Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Báo cáo thực tập nhà máy ajinomoto biên hoà, nhà máy hoá chất tân bình 2 và công ty kinh đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


BÁO CÁO
THỰC TẬP NHẬN THỨC

Giáo viên hướng dẫn: Võ Nguyễn Lam Uyên
Nhóm 2
Sinh viên thực hiện:
Lê Hữu Trí
61204039( Nhà máy Ajinomoto Biên Hoà)
Võ Ngọc Thuận 61203708( Nhà máy hoá chất Tân Bình 2)

Nguyễn Duy Tú 61204362( Công ty Kinh Đô)
TP Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 7 năm 2014
Trang 1


MỤC LỤC
Mục

Trang

Danh mục các hình vẽ và đồ thị…………………………………………………………5

PHẦN 1: NHÀ MÁY AJINOMOTO BIÊN HOÀ
I. Tổng quan về AJINOMOTO…………………………………………………7
I.1. Tập đoàn AJINOMOTO Nhật Bản…………………………………………7
I.2. Công ty AJINOMOTO Việt Nam……………………………………………7
I.3 Sản phẩm của công ty AJINOMOTO………………………………………..8


II. Quy trình sản xuất bột ngọt tại
nhà máy AJINOMOTO Biên Hoà- Đồng Nai…………………………………9
II.1. Nguyên liệu…………………………………………………………………9
II.2. Lên men…………………………………………………………………….10
II.3. Kết tinh acid glitamic……………………………………………………….11
II.4.Trung hoà acid glutamic tạo MSG…………………………………………11
II.5. Lọc màu…………………………………………………………………….11
II.6. Kết tinh và sấy khô MSG…………………………………………………...11
II.7. Đóng gói……………………………………………………………………11
III. Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy…………………………………..12
IV. Cảm nhận về chuyến tham quan nhà máy……………………………….13
V. Tài liệu tham khảo…………………………………………………………..16

PHẦN 2: NHÀ MÁY HOÁ CHẤT TÂN BÌNH 2
I. Giới thiệu về Nhà máy hoá chất Tân Bình 2……………………………….16
I.1. Khái quát về Nhà máy hoá chất Tân Bình 2………………………………16
I.2. Sơ bộ về bố trí mặt bằng của cơ sở sản xuất………………………………17
I.3. Tổ chức của Nhà máy hoá chất Tân Bình 2……………………………….18
I.4. Sản phẩm của nhà máy hoá chất Tân Bình 2……………………………..18
I.4.1. Chủng loại sản phẩm………………………………………………………18
Trang 2


I.4.2. Điều kiện mẫu mã bao bì……………………………………………………19
I.4.3. Tiêu chuẩn quy định chất lượng……………………………………………19
I.4.4. Thị trường tiêu thụ…………………………………………………………..19
II. Quy trình công nghệ và dây chuyền sản xuất……………………………….20
II.1. Sản xuất acid sulfuric theo phương pháp tiếp xúc đi từ lưu huỳnh………20
II.1.1. Tổng quan……………………………………………………………… …20
II.1.2. Quy trình công nghệ sản xuất acid sulfuric………………………………21

II.1.3. Thuyết minh quy trình công nghệ…………………………………………24
II.1.3.1. Công đoạn nấu chảy lưu huỳnh…………………………………………………24
II.1.3.2. Công đoạn đốt cháy lưu huỳnh………………………………………………….26
II.1.3.3. Công đoạn chuyển hoá SO2 thành SO3.......................................................27
II.1.3.4. Công đoạn hấp thụ SO3 thành H2SO4…………………………………………...28

II.1.4. Những sự cố, nguyên nhân và cách khắc phục trong quá trình sản xuất.29
II.2. Sản xuất phèn nhôm………………………………………………………..31
II.2.1. Đại cương về phèn nhôm…………………………………………………31
II.2.2. Nguyên liệu sản xuất nhôm sulfat………………………………………..31
II.2.3. Một số thiết bị trong quá trình sản xuất…………………………………32
II.2.4. Quy trình sản xuất phèn nhôm…………………………………………...33
III. Cảm nghĩ và lời cảm ơn…………………………………………………….38
III.1. Cảm nghĩ……………………………………………………………………
38
III.2. Lời cảm ơn………………………………………………………………….40
IV/Tài liệu tham khảo …………………………………………………………..40

PHẦN 3: CÔNG TY KINH ĐÔ
I. Giới thiệu về công ty Kinh đô………………………………………………..42
I.1. Lịch sử hình thành tập đoàn Kinh đô………………………………………42
I.2. Các sản phẩm của Kinh đô………………………………………………….42
Trang 3


