương

Dân số

Diện tích

Cả nước


100

100

Đồng bằng sông Hồng

21,6

4,5

Trung du và miền núi Bắc Bộ

14,3

30,6

Duyên hải miền Trung

23,2

29,0

Tây Nguyên

5,8

16,5

Đông Nam Bộ


14,3

7,1

Đồng bằng sông Cửu Long

20,7

12,3

- Vẽ biểu đồ: 2 biểu đồ tròn một thể hiện cơ cấu diện tích và một thể hiện cơ
cấu dân số.
b. Tính mật độ dân số cả nước và các vùng.
Địa phương

Mật độ dân sô (người/km2)

Cả nước

254

Đồng bằng sông Hồng

1225

Trung du và miền núi Bắc Bộ

119

Duyên hải miền Trung


204

Tây Nguyên

89

Đông Nam Bộ

511

Đồng bằng sông Cửu Long

429

c. Nhận xét.
- Dân cư nước ta phân bố không đều:
+ Giữa vùng đồng bằng và miền núi, cao nguyên (Dẫn chứng).
+ Phân bố không đều giữa đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long
(Dẫn chứng).
- Nguyên nhân:
+ Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên.


+ Lịch sử khai thác lãnh thổ và định canh định cư.
+ Mức độ khai thác tài nguyên và trình độ phát triển kinh tế của mỗi vùng.
- Hậu quả: Sự phân bố dân cư không hợp lí dẫn tới khó khăn trong việc sử dụng
hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.
- Phương hướng:
+ Phân bố lại dân cư và lao động trong địa bàn cả nước, trong từng vùng nhằm

sử dụng hợp lí lao động và khai thác tốt hơn tiềm năng của mỗi vùng.
+ Phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi để thu hút lao động ở vùng xuôi lên.
+ Nâng cao mức sống kinh tế, văn hóa, xã hội cho đồng bào dân tộc.
+ Hạn chế nạn di dân tự do.
VII. Các bài tập tự giải.
Câu 1: Chứng minh rằng Việt Nam là nước đông dân.
Câu 2: Trình bày đặc điểm dân số nước ta, đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế
nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và tài nguyên môi trường?
Câu 3: Nếu dân số năm 2006 là 84156 nghìn người, tỉ lệ gia tăng dân số là
1,32% thì năm sau dân số sẽ tăng lên bao nhiêu người?
Câu 4: Trình bày tình hình phân bố dân cư nước ta, nguyên nhân, hậu quả?
Câu 5: Trình bày chính sách phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả
nguồn lao động của nước ta?
Câu 6: Trình bày đặc điểm nguồn lao động nước ta, đặc điểm đó có thuận lợi và
khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế xã hội.
Câu 7: Trình bày vấn đề việc làm và hướng giải quyết.
Câu 8: Cho bảng số liệu sau:
Lao động phân theo các ngành kinh tế ở nước ta, giai đoạn 2000 – 2006
Đơn vị: nghìn người
Chia ra
Năm

Tổng số

Nông – lâm –
ngư nghiệp

Công nghiệp
– xây dựng


Dịch vụ

2000

37.609,6

24.481,0

4929,7

8.198,9

2001

38.562,7

24.468,4

5.551,9

8.542,4

2002

39.507,7

24.455,8

6.084,7


8.967,2


2004

41.586,3

24.430,7

7.216,5

9.939,1

2005

42.542,7

24.451,5

7.785,3

10.405,9

2006

43.436,1

24.172,3

8.296,9


10.966,9

a. Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế
ở nước ta giai đoạn 2000 – 2006.
b. Từ biểu đồ hãy rút ra nhận xét và giải thích.
Câu 9: Phân tích những đặc điểm của đô thị hóa ở nước ta?
Câu 10: Phân tích ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với sự phát
triển kinh tế xã hội?
VIII. Kết quả thực hiện.
- 80% học sinh đạt trên 7 điểm.
- 20% học sinh đạt từ 5 – 6,75 điểm.



×