Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Thiết kế nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm với năng suất 40 tấn sản phẩmngày ( full bản vẽ )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (802.68 KB, 96 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

-1-

GVHD: Th.s TRẦN XUÂN NGẠCH

LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện hiện nay, đời sống con người phát triển do đó nhu cầu về
lương thực thực phẩm không chỉ là no đủ mà còn phải cung cấp nhiều chất dinh
dưỡng, đặc biệt trong đó sản phẩm của ngành chăn nuôi cũng đòi hỏi khá cao, tức là
thịt phải đạt một tỉ lệ nạc nhất định. Trước nhu cầu đó con người đã không ngừng
nghiên cứu và cho ra đời rất nhiều phương pháp lai tạo giống để tạo ra một số loại
giống mới đáp ứng nhu cầu trên.
Ở nước ta ngành chăn nuôi phát triển dưới nhiều hình thức như trang trại, hộ
gia đình...thức ăn gia súc, gia cầm gắn liền với hoạt động chăn nuôi. Việc chế biến
mỗi loại thức ăn theo phương pháp nào còn phụ thuộc vào điều kiện sinh thái, điệu
kiện kinh tế, tập quán sử dụng cũng như trình độ ứng dụng tiến bộ kĩ thuật của từng
địa phương.
Hiện nay thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam chủ yếu tự sản xuất do các nhà máy
chế biến thức ăn gia súc, gia cầm ở phía Nam và phía Bắc theo công nghệ phối trộn.
Ngoài ra nhân dân ta còn tận dụng phụ phẩm nông nghiệp thu được từ cây trồng,
chúng chiếm một tỉ lệ lớn, nhưng các phụ phẩm này thường nghèo chất dinh dưỡng,
hàm lượng xơ cao, tỉ lệ tiêu hoá thấp khi làm thức ăn chăn nuôi.
Do đó việc đầu tư và xây dựng một nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia
cầm tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên theo công nghệ hiện đại là một điều hết
sức quan trọng. Nhà máy ra đời sẽ tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có của
ngành nông nghiệp, thuỷ sản, đáp ứng nhu cầu phát triển của tầng lớp dân cư, giải
quyết lao động tại khu vực, tác động tích cực đến chăn nuôi như:
Từ tầm quan trọng trên tôi chọn đồ án tốt nghiệp với đề tài “Thiết kế nhà
máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm với năng suất 40 tấn sản phẩm/ngày”,
với hi vọng là có thể góp một phần nhỏ để giải quyết những vấn đề nêu trên.



SVTH: HOÀNG VĂN TIẾN

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn gia súc
năng suất 40 tấn sản phẩm/ngày


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

-2-

GVHD: Th.s TRẦN XUÂN NGẠCH

Chương 1
LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT
Hiện nay chúng ta đang sống trong nền kinh tế thị trường, các mặt hàng thực
phẩm ngày càng nhiều, sự cạnh tranh giữa chúng càng trở nên gay gắt. Vì vậy để
đưa một nhà máy vào hoạt động thì cần phải tính toán cẩn thận. Chúng ta phải tính
đến hiệu quả kinh tế và khả năng đứng vững của nó trên thị trường, nhất là trong
điều kiện hiện nay khi Việt Nam gia nhập WTO. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải
lựa chọn kĩ thuật và tính toán thiết kế thật phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Việc lựa
chọn kĩ thuật phụ thuộc địa điểm xây dựng sao cho phù hợp với hướng phát triển
của địa phương, chất lượng ban đầu của nguyên liệu cũng như sản phẩm và vệ sinh
môi trường phải được đảm bảo và đặt lên hàng đầu. Tóm lại một nhà máy tồn tại và
phát triển được cần phải hội tụ đầy đủ các điều kiện và yêu cầu sau:
1.1 Đặc điểm tự nhiên
Chọn địa điểm xây dựng cho phù hợp là một vấn đề quan trọng, vì nó ảnh
hưởng đến hoạt động của nhà máy sau này. Điều kiện đầu tiên cần xem xét là điều
kiện khí hậu, thuỷ văn và cấu tạo đất, tất cả các yếu tố đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp hay
gián tiếp đến độ bền của công trình, khả năng làm việc của thiết bị và con người,

sức khoẻ của cán bộ công nhân viên và khả năng mở rộng nhà máy sau này.
Qua nghiên cứu và khảo sát địa hình, khí hậu tôi chọn vị trí xây dựng nhà máy
chế biến thức ăn gia súc, gia cầm là khu kinh tế mở Chu Lai - Núi Thành, thuộc tỉnh
Quảng Nam.
Quảng Nam là tỉnh thuộc duyên hải miền Trung. Hướng gió chủ đạo là Đông
Nam. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt đó là mùa nắng và mùa mưa.
Các thông số về khí tượng ở địa phương:
- Nhiệt độ tung bình trong mùa nắng

: 33oC

- Nhiệt độ trung bình trong mùa mưa

: 20oC

SVTH: HOÀNG VĂN TIẾN

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn gia súc
năng suất 40 tấn sản phẩm/ngày


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

-3-

GVHD: Th.s TRẦN XUÂN NGẠCH

- Nhiệt độ trung bình trong năm

: 26,5oC


- Độ ẩm tương đối trung bình trong mùa nắng

: 74%

- Độ ẩm tương đối trung bình trong mùa mưa

: 88%

- Độ ẩm tương đối trung bình trong năm

: 81%

1.2. Vùng nguyên liệu
Quảng Nam là một tỉnh có diện tích đất rộng, đông dân, lại có bờ biển rộng
thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp và thuỷ sản. Do đó việc cung cấp các sản
phẩm của hai ngành này cho nhà máy là rất đáng kể
Hiện nay mạng lưới giao thông của tỉnh đã phát triển rộng khắp và liên kết
các tỉnh lại với nhau nên quá trình thu nhận nguyên liệu cũng ngày càng thuận lợi.
1.3. Hợp tác hoá
Việc hợp tác hoá giữa nhà máy thiết kế với các nhà máy khác về mặt kinh tế,
kĩ thuật, sử dụng chung những công trình cung cấp điện, giao thông vận tải, công
trình phúc lợi,...sẽ có tác dụng giảm thời gian xây dựng, vốn đầu tư, hạ giá thành
sản phẩm.
Vị trí xây dựng nhà máy có thể giúp tăng cường sự hợp tác hoá với các công
ty của các khu công nghiệp lớn của miền Trung như: khu công nghiệp Hoà Khánh Đà Nẵng, khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, khu kinh tế Dung Quất.
1.4. Nguồn cung cấp điện
Một nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm cần một lượng điện khá lớn
để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.
Nguồn điện cho nhà máy được lấy từ lưới điện quốc gia 500KV thông qua

mạng lưới điện của Sở điện lực tỉnh Quảng Nam và qua trạm biến thế của nhà máy.
Hiệu điện thế sử dụng trong nhà máy là 220/380V. Tuy vậy để đảm bảo cho quá
trình sản xuất và chế biến hoạt động liên tục và an toàn về điện nhà máy cần có máy
phát điện dự phòng để tiếp ứng khi có sự cố.
SVTH: HOÀNG VĂN TIẾN

