Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

phân tích kỹ năng làm việc nhóm trong phim INTERNSHIP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.68 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Bài tiểu luận:
PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC NHÓM
TRONG BỘ PHIM THE INTERSHIP

Môn học :Kỹ năng làm việc theo nhóm.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Thủy.
Lớp: K12407A.
Thực hiện đề tài: Nhóm 11.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2015.


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Bài tiểu luận:
PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC NHÓM
TRONG BỘ PHIM THE INTERSHIP

Môn học :Kỹ năng làm việc theo nhóm.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Thủy.
Lớp: K12407A.
Thực hiện đề tài: Nhóm 11.


Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2015.


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................



DANH SÁCH NHÓM
S
T
T
1
2
3
4
5
6
7
8

Họ tên

Mã số sinh viên

Trần Nguyễn Hải Hòa
Nguyễn Việt Hoàng
Phạm Quốc Hưng
Nguyễn Minh Mẫn
Trần Thị Minh Thư
Nguyễn Thị Vân
Đỗ Ngọc Phượng Vy
Trương Thị Mỹ Yên

K124071105
K124071110
K124071115
K124071131

K124071185
K124071205
K124071209
K124071211


MỤC LỤC.


6

LỜI MỞ ĐẦU
Để tồn tại trong thời đại thông tin hiện nay là một thách thức lớn không chỉ đối
với một hoặc một nhóm người mà là thách thức của cả loài người, của cả một thời đại.
Để tồn tại trong thế giới khắc nghiệt ấy đòi hỏi con người phải tự hoàn thiện mình, phải
tự mình bước lên những tầm cao mới vượt qua giới hạn vốn có của bản thân. Con
người phải tự biết trang bị cho mình những hành trang cần thiết để bước lên phía trước,
bước lên những bật thang của sự thành công. Không phải chỉ trang bị về mặt kiến thức
hay thể chất mà đó là sự trang bị toàn diện từ trong ra ngoài , trang bị ngay từ phần
“CON” cho đến cả phần “NGƯỜI”.
Thực tế chỉ ra rằng, người sinh viên trong thời đại công nghệ thông tin phát triển
như hiện nay. Không những phải trang bị cho bản thân những nền tảng kiến thức chắc
chắn khi còn trên ghế nhà trường mà còn phải biết tự mang theo bên mình những kỹ
năng cần thiết trên hành trình “vào đời” sau này. Trong vô vàng những kỹ năng mà
người sinh viên cần có và phải có, có lẽ KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM là một trong
số những kỹ năng quan trọng để sinh viên có thể tự tin trên con đường chinh phục
những ước mơ của mình. Nắm bắt được xu hướng con người mới trong thời đại thông
tin cũng như tầm quan trọng của việc hoạt động nhóm mà hiện nay ở nhiều trường đại
học trên thới giới trong đó có cả trường Đại học Kinh tế- Luật đã đưa Kỹ năng làm
việc nhóm trở thành một môn học mà sinh viên cần phải tích lũy khi tham gia chương

trình đào tạo của nhà trường. Nội dung và chương trình giảng dạy của môn học không
những được cập nhật từng ngày từng giờ nhằm theo kịp với sự phát triển của xã hội mà
những hoạt động trên lớp cũng góp phần hướng sinh viên tự hoàn thiện những kỹ năng
của mình thông qua quá trình trao đổi và tiếp xúc với các nhóm học tập ,từ đó, tự thân
người sinh viên sẻ rút ra được những thiếu sót và bài học kinh nghiệm cho chính bản
thân của mình.
Việc học tập những kiến thức, kỹ năng thông qua những thước phim có lẽ đã
không còn gì xa lạ đối với người sinh viên hiện nay mà có thể xem nó như một nét văn


7

hóa đặt biệt trong quãng đời sinh viên và đã khắc họa nên hình ảnh của người sinh viên
trong thời đại hiện nay. Việc xem phim không đơn thuần dừng lại ở giá trị giải trí- giá
trị cốt lõi bên trong, mà còn tiến xa hơn là công cụ học tập hiệu quả cho sinh viên, từ
việc học tiếng anh cho đến việc thay đổi cách suy nghĩ và cách sống của mình khi xem
được những thước phim đầy ý nghĩa và đậm chất nhân văn. Nắm bắt được những giá
trị đó, nhóm chúng tôi quyết định phân tích bộ phim INTERSHIP (tạm dịch:THỰC
TẬP SINH)- được sản xuất năm 2013 như một ví dụ điển hình cho quá trình hình
thành, hoạt động và những cách thức để một nhóm đi đến thành công trong quá trình
làm việc và học tập, tự đó rút ra cho bản thân những kinh nghiệm, những giá trị cần
thiết để áp dụng vào cuộc sống sau này.


8

Chương 1.
1.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN.


Định nghĩa về nhóm.

Nhóm là tập hợp nhiều người cùng có chung mục tiêu, thường xuyên tương tác với
nhau, mỗi thành viên có vai trò nhiệm vụ rõ ràng và có các quy tắc chung chi phối lẫn
nhau.
1.2.

