Trường THPT Nguyễn Thị Giang.
Tổ: Văn-Sử-Địa-GDCD.
CHUYÊN ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC
BÀI: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
- Nguyễn Minh Châu-
Giáo viên thực hiện: Vũ Thị Hồng Trường
Chức vụ: Tổ phó chun mơn tổ Văn- Sử- Địa- GDCD.
Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Thị Giang.
Đ/c:
Đối tượng giảng dạy: học sinh lớp 12.
Dự kiến số tiết giảng dạy: 9
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
1. Nội dung:
- Nắm chắc kiến thức cơ bản về tác giả.
- Hiểu được các giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm trên cái nhìn nhiều
chiều, đa dạng.
2. Kĩ năng:
- Ơn luyện và hình thành các dạng đề cơ bản:
+ Tái hiện kiến thức.
+ Dạng đề nghị luận xã hội: biết nhìn nhận, đánh giá con người và cuộc sống theo
hướng tích cực nhất.
+ Phân tích tác phẩm văn học, phân tích một khía cạnh nội dung và nghệ thuật của
tác phẩm.
+ Kiểu bài so sánh trong nghị luận văn học.
3. Phương pháp:
- Thảo luận câu hỏi nêu vấn đề. Ra bài tập cho học sinh luyện tập.
- Hướng dẫn học sinh làm đề ôn luyện.
1
II. ĐỀ XUẤT CÁC DẠNG CÂU HỎI.
1. Hệ thống câu hỏi 2 điểm
Đề 1: Trình bày những hiểu biết cơ bản của anh/ chị về nhà văn Nguyễn Minh
Châu.
* Tiểu sử:
- Nguyễn Minh Châu (1930- 1989) sinh ra ở một làng quê nghèo ở miền Trung:
làng Thơi, xã Quỳnh Hải (nay là xã Sơn Hải) huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Đầu năm 1950 ông gia nhập quân đội, theo học Trường sĩ quan Lục quân Trần
Quốc Tuấn.
- Từ năm 1952 đến 1958, ông công tác và chiến đấu tại sư đồn 320.
- Năm 1962, ơng về phịng văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ
quân đội.
- So với nhiều bạn bè cùng trang lứa, Nhà văn đến với văn học khá muộn màng
nhưng Nguyễn Minh Châu là cây bút tiên phong của VHVN trong thời kì đổi mới.
Ông “thuộc trong số những người mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học
ta hiện nay” (Nguyên Ngọc)
- Sáng tác của Nguyễn Minh Châu chia làm hai giai đoạn: Trước 1975, ơng là ngịi
bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn; từ đầu thập kỉ 80 cho đến lúc mất, ông
chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh.
- Năm 2000 Nguyễn Minh Châu được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học
nghệ thuật.
* Các tác phẩm chính:
- Tiểu thuyết Cửa sơng, NXB Văn học 1966.
- Tập truyện ngắn Những vùng trời khác nhau, NXB Văn học 1970.
- Tiểu thuyết Dấu chân người lính, NXB Thanh niên 1972.
- Tiểu thuyết Lửa từ những ngôi nhà, NXB Văn học 1977.
- Tiểu thuyết Những người đi từ trong rừng ra, NXB Quân đội nhân dân 1982.
- Tập truyện Những người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, NXB Tác phẩm mới
1983.
- Tập truyện ngắn Bến quê, NXB Tác phẩm mới 1985.
2
- Tiểu thuyết Mảnh đất tình yêu, NXB Tác phẩm mới 1987.
- Tập truyện Cỏ lau, NXB Văn học 1989.
* Những đặc điểm chính trong sáng tác của nhà văn:
- Trong suốt cuộc đời cầm bút, Nguyễn Minh Châu không ngừng trăn trở suy nghĩ
về văn và sứ mệnh nghiêm túc của nhà văn. Chính vì vậy giọng văn ơng chuyển từ
trang trọng, lạc quan sang giọng suy tư, ngẫm ngợi. Một vài sáng tác cuối đời đã đạt
đến trình độ phức điệu đa thanh vốn được coi như một phẩm chất quý giá của tư
duy tiểu thuyết. Các trang viết thể hiện sự nhất quán của một khả năng quan sát sắc
sảo, phân tích tâm lí nhân vật một cách tinh vi.
- Bằng các sáng tác và sự kiên trì trong hoạt động văn học, Nguyễn Minh Châu đã
tạo lập cho mình uy tín khơng chỉ của một tài năng lớn mà còn là của một nhân cách
lớn.
Đề 2: Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh
Châu, nhân vật nghệ sĩ Phùng nhìn thấy cảnh bạo hành trong gia đình hàng
chài diễn ra ở khơng gian nào? Việc lựa chọn khơng gian ấy có ý nghĩa gì?
- Khơng gian diễn ra cảnh bạo hành:
+ Bãi xe tăng hỏng trên bờ biển, nơi Phùng đang trú mưa trên bánh xích một chiếc
xe tăng và thu vào máy ảnh những khoảnh khắc hạnh phúc của tâm hồn khi anh phát
hiện ra vẻ đẹp chiếc thuyền lưới vó từ ngoài khơi đang tiến vào gần bờ.
