Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Đánh giá tổn thương do biến đổi khí hậu đến các huyện ven biển tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (766.87 KB, 57 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
---------------------------

LƯU VĂN ĐIỂN

ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
CÁC HUYỆN VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
----------------------

LƯU VĂN ĐIỂN

ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
CÁC HUYỆN VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đạo tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Nguyễn Trọng Hiệu

Hà Nội – 2014



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tác giả luận văn

Lưu Văn Điển


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sỹ Biến đổi khí hậu được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa
học của Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Trọng Hiệu; tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
Thầy đã tận tình hướng dẫn trong quá trình hoàn thành luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Khoa Sau đại học – Đại học Quốc gia
Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo, bạn bè và đồng
nghiệp đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên tác giả trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cũng nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố, mẹ, người
thân trong gia đình và nhất là vợ, con đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi
nhất để tác giả học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn

Lưu Văn Điển

MỤC LỤC



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................... i
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ................................................................................ ii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... iii
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 3
1.1. Các thuật ngữ chủ yếu về Biến đổi khí hậu ................................................... 3
1.1.1. Biến đổi khí hậu ................................................................................... 3
1.1.2. Nguyên nhân gây Biến đổi khí hậu ....................................................... 3
1.1.3. Biểu hiện của Biến đổi khí hậu ............................................................. 4
1.1.4. Kịch bản Biến đổi khí hậu .................................................................... 4
1.1.5. Thích ứng ............................................................................................. 4
1.2. Biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam ................................................... 4
1.2.1. Biến đổi khí hậu trên thế giới ................................................................ 4
1.2.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam ................................................................ 6
1.3. Tính dễ bị tổn thương do BĐKH................................................................... 6
1.3.1. Khái niệm ............................................................................................. 6
1.3.2. Mục đích đánh giá tính dễ bị tổn thương ............................................... 7
1.4. Những nghiên cứu về phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương của BĐKH
trên thế giới .......................................................................................................... 8
1.4.1. Phương pháp đánh giá TDBTT của IPCC ............................................. 8
1.4.2. Phương pháp của Trung tâm nghiên cứu Đại dương và Khí quyển NOAA
– Mỹ
............................................................................................................. 9
1.4.3. Phương pháp tuyệt đối và tương đối hóa mức độ dễ bị tổn thương .......10
1.4.4. Khung đánh giá tính dễ bị tổn thương BBC .........................................11
1.4.5. Phương pháp đánh giá của Văn phòng Khí nhà kính Úc ......................11
1.4.6. Phương pháp đánh giá của Văn phòng Phát triển quốc tế Canada ........13
1.4.7. Phương pháp đánh giá của Văn phòng Phát triển quốc tế Mỹ ..............14
1.4.8. Phương pháp đánh giá của Viện Môi trường Stockholm, Thụy Điển và

Viện Công nghệ Ấn Độ........................................................................................15
1.5. Những nghiên cứu về phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương của BĐKH
ở trong nước ........................................................................................................16
1.5.1. Những nghiên cứu trong nước .............................................................16
1.5.2. Định hướng nghiên cứu đánh giá tổn thương do BĐKH đến các huyện
ben biển tỉnh Nam Định .......................................................................................24
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN
THƯƠNG DO BĐKH Ở NAM ĐỊNH VÀ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU .............25


2.1. Phương pháp luận và phương pháp đánh giá tổn thương do BĐKH .............25
2.1.1. Phương pháp luận ................................................................................25
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................25
2.2. Số liệu nghiên cứu .......................................................................................26
2.2.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Nam Định .......................................................26
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................29
2.2.3. Số liệu thiệt hại do biến đổi khí hậu .....................................................30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................35
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội các huyện ven biển ...............................35
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................35
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.....................................................................36
3.2. Đặc điểm khí hậu và Kịch bản Biến đổi khí hậu ..........................................36
3.2.1. Đặc điểm khí hậu .................................................................................36
3.2.2. Kịch bản của tỉnh Nam Định................................................................37
3.3. Đánh giá tổn thương do BĐKH đến các huyện ven biển ..............................41
3.3.1. Khuôn khổ đánh giá .............................................................................41
3.3.2. Đánh giá dễ bị tổn thương đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn và đa dạng
sinh học ............................................................................................................42
3.3.3. Đánh giá tổn thương do BĐKH đối với Nông nghiệp .........................43
3.3.4. Đánh giá tổn thương đối với Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản .............45

3.3.5. Đánh giá tổn thương đối với Cơ sở hạ tầng .........................................47
3.3.6. Đánh giá tổng hợp mức độ tổn thương ................................................49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................53


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH

:

Biến đổi khí hậu

BQ
CCN

:
:

Bình quân
Cụm công nghiệp

CTR

:

Chất thải rắn

ĐBBB
ĐBSH


:
:

Đồng bằng Bắc Bộ
Đồng bằng sông Hồng

ĐDSH
ĐTPT

:
:

Đa dạng sinh học
Đầu tư phát triển

GDP
HTX
KCN
KH&CN

:
:
:
:

Tổng sản phẩm quốc nội
Hợp tác xã
Khu công nghiệp
Khoa học và công nghệ


KHHĐ

:

Kế hoạch hành động

KNK
KT-XH

:
:

Khí nhà kính
Kinh tế - Xã hội

NBD
NN&PTNT

:
:

Nước biển dâng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NTTS
NSVSMT

:
:


Nuôi trồng thủy sản
Nước sạch, vệ sinh môi trường

PCLB
RNM

:
:

Phòng trống lụt bão
Rừng ngập mặn

TN&MT
TW

:
:

Tài nguyên và Môi trường
Trung ương

UBND

:

Ủy ban nhân dân

UNDP
USD


:
:

Chương trình hỗ trợ phát triển Liên Hiệp Quốc
Đô la Mỹ

VH-TT&DL
WB
XNM

:
:
:

Văn hóa, thể thảo và Du lịch
Ngân hàng Thế giới
Xâm nhập mặn


DANH MỤC BẢNG
Danh mục bảng

Trang

Bảng 1.1 Tính dễ bị tổn thương trong đánh giá của hội chữ thập đỏ

18

Bảng 1.1 Bảng ma trận đánh giá tính DBTT do BĐKH trong hiện tại.


20

Bảng 1.2 Bảng ma trận đánh giá tính DBTT do BĐKH trong tương lai.