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn gia súc
năng suất 40 tấn sản phẩm/ngày


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

-4-

GVHD: Th.s TRẦN XUÂN NGẠCH

1.5. Nhiên liệu
Nhà máy dùng dầu DO để làm nhiên liệu.
1.6. Nguồn cung cấp nước và vấn đề xử lý nước
Nước là nhu cầu không thể thiếu, phục vụ cho quá trình sản xuất, vệ sinh
thiết bị, nhu cầu sinh hoạt...
Nước được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau cho nên yêu cầu về chất
lượng nước cũng khác nhau, do đó cần có chế độ xử lý nước thích hợp để không
ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm cũng như sức khỏe của công nhân.
1.7. Thoát nước và xử lí nước thải
Nước thải của nhà máy chủ yếu là nước sinh hoạt nhưng để không ảnh
hưởng đến môi trường sản xuất của nhà máy cũng như môi trường sống xung
quanh, nhà máy xây dựng hệ thống thoát nước và bể tự hoại.
1.8. Giao thông vận tải
Hàng ngày nhà máy phải vận chuyển một khối lượng lớn nguyên liệu, nhiên

liệu, bao bì cũng như vận chuyển thành phẩm đến nơi tiêu thụ, vận chuyển phế liệu
trong sản xuất. Vì vậy cần phải có một hệ thống giao thông vận tải hoàn thiện để
phục vụ cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của nhà máy.
Khu kinh tế mở Chu Lai có vị trí quan trọng về giao thông: có quốc lộ 1A đi
qua, gần bến cảng Kỳ Hà, bên cạnh đó có giao thông nội tỉnh, nội thị tương đối
hoàn chỉnh. Với hệ thống giao thông như vậy sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm của nhà máy.
1.9. Năng suất nhà máy
Qua việc xem xét và đánh giá các vấn đề kinh tế kĩ thuật và địa điểm đặt nhà
máy. Việc xây dựng một nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm với năng suất
40 tấn sản phẩm/ngày tại khu kinh tế mở Chu Lai là phù hợp với thực tế: tận dụng
được nguyên liệu, góp phần giải quyết lao động tại khu vực.
SVTH: HOÀNG VĂN TIẾN

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn gia súc
năng suất 40 tấn sản phẩm/ngày


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

-5-

GVHD: Th.s TRẦN XUÂN NGẠCH

1.10. Khả năng cung cấp công nhân và cán bộ kĩ thuật
Công nhân làm việc trong nhà máy chủ yếu tuyển dụng tại địa phương, điều
này góp phần giảm chi phí xây dựng khu nhà ở cho công nhân đồng thời giải quyết
công ăn việc làm cho người dân.
Đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật và quản lí của nhà máy chủ yếu tiếp nhận
các kĩ sư và cử nhân của các trường đại học Bách khoa Đà Nẵng, đại học Kinh tế

Đà Nẵng và đại học Huế nên khá trẻ và năng động, dễ học hỏi và tiếp nhận khoa
học kĩ thuật trên thế giới.

∗ Kết luận: Qua các phân tích trên tôi quyết định chọn địa điểm khu kinh tế
mở Chu Lai - Núi Thành, Quảng Nam để xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia
súc, gia cầm với năng suất 40 tấn sản phẩm/ngày.
Với năng suất như vậy có thể đáp ứng nhu cầu chăn nuôi trong tỉnh, ngoài ra
còn đáp ứng nhu cầu chăn nuôi cho một số tỉnh lân cận.

SVTH: HOÀNG VĂN TIẾN

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn gia súc
năng suất 40 tấn sản phẩm/ngày


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

-6-

GVHD: Th.s TRẦN XUÂN NGẠCH

Chương 2
TỔNG QUAN NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM
Trong chăn nuôi, ngoài việc chọn được giống tốt để nuôi thì thức ăn là cơ
bản và mang tính quyết định đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Hiện nay trên thị
trường có một số loại thức ăn như sau
2.1. Vai trò thức ăn hỗn hợp [6, tr 51 – 53]
Chăn nuôi bằng thức ăn hỗn hợp sản xuất theo công thức được tính toán có
căn cứ khoa học là đưa các thành tựu và phát minh về dinh dưỡng động vật vào
thực tiễn sản xuất một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất:

- Thức ăn hỗn hợp giúp con giống có đặc điểm di truyền tốt thể hiện tính ưu
việt về phẩm chất giống mới.
- Sử dụng thức ăn hỗn hợp tận dụng hết hiệu quả đầu tư trong chăn nuôi.
- Sử dụng thức ăn hỗn hợp thuận tiện, giảm chi phí sản xuất trong các khâu
cho ăn, chế biến, bảo quản và giảm lao động, sử dụng thức ăn ít nhưng năng suất
cao đem lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
- Thức ăn hỗn hợp có giá trị dinh dưỡng phù hợp với tuổi gia súc, phù hợp
với hướng sản xuất của gia súc gia cầm thoả mãn yêu cầu về quản lý kinh tế chăn
nuôi góp phần thay đổi cơ cấu nông nghiệp, hiện đại hoá nền sản xuất nông nghiệp.
2.2. Các sản phẩm thức ăn hỗn hợp
Hiện nay có ba nhóm thức ăn hỗn hợp: hỗn hợp hoàn chỉnh, hỗn hợp đậm
đặc và hỗn hợp bổ sung.
2.2.1. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
Là loại thức ăn hoàn toàn cân đối các chất dinh dưỡng cho gia súc gia cầm,
nó duy trì được sự sống và sức sản xuất của con vật mà không cần đến một loại thức
ăn nào khác.
Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh sản xuất dưới hai dạng: thức ăn hỗn hợp dạng
bột và dạng viên.
SVTH: HOÀNG VĂN TIẾN

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn gia súc
năng suất 40 tấn sản phẩm/ngày


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

-7-

GVHD: Th.s TRẦN XUÂN NGẠCH


Sản phẩm viên

Sản phẩm bột
Hình 2.1 thức ăn hỗn hợp

Ví dụ 2.1 Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột do công ty VINA (Biên Hòa
– Đồng Nai) sản xuất mã số 6 dùng cho lợn từ 30 - 60 kg với đặc điểm dinh dưỡng:
- Độ ẩm (max)

14%

- Protein thô (min)

15%

- Xơ thô (max)

6%

- Lysine (min)

0,95%

- Met + Cys (min)

0,57%

- Threonine (min)

0,63%


- P (min)

0,5%

- NaCl (min-max)

0,6 – 0,8%

- Ca (min-max)

0,7 – 0,9%

- Kháng sinh

không có

- Hormon

không có

- Năng lượng trao đổi ME (min) 3300 kcal/kg
2.2.2. Thức ăn hỗn hợp đậm đặc
Gồm 3 nhóm chính: protein, khoáng, vitamin. Thức ăn hỗn hợp đậm đặc,
theo hướng dẫn ghi ở nhãn hàng hoá, người chăn nuôi có thể đem phối hợp với các
nguồn thức ăn giàu năng lượng (tinh bột) thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.

