Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án tiếng việt 4 tuần 16 bài luyện từ và câu câu kể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.68 KB, 6 trang )

Giáo án Tiếng việt 4
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU KỂ
I Mục tiêu
 Hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể.
 Tìm được câu kể trong đoạn văn .
 Đặt câu kể để tả, trình bày ý kiến. Nội dung câu đúng, từ ngữ trong sáng, câu
văn giàu hình ảnh , sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy học
 Đoạn văn ở bài tập 1 phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp.
 Giấy khổ to và bút dạ.
III. Hoạt động trên lớp

Hoạt động của thầy
1. Ổn định.

Hoạt động của trò
- HS hát.

2.Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 HS lên bảng . Mỗi HS viết 2 câu thành - HS thực hiện yêu cầu .
ngữ , tục ngữ mà em biết .
- Gọi 2 HS đọc lòng các câu thành ngữ , tục
ngữ trong bài .
- Nhận xét câu thành ngữ , tục ngữ mà HS tìm
được và cho điểm .


2. Dạy- học bài mới
a) Giới thiệu bài
- Viết lên bảng câu văn : Con búp bê của em rất


đáng yêu .

- Đọc câu văn .

- Hỏi + Câu văn trên bảng có phải là câu hỏi
không ? Vì sao ?

+ Câu văn trên bảng không phải là câu

- Câu : Con búp bê của em rất đáng yêu . Không hỏi . Vì không có từ để hỏi , không có
phải là câu hỏi thì thuộc vào loại gì ? Bài học dấu chấm hỏi .
hôm nay giúp các em trả lời câu hỏi đó.

- Lắng nghe .

b) Tìm hiểu ví dụ
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung .
- Hãy đọc câu được gạch chân ( in đậm ) trong
đoạn văn trên bảng
- Hỏi + Câu những kho báu ấy có ở đâu ? là
kiểu câu gì ? Nó được dùng để làm gì ?

- 1 HS đọc thành tiếng .
- Những kho báu ấy có ở đâu ?
+ Câu Những kho báu ấy có ở đâu ? là

+ Cuối câu ấy có dấu gì ?
Bài 2


câu hỏi. Nó được dùng để hỏi điều mà
mình chưa biết .
+ Câu hỏi có dấu chấm hỏi

+ Những câu văn còn lại trong đoạn văn dùng
để làm gì?
- Suy nghĩ , thảo luận cặp đôi và trả lời


câu hỏi Những câu còn lại trong đoạn
văn dùng để :
+ Giới thiệu về Bu-ra-ti-nô : Bu-ra-tinô là một chú bé bằng gỗ .
- Miêu tả Bu-ra-ti-nô : Chú có mũi rất
dài .
+ Kể sự việc liên quan đến Bu-ra-tinô . Chú người gỗ được bác rùa rất tốt
bụng Toóc-ti-la tặng cho chiếc khóa
Cuối mỗi câu có dấu gì?

vàng để mở một kho báu .

- Những câu văn mà các em vừa tìm được dùng

+ Cuối mỗi câu có dấu chấm .

để giới thiệu , miêu tả hay kể lại một sự việc có - Lắng nghe .
liên quan đến nhân vật Bu-ra-ti-nô.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung .
- Yêu cầu HS thảo luận , trả lời câu hỏi .


- 1 HS đọc thành tiếng .

- Gọi HS phát biểu bổ sung .

- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận .

- Nhận xét , kết luận câu trả lời đúng .

- Tiếp nối phát biểu , bổ sung .

- Ba-ra-ba uống rượu đã say .
- Vừa hơ bộ râu , lão vừa nói :

Kể về Ba-ra-ba.

- Bắt được chàng người gỗ , ta sẽ tống nó vào

Kể về Ba-ra-ba.

cái lò sưởi này .
- Hỏi + Câu kể dùng để làm gì ?

- Nêu ý kiến của Ba-ra-ba .


+ Câu kể dùng để : kể ,tả hoặc giới
+ Dấu hiệu nào để nhận biết câu kể ?
c) Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ .


thiệu về sự vật , sự việc , nói lên ý kiến
hoặc tâm tư , tình cảm của mỗi người .
+ Cuối câu kể có dấu chấm .

- Gọi HS đặt các câu kể .
Ví dụ: + Con mèo nhà em màu đen tuyền .
+ hôm nay bố em đi công tác.

- Gọi 3 HS đọc thành tiếng .
- Tiếp nối đặt câu .

+ Em rất quí bạn Nam.
+ Tình bạn thật thiêng liêng và cao quý.
d) Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung .
- Phát giấy và bút dạ cho 2 nhóm HS . Yêu cầu
tự làm bài .

- 1 HS đọc thành tiếng .

- Gọi HS dán phiếu lên bảng , cả lớp nhận xét , - HS hoạt động theo cặp. HS viết vào
giấy nháp.
bổ sung .
- Nhận xét . kết luận lời giải đúng .

- Nhận xét , bổ sung

- Chiều chiều, trên bải thả, đám trẻ mục đồng
chúng tôi hò hét nhau thả diều thi .


- Chữa bài

- Cánh diều mềm mại như cánh bướm .

- Kể sự việc .

- Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên


trời.

- Tả cánh diều.

- Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng .

- Kể sự việc .

- Sáo đơn, rồi sáo kép , sáo bè … như gọi thấp - Tả tiếng sáo diều .
xuống những vì sao sớm .

- Nêu ý kiến nhận định .

Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung .
- Yêu cầu HS tự làm bài.

- 1 HS đọc thành tiếng .

- Gọi HS trình bày, GV sửa lỗi dùng từ, diễn - Tự viết bài vào vở.

đạt, cho điểm những HS viết tốt.
- 4 HS trình bày.
Ví dụ tham khảo
a) Sau mỗi buổi học, em thường giúp mẹ nấu
cơm. Em cùng mẹ nhặt rau, gấp quần áo. Em tự
làm vệ sinh cá nhân, có khi em còn đi đổ rác
đấy…
b) Em có chiếc bút máy màu xanh rất đẹp.
Nó là món quà mà cô giáo tặng cho em. Thân
bút tròn xinh xinh, ngòi viết rất trơn …
c) Tình bạn thật thiêng liêng và cao quý. Nhờ
có bạn bè mà cuộc sống của chúng ta vui hơn.
Bạn bè có thể giúp nhau trong học tập, trong vui
chơi…
d) Em rất vui vì hôm nay được điểm 10 môn
Toán. Về nhà em sẽ khoe ngay với mẹ. Mẹ em


chắc sẽ rất hài lòng …
e) Con gấu bông của em rất đáng yêu. Bộ
lông màu nâu sáng pha mấy mảng hồng nhạt ở
tai, mõm, gang bàn chân làm nó có vẻ rất khác
những con gấu khác…
4. Củng cố, dặn dò
- Tiết luyện từ và câu hôm nay các em vừa học - 1 HS nêu lại tựa bài học.
bài gì?

- 2 HS trả lời.

+ Câu kể dùng để làm gì?


- 1 HS trả lời.

+ Dấu hiệu nào để nhận biết câu kể?
- Dặn HS về nhà làm lại bài tập 3 ( nếu chưa - Cả lớp lắng nghe và thực hiện.
đạt) và viết một đoạn văn ngắn tả một thứ đồ
chơi mà em thích.
- Chuẩn bị bài Câu kể ai làm gì?
- Nhận xét tiết học.



×