20

Bảng 2.1 Tổng thiệt hại do Bão, lốc, mưa lũ trên địa bàn tỉnh Nam Định

31

giai đoạn 1989-2010
Bảng 2.2 Các đối tượng dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH

33

Bảng 3.1 Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980 -

37

1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) của tỉnh Nam Định
Bảng 3.2 Nhiệt độ TB mùa hè của tỉnh Nam Định từ năm 2020 – 2100 (0C)

37

so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2)
Bảng 3.3 Mức thay đổi lượng mưa so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch

38


bản phát thải trung bình (B2) địa bàn tỉnh Nam Định
Bảng 3.4 Lượng mưa TB của tỉnh Nam Định từ năm 2020 – 2100 so với

38

thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2)
Bảng 3.5 Mực NBD so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát thải
trung bình (B2) khu vực tỉnh Nam Định

39

Bảng 3.6 Xác định tham số E trung bình đối với hệ sinh thái rừng ngập
mặn và đa dạng sinh học

42

Bảng 3.7 Xác định tham số S trung bình đối với hệ sinh thái rừng ngập
mặn và đa dạng sinh học

42

Bảng 3.8 Xác định tham số AC trung bình đối với hệ sinh thái rừng ngập

43

mặn và đa dạng sinh học
Bảng 3.9 Mức độ tổn thương của hệ sinh thái rừng ngập mặn và đa dạng

43


sinh học
Bảng 3.10 Xác định tham số E trung bình đối với nông nghiệp

44

Bảng 3.11 Xác định tham số S trung bình đối với nông nghiệp

44

Bảng 3.12 Xác định tham số AC trung bình đối với nông nghiệp

44

Bảng 3.13 Mức độ tổn thương của ngành nông nghiệp

45

Bảng 3.14 Xác định tham số E trung bình đối với đánh bắt và NTTS

45

Bảng 3.15 Xác định tham số S trung bình đối với đánh bắt và NTTS

46

Bảng 3.16 Xác định tham số AC trung bình đối với đánh bắt và NTTS

46

Bảng 3.17 Mức độ tổn thương của ngành đối với đánh bắt và NTTS


47

Bảng 3.18 Xác định tham số E trung bình đối với cơ sở hạ tầng

47

Bảng 3.19 Xác định tham số S trung bình đối với cơ sở hạ tầng

47


Bảng 3.20 Xác định tham số AC trung bình đối với cơ sở hạ tầng

48

Bảng 3.21 Mức độ tổn thương đối với cơ sở hạ tầng

48

Bảng 3.22 Mức độ tổn thương của các huyện ven biển tỉnh Nam Định theo
phương án 1

49

Bảng 3.23 Mức độ tổn thương của các huyện ven biển tỉnh Nam Định theo
phương án 2

49



DANH MỤC HÌNH
Danh mục hình

Trang

Hình 1.1 Biến động nhiệt độ toàn cầu và nồng độ CO2

5

Hình 1.2 Biểu đồ đánh giá tính dễ bị tổn thương, thích ứng và hành động

14

Hình 1.3 Sơ đồ đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu tp Đà

19

Nẵng
Hình 1.4 Mô hình đánh giá tổn thương của hệ thống TN-XH

22

Hình 1.5 Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng và dự báo MĐTT TN-MT
vùng biển và đới ven biển Việt Nam theo kịch bản nước biển dâng 0,5m và

23

1,0m
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định


27

Hình 3.1 Kết quả tính toán xác định vùng ngập của tỉnh Nam Định với KB

41

NBD (B2)


LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách
thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21; những báo cáo gần đây của Ủy ban
liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã xác nhận rằng biến đổi khí hậu thực
sự đang diễn ra và gây ra nhiều tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và
môi trường tại nhiều nước trên thế giới. Việt Nam là một trong những nước chịu
ảnh hưởng nặng nề nhất do những tác động của BĐKH. Những khu vực chịu ảnh
hưởng lớn nhất do biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng là vùng ven biển và hải
đảo, vùng đồng bằng các lưu vực sông, vùng đất thấp.
Nam Định là một trong những tỉnh ven biển vùng đồng bằng Bắc Bộ, có bờ
biển dài 72 km. Hàng năm, tỉnh Nam Định chịu tác động và ảnh hưởng của nhiều
thiên tai cũng như những diễn biến bất thường của thời tiết, nhất là tại các huyện
ven biển Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng, gây thiệt hại rất lớn về con người và
kinh tế, an ninh lương thực và an sinh xã hội.
Trước diễn biến ngày càng phức tạp của khí hậu, tỉnh Nam Định rất cần các
nghiên cứu về đánh giá tổn thương do biến đổi khí hậu đến các huyện ven biển. Tuy
nhiên, đến nay công tác nghiên cứu khoa học về đánh giá tổn thương do BĐKH đến
các huyện ven biển tỉnh Nam Định còn nhiều hạn chế về tài liệu nghiên cứu, nguồn
lực đầu tư... Từ thực tiễn trên, tác giả chọn đề tài luận văn: “Đánh giá tổn thương
do Biến đổi khí hậu đến các huyện ven biển tỉnh Nam Định”.

Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để các Sở, ban ngành tham mưu cho
Tỉnh ban hành các chiến lược, chính sách, kế hoạch, chương trình, giải pháp giảm
nhẹ và thích ứng với BĐKH phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh,
đặc biệt là cho các huyện ven biển; góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát
triển kinh tế nhanh và bền vững, đảm bảo an sinh xã hội của Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Trình bày tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài nguyên cứu
như: các thuật ngữ chủ yếu về BĐKH, tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới và
Việt Nam, tính dễ bị tổn thương và các phương pháp nghiên cứu tính dễ bị tổn
thương trên thế giới và trong nước, phương pháp lựa chọn cho đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Trình bày phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và các số
liệu nghiên cứu.
Chương 3: Đánh giá tổn thương do BĐKH đến các huyện ven biển, các đối
tượng: hệ sinh thái rừng ngập mặn, nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, cơ
sở hạ tầng.
1


CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Các thuật ngữ chủ yếu về Biến đổi khí hậu
1.1.1. Biến đổi khí hậu
Theo UNFCCC, Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu, được quy định
trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí
quyển, và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên quan sát được trong
khoảng thời gian so sánh được (UNFCCC).
Theo IPCC (2007), Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của hệ thống
khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của
các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng

thập kỷ hoặc dài hơn.
1.1.2. Nguyên nhân gây Biến đổi khí hậu
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt
động tạo ra các chất khí nhà kính, các hoạt động khai thác rừng. Nhằm hạn chế sự
biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto đã hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà kính
chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6, trong đó:
- CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn
khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng sinh ra từ các
hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
- CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ
thống khí, dầu tự nhiên, khai thác than và sản xuất lúa nước.
- N2O phát sinh từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
- HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là
sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22.
- PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.
- SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.
1.1.3. Biểu hiện và tác động chủ yếu của Biến đổi khí hậu
- Biểu hiện của Biến đổi khí hậu: Sự nóng lên của khí quyển và bề mặt Trái
đất là biểu hiện chủ yếu của BĐKH; điều đó bắt nguồn từ sự thay đổi thành phần và
chất lượng khí quyển làm tăng nồng độ khí nhà kính. Sự dâng cao mực nước biển
do giãn nở băng, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp và các đảo nhỏ trên biển.
- Tác động lâu dài của BĐKH là sự dịch chuyển của các đới khí hậu tồn tại
hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của Trái đất, dẫn tới nguy cơ đe dọa sự
sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người; sự thay đổi
2


cường độ hoạt động của hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự
nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác; sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ
sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, địa quyển.

1.1.4. Kịch bản Biến đổi khí hậu
Theo Ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), Kịch bản biến đổi khí
hậu là giả định có cơ sở khoa học và tin cậy về sự tiến triển trong tương lai của các
mối quan hệ giữa kinh tế xã hội, GDP, phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và
nước biển dâng. Kịch bản BĐKH được sử dụng trong nghiên cứu những hậu quả
của biến đổi khí hậu do con người gây ra và thường được dùng như là đầu vào của
các mô hình đánh giá tác động.
1.1.5. Thích ứng
Thích ứng vốn là sự điều chỉnh các hệ thống tự nhiên và con người để ứng
phó với thực tại hoặc tương lai của khí hậu, do đó làm giảm tác hại hoặc tận dụng
những mặt có lợi của BĐKH.
1.2. Biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Biến đổi khí hậu trên thế giới
Từ khoảng giữa thế kỷ 19, nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật, việc đo đạc các
trị số về khí hậu trở nên chính xác và có được số liệu định lượng chi tiết về BĐKH
trong hơn một thế kỷ qua; những số liệu quan trắc cho thấy từ cuối thế kỷ 19 đến
nay, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng lên đáng kể. Kết quả nghiên cứu hiện nay
cho thấy nhiệt độ không khí trung bình toàn cầu trong thế kỷ 20 đã tăng lên 0,74oC
( 0,2oC); trên đất liền, nhiệt độ tăng nhiều hơn trên biển và thập kỷ 1990 là thập kỷ
nóng nhất trong thiên niên kỷ vừa qua (IPCC, 2007).

Hình 1.1 Biến động nhiệt độ toàn cầu và nồng độ CO2 – Nguồn IPCC
Hiện tượng mưa cũng có những biến động đáng kể, tăng khoảng 5 - 10%
trong thế kỷ 20 trên lục địa bán cầu Bắc và giảm ở một số nơi, tuy xu thế không rõ
3


rệt như nhiệt độ. Hiện tượng mưa lớn tăng lên ở các vĩ độ trung bình và cao của bán
cầu Bắc; cùng với xu thế tăng nhiệt độ toàn cầu là sự phân bố các dị thường của
nhiệt độ; trên các đại lục ở bán cầu Bắc, trong những năm gần đây xuất hiện hàng

loạt kỷ lục về nhiệt độ cao nhất và thấp nhất; khoảng 20 năm gần đây, người ta đã
phát hiện thấy mối quan hệ giữa các dị thường khí hậu với hiện tượng ENSO.
Thiên tai gồm bão, lũ, lụt, hạn hán, tố, lốc… và các hiện tượng thời tiết cực
đoan như nắng nóng, rét đậm, rét hại, mưa lớn v.v... ngày càng xuất hiện với tần
suất lớn. Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) tại Hội nghị các bên Công ước
khí hậu ở Cancun tháng 12/2010, các hiện tượng thời tiết cực đoan lớn nhất trong
năm 2010 là: Nắng nóng lịch sử gây cháy rừng, hạn hán ở Liên Bang Nga, Ukraina,
Bêlarut và một số nước khác ở Châu Âu; mưa lớn, lũ lụt ở Pakistan, Nêpan, Trung
Quốc, các nước vùng Ban Căng (châu Âu), Việt Nam… giá rét ở Canada, Anh,
vùng Đông Bắc Trung Quốc… hiện tượng Lanina mạnh nhất trong vòng 30 năm
qua. Trong 6 tháng đầu năm 2011, tố lốc kinh hoàng xảy ra ở Mỹ làm chết hơn 500
người, bị thương 750 người; hạn hán nặng nhất trong vòng 50 năm qua xảy ra ở
miền trung của Trung Quốc, ảnh hưởng đến 34 triệu người, trong khi đó mưa lớn và
lũ lụt nghiêm trọng xảy ra ở 2 tỉnh phía Nam là Quý Châu và Hồ Nam làm 6 nghìn
người phải sơ tán. Theo tổ chức Oxfam (Anh), trong 9 tháng đầu năm 2010, 21
nghìn người trên thế giới đã chết vì lũ lụt và hạn hán, gấp đôi cùng kỳ năm 2009.
1.2.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Trong các thập kỷ vừa qua, diễn biến thiên tai ở Việt Nam diễn ra rất bất
thường; các đợt nắng nóng, rét đậm rét hại chưa từng có; mưa lớn, lũ lụt xảy ra
thường xuyên; nhiều cơn bão mạnh xuất hiện và có hướng đi phức tạp… đã gây
thiệt hại rất lớn về kinh tế và con người. Những nghiên cứu gần đây cho thấy các
hiện tượng thiên tai bất thường và hiếm xảy ra phù hợp với xu thế của biến đổi khí
hậu toàn cầu đang diễn ra phức tạp và ngày một khốc liệt hơn.
Về biến đổi khí hậu ở Việt Nam, các nghiên cứu chỉ ra rằng: Về nhiệt độ trung
bình năm ở Việt Nam đã tăng 0,5 – 0,7 oC trong khoảng 50 năm qua. Trong 3 thập kỷ
gần đây, 1981 – 2010, số đợt không khí lạnh qua Bắc Bộ giảm rõ rệt, trung bình từ 29
đợt/năm xuống còn 24 đợt/năm. Trong thời kỷ 1960 – 2007, số cơn bão hoạt động
trên Biển Đông tăng lên với tốc độ 0,45 cơn/thập kỷ. Số cơn bão ảnh hưởng đến
Việt Nam cũng tăng lên trung bình 0,226 cơn/thập kỷ, số bão ảnh hưởng đến khu
vực phía Nam tăng lên. Số ngày mưa phùn trung bình năm ở phía Bắc giảm rõ rệt,

từ 35,8 ngày trong thập kỷ 1971 - 1980, xuống còn 14,5 ngày/năm trong 10 năm
gần đây. Biến động của lượng mưa trong 9 thập kỷ vừa qua không nhất quán, có
giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống. Trên phạm vi lãnh thổ, xu thế biến
4