+ Ở bãi xe tăng hỏng có một chiếc xa rà phá mìn của công binh Mĩ, chiếc xe màu
vàng tươi và to lớn gấp đôi chiếc xe tăng hỏng của ta.
- Ý nghĩa của việc lựa chọn không gian:
+ Tái hiện chân thực cuộc sống của người dân vùng biển. Mặc dù cuộc chiến tranh
gian khổ đã đi qua, đất nước hoàn tồn độc lập, thống nhất, hịa bình, nhưng trên
chính vùng đất oanh liệt xưa, nhân dân lao động vẫn sống trong cảnh đói nghèo và
bạo lực, nước mắt và khổ đau.
+ Nguyễn Minh Châu thể hiện sâu sắc về vấn đề đặt ra trong cuộc sống thời bình.
Trong kháng chiến chống Mĩ, đất nước ta đã giành chiến thắng. Nhưng cuộc chiến
chống đói nghèo và bạo lực cịn lâu dài, gian khổ hơn rất nhiều cuộc chiến chống
3
ngoại xâm. Con người vì vinh quang quá khứ mà ngủ quên trên vòng hoa chiến
thắng.
+ Người nghệ sĩ cần có cái nhìn đa diện, nhiều chiều. Nhìn bề ngồi, bãi xe tăng
hỏng, dấu tích chiến thắng vinh quang mang vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng. Nhưng nếu
tìm hiểu kĩ, quan sát kĩ, sẽ thấy bao điều nhức nhối, trái ngang, đau khổ ẩn giấu bên
trong. Người nghệ sĩ cần có trái tim, tấm lịng gắn bó với con người, cuộc sống.
Đừng vì nghệ thuật mà lãng quên cuộc đời. Đó là cái nhìn thấu hiểu, trĩu nặng tình
thương và lo âu cho con người của Nguyễn Minh Châu.
Đề 3: Nêu ý nghĩa nhan đề Chiếc thuyền ngoài xa và nội dung triết lí của
truyện.
* Ý nghĩa nhan đề:
- “Chiếc thuyền ngoài xa” ra đời năm 1983, thuộc giai đoạn sáng tác thứ hai của nhà
văn Nguyễn Minh Châu: giai đoạn ông chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với
những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh.
- Tên tác phẩm là “Chiếc thuyền ngồi xa” và hình ảnh chiếc thuyền gần như xuất
hiện xuyên suốt trong tác phẩm, đã được nhà văn khắc họa khá ấn tượng: “Mũi
thuyền in một nét mơ hồ…đang hướng mặt vào bờ”
- Hình ảnh chiếc thuyền đã hóa thân thành một tác phẩm nghệ thuật nhiếp ảnh để
mọi người nhìn ngắm, chiêm ngưỡng với tất cả vẻ đẹp về màu sắc, đường nét, bố
cục…để khi nghệ sĩ Phùng thưởng thức nó có cảm giác: trở nên bối rối, trái tim
như có gì bóp thắt, khám phá thấy cái chân lí của sự hồn thiện, khám phá thấy cái
khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.
- Nhưng đằng sau vẻ đẹp tuyệt mĩ của nghệ thuật đó chính là bức tranh cuộc sống
của con người với những số phận trớ trêu: một người phụ nữ nhẫn nhục cam chịu
trong cơn thịnh nộ thường xuyên của chồng với “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày
một trận nặng” chỉ vì chiếc thuyền ấy cần có ơng ta chèo chống trong lúc phong ba,
bão táp, một đứa bé yêu thương mẹ đến mức sẵn sàng làm chuyện trái đạo đức đến
nỗi định giết cả bố… Tất cả sự thật ấy được người nghệ sĩ khám phá, chiêm nghiệm
bằng trái tim của một con người có cái nhìn nhiều chiều, tồn diện.
* Nội dung triết lí:
4
- Qua câu chuyện về cuộc đời của người đàn bà hàng chài, ta nhận thức được một
điều: chiếc thuyền khi cịn ở ngồi xa mang lại vẻ đẹp tuyệt mĩ cho bức ảnh nghệ
thuật, còn khi chiếc thuyền đến rất gần đã hé mở hiện thực nghiệt ngã đến đau đớn
của những mảnh đời con người sau chiến tranh.
- Tác giả mang đến cho bạn đọc một thông điệp: đừng vì nghệ thuật mà quên đi
cuộc đời, bởi nghệ thuật chân chính ln ln là cuộc đời và vì cuộc đời. Một người
nghệ sĩ chân chính cần biết rung động thật sự trước cảnh đời, có cái nhìn đa chiều
cảm thông, trăn trở về cuộc đời và con người.