Các giai đoạn của quá trình phát triển nhóm.

1.2.1.

Giai đoạn hình thành.

Giai đoạn này các thành viên nhóm bắt đầu tập hợp lại. Họ mang đến nhóm
nhiều điểm khác biệt nhau từ tính cách đến cách làm việc, kiến thức. Vai trò trưởng
nhóm giai đoạn này là thúc đẩy các thành viên cởi mở, giao tiếp với nhau, sau đó cùng
phối hợp xây dựng định hướng hoạt động của nhóm hoặc mục tiêu hoạt động nhóm.
Nhóm trưởng cùng với các thành viên phải tìm hiểu về tính tình, khả năng làm việc, sự
tự tin, trách nhiệm và những suy nghĩ cần đóng góp cho nhóm, đồng thời xây dựng và
hiểu rõ mục tiêu mà nhóm phải hoàn thành. Các mục tiêu được xây dựng bởi nhóm
thường được đánh giá bằng các tiêu chí cụ thể, đo được, được đồng thuận, khả thi và
có thời hạn xác định (SMART). Nếu nhóm không xây dựng được mục tiêu hoặc các
thành viên không hiểu rõ mục tiêu của nhóm thì nhóm không thể hoàn thành công việc
hoặc sớm tan rã.
1.2.2.

Giai đoạn mâu thuẫn.

Giai đoạn này xảy ra khi các thành viên xung đột nhau về cách làm việc, công

việc và trách nhiệm. Mới hình thành nhóm nên có một số thành viên tỏ ra nổi trội, mất
đoàn kết có thể xảy ra. Truyền thông, giao tiếp trong nhóm chưa suôn sẻ, người muốn
thống trị, lôi kéo, người thì thờ ơ.Trưởng nhóm lúc này phải là người cứng rắn, gương
mẫu, gần gũi các thành viên, tránh để xảy ra căng thẳng quá, tổ chức tốt công việc và
làm cho công việc bắt đầu có hiệu quả. Làm sao cho các thành viên nhóm hiểu nhau


9

nhiều nhất, hiểu công việc, tránh các thành viên cạnh tranh nhau trở thành đối thủ.
Tăng cường giao tiếp trong nhóm. Chuyển các công việc do thành tích cá nhân sang
thành tích chung của nhóm.
1.2.3.

Giai đoạn hợp nhất.

Trong giai đoạn này, các thành viên chấp nhận làm việc theo nhóm, tuân theo
nội quy của nhóm. Các thành viên dần đi vào nề nếp, nói chuyện cởi mở hơn, nhóm đi
vào thực tế, nhận định, thảo luận và giải quyết các vấn đề khó khăn, từng cá nhân hòa
nhập mục đích riêng và khát vọng vào công việc chung. Nhóm thực hiện mức độ công
việc vừa phải, sức lực được phân bổ đồng đều để thực hiện công việc và mối quan hệ
giữa các thành viên. Nhóm trưởng cần nêu rõ mục tiêu một cách chính xác, liên tục nêu
cao giá trị và tiêu chuẩn của nhóm, đưa ra ít các khuôn mẫu làm việc, khuyến khích
thành viên tham khảo ý kiến lẫn nhau, thực hành tính kỷ luật, đảm bảo là cả nhóm
không quá phụ thuộc vào thành viên nào, tiếp tục tạo điều kiện cho nhóm cơ hội đào
tạo và phát triển.
1.2.4.

Giai đoạn thể hiện.


Đến giai đoạn này nhóm đã hình thành các quy định, nguyên tắc làm việc, phối
hợp đối với các thành viên. Trong giai đoạn này, nhóm có sự sáng tạo và đổi mới;
thống nhất giữa phương châm, mục đích, mục tiêu; tự thay đổi để trau dồi bản thân; tự
đào tạo và thông qua các chương trình; các thành viên quan tâm lẫn nhau; họ cũng tỏ ra
tháo vát để hoàn thành công việc cho dù có bế tắc; niềm tin tưởng tăng cao giữa các
thành viên trong nhóm; thường xuyên trao đổi thông tin và phản hồi. Tại thời điểm
này, mức độ hoàn thành công việc cao nhất. Trong giai đoạn thể hiện, nhóm trưởng cần
động viên khen thưởng, duy trì và củng cố tinh thần của nhóm, khuyến khích các thành
viên đổi vai lẫn nhau, phát triển tính tự kiểm điểm, giảm bớt sự can thiệp của nhóm
trưởng, tiếp tục nuôi dưỡng, cam kết giữa các thành viên trong nhóm.
1.3.

Những kỹ năng cần thiết để làm việc nhóm hiệu quả.


10

1.3.1.

Giải quyết xung đột.