SVTH: HOÀNG VĂN TIẾN

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn gia súc

năng suất 40 tấn sản phẩm/ngày


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

-8-

GVHD: Th.s TRẦN XUÂN NGẠCH

Thức ăn đậm đặc rất tiện lợi cho việc sử dụng, vận chuyển và chế biến thủ
công ở quy mô chăn nuôi gia đình hay trang trại nhỏ nhằm tận dụng nguồn thức ăn
tại chỗ để hạ giá thành.
2.2.3. Hỗn hợp bổ sung
Là hỗn hợp chứa các chất dinh dưỡng bổ sung như khoáng vi lượng, vitamin,
axit amin, enzym, thuốc phòng bệnh... Hỗn hợp bổ sung thường chế biến dưới dạng
premix ví dụ: premix khoáng, premix vitamin, premix axit amin....
2.3. Nguyên liệu chính sử dụng trong nhà máy [2, tr 46 - 56]
2.3.1. Bắp vàng
Bắp là loại thức ăn có tỷ lệ tiêu hóa năng lượng cao, giá trị protein thấp và
thiếu cân đối axit amin. Bắp chứa 730kg tinh bột/kg vật chất khô. Protein thô từ 8 –
13% (tính theo vật chất khô). 1 kg bắp có 3200 – 3300 kcal ME. Bắp vàng chứa sắc
tố crytoxanthin là tiền chất của vitamin A. Sắc tố này có liên quan tới màu sắc của
mỡ, thịt khi vỗ béo gia súc và màu của lòng đỏ trứng gia cầm tăng thị hiếu của
người tiêu thụ.
Bắp có tính ngon miệng với lợn. Tuy nhiên dùng bắp làm thức ăn chính cho
lợn thường gây ra hiện tượng mỡ nhão ở lợn.
Bắp thường có độ ẩm từ 10 – 25%, bảo quản tốt ở ẩm tối đa 15%.
2.3.2. Khoai mì (sắn)
Sắn thường được dùng để sản xuất tinh bột chất lượng cao, dù vậy sắn vẫn
được sử dụng cho bò heo và gia cầm ăn dưới dạng khô hoặc tươi. Thường nhất ở

dạng xắt lát hoặc khúc phơi khô, khi dùng đem nghiền thành bột. Là thành phần khá
phổ biến trong thức ăn hỗn hợp kể cả những nước ôn đới phải nhập khẩu.
Củ sắn tươi chứa nhiều độc tố cyanoglucoside chưa hoạt hóa. Khi tế bào của
củ sắn bị phá hủy do xay xát hay cắt lát, cyanoglucoside bị lên men sản sinh ra
cyanhydric tự do (HCN). HCN gây độc cho gia súc, nếu ở nồng độ thấp làm gia súc
chậm lớn, kém sinh sản. Nếu hàm lượng cao làm gia súc chết đột ngột.

SVTH: HOÀNG VĂN TIẾN

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn gia súc
năng suất 40 tấn sản phẩm/ngày


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

-9-

GVHD: Th.s TRẦN XUÂN NGẠCH

Sắn được dùng chủ yếu nuôi gia súc lớn có sừng. Trong khẩu phần không
dùng quá 40% nuôi heo.
2.3.3. Cám gạo, tấm gạo.
Cám gạo là sản phẩm phụ của lúa khi xay xát. Cám gạo bao gồm một số
thành phần chính như vỏ cám, hạt phôi gạo, trấu và 1 ít tấm. Chất lượng cám thay
đổi tùy thuộc vào hàm lượng trấu trong cám. Nhiều trấu sẽ làm tăng hàm lượng chất
xơ thô giảm nồng độ năng lượng của thức ăn giảm tỷ lệ tiêu hóa.
Trong cám gạo có 12 – 14% protein thô, 14 – 18% dầu, dầu trong cám gạo
dễ bị oxy hóa do đó cám gạo không nên dự trữ lâu. Cám gạo là thức ăn giàu
vitamim B và rất hấp dẫn đối với mọi vật nuôi. Tuy nhiên chất béo của cám làm
nhão mỡ vật nuôi và mềm bơ sữa. Vì vậy nếu chú ý đến hàm lượng dầu của cám thì

đây là loại thức ăn có giá trị cho tất cả gia súc ở vùng nhiệt đới. Cám gạo không khử
dầu được sử dụng như chất mang chất kết dính trong hỗn hợp thức ăn. Cám gạo
thường có pha lẫn trấu nên thành phần xơ tăng lên 10 – 15%.
Lượng tối đa trong khẩu phần nuôi bò 40%, đối với lợn không nên vượt quá
30 – 40%.
2.3.4. Khô lạc, khô đậu tương
Trong khô lạc có 35 – 38% protein thô, axit amin không cân đối, thiếu
lysine, cystine, methionine. Đối với lợn chỉ dùng tối đa 25% tính theo khẩu phần ăn
vì nếu nhiều hơn sẽ làm cho thịt, mỡ mềm nhão.
Bảng 2.1 Ảnh hưởng của aflatoxin đối với lợn và trâu bò
Loài gia súc

Nồng độ trong khẩu
phần
Tác động
(mg/ kg thức ăn)

Lợn

0,86

Hệ thống miễn dịch suy yếu

2–4

Chết thể cấp

0,5

Chết (bê), xuất huyết da, hoại tử gan


0,7

Tích lũy cơ thể giảm

2

Giảm sản lượng sữa (bò)

Trâu bò

SVTH: HOÀNG VĂN TIẾN

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn gia súc
năng suất 40 tấn sản phẩm/ngày