I.3. An toàn thực phẩm và môi trường…………………………………………44
II. Cảm nghĩ của bản thân và lời cảm ơn……………………………………..44
II.1. Cảm nghĩ của bản thân……………………………………………………44
II.2. Lời cảm ơn………………………………………………………………….45


Trang 4


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG

Trang

Hình 1.1. Trụ sở AJINOMOTO Nhật Bản………………………………………7
Hình 1.2. Nhà máy AJINOMOTO Biên Hoà……………………………………8
Hình 1.3. Các sản phẩm của nhà máy AJINOMOTO Biên Hoà………………9
Hình 1.4. Các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp……………………………………9
Hình 1.5. Sơ đồ quy trình sản xuất bột ngọt tại nhà máy AJINOMOTO…..10
Hình 1.6. Sơ đồ phân xưởng nhà máy AJINOMOTO………………………..12
Hình 1.7. Phân loại rác tại nguồn……………………………………………….13
Hình 1.8. Hệ thống xử lý nước thải của công ty AJINOMOTO……………...13
Hình 2.1. Nhà máy hoá chất Biên Hoà………………………………………….15
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí phân xưởng của nhà máy hoá chất Biên Hoà……….17
Hình 2.3. Ứng dụng của acid sulfuric trong các lĩnh vực…………………….18
Hình 2.4. Sơ đồ sản xuất acid sulfuric theo phương pháp tiếp xúc,
đi từ nguyên liệu chính là lưu huỳnh nguyên tố………………………………23
Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện sự phụ thuộc độ nhớt của
lưu huỳnh nóng chảy theo nhiệt độ…………………………………………….25
Hình 2.6. Vận chuyển lưu huỳnh từ kho
tới bể chứa để nấu chảy…………………………………………………………..26
Hình 2.7. Hệ thống hấp thụ kép để điều chế acid sulfuric …………………..28
Hình 2.8. Sơ đồ quy trình điều chế phèn đơn………………………………. .35
Hình 3.1. và 3.2. Các dòng sản phẩm của Kinh đô ………………………….43

DANH MỤC CÁC BẢNG ĐÃ SỬ DỤNG
Bảng 2.1. Một số sự cố điển hình trong quá trình

sản xuất acid sulfuric……………………………………………………………29
Bảng 2.2. Các chỉ tiêu kỹ thuật trong phân xưởng…………………………..36

Trang 5


PHẦN 1:

NHÀ MÁY
AJINOMOTO
BIÊN HOÀ
Khu công nghiệp Biên Hoà 1-Đồng Nai

HP

Trang 6


I. TỔNG QUAN VỀ AJINOMOTO
I.1. Tập đoàn AJINOMOTO Nhật Bản
Được thành lập từ năm 1909 bởi Tiến sỹ Kikunae
Ikeda(trái)và ông Saburosuke Suzuki II(phải), sản
phẩm đầu tiên là bột ngọt mang hương vị Umami
nhãn hiệu Ajinomoto. Với tôn chỉ “Chúng tôi tạo nên
cuộc sống tốt đẹp hơn trên quy mô toàn cầu bằng
cách đóng góp những tiến bộ quan trọng trong lĩnh
vực thực phẩm, dinh dưỡng và sức khỏe và bằng
cách hoạt động vì cuộc sống”, Ajinomoto đã và đang
đóng góp cho sự phát triển của các nền kinh tế bằng
cách tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu

dùng của người dân trên toàn thế giới.
Với thế mạnh về công nghệ sản xuất
axit amin và khả năng phát triển đổi mới công
nghệ, Tập đoàn Ajinomoto hiện đang tiến
hành hoạt động kinh doanh trong ba lĩnh vực
chính: sản phẩm thực phẩm, sản phẩm tinh
khiết có nguồn gốc sinh học, sản phẩm dược
phẩm và sức khỏe với hàng ngàn sản phẩm đa
dạng. Hiện nay Tập đoàn Ajinomoto có 103
nhà máy, nhiều văn phòng đại diện tại 26 quốc
gia và vùng lãnh thổ, cùng đội ngũ gần 28.000
nhân viên trên toàn cầu. Các sản phẩm đa
dạng của Tập đoàn Ajinomoto đang được
phân phối đến hơn 130 quốc gia, đóng góp
cho cuộc sống hạnh phúc của con người trên
toàn thế giới.
Hình 1.1. Trụ sở Ajinomoto Nhật Bản