PGS.TS.Vũ Dũng cho rằng: Xung đột là sự khác biệt (về quan điểm, mục đích,
động cơ) giữa các thành viên trong quá trình thực hiện hoạt động của nhóm.
Xung đột bắt nguồn từ việc cạnh tranh giành lấy nguồn lực khan hiếm hoặc bất
đồng quan điểm, cũng như sự không rõ ràng về vai trò của các thành viên trong nhóm.
Để giải quyết xung đột, các thành viên cần phải nắm giữ nguyên tắc:



Chủ động: giải quyết xung đột nhỏ trước khi trở thành xung đột lớn.

Giao tiếp: đưa những người liên quan trực tiếp đến cuộc xung đột vào việc giải

quyết chúng.
• Nghiên cứu: tìm kiếm các lý do thực sự trước khi tìm kiếm giải phải.
• Linh hoạt: không để bất kì ai bị gắn chặt vào một giải pháp trước khi xem xét
những giải pháp khác.
• Công bằng: không để ai tránh né một giải pháp công bằng bằng cách nấp sau


các quy tắc.
Đồng minh: làm cho nhóm đấu tranh chống lại “thế lực bên ngoài” hơn là chông
lại nhau.
1.3.2.

Điều phối thông điệp nhóm.

Để chuẩn bị các thông điệp nhóm hiệu quả, các thành viên nhóm có thể sử dụng
các hướng dẫn sau: (1) lựa chọn thành viên nhóm một cách thông minh, (2) lựa chọn
một người lãnh đạo có trách nhiệm, (3) thúc đẩy hợp tác, (4) làm rõ mục tiêu, (5) thúc
đẩy cam kết, (6) làm rõ trách nhiệm, (7) thúc đẩy hành động ngay tức thì, (8) áp dụng
công nghệ, (9) đảm bảo công nghệ tương thích.
1.3.3.

Giao tiếp trong nhóm.

1.3.3.1.

Nói chuyện với các thành viên trong nhóm.

Các kỹ năng nói cần thiết:



Phá vỡ thói quen nói một cách vô thức.


11




Hãy nghĩ đến mục đích, ý chính mình định nói và ai là người nghe.
Sắp xếp suy nghĩ, quyết định một cách thức phù hợp với hoàn cảnh và người
nghe. Đồng thời quan sát người nghe.
1.3.3.2.

Lắng nghe các thành viên trong nhóm.

Lắng nghe một cách hiệu quả giúp bạn cập nhật thông tin, có được lợi thế và
làm tăng tác động của bạn khi bạn nói. Quá trình nghe liên quan đến 5 hoạt động: (1)
tiếp nhận (về mặt vật lý đối với những điều nghe thấy), (2) giải thích (giải thích ý nghĩa
điều vừa nghe được), (3) ghi nhớ (lưu trữ thông tin để sử dụng trong tương lai), (4)
đánh giá (đánh giá những điểm chính của người nói), (5) phản hồi (phản ứng lại đối
với thông tin, hành động, hoặc đưa ra thông tin phản hồi)
1.3.3.3.

Giao tiếp phi ngôn ngữ.

Các kỹ năng cần thiết:
Tiếp nhận các tín hiệu không lời: Chú ý nhiều hơn tới các tín hiệu không lời của
người khác; chú ý rằng người ta có thể đưa ra những tín hiệu không lời giải.

Gửi đi những tín hiệu không lời: tránh đưa ra những tín hiệu mâu thuẫn nhau; cố
gắng càng trung thực càng tốt khi thể hiện cảm xúc của mình; mĩm cười một cách
thành thực; duy trì tiếp xúc bằng ánh mắt với người đối diện; chú ý tới các điệu bộ cử
chỉ bạn sử dụng; cố gắng sử dụng các tín hiệu bằng lời thích hợp trong khi tối thiểu hóa
các thông điệp không cố ý; mô phỏng diện mạo của người mà bạn muốn gây ấn tượng;
tôn trọng không gian thoải mái của người nghe; chú ý tới các thái độ khác nhau về thời
gian; chỉ đụng chạm khi phù hợp.
Giải thích các tín hiệu không lời : Các tín hiệu không lời cần phải được người
quan sát giải thích trong bối cảnh tình huống và văn hóa cụ thể.
1.3.4.

Họp nhóm


12

Khi chuẩn bị cho một cuộc họp, hãy chắc rằng mục đích của việc họp đó không
thể thực hiện tốt hơn bằng các hình thức khác (email, gọi điện thoại...). Hãy lên kế
hoạch một cách hiệu quả thông qua việc quyết định mục đích, lựa chọn thành viên là
những người thực sự cần có mặt ở đó, lựa chọn địa điểm và thời gian có lợi cho mục
đích của bạn, và phát triển một chương trình cụ thể và thông suốt. Tiến hành một cuộc
họp hiệu quả bằng cách dẫn dắt, làm trung gian và tóm tắt lại vấn đề. Tiến hành thảo
luận và khuyến khích mọi người tham dự. Trước khi kết thúc, tóm tắt lại kết luận và
xem xét lại xem mọi người đã đồng ý những gì và vào thời gian nào. Tiếp theo là đề
cập đến những hành động đã cam kết, lịch trình và trách nhiệm. Khi tham dự trong bất
kỳ một cuộc họp nào, hãy làm tất cả có thể để cho tương tác giữa những người tham dự
diễn ra suôn sẻ.