động của lượng mưa cũng rất khác nhau giữa các khu vực. Vấn đề nước biển dâng
trong 50 năm qua, mực nước biển trung bình tăng 2,5 - 3,0cm/1 thập kỷ.
1.3. Tính dễ bị tổn thương do BĐKH
1.3.1. Khái niệm
Trong biến đổi khí hậu, khái niệm được ứng dụng rộng rãi nhất là khái niệm
do IPCC (2007) xây dựng:
Tính dễ bị tổn thương là mức độ (degree) mà ở đó một hệ thống dễ bị ảnh
hưởng và không thể ứng phó với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, gồm
các dao động theo quy luật và các thay đổi cực đoan của khí hậu. Tính dễ bị tổn
thương là hàm số của tính chất, cường độ và mức độ (phạm vi) của các biến đổi và
dao động khí hậu, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng của hệ thống (IPCC,
2001).
Do đó TDBTT (Vulnerability) có thể được biểu thị là hàm của độ phơi lộ
(Exposure), mức độ nhạy cảm (Sensitivity) và khả năng thích ứng (Adaptation
Capacity):
V = f(E, S, AC) (Nguồn IPCC, 2001)
Trong đó độ phơi lộ (Exposure) được IPCC định nghĩa là bản chất và mức độ
tác động của BĐKH và các biến đổi thời tiết đặc biệt đến một hệ thống; mức độ
nhạy cảm (Sensitivity) là mức độ chịu tác động có lợi cũng như bất lợi bởi các tác
nhân kích thích liên quan đến khí hậu; và khả năng thích ứng (Adaptive Capacity) là
khả năng của một hệ thống nhằm thích nghi với biến đổi khí hậu (bao gồm sự thay
đổi cực đoan của khí hậu), nhằm giảm thiểu các thiệt hại, khai thác yếu tố có lợi
hoặc để phù hợp với tác động của biến đổi khí hậu.
Định nghĩa của IPCC sẽ được sử dụng trong nghiên cứu về phương pháp

đánh giá tính dễ bị tổn thương của BĐKH đến các huyện ven biển tỉnh Nam Định
1.3.2. Mục đích đánh giá tính dễ bị tổn thương
Đánh giá tính dễ bị tổn thương là điểm khởi đầu để hiểu được các ảnh hưởng
kinh tế xã hội, lý sinh vv… của biến đổi khí hậu và quan trọng hơn là hiểu được
năng lực thích ứng của cộng đồng đối với các tác động của biến đổi khí hậu và các
hạn chế, rào cản và các cơ hội liên quan tới việc thực hiện các chính sách và biện
pháp thích ứng. Vì thế đánh giá tính dễ bị tổn thương thường là điểm cuối của quá
trình phân tích tác động mà trên hết là tác động đến các cộng đồng dân cư, khu vực
sống và các hệ sinh thái. Để hỗ trợ quá trình phân tích tính dễ bị tổn thương cần
phải nghiên cứu năng lực thích ứng và xác định các biện pháp can thiệp để phân tích
các nhân tố dễ bị tổn thương, O’Brien et al (2004) gợi ý rằng “Lập bản đồ tính dễ bị
tổn thương có thể được sử dụng để xác định các điểm nóng dễ bị tổn thương với
biến đổi khí hậu và các yếu tố căng thẳng khác, đồng thời các nghiên cứu điển hình
5


chuyên sâu sẽ cung cấp các kiến thức về các nguyên nhân cơ bản và các cấu trúc
định hình tính dễ bị tổn thương”.
Đánh giá tính dễ bị tổn thương sẽ chỉ ra các khu vực, các nhóm người và các
hệ sinh thái trong tình trạng rủi ro cao nhất, nguồn gốc tổn thương và làm thế nào để
giảm thiểu hay loại bỏ các tổn thương này. Vì thế, xác định các vùng và các nhóm
người ở mức độ rủi ro cao nhất và đánh giá nguồn gốc, nguyên nhân các tổn thương
là rất cần thiết cho việc thiết kế và thực hiện các giải pháp tăng cường năng lực
thích ứng. Đánh giá tính dễ bị tổn thương sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách xác
định được loại can thiệp nào, ở đâu và khi nào có thể thực hiện các loại can thiệp
này.
Đánh giá tính dễ bị tổn thương được dựa trên các kịch bản và các đầu ra mô
hình (toán học, vật lý) và là các bước khởi đầu để hiểu rõ hơn các tác động tiềm
tàng của biến đổi khí hậu trong tương lai và hướng tới công tác quản lý hiệu quả
hơn và phù hợp hơn, cuối cùng là các đầu tư về công trình để giảm thiểu tác động

của biến đổi khí hậu.
1.4. Những nghiên cứu về phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương của
BĐKH trên thế giới
1.4.1. Phương pháp đánh giá TDBTT của IPCC
Khung phương pháp luận đánh giá TDBTT của IPCC đã được đề xuất vào
năm 1991. Khung đánh giá này kết hợp chặt chẽ đánh giá của các chuyên gia cùng
với việc phân tích các dữ liệu về kinh tế-xã hội và các đặc trưng về mặt vật lý để hỗ
trợ người sử dụng trong việc đánh giá toàn diện tác động của nước biển dâng, trong
đó có đánh giá TDBTT. Khung đánh giá này gồm 7 bước:
- Mô tả vùng nghiên cứu;
- Xác định, kiểm kê các đặc trưng của vùng nghiên cứu;
- Xác định các nhân tố phát triển kinh tế-xã hội liên quan;
- Đánh giá các thay đổi về mặt vật lý;
- Thiết lập chiến lược ứng phó;
- Đánh giá tính dễ bị tổn thương;
- Xác định nhu cầu trong tương lai.
- Việc thích ứng tập trung vào 3 lựa chọn là né tránh, thích nghi và phòng vệ;
Phương pháp này được sử dụng hiệu quả và là tiền đề cho các nghiên cứu ở
mức độ cấp quốc gia và đặc biệt cho những nơi hạn chế hiểu biết về dạng tổn
thương ven biển.
Phạm vi của phương pháp được sử dụng linh hoạt tại nhiều cấp độ khác nhau
như đánh giá cho vùng ven biển, cho tiểu vùng, cho cấp quốc gia và toàn cầu.
6