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

-10-

GVHD: Th.s TRẦN XUÂN NGẠCH

Độc tố nấm mốc phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm thức ăn trên 15 –
20% nhiệt độ 20 – 30oC. Do vậy cần chú ý bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo, tránh
độ ẩm cao, đây là biện pháp tích cực hữu hiệu nhất.
2.3.5. Rỉ đường
Trong chăn nuôi việc sử dụng rỉ đường làm nguồn thức ăn năng lượng khá
phổ biến. Tuy nhiên dùng với tỷ lệ lớn có thể gây ra tiêu chảy ở heo do hàm lượng
khoáng trong rỉ đường cao. Trong rỉ đường hàm lượng chất khô 70 – 75%, rỉ đường

nghèo protein. Sử dụng rỉ đường để tăng tính ngon miệng, giảm độ bụi hoặc làm
chất kết dính trong thức ăn viên. Mức sử dụng trong thức ăn hỗn hợp: trâu bò 15%,
bê nghé 8%, heo 15%.
2.3.6. Bột cá
Người ta sử dụng các loại cá không làm thực phẩm hoặc phụ phẩm của các
ngành chế biến cá hộp: dầu, nội tạng, vẩy. Bột cá là một loại concentrate đạmkhoáng- vitamin có giá trị cao. Thành phần axit amin của bột cá rất gần với protein
của trứng. Bột cá chứa nhiều vitamin nhóm B và nếu chế biến từ cá nguyên thì còn
có vitamin D.
Tuy nhiên bột cá chế biến từ nguyên liệu cá khác nhau sẽ có chất lượng khác
nhau, phương pháp chế biến khác nhau cũng làm cho chất lượng bột cá khác nhau.
Ngoài ra bột cá còn phụ thuộc vào thời gian bảo quản và điều kiện bảo quản.
Do giá thành bột cá cao người ta chỉ sử dụng một tỷ lệ giới hạn trong khẩu
phần ăn cho gà và lợn:
- Đối với gà mức sử dụng trung bình trong thức ăn hỗn hợp cho gà con 10%,
gà vỗ béo 8%, gà đẻ 5 – 6%.
- Đối với lợn mức trung bình 7%. Cần lưu ý khi sử dụng nhiều bột cá trong
khẩu phần thịt và trứng có mùi dầu cá. Vì vậy để tránh mùi cá trong thịt, người ta
ngừng cho ăn bột cá 4 tuần trước khi giết mổ hoặc sử dụng mức tối đa trong khẩu
phần ăn cho lợn và gà 2,5 – 5 %.

SVTH: HOÀNG VĂN TIẾN

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn gia súc
năng suất 40 tấn sản phẩm/ngày


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

-11-


GVHD: Th.s TRẦN XUÂN NGẠCH

2.3.7. Muối ăn
Thức ăn thiếu NaCl, con vật sẽ kém ăn, con vật non chậm lớn, gia súc nuôi
con ít sữa. Nếu NaCl thiếu nghiêm trọng thì thân nhiệt của vật nuôi giảm đi, tim đập
không bình thường và có thể chết.
Nhìn chung các loài gia súc nhai lại có nhu cầu NaCl cao hơn so với lợn.
Nếu thức ăn quá nhiều NaCl sẽ gây ngộ độc cho vật nuôi, muối ăn hòa tan độc hơn
muối ăn có trong thức ăn. Vì vậy việc bổ sung muối ăn cho các khẩu phần ăn cần
tuân thủ theo mức khuyến cáo. Muối ăn thường dùng là NaCl ở dạng tinh thể màu
trắng, tan trong nước.
Lượng muối ăn bổ sung vào khẩu phần phụ thuộc vào khối lượng, loại gia
súc và thành phần thức ăn trong khẩu phần.
2.3.8. Premix khoáng, vitamin
Căn cứ vào tiêu hóa và hấp thụ, các chất khoáng trong thức ăn và nước uống
được chia làm như sau: nhóm chất khoáng vĩ lượng và nhóm chất khoáng vi lượng.
Nếu căn cứ vào nhu cầu sử dụng, người ta lại chia chất khoáng làm hai loại:
- Loại chất khoáng cần thiết cho dinh dưỡng: Ca, P, Na, Cl, Mg, Zn, CO,
Mn, I, Fe,…
- Loại chất khoáng không cần thiết của dinh dưỡng.
+ Nhóm chất khoáng không gây đọc hại: Al, Sn, Si, …
+ Nhóm chất khoáng gây độc hại: Mo, F, Hg, Pb, As,…
Do các nguyên tố khoáng vi lượng (sắt, đồng, kẽm, mangan, iot...) và các
loại vitamin cần thiết cho động vật chiếm số lượng rất nhỏ trong thức ăn nên thường
được tính bằng miligam (mg) trong 1 kg thức ăn hoặc ppm. Vì vậy trong phối trộn
thức ăn các nguyên tố khoáng vi lượng các vitamin thường được trộn trước với phụ
gia (chất mang) lúc này hỗn hợp được gọi là premix.
Premix có chất lượng tốt phải khô, giữ được ổn định về mặt hoạt lực đặc biệt
là premix vitamin.


SVTH: HOÀNG VĂN TIẾN

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn gia súc
năng suất 40 tấn sản phẩm/ngày


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

-12-

GVHD: Th.s TRẦN XUÂN NGẠCH

Bắp vàng

Sắn lát

Bột cá

Cám gạo

Rỉ đường

Khô lạc

Khoáng-vitamin

Hình 2.2: Nguyên liệu phối trộn thức ăn hỗn hợp
2.4. Vai trò các chất có trong thức ăn hỗn hợp [2, tr 5 – 14; 4]
2.4.1. Carbonhydrat
- Đường và tinh bột: các đường đơn trong thức ăn khi vào ruột non sẽ được

hấp thụ qua vách ruột vào máu. Tinh bột chỉ sau khi được các enzym tiêu hóa phân

SVTH: HOÀNG VĂN TIẾN

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn gia súc
năng suất 40 tấn sản phẩm/ngày


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

-13-

GVHD: Th.s TRẦN XUÂN NGẠCH

giải thành đường đơn thì mới được hấp thu. Đường và tinh bột là nguồn năng lượng
quan trọng của động vật.
- Chất xơ: ống tiêu hóa của động vật dạ dày đơn không có enzym phân giải
chất xơ nên các chất xơ không phải là nguồn năng lượng của chúng. Ở động vật dạ
dày kép có thể phân giải xenluloz tạo thành đường gluco, đường này được lên men
thành các axit béo (axit acetic, axit propionic, axit butyric) rồi hấp thu vào máu và
là nguồn năng lượng quan trọng của con vật. Chất xơ trong khẩu phần ăn tạo độ thô
của thức ăn, kích thích sự nhu động của ống tiêu hóa chống táo bón.
Tuy nhiên khẩu phần nhiều xơ nhất là những thực vật già chứa nhiều lignin
(rơm lúa...) thì làm giảm số lượng tiêu thụ và giảm tỷ lệ tiêu hóa thức ăn.
2.4.2. Nước
- Tiêu hóa hấp thu chất dinh dưỡng.
- Vận chuyển vật chất, vận chuyển các chất cặn bã.
- Tham gia phản ứng hóa học.
- Điều hòa áp suất thẩm thấu, thực hiện trao đổi chất giữa tế bào và dịch thể.
- Giữ thể hình ổn định, mặc khác nước dễ dịch chuyển làm cho cơ thể có tính