- Tái hiện, lí giải về cảnh ngộ nhân vật như trên, phải chăng nhà văn muốn thể hiện
nỗi trăn trở của người nghệ sĩ trên hành trình tìm ra cái đẹp và những giá trị nhân
văn của cuộc sống trong thời kì đất nước đổi thay từng ngày, từng giờ.
Đề 4: Khi nhìn vào tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy” ở phần cuối tác
phẩm Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), nghệ sĩ Phùng nhìn thấy
những gì? Ý nghĩa của chi tiết ấy?
- Mỗi khi nhìn ngắm bức ảnh đen trắng được chọn trong “bộ lịch năm ấy” của mình,
Phùng đều thấy “hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai” và nếu nhìn lâu
hơn nữa, bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh…trong
đám đông”. Màu hồng hồng của ánh sương mai là chất thơ của cuộc sống, vẻ đẹp
lãng mạn của cuộc đời, biểu tượng của nghệ thuật. Cịn hình ảnh người “đàn bà ấy
đang bước ra khỏi tấm ảnh” là hiện thân của những cảnh đời lam lũ, khốn khó trong
đời thường. Đó chính là bức tranh của sự thật cuộc đời.
- Qua những chi tiết trên, Nguyễn Minh Châu muốn đưa đến cho chúng ta một
thông điệp rất cần thiết đối với mỗi người nghệ sĩ khi làm cơng tác nghệ thuật: Nghệ
thuật chân chính khơng được phép dời xa cuộc đời. Nghệ thuật là chính cuộc đời và
phải ln ln vì cuộc đời. Khơng thể nhìn đời một cách giản đơn, cần phải nhìn
nhận cuộc sống con người tồn diện và có chiều sâu.
=> Tác phẩm đã cho ta thấy những đổi mới cơ bản của Văn học Việt Nam sau 1975:
văn học đã trở về với những vấn đề của đời sống nhân sinh, quan tâm nhiều hơn đến
các đề tài đạo đức, thế sự, đi sâu vào thế giới nội tâm phức tạp và đầy mâu thuẫn
của con người trong cuộc sống thường nhật (cuộc đời của gia đình người đàn bà
5
hàng chài là hình ảnh tượng trưng cho những người lao động nghèo của dân tộc ta
sau những năm chiến tranh trường kì và gian khổ).
Đề 5: Nêu các tình huống xảy ra trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của
nhà văn Nguyễn Minh Châu. Ý nghĩa của các tình huống đó.
- Nét độc đáo trong tác phẩm là nhà văn Nguyễn Minh Châu đã tạo ra một loạt tình
huống bất ngờ, có ý nghĩa khám phá, phát hiện, nhận thức về cuộc sống. Truyện
xoay quanh các tình huống sau:
+ Được phân cơng nhiệm vụ, sau nhiều ngày kì cơng tìm kiếm Phùng bất ngờ chụp
được bức ảnh nghệ thuật ưng ý.
+ Anh kinh ngạc trước sự bạo hành của người chồng đối với người vợ.
+ Anh càng bất ngờ và ngạc nhiên hơn trước lời van xin, từ chối của người đàn bà
không chịu dời bỏ người chồng vũ phu với câu chuyện của chị tại tòa án huyện.
- Ý nghĩa của các tình huống nêu trên:
+ Tình huống nêu trên làm nổi bật chủ đề tư tưởng của truyện: cái đẹp là bản thân
cuộc sống với đầy đủ những gam màu tối, sáng khác nhau. Nhưng cái hồn của nghệ
thuật xuất phát từ những vẻ đẹp rất đỗi bình thường, giản dị, đầy vất vả của cuộc
sống thường nhật. Vì vậy người nghệ sĩ thực thụ cần có cái nhìn nhiều chiều trước
sự vật hiện tượng, trước cuộc sống để hành động cho đúng chuẩn mực của người
nghệ sĩ chân chính.
2. Hệ thống câu hỏi 3 điểm.
Đề 6: Qua câu chuyện gia đình người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc
thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu), anh/chị hãy viết một bài văn ngắn
(khoảng 600 từ) bàn về vai trị của gia đình trong việc hình thành và phát triển
nhân cách con người.
* Hướng dẫn:
a. Giới thiệu vấn đề:
- Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu là một tác phẩm tiêu
biểu cho thời kì đổi mới văn học sau năm 1980. Trong đó đã đề cập đến những vấn
6
đề xã hội: cuộc sống của con người ngay sau thời kì đất nước được hịa bình, nạn
bạo hành trong gia đình, những phản ứng thiếu tích cực khi con trẻ sống trong mơi
trường đó. (Khi nhiều lần chứng kiến cảnh người cha mắng chửi, đánh đập mẹ tàn
nhẫn Phác sẵn sàng lao ra đánh trả lại bố để bảo vệ cho mẹ…)
- Gia đình: là tế bào của xã hội, là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của
con người được hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng
và giáo dục. Giữa các thành viên trong gia đình có các mối quan hệ ràng buộc chặt
chẽ với nhau.
b. Phân tích, bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Vai trị của gia đình đối với con người:
+ Mang đến cho con người giá trị cuộc sống bao gồm cả giá trị vật chất và tinh thần.
