Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

PHƯƠNG PHÁP xây DỰNG BIỂU đồ TRONG dạy học địa lý lớp 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.39 KB, 11 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ GIANG

Chuyên đề :
PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ TRONG
DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 10 THPT.
Họ và tên : Đặng Thị Hồng Thúy
Giáo viên trường THPT Nguyễn Thị Giang

1


Năm học : 2013 - 2014
I. ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH BỒI DƯỠNG
- Lớp 10
- Dự kiến số tiết bồi dưỡng : 6 tiết ( 2 buổi)

II. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ
- HS nhận biết được các dạng biểu đồ thường gặp trong chương trình địa lí lớp
10 THPT, từ đó làm nền tảng kiến thức cho những năm sau.
- Hiểu nguyên tắc khi vẽ các dạng biểu đồ từ đó nhận biết và vẽ được các dạng
biểu đồ cơ bản này.

III. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. CÁC LOẠI BIỂU ĐỒ CÓ ƯU THẾ CẦN ĐƯỢC XÂY DỰNG TRONG
DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 10 THPT.
Số liệu thống kê được trực quan hóa thành các loại biểu đồ khác nhau để học
sinh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ quan sát. Tùy từng loại số liệu thống kê ta có các loại
biểu đồ tương ứng như: Biểu đồ động thái, biểu đồ cơ cấu, biểu đồ so sánh, biểu
đồ thể hiện mối quan hệ….
1.1. Biểu đồ theo đường.


Biểu đồ theo đường sử dụng các đoạn thẳng nối các điểm với nhau tạo thành
đường gấp khúc để thể hiện quá trình phát triển, tốc độ phát triển của một hay
nhiều hiện tượng, ở một lãnh thổ hay nhiều lãnh thổ theo thời gian. Biểu đồ theo
đường không dùng để thể hiện sự thay đổi cơ cấu của hiện tượng.
Biểu đồ theo đường có ưu điểm là thể hiện một cách trực quan diễn biến động
thái của hiện tượng theo thời gian, đồng thời đây cũng là loại biểu đồ dễ vẽ, dễ
sử dụng.
Ví dụ : Cho bảng số liệu :
Biến động tự nhiên của dân số thế giới thời kì 1800-2002(%)
Thời kì
%

1800-1850 1900-1950
0.5
0.8
2

1975-1980
1.9

1985-1990
1.7


Dựa vào bảng số liệu trên giáo viên có thể xây dựng biểu đồ theo đường để
học sinh dễ quan sát và nhận xét về sự biến động tự nhiên của dân số thế giới
qua các thời kì.

1.2. Biểu đồ hình cột.
Biểu đồ hình cột sử dụng chiều dài của các cột hình chữ nhật ( đứng hoặc nằm

ngang) tương ứng với các số liệu thống kê để thể hiện các hiện tượng. Biểu đồ
theo hình thức này có thể dùng để thể hiện quá trình phát triển của các hiện
tượng( nhấn mạnh về quan hệ so sánh) hoặc thể hiện cơ cấu thành phần trong
một tổng thể.
Biểu đồ này thường được dùng để thể hiện sự khác biệt, sự thay đổi về quy
mô, số lượng của một hoặc nhiều hiện tượng theo thời gian ở những lãnh thổ
nhất định.
Loại biểu đồ này rất trực quan, dễ hiểu, dễ phân tích phù hợp với chương
trình, trình độ học sinh lớp 10 THPT.
Ví dụ để thể hiện rõ số lượng bò và lợn trên thế giới trong thời kì 1980-2002,
trong SGK có bảng số liệu và yêu cầu vẽ biểu đồ hình cột.
Năm

Lợn

1980
1218,1
778,8

1992
1281,4
864,7
3

1996
1320,0
923,0

2002
1360,5

939,3


1.3. Biểu đồ kết hợp biểu đồ hình cột và biểu đồ đường.
Hình thức biểu đồ này rất phổ biến trong dạy học Địa lý. Vì phải thể hiện các
đối tượng có đơn vị khác nhau nhưng có mối quan hệ với nhau, nên người ta
phải sử dụng 2 trục đứng để thể hiện các đơn vị.
Ví dụ : Trong bài 29 – Địa lý ngành chăn nuôi, giáo viên có thể sử dụng bảng
số liệu sau để xây dựng biểu đồ kết hợp cột và đường để học sinh thấy rõ được
tình hình phát triển, mối quan hệ giữa đàn trâu và sản lượng thịt trâu của thế
giới .
Năm
Đàn trâu(triệu con)
SL thịt trâu(triệu tấn)

1990
148.2
2.3

4

1995
159.3
2.8

2000
164.5
3.0

2002

166.4
3.1


1.4. Biểu đồ hình tròn.
Biểu đồ này sử dụng diện tích các hình quạt để thể hiện cơ cấu các thành phần
trong một tổng thể hoặc so sánh các hiện tượng. Ngoài ra biểu đồ này còn sử
dụng bán kính để so sánh về quy mô của các hiện tượng hoặc kết hợp cả diện
tích và bán kính để thể hiện sự thay đổi quy mô, cơ cấu của các hiện tượng (như
biểu đồ bán nguyệt, biểu đồ hình vành khăn…)
Ví dụ : Cho bảng số liệu thể hiện cơ cấu dân số phân theo 2 nhóm nước trong
thời kì 1950-2000.(%)
Năm
1950
2000