đàn hồi, giảm nhẹ bớt lực cơ học tác động vào cơ thể, giảm ma sát.
- Điều tiết thân nhiệt.
2.4.3. Lipit
Lipit là chất dinh dưỡng giàu năng lượng hơn cả so với các chất dinh dưỡng
khác. Vì vậy lipit là nguồn dự trữ năng lượng rất tốt của cơ thể động vật.
- Cung cấp năng lượng, 1g lipit cung cấp 9,3 Kcal ME. Động vật non lấy
lipit từ sữa.
- Là dung môi hòa tan các vitamin tan trong mỡ ( vitamin A, D, E, K) lipit là
chất vận chuyển các vitamin này. Khẩu phần nghèo mỡ cũng sẽ thiếu vitamin hòa
tan trong mỡ.
- Cung cấp các axit béo quan trọng: các axit béo quan trọng là những axit
béo chưa no, cơ thể động vật không tổng hợp được như axit linoleic, axit
arachidonic, axit linolenic... Lợn ăn khẩu phần thiếu những axit béo quan trọng có
SVTH: HOÀNG VĂN TIẾN

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn gia súc
năng suất 40 tấn sản phẩm/ngày


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

-14-

GVHD: Th.s TRẦN XUÂN NGẠCH

những tổn thương ở da (da khô, bong tróc) sinh sản giảm, ở gà có những biểu hiện
xuất huyết dưới da, phù, mọc lông kém.
- Cải thiện tính chất lý hóa của thức ăn như làm bớt bụi, tạo mùi vị thơm
ngon nên gia súc dễ ăn hơn. Đây là một vai trò khá quan trọng của chất béo trong
khẩu phần.

2.4.4. Protein
- Là thành phần của các chất xúc tác enzym.
- Là thành phần của các chất vận chuyển như hemoglobin, vận chuyển oxy
và khí cacbonic trong quá trình hô hấp.
- Tham gia chức năng cơ học như collagen trong xương, răng, chức năng vận
động như co cơ.
- Tham gia chức năng bảo vệ trong thành phần của các kháng thể.
- Là nguồn năng lượng của cơ thể. 1g protein khi oxy hóa cho ra 4,5kcal.
Do giữ vai trò quan trọng trên nên thiếu protein trong khẩu phần con vật non
sẽ gầy yếu, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh đường tiêu hóa, hô hấp. Tuy nhiên thừa
protein cũng có hại, những thí nghiệm trên lợn với hàm lượng protein gấp 2 lần so
với nhu cầu cho thấy lợn giảm ăn, lông da thô, giảm trọng.
2.4.5. Khoáng
- Xây dựng và tu bổ cấu trúc cơ thể: Ca, P, Mg.
- Điều hòa áp suất thẩm thấu của tế bào: K+, Na+, Cl-, PO43-.
- Điều hòa tác động của enzym: Mg, Cu, Fe, Mn, Zn, Ca.
- Một số các cấu tử khoáng có chức năng đặc biệt: sắt là thành phần của nhân
heme trong cấu tạo của hemoglobin, quan trọng trong hô hấp. Co là cấu tử của
vitamin B12 và Iodine là thành phần của hormone thyroxine.
Mặc dù chất khoáng rất quan trọng trong dinh dưỡng gia súc nhưng nếu dư
có thể trở thành chất độc. Ví dụ đồng là độc tố có tính tích lũy nếu cung cấp cho con
vật một số lượng nhỏ nhưng quá độ trong khẩu phần con vật hàng ngày sẽ gây
những triệu chứng ngộ độc.

SVTH: HOÀNG VĂN TIẾN

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn gia súc
năng suất 40 tấn sản phẩm/ngày



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

-15-

GVHD: Th.s TRẦN XUÂN NGẠCH

2.4.6. Vitamin
Vitamin là một yếu tố dinh dưỡng không thể thiếu được của mọi sinh vật. Cơ
thể lợn cần các loại vitamin để phát triển cơ thể sinh sản và phòng bệnh.
- Vitamin A có trong ngô vàng, cám, các loại rau tươi, dầu cá. Vitamin A có
vai trò trong tiếp nhận ánh sáng của mắt và thành lập bảo vệ các tế bào biểu mô.
Thiếu vitamin A lợn con còi, chậm lớn, mặt sưng vù, đi xiêu vẹo...
- Vitamin D đồng hóa thức ăn khoáng Ca, P. Thiếu vitamin D lợn con sưng
khớp, xương mềm, lợn quỳ lê đầu gối 2 chân trước.
- Vitamin E có trong khô dầu, cám, ngô, thóc mầm, quan trọng đối với lợn
sinh sản. Lợn nái thiếu vitamin E xuất hiện bào thai chết, thiếu sữa nuôi con. Ở gà
thiếu vitamin E dẫn đến suy thoái sinh sản, thoái hóa bắp thịt, thoái hóa não, protein
của máu bị phá hủy.
- Vitamin B có trong cám gạo, bột cá, bã bia chủ yếu B 1 B2. Vitamin B1 đồng
hóa thức ăn bột đường, B2 đồng hóa thức ăn protein.
- Vitamin C thường tham gia quá trình hình thành collagen, chuyển hóa
tyosine và trytophan, hấp thu và vận chuyển sắt, làm bền mao mạch. Có vai trò là
chất chống oxy hóa.
2.5. Tiêu chuẩn và khẩu phần ăn [6, tr 99 – 104]
2.5.1. Khái niệm
2.5.1.1. Tiêu chuẩn ăn
Tiêu chuẩn ăn được xác định dựa trên nhu cầu các chất dinh dưỡng là khối
lượng các chất dinh dưỡng mà con vật cần để duy trì hoạt động sống và tạo sản
phẩm (tăng trọng, tiết sữa, cho trứng...) trong ngày đêm. Vì vậy có thể khái niệm
tiêu chuẩn ăn là khối lượng các chất dinh dưỡng (được tính bằng đơn vị khối lượng

hoặc tính bằng phần trăm trong thức ăn hỗn hợp) mà con vật yêu cầu trong ngày
đêm.
Tiêu chuẩn ăn được quy định bởi một số chỉ tiêu cơ bản, những chỉ tiêu này
phụ thuộc vào sự phát triển chăn nuôi mỗi nước.