I.2. Công ty AJINOMOTO Việt Nam

Trang 7


Hình 1.2. Nhà máy Ajinomoto Biên Hòa







Được thành lập từ năm 1991, Công ty Ajinomoto Việt Nam là công ty 100% vốn
đầu tư nước ngoài thuộc Tập đoàn Ajinomoto với giá trị đầu tư ban đầu hơn 8 triệu đô la
Mỹ. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã không ngừng mở rộng và nâng công suất sản
xuất các sản phẩm với tổng chi phí xây dựng, hoạt động và phát triển thị trường lên đến
65 triệu đô la Mỹ.
Hiện Công ty Ajinomoto Việt Nam có 2 văn phòng hoạt động tại TP.HCM và Hà
Nội cùng 2 nhà máy: nhà máy Ajinomoto Biên Hòa hoạt động từ năm 1991 và nhà máy
Ajinomoto Long Thành đưa vào vận hành từ năm 2008. Ngoài ra, công ty có 5 trung tâm
phân phối lớn tại tỉnh Hải Dương, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đồng Nai và Cần Thơ cùng hơn
60 chi nhánh kinh doanh và hơn 300 đội bán hàng trên toàn quốc. Tổng số nhân viên làm
việc tại công ty Ajinomoto Việt Nam lên đến hơn 2.400 người.
I.3. Sản phẩm của công ty AJINOMOTO Việt Nam
Tại Việt Nam, công ty sản xuất 2 loại sản phẩm là thực phẩm và sản phẩm hỗ trợ
nông nghệp:
Sản phẩm thực phẩm:
Bột ngọt Ajinomoto và Ajinomoto plus;
Hạt nêm Aji-ngon và bột nêm thịt gà Ajinomoto;
Gia vị lỏng như là nước sốt mayonnaise Aji-mayo, nước tương Phú Sĩ và giấm gạo Lisa;
Các loại gia vị nêm sẵn như bột chiên giòn Aji-quick;

Trang 8


 Cà phê lon, cà phê hòa tan, trà sữa hòa tan mang nhãn hiệu Birdy.

Hình 1.3. Các sản phẩm của AJINOMOTO

Sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp:
 Phân bón hữu cơ sinh học AMI-AMI;
 Phân bón lá AJIFOL;

 Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi AJITEIN và FML.

Hình 1.4. Các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp
II – QUY TRÌNH SẢN XUẤT BỘT NGỌT TẠI NHÀ MÁY AJINOMOTO
BIÊN HÒA – ĐỒNG NAI
Bột ngọt hay còn gọi là mì chính, là một gia vị không thể thiếu trong việc nấu các
món ăn hằng ngày. Bột ngọt thực chất là một loại muối của acid amin có tên là Mono
Sodium Glutamate (MSG), vị của bột ngọt được Tiến sĩ Kikunae Ikeda phát minh cách
đây hơn một thế kỷ vào năm 1908, ông đặt tên cho vị này là Umami – một trong năm vị
cơ bản của thực phẩm. Sau đây ta sẽ tìm hiểu quy trình sản xuất ra bột ngọt Ajinomoto:

Trang 9


Nguyên liệu

Lên men

Kết tinh acid glutamic (a.g)

Trung hòa a.g tạo MSG

Lọc màu

Kết tinh MSG

Sấy khô MSG

Đóng gói


Hình 1.5. Quy trình sản xuất bột ngọt tại Nhà máy AJINOMOTO

II.1/ Nguyên liệu
Nhà máy sử dụng 2 nguồn nguyên liệu là tinh bột sắn và mật rỉ đường (là sản phẩm
phụ trong quá trình sản xuất đường từ mía, ở dạng lỏng, đặc quánh màu nâu đỏ).
Tùy vào từng thời điểm trong năm lượng nguyên liệu nào có nhiều thì sử dụng
nguyên liệu đó. Riêng tinh bột sắn thì nhà máy sử dụng dưới 2 dạng là ướt và khô, tuy
nhiên dạng khô được dùng nhiều do dễ bảo quản.
Một điểm nổi bật trong khâu nhập nguyên liệu của nhà máy là nguyên liệu có thể
được nhập bằng đường thủy. Do đó, giá thành việc vận chuyển được giảm xuống, tăng
tính cạnh tranh về giá thành cho sản phẩm.
Mật rỉ đường trước khi được lên men thì phải qua giai đoạn khử Ca 2+ bằng cách
acid hóa nó bằng H2SO4 98%.
Ca2+ + SO42-  CaSO4 (bã gypsum)
II.2/ Lên men
Đây là giai đoạn quyết định đến chất lượng của bột ngọt. Do đó, quá trình lên men
được thực hiện một cách hết sức nghiêm ngặc. Công ty Ajinomoto VN nói riêng cũng như
Tập đoàn Ajiomoto nói chung sử dụng chủng vi sinh vật Brevibaterium cho quá trình lên
men. Các ống men được mang về từ Hokaido (Nhật Bản), được bảo quản trong điều kiện
-85oC. Các nhà máy sản xuấtởcác quốc gia sẽtiến hành nhân bản để tăng sinh khối, phục
vụcho công việc sản xuất trong suốt một năm. Mỗi công ty thành viên sẽcó mộtphòng
nghiên cứu chuyên trách về mảng này. Một sốthông tin vềquy trình lên mencũng được
hạn chếđến mức tối thiểu.