Nước phát triển

Nước đang

Toàn thế giới

33
29.2

phát triển
67
79.8

100

100

5


Cơ cấu dân số thế giới phân theo hai nhóm nước trong
thời kỳ 1950-2000
Dựa vào bảng số liệu này giáo viên có thể xây dựng biểu đồ hình tròn để học
sinh có thể thấy được sự chênh lệch về dân số giữa 2 nhóm nước, xu hướng
biến đổi….
1.5. Biểu đồ miền.
Biểu đồ này thường sử dụng diện tích kí hiệu hình học kết hợp với các đường
để thể hiện sự thay đổi cơ cấu của các hiện tượng theo thời gian. Đây là trường
hợp đặc biệt của biểu đồ hình cột khi mà chiều ngang của các cột bị thu nhỏ lại
chỉ còn là đường thẳng đứng và ta nối các đỉnh cột lại .
Ví dụ : Trong bài 24(Ban cơ bản): Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và
đô thị hóa.
Cho bảng số liệu:
Tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn thời kỳ 1900-2005(%).
Năm

1900

1950

1970

1980

1990


2005

Khu vực
Thành thị
13.6
29.2
37.7
39.6
43.0
48.0
Nông thôn 86.4
70.8
62.3
60.4
57.0
52.0
Toàn TG
100
100
100
100
100
100
Từ bảng số liệu trên giáo viên có thể xây dựng biểu đồ miền để học sinh dễ
quan sát và nhận xét về sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị và nông thôn trong thời
kỳ trên.

6



2. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ.
2.1. Đối với giáo viên.
* Thu thập và phân tích số liệu thống kê.
Trước tiên giáo viên cần phải thu thập số liệu thống kê từ các tài liệu khác
nhau.Trong quá trình thu thập phải đảm bảo tính khách quan, phải lựa chọn
cẩn thận trước khi đem ra sử dụng, chọn số liệu, lập bảng số liệu …cần phải
xây dựng bảng số liệu một cách khoa học và phải căn cứ vào mục đích, yêu
cầu, mục tiêu của bài học, nội dung bài học, trình độ nhận thức của học
sinh.
Một số nguyên tắc cần phải đảm bảo khi phân tích bảng số liệu thống kê.:
- Phải có quan điểm lịch sử khi phân tích số liệu thống kê.
- Phải chú ý tới tính lãnh thổ của lượng thông tin của số liệu thống kê .
- Phải tìm mối liên hệ giữa các hiện tượng nghiên cứu và các hiện tượng liên
quan trong không gian và thời gian.
* Căn cứ vào mục đích, nội dung kiến thức bài học.
* Căn cứ vào mối quan hệ giữa số liệu thống kê với các loại biểu đồ.
7


- Để xây dựng biểu đồ phù hợp với chức năng và hình thức, phù hợp với các
điều kiện cơ sở vật chất và thời gian dạy học ở trường phổ thông.
* Biểu đồ cần phải đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mĩ và tính giáo dục
2.2. Đối với học sinh .
Để xây dựng biểu đồ cần phải căn cứ vào số liệu thống kê, mối quan hệ giữa số
liệu thống kê và các loại biểu đồ để chọn hình thức biểu đồ phù hợp.
Biểu đồ được xây dựng phải đảm bảo tính khoa học, chính xác, đẹp, phù hợp
với thời gian….
3. QUY TRÌNH XÂY DỰNG CÁC HÌNH THỨC BIỂU ĐỒ TRONG DẠY
HỌC ĐỊA LÝ LỚP 10 THPT.

3.1. Biểu đồ theo đường.(Đường biểu diễn)
- Bước 1: Xác định mục đích xây dựng biểu đồ
- Bước 2 : Xử lý số liệu phù hợp với vẽ biểu đồ
- Bước 3: Vẽ biểu đồ
+ Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc để xác định độ lớn của biểu đồ và định vị trí,
kích thước của biểu đồ.
Trục đứng (trục tung) để thể hiện độ lớn của đối tượng .
Trục ngang ( trục hoành) thể hiện sự thay đổi của thời gian.
Xác định tỷ lệ chiều dài của trục tung và trục hoành, phải căn cứ vào chuỗi số
liệu với số lớn nhất, số nhỏ nhất và nội dung thể hiện trên biểu đồ sao cho đảm
bảo tính trực quan, tính thẩm mĩ, thể hiện rõ nhất hiện tượng, sau đó quy ước 1cm
hoặc 1dm … tương ứng với giá trị bao nhiêu của đối tượng.
+ Vẽ biểu đồ :
Xác định tọa độ các điểm thể hiện trên biểu đồ và nối các điểm đó lại bằng các
đoạn thẳng để hình thành đường biểu diễn của biểu đồ.
- Bước 4 : hoàn thiện biểu đồ
Đây là bước cuối cùng để hoàn thiện biểu đồ gồm ghi chú giải, ghi tên trục tọa
độ, tên biểu đồ.
3.2. Biểu đồ hình cột.
8