SVTH: HOÀNG VĂN TIẾN

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn gia súc
năng suất 40 tấn sản phẩm/ngày


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

-16-

GVHD: Th.s TRẦN XUÂN NGẠCH

Ví dụ 2.2 Tiêu chuẩn ăn của lợn nái nuôi con giống nội có trọng lượng 81-90
kg cho 1 ngày đêm (TCVN).
- ME (kcal)

8,621

- Chất khô

2,67kg

- Protein thô

453 g


- Xơ thô

187 g

Không vượt quá
- Ca

21,4 g

-P

17,4 g

- NaCl

15,8g

- Fe

367 mg

- Cu

37 mg

2.5.1.2. Khẩu phần ăn
Để hiển thị tiêu chuẩn ăn bằng các loại thức ăn cụ thể người ta sử dụng khái
niệm “ khẩu phần ăn”. Khẩu phần ăn là khối lượng các loại thức ăn cung cấp cho
con vật để thoả mãn tiêu chuẩn ăn. Khẩu phần ăn được tính bằng khối lượng trong

một ngày đêm hoặc tỷ lệ phần trăm trong hỗn hợp.
Nhu cầu dinh dưỡng hay tiêu chuẩn ăn của động vật nuôi tương đối ổn định
nhưng khẩu phần thức ăn thay đổi tuỳ thuộc nguồn thức ăn có thể có ở các vùng
sinh thái hay khí hậu khác nhau.
2.5.2. Nguyên tắc phối hợp khẩu phần [5, tr 46]
Có 2 nguyên tắc để lập khẩu phần.
- Nguyên tắc khoa học.
- Nguyên tắc kinh tế.
2.5.2.1. Nguyên tắc khoa học
- Căn cứ vào tiêu chuẩn ăn đã được qui định để phối hợp khẩu phần. Trong
thời gian vật nuôi sử dụng khẩu phần, cần thường xuyên theo dõi ảnh hưởng của
khẩu phần đến hình thành sức khỏe và sức sản xuất của nó để xử lí, bổ sung kịp
thời.
SVTH: HOÀNG VĂN TIẾN

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn gia súc
năng suất 40 tấn sản phẩm/ngày


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

-17-

GVHD: Th.s TRẦN XUÂN NGẠCH

- Phải căn cứ vào đặc điểm giải phẩu sinh lý của vật nuôi, cụ thể là đặc điểm
tiêu hóa của mỗi loại vật nuôi. Như chúng ta đã biết, căn cứ vào đặc điểm tiêu hóa,
có hai loại gia súc: các loại nhai lại, các loại không nhai lại. Từ đó xây dựng khẩu
phần ăn cho thích hợp.
- Khi phối hợp khẩu phần phải đảm bảo được sự cân bằng các chất dinh

dưỡng. Tỷ lệ dinh dưỡng được tính theo công thức lấy hàm lượng protein tiêu hóa
trong thức ăn làm chuẩn :
+ Tỷ lệ dinh dưỡng = ( Dẫn xuất không nitơ tiêu hóa + xơ tiêu hóa +
Lipit tiêu hóa X 2,25)/ protein tiêu hóa
+ Cân bằng axit amin
+ Cân bằng giữa các chất khoáng với nhau
+ Cân bằng vitamin
-Khẩu phần phải ngon không có các chất độc hại :
+ Nhiệt độ và nhiệt lượng của thức ăn: 400C – 450C
+ Thành phần đường và axit amin trong máu: ảnh hưởng rỏ rệt đến
mức độ ăn của vật nuôi nếu hàm lượng đường tăng, súc vật có cảm giác no ngừng
ăn nếu hàm lượng đường giảm quá mức thì súc vật lại không muốn ăn.
+ Tính chất cảm quan của thức ăn: màu sắc, mùi vị, hình dáng, kích
thước, độ sáng…
- Khi phối hợp khẩu phần phải chú ý đến sinh lý và chức năng các cơ quan
sống của vật nuôi, đặc biệt là sức chứa của dạ dày của chúng, người ta thường dựa
vào hệ số choán của thức ăn để phối hợp.
2.5.2.2. Nguyên tắc kinh tế
Khẩu phần ăn phải có giá cả hợp lý. Để khẩu phần thức ăn vừa đảm bảo
nhucầu dinh dưỡng cho động vật vừa tối ưu về mặt kinh tế cho người chăn nuôi khi
lập khẩu phần phải chú ý các vấn đề sau đây:
- Tính sẵn có, chất lượng và giá cả của nguồn nguyên liệu thức ăn.
- Đặc tính sinh học, tính năng sản xuất và năng suất, tuổi của giống.
- Mục tiêu nuôi dưỡng động vật ( nuôi lấy thịt, trứng hay làm giống...).
SVTH: HOÀNG VĂN TIẾN

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn gia súc
năng suất 40 tấn sản phẩm/ngày



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

-18-

GVHD: Th.s TRẦN XUÂN NGẠCH

- Đặc điểm cơ bản của hệ thống nuôi dưỡng, ăn tự do hay hạn chế.
- Nhiệt độ, độ ẩm của môi trường nuôi dưỡng...
- Biết phối hợp nhiều loại thức ăn và sử dụng thức ăn hỗn hợp được sản xuất
công nghiệp để dần dần cơ giới và kế hoạch hóa ngành chăn nuôi.
- Khẩu phần phải phù hợp với kinh phí
Trong kinh phí về chăn nuôi, chi phí về thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất. Cho
nên việc lựa chọn thức ăn để phối hợp khẩu phần là hết sức quan trọng.
2.5.3. Phương pháp xây dựng khẩu phần
Muốn xây dựng khẩu phần thông thường phải trải qua các bước:
- Bước 1: xác định nhu cầu dinh dưỡng, tiêu chuẩn cho gia súc gia cầm. Nhu
cầu dinh dưỡng theo TCN (Việt Nam), NRC (Mỹ), ARC (Anh)... phù hợp với các
vùng khí hậu và sinh thái khác nhau, phù hợp với giống gia súc gia cầm, giai đoạn
sinh trưởng và phát triển...
- Bước 2: chọn lựa thức ăn để lập khẩu phần, kèm theo thành phần hóa học
giá trị dinh dưỡng và giá thành các loại thức ăn.
- Bước 3: tiến hành lập khẩu phần.
- Bước 4: kiểm tra và hiệu chỉnh khẩu phần ăn theo tiêu chuẩn ăn.
Các phương pháp xây dựng khẩu phần ăn:
2.5.3.1. Phương pháp tính toán đơn giản
Phương pháp này áp dụng tính toán cho các khẩu phần thức ăn chỉ bao gồm
một vài nguyên liệu và yêu cầu tính một vài dưỡng chất chủ yếu trong khẩu phần
ăn. Các phương pháp kinh điển:
- Phương pháp thử sai (trial – error).
- Phương pháp hình vuông Pearson.