Trang 10


II.3. Kết tinh acid glutamic
Sau quá trình lên men, họsẽthu hồi acid glutamic bằng cách acid hóa môi trường
lên men để kết tinh acid glutamic. Tiếp theo, người ta sẽ lọc để tách riêng acid ra.Ngoài

ra, sản phẩm thu hồi còn có một số chất phụcủa quá trình lên men. Các sản phẩm này sẽ
được tách riêng ra và họsẽtận dụng nguồn này cho việc sản xuất phân bón Ami-Ami,
cũng là 1 sản phẩm của công ty.

II.4. Trung hòa acid glutamic tạo MSG
Người ta sử dụng Soda (Na2CO3) để trung hòa a.g, từ đó tạo thành bột ngọt thật sự
mà ta dùng hằng ngày là monosodium glutamate (MSG).
Sở dĩ phải chuyển a.g thành MSG là vì MSG dễ tan, ít hút ẩm và có vị umami
mạnh hơn so với MSG.

II.5. Lọc màu
Dung dịch MSG sau khi trung hòa vẫn còn màu nâu đỏ của mật rỉ đường cũng như
lẫn nhiều tạp chất nên cần được lọc để loại bỏ.Người ta dùng than hoạt tính để lọc dung
dịch này, trên bề mặt than hoạt tính có rất nhiều lỗ siêu nhỏ giúp hấp phụ các tạp chất,
làm dung dịch trở nên trong và sạch hơn.

II.6. Kết tinh và sấy khô MSG
Để có thể cho ra những hạt bột ngọt mà ta dung hằng ngày, dung dịch bột ngọt
(MSG) sẽ phải qua công đoạn kết tinh. Nhà máy Ajinomoto Biên Hòa dùng phương pháp
kết tinh mầm để tạo ra các hạt bột ngọt. Người ta cho các hạt mầm bột ngọt có kích thước
rất nhỏ vào bể chứa dung dịch MSG, sau đó huyền phù sẽ đắp vào từng hạt mầm nhỏ đó
để thành hạt có kích thước lớn hơn. Thường bột ngọt sau khi sàng lọc có 5 kích cỡ khác
nhau: quá bé, bé, vừa, lớn, quá lớn. Đối với loại quá bé và quá lớn, sẽtiến hành pha loãng
và kết tinh lại hoặc sẽchuyển qua quy trình sản xuất hạt nêm Aji-ngon,…Ba loại còn lại sẽ
được bán ra thị trường cho người tiêu dùng.
Sau kết tinh, các hạt bột ngọt được rung, luân chuyển và sấy bằng không khí nóng
trong một hệ thống khép kín.

II.7. Đóng gói
Giai đoạn này được nhà máy tiến hành rất nghiêm ngặt nhằm đảm bảo tính an toàn

vệ sinh thực phẩm cho sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng. Bên cạnh việc kiểm
tra bằng cảm quan,các sản phẩmcòn phải qua các giai đoạn kiểm tra khác như dò kim
loại, kiểm tra trọng lượng của từng gói bột ngọt, QA, QC,…Các nhân viên, công nhân
trong khu vựcnày trước khi vào đây phải trải qua những công đoạn:thay trang phục, đeo
bao tóc, găng tay, thay dép, thổi khí… nhằm đảm bảo vệ sinh.