Ở nơi đó cha mẹ ni dưỡng con cái (cơm ăn, áo mặc, các nhu cầu trong cuộc
sống..) tạo dựng sự nghệp cho con cái khi con khôn lớn, trưởng thành.
+ Gia đình là nơi cha mẹ giáo dục nhân cách đạo đức và bồi dưỡng tâm hồn con cái,
là nơi lưu giữ và truyền lại những giá trị văn hóa, lối sống, phong tục tập qn…
( Ví dụ: Nhân vật Bà Hiền trong truyện Một người Hà Nội- Nguyễn Khải)
+ Gia đình là nơi ươm mầm và ni dưỡng ước mơ, khát vọng, là chỗ dựa vững
chắc cho con người sau mỗi lần thành công hay thất bại.
- Gia đình có vai trị rất quan trọng đối với mỗi con người. Đó là nơi mỗi con người
hình thành và phát triển nhân cách, tâm hồn, trí tuệ, tài năng…
- Phê phán tình trạng li hơn bừa bãi hiện nay và nạn bạo hành trong gia đình (sẽ có
tác động xấu tới suy nghĩ hành động của con người).
c. Bài học nhận thức và hành động:
- Mỗi cá nhân trong gia đình phải nâng cao ý thức trân trọng gìn giữ, vun đắp bảo
vệ những truyền thống tốt đẹp của gia đình. Bởi:
+ Gia đình là gốc rễ, tế bào của xã hội; gia đình có bền vững thì xã hội mới hạnh
phúc ấm no; gia đình văn minh thì xã hội mới phát triển tồn diện.
- Liên hệ với thực tế bản thân.
3. Hệ thống câu hỏi 5 điểm.
7
Đề 7: Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc
thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
* Hướng dẫn:
- Để tạo nên hình tượng người đàn bà hàng chài- một người phụ nữ vô danh- với
tấm lòng vị tha, bao dung, giàu đức hi sinh ln gìn giữ hạnh phúc gia đình, nhà văn
đã tạo ra tình huống truyện độc đáo mà từ đó nhân vật dần dần hé lộ bức tranh cuộc
đời và số phận.
- Về ngoại hình:
+ Trạc ngồi 40, hình dáng thô kệch, mặt rỗ, khuôn mặt luôn mệt mỏi sau nhiều
đêm thức trắng lao động cực nhọc “tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân
dưới ướt sũng, khn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm…”
=> những hình ảnh hiện lên sự lam lũ, vất vả của người lao động nghèo làng chài.
- Số phận:
+ Chịu nhiều bất hạnh của cuộc đời: cuộc sống nghèo khó, thường xuyên phải hứng
chịu những lời mắng chửi “Chúng mày chết hết đi cho ơng nhờ” và những trận địn
vơ cớ “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” của người chồng vũ phu. Cứ
khi nào lão thấy khổ quá là mang chị ra đánh, như là để trút giận. Điều ngạc nhiên là
mỗi khi bị đánh chị không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không hề chạy
trốn mà coi đó là một lẽ đương nhiên.
+ Chấp nhận cuộc sống mưu sinh trên bãi biển miền Trung đầy cực nhọc, bấp bênh.
+ Gia đình chị càng trở nên nghèo khó hơn khi chị sinh nhiều con, thuyền càng ngày
càng chật, cái ăn cũng không đủ (bữa ăn có khi chỉ là xương rồng luộc chấm
muối…)
- Phẩm chất, tính cách:
+ Nhẫn nhục và chịu đựng vì những đứa con và gia đình. Khi bị gọi lên tịa án và
được chánh án Đẩu đề nghị giúp đỡ, chị có lời nói làm cho cả Đẩu và Phùng đi từ
ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác: “Q tịa bắt tội con cũng được, phạt tù con
cũng được nhưng đừng bắt con bỏ nó…” bởi chị thấu hiểu cảnh đời cơ cực của cuộc
sống mưu sinh trên biển khi không có người đàn ơng.
+ u thương con tha thiết: bản thân chị sống là để cho con chứ không sống vì bản
thân mình. Nguyên nhân sâu xa của sự cam chịu tưởng chừng như vơ lí kia chính là
8
đi từ tình u con vơ bờ bến với một triết lí sống hết sứ giản đơn: “Đàn bà trên
thuyền chúng tôi phải sống cho con…”
+ Luôn chắt chiu hạnh phúc giản dị đời thường: vui khi nhìn đàn con được ăn no; có
khi vợ chồng con cái sống vui vẻ, hòa thuận…
+ Người đàn bà thất học nhưng thấu hiểu lẽ đời. Chị ý thức được thiên chức của
người phụ nữ “ông trời sinh ra đàn bà là để đẻ con và nuôi con cho đến khi khôn
lớn”, chia sẻ thấu hiểu và cảm thông với nỗi khổ cực của chồng. Vì thế khi được
chánh án Đẩu khuyên chị nên bỏ chồng, chị đã nhất quyết không chịu rời bỏ chồng.