- Phương pháp lập phương trình đại số.
2.5.3.2. Sử dụng phần mềm trên máy tính
Hiện nay nhiều phần mềm lập khẩu phần thức ăn vật nuôi đã được ứng dụng
nhằm rút ngắn thời gian tính toán: UFFDA, Brill for Window, FeedLive...
Các bước cơ bản của quá trình lập khẩu phần trên máy tính:
SVTH: HOÀNG VĂN TIẾN

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn gia súc
năng suất 40 tấn sản phẩm/ngày


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

-19-

GVHD: Th.s TRẦN XUÂN NGẠCH

- Bước 1: Nhập các dữ liệu về các chất dinh dưỡng.
- Bước 2: Nhập các dữ liệu về nguyên liệu (bao gồm tên nguyên liệu, mã số,
giá thành tính cho 1kg, giá trị dinh dưỡng tính theo phần trăm hay số tuyệt đối).
- Bước 3: Nhập các dữ liệu về nhu cầu dinh dưỡng của khẩu phần.
- Bước 4: Nhập các dữ liệu về giới hạn sử dụng nguyên liệu trong khẩu phần.
Tuỳ theo nhu cầu dinh dưỡng và khả năng thích ứng của gia súc gia cầm với từng
loại nguyên liệu, tính ngon miệng, giá cả của nguyên liệu mà có giới hạn sử dụng
nguyên liệu khác nhau. Phải chú ý sự cân đối dinh dưỡng của khẩu phần và tỷ lệ bổ
sung các chất khác như: premix khoáng, vitamin, men tiêu hoá, chất tạo màu, chất
chống oxy hoá, chất chống mốc....
- Bước 5: Lệnh cho máy tính chạy và in kết quả.
- Bước 6: Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của khẩu phần.


SVTH: HOÀNG VĂN TIẾN

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn gia súc
năng suất 40 tấn sản phẩm/ngày


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

-20-

GVHD: Th.s TRẦN XUÂN NGẠCH

Chương 3
CHỌN VÀ THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
Trong những năm gần đây ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ở nước ta phát
triển khá nhanh. Hàng loạt máy móc thiết bị sản xuất thức ăn đa năng tiện dụng
được nhập về lắp đặt ở nhiều nhà máy phục vụ cho công nghiệp chăn nuôi. Nhưng
nhìn chung về công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp cho gia súc gia cầm được sử
dụng ở nước ta có 3 kiểu công nghệ:
- Định lượng – nghiền – trộn.
- Nghiền – định lượng – trộn.
- Định lượng – trộn – nghiền.
Tôi chọn kiểu công nghệ nghiền – định lượng – trộn vì những ưu điểm sau:
- Máy nghiền hoạt động ổn định vì nghiền 1 loại nguyên liệu đồng nhất.
- Tăng khả năng phối trộn nguyên liệu.
- Thùng chứa bột nghiền có thể tích nhỏ, giảm hiện tượng bột bị vón cục
bám dính vào thùng chứa.
Công nghệ lựa chọn có những đặc điểm sau đây:
- Công nghệ lựa chọn được xếp theo chiều thẳng đứng để lợi dụng tính tự
chảy của nguyên liệu.

- Dây chuyền công nghệ là tổ hợp của nhiều dây chuyền khác nhau:
+ Dây chuyền tiếp nhận và xử lý nguyên liệu mịn.
+ Dây chuyền tiếp nhận và xử lý nguyên liệu thô.
+ Dây chuyền định lượng và phối trộn.
+ Dây chuyền tạo viên và xử lý viên.
+ Dây chuyền cân và đóng bao thành phẩm.
- Toàn bộ dây chuyền thiết bị được điều khiển tự động bởi một máy tính
trung tâm.

SVTH: HOÀNG VĂN TIẾN

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn gia súc
năng suất 40 tấn sản phẩm/ngày


Tạo viên

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

-21-

GVHD: Th.s TRẦN XUÂN NGẠCH

3.1. Sơ đồ công nghệ
Nạp nguyên liệu thô

Nạp nguyên liệu bột

Tách kim loại lần 1


Tách kim loại

Sàng tạp chất

Sàng tạp chất

Xylô chứa

Xylô chứa

Nghiền

Định lượng tự động

Tách kim loại lần 2

Xylô chứa

Định lượng tự động

Xylô chứa

Vi lượng, rỉ đường

Định lượng

Phối trộn

Chứa chờ ép viên


Làm nguội

Bẻ viên
Chứa sản phẩm bột
Phân loại

Chứa sản phẩm viên

SVTH: HOÀNG VĂN TIẾN

Cân, đóng bao

Nhập kho

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn gia súc
năng suất 40 tấn sản phẩm/ngày


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

-22-

GVHD: Th.s TRẦN XUÂN NGẠCH

3.2. Thuyết minh
3.2.1. Nạp liệu
- Nguyên liệu thô: sắn, bắp, khô dầu.... được thu mua từ các cơ sở sản xuất
rồi vận chuyển vào nhà máy. Xe vận chuyển qua trạm cân sau đó vào kho và được
nạp vào xylô chứa nhờ gàu tải.
- Nguyên liệu mịn: bột cá... được mua từ các nhà máy sản xuất nguyên liệu

thức ăn chăn nuôi, qui trình vận chuyển giống nguyên liệu thô.
- Nguyên liệu lỏng: rỉ đường….
- Nguyên liệu có hàm lượng thấp: premix vitamin, premix khoáng, muối
(NaCl).....
Nguyên liệu được KCS kiểm tra khi nhập (cảm quan, độ ẩm, mốc, tạp chất..).
3.2.2. Làm sạch
- Mục đích: tách kim loại nhằm loại bỏ các mẫu kim loại lẫn trong nguyên
liệu, hoặc mạt sắt sinh ra trong quá trình vận chuyển. Sàng tạp chất nhằm để tách
các tạp chất có kích thước lớn, rơm rạ, sạn, bột bị vón cục, các mẫu xương…tạo
điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp theo.
- Thiết bị: nam châm vĩnh cửu, máy sàng tách tạp chất.
Sau khi đi qua sàng lần lượt các loại nguyên liệu đi vào các xylô chứa riêng
chuẩn bị cho công đoạn định lượng, nghiền.
3.2.3. Nghiền
- Mục đích: nghiền mịn nguyên liệu, những bột nghiền đạt yêu cầu sẽ lọt qua
lưới sàng ra ngoài đến xylô chứa bột nghiền chờ phối trộn.
- Thiết bị: thiết bị nghiền búa, thiết bị nghiền xé trục răng đồng thời các thiết
bị nghiền được gắn với các thiết bị hút bụi.
- Đối với các loại nguyên liệu dạng hạt, lát như sắn hoặc ngô thì sẽ được đưa
trực tiếp vào máy nghiền búa. Nhưng đối với nguyên liệu dạng bánh ép và cục lớn
như khô dầu thì nên nghiền 2 lần: nghiền thô rồi nghiền mịn. Độ nhỏ của bột
nghiền 0,5 ÷ 0,8 mm.