Trang 11


 Nhập nguyên liệu: có thể là mật rỉ đường hoặc tinh bột
Quá trình lên men
Thu hồi acid glutamic trong quá trình lên men
Acid glutamic được chuyển thành monosodium glutamate
Làm sạch monosodium glutamate
Kết tinh monosodium glutamate
Sấy khô
Cân và đóng gói
Thành phẩm
Hình 1.6. Sơ đồ phân xưởng nhà máy AJINOMOTO

III – HỆ THỐNG XỬ LÍ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY
Công ty Ajinomoto Việt Nam đã xây dựng cho mình một phương châm hoạt động
rõ ràng, là “Phát triển sản xuất dựa trên môi trường bền vững” và có sự đầu tư khá bài bản
cả về chi phí và chính sách cho các hoạt động liên quan đến môi trường theo định hướng
B2S (Business to Society): Hoạt động kinh doanh hướng đến xã hội và B2N (Business to

Trang 12


Nature): Hoạt động kinh doanh hướng đến môi trường tự nhiên.


Hình 1.7. Phân loại rác tại nguồn

Với phương châm và định hướng trên, Ajinomoto Việt Nam đã xây dựng hệ thống
quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004; thực hiện nhiều chương trình cải
tiến và bảo vệ môi trường như: giảm thiểu nước thải, chất thải rắn; giảm thiểu ô nhiễm
không khí; tiết kiệm năng lượng; tái sử dụng 100% chất thải, giúp sử dụng hiệu quả
nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo đó,
tất cả các chất thải của công ty từ các nhà xưởng sản xuất đều được phân loại để tái chế:
Chất thải nhựa được bán cho các cơ sở sản xuất, tái chế nhựa, chất thải công nghiệp sau
khi đã gạn lại phần có ích sẽ được đưa vào hệ thống xử lý tiên tiến bằng phương pháp vi
sinh và lắng lọc.

Hình 1.8. Hệ thống xử lí nước thải của công ty AJINOMOTO

Trang 13


Nước thải sau khi qua hệ thống xử lí của nhà máy đạt tiêu chuẩn loại A, cao hơn
tiêu chuẩn của luật môi trường Việt Nam là loại B một bậc.

IV . CẢM NHẬN VỀ CHUYẾN THAM QUAN NHÀ MÁY
Chuyến tham quan nhà máy Ajinomoto Biên Hòa đã thật sự gây ấn tượng đối với
em, khuôn viên nhà máy với nhiều cây xanh mát mẻ, phong cách và thái độ làm việc thân
thiện vui vẻ nhưng cũng rất nghiêm túc của các anh chị hướng dẫn cũng các chú bảo vệ
nhà máy, quy trình công nghệ sản xuất hiện đại thân thiện môi trường, đặc biệt là khâu xử
lí chất thải của nhà máy… tất cả những điều đó đã làm nên chuyến tham quan vô cùng ý
nghĩa cho bản thân em trong công tác kỹ sư của mình sau này. Nhà máy Ajinomoto xứng
đáng là nhà máy kiểu mẫu cho việc xây dựng các nhà máy khác ở Việt Nam sau này.
Tuy nhiên,theo bản thân em nhận thấy thì thời lượng chuyến tham quan quá ngắn,

em vẫn chưa có dịp tiếp cận được hết các khâu của quá trình sản xuất bột ngọt cũng như
các thiết bị máy móc sản xuất của nhà máy. Em mong rằng lần tổ chức sau, thời gian
tham quan sẽ được kéo dài ra, để các bạn sinh viên như em hiểu rõ hơn nữa quá trình sản
xuất của nhà máy.

V. TƯ LIỆU THAM KHẢO
1. www.ajinomoto.com
2. www.ajinomoto.com.vn

Trang 14


PHẦN 2:
NHÀ MÁY HOÁ CHẤT TÂN BÌNH 2

Hình 2.1. Nhà máy hoá chất Tân Bình 2

Trang 15


I-GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY HOÁ CHẤT TÂN BÌNH 2
I.1. Khái quát về nhà máy hóa chất Tân Bình 2
Vị trí địa lý
Qua khảo sát, việc lựa chọn địa điểm đầu tư tại vị trí : Đường số 5,
KCN Biên Hòa 1, tỉnh Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 25km
về phía Đông là thiết thực và dễ thực hiện. Vì :
-Có thể sử dụng chung nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất các sản phẩm-gốc
muối NaCl.
-Lượng nhiệt dư của phân xưởng acid để sử dụng cho các công đoạn sản xuất xút,
cô đặc xút, sản xuất acid chlohydric… (của nhà máy hóa chất Biên Hòa), hoặc dùng hơi