13


Chương 2.
2.1.

Sơ lược về phim The Intership.

2.1.1.






PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG.

Chi tiết về Phim:

Đạo diễn: Shawn Levy
Diễn viên: Vince Vaughn, Owen Wilson, Rose Byrne
Thời lượng: 125 phút
Năm phát hành: 2013
IMDB: 6.3
2.1.2.

Tóm tắt phim: The Internship

Câu chuyện bắt đầu với việc công ty mà Billy và Nick làm việc hơn chục năm
qua bỗng tuyên bố đóng cửa. Từ hai chuyên viên bán hàng siêu hạng, họ trở thành
những kẻ thất nghiệp do cả đời chỉ quen “buôn nước bọt” mà không hề biết một kỹ
năng hay kiến thức nào khác. Những tưởng sự ảm đạm này tiếp tục kéo dài thì bỗng

anh chàng Billy nảy ra ý tưởng nhờ vào Google - ứng cử vào chính tập đoàn này. Hai
anh chàng mù tịt hoàn toàn về IT, không biết tới những thuật ngữ đơn giản như
“online” hay chưa từng nghe tới Instagram vẫn tự tin ứng cử vào Google
Sau khi bất ngờ vượt qua vòng phỏng vấn, họ tới San Francisco để tham gia
chương trình thực tập sinh, trong đó các ứng viên được chia thành nhiều nhóm để dự
cuộc đua mà người chiến thắng sẽ được tuyển vào làm việc. Với vẻ ngoài “cổ lỗ sĩ” và
cách nói chuyện lỗi thời, họ chẳng thể bắt cặp với những sinh viên tài năng khác. Cuối
cùng, cả hai được người quản lý Lyle (Josh Brener) thu nạp, cùng những người bị ra rìa
khác.
Nhóm của Lyle gồm Billy - Nick, chàng trai lạnh lùng Stuart (Dylan O’Brian),
cô nàng gốc Ấn - Neha (Tiya Sircar) và cậu thanh niên nhút nhát Yo-Yo (Tobit
Raphael). Họ cùng nhau phải đối đầu với những thiên tài công nghệ để được làm việc
tại Google.


14

2.1.3.

Những hoạt động nổi bật của nhóm.

Nhóm được hình thành từ những người thừa trong lúc chọn lựa: Billy , Nick,
Stuart,Neha Yo-Yo và người quản lý Lyle.
Màn giới thiệu về bản thân của mọi người
Tìm con bọ:
Billy , Nick nói nhảm chẳng giúp được gì
Mọi người còn lại làm theo trình tự cơ bản.
 mọi người cải nhau vì không tìm ra được câu trả lời.
• Chơi môn Quidditch:
o Lúc đầu, mọi người chưa hiểu luật chơi nên thảm bại 70-0 (7-0)

o Sang hiệp 2,Billy , Nick khơi dậy ý chí chiến đấu, tin thần đoàn kết của mọi


o
o

người và đã sang bằng tỷ số 70-70. Nhưng vẫn thất bại khi không dành được
trái Snith.
 Lần đầu tiên họ chơi như 1 đội với nhau
• Đi chơi tại hộp đêm: quậy tới bên với những lần đầu tiên.
 Tìm được app mới (kiểm tra sự tỉnh táo trước khi gửi thông tin bản thân


người dung) và được kết quả rất khả quan
Thử thách hỗ trợ đường dây cho GG (Google helpline):
o Mọi người đều biết cách trợ giúp chỉ riêng Billy là không rõ nên anh ta đã đi
học và vào ngày thi đã hoàn thành tốt phần hỗ trợ của mình nhưng anh ta

quên đăng nhập vào hệ thống dẫn đến cả đội bị thua.
 Billy thất vọng, rời team khi còn 1 thử thách cuối
• Bán hàng (Sales challenge): mọi người cảm thấy bế tắc trong việc tìm khách
hàng nên Nick đã thuyết phục Billy về với đội => Mọi việc khả quan hơn và kết
quả họ nhận được 1 hộp đồng với 1 chuỗi cửa hàng bánh Pizza của Sal => được
nhận vào google
2 câu nói vào cuối phim


Sự kết nối thành một đội, kết nối mọi người với thông tin. Đó là việc họ làm và
quan trọng hơn họ đã dám ước mơ và không bao giờ từ bỏ ước mơ.



15



Họ là những người thông minh, đoàn kết, xinh đẹp và đủ độ tinh quái để làm
cho bản thân họ thú vị hơn và quan trọng hơn họ đã làm việc như 1 đội. Những
phẩm chất để trở thành một Googliness.
2.2.

Phân tích thực trạng

2.2.1.

Giai đoạn hình thành.