SVTH: HOÀNG VĂN TIẾN

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn gia súc
năng suất 40 tấn sản phẩm/ngày


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


-23-

GVHD: Th.s TRẦN XUÂN NGẠCH

- KCS lấy mẫu sau khi nghiền để kiểm tra độ mịn. Không nên nghiền quá
mịn vì dễ bay bụi gây ra hao hụt trong quá trình nạp liệu hoặc trút dỡ.
3.2.4. Định lượng tự động
- Mục đích: nguyên liệu được định lượng đủ cho mẻ sản xuất.
- Thiết bị: cân định lượng.
Từ xylô chứa nguyên liệu được băng tải vận chuyển đến cân định lượng. Sau
khi định lượng nguyên liệu mịn được vận chuyển vào xylô chứa bột chờ phối trộn.
3.2.5. Tách kim loại
- Mục đích: loại bỏ hoàn toàn kim loại trong nguyên liệu trước khi đưa vào
máy nghiền, nếu không loại bỏ vụn kim loại sẽ làm hỏng búa nghiền, dễ gây cháy
nổ.
- Nam châm được gắn ở cửa nạp liệu của thiết bị nghiền.
3.2.6. Phối trộn
- Mục đích: nhằm khuấy trộn các thành phần nguyên liệu đã được định mức
thành một hỗn hợp đồng nhất, độ đồng đều cao (là chỉ tiêu hàng đầu của thức ăn
hỗn hợp) đảm bảo vật nuôi được cung cấp đầy đủ các chất. Ngoài ra trộn làm tăng
cường quá trình trao đổi nhiệt khi đun nóng hay làm lạnh, hòa tan các chất ( hòa tan
muối, đường với các chất khác).
- Trong quá trình trộn có bổ sung rỉ đường với các thành phần vi lượng như
muối ăn, premix. Rỉ đường cho vào nhằm tăng sự kết dính tăng độ bền cho viên
tăng giá trị dinh dưỡng và kích thích gia súc gia cầm ngon miệng. Nên cho 2/3 bột
vào máy rồi mới cho rỉ đường vào tránh trường hợp rỉ đường tiếp xúc trực tiếp với
máy làm giảm hiệu suất trộn và giảm độ bền của máy. Rỉ đường đưa vào máy theo
phương tiếp tuyến với máy trộn để quá trình trộn được đồng đều, không bị vón cục.
Phải vệ sinh máy thường xuyên.

- Thiết bị: thiết bị trộn nằm ngang có bộ phận trộn quay, thùng chứa cố định.
Máy trộn làm việc gián đoạn, trộn theo mẽ.

SVTH: HOÀNG VĂN TIẾN

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn gia súc
năng suất 40 tấn sản phẩm/ngày


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

-24-

GVHD: Th.s TRẦN XUÂN NGẠCH

3.2.7. Tạo viên
- Mục đích: định hình các thức ăn hỗn hợp dạng bột, làm chặt các hỗn hợp
tăng khối lượng riêng làm giảm khả năng hút ẩm và ôxy hóa trong không khí giữ
chất lượng dinh dưỡng. Tăng thời gian bảo quản vận chuyển dễ dàng hơn.
- Có hai phương pháp tạo viên: phương pháp khô dùng hơi nước có nhiệt độ
cao phun vào nguyên liệu, phương pháp ướt trước khi đem ép viên thì nguyên liệu
được làm ẩm bằng nước nóng. Ở đây dùng phương pháp khô vì:
+ Giảm chi phí năng lượng cho quá trình ép.
+ Các viên giữ chất dinh dưỡng tốt.
+ Công nghệ đơn giản nhưng vẫn đảm bảo năng suất cao.
- Nguyên liệu sau khi đảo trộn sẽ gia ẩm bằng hơi nóng để tạo một độ ẩm
thích hợp sau đó nguyên liệu được đưa vào bộ phận tạo viên, viên ra khỏi khoang
ép có độ ẩm khoảng 17 – 18% và nhiệt độ 70 – 80oC.
3.2.8. Làm nguội
- Mục đích: Làm nguội viên thức ăn trở nên cứng để công đoạn bẻ viên và

phân loại viên được dễ dàng.
- Sau khi tạo viên, viên thức ăn được làm nguội ở thiết bị làm nguội cho đến
khi nhiệt độ viên thức ăn bằng hoặc nhỏ hơn không khí 2 oC và độ ẩm không quá
13%.
3.2.9. Bẻ viên, phân loại
- Sau khi làm nguội viên thức ăn được đưa qua máy bẻ viên để cắt thành
những viên có kích thước theo yêu cầu thường thì đường kính 3, 5, 8, 10, 12, 17, 19
mm.
- Sản phẩm sau khi bẻ viên xong được đưa qua sàng phân loại, các hạt có
kích thước yêu cầu đưa vào xyclo chứa chuẩn bị đi đóng bao, còn các bột mịn các
hạt không đạt yêu cầu đưa về thùng chứa chờ ép viên tránh hao hụt trong quá trình
sản xuất.

SVTH: HOÀNG VĂN TIẾN

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn gia súc
năng suất 40 tấn sản phẩm/ngày


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

-25-

GVHD: Th.s TRẦN XUÂN NGẠCH

3.2.10. Cân, đóng bao
Sản phẩm nhà máy có 2 dạng:
- Dạng bột: sau khi phối trộn đưa đi đóng bao.
- Dạng viên: sau khi phối trộn tiến hành tạo viên, rồi đưa đi đóng bao.
KCS kiểm tra sản phẩm trước khi đóng bao. Sản phẩm được đóng bao

50kg/bao nhờ cân và đóng bao tự động. Thường dùng bao giấy nhiều lớp, loại giấy
này dai, ít bị rách vỡ, chống ẩm tốt. Trên bao bì đề đầy đủ thông tin của sản phẩm.

SVTH: HOÀNG VĂN TIẾN

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn gia súc
năng suất 40 tấn sản phẩm/ngày


×