cho sản xuất các sản phẩm gốc sulfate, gốc muối (của xưởng Nghiên Cứu-Thực Nghiệm),
tiết kiệm được khá nhiều, thaycho việc sử dụng DO( dầu Diesel).
-Gần trung tâm, gần thị trường tiêu thụ sản phẩm, thuận tiện trong việc sản xuất và
tiêu thụ hàng.
-Giảm chi phí đầu tư vì đã cơ sở hạ tầng sẵn có.
Lịch sử hình thành và phát triển
Nhà máy hóa chất Tân Bình 2 tiền thân là nhà máy Tân Bình, địa chỉ 46/6, Phan
Huy Ích, phường 15, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 24/4/2009 nhà máy được di dời từ Tân Bình đến Biên Hòa, Đồng Nai,
lấy tên nhà máy là “Nhà Máy Hóa Chất Tân Bình 2”.

Trang 16


I.2. Sơ bộ về bố trí mặt bằng của cơ sở sản xuất.

Cổng vào

Nơi tập trung

Trang 17


Hình 2.2. Sơ đồ bố trí phân xưởng của nhà máy hoá chất Biên Hoà

I.3. Tổ chức nhà máy hoá chất Tân Bình 2
Dây chuyền sản xuất acid sulfuric hoạt động liên tục 24/24.
Một ngày làm 3 ca, một ca làm 8 giờ.
Tổng thời gian hoạt động liên tục 300 ngày/năm.
Biên chế nhân lực cho phân xưởng sản xuất acid sulfuric:

- Cán bộ quản lý kỹ thuật phân xưởng: chịu trách nhiệm nguồn lực và điều hành
sản xuất gồm 4 kỹ sư.
- Công nhân vận hành: phụ trách toàn bộ dây chuyền gồm 16 công nhân.
- Công nhân phụ trợ: phụ trách vệ sinh công nghiệp, bốc xếp, sản xuất phụ gồm 33
công nhân.

I.4. Sản phẩm của nhà máy hoá chất Tân Bình 2
I.4.1 Chủng loại sản phẩm :
Các loại sản phẩm được sản xuất tại Nhà Máy:
-Acid sulfuric (cấp kỹ thuật, cấp tinh khiết)
-Phèn nhôm sulfate : 17% Al2O3 và 15% Al2O3
-Natri bisulfite NaHSO3.
Sản phẩm của Nhà Máy là nguyên liệu cho các ngành:

KHO MUỐI
(NMHCBH)

KHO VẬT TƯ

KHU VỰC

-Sản xuất phèn, xử lý nước…
-Điện tử, bình ắc quy, sản phẩm giấy, sản xuất phân bón…
-Sản xuất thủy tinh, gốm sứ, vật liệu chịu lửa, xi măng trắng, nhôm kim loại…
BỒN AXIT THÀNH PHẨM

COOLING
TOWER

TH


NỒI HƠI

KHO LƯU HUỲNH

NHÀ NẤU CHẢY
KHU VỰC
LƯUDÂY
HUỲN
C

Hình 2.3. Ứng dụng của acid sulphuric trong các lĩnh vực KV KHỬ KHÍ

I.4.2. Điều kiện mẫu mã bao bì
Trang 18


XƯỞNG PHÈN MAGIE XƯỞNG PHÈN
MgSO4 (NMHCBH)

Can 23 lít, bồn chuyên dùng (thường bằng sắt), bao 50kg, …

I.4.3. Tiêu chuẩn quy định chất lượng
-Đối với acid sulfuric
Chất lỏng sánh, tỉ trọng

> 1,8 kg/cm3

H2SO4


≥ 97%

Fe

≤ 0,01%

Cặn không bay hơi

≤ 0,02%

-Đối với phèn 15% Al2O3:
Al2O3

≥15%

Acid tự do

≤0,1%

Cặn không tan

≤0,2%

Al2O3

≥17%

Acid tự do

≤0,1%


Cặn không tan

≤0,1%

-Đối với phèn 17% Al2O3:

I.4.4. Thị trường tiêu thụ
Trong nước :
-Hiện nay nhà máy có một lượng khách hàng truyền thống và những hộ tiêu thụ
lớn, ổn định ký hợp đồng hàng năm.
-Các sản phẩm có thể được bán tại nhà máy hoặc cung cấp đến nơi hộ sử dụng tùy
theo yêu cầu của khách hàng.
Thị trường quốc tế :
-Việc xuất khẩu sản phẩm có thể được thực hiện theo các phương thức giao hàng
tại biên giới hay FOB, CFI … đối với các nước tùy theo yêu cầu
của khách hàng với đầy đủ thủ tục buôn bán quốc tế.
-Nhằm tăng sự cạnh tranh và mở rộng thị trường, Công Ty đã có sự điều chỉnh về
giá cả, trong dự án sẽ tính đến hội nhập thị trường AFTA, sản phẩm xuất khẩu sẽ có mức