Phương pháp yêu cầu các thông số đầu vào là thông tin, số liệu về kinh tế xã
hội và đặc điểm vật lý của vùng nghiên cứu. Đầu ra của việc đánh giá sẽ là các yếu
tố dễ bị tổn thương, danh mục các chính sách trong tương lai nhằm thích ứng cả về
mặt vật lý cũng như kinh tế-xã hội.
1.4.2. Phương pháp của Trung tâm nghiên cứu đại dương và khí quyển

NOAA – Hoa Kỳ
Trung tâm nghiên cứu NOAA của Hoa Kỳ đã đưa ra phương pháp luận đánh
giá TDBTT như sau:
Bước 1: Xác định thảm họa
- Xác định các loại thiên tai như bão, lũ, gió, lốc, hạn hán, lở đất, cháy rừng
và động đất.
- Thiết lập mức độ đối với các thảm họa để thiết lập các ưu tiên đối phó cũng
như các biện pháp giảm thiểu.
Bước 2: Phân tích thảm họa
- Lập bản đồ vùng rủi ro đối với các thảm họa.
- Thiết lập mức độ của từng thảm họa.
Bước 3: Phân tích dịch vụ hỗ trợ chủ yếu
- Xác định danh mục các dịch vụ hỗ trợ chủ yếu dễ bị tổn thương như trường
học, giao thông, chỗ ẩn náu, bệnh viện và thông tin liên lạc.
- Thống kê và lập cơ sở dữ liệu các dịch vụ hỗ trợ chủ yếu dễ bị tổn thương
theo tên, vị trí, người liên lạc và điện thoại liên lạc.
- Thực hiện đánh giá tính nhạy cảm đối với thiên tai đối với các loại dịch vụ
hỗ trợ chủ yếu này.
Bước 4: Phân tích cơ sở hạ tầng
- Xác định các loại cơ sở hạ tầng dễ bị tác động đối với thiên tai.
- Thống kê danh mục cơ sở hạ tầng đó.
Bước 5: Phân tích xã hội
- Xác định cộng đồng, đối tượng dễ bị tổn thương như dân tộc thiểu số, trẻ
em, phụ nữ, người nghèo và người già.
- Thống kê, xác định vị trí và mức độ dễ bị tổn thương.
Bước 6: Phân tích kinh tế
- Xác định các ngành kinh tế quan trọng (nông nghiệp, lâm nghiệp, công
nghiệp…) và xác định vị trí các trung tâm kinh tế.
- Xác định mức độ rủi ro đối với các ngành và các trung tâm kinh tế đối với
thiên tai.

- Thống kê, lập cơ sở dữ liệu các ngành, trung tâm dễ bị tổn thương theo tên,
vị trí, người liên lạc và điện thoại liên lạc.
7


Bước 7: Phân tích môi trường
- Xác định vùng rủi ro đối với thiên tai thứ cấp và các vùng tài nguyên môi
trường quan trọng.
- Xác định vị trí vùng tài nguyên môi trường quan trọng và mức độ nhạy cảm
với các loại thiên tai thứ cấp.
Bước 8: Phân tích cơ hội thích ứng
- Xác định hiện trạng cơ chế, chính sách đối với rủi ro thiên tai.
- Xác định vùng chưa được phát triển và mối quan hệ với vùng rủi ro cao.
- Xác định vùng thay đổi mục đích sử dụng đất.
- Dự báo phát triển của từng ngành cũng như phát triển KT-XH.
- Xác định các kịch bản BĐKH.
1.4.3. Phương pháp tuyệt đối và tương đối hóa mức độ dễ bị tổn thương
Thực tế đã cho thấy cùng một công thức mô tả tính dễ bị tổn thương nhưng
có thể được áp dụng theo nhiều cách khác nhau mà cụ thể là (i) tuyệt đối hoá và (ii)
tương đối hoá mức độ tổn thương (Gleick, 1998; IPCC, 2007, Keskinen M., 2009;
Op. cit., 2009; Babel M. S. and Wahid S. M., 2009).
Theo cách thứ nhất, tất cả các mối ràng buộc đều được mô hình hoá và kết
quả đạt được là mức độ tổn thương được thể hiện bằng tiền. Ví dụ như khi đánh giá
mức độ tổn thương cho sản xuất nông nghiệp, ta phải xây dựng mô hình khí hậu để
dự báo diễn biến của khí hậu; mô hình thuỷ văn để dự báo được diễn biến của điều
kiện thuỷ văn, điều kiện biên của các hệ thống thuỷ nông; mô hình thuỷ lực để dự
báo được tình hình úng, hạn; và cuối cùng là mô hình kinh tế hay mô hình sinh học
để định giá được thiệt hại do úng, hạn gây ra. Cách tiếp cận này mang tính minh
bạch (Explicit) vì nó định lượng được mức độ tổn thương nhưng có nhiều nguy cơ
đưa ra những sai số vì rất khó có thể xây dựng được tất cả các mô hình một cách sát

với thực tế. Hơn thế nữa, khối lượng công việc cần tiến hành sẽ trở nên rất lớn khi
mức độ tổn thương tổng quát do nhiều hiện tượng cùng gây ra như bão, úng, hạn,
sâu bệnh...
Theo cách thứ hai, mức độ tổn thương được đánh giá bằng cách liệt kê các
yếu tố gây tổn thương (xây dựng bộ chỉ tiêu) rồi cho điểm theo một thang điểm nào
đó và cuối cùng là tổng hợp lại bằng cách sử dụng trọng số cho từng chỉ tiêu. Kết
quả đạt được chỉ là một giá trị định tính (điểm trung bình) chứ không được qui đổi
ra thành tiền (Non-monetary). Khó khăn lớn nhất mà cách tiếp cận này gặp phải là
xây dựng thang điểm và xác định các trọng số cho từng chỉ tiêu; và kết quả là giá trị
cuối cùng luôn gây tranh cãi về tính thuyết phục (Implicit). Tuy nhiên, cách tiếp cận
này vẫn được sử dụng rộng rãi vì nó cho ta cái nhìn mang tính so sánh một cách
tương đối giữa các vùng (Comparative mapping).
8