Quy trình xây dựng biểu đồ hình cột gần giống với biểu đồ theo đường, chỉ có
một điểm khác :
- Biểu đồ này dùng để thể hiện :
+ Động thái của hiện tượng (nhấn mạnh quan hệ so sánh)
+ So sánh tương quan về độ lớn của hiện tượng.
+ Cơ cấu thành phần tổng thể .
- Các loại biểu đồ hình cột :
+ Biểu đồ cột đơn.

+ Biểu đồ cột chồng.
+ Biểu đồ thanh ngang.
+ Biểu đồ tháp tuổi.
- Hệ trục tọa độ gồm: Trục tung thể hiện độ lớn của hiện tượng, còn trục hoành
thể hiện các năm hoặc các đối tượng khác nhau.
- Việc chia tỷ lệ trên hệ trục tọa độ: Đối với trục tung tương tự như biểu đồ theo
đường, còn trục hoành có thể chia đều, theo tỷ lệ, phi tỷ lệ tùy trường hợp sao
cho phù hợp nhất.
3.3. Biểu đồ kết hợp ( biểu đồ hình cột và biểu đồ theo đường).
Quy trình xây dựng biểu đồ kết hợp cột đường gần giống với quy trình xây
dựng biểu đồ theo đường và biểu đồ hình cột, cần chú ý một số điểm sau:
- Việc khắc độ trên trục tung và trục hoành cần chú ý tỷ lệ.
- Chú ý chọn thang chia của 2 trục tung sao cho thích hợp đảm bảo được tính
khoa học và tính trực quan.

3.4 . Biểu đồ miền.
Quy trình vẽ biểu đồ miền cũng giống với quy trình xây dựng biểu đồ hình cột,
chỉ lưu ý nếu thể hiện các đối tượng theo số liệu tương đối ta vẽ trong hình chữ
nhật hoặc hình vuông, nhưng thứ tự chồng sao cho có ý nghĩa nhất. Việc kí hiệu
cho biểu đồ có thể sử dụng màu mực, sử dụng kẻ vạch hoặc chấm điểm…cho
9


các vùng biểu hiện đối tượng, vùng có diện tích lớn nên sử dụng màu nhạt, kẻ
vạch thưa hoặc chấm thưa.
3.5. Biểu đồ hình tròn.
- Bước 1: Xác định mục đích của việc xây dựng biểu đồ.
- Bước 2 : Xử lý số liệu
Nếu bảng số liệu là số liệu tuyệt đối ( số liệu thô ) thì phải đổi ra số liệu tương
đối ( số liệu tinh)

Công thức tính như sau :
Trị số tương đối của bộ phận =( trị số tuyệt đối của bộ phận:trị số tuyệt
đối tổng thể ) x 100 %
- Bước 3: Vẽ biểu đồ
+ Xác định bán kính của đường tròn
Trong trường hợp cần vẽ nhiều hình tròn có bán kính khác nhau ta phải tính
bán kính phù hợp để đảm bảo tính trực quan và thẩm mỹ.
Vẽ hình tròn :
+ Cần quy ước bán kính theo đơn vị độ dài (cm,dm…) cho phù hợp, đảm bảo
tính trưc quan.
+ Có tính tỉ lệ bán kính của 2 đường tròn nếu có diện tích không bằng nhau.
+ Vẽ các đối tượng lên biểu đồ;
Để vẽ được chính xác ta chia hình tròn thành các hình quạt theo đúng tỉ lệ và
theo trật tự của các thành phần theo chiều kim đồng hồ, các đối tượng phải
đồng vị trí.
Toàn bộ hình tròn là 360 0 tương ứng với tỉ lệ 100%, như vậy 1% sẽ tương ứng
với 3,6 0 trên hình tròn. Trình tự thao tác vẽ từ tia 12h và vẽ đến đâu nên chú
thích ngay đến đó.
- Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ (ghi chú giải và tên biểu đồ)
Như vậy ta có thể khái quát quy trình xây dựng biểu đồ như sau:
- Bước 1: Xác định mục đích của việc xây dựng biểu đồ
- Bước 2: Chọn loại biểu đồ thích hợp.
10


- Bước 3: Xử lý số liệu thống kê thích hợp với vẽ biểu đồ
- Bước 4: Vẽ biểu đồ
- Bước 5: Hoàn thiện biểu đồ.
4. BÀI TẬP ÁP DỤNG
GV cho HS làm một số bài tập trong sgk và tham khảo ngoài.


IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Lớp 10A2 : 32 hs có 9% dưới 5 điểm, 75% từ 5 -8 điểm, 16% trên 8,5 điểm

11



×