Trang 19

NH


giá bán thấp hơn giá bán thị trường trong nước và ngang bằng với các nước có sản xuất
các sản phẩm này.
-Để đảm bảo tránh tồn kho lớn, ứ đọng sản phẩm, việc lập kế hoạch và chương
trình giao hàng được thực hiện theo từng quý trong năm nhằm góp phần chủ động và tăng
hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.


II- QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ
II.1. Sản xuất acid sulfurictheo phương pháp tiếp xúc kép đi từ lưu huỳnh
II.1.1. Tổng quan
Nguồn nguyên liệu:
Nguyên liệu sản xuất acid sulfuric:

Lưu huỳnh: 19.800 tấn/năm

Nguồn cung cấp:
-Là sản phẩm từ mỏ thiên nhiên hoặc thu hồi từ các nguồn khí thải (chủ yếu, hiện
nay là thu hồi từ các nhà máy lọc dầu).
-Nước ta không có mỏ lưu huỳnh và công nghiệp hóa dầu chưa phát triển nên
phải nhập khẩu từ các nước trong khu vực như Singapore, Malaysia, Indonesia và các
nước Trung Đông… Việc khai thác các mỏ khoáng để lấy lưu huỳnh( cách đây 60 năm)
dần chuyển sang sử dụng chủ yếu sản phẩm phụ của ngành công nghiệp dầu khí.
Lưu huỳnh nguyên tố: là một trong những dạng nguyên liệu tốt nhất để sản xuất
acid sulfuric, vì:
-Khi đó lưu huỳnh ta thu được hỗn hợp khí có hàm lương SO 2 và O2 cao.
Điều này rất quan trọng trong việc sản xuất acid sulfurictheo phương pháp
tiếp xúc.
-Lưu huỳnh chứa rất ít tạp chất ( đặc biệt là hợp chất của asen) và khi cháy không
có xỉ nên đơn giản được dây chuyền sản xuất đi rất nhiều ( bớt được
các thiết bị đặc biệt để làm sạch nước).
-Khi sản xuất với qui mô lớn và xa nguồn nguyên liệu thì lưu huỳnh lại là
nguyên liệu rẻ tiền.
-Việc đốt quặng pirit gây ô nhiễm môi trường nặng hơn là sử dụng lưu huỳnh
nguyên tố
Trang 20



Lưu huỳnh được sử dụng chủ yếu trong các ngành công nghiệp sản xuất acid
sulfuric (khoảng 50% tổng lượng lưu huỳnh), công nghệ giấy – cellulose (khoảng 25%),
nông nghiệp (10 – 15%).
Quy cách:
-

Lưu huỳnh dạng bột, hàm lượng:

>99%

-

Độ ẩm:

<0.2%

-

Độ tro

<0,5%

-

Acid tự do:

-

Tạp chất khác :


-

Nhu cầu sử dụng:

< 0,02%
<0,1%
20.000 – 21.000 tấn/năm

Phương thức vận chuyển: Bằng đường biển tới cảng Thành phố Hồ Chí Minh,
sau đó bằng đường bộ về kho nhà máy.
Lượng lưu huỳnh dự trữ tối đa:

3.400 tấn (2 tháng sản xuất)

Vật liệu phụ:Xúc tác của Monsanto – Mỹ và Topse – Thụy Điển
Xúc tác V2O5 :

13.200 lít/năm

Nguồn nguyên liệu và động lực:
-

Dầu DO:

-

Điện:

-


Nước:
Nguồn cung cấp: Được các công Ty xăng dầu thuộc khu vực TP HCM và
Đồng Nai; Công Ty Điện lực Biên Hòa; Công Ty cấp nước Đồng Nai và tạm bơm
Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa cung cấp.