Để trở thành nhân viên chính thức của Google, các ứng viên phải trải qua
chương trình thực tập sinh bằng cách chia thành các nhóm cùng nhau làm việc. Với vẻ
ngoài “cổ lỗ sĩ” và cách nói chuyện lỗi thời, Billy và Nick chẳng thể bắt cặp với những
sinh viên tài năng khác. Cùng với họ, Chàng trai lạnh lùng Stuart, cô nàng gốc Ấn Neha và cậu thanh niên nhút nhát Yo-Yo trở thành những “người thừa” khi không ai
chịu chung nhóm với họ. Cuối cùng, tất cả được Lyle thu nạp. Hai “ông chú” và bốn
bạn trẻ bất đắc dĩ trở thành đồng đội của nhau. Lyle đã cố gắng hoàn thành tốt vai trò
của một nhóm trưởng khi cố gắng kết nối các thành viên lại với nhau. Một cuộc nói
chuyện giao lưu đã diễn ra dưới sự dẫn dắt của nhóm trưởng Lyle.
Yoyo: một anh chàng khá nhút nhát, thể hiện là một con người ưu tư ít nói, tiếng
nói nhẹ nhàng, yếu ớt. Hành động thiếu tính bạo dạn, rất rụt rè. Là một cậu bé rất biết
vâng lời mẹ.
Neha:là một người linh hoạt, nói nhiều, nhanh, thể hiện là một cô gái hiểu đời,
từng trải và đã thử mọi thú vui trên đời. Hoạt động nhanh nhẹn, hoạt bát. Quan hệ, giao
tiếp vui vẻ, dễ gần. Tỏ ra không khó chịu với 2 ông chú nhưng lại ăn nói rất thẳng thắn.

Staurt: một anh chàng lạnh lùng, mắt luôn dán vào điện thoại và tìm hiểu mọi
thứ bằng công cụ google. Thể hiện là một người điềm tĩnh: ít nói, nói chắc, mọi thứ
trước khi nói đều tra qua google, hành vi chậm chạp, không bộc lộ cảm xúc ra bên
ngoài, khô khan. Là người khó gần, khó làm quen, cũng khó biết tâm trạng của họ.


16

Lyle: một nhân viên chính thức của google, có vẻ là một người nói nhiều, linh
hoạt nhưng lại có tính cách khá nhút nhát, luôn muốn gắn kết các thành viên trong
nhóm.
Billy: một nhân viên bán hàng của thế hệ trước. Đầy đủ kinh nghiệm sống
nhưng lại không biết một tí gì về công nghệ. Thể hiện là người sôi nổi, nói to, nói
nhiều, nói mạnh, hành động mạnh mẽ, cởi mở, vồ vập, bạo dạn, chủ động, rất nhiệt tình
với mọi người.
Nick: tương tự như Billy, Nick cũng là một nhân viên bán hàng với đầy đủ kinh
nghiệm sống nhưng không biết một tí gì về công nghê.
Mỗi thành viên một cách làm việc, một tính cách, một mục tiêu cá nhân khác
nhau và quan trọng là chưa có niềm tin vào nhau đã không có tiếng nói chung. Điều
này gây ra tình trạng hỗn loạn ở nhiệm vụ đầu tiên.
2.2.2.

Giai đoạn hỗn loạn: nhiệm vụ “tìm con bọ” và hiệp đầu của

trận Quidditch
Sau khi nhận được nhiệm vụ “tìm con bọ”, mâu thuẫn xuất hiện dưới dạng mâu
thuẫn giữa cá nhân với cá nhân: khi Billy và Nick cứ liên tục suy luận và nói những
điều không liên quan đến cách giải quyết nhiệm vụ. Điều này gây ra sự mất tập trung
của 4 thành viên còn lại và gây ra tình trạng căng thẳng trong nhóm.
Phân tích mâu thuẫn.

Nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn: mâu thuẫn trong quy trình làm việc – sự bất
đồng về ý tưởng, cách phân tích vấn đề của mỗi thành viên khác nhau, vai trò của
nhóm trưởng mờ nhạt, các quy định chưa rõ ràng. Billy và Nick với những kiến thức,
kiểu làm việc của thế hệ trước và 4 bạn trẻ - Lyle, Stuart, Neha và Yo Yo của thời đại
công nghệ hiện đại vẫn chưa tìm được tiếng nói và hướng đi chung để giải quyết nhiệm
vụ. Nhóm chưa phân công công việc rõ ràng, điều đó gây ra tình trạng hỗn loạn.