+ Chính câu chuyện và những lí lẽ của chị đã thức tỉnh Đẩu. Anh ngộ ra nghịch lí
của đời sống mà con người buộc phải chấp nhận và thấy lịng tốt là đáng q nhưng
chưa đủ, luật pháp là cần thiết nhưng cần có những giải pháp thiết thực thì mới giúp
con người khỏi khổ đau. Và chính nghệ sĩ Phùng hoàn toàn bị bất ngờ trước việc
làm thái độ hết sức kì lạ để rồi ban đầu là phẫn nộ sau lại là sự cảm thông và cuối
cùng nhận thấy mối quan hệ mật thiết giữa nghệ thuật và cuộc đời.
=> Lời trần thuật tự nhiên gần gũi, sáng tạo, tạo dựng được tình huống truyện độc
đáo, cách miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo tác giả đã thành cơng trong việc xây dựng
hình tượng người đàn bà hàng chài không tên. Chị là người vô danh như hàng trăm
người phụ nữ đang cố gắng xây dựng cuộc sống mới sau chiến tranh. Cuộc sống của
chị mộc mạc, chân chất nhưng chứa đựng nhiều điều kì diệu khiến người khác phải
suy nghĩ.
Qua câu chuyện về gia đình chị, ta càng thấy rõ: khơng thể dễ dãi, đơn giản trong
việc nhìn nhận đánh giá sự việc hiện tượng, phiến diện với con người và cuộc sống.
Đây chính là nét mới trong văn xuôi sau 1975 mà Nguyễn Minh Châu là vị “Khai
quốc công thần” của giai đoạn văn học mới.
Đề 8: Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Phùng trong tác phẩm Chiếc thuyền
ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
* Hướng dẫn:
a. Phùng- người nghệ sĩ tài hoa.
- Là một người nghệ sĩ nhiếp ảnh tài ba, anh được Nguyên- trưởng phòng- yêu cầu
chụp bộ ảnh nghệ thuật về thuyền và biển trong sương sớm. Anh rất công phu trong
9
việc trọn một tấm ảnh có hồn. Đến ven biển miền Trung- chiến trường năm xưa anh
từng chiến đấu- để “phục kích” mất mấy buổi sáng, thậm chí mất cả tuần lễ để suy
nghĩ và và tìm kiếm. Cuối cùng anh đã tìm được một cảnh ưng ý,
- Một cảm giác xúc động đến ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khơi của chiếc thuyền lúc
bình minh “mũi thuyền in một nét mơ hồ…trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”
b. Phùng- một trái tim nghệ sĩ trước cuộc đời.
- Anh chứng kiến cảnh người đàn ông vũ phu trên chiếc thuyền chài đánh vợ một
cách tàn bạo. Phùng “kinh ngạc”, “há mồm ra nhìn” và anh đã vứt chiếc máy ảnh
xuống đất nhào chạy đến can ngăn.
Phản xạ của anh trước sự việc trên là phản xạ tự nhiên của con người có bản chất
thiên lương, biết căm ghét cái xấu, sự bất công trong xã hội.
- Với trái tim của một người nghệ sĩ, Phùng thức tỉnh sau khi chứng kiến cảnh cu
Phác lao vào đánh bố để bảo vệ mẹ; khi được nghe câu chuyện của người đàn bà
hàng chài tại tòa án huyện: Chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngồi xa, một khoảng cách
đủ để tạo nên vẻ đẹp huyền ảo, nhưng sự thật thì cuộc đời thì lại rất gần. Đừng vì
nghệ thuật mà quên cuộc đời, đừng mượn danh nghệ thuật mà vô trách nhiệm với
cuộc đời. Bởi nghệ thuật chân chính là cuộc đời và vì cuộc đời. Trước khi là một
nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy là một con người biết yêu ghét, vui buồn
trước lẽ đời thường tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với một
con người.
- Nhận thức về cuộc đời, về nghệ thuật của Phùng sau chuyến đi đã có sự thay đổi ở
mỗi con người trong cõi đời. Nhất là người nghệ sĩ không thể đơn giản và dễ dãi khi
nhìn nhận mọi vấn đề trong cuộc sống và nhìn nhận con người.
=> Anh xứng đáng là người nghệ sĩ có đủ chữ Tài và Tâm.
c. Nghệ thuật.
- Khái quát những nét chính về nhân vật, nêu ý nghĩa hình tượng nhân vật Phùng.
- Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Đề 9. Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa
(Nguyễn Minh Châu)
a. Mở bài:
10
- Chiếc thuyền ngoài xa- một trong những sáng tác tiêu biểu của nhà văn Minh
Châu thời kì đổi mới sau 1975. Ban đầu tác phẩm được in trong tập “Bến quê”, sau
được chính tác giả lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn (in năm 1987)
Đây là tác phẩm tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống ở góc độ thế sự của nhà văn
trong giai đoạn sáng tác thứ hai mà nội dung tác phẩm mang giá trị nhân văn sâu
sắc.
b. Thân bài:
- Giá trị nhân đạo:
+ Nhân đạo là giá trị cơ bản của các tác phẩm văn học chân chính được tạo nên bởi
niềm cảm thông sâu sắc của tác giả trước nỗi đau bất hạnh của con người trong cuộc
sống. Đồng thời nhà văn thể hiện sự nâng niu trân trọng trước vẻ đẹp tâm hồn và
đặt niềm hi vọng vào sự vươn lên của con người dù trong bất kì hồn cảnh khó khăn
nào.
- Giá trị này được biểu hiện rõ nét trong tác phẩm. Cụ thể:
+ Sự đồng cảm của tác giả đối với cuộc đời người dân lao động sau chiến tranh.
Tác giả đã miêu tả cuộc sống ấy với bao nỗi nhọc nhằn của con người trong việc
kiếm kế mưu sinh. Viết về người đàn bà hàng chài không tên, chịu bao thiệt thòi nỗi
khổ của một người xấu xí, nghèo khổ, nạn nhân của bạo lực gia đình nhà văn thể
hiện sự cảm thương hết sức lớn lao.
+ Phê phán hành động vũ phu thô bạo trong lời nói và hành động của người chồng,
sự nhẫn nhịn quá mức của người vợ dẫn đến hành động trái đạo lí của đứa con thơ
ngây.
+ Thói vũ phu của người đàn ông được tác giả đặt dưới những phán xét rất khác
nhau của Đẩu, Phùng, cu Phác và đặc biệt là cái nhìn đầy nhân hậu của người vợ.
+ Khẳng định, ngợi ca, tin tưởng vào vẻ đẹp của con người lao động: lịng vị tha,
thấu hiểu lẽ đời, tình mẫu tử sâu nặng…trong hồn cảnh đau khổ, nghèo khó ở
người đàn bà vẫn ngời lên nhiều phẩm chất tốt đẹp của người nơng dân Việt Nam.
+ Tác phẩm cịn mang đến một vấn đề mang tính chất thời sự: làm thế nào để giải
phóng con người khỏi bi kịch gia đình, bi kịch cuộc sống; cần rút ngắn khoảng cách
giữa nghệ thuật và cuộc đời bởi nghệ thuật chân chính chỉ có trong hiện thực nghiệt
ngã của chính cuộc sống con người.
11
c. Kết bài:
- Nguyễn Minh Châu đã mang đến một diện mạo mới cho nền văn học nước nhà
giai đoạn sau 1975 mà Chiếc thuyền ngoài xa là những chiêm nghiệm của ông về
cuộc đời và con người trong cuộc sống của một hình thái xã hội mới.
- Tác phẩm mang giá trị chân thực và nhân đạo sâu sắc đúng như lời nhà văn từng
nói: Trên con đường đến chủ nghĩa hiện thực đôi khi chúng ta khai chiến cả với
những quan điểm tốt đẹp và lâu dài của chính mình.
Đề 10: Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người đàn bà hàng chài trong
truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) và hình tượng nhân
vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân)
* Hướng dẫn:
a. Vẻ đẹp trong tâm hồn của hai người mẹ nông dân nghèo qua hai tác phẩm: “Chiếc
thuyền ngoài xa” và “Vợ nhặt”.
- Họ đều là những người nông dân nghèo, khổ cực sống ở các giai đoạn khác nhau:
trước cách mạng tháng Tám và sau khi hịa bình lập lại ở nước ta.
- Đều có tình thương u vơ bờ bến đối với các con.
- Đức hi sinh cao cả.
- Là nạn nhân của một xã hội nghèo, còn nhiều bất cơng.
b. Cảm nhận về hình tượng hai người đàn bà:
* Nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh Châu)
- Tham khảo đề 7.
* Nhân vật bà cụ Tứ (Vợ nhặt- Kim Lân)
- Bà Tứ là một người mẹ nông dân nghèo từng trải và nhân hậu. Nhà văn đã đặt bà
vào một tình huống đặc biệt để diễn tả tâm trạng cũng như tình yêu thương của bà
đối với con trai mình.
- Khi thấy con trai đưa người đàn bà lạ về nhà, được Thị gọi bằng “u” bà cụ cũng
như những người dân ngụ cư rất ngạc nhiên và đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên
khác.
12
+ Đến khi nghe con trai nói rõ sự tình, bà cụ đã hiểu: trong lòng bà ngổn ngang bao
cơ sự, từ ngạc nhiên, buồn, vui, lo âu, mừng, tủi trước việc con trai mình có được vợ
trong tình cảnh khốn khó, cái đói cái khát cùng đường đang đến.