1.4.4. Khung đánh giá tính dễ bị tổn thương BBC
Một khung đánh giá liên quan đến rủi ro và tính dễ bị tổn thương được phát
triển bởi Birkmann và Bogardi (2004) tại Đại học Liên Hiệp Quốc, Viện Bảo vệ
Con người và Môi trường (UNU – EHS - Institute for Environment and Human
Security). Khung đánh giá này được gọi là mô hình BBC, mô hình này dựa trên mô
hình của Cardona (2004b) (do đó mô hình được viết tắt là BBC) và tổng hợp các
khía cạnh về khả năng thích ứng và tác động trong khía cạnh dễ bị tổn thương do
Chambers vad Bohle đề xuất. Có 3 loại dễ bị tổn thương được miêu tả trong mô
hình BBC, đó là tổn thương về kinh tế, xã hội và môi trường.
Mô hình này sử dụng 4 kỹ thuật chính để xác định, định lượng và đánh giá
tính dễ bị tổn thương, khả năng thích ứng và xen kẽ với các công cụ phù hợp tập
trung vào các nguồn dữ liệu khác nhau, các đặc tính khác nhau của tính dễ bị tổn
thương. 4 kỹ thuật chính đó là:
- Đánh giá môi trường sử dụng viễn thám.
- Đánh giá cơ sở hạ tầng chủ yếu và các lĩnh vực dễ bị tổn thương.

- Đánh giá tính dễ bị tổn thương của các nhóm xã hội khác nhau sử dụng
bảng câu hỏi phỏng vấn điều tra.
- Đánh giá tính dễ bị tổn thương của các nhóm xã hội và cộng đồng địa
phương dựa trên các số liệu thống kê và các chỉ tiêu cơ bản.
1.4.5. Phương pháp đánh giá của Văn phòng khí nhà kính Úc
Trong dự án “Đánh giá rủi ro do biến đổi khí hậu và kế hoạch thích ứng tại
vùng ven biển Mandurah - Úc” được thực hiển bởi Chính Phủ Úc năm 2009 thì việc
đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu chính là việc đánh giá rủi ro.
Phương pháp đánh giá cơ bản dựa trên khung đánh giá của Văn phòng Khí nhà kính
Úc (Australian Greenhouse Office – AGO) và sau đó là khung đánh giá rủi ro cho
vùng ven biển Mandurah. Khung đánh giá AGO gồm các bước chính như sau:
 Thiết lập bối cảnh.
- Xác định công việc của cơ quan tổ chức được đánh giá và phạm vi đánh giá
- Xác định mục tiêu của cơ quan tổ chức.
- Xác định các bên liên quan, mục tiêu và nhu cầu của họ.
- Thiết lập các tiêu chí đánh giá
- Phát triển các lĩnh vực chủ yếu.
- Xác định các kịch bản khí hậu liên quan cho việc đánh giá.
 Xác định rủi ro.
- Những rủi ro gì có thể xảy ra.
- Các rủi ro này xảy ra như thế nào.
9


- Miêu tả và lập danh sách các tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh
vực chủ yếu.
 Phân tích rủi ro.
- Xem xét các cơ chế quản lý, giám sát và thích ứng hiện có đến từng loại rủi
ro cụ thể.
- Đánh giá các tác động của từng loại rủi ro đối từng lĩnh vực.

- Thu thập các đánh giá liên quan đến sinh kế của từng loại rủi ro và các tác
động đã được xác định.
- Xác định mức độ rủi ro đến các tổ chức cho từng kịch bản khí hậu được sử
dụng để phân tích.
 Đánh giá rủi ro
- Xác định lại các đánh giá.
- Phân cấp các rủi ro theo tính khốc liệt của chúng.
- Nghiên các loại rủi ro thứ yếu có thể loại bỏ để công việc được tập trung
hơn. Các loại rủi ro này cần được phân tích một cách chi tiết.
 Xử lý rủi ro
- Xác định các lựa chọn liên quan cho việc quản lý và thích ứng với các loại
rủi ro và tác động của chúng.

1.4.6. Phương pháp đánh giá của Văn phòng phát triển quốc tế Canada
Theo Hướng dẫn đánh giá tính dễ bị tổn thương, khả năng thích ứng và hành
động (CV&A) của Văn phòng Phát triển quốc tế Canada thì CV&A bao gồm 6 giai
đoạn chính, đó là:
 Giai đoạn xác định các chính sách thích ứng: Xác định các khung chính
sách có thể hướng dẫn để thực hiện CV&A đến cộng đồng, các vấn đề quản lý và
quy trình quy hoạch từ cộng đồng đến quốc gia cần phải được xem xét trước khi
thực hiện các hoạt động thực địa.
 Giai đoạn xác định các rủi ro hiện tại và tương lai. Cộng đồng và tư vấn
cùng nhau xác định các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu của cộng đồng mà họ
phải đối mặt hằng ngày sử phượng phương pháp vừa làm vừa học có sự tham gia.
Quá trình xác định sẽ là sự kết hợp của việc nâng cao nhân thức và sự trao đối thông
tin giữa cộng đồng và tư vấn.
 Giai đoạn đánh giá các rủi ro hiện tại và tương lai. Đánh giá các nguyên
nhân và tác động của các rủi ro mà cộng đồng phải đối mặt hằng ngày. Việc đánh
giá cần phải kết hợp (liên quan) đến các rủi ro hiện tại mà cộng đồng phải đối mặt
10



trong hiện tại như thế nào và dự đoán các rủi ro này thay đổi như thế nào trong
tương lai theo kịch bản biến đổi khí hậu.
 Giai đoạn xây dựng và đánh giá các lựa chọn thích ứng.
- Xây dựng, phát triển các giải pháp khả thi của cộng đồng đối với các rủi ro.
Các giải pháp này khác các giải pháp khác như thế nào trong việc giảm thiểu tính dễ
bị tổn thương của cộng đồng. Các hành động thích ứng nào cần phải kết hợp với các
khung chính sách và quản lý hiện có của cộng đồng. Xem xét các giải pháp thích
ứng mang tính ưu tiên.
- Việc đánh giá các lựa chọn thích ứng được thực hiện bởi các chuyên gia
vùng, quốc gia hoặc địa phương để xác định các giải pháp nào cần được ưu tiên
thực hiện nhằm nhằm tính dễ bị tổn thương của cộng đồng đối với biến đổi khí hậu.
Các tiêu chí nào dùng để đánh giá (các tiêu chí này dựa trên các xem xét về môi
trường, kinh tế, chính trị hay xã hội). Làm thể nào để xác định các tiêu chí này.
 Giai đoạn thực hiện. Giai đoạn này nhằm thực hiện các giải pháp thích
ứng đã được xác định và đánh giá.
 Giai đoạn giám sát. Giám sát và đánh giá được thực hiện bới Nhóm
chuyên gia về Biến đổi khí hậu của quốc gia và địa phương.