17

Các biểu hiện của mâu thuẫn: Stuart, Neha, Yo – Yo cố gắng tìm cách thoát ra
khỏi xung đột bằng cách nói dối Nick và Billy. Stuar, Neha, Yo Yo liên tục xung đột
và bất đồng quan điểm. Đây là biểu hiện của mâu thuẫn không có tính chất xây dựng
nhóm.
Mức độ mâu thuẫn: Billy và Nick và các thành viên khác cảm thấy không thoải
mái khi làm việc cùng. Đây là mâu thuẫn tiêu cực, gây căng thẳng, chia bè phái và
giảm hiệu quả làm việc trong nhóm.
Chiến lược giải quyết mâu thuẫn:Các thành viên khác tìm cách thỏa hiệp với
Nick và Billy bằng cách nói dối họ. Mâu thuẫn không được giải quyết triệt để dẫn đến
nhóm không đạt được mục tiêu chung.
Tiếp theo là hiệp đầu trận Quidditch. Là một trò chơi mang tính đồng đội cao
nhưng nhóm vẫn chưa hiểu nhau, chưa thấy được động lực chung và niềm tin chung.
Các thành viên chơi mà không có bất cứ một sự phối hợp nào, chơi theo kiểu của từng
người. Billy và Nick vẫn cứ vừa chạy vừa nói, Staurt vẫn cứ dán mắt vào điện thoại,
Neha thì cứ thẳng tính chửi bới, và 2 anh chàng Yoyo, Lyle thì vẫn cứ nhút nhát. Và
rồi đến cuối hiệp nhóm vẫn không ghi được điểm nào. Ở đây vẫn là mâu thuẫn giữa cá
nhân với cá nhân, khi mà lợi ích của các thành viên chưa được thống nhất với lợi ích
của nhóm. Tuy nhiên, vào hiệp hai, các thành viên đã có sự trao đổi để hiểu nhau và
bàn ra các chiến lược để ghi điểm.
Phân tích mâu thuẫn

Nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn: không thống nhất trong cách làm việc và mục
tiêu chung, các thành viên chưa hiểu nhau và chưa có niềm tin dẫn đến phân chia
nguồn lực chưa hợp lý; vai trò của trưởng nhóm mờ nhạt, các quy định chưa rõ ràng.
Các biểu hiện của mâu thuẫn: công kích cá nhân, lăng mạ xỉ nhục nhau. Đây là
biểu hiện của mâu thuẫn không mang tính chất xây dựng nhóm.


18

Mức độ mâu thuẫn: mọi người cảm thấy không thoải mái và có chút bực bội khi
phối hợp làm việc với nhau. Đây là mâu thuẫn tiêu cực, gây căng thẳng trong nhóm.
Chiến lược giải quyết mâu thuẫn: Billy và Nick chọn cách giảm căng thẳng và
củng cố mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm. Họ tìm ra nguyên nhân mâu
thuẫn là do các thành viên chưa thực sự tin tưởng, thiếu sự gắn kết, và còn thờ ơ với
công việc. Khi Nick và Billy tìm cách gắn kết họ lại với nhau bằng cách nói về bộ
phim Flash Dace, họ đã lắng nghe và tìm được tiếng nói chung. Từ đó, họ lên kế hoạch
và phối hợp với nhau nhịp nhàng hơn.
2.3.

Giai đoạn hợp nhất.

Giai đoạn này hình thành sau khi nhóm đi chơi ở hộp đêm. Các thành viên bắt
đầu nói chuyện cởi mở với nhau.
Họ bộc lộ và lắng nghe ý nghĩ và tâm tư tình cảm của nhau. Cụ thể là cuộc trò
chuyện giữa Nick và Stuart về việc nên mở rộng bản thân, trải nghiệm thế giới thú vị.
Neha cũng chia sẻ về bản thân mình và nhận được lời khuyên từ Billy. Cả nhóm tập
trung lại và chia sẻ vấn đề của Lyle.
Họ nhận ra vấn đề khó khăn của Lyle nói riêng và những người đang say nói
chung. Họ đi vào thực tế nhận định, thảo luận vấn đề: cần có một ứng dụng gồm tập
họp các câu hỏi kiểm tra sự tỉnh táo của bản thân người dùng trước khi họ say xỉn rồi

nhắn tin, gọi điện và gửi mail lung tung. Từ đó, các thành viên bắt đầu có chung những
suy nghĩ, từng cá nhân hòa nhập mục đích riêng và khát vọng vào công việc chung.
Trong nhóm dần có sự phân công công việc. Khi mà Yo – Yo nhận trách nhiệm
viết chương trình kiểm tra sự tỉnh táo của người sử dùng từ ý tưởng của Nick. Trong
bài thi tiếp theo, đã có sự phân công nhiệm vụ cho Neha viết mã Code thay vì cách làm
việc hỗn loạn của lúc trước. Nhóm đã dành được các chiến thắng đầu tiên. Từ đó cho
thấy các thành viên bắt đầu tìm cách làm việc. Trong nhóm dần hình thành mục tiêu
chung – chiến thắng và mọi người nỗ lực thực hiện điều này qua thử thách “hỗ trợ


19

đường dây trợ giúp Google”. Họ cùng nhau đối đầu với các vấn đề. Lyle đưa ra các vấn
để có thể gặp và các thành viên sẽ trả lời. Nhóm đồng thời bàn bạc vấn đề của Billy và
đưa ra giải pháp – Billy phải học hỏi để trả lời thay vì tránh né vấn đề.
Họ tham gia các hoạt động cùng nhau: chơi bóng chuyền, xem phim và chia sẻ
quan điểm của mình cởi mở hơn.
2.4.