+ Lòng bà đấy những ám ảnh của một quá vãng của một kiếp đời sống trong cực
khổ, đói nghèo triền miên “bà lão nghĩ đến ông lão, đến đứa con út, đến cuộc đời cơ
cực dài dằng dặc của mình” mà lịng bao xót xa. Giọt nước mắt tủi hờn thương xót
cho kiếp đời của gia đình bà, cho cơ con dâu mới: “Chao ôi! Người ta dựng vợ gả
chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi… Chúng nó có ni nổi nhau sống
qua được cơn đói này khơng?”
+ Từ chỗ thương xót cho con trai, bà chuyển sang thương xót cho người đàn bà theo
con mình. Lòng người mẹ nghèo nhân hậu, giàu lòng vị tha ấy hiểu ngay cảnh ngộ
mà người ta chấp nhận theo khơng con trai mình “Người ta có gặp bước khó khăn,
đói khổ này, người ta mới lấy con mình”.
=> Những nỗi lo âu trên cho ta thấy bà là một người mẹ từng trải, thấu tình đạt lí, vị
tha độ lượng, ấm áp tình người và hết sức giản dị.
- Bà luôn hướng các con vào một tương lai tươi sáng, tràn đầy sức sống.
+ Dặn dò con dâu: “Nhà ta nghèo con ạ! Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau
làm ăn. Rồi may ra ông trời cho khá”.
+ Bà căn dặn con trai: mấy hôm nữa mua phên nứa về ngăn cái nhà ra cho khỏi
trống, có tiền mua đôi gà về nuôi chẳng mấy chốc mà chúng sinh sôi nảy nở cả
đàn…
+ Trong bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới (cháo lỗng ăn kèm với muối và ít rau
chuối thái rối, cháo cám) bà tồn nói chuyện vui, sự đầy đủ sung sướng sau này
trong tiếng thúc thuế, trong khơng khí ảm đạm chết chóc bao trùm khắp xóm ngụ
cư.
=> Vẻ đẹp trong tâm hồn người mẹ nghèo thể hiện rõ nét ở chỗ người mẹ không
sống cho bản thân, bà đã đem lại niềm tin, nghị lực sống cho con mình, sống cho
con, ao ước cho con, hi vọng cho lớp con cháu ngày mai. Trong bức tranh xã hội ảm
đạm thê lương ấy, Cụ Tứ- bà mẹ nông dân nghèo- là điểm sáng tươi đẹp nhất của
đạo lí làm người.
* Nhận xét:
13
- Hai người đàn bà có hai số phận khác nhau, có phẩm chất khác nhau nhưng ở họ
đều tốt lên vẻ đẹp của tâm hồn nhân hậu, bao dung, vị tha, giàu đức hi sinh. Mặc
dù ở hai giai đoạn văn học khác nhau nhưng ở họ mang những nét đẹp truyền thống
của người phụ nữ Việt Nam.
Đề 11: Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt
(Vợ nhặt- Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài
xa-Nguyễn Minh Châu).
* Hướng dẫn:
a. Vẻ đẹp khuất lấp:
+ Vẻ đẹp tiềm ẩn như những viên ngọc sáng ẩn giấu trong chiều sâu tâm hồn mỗi
con người có dịp sẽ tỏa sáng.
+ Người vợ nhặt, người đàn bà hàng chài chứa dựng các mâu thuẫn giữa bề ngoài
và bên trong. Họ đều là những phụ nữ vơ danh, xấu xí, bị thua thiệt trong cuộc sống,
bị dồn đẩy vào những hoàn cảnh éo le trớ trêu nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp nhân
cách con người dù ở những chế độ sống khác nhau.
b. Về hình ảnh nhân vật Thị
- Khơng có lấy một cái tên, sự xuất hiện ban đầu của chị khơng làm người đọc có
thiện cảm: thân hình gầy sọp, khuân mặt lưỡi cày xám xịt, quần áo tả tơi như tổ đỉa,
ăn nói chao chát, cong cớn, chỏn lỏn, sẵn sàng theo không người đàn ông không
quen biết chỉ vì được “ăn một chặp bốn cái bánh đúc” giữa lúc lúc đói khát cùng
đường.
- Nhưng khi được sống trong tình yêu, sự bao bọc nhân hậu của mẹ con anh Tràng,
được đặt vào môi trường nhân đạo, chị thay đổi tồn bộ, mang vẻ đẹp mà khơng dễ
gì phát hiện được ngay.
+ Nhanh nhẹn, hoạt bát đẩy xe cùng chồng ra về.
+ E thẹn, ngượng ngùng khi về đến xóm ngụ cư- nơi chị sẽ gắn bó cuộc đời ấm ấp
sau này- kéo nón che nghiêng nửa mặt, đầu hơi cúi xuống, ngượng nghịu ngồi ở
mép giường, vân vê tà áo; hiền thục trong cử chỉ, lời nói, chăm chỉ lo toan sắp xếp
việc gia đình.
14
+ Chị đặt ra câu hỏi khi nghe tiếng trống thúc thuế: “Ở đây vẫn phải chịu đóng thuế
cơ à? – Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu.