Hình 1.2 Biểu đồ đánh giá tính dễ bị tổn thương, thích ứng và hành động
(Nguồn: Văn phòng Phát triển quốc tế Canada)

11


1.4.7. Phương pháp đánh giá của Văn phòng phát triển quốc tế Mỹ
Theo Văn phòng Phát triển quốc tế Mỹ - Chương trình Biến đổi khí hậu thì
việc Đánh giá tính dễ bị tổn thương và thích ứng (Vulnerability and Response
Assessment – VARA) gồm 5 bước chính như sau:

- Bước 1: Xác định các điểm đặc biệt của vùng đánh giá dễ bị tổn thương do
tác động của biến đổi khí hậu, ví dụ như: vị trí, kích thước và các nguồn tài nguyên.
- Bước 2: Đánh giá các tác động có thể đối với vùng đánh giá ví dụ như hiện
tượng ấm dần, thay đổi lượng mưa, mực nước biển và sự thay đổi về tần suất và
cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan.
- Bước 3: Đánh giá các tác động này đến vùng đánh giá theo từng đặc điểm
đặc biệt.
- Bước 4: Xác định khả năng thích ứng hiên tại và tương lai đối với các tác
động có thể của biến đổi khí hậu cho vùng đánh giá.
- Bước 5: Xác định các chiến lược khả thi nhằm thích ứng với biến đổi khí
hậu của vùng đánh giá bao gồm cả các bước thực hiện các chiến lược này.
1.4.8. Phương pháp đánh giá của Viện Môi trường Stockholm, Thụy Điển và
Viện Công nghệ Ấn Độ.
Theo Thomas E. Downing - Viện Môi trường Stockholm văn phòng tại
Vương quốc Anh và Anand Patwardhan - Viện Công nghệ Ấn Độ trong Báo cáo Kỹ
thuật lần thứ 3 về Đánh giá tính dễ bị tổn thương để thích ứng thì việc đánh giá
TDBTT gồm có 5 hoạt động chính:
- Hoạt động 1: Thiết lập cấu trúc đánh giá TDBTT bao gồm: Các định nghĩa,
khung đánh giá và mục tiêu.
- Hoạt động 2: Xác định các nhóm dễ bị tổn thương: Tác động và các biên
đánh giá.
- Hoạt động 3: Đánh giá tính nhạy cảm: TDBTT hiện tại của các hệ thống và
nhóm dễ bị tổn thương.
- Hoạt động 4: Đánh giá TDBTT trong tương lai.
- Hoạt động 5: Lồng ghép các kết quả đánh giá TDBTT với các chính sách
giảm thiểu và thích ứng.
Trong các hoạt động trên, các bảng câu hỏi được sử dụng để xác định mục
tiêu cũng như phạm vi đánh giá TDBTT cho từng lĩnh vực cụ thể, các lĩnh vực riêng
sẽ có các bảng câu hỏi riêng. Bên cạnh đó, trong hoạt động là sự liên kết giữa các
thảm họa với các ngành phát triển kinh tế chủ đạo; việc đánh giá TDBTT trong

tương lai là áp dụng các kịch bản như kịch bản phát triển KTXH, kịch bản NBD,
kịch bản nhiệt độ lượng mưa, để đưa ra các đánh giá; các ma trận tác động cũng
được sử dụng để đánh giá trong hoạt động này; và cuối cùng là sự liên kết giữa các
12


đánh giá TDBTT hiện tại và tương lai với các chính sách giảm thiểu, các chiến lược
phát triển và định hướng trong tương lai đối với vấn đề BĐKH.
Ưu điểm của phương pháp:
- Xác định được các nhóm và phạm vi dễ bị tổn thương.
- Xác định và đánh giá được tính dễ bị tổn thương trong hiện tại và tương lai,
có thể áp dụng cho đánh giá tác động đối với các nhóm, đối tượng cần đánh giá.
- Đã đề cập đến công cụ để thu thập số liệu, điều tra đánh giá (sử dụng các
bảng câu hỏi phỏng vấn).
- Dễ sử dụng và hiệu quả trong trường hợp áp dụng tại Việt Nam.
Hạn chế của phương pháp:
- Phương pháp chưa đề cập đến quan hệ của các bên liên quan trong việc đưa
ra các biện pháp thích ứng và giảm thiểu.
- Phương pháp chưa đề cập đến các tiêu chí áp dụng để đánh giá tính dễ bị
tổn thương, tính nhạy cảm của các thành phần chịu tác động.
- Trong hoạt động đánh giá tính dễ bị tổn thương trong tương lai chưa thấy
đề cập đến sử dụng các kịch bản biến đổi khí hậu và các cơ chế, chính sách, chiến
lược phát triển trong tương lai.
1.5. Những nghiên cứu về phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương của
BĐKH ở trong nước
1.5.1. Những nghiên cứu trong nước
Đối với Việt Nam, hiện tại về phương pháp đánh giá TTDBT chưa có sự
thống nhất về phương pháp, các phương pháp được sử dụng đều dựa trên căn bản là
đánh giá và quản lý rủi ro thiên tai; tuy nhiên nhìn chung các phương pháp đều sử
dụng ở một số bước điển hình như sau:

- Xác định thảm họa hiện tại.
- Lập ma trận thảm họa và bản đồ vùng thảm họa.
- Đánh giá khả năng thích ứng hiện tại.
- Sử dụng các kịch bản BĐKH lồng ghép với các quy hoạch, chiến lược phát
triển của các ngành, các quy định, thể chế liên quan đến thích ứng và giảm nhẹ thiên
tai cũng như giảm thiểu tác động của BĐKH để xác định khả năng thích ứng trong
tương lai.
Một số phương pháp, khung đánh giá tính dễ bị tổn thương điển hình tại Việt
Nam như sau:
Trong đánh giá tính dễ bị tổn thương của con người trước những hiểm họa
thì Hội chữ thập đỏ Việt Nam đã xác định các yếu tố rủi ro của từng loại hiểm họa
và phân tích các nguyên nhân gây ra rủi ro (Nguồn Đánh giá tính dễ bị tổn thương
và khả năng (VCA) – Hội chữ thập đỏ Việt Nam – Tập 1, 1/2010). Bên cạnh đó, quá
13


trình này mô tả tập hợp các điều kiện hoặc ràng buộc hiện có về mặt kinh tế, xã hội,
vật chất hoặc địa lý có cản trở, hạn chế khả năng của người dân trong giảm nhẹ,
phòng ngừa và ứng phó tác động của các hiểm họa.
Tính dễ bị tổn thương được xác định trong mối quan hệ với 5 thành phần,
hàm chứa hầu hết các khía cạnh mà con người phải chịu đựng trong một hiểm họa
tự nhiên cụ thể; một khi đã liên hệ VCA với các thành phần khác nhau của tính dễ
bị tổn thương và hiểu được mối quan hệ giữa chúng, sẽ dễ xác định các khả năng
liên quan cần phải tăng cường. 5 thành phần này là:
- Sinh kế và khả năng hồi phục xác định các điều kiện sống và liên quan
đến tạo nguồn thu nhập. Việc này lại quyết định điều kiện nhà ở và khu vực sống an
toàn của người dân (sự tự bảo vệ); mặc dù giảm nghèo và bảo vệ tài sản không phải
là lĩnh vực hoạt động cụ thể của Chữ thập đỏ (CTĐ) và Trăng lưỡi liềm đỏ, nhưng
nhiều đánh giá VCA cho thấy để có thể giảm tính dễ bị tổn thương thì cần bảo vệ và
tăng cường sinh kế cho người dân.

- Các điều kiện sống cơ bản về sức khỏe (gồm cả sức khỏe tinh thần) và
dinh dưỡng, rất quan trọng đối với khả năng hồi phục, đặc biệt trong trường hợp
thảm họa làm giảm nguồn lương thực và tăng nguy cơ về sức khỏe (ví dụ như
nguồn nước nhiễm bẩn). Vấn đề này liên quan đến các hoạt động của CTĐ và Trăng
lưỡi liềm đỏ, như tiêm phòng và các nội dung y tế dự phòng khác (kể cả chương
trình HIV/AIDS), an ninh lương thực và dinh dưỡng, y tế, nước và vệ sinh môi
trường.
- Sự tự bảo vệ có liên quan đến việc có một sinh kế đầy đủ để có thể đáp ứng
cho việc bảo vệ nhà và tài sản. Khả năng để xây một ngôi nhà có thể đứng vững
trong thảm họa (như động đất và bão) phụ thuộc một phần vào nguồn thu nhập, mặc
dù các yếu tố văn hóa và hành vi cũng ảnh hưởng đến việc người dân ưu tiên cho
việc bảo vệ bản thân trước các hiểm họa không thường xuyên. Sự trợ giúp cần thiết
các kỹ năng và kỹ thuật và trợ giúp khuyến khích sự tuân thủ các biện pháp bảo vệ.
- Sự bảo vệ của xã hội là do các tổ chức địa phương cung cấp như các nhóm
tự giúp, chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ, v.v... Nó gồm các biện
pháp phòng ngừa khi người dân không tự giải quyết được, ví dụ như bảo vệ con
người, của cải vật chất khỏi tác động của lũ lụt hoặc tuân thủ các nguyên tắc xây
dựng. Việc này thể hiện trong các chương trình hoạt động của CTĐ và Trăng lưỡi
liềm đỏ như giảm thiểu hiểm họa (ví dụ nhà trú bão ở Bangladesh, phòng ngừa lũ
lụt ở Nepal và đảo Solomon).
- Tổ chức xã hội/chính quyền thể hiện qua việc hoạt động của bộ máy
quyền lực trong việc xác định, phân bổ các nguồn lực, nguồn thu nhập và sự có mặt
và hoạt động của các tổ chức dân sự, ví dụ: thảo luận mở trên phương tiện đại chúng
14


về những rủi ro, tồn tại các tổ chức dân sự có khả năng vận động để mang lại sự bảo
vệ đúng mức của xã hội đối với những người dễ bị tổn thương.
Đối với mỗi thành phần, có thể chia tính dễ bị tổn thương thành 3 loại như
trình bày kèm theo các ví dụ trong bảng dưới đây:

Bảng 1.1 Tính dễ bị tổn thương trong đánh giá của hội chữ thập đỏ
Tính dễ bị

Ví dụ

tổn thương
1. Vật chất

- Nhà cửa và đất ruộng của cộng đồng nằm ở các vị trí dễ
xảy ra hiểm họa
- Thiết kế và vật liệu xây dựng nhà cửa
- Thiếu cơ sở hạ tầng cơ bản (đường xá, đê kè, v.v…) các
dịch vụ cơ bản (y tế, trường học, vệ sinh v.v...)
- Các nguồn sinh kế không an toàn và nhiều rủi ro (chỉ có
một nguồn duy nhất)

2. Tổ chức/xã hội

- Thiếu sự lãnh đạo và sáng kiến để giải quyết các vấn đề
hoặc xung đột
- Một số nhóm không được tham gia vào việc ra quyết định
về cuộc sống của cộng đồng hoặc tham gia không bình đẳng
trong các vấn đề của cộng đồng.
- Các tổ chức cộng đồng thiếu hoặc yếu

3. Thái độ/động cơ

- Thái độ tiêu cực đối với thay đổi
- Thụ động, trông chờ vào số phận, mất hy vọng, phụ thuộc
- Thiếu sáng kiến hoặc tinh thần đấu tranh

- Phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài

(Nguồn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương và khả năng (VCA)-Hội CTĐ Việt Nam –
Tập 1, 1/2010)
Ngoài ra, trong Chương trình Giảm thiểu BĐKH tại các thành phố Châu Á,
các tác giả cũng đưa xác định tính dễ bị tổn thương của thành phố theo các bước
sau:
- Xác định các nhân tố gây ra tính dễ bị tổn thương: Xác định các hiểm họa
như xói lở, bão lũ, ô nhiễm môi trường… và các nhân tố làm tăng tính dễ bị tổn
thương như các nhân tố tự nhiên và nhân tố con người;
- Xác định đối đượng dễ bị tổn thương;
- Xác định khả năng thích ứng: Khả năng thích ứng tự nhiên và khả năng
thích ứng do xã hội.
- Lập bản đồ dễ bị tổn thương.
15


×