Giai đoạn thể hiện.

Giai đoạn thể hiện dần được hình thành khi Nick liên tục nâng cao khả năng
CSS và HTML thông qua việc tự tìm tòi, học hỏi và các chương trình đào tạo của
Google. Billy thức cả đêm để học tập về việc trả lời trong thử thách “hỗ trợ đường dây
trợ giúp Google”.
Các thành viên quan tâm sâu sắc đến nhau. Họ tin tưởng vào Billy, ủng hộ anh
ấy và không muốn thực hiện thử thách cuối cùng mà không có anh ấy. Điều này cho
thấy, nhóm ngày càng trưởng thành và gắn bó với nhau nhiều hơn.
Thể hiện sự sáng tạo: các thành viên ngày càng chủ động hơn. Họ thấy được
nhu cầu của khách hàng trong việc tiêu thụ Pizza Sal ở đại lộ Los Gatos, sự tìm kiếm

và đăng tải thông tin về Pizza trên Internet. Do đó, họ thuyết phục Sal việc phát triển
chuỗi của hàng Pizza Sal và sử dụng các dịch vụ tiện ích của Google.Ở đây, các thành
viên đã có sự phối hợp ăn ý với nhau khi đưa ra thông tin cho khách hàng. Nick và
Billy đưa cho Sal xem những ví dụ về những người thích ăn Pizza. Lyle, Stuart, Yo –
Yo lần lượt phân tích cho ông biết hầu hết mọi người ở Los Gatos đều nói về quán ăn
của ông, một quảng cáo tuyệt vời trên đại lộ Los Gatos, và một địa điểm nông trại gần
nhất để ông có thể làm điều mình mong muốn – chắc chắn chất lượng nguyên liệu vào
mỗi buổi sáng.
Mức độ hoàn thành công việc cao nhất: họ đã thuyết phục được ông Sal ký hợp
đồng về chuỗi cửa hàng Pizza với tiềm năng vô hạn, được tuyển dụng vào Google.
Điều quan trọng nhất là họ đã kết nối được các thành viên trong nhóm, kết nối họ với


20

thông tin – một tinh thần của Googliness, họ vượt qua các giới hạn của bản thân để đạt
được ước mơ của mình và dần trưởng thành hơn.
Trong quá trình trên đã diễn ra xung đột nội tâm trong Bill. Anh cho rằng vì anh
mà đội đã thua trong thử thách “Hỗ trợ đường dây trợ giúp Google”. Do đó, Bill quyết
định rời bỏ nhóm.
Phân tích xung đột
Đây là xung đột nội tâm. Nguyên nhân là do cái tôi cá nhân: sự tự ti về trình độ,
cách hành xử, niềm tin.
Cách thức đối mặt: tự động rút lui, sợ đối mặt với những mâu thuẫn.
Giải quyết mâu thuẫn:


Các thành viên khác tìm ra nguyên nhân mâu thuẫn: Billy tưởng mình là người

níu chân nhóm.

• Phản ứng của các thành viên: họ muốn đưa Billy trở lại nhóm bởi vì mọi người
là một đội. các thành viên có biểu hiện khuyến khích, giúp đỡ, tôn trọng lẫn
nhau. Đây là biểu hiện của mâu thuẫn mang tính chất xây dựng nhóm.
• Hậu quả của mâu thuẫn: nhóm mất đi một thành viên tích cực.
• Do đó, mọi người giải quyết mâu thuẫn bằng cách thuyết phục Billy trở lại
nhóm.


21

Chương 3.
Chương 4.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.
Với mỗi giai đoạn hình thành và phát triển một nhóm, các thực tập

sinh Billy, Nick, Lyle, Staurt, Neha và Yo Yo phải cùng nhau trải qua những khó và
thất bại. Qua bộ phim “Thực tập sinh”, nhóm chúng tôi đã cùng nhau phân tích và đưa
ra một số kiến nghị nhằm giúp cho các bạn sinh viên, đặt biệt là những bạn sinh viên
đang hoạt động trong một nhóm có các kỹ năng cần thiết để làm việc nhóm có hiệu
quả.
4.1.

Giai đoạn hình thành

Chương 5.

Khi các thành viên trong nhóm được thành lập mà không dựa trên

tình thần tự nguyện, tất cả các thành viên trong nhóm đều là những người “bị bỏ lại”

không được những nhóm khác chấp nhận vì thế các thành viên chưa có niềm tin vào
nhau. Hai “ông chú” và 4 bạn trẻ, dường như giữa họ không có điểm gì chung nên ắt
hẳn trong giai đoạn này hiệu quả công việc thường không bằng hiệu quả thực hiện của
từng người.
Chương 6.

Vì thế trong giai đoạn này, trưởng nhóm Lyle nên giao việc và

giải quyết các vấn đề phát sinh trong nhóm, đảm bảo sự đồng đều giữa các thành viên
với nhau để công việc không bị gián đoạn vì bất kỳ lý do gì. Ngoài ra, các thành viên
trong nhóm phải biết cách tiến hành công việc thế nào cho khoa học, không để tiến
trình công việc quá chậm so với những thành viên khác, đảm bảo công việc được hoàn
thành đúng tiến độ và thời gian.
Chương 7.