Người ta cịn phá cả kho thóc của Nhật chia cho người đói nữa đấy”. Có lẽ qua chi
tiết nhỏ này, nhà văn Kim Lân đặt niềm tin vào những người phụ nữ như Thị sẽ làm
thay đổi vận mệnh dân tộc khi họ được trao niềm yêu thương, tin tưởng.
c. Hình ảnh người đàn bà hàng chài.
- Tham khảo đề 7.
* Nhận xét :
- Thị và người đàn bà hàng chài có những hồn cảnh và số phận khác nhau, nhưng ở
họ vẫn khuất lấp vẻ đẹp tâm hồn: lam lũ, dung dị, lòng nhân hậu, chịu thương chịu
khó, ln tin vào điều tích cực trong cuộc sống. Hai nhà văn đã đem đến những cảm
nhận mới mẻ về con người và khơi dậy sức mạnh tình thương giúp con người vượt
qua tất cả những khó khăn trong cuộc sống. Hai tác phẩm trên làm ta ấm lòng hơn
bởi những giá trị nhân bản cao đẹp đó.
Đề 12. Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng phát biểu trong bài “Ngồi buồn viết
mà chơi” như sau:
“Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là vì thế: để làm cơng việc giống như
kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen
đủi dồn con người ta đến chân tường…”
Anh/chị hãy bình luận những đổi mới, cách nhìn nhận về con người của
Nguyễn Minh Châu qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.
* Hướng dẫn:
+ Văn học giai đoạn 1945-1975 khi đề cập đến số phận con người bao giờ các nhà
văn cũng đề cao vào khả năng vượt qua nghịch cảnh và những tác động của môi
trường, của xã hội mới sẽ giúp con người tìm thấy hạnh phúc.
+ Nhà văn Ngun Minh Châu khơng theo lối mịn trong các sáng tác kiểu như trên.
Trong “Chiếc thuyền ngoài xa”, nhà văn đã nói về những nghịch lí tồn tại như một
sự thật hiển nhiên trong đời sống con người. Bằng thái độ trân trọng, cảm thông và
sự hiểu biết về số phận con người trong ông đã cung cấp cho ta cái nhìn tồn diện
về cái đẹp của cuộc sống, hiểu cả bề mặt lẫn chiều sâu.
15
+ Qua những cái nhìn khác nhau của các nhân vật, đều là sự khúc xạ cái nhìn của
chính tác giả. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại chọn người kể chuyện là một
nghệ sĩ đã từng là người lính. Từ điểm nhìn của người lính từng chiến đấu bảo vệ
mảnh đất này, lời kể gợi ra một cuộc chiến đấu mới chống kẻ thù: cuộc chiến đấu
bảo vệ nhân tính, vẻ đẹp tâm hồn của con người trong cuộc sống hịa bình.
+ Câu chuyện của cuộc đời người đàn bà hàng chài trong tác phẩm tưởng chừng
như vô lí nhưng lại có lí khi mang tới những cảm xúc, chiêm nghiệm hoàn toàn mới
mẻ: Những phát hiện về cuộc sống với bao nghịch lí dẫn tới sự thay đổi suy nghĩ,
cách nhìn cuộc sống của Phùng, Đẩu.
+ Hình tượng tác giả trong truyện ngắn chính là người nghệ sĩ luôn hướng tới cái
cao đẹp trong cuộc sống thực của mỗi kiếp người. Đây cũng là nét đặc sắc nổi bật
mà nhà văn thể hiện trong “Chiếc thuyền ngoài xa” để rồi khi đã thật sự tìm được
câu trả lời cho mỗi nhân vật, mỗi thân phận ta vẫn khơng ngi ám ảnh về cuộc đời
của họ bởi có thể đó là những mảnh đời đang hiện hữu quanh ta, trong bất cứ thời
đại nào…
+ Trong phần cuối tác phẩm, nhà văn mang đến cho bạn đọc thông điệp: người nghệ
sĩ phải nhận ra sự thật ẩn khuất sau màn sương huyền ảo, phải tiếp cận sự thật để
nhận ra ý nghĩa đích thực của cuộc sống và con người. Những người sống quanh ta,
nếu như có một cái nhìn thật nhân bản, nhà văn sẽ có dịp phát hiện vẻ đẹp trần trụi
nguyên vẹn của cuộc sống.
=> Tóm lại, khi nghiên cứu về tác phẩm thông qua tác giả, ta sẽ hiểu được phong
cách sáng tạo của nhà văn đó. Trong từng giai đoạn thuộc mỗi q trình sáng tác ,
mỗi tác giả sẽ có một cái nhìn, giọng điệu, lập trường, cách đánh giá vấn đề riêng từ
một hình thái xã hội nhất định. Nhận ra tác phẩm, hiểu được tác giả chính là ta đã
sống cùng tác phẩm đó và có cái nhìn tồn diện về một tác phẩm nghệ thuật đích
thực.
Vĩnh Tường, ngày 6/3/2014
Người viết:
Vũ Thị Hồng Trường
16
17