II.1.2. Quy trình công nghệ sản xuất acid sulfuric
Trên thế giới hiện nay acid sulfuric được sản xuất theo 3 công nghệ sau: công nghệ
tiếp xúc, công nghệ NOx và công nghệ CaSO4, nhưng phổ biến nhất là công nghệ tiếp xúc.
Trong công nghệ tiếp xúc lại có 2 loại dây chuyền công nghệ: tiếp xúc và hấp thụ 1
lần( tiếp xúc đơn), tiếp xúc và hấp thụ 2 lần( tiếp xúc kép). Trước đây, nhà máy sử dụng
Trang 21


dây chuyền tiếp xúc đơn, hiệu suất chỉ đạt khoảng 98%. Nhận thấy không hiệu quả về mặt
kinh tế, và cũng để bảo vệ môi trường, nhà máy quyết định cải tiến dây chuyền tiếp xúc
đơn thành dây chuyền tiếp xúc kép, hiệu suất tổng hợp H 2SO4 được nâng lên đạt khoảng
99,9%.

Trang 22


Lưu huỳnh

Nấu chảy lưu
huỳnh

Hơi nước
bão hòa


Đốt cháy

Không khí

(tao khí SO2)

Khô

Lò hơi

Không khí
Sấy
ẩm

Nơi cấp nước nồi

Chuyển hóa
Hỗn hợp SO3
Hỗn hợp SO2
Hấp thụ 1
(tạo H2SO4)

Xử lý khí

Khí thải

Hấp thụ 2
(tạo H2SO4)

Dd bisulfite

Nước pha loãng

Pha loãng

Thành phẩm
H2SO4

Trang 23


Hình 2.4. Sơ đồ sản xuất acid sulfuric kỹ thuật theo phương pháp tiếp xúc,
đi từ nguyên liệu chính là lưu huỳnh dạng bột.

Phương pháp này gồm các bước sau:
-Lưu huỳnh được đốt cháy trong không khí tạo thành SO2:
S + O2→ SO2 + Q
-Chuyển hóa khí SO2 thành SO3 nhờ xúc tác phi kim loại V2O5:
SO2 + O2→ SO3 + Q
-Hấp thụ khí SO3 tạo thành oleum, sau đó pha loãng để được nồng độ như mong
muốn:
H2SO4

+

nSO3→

H2SO4.nSO3

H2SO4.nSO3 + nH2O → (n+1)H2SO4


II.1.3. Thuyết minh quy trình công nghệ
Dây chuyền sản xuất acid sulfuric gồm 4 giai đoạn:
II.1.3.1. Công đoạn nấu chảy lưu huỳnh
Lưu huỳnh được chuyển hóa từ kho vào nồi nấu chảy lưu huỳnh ngăn số 1 và ngăn
số 2.Tại đây lưu huỳnh chảy lỏng nhờ hơi quá nhiệt áp suất 5 bar, nhiệt độ khoảng 141 oC
qua hệ thống gia nhiệt bằng hơi nước đặt sâu dưới đáy bể. Lưu huỳnh lỏng từ ngăn 1, 2
chảy tràn sang ngăn 3,4 và 5.Dưới đáy giữa các vách ngăn có vách chặn để giữ các tạp
chất trong lưu huỳnh lại, tại ngăn số 5 tạp chất còn lại sẽ được lọc bằng lưới khi
lưu huỳnh sạch theo ống hút vào bơm. Hơi bão hòa được dẫn vào ngăn lắng số 3, số 4, số
5, hệ thống ống dẫn lưu huỳnh và sung phun lưu huỳnh để duy trì nhiệt độ lưu huỳnh lỏng
ở khoảng 135  145oC.

Trang 24


Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện sự phụ thuộc độ nhớt của lưu huỳnh theo nhiệt độ

Nhà máy đã tính toán nhiệt độ của lưu huỳnh lỏng được duy trì ở tầm nhiệt độ đó
là thích hợp để di chuyển trong đường ống dễ dàng, nếu tăng nhiệt độ lên quá cao làm độ
nhớt tăng sẽ khó di chuyển trong ống, nếu nhiệt độ gần sát điểm nóng chảy, có thể sẽ
không duy trì được sự chảy lỏng toàn bộ bể lưu huỳnh.
Nước ngưng tụ từ hệ thống gia nhiệt và các vị trí khác trong công đoạn này
đưa về bồn nước cấp lò.
Bơm lưu huỳnh là loại bơm ly tâm trục đứng cung cấp lưu huỳnh từ ngăn số 5 qua
súng phun vào lò đốt dưới dạng sương.
Trong quá trình nấu chảy lưu huỳnh, nước và các tạp chất trong lưu huỳnh bốc hơi
được xử lý ở hệ thống xử lý hồ lưu huỳnh.
Cần trục một dầm dùng để vận chuyển các dàn ống trao đổi nhiệt của hồ
lưu huỳnh,vận chuyển bơm…Phục vụ cho việc bảo trì và sửa chữa.


Trang 25


×