Qua việc thực hiện từng công việ được giao để đi đến lợi ích

chung, các thành viên trong nhóm sẽ gắn kết và hiểu nhau hơn. Việc giao việc đúng
người trong giai đoạn này sẽ giúp các thành viên trong nhóm hiểu được phần nổi trội
cũng như điểm yếu của các thành viên khác. Từ đó, tránh được các xích mích xảy ra do
không tin tưởng, mẫu thuẫn giữa các thành viên.
7.1.

Giai đoạn xung đột.


22

Chương 8.


Để giải quyết các xung đột phát sinh trong quá trình thực hiện các

nhiệm vụ được giao, đòi hỏi các thành viên phải hiểu và tin tưởng lẫn nhau. Để làm
được điều này, mỗi thành viên cần:


Trợ giúp các thành viên khác: Trong cùng một nhóm các thành viên phải biết trợ
giúp lẫn nhau trong công việc, nếu đồng đội của mình gặp khó khăn hãy sẵn
sàng chia sẻ, giúp đỡ họ. Việc làm này sẽ tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên

trong nhóm lại với nhau.
• Giao tiếp khéo léo: Để trở thành một người giao tiếp giỏi trong nhóm đòi hỏi
mỗi thành viên phải biết lắng nghe ý kiến, quan điểm và mối quan tâm của các
thành viên khác. Một nhóm đúng nghĩa chính là khi họ đạt được sự thỏa hiệp từ
tất các thành viên về kế hoạch hành động tốt nhất trước bất kì tình huống nào
được đưa ra. Một người giao tiếp giỏi sẽ không đón nhận sự chỉ trích bằng việc
bảo thủ chống đối, thay vào đó, họ bày tỏ suy nghĩ và quan điểm của mình với
cả nhóm bằng tinh thần xây dựng và tôn trọng.
• Sự linh hoạt: Các điều kiện thường xuyên thay đổi khi làm việc trong cùng một
nhóm. Việc thích nghi với những ý kiến và đường lối mà cả nhóm đã quyết định
chứ không cứng nhắc bảo vệ quan điểm của bạn là vô cùng quan trọng. Các
thành viên trong nhóm nên sẵn sàng trước những thay đổi về hướng dẫn và cách
thức làm việc, cũng như sẵn lòng đón nhận ý kiến của các thành viên khác vì sự
tốt đẹp của cả nhóm.
8.1.

Giai đoạn hợp nhất

Chương 9.


Trong giai đoạn này, các thành viên bộc lộ và chia sẻ với

nhau về bản thân. Billy trở thành một trưởng nhóm, anh thấy được điểm mạnh của mọi
người và chân thành nói ra cảm nhận của mình, đồng thời đưa ra lời khuyên để các
thành viên cùng tốt hơn.


23

Dấu ấn để lại trong giai đoạn này

Chương 10.

là việc các thành viên bắt đầu hiểu và tin tưởng nhau hơn, để củng cố và duy trì niềm
tin ấy, người trưởng nhóm nên:
Chương 11.

Khuyến khích các thành viên trong nhóm: Đây là kỹ năng dành

cho người trưởng nhóm, một thủ lĩnh có bản lĩnh và năng lực là một thủ lĩnh
biết cách khuyến khích, tạo động lực , điều kiện cho các thành viên trong nhóm
phát triển cá nhân ngay trong nhóm của mình. Khi một cá nhân được khuyến
khích và tạo điều kiện để phát triển chính là động lực để thành viên đó cố gắng
hơn trong công việc và thấy giá trị của bản thân được nâng cao hơn.
11.1. Giai đoạn thể hiện.
Chương 12.

Khi các thành viên đã hiểu và tin tưởng vào nhau, dù cho nhiệm

vụ có khó khăn đến đâu, hãy luôn hướng về mục tiêu chung của nhóm để hoàn

thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.
Chương 13.

Các thành viên phải dựa vào nhau để cùng làm việc, cùng đạt

được mục tiêu chung, cho dù mỗi một thành viên có thể đều rất xuất sắc. Nếu
các cá nhân có thể làm việc độc lập, với hiệu quả tương đương thì tốt nhất nên
làm việc cá nhân để có thể tiết kiệm thời gian lẫn chi phí. Bởi vì, kết quả làm
việc nhóm phải là phép nhân, thậm chí là lũy thừa của các thành viên. Sự phụ
thuộc của các thành viên vào nhau cả về mặt công việc lẫn tinh thần là một đặc
trưng của nhóm “hoàn hảo”. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh, hơn thế nữa sự đoàn
kết đến từ ý thức rằng không thể “thiếu nhau” sẽ thúc đẩy sự đoàn kết hơn nữa.
Chương 14.
Chương 15.
Chương 16.
Chương 17.


24

Chương 18.



×